Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.22 KB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn
đến toàn thể các thầy cô khoa Ngữ văn đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt bốn
năm đại học đặc biệt là cô Hoàng Thị Duyên đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất
nhiều trong bài khoá luận.
Tiếp theo tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã luôn bên tôi, giúp đỡ và
ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và phấn đấu.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình tôi,
nơi nuôi lớn ước mơ và hoài bão trong tôi.
Bài khoá luận của tôi còn nhiều thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của tất cả mọi người.

Sinh viên
Trương Thị Anh

1


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp đại học năm học 2012-2013
Khoa

: Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tên tôi là: Trương Thị Anh
Sinh viên lớp: K35B - Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan toàn bộ bài khoá luận: Nhân vật bi kịch trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975


1. Đây là kết quả do bản thân tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
Th.s Hoàng Thị Duyên - GV Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Đề tài không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào có sẵn
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác
Nếu lời cam kết của tôi là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Trương Thị Anh

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát ................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
6. Đóng góp của khoá luận .......................................................................... 9
7. Cấu trúc khoá luận ................................................................................... 9
NỘI DUNG ................................................................................................. 10
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật bi kịch trong văn
học ................................................................................................................ 10
1.1. Những vấn đề chung về nhân vật trong tác phẩm văn học ...................... 10
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học............................................................. 10
1.1.1.1. Về phương diện thuật ngữ ....................................................... 10
1.1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật văn học ................................... 11

1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học....................................................... 12
1.1.3 Phân loại nhân vật văn học ............................................................... 13
1.1.3.1. Xét từ góc độ đặc điểm của nhân vật....................................... 14
1.1.3.2. Xét từ góc độ kết cấu .............................................................. 14
1.1.3.3. Xét từ góc độ thể hiện ............................................................. 15
1.1.3.4 Xét từ góc độ chất lượng miêu tả ............................................. 16
1.1.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học ............................................. 16
1.1.4.1 Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ............................................. 17
1.1.4.2 Miêu tả nhân vật qua độc thoại nội tâm................................... 17
1.1.4.3 Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ ............................................... 18

3


1.1.4.4 Miêu tả nhân vật qua hành động .............................................. 19
1.2 Khái quát về nhân vật bi kịch trong văn học ............................................ 20
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các dạng thức nhân
vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 ............ 23
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau năm
1975 ....................................................................................................... 23
2.2 Các dạng nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau
năm 1975 ................................................................................................ 28
2.2.1 Nhân vật gắn với bi kịch tinh thần (nội tâm, lý tưởng) .................... 29
2.2.2 Nhân vật gắn với bi kịch vật chất (cơm, áo, gạo, tiền) .................... 38
2.2.3 Nhân vật gắn với bi kịch tình yêu ..................................................... 47
2.2.4 Nhân vật gắn với bi kịch hôn nhân................................................... 53
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 ............................................................ 58
3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 58
3.2 Nghệ thuật thể hiện tâm lý và độc thoại nôi tâm nhân vật ........................ 61

3.3. Nghệ thuật đặc nhân vật vào tình huống giàu kịch tính .......................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 74

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu là người mở đuờng “tinh anh và tài năng”. Người
đã đi được xa nhất trong cao trào đổi mới của văn học Việt Nam đương đại.
So với những nhà văn cùng thời Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá
muộn. Song khám phá văn học cũng là con đường quen thuộc, phổ biến của
nhiều cây bút chiến sĩ “Con người nhà văn lột xác ra từ người lính”. Sáng tác
của ông đã trải dài cùng con đường hành quân mặt trận, đi hết “một thời đạn
bom” oanh liệt, sôi nổi rồi trầm tư bước vào thời kỳ hoà bình. Ông đã tạo
dựng được mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phê bình, sự nghiệp văn
chương ấy không hẳn đồ sộ, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng riêng, phong cách
riêng và xuyên suốt bao trùm lên những gì vốn có là một tấm lòng tha thiết,
gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam.
Cho đến nay, những truyện ngắn của ông được đánh giá rất cao và ông
cũng đã tạo dựng cho mình một phong cách riêng, độc đáo. Đó thật sự là
những thành tựu đáng kể không chỉ của nhà văn mà còn của nền văn học Việt
Nam hiện đại.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cho đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu trên nhiều cách tiếp
cận. Nhưng nghiên cứu về nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của ông một
cách hệ thống toàn diện thì chưa có một bài vết công phu hoặc công trình
khoa học nào được đề cập đến. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài khoá luận

là: “Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm
1975”, với mong muốn mang đến một điểm nhìn mới cũng là một yếu tố
góp phần làm tên tuổi tác giả với một số truyện tiêu biểu của cố nhà văn
được ông sáng tác sau năm 1975.

5


2. Lịch sử vấn đề
Là một trong số các nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại
nửa sau thế kỷ XX. Cho đến nay đã có rất nhiều bài viết nhiều công trình
nghiên cứu lớn nhỏ đề cập về cuộc đời và sự nghệp của nhà văn Nguyễn
Minh Châu. Theo thư mục tài liệu nghiên cứu của T.S Nguyễn Trọng Hoàn và
Nguyễn Đức Khuông biên soạn năm 2002, luợng bài viết về ông đã lên đến
con số 150.
Trong sáng tác của ông, những truyện ngắn viết sau năm 1975 là mảng
sáng tác thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh luận trong giới
nghiên cứu phê bình và bạn đọc đặc biệt là vấn đề nhân vật trong truyện ngắn
của ông trong giai đoạn sau năm 1975.
Trong nghiên cứu nhân vật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo
và Nguyễn Thị Minh Thái đã gặp gỡ nhau ở quan điểm cho rằng: nhân vật
gây chú ý lớn trong truyện ngắn của ông là nhân vật nữ. Những người phụ nữ
đi qua chiến tranh. Tác giả đánh giá: “Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ được thế
mạnh của một cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến
động tâm lý khá phức tạp của một người không đơn giản”.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những nhân vật tiểu thuyết
đích thực, (trong Khách ở quê ra, Phiên chợ giát) được tác giả đặc tả một
cách mâu thuẫn tuần hoàn. Vừa là quá khứ của lịch sử tối tăm vừa toả ánh
sáng của nhân tính vĩnh hằng của những giá trị đạo đức muôn đời.
Trong một công trình nghiên cứu khá tiêu biểu về Nguyễn Minh Châu,

Tôn Phương Lan (Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu) đã phân tích
loại nhân vật trong sáng tác của ông thành hai loại nhân vật đặc trưng nhất thể
hiện phong cách của Nguyễn Minh Châu là nhân vật tư tưởng và nhân vật tính
cách số phận. Tác giả đã nhận xét. “Nếu trước những năm 1980, Nguyễn
Minh Châu chủ yếu chỉ xây dựng nhân vật loại hình”. Thì càng về sau ngòi

6


bút của ông đã vươn tới sự khắc hoạ nên các dạng nhân vật tư tưởng, nhân vật
tính cách - những nhân vật có số phận riêng so với cộng đồng. Đây là những
nhân vật được xây dựng theo một quan niệm nghệ thuật nhằm tạo ra khả năng
thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa mang thông điệp của tác giả lại
vừa tồn tại một cách khách quan như những “con người này” và hệ thống
những nhân vật đó “đa dạng và đông đảo”. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, Tôn Phương Lan cũng đã nêu ra những thủ pháp xây dựng nhân vật của
nhà văn: miêu tả tâm lý, cùng yếu tố ngoại hình và tên gọi. Theo tác giả quá
trình tái hiện“con người trong con người” đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ
thuật của nhà văn và là một trong những phương tiện đặc sắc thể hiện phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật, Trịnh Thu Tuyết phân
chia thành các loại nhân vật: nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật
thế sự và nhân vật số phận. Đồng thời tác giả chỉ ra quá trình vận động và đổi
mới thế giới nhân vật của ông từ nhân vật lý tưởng đến những nhân vật đa
chức năng phản ánh cuộc sống đời tư, thế sự.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đi vào tìm hiểu
kiểu loại nhân vật của Nguyễn Minh Châu, song chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào về hệ thống nhân vật mang bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Triển khai đề tài “Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975” nhằm mục đích: Tìm hiểu một cách hệ thống về thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đặc biệt là nhân
vật bi kịch nhằm thấy được những sự đổi mới trong quan niệm về con người
của tác giả giai đoạn đổi mới. Từ đó thấy được sự phong phú trong thế giới

7


nhân vật, hiểu được các nhân vật bi kịch cũng như tư tưởng tác giả gửi gắm
trong đó.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu đề tài nhân vật bi kịch trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 nhằm chỉ ra sự phong phú trong thế
giới nhân vật đặc biệt là sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Từ kết quả nghiên cứu trên, khoá luận sẽ có cơ sở chắc chắn khẳng
định truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 giữ được vị trí xứng
đángvà đặc sắc trong thời kỳ đất nước đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát
4.1 Đối tượng khảo sát
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát loại nhân
vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên các bình diện: Các
dạng thức nhân vật bi kịch, nghệ thuật xây dựng nhân vật bi kịch trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 để làm nổi bật lên tài năng bậc thầy
trong lĩnh vực viết truyện ngắn của tác giả.
4.2 Phạm vi khảo sát
Khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu của ông trong sự nghiệp sáng tác
sau năm 1975 (Nguyễn Minh Châu tuyển tập truyện ngắn. Nxb Văn học Hà
Nội. 2009) vì đây là những sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện rõ sự
trăn trở tìm tòi đổi mới, sự dũng cảm điềm đạm của một cây bút tài hoa và

trách nhiệm, rất đỗi nhân hậu và nặng lòng với con người, cuộc sống.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê khảo sát
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh

8


6. Đóng góp của khoá luận
Góp phần đưa ra một hướng nghiên cứu về nhân vật trong truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 từ góc nhìn của lý luận văn học. Qua
đó góp phần hiểu được nội dung, nghệ thuật của một số truyện tiêu biểu cũng
như tư tưởng của tác giả. Đồng thời thấy được những đổi mới của Nguyễn
Minh Châu giai đoạn sau năm 1975, góp một yếu tố nhỏ trong việc đánh giá
những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học
sau năm 1975 của văn học nước nhà.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì khoá luận có cấu
trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật bi kịch trong văn
học.
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và các dạng thức nhân
vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.

9



NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT
BI KỊCH TRONG VĂN HỌC

1.1 Những vấn đề chung về nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.1.1.1 Về phương diện thuật ngữ
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy lạp: persona,
tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personan). Hơn 2000 năm trước đây, trong
tiếng Hy Lạp cổ, “persona” vốn mang ý nghĩa là “cái mặt nạ” - một dụng cụ
biểu diễn của diễn viên. Nhưng sau đó nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật
văn học.
Đôi khi nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ
khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ
này lại có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona).
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất, hành động của cá
nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ “tính cách” lại
thiên về chỉ những “nhân vật tính cách”. Trong thực tế sáng tác không phải
nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về suy tư, và
không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy thuật ngữ
“vai”, “tính cách” không bao quát được những biểu hiện khác nhau của các
loại nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát
những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp
độ. Như vậy thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất.

10



1.1.1.2 Một số quan niệm về nhân vật văn học
Đã có những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới
nghiên cứu, phê bình. Chúng tôi sẽ tiến hành một số khảo sát về nhân vật văn
học trong các từ điển và giáo trình lí luận văn học.
Các tác giả “Từ điển văn học tập 2” đã xác nhận: “nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề
và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm
tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá tri tư tưởng - nghệ
thuật của tác phẩm văn học” [tr. 86].
Với định nghĩa này, các nhà biện soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ
khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của
nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là một định nghĩa tương
đối toàn diện về nhân vật văn học.
Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” (Lại Nguyên Ân) đề xuất một
cách nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính
sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “Nhân vật văn học là một
trong số những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn,
một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là
hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại
toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân
vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường
được gán cho những đặc điểm giống con người” [tr. 24].
Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học là một trong những yếu tố tạo
nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học. Nhà
nghiên cứu còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở thành
nhân vật văn học.

11



Các tác giả của cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” quan niệm về nhân
vật có phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học…, chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm”
[tr. 235].
Trong giáo trình “Lí luận văn học dành cho các trường Cao đẳng sư
phạm” (tập 2) những người biên soạn sách có xu hướng nghiên cứu nhân vật
trong tư cách là đối tượng để nhà văn khái quát, phân tích đời sống và tái hiện
bằng các phương tiện đặc trưng của văn chương: “Nhân vật văn học là khái
niệm chỉ hiện tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã
được nhà văn nhận thức và tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của
nghệ thuật ngôn từ” [tr.73].
Như vậy, giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra những quan niệm cụ
thể (thậm chí có một số điểm khác nhau) về nhân vật văn học trên cơ sở tìm
hiểu những nét nổi bật về nhân vật. Song xét một cách chung nhất, các ý kiến
đều gặp nhau trong sự khẳng định: nhân vật văn học là là thành tố quan trọng
trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn
xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn
chương cần phải tiếp cận nhân vật để ghi ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và
đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó.
Những quan niệm về nhân vật văn học như trên là những chỉ dẫn cho
chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng.
1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học
Ngay trong định nghĩa của “Từ điển văn học” chúng ta đã nhận thấy
một nét cơ bản của nhân vật văn học. Nó không chỉ là tiêu điểm để bộc lộ
“chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”.

12



Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn
“Văn chương dẫn luận” G,N, Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là phương
diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa
cốt truyện, vừa lựa chon chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [tr.34].
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác
phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lí giải, sự
miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Có thể nói yếu tố nhân vật
chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm.
Nhân vật văn học sẽ có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò
khác nhau trong tác phẩm, nhìn một cách tổng quát các chức năng đó là:
Thứ nhất: miêu tả và khái quát các loại hình tính cách trong xã hội.
Thứ hai: là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm. Là chiếc chìa khoá để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời
sống vô cùng rộng lớn và đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc.
Thứ ba: biểu hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con nguời và
cuộc sống.
Thứ tư: quyết định hình thức tác phẩm, tạo nên mối liên kết giữa các
yếu tố thuộc hình thức tác phẩm.
Hiểu được chức năng của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ
sở lí luận để nghiên cứu đề tài này.
1.1.3 Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật
được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc
đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất
lượng miêu tả..., có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại

13



nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú,
có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.
1.1.3.1 Xét từ góc độ đặc điểm của nhân vật
Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Nhân
vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội,
cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những
phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một
dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống..., có
thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng
với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng,
hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện
cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên
án. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau chính vì vậy, ở đây
sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật
vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng
thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa.
1.1.3.2 Xét từ góc độ kết cấu
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia
thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển
khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ
ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật
chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình
điệu thẩm mĩ.

14



Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực
và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều
nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác
phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn
dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Trừ một hoặc một số
nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp
độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính
trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của
tác phẩm.
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng
không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các
nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân
vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh.
1.1.3.3 Xét từ góc độ thể loại
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và
nhân vật kịch.
Nhân vật tự sự là nhân vật được thể hiện ở nhiều khía cạnh (hành động,
ngôn ngữ, cử chỉ…). Thể hiện quá trình phát triển số phận và tham gia vào sự
phát triển sinh động của các phương diện đời sống. Tạo thành chuỗi các tình
tiết xung đột của tác phẩm.
Nhân vật trữ tình là nhân vật được thể hiện qua thế giới tinh thần, nội
tâm, cảm xúc phong phú. Nhân vật trữ tình không được thể hiện qua hành
động mà chủ yếu được thể hiện qua cảm xúc. Nếu có hành động cũng chỉ là
hành động đóng vai trò khơi gợi cảm xúc chứ không thúc đẩy thành xung đột,
không có số phận cụ thể.

15


Nhận vật kịch là nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động ngôn ngữ, cử

chỉ, nói năng. Nhân vật kịch không được miêu tả một cách cụ thể vì trong văn
bản kịch, sự miêu tả giới hạn trong những lời chỉ dẫn, chú thích của nhà văn.
Trong ba loại hình nhân vật trên thì nhân vật tự sự được thể hiện toàn
diện hơn so với các loại hình nhân vật khác từ hình dáng, cử chỉ, hành động,
số phận, nghề nghiệp…, và được khắc hoạ trên nhiều khía cạnh và triển khai
theo chiều rộng của không gian và chiều dài của không gian.
1.1.3.4 Xét từ góc độ chất lượng miêu tả
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm.
Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ,
hành động..., cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Tính cách là nhân vật được
khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có
thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài
của nhân vật. Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống
nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể. Nói một cách
nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán
trở về sau. Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số
khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn,
khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân
vật - con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật - phi nhân vật trong các
trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây…
1.1.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học
Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả
năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi
hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần
quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức
thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến

16



những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Có nhiều biện
pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp
chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và
hành động.
1.1.4.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ,
tác phong, diện mạo... Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân
vật.
Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những
chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết
chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng
nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên,
nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ
cười, khóe mắt..., của nhân vật. Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện
nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong
của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi,
nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình
nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật
nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của
những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại... Những nhân vật thành
công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa
công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.
1.1.4.2. Miêu tả nhân vật qua độc thoại nội tâm
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống
bên trong tâm hồn của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ,
những phản ứng tâm lí..., của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình
huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

17



Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật
qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam so với
các giai đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành
tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài
tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh
động. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức
sống của nhân vật. Bởi lẽ mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về
tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ
thông thường được. Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc
sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt
nhất đời sống bên trong của nhân vật.
1.1.4.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật
trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn
hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu... Ðằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều
có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: “Từ cửa miệng một người nói ra
không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh
đã khiến cho nó xuất hiện...”. Trong cuộc sống, không thể có những hành
động, những câu nói mà đằng sau lại không có một lịch sử riêng”. Quả là
trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy
nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện
trong tác phẩm. Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật
thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả
năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất,
tính cách của nhân vật. Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa
nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật

18



lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà nhân vật thích (Biết rồi,
khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng), có thể
để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm sai...
Nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật cũng phải có sự chọn lọc
nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời cũng
phải phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.
1.1.4.4. Miêu tả nhân vật qua hành động
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật.
Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc
làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách,
lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của
người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải
ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ
quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt
truyện… Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong
những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc
điểm, bản chất của nhân vật. Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật,
nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau
mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó.
Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm
là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật. Trên đây là những
biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài những biện pháp
trên, nhà văn còn có thể khắc họa nhân vật thông qua việc đánh giá của các
nhân vật khác trong tác phẩm, thông qua việc mô tả đồ dùng, nhà cửa, môi
trường xã hội, thiên nhiên..., mà nhân vật sinh sống. Ở những tác phẩm tự sự,
ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố rất quan trọng trong việc bộc lộ,
miêu tả và đánh giá nhân vật. Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật
như trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều


19


khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ
ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một hình thức thuần túy và độc lập.
Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện pháp trên đây cũng chỉ là nhằm
mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhân vật trong tác phẩm văn
học.
1.2. Khái quát về nhân vật bi kịch trong văn học
Muốn hiểu nhân vật bi kịch trước hết chúng ta phải xuất phát từ cách
hiểu bi kịch là gì?
Theo “Từ điển tiếng Việt 2000” do giáo sư Hoàng Phê chủ biên đã giải
thích “bi là những yếu tố gây thương cảm, bi kịch là cảnh éo le, mâu thuẫn
đến đau thương”.
Còn “Từ điển Hán Việt” của tác giả Phan Văn Các thì giải thích bi kịch
là cảnh đau thương.
“Từ điển tiếng Việt” do giáo sư Nguyễn Như Ý chủ biên giải thích bi
kịch là cảnh éo le, bi đát, tang thương.
Xét dưới góc độ mỹ học thì khái niệm bi kịch cũng được nhận định một
cách khái quát như sau: Bi kịch là một thể của loại hình kịch thường được coi
là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành
động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà được giữa cái
thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn…, diễn ra trong một tình huống cực
kì căng thẳng mà nhân vật thường khó thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm
gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng. Bi kịch ra
đời rất sớm ở Hi Lạp cổ đại, bắt đầu từ những nghi lễ thờ cúng thần rượu nho
Điônidôt. Ở đây ngay từ thế kỉ V trước Công nguyên bi kịch đã là một thể loại
sân khấu rất thịnh hành với những tác giả nổi tiếng như Etsilơ, Xôphôklơ,
Ơripit và những tác phẩm bất hủ còn lưu truyền đến tận ngày nay như

Prômêtê bị xiềng, Ăngtigôn, Orext… Vào các thế kỉ XVI - XVII, ở một số
nước châu Âu bi kịch là một thể loại văn học - sân khấu rất thịnh hành gắn

20


liền với tên tuổi các tác giả lớn như Sêcxpia (1564-1616); Cornây (16061684); Racin (1636-1699) với những tác phẩm tiêu biểu như như Hăm lét,
Otelô, Lơ Xit, Oraxơ, Anđrômac… Từ thế kỉ XVIII trở đi, bi kịch phát triển
theo nhiều hướng khác nhau và không còn bị ràng buộc chặt chẽ bởi những
nguyên tắc thi pháp cổ điển của nó nữa. Ở Việt Nam, không có bi kịch như
một thể loại văn học - sân khấu theo quan niệm cổ điển mà chỉ có một số vở
tuồng hoặc kịch hiện đại mà nội dung tư tưởng nghệ thuật có chứa yếu tố bi
kịch. Có thể coi Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là một ví dụ.
Cũng trên cơ sở nghĩa gốc này ta có thể thấy bi kịch còn dùng để chỉ
một trạng thái của cảm hứng sáng tác - gọi là cảm hứng bi kịch, có thể có
trong các loại hình tác phẩm văn học không thuộc loại hình kịch như thơ và
truyện “có chứa yếu tố bi kịch”. Phạm trù cái bi có cơ sở khách quan là nỗi
khổ đau và chết chóc của con người. Nhưng không phải mọi nỗi khổ đau và
mọi sự chết chóc đều có thể gọi là cái bi, đều gây nên cảm xúc bi kịch. Chẳng
hạn cái chết đáng đời của một kẻ xấu xa gây nên sự thoả mãn nhiều hơn; cái
chết ngẫu nhiên không mang ý nghĩa cao cả của một người tốt được người ta
coi như một chuyện thương cảm. Cảm xúc bi kịch bao hàm sự xót xa, thương
tiếc, đồng cảm gắn liền với lòng tự hào rằng con người có sức mạnh vượt ra
khỏi sự tầm thường, vượt lên nỗi đau khổ, có những hành động quyết định,
mặc dù có những nguy cơ gây chết chóc cho họ. Tái hiện những mâu thuẫn bi
kịch trong tác phẩm của mình, lí giải chúng, điển hình hoá chúng, nhà văn qua cốt truyện tác phẩm - tô đậm những xúc cảm đau đớn của các nhân vật,
làm gia tăng tính khốc liệt của các sự kiện diễn ra trong đời sống. Cảm quan
bi kịch ra đời do sự bất mãn với thực tại xã hội. Nó có thể do sự không thoả
mãn của cá nhân với địa vị của chính mình trong môi trường xã hội, nhưng
cảm quan “cao cả” thật sự mang tính bi kịch xuất hiện khi cơ sở chính của

việc không chấp nhận thực tại không phải là sự bất hạnh của bản thân mình,

21


mà là những đau khổ của người khác, sự không phù hợp hoàn toàn giữa thực
tại với những lí tưởng của cá nhân.
Tuy nhiên, bi kịch được sử dụng ở đây không bao hàm ý nghĩa chỉ một
thể loại của loại hình kịch, cái được coi đối lập với hài kịch. Bởi lẽ, những tác
phẩm mà khoá luận xét đều là những truyện ngắn thuộc loại hình tự sự. Do
vậy, nhân vật bi kịch cũng không hàm chứa ý chỉ nhân vật trong tác phẩm
kịch mà bi kịch ở đây được hiểu là tính chất bi kịch theo như ý nghĩa các từ
điển đã chỉ ra. Nhân vật bi kịch thường được đặt trong những hoàn cảnh éo le,
trắc trở, đau thương. Đó là những hoàn cảnh trớ trêu buộc nhân vật phải vật
lộn đấu tranh để bộc lộ rõ tính cách, số phận của mình. Theo Ănghen, cội
nguồn xuất phát của cái bi là từ “xung đột giữa đòi hỏi tất yếu của mặt lịch sử
với tình trạng không thể thực hiện được nó trong thực tiễn”. Sự đối lập gay
gắt giữa hai mặt mà Ănghen đã nêu ra ngày càng gay gắt, khốc liệt xô đẩy
nhân vật đến những cảnh ngộ trắc trở, đau thương. Nhân vật bi kịch có thể
gặp những trắc trở, éo le khác nhau trong đời sống nhưng thường có điểm
giống nhau là đều chịu những đau khổ mất mát, thương vong cả về thể xác lẫn
tinh thần; đời sống vật chất và đời sống tâm lý…
Từ nội hàm khái niệm bi kịch như trên, các tác phẩm mang cảm hứng
bi kịch không thể không đi sâu thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, căng
thẳng, thường trực của nhân vật. Muốn lột tả được nội dung ấy nhà văn không
thể chỉ gia công xây dựng các tình huống xung đột có tính chất đối
kháng giữa cá nhân với xã hội, mà còn phải thể hiện những “trận bão trong
đầu” giữa phần cao cả với thấp hèn, giữa phần con với phần người, phần rồng
phượng với phần rắn rết trong mỗi con người. Trong khuôn khổ của tác phẩm
thuộc loại hình tự sự - như các truyện ngắn đang xét chẳng hạn - nhà văn

không thể không đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật nghĩa là phải có
một nghệ thuật trần thuật, một ngôn ngữ nghệ thuật hướng nội phù hợp với
cảm hứng bi kịch.

22


Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC
DẠNG THỨC NHÂN VẬT BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975
Là một nhà văn suốt đời khao khát khám phá cái đẹp và sự chân thật
của cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và
ông có một vị trí đặc biệt quan trọng - người “tiền trạm đổi mới” (GS. Phong
Lê) trong “Nền văn học hiện đại Việt Nam”.
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã viết nhiều tiểu thuyết và truyện
ngắn đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là những bản anh hùng ca
chói ngời phẩm chất anh dũng, kiên cường, lí tưởng của con người Việt Nam
trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
Sau 1975, cả nước sống trong một bầu không khí tinh thần mới,
Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật. Những tác
phẩm của ông giai đoạn này, đặc biệt là truyện ngắn, hấp dẫn người đọc bởi
sự giản dị gần gũi mà chứa đựng chiều sâu nhân bản… Chính tác giả cũng
từng nhận thấy “Mình viết văn suốt đời tràng giang đại hải, có khi chỉ còn lại
được vài cái truyện ngắn”. Khi tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu trong giai đoạn sau 1975, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn phát hiện: “Vẫn
là một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh tế trong những phát hiện và phân tích,
miêu tả hiện thực cuộc sống và tâm lí nhân vật nhưng trong giai đoạn này, sự
tài hoa tinh tế ấy không bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử
thi của một thời mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh, đề cập những

góc cạnh xù xì, phức tạp của cuộc sống, vì thế nó hướng tới tính đa dạng phổ
quát”. Những gì còn lại với thời gian sẽ thực sự có giá trị lâu bền mãi mãi.
Bản thân Nguyễn Minh Châu là một minh chứng cho điều ấy. Đã có một giai
đoạn, những năm 80 của thế kỉ XX Nguyễn Minh Châu từng bị giới văn học

23


phê phán vì lối văn chương không đi theo truyền thống vốn có lâu nay. Không
mấy người thực sự hiểu và nhìn nhận đúng đắn những giá trị trong sáng tác
của ông. Phải mất một thời gian dài nghiên cứu và tìm tòi những tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu người ta mới dần khám phá ra những giá trị sâu sắc đáng
trân trọng trong đó. Và cho đến hôm nay, thời gian đã khẳng định giá trị
những đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với nền văn học nước nhà. Ông
được tôn vinh là nhà văn tiên phong đặt nền móng cho con đường đổi mới
nền văn học nước nhà. Quá trình đổi mới nghệ thuật viết văn, Nguyễn Minh
Châu đã đưa ra một quan điểm đầy tiến bộ về con người trong văn học, đồng
thời ông đã tạo cho mình một nghệ thuật xây dựng nhân vật rất độc đáo đầy
tính sáng tạo và tính nhân văn sâu sắc. Là một nhà văn ý thức sâu sắc về sứ
mệnh thiêng liêng của người cầm bút, Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở về
việc hình thành cho mình một ý thức nghệ thuật và quan điểm sáng tác tiến
bộ. Ông thường xuyên thể nghiệm và tìm tòi những hướng đi mới trong cách
thể hiện con người trong văn học. Khác với phần đông các tác giả tiền chiến
thường để cho nhân vật bị sự kiện lấn át, con người thường chỉ là phương tiện
để nhà văn tái hiện, xâu chuỗi các biến cố lịch sử. Nguyễn Minh Châu trước
sau đều hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá và thể hiện con người.
Quá trình nhận thức của nhà văn về con người cũng là một quá trình mở rộng
đào sâu với nhiều trăn trở và tự vấn. Tuy vậy nhờ vào một khả năng sáng tạo
phi thường và nỗ lực lao động không mệt mỏi, nhà văn đã gặt hái được những
thành công đặc sắc trong quan niệm về con người và nghệ thuật xây dựng

nhân vật trong văn học hiện đại Việt Nam thời kì đầu đổi mới. Con đường đổi
mới nghệ thuật văn chương của Nguyễn Minh Châu là một con đường nhiều
trăn trở và nhiều thể nghiệm sâu sắc. Đặc biệt là từ sau năm 1975, có thể nói
Nguyễn Minh Châu đã dần đi tới những hoàn thiện về nghệ thuật văn học cũng
như quan niệm toàn diện, đa chiều về con người. Vượt qua những quan niệm

24


còn đơn giản, xuôi chiều của văn học sử thi, nhà văn đã hướng đến việc tiếp
cận con người trên nhiều bình diện và nhiều tầng bậc. Tiếp tục đi theo con
đường khám phá thế giới bên trong tâm hồn con người những bi kịch giằng xé
nhưng khác với giai đoạn trong chiến tranh, say mê tìm kiếm những vẻ đẹp
cao cả cùng “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, trong
thời đại mới sau chiến tranh, nhà văn tập trung lật xới những tầng đáy sâu của
tâm lí, tư tưởng, tiềm thức và tâm linh của con người... Trong giai đoạn này,
quan niệm về con người và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có
những chuyển biến mạnh so với thời kì trước năm 1975.
Thời kì trước năm 1975, với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ
nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Nguyễn
Minh Châu đã xây dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan
nghệ thuật của nhà văn. Đó là những con người ngập tràn tình cảm lãng mạn,
trẻ trung tươi tắn như Lãm, Nguyệt (trong Mảnh trăng cuối rừng), cô gái
mang “niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống”, niềm tin ấy “như sợi chỉ xanh óng
ánh, bao nhiêu bom đạn giội xuống, cũng không hề đứt, không thể nào tàn
phá nổi”. Đó là Kinh, Lữ, Khuê, Cận, Lượng ... (trong Dấu chân người lính) những viên ngọc, sáng đẹp một cách rực rỡ, không có tỳ vết. Khó có thể tìm
thấy một khiếm khuyết nào trong phẩm chất của họ. Đúng như nhà phê bình
N.I.Niculin trong bài viết “Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh” nhận xét:
“niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được
khúc xạ ở chỗ, anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như

được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng…”. Con người trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu trước 1975 mang tính lí tưởng hóa rõ nét. Và tất cả
đều được xây dựng nên bằng một chất văn trữ tình bay bổng và giọng ngợi ca
đầy tính sử thi. Bước sang thời kì hậu chiến, Nguyễn Minh Châu đã tìm tòi và
đổi mới sâu sắc trong cách nhìn con người. Và chính trong giai đoạn này ông

25


×