Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.05 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



ơ


ĐÀO THỊ THU THỦY




NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH
LÙNG CỦA NHẤT LINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam





Hà Nội 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN






ĐÀO THỊ THU THỦY



NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH
LÙNG CỦA NHẤT LINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. GVC THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG



Hà Nội 2014
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là TS.GVC Thành Đức Bảo
Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình, chu đáo và động viên
giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Em cũng xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã giúp đỡ
em về mọi mặt để em hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các
thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Đào Thị Thu Thủy
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham
khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên quan dưới
sự hướng dẫn của TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có.
Kết quả khóa luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu và nghiên cứu
tác giả Nhất Linh.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đào Thị Thu Thủy
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Lịch sử vấn đề 2
6. Cấu trúc 5
7. Đóng góp đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1. NHẤT LINH VÀ THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG
6
1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 6
1.1.1 Cuộc đời 6
1.1.2. Sự nghiệp văn chương 7
1.1.2.1. Hoạt động văn chương 7
1.1.2.2. Tác phẩm 9
1.2. THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG 9
1.2.1. Thế giới cảm giác mới mẻ trong Lạnh lùng 10
1.2.2. Thế giới tâm lí biến động, nhiều cung bậc 13
CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ
TÌNH HUỒNG 20
2.1 CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TÂM LÝ 20
2.1.1 Kết cấu cốt truyện 20
2.1.2 Kết cấu tâm lý 25
2.2 TÌNH HUỐNG KHƠI GỢI TÂM LÝ 29
CHƯƠNG 3 : MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN VÀ ĐỘC THOẠI
NỘI TÂM 32
3.1. MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN 32
Đại học Sư phạm Hà Nội II


Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

3.1.1. Miêu tả tâm lí qua diện mạo, hành động 32
3.1.2. Miêu tả tâm lý qua đối thoại 39
3.2. MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc
đến nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra đời những tiểu thuyết thật sự mới về
nội dung tư tưởng và phong cách. Tự lực văn đoàn đã góp phần lớn đưa văn
xuôi Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại với những cây bút nổi tiếng như
Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,… Đặc biệt là Nhất Linh, người
có công đầu trong việc sáng lập nên Tự lực văn đoàn và đã để lại nhiều những
tác phẩm có giá trị như: Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió (viết chung với
Khái Hưng), Gánh hàng hoa (viết chung với Khái Hưng), Lạnh lùng…
Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và các tác phẩm của
Nhất Linh nói riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa.
Phản ánh cuộc sống của con người cá nhân với chiều sâu nội tâm là nét đổi mới
tiêu biểu, thể hiện những quan niệm mới về cuộc sống và con người của nhà
văn. Đặc biệt, ông đã thành công trong việc thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật, chú ý đi sâu vào phanh phui, mổ xẻ những khía cạnh tinh vi sâu kín

trong tâm hồn con người. Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu
thuyết Nhất Linh chính là tìm hiểu đóng góp tiêu biểu của ông đối với quá trình
hiện đại hóa văn học dân tộc.
Là sinh viên năm cuối, thực hiện đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong
quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này.
Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm
lý nhân vật trong tác phẩm Lạnh lùng”
2. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nhất Linh qua việc phân
tích và làm rõ những yếu tố tâm lý trong tiểu thuyết Lạnh lùng.
- Luận văn hướng tới tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh qua phương diện nghệ thuật
trong tác phẩm.
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng – Nhất Linh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dừng lại ở cuốn tiểu thuyết tiêu biểu
của nhà văn Nhất Linh - Lạnh lùng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống : giúp chúng tôi tìm hiểu tiếp cận yếu tố
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trên từng cấp độ cụ thể. Phương pháp so sánh
giúp chúng tôi tiến hành so sánh tư tưởng nghệ thuật giữa các tác giả, tác phẩm.
Ngoài ra còn có phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích tổng hợp.

5. Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học
có tên “Tự lực văn đoàn” dưới sự dẫn đạo của ông “đã làm mưa làm gió trên văn
đoàn”, đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Bởi vậy, số lượng bài viết và các công trình nghiên cứu về tác giả này khá
phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp. Trong
khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến trực
tiếp liên quan tới nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất
Linh nói chung và tiểu thuyết Lạnh lùng nói riêng, sắp xếp chúng theo trình tự thời
gian nhằm tái hiện một cách khách quan những quan điểm đánh giá ấy.
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút
được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu
phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc,
phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học, trong đó
cũng đề cập đến phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu
thuyết. Về Lạnh lùng (đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu; Việt
Nam văn học sử yếu(1941) của Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (1942)
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

3
của Vũ Ngọc Phan. Ở tiểu thuyết Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không
thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như
những con vật xấu xa. Người trong truyện vì thế mà linh động” [30;27].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát
về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho
phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết
của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm,
qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi

ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta ” [30, 23]. Nhìn chung,
các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh thời kì này chưa thật
sự phong phú. Có ý kiến thì đề cao, có ý kiến thì nghiêm khắc nhìn nhận, nhưng
nhìn một cách bao quát, tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận phương diện
đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh.
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý
kiến đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh
nói riêng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc. Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh
có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những
cảm xúc rất phức tạp” [29, 19], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân
vật của Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân
tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [30, 14], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ
thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng là “tâm lí ái tình
được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…). Người ta thấy ảnh hưởng
của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi
dậy trong lòng Nhung” [30, 4]. Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam
1930-1945 đã khẳng định: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn
bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn”.
Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới,
một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh
giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh. Các
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

4
công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con
người và văn chương), Hà Minh Đức (Các bài giảng về Đoạn tuyệt, Đôi bạn
trong tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực
văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn ); Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời
giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm
1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục
của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông);
Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm
mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu
Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học), Lê Thị Dục Tú (Quan
niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa
(Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần (Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng
tháng Tám), Dương Thị Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn
toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu
thuyết Nhất Linh.
Chúng tôi có thể dẫn ra đây một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn, Dương
Thị Hương trong công trình nghiên cứu của mình về Nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của
Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể
hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá
chân thực về nhân vật, về tâm lý” [ 20, 15]. Nguyễn Hoành Khung thì nhận xét:
“Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh
hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lý,
tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn,
thành thục” [30, 32]. Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có
tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút nhập ngừng, e thẹn, kín
đáo và ý nhị ” [6, 4].
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn


5
Ngoài việc khẳng định những thành công, các nhà nghiên cứu cũng
nghiêm khắc chỉ ra những điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
tiểu thuyết Nhất Linh. Chẳng hạn Vũ Thị Khánh Dần cho rằng: “Tiểu thuyết của
Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống
lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [4,11].
Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: “Nhân vật được miêu tả trong thế giới cô
lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng thái tâm lý của nó được
nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác
động của hoàn cảnh” [20,14].
Ở trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng
đã ít nhiều chỉ ra đặc điểm về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu
thuyết của Nhất Linh. Tuy nhiên chúng tôi thấy mức độ đề cập đến vấn đề này
vẫn chưa hệ thống. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu và đưa ra một
cái nhìn hệ thống hơn. Những kết quả đạt được trong đề tài này có sự kế thừa từ
những công trình nghiên của những nhà nghiên cứu đi trước.
6. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu; phần Kết luận; Thư mục và Tài liệu tham khảo; luận
văn gồm có ba chương :
- Chương 1. Nhất Linh và thế giới tâm lí trong Lạnh lùng.
- Chương 2. Miêu tả tâm lí qua cốt truyện, kết cấu và tình huống.
- Chương 3. Miêu tả tâm lí qua ngoại hiện và độc thoại nội tâm.
7. Đóng góp đề tài
Luận văn làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Lạnh lùng của Nhất Linh. Trên cơ sở đó luận văn đã cho thấy rõ thành tựu của
Nhất Linh trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên.




Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHẤT LINH VÀ THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG
1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1.1 Cuộc đời
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm
1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nội là Nguyễn Tường Tiếp, làm quan đến tri
huyện. Cụ có người con trai duy nhất là Nguyễn Tường Nhu làm thông phán nên
thường gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37
tuổi. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sâm, có được 7 người con: Nguyễn
Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh,
Nguyễn Tường Long, tức nhà văn Hoàng Đạo, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường
Lân (Vinh), tức nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tường Bách.
Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất
sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với
những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất
Linh và Thạch Lam sau này.
Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại
trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân
Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình luận văn chương về Truyện Kiều trên Nam
Phong Tạp Chí.
Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào

trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với
Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm
Thị Nguyên.
Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm
rồi bỏ. Cuối năm 1925, nhà nước bảo hộ mở trường cao đẳng Mỹ Thuật, Nhất
Linh (Nguyễn Tường Tam) thi vào và đậu đầu bảng. Vào trường Nhất Linh
được một họa sĩ người Pháp tên Victor Taxrdieu hết sức dìu dắt. Phong trào đấu
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

7
tranh sôi nổi trong những năm 1925 -1926 cộng với hiện tình cuộc sống dân quê
mà ông nhìn thấy qua những đợt đi vẽ với họa sĩ “Tạc” đã khích lệ nhiệt tâm của
ông đối với dân với nước. Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu
và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh
nên hai người này bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ
và tìm đường đi du học.
Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề
báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa
(Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
1.1.2.1. Hoạt động văn chương
Trở về nước, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra
tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép
quá hạn, bị rút. Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng
Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư, tức Khái Hưng.
Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của
Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào
phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá

nhân. Chính vì vậy mà từ năm 1932 – 1935 tờ “Phong Hóa” trở thành nơi tập
hợp của các cây bút văn chương lãng mạn, là trung tâm của cuộc vận động văn
hóa tư sản trên văn đàn công khai lúc bấy giờ. Nhất Linh làm giám đốc kiêm
toàn bộ công việc quản lý từ điều khiển ban biên tập đến chỉ sự và cả viết bài vở
cho tờ báo Phong Hóa.
Năm 1933, Nhất Linh đứng làm chủ soái thành lập nhóm Tự Lực Văn
Đoàn gồm có các thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng
(Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
,Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) ,Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) , Thế Lữ (Nguyễn
Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Đây Là thời kỳ mà Nhất Linh viết được
nhiều nhất, bởi ngoài việc quản lý, công việc sáng tác cho văn đoàn, để văn đoàn
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

8
hoạt động mạnh mẽ thôi thúc ngòi bút của ông rất nhiều. Lúc bấy giờ Tự lực văn
đoàn đã trở thành nhóm văn học hoạt động có hiệu quả, ngoài việc xuất bản sách
của nhóm, còn tổ chức trao giải thưởng mang tên “Giải thưởng Tự lực văn
đoàn” thúc đẩy văn học phát triển rầm rộ.
Năm 1935, sau khi tờ “Phong Hóa” bị đóng cửa Nhất Linh cho ra đời tạp
chí Ngày nay, rồi tham gia thành lập Hội Ánh Sáng – một tổ chức từ thiện chủ
trương “làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo”.
Từ năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, Nhất Linh ngừng sáng tác
chuyển sang hoạt động chính trị, bí mật thành lập “Đảng Hưng Việt”,sau một
thời gian hoạt động, Đảng Hưng Việt sát nhập vào Việt Nam quốc dân Đảng.
Nhất Linh hoạt động trong tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng, làm tổng thư ký
Đảng “Đại Việt dân chính” có tư tưởng chống Pháp thân Nhật rồi thân Tàu
Tưởng. Cuối năm 1945 Nhất Linh theo Nguyễn Hải Thần về nước tham gia
chính phủ liên hiệp, giữ chức Bộ trưởng bộ ngoại giao. Khi quân đội Tưởng rút

về, Nhất Linh chạy theo chúng sang Trung Quốc. Năm 1951, Nhất Linh về Hà
Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam, sinh sống ở Đà Lạt chơi hoa lan và viết
sách. Năm 1958 Nhất Linh trở về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng Giang và
nguyệt san Văn hóa ngày nay nhằm tạo dựng lại uy tín của Tự lực văn đoàn.
Năm 1961, thành lập trung tâm văn bút. Nhất Linh mang tư tưởng chống Cộng
triệt để và cũng không đồng tình với chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Vì
nghi có liên quan đến vụ chính biến ngày 11-11-1960 do tướng Nguyễn Chánh
Thi cầm đầu, Nhất Linh bị theo dõi và chuẩn bị đưa ra tòa án Đặc biệt xử.Ông
hoàn toàn bế tắc cả về hoạt động chính trị lẫn sáng tác, mười hai giờ đêm ngày
7-7-1963 Nhất Linh uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng tại Sài Gòn, một ngày
trước khi ra tòa.
Nhất Linh là người say mê hoạt động chính trị và văn học nghệ thuật.
Trong phần giới thiệu này, chúng tôi chỉ điểm qua những hoạt động của ông
trong lĩnh vực báo và văn học trước cách mạng tháng Tám.

Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

9
1.1.2.2. Tác phẩm
Tiểu thuyết: Gánh hàng hoa (viết cùng Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió
(viết cùng Khái Hưng, 1934); Nắng thu (1934); Đoạn tuyệt (1934-1935); Lạnh
lùng (1935-1936); Đôi bạn (1936 -1937); Bướm trắng (1938 -1939); Xóm cầu
mới (1949 -1957); Giòng sông Thanh Thủy (1960-1961) tác phẩm cuối cùng,
gồm ba tập: Ba người bộ hành, Chi bộ hai người ,Vọng quốc.
Tập truyện: Nho phong (1924),Người quay tơ (1926), Anh phải sống
(cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Đi Tây (1935) , Hai buổi chiều vàng (1934-
1937), Thế rồi một buổi chiều (1934-1937), Thương chồng (1961).
Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961).

Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974).
1.2. THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và
miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong
hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm
của nhân vật. Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của
nhân vật. Đó là những tâm trạng suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng
tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng
kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp
biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người
kể chuyện. Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại
nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật. Những đoạn này được thể hiện
bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong
tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện phơi bày những diễn biến trong tâm
trạng của mình qua những suy nghĩ cảm xúc cụ thể. Bên cạnh đó, nhà văn còn
kết hợp thêm nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo khác nữa góp phần đi sâu vào
nội tâm nhân vật. Có thể nói để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lý
nhân vật nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật, phải sống cùng nhân vật
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

10

của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy
người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc cảm xúc, những thay đổi
của diễn biến tâm lý phức tạp. Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới. Tất cả
những điều đó đã được Nhất Linh thể hiện thành công trong tiểu thuyết Lạnh lùng.
1.2.1. Thế giới cảm giác mới mẻ trong Lạnh lùng

Theo Thạch Lam, một tiểu thuyết gia có tài khi “diễn tả đúng và thấu đáo
cái nhìn tâm lí uyển chuyển của con người”[30;72]. Theo tiêu chí trên, thật sự,
Nhất Linh là một nhà văn tài năng bởi ông đã:“Đi sâu miêu tả những khía cạnh
tinh vi, sâu kín trong tâm hồn nhân vật”. Thành công lớn của Nhất Linh là đã
chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật khi miêu tả tâm lý. Ông nhìn thế
giới bên ngoài và thế giới tâm lý mình bằng cảm giác và tác phẩm của ông đầy
ắp những cảm giác mới mẻ về màu sắc, âm thanh, về thế giới xung quanh, cũng
như về bản thân con người.
Ngay từ đầu tác phẩm Nhất Linh đã đưa người đọc chìm ngập trong một
thế giới đầy cảm giác, thế giới cảm giác đó bàng bạc khắp tác phẩm, nó lôi cuốn,
cuốn hút người đọc đi theo nhân vật để chìm đắm trong thế giới đó và cho đến
cuối tác phẩm thì những đoạn miêu tả thế giới cảm giác lại được thể hiện một
cách rõ nét.
Đối với các tiểu thuyết trước đây như của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc
Phách… nhân vật thường được tác giả miêu tả những cảm giác mạnh, những
cảm giác đó được bộc lộ rõ nét ra bên ngoài nhưng ở tiểu thuyết của Nhất Linh
những cảm giác trong tâm hồn con người đó là những cảm giác sâu kín, nhẹ
nhàng, với những hành động hết sức kín đáo dường như chỉ có nhân vật mới tự
cảm nhận được. Với cách miêu tả như vậy đã làm góp phần đi sâu hơn đời sống
tâm lý của nhân vật trong tác phẩm của mình.
Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ, các bà mẹ
chồng phong kiến, nhất là thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng.
Ngòi bút của Nhất Linh có tài miêu tả những mồi tình đầu trong sáng, đượm
chút ngượng ngập, e thẹn, kín đáo và ý nhị. Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

11


bằng cốt truyện và những tình tiết éo le mùi mẫn , ông chỉ diễn tả cảm xúc tinh
tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên buổi đầu hẹn hò. Có thể nói, những tác
phẩm của ông được ví như những bản tình ca không lời đầy lãng mạn nhưng
cũng lắm bi kịch mà trái ngang.
Khi tình yêu giữa hai người đã nảy sinh nhưng giữa họ vẫn còn những
cảm giác e thẹn, ngại ngùng, man mác, sung sướng, những cảm giác giận hờn,
trách móc hay đôi khi là những cảm giác buồn nhớ khi sắp phải xa người mình
yêu nhưng những cảm giác đó nhân vật chỉ thể hiện ở trong lòng chứ không bộc
lộ ra ngoài: “ Cảm động nàng nhìn bức ảnh của nàng mà Dũng có lẽ vì yêu nàng
đã lấy trộm, và lúc đi lại nhớ đem theo đi (…) nàng thấy trong lòng man mác,
sung sướng”. [26;17]; “Rồi hai người lặng lẽ cùng nhìn hạt mưa bay, Loan rùng
mình, cởi khăn san quàng phủ lên đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng. Loan
cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng đi xa” [26;21].
“Nhung không dám cử động chân tay sợ người ta nhận ra cái bối rối của
mình” [24;22]; “ Nàng đang mê man nhìn Nghĩa, trong lòng sung sướng và mỉm
cười” [24;70] v.v
Và những cảm giác của nhân vật trước những vui buồn của cuộc sống gia
đình, cảm giác nhẹ nhàng, đôi khi lại mãnh liệt trước những nỗi đau và cả những
hạnh phúc mà nhân vật đang trải qua thể hiện rõ trong tâm hồn.
Trong Lạnh lùng Nhung cũng vậy, mặc dù nàng đã rất cương quyết với sự
lựa chọn cho tương lai và hạnh phúc của mình nhưng: “Nhung vì thấy mẹ khóc
trong lòng tự nhiên thổn thức hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má. Nàng
rút khăn lau thầm không muốn cho mẹ biết. Nàng nhất định không để cho lòng
mình cảm động” [24;150].
Nhất Linh đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả thế giới cảm giác của
nhân vật. Không như những tiểu thuyết truyền thống, việc thể hiện tâm lý nhân
vật là để thuyết minh lí do của hành động. Ở đây Nhất Linh miêu tả thế giới cảm
giác là để biểu hiện một thế giới tâm lý độc lập, chứng tỏ sự đa dạng của tâm
hồn, của đời sống nội tâm. Đó chính là những cảm giác của nhân vật khi tiếp
Đại học Sư phạm Hà Nội II


Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

12

xúc với thiên nhiên, với con người. Những rung động, những rạo rực làm cho
tâm hồn con người thêm phong phú, có thể rung lên bất cứ lúc nào khi đối diện
với thế giới xung quanh.
Ta bắt gặp rất nhiều những cảm giác hết sức tinh tế này trong Lạnh lùng
của Nhất Linh. Dường như tác giả cho nhân vật mình giao hoà vào với thiên
nhiên, cảm nhận được tất cả những gì đang đổi thay trong thiên nhiên.
Không chỉ là những cảm giác trước cảnh sắc thiên nhiên, con người trong
Lạnh lùng Nhất Linh còn có rất nhiều những cảm giác tưởng tượng, những cảm
giác mơ mộng… đưa con người về với quá khứ, đến với tương lai, tất cả đều nói
lên sự phong phú trong tâm hồn của nhân vật. Như trong “Đoạn tuyệt” Nhất
Linh viết: “Rồi Loan thở dài, nghĩ đến chẳng bao lâu nữa, ngày tháng trôi mau
sẽ đem lại cho nàng cái tuổi già với tấm lòng thờ ơ, nguội lạnh để kết liễu một
đời cằn cỗi, ảm đạm không ngừng có chút ánh sáng của một ngày mai vui tươi
chiều rỗi” [26;45].
Loan cảm nhận về một tương lai không mấy tốt đẹp khi nàng phải sống
trong một gia đình phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Rồi nàng cũng sẽ kết thúc một
cuộc đời vô nghĩa ở đây. Hay là những mơ mộng về một quá khứ xa xăm nào
đó: “Ngồi trước lò sưởi đã bắt đầu cháy đỏ lửa, nghe tiếng củi lách tách, Loan
mơ màng nhớ lại quãng đời quá khứ, hồi cùng Dũng từ biệt, mỗi người đi về
một ngã, nay nàng lại trở về đời cũ, nhưng trở về có một mình” [26;55].
Trong Lạnh lùng ta cũng bắt gặp những cảm giác của Nhung khi sắp rời
xa thầy giáo Nghĩa: “Không biết tại sao nàng có cảm tưởng rằng Nghĩa sắp rời
bỏ nhà này, và đã thấy trước những mùa xuân khác trong đời này lạnh lẽo nối
tiếp nhau mà đến”.
Cảm giác của nhân vật cứ tiếp diễn, hết cảm giác này đến cảm giác khác.

Nó cho ta thấy sự phong phú và đa dạng trong tâm hồn của con người, nó độc lập
với hoạt động của con người chứ không phải để đi giải thích lý do của hành động.
Đây chính là cái mới, cái tinh tế của Nhất Linh khi miêu tả tâm lý nhân vật.
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

13

Những đặc điểm trên trong thế giới cảm giác của Nhất Linh đã cho chúng
ta thấy rõ tâm hồn con người ở đây đầy ắp những cảm giác tinh tế về bản thân:
Những trạng thái cảm xúc mạnh mẽ xen lẫn những cảm giác thoảng qua, những
ham muốn nhục dục mãnh liệt nhưng kín đáo đồng thời cũng đầy ắp những cảm
giác hổ thẹn của lương tâm; Sự ghê tởm chính mình muốn nâng đỡ con người
lên, vượt khỏi cái tầm thường. Đó là chất nhân văn sâu đậm mà Lạnh lùng Nhất
Linh mang lại.
Nhất Linh đã đưa chúng ta đến với một thế giới cảm giác mới mẻ và đầy
lạ lẫm. Không chỉ cảm nhận được thế giới trong tâm hồn mình, con người trong
tác phẩm Nhất Linh cảm nhận được thế giới xung quanh mình như cảm giác về
người khác, cảm giác về thiên nhiên. Đây cũng là mặt rất nổi bật trong thế giới
cảm giác của Nhất Linh.
Nếu thiên nhiên trong văn học cổ được miêu tả là để thể hiện tâm trạng
con người thì thiên nhiên ở tiểu thuyết Nhất Linh còn là thiên nhiên hưởng thụ.
Con người Nhất Linh dường như luôn mở rộng các giác quan để hưởng thụ thiên
nhiên như một nguồn lạc thú.
Vẻ êm mát của ngọn gió, hương thơm của một cánh hoa, cái yên tĩnh của
bầu trời, cái bao la của sông nước…tất cả đều đọng lại trong thế giới cảm giác
của con người trong tiểu thuyết Nhất Linh. Thiên nhiên không chỉ là cái “bè” để
chở cảm giác mà còn là không gian lý tưởng để các vùng cảm giác tiềm ẩn đâu
đó có dịp giãi bày, phơi trải, nơi con người khám phá ra thế giới tâm hồn mình.

Hình ảnh thiên nhiên luôn tương ứng với trạng thái tâm hồn. Trong Lạnh lùng
Nhung nhìn ngững đám mây nguyên ở góc trời cũ mà tưởng như đó là “cuộc đời
bằng phẳng của nàng”.
Qua những điều nói ở trên, ta có thấy rằng Lạnh lùng Nhất Linh đã thể hiện
một thế giới cảm giác trong nội tâm của nhân vật hết sức phong phú và đa dạng.
1.2.2. Thế giới tâm lí biến động, nhiều cung bậc
Ở tiểu thuyết của Nhất Linh, ông đã đi sâu vào thể hiện tâm lí nhân vật
một cách thành công từ những chi tiết nhỏ nhặt và các khía cạnh đơn giản nhất
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

14

đó là những rung động sung sướng, những lo âu thấp thỏm, những ước mơ của
nhân vật. Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh không còn là những
suy nghĩ đơn giản nữa mà luôn luôn có những trạng thái tâm lí đầy phong phú,
biến động, và thể hiện ở nhiều mặt, nhiều cung bậc.
Trong Đoạn tuyệt Nhất Linh đã đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật Loan,
một cô gái mạnh mẽ, luôn sống trong những tình cảm hỗn độn với những lo âu,
sung sướng, hồi hộp, chán nản, muộn phiền, những tình cảm đó lấp đầy tâm hồn
nàng. Song đó vẫn là tâm lí một chiều để phục vụ, minh họa cho quan điểm xã hội
của Nhất Linh mà thôi. Chính vì vậy, từ đầu đến cuối Đoạn tuyệt, luôn là cô Loan
mạnh mẽ, quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Tính chất luận đề
lấn át và chi phối mạnh tới nghệ thuật xây dựng nhân vật khiến cho nhân vật thiếu đi
sự sinh động, phong phú và đôi lúc người đọc có cảm giác khiên cưỡng.
Ở Lạnh lùng, vẫn tiếp tục màu sắc luận đề, song thế giới tâm lí nhân vật phức
tạp, phong phú và đầy biến động. Nhung là cô gái trẻ rơi vào hoàn cảnh góa bụa
song luôn khao khát tình yêu. Cùng một lúc nàng sống trong bao nhiêu trạng thái trái
ngược nhau khi dành trọn tình yêu cho Nghĩa, một ông giáo nghèo. Nàng khao khát

được gặp Nghĩa, được nhìn thấy Nghĩa, lắng tai nghe ngóng mỗi lần người khác
nhắc đến Nghĩa, nhưng khi nghe mẹ chồng kể tốt về Nghĩa trước mặt mình thì
Nhung lại có cảm giác khó chịu: “Nhung vui thích ngồi nghe bà án khen ông giáo
nhưng nàng vẫn lấy làm lạ rằng bà mẹ chồng trước mặt nàng lại kể lể tính nết tốt ông
giáo một cách rất tự nhiên như vậy.Nàng khó chịu vì bà Án quá tin nàng đến nỗi mời
ông giáo về nhà dạy trẻ coi như một sự bình thường, không kể đến rằng trong nhà có
một nàng dâu góa trẻ” [24;5].
Ở trong Nhung, luôn là sự mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng yêu, khát
vọng sống chính đáng với một bên là sự thỏa mãn, lòng tự cao về phẩm hạnh
được quy định, đề cao của đạo đức phong kiến. Nhiều lần nàng khó chịu và còn
cảm thấy ngột ngạt vì mẹ chồng nàng luôn đem nàng ra khoe với mọi người về
phẩm hạnh của nàng nhưng cũng nhiều lúc Nhung lại cảm thấy: “Dễ chịu mỗi
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

15

lần được người ta tỏ ý kính phục; những lời khen tuy đã nhàm nhưng vẫn thỏa
được lòng tự cao của nhung về nhân phẩm mình” [24;23].
Đôi lúc Nhung muốn liều cùng đi với Nghĩa sống cuộc đời vợ chồng
“Sống một cảnh đời giản dị, bên cạnh người yêu, ở một chốn xa xôi không còn
liên lạc gì với cái xã hội nặng nề cũ” [24;129]. Nhưng với cuộc sống hiện tại
Nhung lại vẫn muốn giữ được tiếng thơm, vẫn muốn mọi người kính trọng
mình. “ Nàng nghĩ đến tiếng thơm của mình, của nhà, để khỏi bị cám dỗ; nhưng
tiếng gọi của sự ân ái vẫn có sức mạnh hơn, lúc nào cũng tha thiết vẳng bên tai.
Mỗi lần nghĩ đến cái thú lén lút tới nhà Nghĩa, được gặp Nghĩa, nàng thấy hoa
cả mắt và trong lòng rung động một cách êm ái” [24;115]. Nhung luôn sống
trong cảm giác trái ngược nhau trước sự lựa chọn hiện tại và tương lai: “Ngồi
trong xe nhìn ra cảnh hàng phố và những người qua lại dưới trời mưa. Nhung

rạo rực hối hận, nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ
đi, tan tác, rã rời như những cây ướt bị mưa gió bên đường. Nàng có ngờ đâu có
ngày lại sa xuống thấp như thế này được, nàng rưng rưng muốn khóc. Nhưng
cùng với giọt lệ ứa ra ở khóe mắt Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy
ra trong lòng với những điều ước vọng mơ màng về cuộc đời mới mẻ, đáng sống
và tốt hơn cá đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ”[24;125]. Đó chính là sự mâu
thuẫn giữa hạnh phúc thật trong tương lai với cái sung sướng hão huyền của
thực tại, hai bên không ngừng đấu tranh quyết liệt trong tâm tưởng Nhung.
Tâm trạng của Nhung bị giằng xé, thấp thỏm và trái ngược. Nàng luôn
nghĩ nếu bà Án đã biết hết cả chuyện thì thật là một cách rất hay giúp nàng liều
được. Thầm mong có chửa, thầm mong bà Án biết chuyện biết chuyện để có thể
quyết định việc trốn đi mà lại mong bà Án chưa nghi ngờ, lại mong bà Án ngăn
cản để mình khỏi sa mãi vào vòng tội lỗi, có thể lại quay về với đời đức hạnh;
bao nhiêu ý trái ngược nhau loạn xạ trong óc. Nhung thấy mình lúc đó như cái
chong chóng quay đủ chiều, không nhất định chiều nào.
Các nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh hầu hết đều được đặt
trong thế chủ động thể hiện qua những hành động rất nhất quán. Xâu chuỗi lại
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

16

những biểu hiện, hành động của nhân vật, người đọc có cảm giác hình như nhân
vật chịu sự tác động của một động cơ, ý đồ đã được vạch sẵn. Mỗi một chuỗi
hành động đều bộc lộ một nét tâm lý, một nét tính cách nào đó của nhân vật,
hoặc quyết liệt đấu tranh chống trả lại cái cũ, hoặc lưỡng lự phân vân khi đến
với cái mới, nó thể hiện một trạng thái tâm lý trong thế chủ động nhưng ẩn chứa
đầy những mâu thuẫn trái chiều.
Nếu như Loan trong Đoạn tuyệt phải đơn phương độc mã tranh đấu với cả

gia đình nhà chồng, thậm chí cả bố mẹ đẻ của mình thì Nhung chủ yếu chỉ đấu
tranh với cái danh hão “tiết hạnh”, “tiếng thơm” ngự trị ngay chính trong tâm
hồn, tư tưởng, lẽ sống của mình. Loan phải chống lại người ngoài, Nhung phải
chống lại chính bản thân, mà chống lại bản thân mình bao giờ cũng khó. Cho
nên hành động nhất quán của Loan là sự chống đối quyết liệt, còn ở Nhung thì
“bước đi một bước, giây giây lại dừng”. Tác giả đã miêu tả những biểu hiện do
dự trong tâm lý của Nhung qua quá trình lựa chọn hành động cho bản thân.
Nhung luôn nghĩ và hướng tới một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, nhưng luôn bị
tác động bởi những kiểm tỏa, níu kéo của môi trường, hoàn cảnh lễ giáo. Vì vậy
cô trở thành một kẻ do dự lúng túng không biết tìm một giải pháp phù hợp với
mong muốn của mình: ở vậy thờ chồng nuôi con giữ trọn tiếng thơm của gia
đình và bản thân mà mình đã dày công vun đắp hay đi theo tiếng gọi của tình
yêu, hạnh phúc lứa đôi? Nói thật tất cả tình cảm và dự định của mình ra cho tất
cả mọi người hiểu hay cứ âm thầm lặng lẽ sống trong những dằn vặt của sự giả
dối? Tác giả đã tạo nên những giằng xé, xung đột giữa đạo đức truyền thống và
tính nhân đạo, đòi hỏi người trong cuộc phải quyết định ngay bởi càng do dự
chừng nào thì càng gánh lấy đau khổ chừng đó. Qua quá trình đấu tranh gay gắt
trong tâm lý nhân vật Nhung người ta thấy nàng càng ngày càng lùi về điểm
xuất phát. Nếu so với Loan, có thể nói Nhung đã tự biến những ý nghĩ tích cực
đấu tranh vì cái mới của mình thành tư tưởng đầu hàng. Tuy nhiên, dù có lùi
bước, nhưng Nhung luôn luôn có thái độ tự đánh giá, nói chính xác hơn Nhung
là người tỉnh táo trong thất bại, biết lấy việc tự khinh bỉ, tự lên án làm một thứ
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

17

vũ khí chống lại sự giả dối đến phi lý, phi nhân đạo của lễ giáo để cảnh tỉnh các
chị em cùng cảnh ngộ. Vì vậy tuy đầy mâu thuẫn giằng xé nhưng tâm lý nhân

vật vẫn phát triển theo mạch thống nhất, chủ động, không có những ngã rẽ bất
ngờ, có thể hình dung như một kế hoạch đã vạch ra sẵn sàng chỉ đợi thực hiện.
Không dẫm lên vết xe đổ của Phương - em gái ruột của mình, người đã
đấu tranh quyết liệt với gia đình để được về làm vợ Lũy, con nuôi một gia đình
nghèo mà nàng yêu, chứ không chịu làm vợ con trai cụ Trần mà gia đình muốn
gả, Nhung cho rằng “cứ bạo là được”, “mà như thế đâu có hại đến thanh danh
cửa nhà”, “liều, mình cũng phải liều mới được”. Và Nhung đã mạnh dạn bước
qua những quy định ngặt ngèo của luật tam tòng , mạnh dạn yêu Nghĩa - anh
giáo nghèo được em chồng mời về làm gia sư. Nhưng càng lúc, Nhung càng
cảm thấy sự đè nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ quanh mình nào cha mẹ đẻ, nào
mẹ chồng, nào họ hàng làng nước, bao nhiêu thứ bắt nàng phải ở vậy thờ chồng.
Khi nghe bà Án dạy dỗ người ở Nhung bắt đầu phân vân cân nhắc hai cảnh mà
từ trước đến nay chưa bao giờ nàng để ý tới : một đằng thả lỏng, tai hại đến luân
thường, một đằng giữ gìn đè nén bằng một cách vô nhân đạo. Từ đó trong lòng
Nhung đã nảy ra một quan niệm mới đặt nhân đạo lên trên luân thường. Do vậy
việc Nhung yêu Nghĩa là một việc làm đầy ý thức về quyền được hưởng hạnh
phúc của người phụ nữ, cho dù là quả phụ. Khi hẹn hò cùng Nghĩa Nhung không
thấy rằng mình đã làm những điều tội lỗi “không hổ thẹn trong lương tâm”,
“không cảm thấy nhân phẩm của mình bị sút kém chút nào”. Họ đã đến với nhau
như vợ chồng , tính chuyện cùng nhau trốn đi xây dựng hạnh phúc với quyết tâm
“uống nước lã cùng được miễn có anh bên cạnh”. Nhưng rồi dưới tác động của
người thân, môi trường, hoàn cảnh. Nhung lại thấy việc khai đi bước nữa của
mình sẽ tổn hại rất nhiều đến tiếng thơm mình đã vụ đắp ba năm nay sẽ phá vỡ
cái niềm vui tuổi già của cha mẹ. Cho nên Nhung đã chọn một giải pháp nước
đôi “muốn có tiếng tốt, không có cách gì tốt hơn là giả dối. Chỉ có giả dối mới
ổn thỏa được mọi đường”.
Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn


18

Tác giả đã chỉ ra hàng loạt chi tiết thể hiện sự giả dối có ý thức ấy trong
tâm lý của Nhung. Đầu tiên là sự giả tạo của những giọt nước mắt ngày giỗ
chồng: “ nàng rút khăn lau vội nước mắt, và cố ý lau qua loa để cho mọi người
nhìn nàng còn biết là nàng vừa mới khóc”, bởi vì trong tâm trạng lần đầu tiên
trong ba năm , “nàng mong đợi ngày giỗ chồng” để được gặp mặt tình nhân , thì
lấy đâu ra những giọt nước mắt tiếc nhớ , có chăng chỉ là sự tủi thân “thấy mình
lẻ loi”[24;7]. Sau đó là những hẹn hò vụng trộm ngoài vườn, ngày Tết, ngày lễ
chùa, trên tỉnh (khi Nghĩa bỏ đi) với những trò ngụy trang khéo léo: giả ngủ mơ
dậy lễ tạ khi mẹ chồng thức giấc, hái vội cành ổi để gọi là hái lộc khi mẹ chồng
nghi ngờ, gọi thằng ở mặc dù nó vắng nhà để cho hàng xóm không nghĩ rằng
nàng ở nhà một mình cùng Nghĩa, viện cớ đi thăm bạn bè hoặc mua một thứ đồ
gì đó cho con. Nhưng rồi Nhung lại ý thức được rõ rệt rằng chẳng có gì là ổn
thỏa cả, càng giả dối, nàng cảm thấy mình đáng khinh, khốn nạn, xảo quyệt. Bao
giờ cũng vậy vừa buông một lời nói dối xong là Nhung lập tức tự thấy khinh bỉ
mình :“ Nàng muốn kêu to lên một tiếng nàng muốn ngay lúc ấy nói rõ sự thực,
tất cả sự thực, giá nàng có đủ can đảm nói hết được: Tôi thế đấy, can gì phải dấu
diếm ai nữa! Nàng tưởng giá nói được câu ấy thì nàng sẽ sung sướng, nhẹ nhàng
biết bao”, “Thấy con sung sướng được mặc chiếc áo đẹp, chiếc áo mà nàng đã
mua để mọi người khỏi nghi ngờ mình đi với tình nhân, Nhung mỉm cười chua
chát bế con lên” [24;85].
Có một điều dễ nhân thấy là đi kèm với những lời nói dối đầy chủ động
cũng là những nhận xét chua chát của chính nhân vật hoặc người tưởng thuật thể
hiện rõ nét sự mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật. Đối với Nhung ở đây là sự phân
tích tâm lý đầu hàng, thỏa hiệp với một thái độ tự phê phán. Qua đó độc giả
thấm thía dần tất cả gánh nặng tự nhiên, vô hình mà ám ảnh, của những thế lực
gia đình, tập quán đang ngự trị giữa đời sống, nằm ngay trong mỗi người, đè trĩu
nên mối tình của người trong cuộc. Lạnh lùng trở thành lời cảnh tỉnh cho phái
mới với một dụng ý nghệ thuật rất rõ ràng.

Đại học Sư phạm Hà Nội II

Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn

19

Khi quyết định mặc một chiếc áo mới nhân ngày cưới cô em gái, với dụng
ý ngầm coi đám cưới của Phương như đám cưới tưởng tượng của riêng Nhung
và Nghĩa, đụng phải phán ứng của bà mẹ chồng, của hàng xóm, nàng cảm thấy
rất khó chịu, cuối cùng quyết định từ mai sẽ không mặc nó nữa, lập tức cảm thấy
yên tâm. Người kể chuyện liền bình phẩm: “ Thế là ngay từ lúc ban đầu , bước
lên một bước nhỏ Nhung lại nhút nhát muốn lùi ngay xuống chỗ cũ”. Ở chỗ
khác “Nhung nhận ra rằng cái sợ của nàng khi lầm lỗi không thấm đâu với cái sợ
thấy lỗi của mình có người biết”, Nhung thấy mình “sống chỉ cốt để nêu lên một
cái đức tính mập mờ, dối trá”. Nhung thường lên án mình là đạo đức giả: “ Mình
muốn tốt thành ra xấu! Chỉ muốn giữ cái tiếng tốt hão ấy mà mình bắt buộc
thành ra khốn nạn, đâm ra xảo quyệt gian trá” [24;40]. Có lẽ tự lên án nhiều như
vậy là do Nhung nhận thấy càng ngày mình càng giả dối, dần dần trở thành đồng
lõa với cả mẹ chồng và mẹ đẻ, bởi họ chỉ cần duy nhất một điều là Nhung không
công khai đi bước nữa.
Cách miêu tả tâm lý của Nhất Linh thật tinh tế và mở ra những chiều
hướng mới lạ phong phú trong cách nhìn nhận từ phía độc giả. Dù cho cuộc cách
mạng cho cái mới (dù chỉ là dấu diếm) trong Nhung thất bại nhưng lại mang lại
một giá trị tích cực trở thành một bài học thực tiễn cho nhiều chị em phụ nữ trên
con đường đi tìm hạnh phúc cá nhân cho bản thân mình. Những mâu thuẫn trong
tâm lý các nhân vật, đặc biệt là Nhung càng chỉ rõ cho ta thấy sức nặng của lễ
giáo phong kiến còn tồn tại ở mức độ căng thẳng như thế nào, những trạng thái
tâm lý trái ngược nhau trong Lạnh lùng của các nhân vật càng ám ảnh độc giả,
khiến cho họ không thể nhìn Nhung như một người phụ nữ “giả dối, khốn nạn”
mà nhìn nhận Nhung ở sự đấu tranh thoát khỏi mớ bòng bong của một xã hội

hỗn tạp, không biết làm thể nào để có được hạnh phúc.

×