Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đôi bạn của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.57 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ NGA

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN
CỦA NHẤT LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ NGA

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN
CỦA NHẤT LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. GVC. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG



HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với
đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạncủa Nhất Linh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các Thầy Cô trong khoa
Ngữ Văn, các Thầy Cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam hiện đại và đặc biệt là
thầy giáo - ThS, GVC Thành Đức Bảo Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để tôi
hoàn thành khóa luận này.
Vì điều kiện thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô và
các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS Thành Đức Bảo Thắng. Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên
cứu, tìm tòi của riêng tôi. Nó không trùng khớp với bất cứ một công trình
nghiên cứu nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
2.1. Trước năm 1945 ...................................................................................... 3
2.2. Sau năm 1945 .......................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống ............................................................... 7
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp............................................................ 7
5.3. Phương pháp lịch sử................................................................................ 7
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu .............................................................. 7
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 7
7.Bố cục ......................................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI ......................................................................................................... 9
1.1. Tác giả Nhất Linh .................................................................................... 9
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh ............................... 12
1.2.1. Con người gắn với hoàn cảnh............................................................. 13
1.2.2. Con người với đời sống bên trong ...................................................... 14
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA TÌNH
HUỐNG VÀ NGOẠI HIỆN....................................................................... 16
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống............................................................. 16

2.1.1. Tình huống éo le, bi kịch..................................................................... 17
2.1.2. Tình huống nhẹ nhàng gợi cảm xúc, kỉ niệm ....................................... 20
2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hiện .......................................... 23
2.2.1. Miêu tả ngoại hình.............................................................................. 24
2.2.2. Miêu tả hành động .............................................................................. 27
2.2.3. Miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ hài hòa với con người ............ 30


CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ
..................................................................................................................... 32
3.1. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................ 32
3.1.1. Đối thoại mang tính chất ám chỉ ......................................................... 32
3.1.2. Đối thoại qua hành vi, cử chỉ.............................................................. 36
3.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 38
3.3. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................... 44
KẾT LUẬN ................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học, đồng thời còn là một tổ
chức văn hóa xã hội. Tự lực văn đoàn chủ chương hiện đại hóa văn học góp
phần đổi mới quan niệm xã hội, quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ và
đẩy nhanh sự phát triển của văn học trên con đường hiện đại hóa. Nhà nghiên
cứu Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định: ‘‘ Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là
nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên
của văn họchiện đại’’ [11, tr.1]. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta không thể bỏ
qua đối tượng này.
Hơn nữa, mỗi nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn mỗi người lại có

một giọng điệu riêng tạo nên một phong cách khác nhau. Các cây bút ở nhóm
Tự lực văn đoàn viết rất khỏe, tung hoành ở nhiều lĩnh vực khác nhau (Tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự…) góp phần làm phong phú đa dạng và
phát triển nhanh chóng các thể loại văn xuôi nghệ thuật trong những năm 30
của thế kỉ XX. Trong đó, phải kể đến vai trò chủ chốt của nhóm là Nhất Linh.
Ông là cây bút chủ đạo của nhóm, là người anh đầu đàn trong mọi hoạt động.
Sáng tác của ông thể hiện rõ rệt đường lối của Tự lực văn đoàn nhằm đổi mới
văn chương và cải cách xã hội. Ông cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo và các
thành viên khác trong nhóm Tự lực văn đoàn chủ trương cách tân hoàn toàn
trong văn học, một mặt đấu tranh cho sự giải phóng cá nhân, coi đó là cơ sở
của xã hội, mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng ngôn ngữ và hiện đại hóa
các thể loại văn học. Do đó, đề tài khóa luận này góp phần vào nghiên cứu
tiểu thuyết của Nhất Linh để có cái nhìn đúng đắn hơn với chính tác giả và
nhóm Tự lực văn đoàn.

1


1.2. Như chúng ta đã biết xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ
XX nền văn hóa được mở rộng, có sự giao lưu hội nhập với nền văn hóa
Phương Tây. Nhất Linh cũng từng du học ở Tây nên sự ảnh hưởng này rất rõ
ràng, muốn khẳng định mình, khẳng định cái tôi, muốn tự do trong hôn nhân,
luyến ái chống lại chế độ phong kiến nên cuộc đấu tranh giữa cũ và mới diễn
ra quyết liệt.Cùng vớiĐoạn tuyệt, Lạnh lùng…, Đôi bạnlà một trong tác phẩm
khẳng định giá trị tiểu thuyết của Nhất Linh. Ngôn ngữ trong Đôi bạnnhẹ
nhàng, giản dị, trong sáng từng được đánh giá cao, có tính chất luận đề: ‘‘Chủ
đề thật sự là hành động cách mạng bí mật’’ [18];‘‘Rất tiêu biểu cho bước
chuyển tiếp diễn ra ở thanh niên, từ giấc mơ hạnh phúc cá nhân, đến giấc mơ
ưa thích hành động anh hùng’’ [11, tr.6].
Xuất phát từ thực tế đó tôi nghiên cứu đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân

vật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linhđể thấy rõ tài năng, vị trí của ông
trên con đường hiện đại hóa văn học. Đồng thời đánh dấu sự thay đổi trong tư
tưởng cũng như về nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông.
1.3. Tìm hiểu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyếtĐôi
bạn của Nhất Linh không những thấy được tâm huyết, tài năng của tác giả mà
giúp cho người viết rèn luyện ý thức tự chủ, khả năng nghiên cứu văn học và
xử lí kiến thức… trong bước đầu nghiên cứu khoa học. Đây là một công việc
cần thiết với một người học văn và một giáo viên tương lai.
2. Lịch sử vấn đề
Mấy năm qua trong trào lưu đổi mới, một số vấn đề tác giả trong giai
đoạn 1932 - 1945 cũng được bàn nhiều trong đó có Tự lực văn đoàn và Nhất
Linh.Một số bài có nhắc tới Nhất Linh về con người, sáng tác của ông. Ở bài
nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những đánh giá nổi bật nhất về tiểu thuyết
của Nhất Linh.

2


2.1. Trước năm 1945
Trước năm 1945 Nhất Linh là một trong những tác giả được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập như bài nghiên cứu Trương Chính: Dưới mắt tôi (1939),
Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại, tập 2 (1942); Dương Quảng Hàm:Việt Nam
văn học sử yếu (1942)... Thời kì này các nhà nghiên cứu đề cao sáng tác của
Nhất Linh. Có nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tư tưởng chống lễ giáo phong
kiến, chống hủ tục lạc hậu, đòi giải phóng cá nhân. Vì vậy, tiểu thuyết của
ông được coi là sự tiến bộ của tư tưởng mới, về đổi mới ở ngôn từ, lời văn.
Như lời khen ngợi của Trần Thanh Mại: ‘‘Văn tài uyển chuyển, mạnh mẽ,
không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm’’ trên tạp chí Sông
hương (1937). Đến nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã từng đánh giá về nghệ
thuật tiểu thuyết của Nhất Linh: ‘‘Nếu đọc Nhất Linh từ Nho phong cho đến

những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông
biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu
thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí, sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày
ông muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta’’ [16, tr.234].Hà Văn Tiếp khẳng
định giá trị hiện thực của Đoạn tuyệtlàm sống lại bức tranh về cuộc sống
trong xã hội phong kiến:‘‘Giá trị phản ánh hiện thực của Đoạn tuyệt là làm
sống lại bức tranh về cuộc sống vô nhân đạo, mẹ chồng áp bức nàng dâu.
Những lời nhận xét gay gắt của bà Phán làm ta tưởng Nhất Linh đã đi làm
dâu một lần rồi’’[11, tr.17].
Như vậy, các nhà nghiên cứu trước 1945 đã chỉ ra sự đổi mới nghệ
thuật ở phương diện thể hiện nhân vật của Nhất Linh. Từ đó thấy được đổi
mới trong nội dung tư tưởng mang ý nghĩa cải cách xã hội làm cho người đọc
coi trọng quyền tự do cá nhân, góp phần đem không khí mới, tiến bộ vào xã
hội.

3


2.2. Sau năm 1945
Sau năm 1945, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn tới tiểu thuyết
của Nhất Linh. Các công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử
văn học Việt Nam tập 3- từ giữa thế kỉ XX đến năm 1945, 1957),bài viết của
Nguyễn Văn Xung (Bình giảng về Tự lực văn đoàn, 1958), công trình của
Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3, 1960), Bạch
Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, 1961), Trịnh
Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện
đại, 1997)… đã đánh giá một cách khái quát về những đóng góp mới tiểu
thuyết Nhất Linh cho văn xuôi Việt Nam.Tiểu Thuyết Đôi bạncủa Nhất Linh
đã được nhiều nhà nghiên cứu nhận xét và đánh giá chủ yếu ở giai đoạn này.
Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét khá xác đáng về đổi mới nghệ thuật của

nhóm Tự lực văn đoàn: ‘‘Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cả một thế giới tâm
tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bày, mổ xẻ tinh
vi’’ [4, tr.296],người có công đi đầu là Nhất Linh. Nhân vật của Nhất Linh có
thế giới tâm hồn rất phong phú, luôn ấp ủ khát vọng được tham gia hoạt động
cách mạng để cải cách xã hội. Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn,
Nguyễn Văn Xung trong cái nhìn so sánh với Khái Hưng đã cho rằng: ‘‘Nhất
Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng để móc vào đấy những biến
đổi uyển chuyển trong tình cảm nhân vật’’[25, tr.65]. Bạch Năng Thi trong
cuốn Văn học Việt Nam 1930 - 1945 khẳng định: ‘‘Nhất Linh ngó sâu vào
mâu thuẫn trong tâm hồn, tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bung ra, luôn luôn có sức
hấp dẫn’’ [23, tr.107].Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét:
“Chính vì những cái đó mà nghệ thuật, kĩ thuật tiểu thuyết Đôi bạn có những
nét mới mẻ khác hẳn trước, điềm tĩnh mà tinh tế, nhiều dư vị” (Văn xuôi lãng
mạn Việt Nam 1930-1945, tập 1, Nxb KHXH, 1979).

4


Với giáo sư Phan Cự Đệ khi viết lời giới thiệu cho tiểu thuyết Đôi bạn
đã nhận xét: ‘‘Ở tiểu thuyết Đôi bạn luận đề xã hội được trình bày một cách
nhuần nhụy, kín đáo hơn, ngòi bút của Nhất Linh tinh tế đi sâu vào thế giới
nội tâm bên trong của con người. Tuy nhiên cả Đoạn tuyệt và Đôi bạn đều là
những cuốn tiểu thuyết lãng mạn tiến bộ, những tác phẩm trong sáng nhất cả
quãng đời sáng tác Nhất Linh’’ [13, tr.3].
Như vậy, các nhà nghiên cứu sau năm 1945 khẳng định tiểu thuyết của
Nhất Linh bước tới thành công khác ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân
vật được chú trọng hơn ở vẻ đẹp hình thức; nhưng vẻ đẹp đó lại được đặt
trong sự hài hòa với vẻ đẹp nội tâm, với thiên nhiên ngoại giới như nhân vật
Trương trong Bướm trắng,Loan trong Đôi bạn, Loan trong Đoạn
tuyệt…‘‘Trong tác phẩm Nhất Linh, hương của thiên nhiên Việt Nam phảng

phất khắp nơi và quyện vào tâm hồn nhân vật: hương hoa khế, hoa cau, hoa
bưởi, hoa lan rừng; hương cốm, hương lúa chín, hương rạ, rơm mới gặt;
hương gỗ mục và đất mới xới… hương là bản chất của ngoại giới nhưng của
một ngoại giới không còn vị trí nữa mà đang tạo thành cảm giác… hương là
niềm vui’’ [11, tr.150].
Ở Đôi bạn, Nhất Linh miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật rất
phong phú nhờ ở ‘‘Ngòi bút của Nhất Linh khéo léo tài hoa khi tả những mối
tình đầu trong sáng, kín đáo đượm chút ngập ngừng đáng yêu với những cảm
giác tinh tế, những diễn biến tâm lí hồn nhiên của thanh niên buổi đầu hò
hẹn’’ [11, tr.128].
Hơn nửa thế kỉ qua, việc đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh là một quá
trình phức tạp, nhưng ngày càng có nhiều khám phá mới đi dần đến sự xứng
đáng hơn với đóng góp của ông. Đó là cái nhìn nhận đúng những thành công
và đóng góp lớn của nhà văn về nghệ thuật tiểu thuyết cho nền văn học Việt
Nam hiện đại đặc biệt là văn học thời kì đổi mới. Sự đổi mới trong tiểu thuyết

5


của Nhất Linh được khẳng định là: ‘‘Đổi mới kết cấu theo dòng tâm lí, cốt
truyện chặt chẽ, lối viết truyện hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, gợi
cảm, giàu chất thơ, chất hoa, đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của con
người’’[2, tr.11].Đôi bạnlà bước đột phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết của Nhất Linh, thoát khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết
cổ điển trước đó.Đôi bạnđem đến thành công về nhận xét tâm lí tinh vi, với
thiên nhiên giàu cảm xúc và tràn đầy thanh sắc, với ngôn ngữ trong sáng và
giản dị đầy chất thơ. Bởi vậy, dựa trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên
cứu đó, chúng tôi tiếp tục bổ sung, tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành
đề tài và khẳng định tiếng nói của tác giả.
3. Mục đích nghiên cứu

Trong tiến trình văn học hiện nay, Tự lực văn đoàn cũng như văn học
lãng mạn được nghiên cứu nhiều hơn. Việc nghiên cứu đề tài Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linhlà một đề tài khẳng
định vai trò của nhómTự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam. Đặc biệt là
giúp cho tôi thấy được tài năng cũng như khẳng định vai trò, giá trị những
sáng tác của Nhất Linh trong nghệ thuật viết tiểu thuyết nói chung và văn
xuôi Việt Nam nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đối tượng nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân
vậttrongtiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh. Song
quá trình thực hiện để thấy được sự độc đáo, sự vận động có tính quy luật
trong tư tưởng, nghệ thuật một cách khách quan và khoa học, chúng tôi so
sánh với tác phẩm của Nhất Linh,một số tác giả cùng trào lưu, hoặc tác phẩm
trong giai đoạn văn học trước…

6


5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp một vài phương pháp nghiên
cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình.
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đây là phương pháp quan trọng, cần thiết vì khi nghiên cứu Đôi bạn
cần đặt trong hệ thống tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng cũng như trong xu
hướng sáng tác của Tự lực văn đoàn nói chung để thấy được nét riêng trong
tiểu thuyết.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này để đi sâu vào phân tích đặc điểm thủ pháp nghệ thuật
xây dựng nhân vật từ đó tổng hợp đưa ra kết luận cụ thể.

5.3. Phương pháp lịch sử
Vận dụng phương pháp lịch sử nhằm thấy được quá trình sáng tác, sự
phát triển của tiểu thuyết Nhất Linh, qua đó chỉ ra những đổi mới của nhà văn
trong sáng tác.
5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài chỉ ra nét tương
đồng, khác biệt của tiểu thuyết Đôi bạn với các tác phẩm khác của Nhất Linh
ở cùng đề tài hoặc ở các tác phẩm khác cùng giai đoạn. Qua đó, thấy được nét
riêng của phương pháp sáng tác lãng mạn nói chung với các phương pháp
sáng tác khác.
6. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra và nêu bật những yếu tố cơ bản
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh qua tiểu thuyết Đôi bạn.
Đề tài góp phần khẳng định vị trí, vai trò sự đóng góp của Nhất Linh trong
tiểu thuyết, cho văn xuôi hiện đại.

7


Công trình này có thể là tài liệu giảng dạy, nghiên cứu sau này về tác
phẩm Nhất Linh trong trào lưu văn học Việt Nam 1930 - 1945.
7.Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, khóa luận
được triển khai ở 3 chương chính:
Chương 1: Nhất Linh và quan niệm nghệ thuật về con người
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua tình huống và ngoại hiện
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ

8



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHẤT LINH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI
1.1. Tác giả Nhất Linh
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25/7/1906, tại phố
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong một gia đình đông anh em (sáu trai, một
gái). Ông nộiNguyễn Tường Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện
Giám, cha là Nguyễn Tường Chiếu (húy Nhu) làm Thông phán, nên được gọi
là Thông Nhu, hay Phán Nhu.Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở Cẩm
Giàng - một huyện nhỏ. Cha mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé,
anh em Nguyễn
và từng tham gia hoạt động chính trị. Thuở nhỏ, Nguyễn Tường Tam
theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học ởtrường Bưởi Hà Nội và ôngrất yêu thích
văn chương.Tường Tam đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ,
điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và
Thạch Lam sau này.
Cuộc đời của ông trải qua nhiều sóng gió nhưng ông gặt hái nhiều
thành công ở lĩnh vực văn học Năm 16 tuổi ông có thơ đăng báo Trung Bắc
Tân Văn, 18 tuổi có bài bình luận Văn chương về Truyện Kiều trên Nam
Phong Tạp Chí.
Cuối năm 1923 ông thi đậu Thành Chung, nhưng vì chưa tới tuổi vào
học Cao đẳng nên ông làm thư kí sở tài chình Hà Nội, kết duyên văn nghệ với
Tú Mỡ và lấy vợ. Tại thời điểm này ông viết tiểu thuyếtNho Phong, tác phẩm
Thôn dã, Hai chị em, Người quay tơ.
Sau đóông bỏ làm thư kí đi học nghề thuốc. Nhưng một thời gian sau
ông chuyển đi học trường Cao đẳngMĩ thuật Hà Nội được một năm ông lại

9



nghỉ. Năm 1926, Nguyễn Tường Tam vào Sài Gòn, định cùng làm báo với
Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di nhưng vì dự đám tang Phan Chu Trinh, nên Trần
Huy Liệu, Vũ Đình Di bị bắt, còn ông chốn sang Cao Miên, sống bằng nghề
vẽ và tìm đường du học.
Năm 1927, ông du học ở Pháp rồi lấy bằng Cử nhân khoa học giáo
khoa. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu nghiên cứu về chính trị, ấn loát, bào chế, hội
họa. Đến năm 1930, ông về nước, cùng với Hoàng Đạo, Thạch Lam xin ra tờ
báo trào phúng Tiếng cười, nhưng chưa có giấy phépnên bị rút.
Từ năm 1930 đến năm 1932 ông dạy tư ở các trường tư thục Thăng
Long, Gia Long và cơ hội làm quen Trần Khánh Dư - Khái Hưng. Năm 1932,
tờ báo Phong hóabị đình bản, ông đứng ra điều đình Phạm Hữu Ninh, nhận
trách nhiệm Giám đốc kiêm quản lí tờ báo này. Bắt đầu từ 22/9/1923 báo
Phong hóara tám trang lớn, chú trọng về văn chương, xây dựng nhân vật điển
hình: Xã Xê, Lý Toét và Bang Bạch.
Đầu năm 1923, ông đứng ra thành lập nhóm Tự lực văn đoàn cùng với
cộng sự Khái Hưng, Hoàng Đạo cùng các thành viên khác và bắt đầu tạo nên
tên tuổi cho bản thân mình. Trong bài viết: Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất
Linh hơn nửa thế kỉ qua của Vũ Thị Khánh Dần, khẳng định vai trò của Nhất
Linh: “Nhất Linh là người khởi sướng và lãnh đạo Tự lực văn đoàn. Sáng tác
của ông thể hiện rõ rệt đường lối Văn đoàn, nhằm đổi mới văn chương và góp
phần cải cách xã hội”[2, tr1].
Năm 1936, tờ báo Phong hóabị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm
biếm Hoàng Trọng Phu. Sau đó, tờ báo Ngày naykế tiếp tờ báo Phong hóa.
Tuy vậy, Nhất Linh vẫn phát động phong trào: Ánh sáng cùng Tự lực văn
đoàn, chống lại các nhà ổ chuột ở khu lao động.

10



Năm 1939, Nguyễn Tường Tam lập Đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại
Việt chân chính. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự lực văn đoàn trở nên
công khai. Tới năm 1941, tờ báo Ngày naybị đóng cửa. Đến năm 1942, Nhất
Linh chạy sang Quảng Châu bị đi tù mấy tháng ra tù gặp Hồ Chí Minh mới ở
tù ra. Từ năm 1945 - 1948, ông tiếp tục hoạt động chính trị. Sau đó trong
nước xảy ra một vài biến cố nên tờ báo Ngày naybị phân tán, ông bỏ sang
Trung Quốc 4 năm.
Năm 1951 ông trở về Hà Nội và tuyên bố ông không thuộc đảng phái
nào, cũng không hoạt động chính trị. Năm 1953, ông về Đà Lạt ở ẩn. Năm
1958, ông về Sài Gòn cho ra mắt tờ báo Văn hóa ngày nay; tuy nhiên chỉ phát
hành được 11 số thì bị đình chỉ.Năm 1960, ông bị dính líu tới cuộc đảo chính
ngày 11/11. Ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm ra xử ngày 8/7/1963, nhưng
ông đã uống thuốc độc tử tự ngày 7/7/1963.
Suốt mười bốn năm viết văn, Nhất Linh để lại cho nền văn học Việt
Nam một khối lượng lớn nổi bật: Nho phong(1924), Người quay tơ(1926),
Gánh hàng hoa (1934 - viết cùng Khái Hưng), Đời mưa gió(1934 - viết cùng
Khái Hưng), Nắng thu(1934),Đoạn tuyệt(1934 -1935),Đi Tây(1934 - 1935),
Lạnh lùng(1935 -1936),Hai buổi chiều vàng (1934 - 1937),Đôi bạn(1936 1937), Bướm trắng(1938 - 1939),Xóm cầu mới(1949 - 1957),Viết và đọc tiểu
thuyết(1952 -1961), Giòng sông Thanh Thủy(1960- 1961)…
Cuộc đời của ông trải qua nhiều thăng trầm, song ông đã đạt được
những thành công nhất định. Đặc biệt ông là người thành lập ra nhóm Tự lực
văn đoàn, những đổi mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông góp
phầnchosự phát triển nền văn học xuôiViệt Nam.

11


1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh
Cuốn Thi Pháp học hiện đại cho rằng quan niệm nghệ thuật về con
người thực chất là vấn đề“tính năng động của nghệ thuật là giới hạn, phạm vi

chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của
nó vào các miền khác nhau. Chừng nào chưa có đổi mới trong quan niệm
nghệ thuật về con người thì tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có
ý nghĩa mở rộng trên cùng một chiều sâu”[20, tr.91].
Có thể thấy con người trong văn học sẽ trở thành đối tượng nhận thức
các vấn đề của cuộc sống theo quan niệm của các nhà văn. Con người trong
văn học sẽ giúp nhà văn chuyển tải những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, trải
nghiệm của nhà văn về cuộc sống. Quá trình này có khi là sự nhảy vọt, nhưng
cũng có khi từ từ như một mạch nước ngầm dần dần trong tư tưởng, suy nghĩ
và được thể hiện trên từng trang viết với tất cả sự tâm huyết yêu nghề của tác
giả.
Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại 1đã nhận xét: “Tiểu thuyết của
nhóm Tự lực văn đoàn chủ yếu là thuộc về chủ nghĩa lãng mạn. Bản chất
khuynh hướng tư tưởng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đấu tranh cho chủ
nghĩa cá nhân, khẳng định và giương cao lá cờ chủ nghĩa cá nhân tư
sản.(…).Ở đây, chủ nghĩa cá nhân còn chưa đẩy tới mức cực đoan, vẫn còn
gắn với đạo đức, với luân lí truyền thống”[18, tr.125].Ngoài ra tiểu thuyết của
ông mang mầu sắc tinh thần dân tộc, có màu sắc vị nhân sinh; đấu tranh
chống lễ giáo phong kiến hủ tục lạc hậu trói buộc quyền sống, quyền hạnh
phúc của con người cá nhân.Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người của
Nhất Linh là quan niệm con người cá nhân.Trong văn học trung đại, con
người cá nhân ít được đề cao.Những con người ấy luôn sống và hành động để
hài hòa mọi mối quan hệ, nhất là phù hợp với lễ giáo phong kiến. Với Nhất
Linhcon người cá nhân được đề cao, họ có khát vọng sống chính đáng, ý thức
sâu sắc về cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của chính mình và luôn xung đột
với gia đình truyền thống, với đạo đức luân lí đang kìm hãm, trói buộc con

12



người. Tiểu thuyếtcủa Nhất Linh cũng thể hiện quan niệm sâu sắc về con
người cá nhân. Ở mỗi một giai đoạn sáng tác cụ thể, quan niệm về con người
cá nhân có những biểu hiện khác nhau qua hệ thống các nhân vật. Song, về cơ
bản quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân thể hiện ở hai phương diện
sau: con người gắn với hoàn cảnh, con người với đời sống bên trong.
1.2.1. Con người gắn với hoàn cảnh
Khả năng phản ánh cuộc sống của văn học hết sức to lớn và phong phú.
Đối tượng của nó bao gồm toàn bộ thế giới thiên nhiên, đời sống xã hội và
cuộc sống của từng con người, từng cá nhân cụ thể. Nhưng trước cái vô hạn
ấy, khả năng của một nhà văn là hữu hạn. Trong hoàn cảnh sống riêng của
mình, với khoảng không gian và thời gian nhất định, với những yêu cầu cụ thể
của thời đại, với tài năng nghệ thuật nhà văn chỉ có thể tái hiện được nhất
định một vài vấn đề vào trong văn học. Nhất Linh không thể tránh khỏi một
hiện thực sáng tác như vậy.Vì vậy, thế giới nhân vật của Nhất Linh luôn bị chi
phối bởi hoàn cảnh sống và thông qua hoàn cảnh đó mà nhân vật tự mình bộc
lộ những tính cách của cá nhân; những trải nghiệm, thấu hiểu, đồng thời giúp
người đọc thấy được năng lực giải quyết của nhân vật trước hoàn cảnh. Trong
Bướm trắng, nhà văn đặt nhân vật Trương vào hoàn cảnh đối lập trái chiều
nhau giữa yêu thương say đắm, đau khổ chán trường, cảm xúc cao thượng hay
tình trạng sa đọa tinh thần… Thế giới tâm lý phức tạp ấy được lý giải trước
hết bởi hoàn cảnh nghiệt ngã đang chờ chết của Trương. Loan trong tiểu
thuyết Đoạn tuyệttừ yêu đến từ bỏ tình yêu, rồi quyết định đoạn tuyệt với
cuộc đời cũ làm lại từ đầu cũng vì hoàn cảnh. Nàng yêu nhưng gia đình không
cho phép nên đã quyết định lấy chồng. Nhưng tưởng rằng đã yên phận với
hạnh phúc gia đình thì lại rơi vào hoàn cảnh éo le khác. Một cuộc sống gia
đình không êm ấm khi mẹ chồng quá khắt khe, người chồng lại nhu nhược.
Trong một lần cãi vã Thân bị ngã và chết. Trước hoàn cảnh đó nàng không bi
quan, tuyệt vọng tự tử như cô Minh Nguyệt, cúi đầu cam chịu như cô Cả

13



Đạmmà quyết định đi dạy học, làm báo để cổ vũ cho cái mới, chống lại lễ
giáo phong kiến lạc hậu và đấu tranh cho tự do, công bằng.Từ đây cô thực sự
làm chủ cuộc đời mình, tìm kiếm hạnh phúc đang chờ đợi phía trước mặc dù
chưa phải đã hết chông gai.
ỞĐôi bạn nhà văn đã để nhân vật của mình gắn với từng hoàn cảnh
cụ thể mà bộc lộ trạng thái cảm xúc khác nhau. Từ đó tạo nên một thế giới
tâm lí đầy phức tạp, hấp dẫn và thu hút người đọc rất nhiều. Nhân vật Dũng
trong Đôi bạn luôn chứa đầy mâu thuẫn phức tạp. Những mâu thuẫn đó lại tạo
ra từ chính hoàn cảnh cụ thể từ hai câu chuyện khác nhau trong cuộc đời
Dũng. Dũng yêu và muốn được sống bên Loan nhưng vì hoàn cảnh cha muốn
mình lấy Khanh nên chàng không thể bày tỏ tình yêu. Chàng bị đẩy vào hoàn
cảnh khó xử giữa bên tình bên hiếu. Trước hoàn cảnh như vậy, Dũng đã vờ
chấp nhận lấy Khanh nhưng tình vẫn ở bên Loan, và càng yêu, muốn xây
dựng hạnh phúc với Loan nhiều hơn. Tới khi lí trí chàng không đủ chế ngự,
không thể lừa dối ai nhất là Loan được nữa nên chàng đã chọn con đường cự
tuyệt gia đình để hoạt động cách mạng bí mật để sống riêng với lí tưởng của
mình, để thực hiện khát vọng giải phóng xã hội, giải phóng con người, đề cao
quyền tự do cá nhân, hạnh phúc.
1.2.2. Con người với đời sống bên trong
Nói đến quan niệm nghệ thuật về con người của mình, Nhất Linh đặc
biệt chú ý khám phá “con người bên trong”, khám phá những cảm xúc tinh tế,
rung động, phút giây nhạy cảm sâu thẳm tận đáy tâm hồn của nhân vật. Bởi lẽ
các nhân vật của Nhất Linh là nhân vật luôn sống trong mâu thuẫn rằng xé
giữa cũ và mới, giữa cái cũ của xã hội phong kiến với xã hội mới luôn đề cao
ý thức cá nhân đang hình thành.Trong Viết và đọc tiểu thuyếtNhất Linh cho
rằng: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong
lẫn bề ngoài: Diễn tả được một cách sinh động những trạng thái phức tạp của
cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế


14


nhị của tâm hồn”. Bởi vậy, con người cá nhân trong Đôi bạn luôn được Nhất
Linh chú ý tái hiện không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình đầy đặn như Loan, mà ông
còn đưa ngòi bút khéo léo của mình miêu tả diễn biến tâm trạng, biến động
tinh tế của tâm hồn Dũng của mối tình đầu trong sáng, kín đáo đượm chút
ngập ngừng đáng yêu với những cảm giác tinh tế, những diễn biến tâm lí hồn
nhiên trong buổi đầu hò hẹn. Đứng cạnh một mình Loan trong vườn, Dũng
cảm thấy ngây ngất, sung sướng: “Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ
quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó
là thứ hương vị lạ để đánh dấu một khoảng thời khắc đã qua trong đời. Dũng
thấy trước rằng độ mươi năm sau thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây
giờ, nhớ đến cái phút chàng đương đứng với Loan ở đây. Cái phút không có
gì lạ ấy chàng thấy nó sẽ ghi mãi trong lòng chàng cũng như hương thơm hoa
khế thơm mát trong lòng vườn cũ”[13, tr.24].Đó là thứ tình ít khi được thổ
bằng lời mà nói bằng ánh mắt và bằng hương thơm, những cái say đắm tận
sâu trong tâm hồn hai người đương yêu.Vì vậy khi đánh giá một tác phẩm cần
tìm hiểu nhân vật ở chiều sâu, ở những góc khuất. Đây là tiêu chí cần thiết, là
một yếu tố quan trọng để đánh giá độ sâu của tác phẩm.
Quan niệm nghệ thuật của Nhất Linh về con người giúp chúng ta khi
tìm hiểu tiểu thuyết Đôi bạndễ dàng hơn vàcho thấy nhà văn có cái nhìn đầy
đủ hơn về con người trên cả hình thức và cả nội dung. Con người trong tiểu
thuyết của Nhất Linh không chỉ sống và gắn bó với hoàn cảnh mà nhân vật
cũng sống với cảm xúc riêng của bản thân mình, với phần sâu bên trong
dường như bị khuất lấp đi ít khi được thể hiện ra bên ngoài. Vì vậy, khi tiếp
xúc với nhân vật trongĐôi bạn, chúng ta phải có cái nhìn đa chiều hơn để thấy
được những nét nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh.
Đây là lý thuyết bước đầu tìm hiểu quan niệm con người của Nhất Linh và

giúp cho công việc nghiên cứu được triển khai dễ dàng và khoa học hơn.

15


CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT QUA
TÌNH HUỐNG VÀ NGOẠI HIỆN
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống
Tình huống truyện “là mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật
khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc
lộ rõ tâm trạng, tính cách hay than phận củanó, góp phần thể hiện sâu sắc tư
tưởng của tác phẩm” [1, tr.155]. Nhờ tình huống mà nhà văn xây dựng nên
tác phẩm, thể hiện rất rõ mâu thuẫn, xung đột, hoàn cảnh sống, thân phận của
nhân vật. Tuy nhiên, tiểu thuyếtĐôi bạn có rất ít sự kiện, biến cố dường như
truyện không có cốt truyện rõ ràng. Cốt truyện của tiểu thuyết rất đơn giản
nhưng thế giới tâm hồn lại vô biên, cái tiềm thức thì lạ mênh mông, đầy rẫy
trắc trở, đa đoan, mâu thuẫn thì chằng chịt.
Tác giả chủ yếu tập trung vào những trăn trở, suy tư, dằn vặt sâu thẳm
bên trong thế giới tâm hồn nhân vật chủ yếu là nhân vật Dũng. Dũng xuất
thân trong một gia đình nổi tiếng, giàu có nhưng lúc nào cũng bị ám ảnh bởi
sự giàu sang của gia đình mình. Dũng còn có một tình yêu trong sáng với
Loan. Nhà nàng gần nhà Dũng, nên chàng thường sang chơi; chàng còn
thường xuyên đi chơi cùng Loan bởi vậy nó chắp cánh thêm cho tình yêu của
đôi bạn trẻ. Tuy nhiên, tình yêu của Dũng với Loan không được gia đình đồng
ý vì gia đình cho là không muôn đăng hộ đối. Lí do đó mà từ ngày yêu Loan
tới khi bỏ nhà ra đi Dũng không dám bày tỏ tình yêu của mình mà chỉ dám
nhìn và yêu Loan lặng lẽ. Gia đình của Dũng đã sắp xếp cho chàng một cuộc
hôn nhân với Khanh, nhưng Dũng lại không hề có tình cảm với Khanh. Đến
gần ngày cưới với Khanh, Dũng tỏ ra hoan hỉ, thực chất là chuẩn bị cho việc
bỏ trốn. Dũng quyết định bỏ đi để đánh đổi sự giàu sang lấy sự giải thoát khỏi

cuộc sống khiến Dũng luôn bị ngạt thở. Thông qua các tình huống đó tác giả

16


giúp người đọc thấy cuộc sống của xã hội nước ta trong thời kì nửa thực dân
phong kiến, thấy những hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến. Đồng thời nói
khát vọng của một chàng trai luôn ước muốn mãnh liệt thay đổi cuộc sống
thực tại của xã hội bấy giờ, và nhờ những tình huống đó nó tạo nên cốt truyện
tâm lí.
2.1.1. Tình huống éo le, bi kịch
Nhân vật của Nhất linh lúc nào cũng buộc mình trong những dằn vặt,
trăn trở. Trong Đôi bạn, Dũng là nhân vật luôn sống trong những éo le, rắc rối
khiến tâm hồn Dũng luôn phải sống trong mâu thuẫn, bi kịch cuộc đời, với
những trắc trở đa đoan. Vào thời điểm ấy, Dũng đường đường là con nhà
giàu, thuộc tầng lớp quan lại trong xã hội khiến nhiều người phải mơ ước. Lẽ
ra, Dũng phải hạnh phúc, sung sướng vì mình được sống trong điều kiện hơn
người. Nhưng trái lại trong lòng chàng luôn ngập tràn nỗi dằn vặt đau đớn, và
ấp ủ một khát vọng ngược đời muốn được bỏ trốn khỏi gia đình của mình.
Bởi lẽ khi còn nhỏ, Dũng đã vô tình chứng kiến cảnh cha mình đánh tới tấp
một người nông dân. Cha chàng lấy tay đập đầu người đó vào tường mà
không hề ghê sợ. Từ lúc ấy trở đi tới khi lớn lên, nó ám ảnh trong suốt cuộc
đời Dũng, khiến chàng không vui, lòng luôn thấy bất an. Đó là tình huống éo
le đầu tiên khiến Dũng rơi vào bi kịch. Mỗi lần gặp bạn bè mình, Dũng thấy
sự giàu sang của gia đình mình giống như một sự xỉ nhục. Một lần ngồi nghe
đĩa hát cùng bạn bè ở nhà cụ chánh Mạc khi mọi người đương chăm chú thì
chàng lại vẩn vơ theo dòng suy tư của mình:“Một lúc tiếng hát nổi lên; trừ
Dũng ra, còn người nào cũng chú ý lắng tai nghe. Dũng đã được nghe nhiều
đĩa nên rất khó chịu về tiếng hát rè rè ở cái đĩa đã mòn vì dùng không biết
đến bao nhiêu lần. Nhưng vì mọi người ra ý thích, nên Dũng không dám tỏ vẻ

khó chịu. Chàng cảm động thấy những bạn nghèo của chàng đương bàn về
một việc rất quan trọng mà bỗng chốc quên hết, đắm đuối ngồi nghe một cái

17


đĩa hát chỉ đáng vứt đi. Nhà chàng giàu nên chàng vẫn hết sức giữ gìn đối với
anh em bạn, vì chàng nơm nớp sự giàu sang là cái hàng rào ngăn không cho
các bạn dễ dàng yêu mình. Chàng ngẫm nghĩ:
- Sự giàu sang đối với mình bấy lâu sao lại như là một sự nhục…” [13, 31]
Chỉ với một đoạn văn rất ngắn, nhưng cái thế giới tâm hồn Dũng đầy
những điều khó hiểu nó khác hẳn vẻ ngoài của anh chàng nhà giàu, gã tình si.
Đây là chi tiết mở đầu cho câu chuyện nhưng là dự báo cho sự bùng nổ dữ dội
của tâm hồn nhân vật Dũng, khơi tạo cho một tình huống đầy éo le, rắc rối.
Tâm trạng Dũng ngổn ngang những day dứt, nơm nớp sợ sự giàu sang của gia
đình mình, sợ hãi mọi người sẽ xa lánh chàng. Bởi đằng sau vẻ ngoài người ta
kiêng nể chàng thì biết đâu họ lại dấu trong mình một ý nghĩ xa lánh, hay ghét
bỏ. Cuộc đời của chàng chỉ có mấy người bạn thân thiết là Trúc, Thái, Loan,
Thảo, Lâm… nên chàng sợ khoảng cách về giàu nghèo, khoảng cách về địa vị
sẽ ngăn không cho tình cảm bạn bè được nảy nở một cách thật tự nhiên. Thế
nên lần mà Trúc giấu Dũng chuyện Thái bị bắt, Dũng đã nghĩ vì sự giàu có
mà mọi người không muốn chia sẻ với mình. Dũng tỏ vẻ buồn bực với bạn:
“Chàng cau mày, đăm đăm, nhìn thẳng trước mặt, nói một mình: Nhưng nào
có phải lỗi tôi. Người ta thường lấy điều mình là con quan làm một sự hãnh
diện. Tôi khác. Nhưng nếu tôi đau khổ, anh em chắc chẳng ai biết tới cái đau
khổ ngấm ngầm ấy” [13, tr.69]. Tưởng rằng khi nói ra như vậy là cho nhẹ
lòng nhưng trái lại Dũng đâu thấy gì vui vẻ, mà chỉ rơi thêm trạng thái buồn
cực độ. Buồn vì khoảng cách, buồn vì bạn không chia sẻ, nhưng hơn hết là lo
lắng cho bạn của mình, và biết đâu cuộc đời của mình cũng sẽ như vậy.
Với người cha của mình, chàng bị nỗi ám ánh về người cha độc ác dày

vò, đương sống cùng cha mình chàng luôn tỏ thái độ bằng lòng để không bị
rơi vào nỗi bi kịch xung đột trong gia đình. Có khi ngồi với cha Dũng lo ngại
và tránh cho sự xung đột xảy ra. Nhưng thực chất là Dũng đang tránh sự xung

18


đột xảy ra trong lòng mình. Những khi ngồi với những người lạ, Dũng phải
tìm cách cho họ biết ngay chính mình là con ông tuần. Chàng sợ họ sẽ nói
chuyện về cha mình mà chàng biết trước rằng họ sẽ nói toàn những chuyện
không ra gì.
Như vậy, tâm trạng của nhân vật Dũng được xây dựng trên tình huống
éo le, bi kịch. Sự kết hợp giữa sự kiện bên ngoài cuộc đời với mâu thuẫn bên
trong Dũng tạo nên tình huống éo le về hoàn cảnh sống của chàng. Cuộc đời
của Dũng là một chuỗi dở dang, bất trắc, luôn bị treo lơ lửng giữa những thái
cực mâu thuẫn nhau mà không tìm ra lối thoát. Đó là mâu thuẫn của nghịch
cảnh con nhà giàu nhưng lại muốn dứt bỏ khỏi cuộc sống đó. Vì vậy, nó khiến
Dũng phải tự mình xử lí tình huống ấy một là chấp nhận cuộc sống đó và chấp
nhận lấy Khanh - con gái cụ thượng Đặng và không thì phải tự mình từ bỏ nó.
Cuối cùng Dũng đã quyết định từ bỏ cuộc sống giàu sang của gia đình mình
bỏ đi để giải thoát mâu thuẫn, giải thoát cho sự bế tắc ấy. Nhưng cái cách giải
quyết của Dũng ra đi cũng không phải là cách giải quyết nói cho đúng vẹn cả
đôi đường. Cách giải quyết của Dũng cho thấy Dũng chưa đủ bản lĩnh đối mặt
với cha, gia đình nói tiếng yêu Loanlấy Loan làm vợ, để sống một cuộc sống
của chính bản thân mình. Vì vậy, khi Nhất Linh xây dựng kết thúc mở thực
chất lại một lần nữa chỉ ra những suy tư khác nhau, những mâu thuẫn của
nhân vật còn tồn đọng, khiến nhân vật trở lại với trạng thái ban đầu, đem lại
cho người đọc một cảm giác mơ hồ, tức tối. Cũng giống như nhân vật Trương
trong Bướm trắng. Trương có một tình yêu với Thu nhưng lại cho rằng đó là
sự giả dối. Trương càng yêu Thu, có được Thu lại thấy khổ đau vì những

hành vi lừa dối của mình, bởi vậy Trương vẫn quyết định yêu mà mặc cảm
với tội lỗi, quyết định xa Thu mà vẫn khát khao được gặp gỡ và nhớ nhung
Thu da diết.

19


×