Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phật giáo trong tư duy nghệ thuật nguyễn xuân khánh (qua đội gạo lên chùa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HỒNG QUYÊN

PHẬT GIÁO TRONG TƯ DUY NGHỆ THUẬT
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
( QUA ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã ngành: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

Hà Nội. 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệpngười thầy tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu đang công tác tại Viện Văn học,
phòng Sau đại học và các thầy, cô giáo khoa Ngữ Văn- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình em học tập và thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới BGH trường THCS Tân Minh A, BGH trường THCS
Thị Trấn Sóc Sơn- huyện Sóc Sơn- Hà Nội, những người thân trong gia đình và bạn bè
đồng nghiệp đã động viên, khích lệ đồng thời giúp đỡ em nhiều mặt trong suốt thời gian
học tập và làm luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Quyên




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Đăng
Điệp. Tôi xin cam đoan rằng:
-

Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.

-

Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.

-

Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã được
công bố trước đó.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Quyên


MỤC LỤC
Lời cảm ơn……………………………………………………………….
Lời cam đoan…………………………………………………………….

I. MỞ ĐẦU………………………………………………………………

1

1. Lí do chọn đề tài....................................................................................

1

2. Lịch sử vấn đề........................................................................................

2

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................

6

4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................

7

5. Cấu trúc luận văn...................................................................................

7

6. Đóng góp của đề tài...............................................................................

7

II. NỘI DUNG...........................................................................................


8

Chương 1: CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI
KÌ ĐỔI MỚI........................................................................

8

1.1 Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam trước 1986...................

8

1.1.1 Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX...........

8

1.1.2 Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam từ 1945- 1985..........

16

1.2 Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.............

24

1.2.1 Nhìn nhận cuộc sống trong tinh thần nhân văn................................

24

1.2.2 Cuộc sống trong tính hài hoà giữa các giá trị..................................

27


1.3 Cảm quan Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh.............

30

Chương 2: CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

44

2.1 Cảm quan Phật giáo như là một sự lựa chọn về lẽ sống của một quốc gia, dân
tộc........................................................................................

44

2.2 Cảm quan Phật giáo như một sự lựa chọn ứng xử cá nhân.............

50

2.3 Triết lí tuỳ duyên..................................................................................

61

Chương 3: CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRÊN NHỮNG BIỂU HIỆN HÌNH
THỨC NGHỆ THUẬT.....................................................

70

3.1 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật.............................................


70


3.1.1 Người kể chuyện...............................................................................

70

3.1.2 Điểm nhìn trần thuật.........................................................................

79

3.2 Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật...............................................................

81

3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu...........................................................................

91

3.3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ...........................................................

92

3.3.2 Giọng điệu........................................................................................

98

III. KẾT KUẬN........................................................................................

112


Tài liệu tham khảo....................................................................................

114


-1-

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Việt
Nam, đặc biệt với bộ ba tác phẩm đồ sộ là Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng
Ngàn (2005) và gần đây nhất là cuốn Đội gạo lên chùa (2011). Là một trong
số không nhiều các nhà văn nhận được đánh giá cao của giới phê bình, nghiên
cứu, với sự trở lại đầy ngoạn mục sau cả một thời gian dài vắng bóng trên văn
đàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự tạo được dấu ấn sâu đậm trong
lòng người đọc cũng như trong nền văn học nước nhà.
Trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, những suy tư về lịch sử, văn
hóa gắn liền với những suy tư về Phật giáo. Cảm thức Phật giáo, tùy duyên
đặc biệt rõ trong tư duy nghệ thuật của ông qua tác phẩm Đội gạo lên
chùa.Viết Đội gạo lên chùa đối với Nguyễn Xuân Khánh chính là một cái
duyên. Tác phẩm đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong những khoảng thời
gian khó khăn nhất của hai cuộc chiến tranh và đã giúp cho người đọc thấy
được Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức, lối sống đạo đức, văn hoá của người
Việt Nam như thế nào. Đạo Phật giống như một ngôi nhà cho những số phận
đau thương mất mát, nơi giúp họ vượt qua mọi nỗi đau, vươn lên trong cuộc
sống. Phật giáo còn được tác giả khẳng định như một lối sống tốt đẹp và Phật
tính luôn luôn ẩn tàng trong mỗi con người Việt, chỉ cần có dịp là bùng phát.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo có lúc thịnh lúc suy
nhưng luôn ẩn giấu bên trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Đến

nay Phật giáo vẫn phát huy mạnh mẽ giá trị của mình. Tư tưởng Phật giáo
trong văn học- một đề tài không mới nhưng không hề cũ đối với Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm của ông xứng đáng được vinh danh
về những mảng đời thực và những triết lí muôn đời chứa đựng trong đó. Đề
cập đến lối sống đạo đức, văn hoá, nhà văn nhắc đến vấn đề muôn thuở đáng


-2-

quan tâm của con người. Không chỉ bảo tồn một lối sống tốt đẹp mà còn là
nét văn hoá- bộ mặt của cả quốc gia, dân tộc mới vững bền.
Chọn Phật giáo làng quê làm đối tượng triển khai, Nguyễn Xuân
Khánh, một lần nữa tiếp tục khảo sát các giá trị văn hóa Việt Nam với một
cảm quan dân tộc chủ nghĩa đắm đuối. Cảm quan này sẽ chi phối cách ông
biện luận trong Đội gạo lên chùa - những phạm trù nổi bật của Phật giáo Việt
Nam.
Tư tưởng Phật giáo trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
truyền tải những vấn đề rất đáng được quan tâm trong xã hội hiện đại ngày
nay. Nói như nhà văn Hoàng Quốc Hải- người cũng đau đáu với những cuốn
tiểu thuyết lịch sử- nêu những điều tâm đắc của mình về cuốn tiểu thuyết của
người đồng nghiệp tài hoa: Anh luôn đụng đến những vấn đề bản chất của
văn hoá Việt, đó là Mẫu thượng ngàn- hiện tượng văn hoá thuần Việt; và giờ
đây là đạo Phật- hiện tượng văn hoá du nhập nhưng đã được Việt hoá. Đội
gạo lên chùa cũng là lời cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp đẽ
của văn hoá Việt đang bị phá huỷ, đang dần biến mất. Đó là lí do chúng tôi
chọn đề tài “Phật giáo trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh (qua
Đội gạo lên chùa)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những đánh giá khái quát về sự nghiệp văn học Nguyễn Xuân
Khánh

Sự xuất hiện trở lại của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cùng với các tác
phẩm của ông trong đời sống văn học đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư
luận, giới truyền thông và các nhà nghiên cứu, phê bình. Dưới đây là một số ý
kiến tiêu biểu về nghệ thuật tiểu thuyết và nhân vật trong Hồ Quý Ly, Mẫu thượng
Ngàn và Đội gạo lên chùa đã công bố trên sách báo, luận văn tốt nghiệp.


-3-

Trong cuộc

Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly diễn ra

ngày 21/9/2000 do Nhà xuất bản Phụ nữ kết hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ
chức, đó có rất nhiều ý kiến đánh giá. Cụ thể kể đến ý kiến của nhà văn Vũ
Bão, Trần Thị Trường, Châu Diên, Nguyễn Kiên, Phạm Xuân Nguyên, nhà
nghiên cứu Đinh Công Vĩ... Nhìn chung, các tác giả đều đã chỉ ra được nét
đặc sắc của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo nên
thế giới nhân vật vô cùng chân thực, sống động, hấp dẫn. Tuy nhiên, các bài
báo, bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát hoặc bước
đầu đánh giá thành công hay hạn chế ở một khía cạnh của cuốn tiểu thuyết.
Cuộc Hội thảo về Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân
Khánh được tổ chức ngày 15/10/2012 bởi Viện Văn học kết hợp với Nhà xuất
bản Phụ nữ, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn
học: Lại Nguyên Ân, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Toàn, Hoàng Quốc Hải, Bùi
Việt Thắng, Phạm Xuân Nguyên... Buổi toạ đàm diễn ra trong không khí
trang trọng với mục đích nhằm hướng tới những cách tiếp cận đa chiều về tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, xuất phát từ những suy tư lịch sử- văn hoá
trong các sáng tác của ông. Toạ đàm đã xoay quanh ba vấn đề chính: Một là
làm sáng tỏ vấn đề thể loại; thứ hai là vấn đề đổi mới tư tưởng và thứ ba là

nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của ông. Cũng tại cuộc Hội thảo này, hơn hai
mươi lăm bản tham luận đã góp phần luận giải, phân tích sự thành công trong
tư duy nghệ thuật, cấu trúc tư tưởng và diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết của
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Mỗi một nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình lại
đưa ra những nhận định khác nhau về những sáng tác của nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh. Nhà nghiên cứu Phạm Toàn đã mở đầu cho buổi toạ đàm với
việc phân định lại khái niệm lịch sử, khoa học lịch sử và tiểu thuyết lịch sử.
Tiếp đó, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, với những tác phẩm của mình,
Nguyễn Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ không minh hoạ cho tư


-4-

tưởng nào khác. Rằng ông viết lịch sử là để viết về con người, về những giá
trị nhân văn trong đời sống. Theo Lại Nguyên Ân thì Nguyễn Xuân Khánh đã
đi được vào từng cảnh ngộ của con người. Đến nhà nghiên cứu La Khắc Hoà,
ông nhìn thấy ở Nguyễn Xuân Khánh sự đổi mới tác phẩm tự sự từ nguyên
tắc sử thi trước 1975 sang nguyên tắc của tiểu thuyết, từ ngôn ngữ kể bằng lời
sang ngôn ngữ kết cấu và nhà văn đã xây dựng được một “mã truyện kể” đó
chính là cái trục âm tính- dương tính mà sự thắng thế của âm tính được coi là
lựa chọn của nhà văn. Còn PGS.TS Nguyễn Thị Bình đi vào trường hợp cụ
thể với tác phẩm “ Đội gạo lên chùa” để nhận định, Nguyễn Xuân Khánh là
người tự do trên sân chơi tiểu thuyết. Ông đã đưa ra những suy tư về giá trị
sống, giá trị văn hoá tại các thời điểm lịch sử. Cho nên, tác phẩm ấy của ông
chứa đựng Phật giáo theo kiểu riêng ông và ông đã đề xuất lẽ sống tuỳ duyên
của mình trong việc ca ngợi tự do, không áp đặt, không định kiến về kẻ
khác...
Luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn trần
thuật học của Hoàng Thị Hiền Lương. Công trình này người viết khai thác về
vấn đề trần thuật học như: thời gian, không gian trần thuật; kết cấu, điểm nhìn

trần thuật và ngôn ngữ trần thuật. Trong đó, bài viết có khảo sát qua ba tiểu
thuyết: Miền hoang tưởng, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh.
2.2 Các ý kiến bàn về vấn đề Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa
Phần lớn các công trình nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh thường
tập trung xoay quanh hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn.Tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa tuy mới xuất bản chưa lâu nhưng trên báo chí cũng
có số lượng bài viết không thua kém hai tiểu thuyết trước đó.


-5-

Một số bài viết đáng chú ý như: Tiểu thuyết như một tham khảo Phật
giáo(Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh) -Mai Anh Tuấn, Tinh
thần dân chủ của Phật giáo Việt Nam qua tiểu thuyết Đội gạo lên -Văn
Chinh, Một cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc qua “Đội gạo lên chùa” –
Đỗ Ngọc Yên, Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa- mang đậm màu sắc Phật giáoTrần Hoài, Hoàng Duyên, Nguyễn Xuân Khánh- Đội gạo lên chùa của Thu
Hà... Những bài viết này chủ yếu giới thiệu, đánh giá về tác giá, tác phẩm
chứ chưa đi sâu nghiên cứu vào một vấn đề cụ thể nào.
Tư tưởng Phật giáo là cái nền, cái cốt làm nên cái hay, cái đẹp của Đội
gạo lên chùa. Trong tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã nói về cái tâm từ bi
của nhà Phật chính là sức mạnh cải hóa, cảm hóa chúng sinh. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào, người tu thiền đích thực vẫn có thể tùy duyên mà vượt qua
được mọi sóng gió với cái tâm an nhiên, tự tại.
Một số bài viết được in trong cuốn Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật
Nguyễn Xuân Khánh -PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp chủ biên có bàn về vấn đề
Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa: Trong một hình bóng một đại
sự(Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh)Nguyễn Chí Hoan đã đưa
ra, phân tích nhiều chi tiết giúp người đọc hiểu rõ kiểu hội thoại đặc trưng,

giọng điệu, bố cục – tính đăng đối cho văn phong của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh trong cuốn tiểu thuyết này. Bài viết Khi tâm thức Phật giáo hòa vào
tâm thức Việt( Nhân đọc Đội gạo lên chùa) Tôn Phương Lan đã bàn về tính
chất thể loại, lối sống từ bi hỉ xả, về cải cách ruộng đất, về những cách tân
hình thức nghệ thuật... giúp người đọc hiểu rõ con đường hành đạo của một số
nhân vật là phật tử và đệ tử, tu tại chùa hoặc tu tại tâm, đã được Nguyễn Xuân
Khánh tạo dựng nên từ một thế giới đa sắc của người có niềm tin vào tâm
linh, vào thuyết lí giao hoà âm dương và luật nhân quả. Bài viết Đội gạo lên
chùa- một cách hiểu về Phật tính, Nguyễn Thị Bình đã bàn về duyên nghiệp-


-6-

những luận giả riêng về Phật giáo, Phật tính và cái nhìn không định kiến về
“kẻ khác” giúp người đọc hiểu rõ hơn quan niệm của nhà văn về triết lí tuỳ
duyên- lối sống nhà Phật và Phật tính- nhân tính. Bài viết Tâm thức Phật giáo
trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Phan Trần Thanh Tú cũng
bàn về tâm thức Phật giáo- một yếu tố chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của
tác phẩm đã được nhà văn thể hiện một cách nhuần nhị mà sâu lắng khi được
đặt trong bối cảnh của thời kì mạt pháp, lúc cái ác ngự trị và kiếp người điêu
linh. Còn trong bài viết Đội gạo lên chùa- sự đối đầu giữa các giá trị văn hóa,
Phan Trọng Hoàng Linh đã giúp người đọc có cái nhìn khách quan về các mối
quan hệ giữa các giá trị văn hoá để rồi từ đó nhìn lại và đề xuất cách ứng xử
đối với những vấn đề của dân tộc hôm nay. Những bài viết này cũng mang
tính chất giới thiệu, nhận xét , đánh giá về yếu tố Phật giáo có trong tác phẩm.
Vì thế, Phật giáo trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm
Đội gạo lên chùa vẫn còn rất mới mẻ và rất đáng được quan tâm.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Luận văn hướng tới việc đưa ra một cái nhìn, một sự nhận diện và
cắt nghĩa trên mức độ khái quát nhất về những ý nghĩa, tư tưởng mà nhà văn

muốn truyền đạt thông qua việc đưa Phật giáo vào tác phẩm. Từ đó thấy được
đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho nền văn học Việt Nam đương đại.
3.2 Đề tài này quan tâm đến vấn đề Phật giáo trong tư duy nghệ thuật
Nguyễn Xuân Khánh qua tiểu thuyết lịch sử Đội gạo lên chùa .Vì thế, đối
tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài này là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa và
yếu tố Phật giáo trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh được biểu hiện với
những sắc thái như thế nào, có ý nghĩa và những đóng góp tích cực gì.
3.3 Trong khuôn khổ luận văn, để làm nổi bật vấn đề, chúng tôi sẽ
khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh và một số sáng tác của
nhà văn khác nhằm làm nổi bật nét đặc sắc trong sáng tác của ông.


-7-

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp liên ngành.
- Phương pháp phân tích tác phẩm.
Những phương pháp này chúng tôi sử dụng có khi tách biệt, nhưng
hầu như đan xen, kết hợp trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành ba
chương:
Chương 1. Cảm thức Phật giáo trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới
Chương 2. Cảm thức Phật giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3. Cảm thức Phật giáo trên những biểu hiện hình thức nghệ
thuật.

6. Đóng góp của đề tài
Tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu và những ý kiến gợi mở từ
các công trình, bài viết.... luận văn khái quát một số vấn đề về tôn giáo trong
văn học Việt Nam thời kì đổi mới, vận dụng để tìm hiểu cái nhìn Phật giáo
trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Phân tích những khía cạnh mới, những tư tưởng mới, những nét độc
đáo trong cách nhìn nhận vấn đề Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Qua đó góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh vào quá trình cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam.


-8-

II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I- CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1 Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam trước 1986
1.1.1. Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX
Phật giáo xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại ( nay thuộc Nê
Pan) vào cuối thế VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân
chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo đã thể hiện tinh thần
phản kháng của những người nghèo,chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo
Bàlamôn tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã
hội nô lệ Ấn Độ.
Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (Nghĩa là Ông thánh
hay nhà hiền triết của dân tộc người Thích Ca). Trong suốt những năm còn tại
thế, đức Phật đã du hành và thuyết pháp độ sinh. Tuy nhiên ngài không dạy
cho mọi người những gì ngài biết khi chứng ngộ, mà thay thế vào đó ngài

dạy cho mọi người làm thế nào để nhận thức rõ tính giác ngộ vốn sẵn có ngay
trong bản thân của họ. Ngài dạy rằng bản chất giác ngộ chỉ đến khi kinh
nghiệm trực tiếp chứ không thể thành tự thông qua bằng niềm tin và các giáo
điều.
Nhiều thế kỉ sau khi ngài nhập diệt, Phật giáo đã được truyền bá khắp
các nước Châu Á và trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở lục địa
này.
Phật giáo đến Việt Nam từ rất sớm, ngay từ những thế kỷ đầu Công
nguyên với chứng tích đầu tiên là truyện cổ Chử Đồng Tử có nhắc đến việc
Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ.
Sử liệu đã khẳng định sự hiện hữu và đồng hành mật thiết của Phật giáo
với dân tộc Việt Nam trải qua suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm. Chính


-9-

tinh thần hoà nhập nhuần nhuyễn của Phật giáo đã tạo thành mô hình Phật
giáo Việt Nam có sắc thái độc đáo, tràn đầy sức sống. Khoảng thời gian đó
cũng đủ để người dân Việt Nam hình thành nên đạo đức, lối sống mang đậm
chất Phật giáo. Mà lối sống chính là bộ mặt văn hoá của một xã hội.
Ảnh hướng tới tất cả mọi mặt của đời sống, mạnh nhất là thời Lý- Trần,
Phật giáo xâm nhập cả vào các hình thức nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc,
hội hoạ. Đặc biệt, Phật giáo cũng góp phần đáng kể qua những tác phẩm thơ,
văn, làm sáng danh nền văn học Việt Nam trải qua những giai đoạn khá dài
trong đó có thể loại tiểu thuyết.
Trước thế kỉ XX văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng
nghệ thuật của văn hoá Trung Quốc. Văn học chính thống do nhà nho viết,
sinh hoạt văn chương thu hẹp trong giới trí thức nho sĩ. Lúc này văn chương
chưa thật sự phổ biến, không phải là một nghề mà sáng tác chủ yếu do nhu
cầu cá nhân hay để tặng các bằng hữu... Văn giáo huấn được coi trọng hơn

văn nghệ thuật. Văn thơ chữ Hán được coi trọng hơn chữ Nôm. Thơ được tôn
trọng hơn văn xuôi. Tiểu thuyết thường được viết bằng chữ Hán với kết cấu
chương hồi. Văn chương có tính quy phạm, niêm luật chặt chẽ. Từ đề tài,
nhân vật, cốt truyện đến hình ảnh, ngôn ngữ và cách tả cảnh, tả người, tả
không gian, thời gian... đều nằm trong một hệ thống ước lệ.
Sang đầu thế kỉ XX, khi đất nước còn ngập trong đế giày xâm lược của
bọn thực dân, khi mà chế độ Phong kiến còn hoành hành, chà đạp, đè nén lên
quyền sống, quyền hạnh phúc của người nông dân, khi mà tư tưởng Nho giáo
tồn tại, thống trị độc tôn đất nước trong suốt 400 năm đã sụp đổ; tư tưởng
phương Tây và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã bị đại đa số tri thức
và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ thuộc địa và thực dân
Pháp nên không được chấp nhận; khi ý thức hệ cộng sản và các tư tưởng mới
khác chưa ra đời thì Phật giáo cũng bước vào chặng đường suy đồi. Cả một


-10-

khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính
trị to lớn bao trùm lên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức. Và đây
cũng chính là điều kiện lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới,
những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới liên tiếp
diễn ra từ những ngày đầu thế kỉ XX đến cuối đệ nhất thế chiến. Mãi cho đến
những năm 20 của thế kỉ XX, khi một loạt các tổ chức cộng sản ra đời ở Việt
Nam, khi nhiều phong trào cách mạng nổ ra để chống lại sự xâm lược của
thực dân Pháp và sự chèn ép của chế độ Phong kiến đương thời thì Phật giáo
mới được thức dậy, được chấn hưng và hiện đại hoá hơn.
Trong bối cảnh lịch sử ấy, ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, khi thể
loại tiểu thuyết mới bắt đầu hình thành bao gồm cả truyện ngắn, truyện vừa và
truyện dài, các nhà văn và các học giả của Việt Nam đã đưa những tác phẩm
của mình gắn với hiện thực cuộc sống và có mang hơi hướng hiện đại, ảnh

hưởng của phương Tây. Nhưng trong đó, dù không thật sự rõ nét nhưng tư
tưởng Phật giáo vẫn giống như dòng chảy âm ỷ xuyên thấu qua các tác phẩm
của các nhà văn trong đó có việc các nhà văn luôn coi tiểu thuyết là phương
tiện để truyền bá đạo đức. Thay vì các truyện xưa, tích cũ, những “tử viết”,
“thư văn” lấy từ văn học cổ Trung Quốc, từ lịch sử, từ kho tàng văn học dân
gian, các nhà tiểu thuyết đã đi đến những điều gần gũi, quen thuộc đang diễn
ra trong hiện thực cuộc sống. Quan điểm đạo đức thường xuyên chi phối quá
trình sáng tác của các nhà văn. Viết tiểu thuyết, trong quan niệm của họ,
không gì hơn là nhằm “gián tiếp mà giúp cho sự giáo dục”, “làm giáo khoa
bổ tập” để chỉnh đốn, khuyên răn “nhân tâm, phong tục”. Trong hồi ký Đời
của tôi văn nghệ, Hồ Biểu Chánh nói rõ: “ Viết tiểu thuyết để cảm hoá đặng
lần lần dắt quần chúng trở về đường chính đáng quang minh”.
Rõ ràng, trong con mắt của các nhà văn trong những năm đầu thế kỉ,
sức mạnh của luân lý, đạo đức đối với văn chương đương thời còn rất nặng


-11-

nề. Hàng loạt các tác phẩm như: Hoàng Tố Anh hàm oan (Trần Thiên Trung,
1910), Phan Yên ngoại sử, Tiết phụ gian truân ( Trương Duy Toản, 1910), Tô
Huệ Nhi ngoại sử, Phùng Kim Hương ngoại sử ( Lê Hoằng Mưu, 1920),
Nghĩa tình khẳng khái (Bửu Đình), Cay đắng mùi đời (Hồ Biểu Chánh,
1923)... Đây là những câu chuyện đề cao đạo đức nhân nghĩa, thương người
hoạn nạn, thẳng thắn mà thuỷ chung, biết vượt lên chính số phận của mình,
những vấn đề nghiệp duyên, nhân quả...Những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
cho đến cuối cùng, những người nghèo giàu đạo đức nhân nghĩa cũng được
sống sung sướng, còn bọn nhà giàu bất lương, bạc ác thì bị trừng trị đích
đáng. Trong cốt truyện Con nhà nghèo và Tiền bạc bạc tiền, nhà văn đã khéo
léo vận dụng quan điểm quả báo của nhà Phật để trừng phạt những kẻ nhà
giàu không có nhân nghĩa. Bằng một tai nạn xe hơi bất ngờ, tác giả đã giết

chết mụ tri phủ Khánh Long, in một cái sẹo vào giữa mặt Đỗ Thị và biến
huyện hàm Phan Phú Thư thành một anh thọt chân. Và theo logic chủ quan
của tác giả, nhiều nhân vật cuối cùng đã biến thành những nhân vật tu nhân
tích đích: Lê Văn Đó, Trần Thượng Trí...). Nhà văn đã giống như một nhà
tuyên truyền của đạo Phật thông qua các tác phẩm của mình với những lý
thuyết về số kiếp, về quả báo, về việc tu nhân tích đức, không nên báo oán (
kể cả đối với kẻ thù), tư tưởng thoát tục.... Suốt cuộc đời mình, Lê Văn Đó đã
sống theo gương của hoà thượng Chánh Tâm để hoàn thiện bản thân mình.
Đó cũng chính là những giáo lí nhà Phật răn dạy đã ăn sâu vào tiềm thức của
con người Việt Nam.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà văn thời kì này đều tập trung quan tâm và
đưa ra những vấn đề xã hội, hướng đến mối quan hệ giữa con người với hoàn
cảnh để tố cáo hiện thực xã hội. Có những nhà văn lại hướng vào chiều sâu
thế giới bên trong tâm hồn con người như Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm...
Mối quan tâm lớn của họ lúc này đặc biệt là các nhà tiểu thuyết thuộc nhóm


-12-

Tự lực văn đoàn đều hướng văn học trở về với những quan tâm thường nhật
của cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là họ phản đối thứ văn chương tuyên
truyền đạo lý một cách lộ liễu, nói như các nhà văn, nghệ sĩ không phải là nhà
đạo đức mà phải thực hiện thiên chức nghệ sĩ trung thực với cuộc sống thực
tại. Vì thế , thay vì những câu chuyện đề cao lối sống nhân nghĩa, thuỷ chung,
thương người hoạn nạn, ở hiền gặp lành... theo giáo lí nhà Phật thì tiểu thuyết
của nhóm Tự lực văn đoàn thường là những chuyện tình xoay quanh tình yêu,
hôn nhân của những “Chàng”, những “Nàng” tân thời, học chữ Tây, sống ở
thành thị, hấp thụ văn minh Châu Âu. Họ đã vượt qua mọi hủ tục của lễ giáo
phong kiến, những lề thói gia trưởng để tự khẳng định nhu cầu tự do của mình
như nhân vật Mai (Nửa chừng xuân) hay cô Loan (Đoạn tuyệt)... Nhưng đâu

đó qua những tác phẩm của Tự lực văn đoàn, người đọc vẫn bắt gặp hình ảnh
những mái chùa rêu phong ở Kinh Bắc.
Do bối cảnh lịch sử, có những lúc ta tưởng như rằng yếu tố Phật giáo đã
bị lãng quên bởi thay vào đó các nhà văn đã dùng cây bút của mình phản ánh
đúng hiện thực cuộc sống. Có những tác phẩm tập trung viết về cuộc sống
hiện thực của người công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị như Lầm than
(Lan Khai), Con trâu (Trần Tiêu)... Có những nhà văn lại dùng tiểu thuyết để
ca ngợi Hội ánh sáng, ca ngợi những chủ ấp tân học từ thiện, những địa chủ
tư sản đang áp dụng một chương trình cải lương cho dân quê như: Trống mái,
Gia đình (Khái Hưng), Hai vẻ đẹp (Nhất Linh), Con đường sáng (Hoàng
Đạo)...Các nhà văn hiện thực phê phán đầu những năm 30 lại phản ánh khá
đầy đủ và phong phú hiện trạng xã hội đương thời. Đó là cuộc sống cơ cực
của người nông dân- nạn nhân đau khổ của bọn cường hào, địa chủ, quan lại
tham nhũng, của chính sách thuế khoá hà khắc của thực dân. Họ bị tra tấn,
kìm kẹp, bị phá sản, bị đẩy vào con đường lưu manh... Các tác phẩm ấy đã trở


-13-

thành “hình bóng cuộc đời” để nâng cao nhận thức chứ không phải chỉ dừng
lại ở việc răn dạy như văn học thơì trước.
Mặc dù vậy, bởi đã từ lâu Phật giáo thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ,
nếp sống của dân tộc Việt Nam vì thế trong tâm hồn mỗi người Việt Nam dù
ở bất cứ thời kì lịch sử nào vẫn luôn sẵn có mầm mống tinh thần Phật giáo.
Cho nên, bên cạnh các trào lưu văn học trên, tư tưởng Phật giáo ít nhiều cũng
đi vào các tác phẩm.
Trong thơ ca, ngay từ đầu thế kỉ XX, Hàn Mặc Tử, tuy không phải là
một tín đồ Phật giáo nhưng văn thơ của ông cũng ảnh hưởng phần nào từ
ngôn ngữ, tư tưởng nhà Phật như các bài thơ: Cao hứng, Cuối thu, Điềm lạ
hay Phan Thiết... Hay Vũ Hoàng Chương cũng là một trong những nhà thơ

chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Nhà thơ đã mượn những giáo lí nhà
Phật như: nhân quả, luân thường, khổ đau để diễn tả nỗi niềm khao khát vượt
ra khỏi bờ mê, đi đến bến giác như: Nguyện cầu và sau đó là Lử từ bi...
Trước những năm 30 của thế kỉ XX, tiểu thuyết nước ta bắt đầu bước
lên trên con đường định hình và phát triển. Nếu ở Nam Bộ, tiểu thuyết lịch sử
phát triển để đáp ứng thị hiếu của đại đa số người đọc là lớp người bình dân
thì ở miền Bắc một loạt tác phẩm có giá trị tiêu biểu như: Kim Anh lệ sử
(1924, Trọng Khiêm), Tố Tâm (1925, Hoàng Ngọc Phách), Quả dưa đỏ
(1925, Nguyễn Trọng Thuật), Nho Phong (1926, Nguyễn Trường Tam)...hay
những cây bút truyện ngắn như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn
Công Hoan, Nhất Linh... cũng bắt đầu viết. Các tác phẩm của những nhà văn
trên ít nhiều cũng mang theo hơi thở Phật giáo. Bởi từ xưa, Phật giáo vốn là
tôn giáo vì con người và về con người, hướng con người vươn tới tình thương
yêu bao la, mênh mông, với tư tưởng từ bi hỉ xả, đặc biệt chú trọng đến con
người đau khổ. Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm đề cập tới cái khổ của một
cuộc đời lưu lạc, đau khổ ê chề của một người phụ nữ con nhà nề nếp vì gia


-14-

đình sa sút nên phải nhận lấy cuộc sống ba chìm bảy nổi. Bị rơi vào cảnh lưu
lạc giang hồ, Kim Anh phải làm vợ hết người này đến người khác, lúc rơi
vào cảnh nàng hầu tên tri huyện Nam Bình, lúc làm bạn tình với Phán Bậu,
lúc làm cô đầu ở hàng Giấy, có lúc lại gá nghĩa với lão tư sản Vạn Hồng. Và
khi tuyệt vọng, không còn lối thoát Kim Anh đã tìm đến, đem thân nương nhờ
nơi của Phật với mong muốn tìm được bến đỗ bình yên. Bên cạnh dó, nhiều
kiếp người, nhiều cảnh ngộ xã hội, nhiều nhân vật có ý nghĩa được nhà văn
đưa vào tác phẩm để phản ánh nhiều khía cạnh của hiện thực xã hội đương
thời.
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách trong câu chuyện của một đôi trai gái

yêu nhau nhưng mang theo cái khổ vì lễ giáo phong kiến mà không được sum
họp. Ở Tố Tâm thể hiện tính chất hiện đại trong việc lựa chọn đề tài chuyện
tình yêu trai gái. Có thể coi đây là bản tình ca ngoài lễ giáo, thật mới mẻ, hiện
đại của một lớp thanh niên trí thức trẻ vào những thập niên đầu thế kỉ. Ở đó,
ta còn bắt gặp thuyết “luân hồi sinh tử” trong Phật giáo khi Tố Tâm với
những đau khổ về tinh thần vì bị mẹ ép gả cho một người mà cô không yêu,
sau ba mươi sáu ngày lên xe hoa cô ốm chết ... Tố Tâm đã để lại bao dư vị
trong lòng người đọc và trở thành cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trong lịch
sử văn học Việt Nam.
Sau này, truyện ngắn Hồn bướm mơ tiên (1933)- sáng tác đầu tay của
Khái Hưng là tác phẩm có không gian nhà chùa. Thông qua tác phẩm, Khái
Hưng cho thấy tư tưởng chủ đạo của yếu tố Phật giáo trong tác phẩm chính là
sự luân hồi của vạn vật, sự vô thường vô ngã giả tạm và sinh tử của kiếp
người, những nỗi khổ của con người trong cuộc sống thế nhân, và cuối cùng
là trở về cảnh giới Niết bàn như một sự cứu cánh cho con người sau khi trải
qua hành trình tu chứng.


-15-

Lan là một người thiếu nữ vừa mới lớn có một quá khứ đầy bất hạnh:
cha mẹ mất sớm, cô về sống với người chú ruột. Vì không muốn bị chú ép
duyên, cộng thêm lời hứa với mẹ trước lúc lâm chung mà Lan đã cải trang
thành nam nhân đến chùa Long Giáng quy y tu học. Với Lan, cái quá khứ bất
hạnh kia dường như đã trôi vào dĩ vãng từ lâu, trước mắt Lan là cuộc sống tu
hành, tuy đơn sơ đạm bạc mà lại yên bình, thanh thoát đến lạ thường. Lan chỉ
chuyên tâm tu học kinh Phật để chuyển hoá cái duyên nghiệp ái tình đã tạo
nên hình hài một chú tiểu Lan có hoàn cảnh bất hạnh như thế, và để cho
những nỗi muộn phiền thuộc về dĩ vãng kia rụng rơi theo tháng năm. Nhưng
rồi sau hai năm tu luyện, sau khi gặp Ngọc, Lan mới chợt nhận ra cơn dông

bão ái tình thật dữ dội, và nếu không có sự cố gắng vượt qua chính mình thì
Lan không dễ gì được tiếp tục đi trên con đường đã chọn... Mặc dù đã có lúc
Lan tỏ rõ thái độ với Ngọc, quyết tâm giữ lời thề với mẹ và Phật tổ nhưng Lan
cũng phải chịu nhiều nỗi dằn vặt và đấu tranh nội tâm quyết liệt với chính
mình, cho nên trạng thái tâm thức này của Lan đúng như lời Phật dạy “yêu
nhau mà không đến được với nhau là khổ”- một trong tám loại khổ cơ bản mà
Đức Phật có nói đến trong bài thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều
Trân Như tại vườn Thượng Uyển. Sau khi trải qua bao thử thách cam go,
Lan đã đủ nghị lực để xa lánh trốn trầm luân trong tâm thức của mình, và lại
tiếp tục dấn bước trên con đường tu đạo. Đức Phật từng nói “ Chiến thắng ba
quân, không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt
nhất”, và Lan được xem như người chiến sĩ dũng cảm đã vượt qua những
mật ngọt cám dỗ của tình yêu lứa đôi, dù trái tim đã hơn một lần rung động
dữ dội vì mối tình đầu chớm nở của người thiếu nữ đang độ xuân sắc nhưng
cuối cùng Lan đã vượt qua chính mình, và vẫn là người nữ tu xuất gia thoát
tục, giữ vẹn được lời thề với mẹ và với đức Phật từ bi.


-16-

Tuy nhiên, Hồn Bướm mơ tiên của Khái Hưng là một trong số ít những
tác phẩm thể hiện rõ nét tư tưởng Phật giáo trong nền văn học giai đoạn này.
Những năm đầu của thế kỷ XX, văn học Việt Nam thuộc thời kì đầu vận động
chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học cận hiện đại.Vì thế những đề
tài mang tính truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của tầng lớp bình dân
trong xã hội đặc biệt ở khu vực Nam Bộ vẫn được hướng tới. Cả sau này, giai
đoạn 1930- 1945 , trên văn đàn công khai thì những giá trị đáng kể nhất chính
là tiểu thuyết hiện thực phê phán khi các nhà tiểu thuyết đã nghiêm khắc lên
án cái xã hội thực dân bán phong kiến ở chặng đường tan rã của nó, trở thành
người bạn đường của giai cấp công nhân, với những tên tuối lớn: Nguyễn

Công Hoan , Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Nguyên Hồng, Đồ Phồn,
Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp... cùng nhiều tác phẩm để lại nhiều dư âm
trong lòng người đọc: Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu,
Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.... Tóm lại, tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ
XX với nhiều tác phẩm lớn đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.
1.1.2. Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam từ 1945-1985
Tiểu thuyết là thể loại non trẻ trong nền văn học Việt Nam vì thế các nhà
tiểu thuyết luôn có xu hướng hấp thu cái đi trước, cái mới. Cái đi trước mà
các nhà tiểu thuyết Việt Nam luôn hấp thu, học tập chính là tư duy sử thi, cụ
thể là sử thi Phương Đông. Sử thi phương Đông luôn tôn thờ, nhấn mạnh
những phẩm chất cao cả, mà tiêu biểu là sử thi Ấn Độ với Mahabharata và
Ramayana. Mahabharata dài 22 vạn câu dài gấp bảy lần Iliat và Ođixe của Hy
Lạp cộng lại. Ramayana dài gần 5 vạn câu. Sử thi Ấn Độ vừa miêu tả chiến
tranh vừa rất coi trọng miêu tả sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí
và phi đạo lí.
Mục đích của chiến tranh là hoà hợp. Điều luật của chiến tranh là lẽ
công bằng. Những điều ấy đã góp phần tạo ra một “tinh thần Ấn Độ” đặc sắc.


-17-

Tinh thần Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á trước Công nguyên
đi cùng với con đường truyền bá đạo Phật. Tư tưởng Phật giáo luôn hướng tới
sự cao cả, thánh thiện. Biểu tượng Đức Phật nghìn tay nghìn mắt là một hình
ảnh rõ nét nhất, tập trung nhất về khát vọng cao cả nhìn thấu bốn cõi (nghìn
mắt) để thấy sự đau khổ trầm luân của chúng sinh mà ra tay (nghìn tay) cứu
độ. Nhờ có những nét tương đồng mà tinh thần Phật giáo đã nhanh chóng hoà
nhập, ăn sâu rồi trở thành quốc giáo một thời gian dài ở đất nước Đại Việt.
Tinh thần Ấn Độ, tư tưởng tích cực của đạo Phật ảnh hưởng tới và cùng
với văn hoá bản địa góp phần tạo ra một tính cách Việt khoan hoà, nhân ái,

hướng thượng, không thích chiến tranh, nếu buộc phải chiến tranh thì cũng vì
mục đích hoà giải, hoà hợp, hoà bình. Đó chính là cái mà văn học hướng tới
để miêu tả, phản ánh. Cũng đúng với quy luật, trong thời có chiến tranh thì
tính cách kia thể hiện rõ hơn và văn học phản ánh sâu đậm hơn.
Giai đoạn văn học từ năm 1945 đến năm 1985 do ra đời trong một hoàn
cảnh lịch sử đặc biệt cho nên các tác phẩm liên quan đến Phật giáo ít xuất
hiện. Đây là một giai đoạn lịch sử ghi dấu những biến động vô cùng lớn của
dân tộc: hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ . Hiện thực
chiến tranh cách mạng, có thể nói là sống động, hào hùng và hoành tráng nhất
trong lịch sử chiến tranh vệ quốc bởi ta phải chiến đấu, đối mặt và giành
thắng lợi trước những “đế quốc to” của thế giới, với sự tham gia của nhiều
thế hệ và sự hi sinh mất mát là vô cùng lớn. Cũng bởi thế, có lẽ chưa bao giờ
yêu nước, tinh thần cộng đồng dân tộc lại được khơi dậy trong mỗi con người
Việt Nam mạnh mẽ đến như vậy. Trước vận mệnh sống còn của dân tộc,
nhiều thế hệ người Việt Nam đã sẵn sàng hi sinh hạnh phúc, quyền lợi riêng
tư, nối tiếp nhau lên đường ra trận. Bối cảnh lịch sử ấy khiến văn học dân tộc
giai đoạn này phát triển mạnh theo khuynh hướng sử thi. Tiểu thuyết cũng
vậy, theo xu hướng chung các nhà tiểu thuyết cũng sáng tác những tác phẩm


-18-

vì một Việt Nam độc lập, thống nhất. Hầu hết các nhà văn đi theo tiếng gọi
của Đảng đã cùng với những đoàn quân tiến ra chiến trường hay đi vào thực
tế lao động của nhân dân. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam,
các nhà văn lại ý thức sâu sắc về sứ mệnh của mình và lao động nghệ thuật
phục vụ đất nước say mê như ở giai đoạn này. Vì thế, theo tiểu thuyết, các
nhà văn đều ngợi ca, cổ vũ sự tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần sẵn
sàng xả thân cho Tổ quốc trong con người Việt Nam. Tiểu thuyết còn phản
ánh cuộc sống mới, con người mới, xây dựng hình mẫu con người Việt Nam

mới với tư thế, tâm hồn, tài năng góp phần đắc lực thực hiện những nhiệm vụ
cách mạng dân tộc. Những đề tài, nội dung mà tiểu thuyết thời kì này đề cập
cũng chính bởi sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo Phật... dù rằng các nhà tiểu
thuyết không trực tiếp nhắc tới trong các sáng tác của mình.
Gắn liền với những biến động lịch sử của dân tộc, của thời đại, tiểu
thuyết trở thành tấm gương phản ánh lịch sử. Tinh thần hoà hiếu, tấm lòng
nhân ái, vị tha, yêu chuộng hoà bình, hướng thượng .... trong tư tưởng đạo
Phật cũng ảnh hưởng sâu sắc tới văn học thời kì này đặc biệt là tiểu thuyết
trong quá trình phản ánh lịch sử.
Cách mạng tháng Tám thành công chưa lâu, nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đang thời kì còn non trẻ, thực dân Pháp tiếp tục quay trở lại
xâm lược. Cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh để bảo vệ độc lập tự do
cho Tổ quốc. Tinh thần Phật giáo hoà chung với đề tài lớn của một nền văn
học cách mạng còn non trẻ: đề tài kháng chiến. Đội ngũ sáng tác giai đoạn
này khá hùng hậu, đông đúc. Bên cạnh lớp nhà văn đã có bề dày sáng tác ở
giai đoạn trước là một thế hệ nhà văn kiểu mới của cách mạng. Nhà văn với tư
cách là một công dân và một nghệ sĩ say sưa và choáng ngợp trước sự phát
hiện về sức mạnh lớn lao và vẻ đẹp của cả dân tộc trỗi dậy trong đời sống
cộng đồng . Hoài Thanh đã từng reo vui, hào hứng như một phát hiện mới lạ:


-19-

“ Tôi cảm thấy khắp nơi ở chung quanh tôi và trong lòng tôi một cuộc tái sinh
màu nhiệm”. Còn Nguyễn Đình Thi thì khẳng định: “ Mỗi người chúng ta,
bao trùm gia đình làng xóm chúng ta còn một cái gì lớn lao chung: ấy là dân
tộc”. Và với một đội ngũ sáng tác đông đảo, với nhiều cá tính sáng tạo và bút
pháp khác nhau, họ đã gặp nhau ở những điểm chung về lí tưởng, cùng hoà
nhập vào với hàng ngũ của Đảng, cùng hoà nhập với công- nông- binh, vừa
cầm bút vừa sẵn sàng đến những vùng mũi nhọn của cuộc sống nhằm phục vụ

mục đích: kháng chiến kiến quốc. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đã
ăn sâu vào trong tiềm thức của con người Việt Nam từ bao đời được khai
thác, khám phá và thể hiện ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Thành quả đầu tiên của tiểu thuyết giai đoạn này là những tác phẩm:
Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Con trâu ( Nguyễn
Văn Bổng) qua hai cuộc thi Giải thưởng văn nghệ ( 1951- 1952 và 19541955) đã phác hoạ được bức chân dung phong phú, chân thực về các cuộc vận
động lớn như chiến đấu và sản xuất, tiền tuyến và hậu phương... Tiểu thuyết
Vùng mỏ của Võ Huy Tâm đã tái hiện một cách sinh động, nóng hổi về cuộc
đấu tranh thắng lợi dòn dã của công nhân mỏ trong vùng tạm chiến. Tinh thần
đoàn kết chiến đấu được thể hiện rõ nét qua hình tượng đám đông quần chúng
công- nông- binh đầy ắp hơi thở của sự sống. Tinh thần ấy còn được thể hiện
qua hình ảnh đám đông cuồn cuộn sức sống đấu tranh chống thực dân Pháp
của dân công và bộ đội trong Xung kích- tác phẩm đầu tay của Nguyễn Đình
Thi với chiến thắng vang dội của nhân dân Vĩnh Yên và Bình Trị Thiên. Hay
tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng đã tái hiện được hình ảnh người
nông dân trong tinh thần quyết chiến quyết thắng, ra sức bảo vệ trâu để ổn
định sản xuất phục vụ cho tiền tuyến. .. Thành công của các tác phẩm trên là
đã miêu tả khá sinh động sức mạnh của quần chúng tập thể, cao hơn là sức
mạnh của toàn dân tộc đang cùng một lòng đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ


-20-

Chủ Tịch, đã góp phần tích cực trong việc phản ánh, cổ vũ động viên cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện gian khổ và anh dũng của quân dân ta trong
những năm đầu kháng Pháp. Ở đó, người đọc bắt gặp hình ảnh của những anh
hùng mới trong quần chúng lao động, những người chủ nhân mới của xã hội...
với những hành động dũng cảm, những chiến công lẫy lừng, với vẻ đẹp tinh
thần của lý tưởng yêu nước và lòng căm thù giặc đã mang đến một sức sống
mới, một không khí tưng bừng, lạc quan cho tiểu thuyết kháng chiến.

Một trong những đỉnh cao không chỉ của văn học kháng chiến chống
Pháp mà của cả dòng tiểu thuyết sử thi Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975
chính là tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc (1956)- giải nhất
Giải thưởng văn học Hội văn nghệ Việt Nam (1954- 1955). Có lẽ tất cả tinh
thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam đều được đúc kết trong tác phẩm này. Từ
đối tượng miêu tả, nội dung phản ánh đến cách biểu hiện của tác giả là cả một
sự bứt phá đáng khâm phục. Tác phẩm đã lấy bối cảnh của cuộc kháng chiến
của dân tộc Ba Na (Tây Nguyên) đánh Pháp kiên cường, bất khuất trong một
cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ, dưới sự lãnh đạo của Đảng để giành lại độc lập,
tự do cho quê hương Tây Nguyên và mang tầm vóc cuộc đấu tranh vĩ đại
được thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam. Nguyên Ngọc đã không xây dựng
hình ảnh làng quê Bắc Bộ với những mái chùa cổ kính, nhà văn cũng không
xây dựng nhân vật xuất phát từ thầy tu hay nguyên mẫu của một nhà sư....thế
nhưng người đọc vẫn thấy quá trình trưởng thành của nhân vật anh hùng Núpmột người con của dân tộc Ba Na mang đầy đủ tâm hồn, tinh thần của con
người Việt Nam và trở thành nhân vật điển hình cách mạng: vừa cao cả, ngời
sáng, vừa hiện đại nhưng lại gắn với những truyền thống, nếp suy nghĩ lâu
đời của con người Việt Nam.
Khi hoà bình lập lại, đất nước phát triển đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa, lớp lớp nhà văn đã hướng ngòi bút của mình đi theo con đường mà cả


×