Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bước đầu tìm hiểu điệu hát sình ca của tộc người cao lan ở sơn dương tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.26 KB, 83 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập tại khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2,được
sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo,em đã tiếp thu được nhiều tri
thức kinh nghiệm và phương pháp học tập mới, bước đầu làm quen với việc
nghiên cứu khoa học.Qua đây em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới toàn thể các
thầy giáo,cô giáo trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho em trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ
Nguyễn Thị Nhàn,người đã trực tiếp hướng dẫn,chỉ bảo và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu trong thời gian em thực hiện khóa luận.
Mặc dù co nhiều cố gắng,nhưng trong quá trình nghiên cứu,thực hiện
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong nhận được các ý kiến đóng
góp quý báu của các thây cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện

Đàm Thị Thìn

1


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

LỜI CAM ĐOAN



Khóa luận của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Nhàn cùng sự cố gắng của bản thân. Trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện khóa luận em có tham khảo tài liệu của một số tác giả ( đã nêu
trong mục tài liệu tham khảo ).
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.Kết quả
nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kì tác giả nào
khác.
Hà Nội , ngày 07 tháng 05 năm 20011.
Người thực hiện

Đàm Thị Thìn

2


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu

................................................................... .... 9

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... .... 10
5.Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 10

6.Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 10
7.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
8.Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 11
9.Bố cục khóa luận ....................................................................................... 12
NỘI DUNG ................................................................................................. 13
Chương 1: Giới thuyết chung về điệu hát sình ca của người Cao Lan.... 13
1.1. Giới thuyết chung về dân tộc Cao Lan................................................... 13
1.1.1. Vài nét về lịch sử và địa bàn cư trú của dân tộc Cao Lan ............. 13
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và đời sống văn hoá của người Cao Lan . 14
1.2. Khái quát về điệu hát sình ca................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm Sình ca .................................................................... 16
1.2.2. Nguồn gốc của điệu hát Sình ca................................................ 17
1.2.3. Đặc điểm của điệu hát Sình ca.................................................. 18
1.2.3.1. Khảo sát và phân loại ....................................................... 18
1.2.3.2. Hình thức diễn xướng....................................................... 21
1.2.3.3. Sình ca trong đời sống văn hoá của người Cao Lan .......... 24
Chương 2: Giá trị nội dung cơ bản của điệu hát Sình ca ............... 27
2.1. Đề tài lịch sử và những giá trị truyền thống của người Cao Lan trong
điệu hát Sình ca............................................................................................ 27
2.1.1. Sình ca và lịch sử về cội nguồn của người Cao Lan ..................... 27

3


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

2.1.2. Sình ca và niềm tự hào về những giá trị truyền thống của người
Cao lan ........................................................................................................ 32

2.2. Đề tài tình yêu đôi lứa trong điệu hát Sình ca của người Cao Lan ........ 38
2.2.1. Quan niệm tình yêu đôi lứa....................................................... 38
2.2.2. Các “chặng đường” và những cung bậc tình cảm của đôi lứa
trong điệu hát sình ca ................................................................................... 40
2.2.2.1. Lời tỏ tình thiết tha chân thành đằm thắm.................... 41
2.2.2.2. Lời thề nguyền, giao ước, kết duyên sâu nặng ............. 44
2.2.2.3. Lời giã bạn và cảm xúc luyến tiếc của lứa đôi ............. 48
2.3. Sình ca với tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống sinh hoạt bình dị
của con người............................................................................................... 50
2.3.1. Ca ngợi thiên nhiên đất nước tươi đẹp ...................................... 50
2.3.2. Khát vọng về một cuộc sống tự do, bình dị và no ấm................ 53
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện của điệu hát sình ca.............................. 56
3.1. Thể thơ .................................................................................................. 56
3.1.1. Thể thơ tự do ............................................................................ 56
3.1.2. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt......................................................... 58
3.2. Các biện pháp tu từ sử dụng trong sình ca ............................................ 60
3.2.1. Ẩn dụ tu từ ............................................................................... 60
3.2.2. Tu từ so sánh ............................................................................ 64
3.2.3. Điệp ngữ (Công thức trùng điệp) .............................................. 68
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Sình ca ................................ 69
3.3.1. Thời gian nghệ thuật................................................................. 69
3.3.2. Không gian nghệ thuật.............................................................. 75
KẾT LUẬN................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 82

4


Khóa luận tốt nghiệp


Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hóa của
các dân tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi một đân tộc đều có những
nét văn hóa, phong tục tập quán riêng. Những điều đó tạo nên đặc trưng khác
biệt giữa các vùng miền. Riêng vùng Việt Bắc từ xưa tới nay có nhiều di sản
văn hóa khác nhau, trong đó phải kể đến làn điệu trữ tình mượt mà làm đắm
say không biết bao nhiêu tâm hồn của những chàng trai ,cô gái. Đó là các điệu
hát Lượn, hát Thien, sli, Sình ca… của dân tộc Tày, Cao Lan, ở Cao Bằng,
Bắc Cạn, Lạng sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang.
1.2.Sình ca là một loại hình dân ca độc đáo của người Cao Lan ở Sơn
Dương- Tuyên Quang. Nó có vị trí quan trọng trong sinh hoạt văn hóa,văn
nghệ quần chúng, gắn bó sâu sắc với đời sống của làng quê nơi đây từ xưa tới
nay. Nghiên cứu Sình ca ở góc độ nội dung và nghệ thuật sẽ góp phần khẳng
định, gìn giữ, bảo lưu và phát huy những nét đẹp vốn có của dân tộc Cao Lan
ở Sơn Dương ,Tuyên Quang nói riêng, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói
chung trên con đường tìm về bản sắc cội nguồn dân tộc.
1.3. Hát Sình ca là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc trưng vốn có của người
Cao Lan ở Sơn Dương -Tuyên Quang.Sình Ca còn ít người biết đến.Do vậy
việc nghiên cứu sưu tầm.bảo tồn,kế thừa và phát huy những giá trị của điệu
hát là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết vơi việc gìn giữ bản sắc văn
hóa dân tộc.
Thực tế từ trước tới nay điệu hát Sình ca của người Cao Lan ở Sơn Dương
– Tuyên Quang đã được một số người sưu tầm và dịch với số lượng còn rất
hạn chế,chưa có sự quan tâm nghiên cứu,tìm hiểu một cách khoa học
5



Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

về mặt giá trị nộ dung và nghệ thuật.Những khúc hát đẹp của ngưới Cao Lan
cần được biết tới và được nhìn nhận nghiên cứu nhiều hơn,để chúng được
vang xa hơn trong đời sống của người dân xứ sở.
Xuất phát từ phương diện thực tiễn khoa học nêu trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Bước đầu tìm hiểu hát Sình ca của tộc người Cao Lan ở
Sơn Dương – Tuyên Quang. Hoàn thành công trình này là mong muốn và
nguyện vọng của chúng tôi, người con của dân tộc Cao Lan mong muốn được
khám phá, tôn vinh những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Cao Lan
Văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng. Có
được điều đó là do sự đóng góp không nhỏ của vốn văn học cổ truyền dân
gian các dân tộc. Dân tộc Cao Lan cũng có những đóng góp và mong muốn
được hòa mình vào văn hóa nước nhà. Tiêu biểu cho những đóng góp đó phải
kể đến những điệu hát Sình ca mượt mà, sâu lắng. Trong tiến trình lịch sử, lời
ca tiếng hát đó đã kết nối nhịp cầu của tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày
thêm chặt chẽ. Trong quá trình lao động- sản xuất, nó lại được sáng tạo, bồi
đắp và phát triển tạo nên một kho tàng giàu có không bao giờ vơi cạn về
những câu hát Sình ca. Tuy nhiên trước năm 1975 cũng như các dân tộc hác,
người Cao Lan không có kho lưu trữ, thư viện, nhà xuất bản… Văn học chủ
yếu được lưu truyền thông qua hình thức truyền miệng. Hơn nữa,các câu hát
Sình ca được ghi lại đều được viết bằng chữ Hán- loại chữ không còn là phổ
biến trong thời đại ngày nay nên Sình ca cũng dần bị mai một. Tuy vậy xuất
phát từ ưu thế của thể loại mà các câu hát Sình ca được truyền cho các thế hệ
nối tiếp nhau trong các dịp lễ hội, trong sinh hoạt cộng đồng… trong tâm hồn,

trí tuệ và tình cảm của những người yêu mến thơ ca dân gian của dân tộc.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Sau năm 1975 đất nước hòa bình thống nhất, nhờ chính sách chủ trương
của Đảng và nhà nước về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, Sình ca đã được quan tâm và chú ý. Nhưng chỉ ở mức độ
mờ nhạt, chưa đạt hiệu quả cao, sự nghiên cứu chỉ dừng lại ở những bài báo,
lời giói thiệu một cách sơ lược, khái quát.
Dù vậy, qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học dân ca dân
gian nói chung , người ta còn phát hiện thấy những vấn đề sâu sắc luôn ẩn
chứa trong những điệu hát Sình ca như nhận định của V.I. Prop về đặc trưng
của văn hóa dân gian:” Bởi vì dân tộc nào cũng đều trải qua một số trình độ
phát triển và tất cả những trình độ phát triển ấy đều được phản ánh, đều
được lắng đọng rong phônclo cho nên phônclo của mọi dân tộc đều có tính
chất nhiều tầng văn hóa”[ 9. tr. 30 ]
Việc tìm ra những tầng văn hóa khác nhau trong phônclo chính là nhiệm
vụ của khoa học. Chính vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và
quan tâm đến những giá trị nằm sâu bên trong những câu hát Sình ca của tộc
người Cao Lan.
Theo trình tự thời gian và từng mảng nghiên cứu, một số công trình khảo
cứu có liên quan đén đề tài xuất hiện như:
- 1982 Nhà xuất bản văn hóa dân tộc đã cho xuất bản tuyển tập Dân ca Cao
Lan do Phương Bằng sưu tầm.Tuyển tập đã tập hợp được một số lượng đáng
kể các câu hát Sình ca đặc biệt Sình ca cổ. Cuốn sách là cơ sở cho nhiều công

trình nghiên cứu về sau.
- Trong cuốn Văn hóa truyền thống Cao Lan của tác giả Phù Ninh, Nguyễn
Thịnh xuất bản 1999 của nhà xuất bản văn hóa dân tộc có đoạn nhấn mạnh
đời sống tinh thần của người Cao Lan: “ Nó là bức tranh sinh động, phản ánh
trung thực thế giới tâm hồn của người Cao Lan. Cũng qua đó mà chúng ta có
thể dễ dàng nhìn thấy những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống mỗi dân
7


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

tộc”.[8.Tr.79]. Cuốn sách đã giới thiệu về lịch sử, cơ cấu xã hội, đời sỗng văn
hóa của người Cao Lan. Nó mang tính chất tổng hợp, khái quát không đi sâu
vào vấn đề nội dung và nghệ thuật của Sình ca.
- Năm 2000, một tuyển tập Dân ca Cao Lan nữa được xuất bản do Ngô
Văn Trụ sưu tầm. Cuốn sách là sự tổng hợp khá đầy đủ các câu hát Sình ca cả
câu hát cổ lẫn câu hát mới ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ.
Nhận định về Sình ca tác giả cho rằng : “ Những điệu Sình ca của người Cao
Lan thật tình cảm thiết tha mà thắm đượm tình người. Không hát thì thôi chứ
đã hát thì chẳng ai dứt ra được”[ 19.Tr.8]. Đó là sản phẩm tinh thần, là tâm
huyết và niềm say mê của những người con Cao Lan. Cuốn sách là cơ sở để
chúng tôi tìm hiểu về đề tài nghiên cứu.
- Năm 2003 trong“ Báo cáo chuyên đề tập 1. Hát Sình ca dân tộc Cao Lan
ở Tuyên Quang” của Vương Thị Thanh đã khái quát những vấn đề lịch sử, đời
sống kinh tế xã hội của tộc người. Đồng thời bản báo còn giới thiệu và tóm tắt
nội dung của tập 1 hát Sình ca gồm 18 phần và có 280 bài.
- Cùng năm 2003, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã cho in cuốn Sình ca
Cao Lan của nhà thơ Lâm Quý. Quyển sách gồm 266 câu được viết theo song

ngữ Việt- Cao Lan.
- Năm 2006, Âu Thị Mai có bài báo cáo Chuyên đề Sình ca trong hội xuân
của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Ngoài việc khái quát sơ lược
về tộc người Cao Lan, tác giả còn khái quát về nội dung của điệu Sình ca
trong hội xuân, nêu những nguyên nhân dẫn đến mai một và giải pháp khặc
phục tình trạng đó.
Ngoài ra còn có những bài báo, bài sưu tầm, giới thiệu và dịch của một số
tác giả được đăng trên các tạp chí: Dân tộc học, Văn hóa dân gian.
Như vậy công tác sưu tầm, nghiên cứu Sình ca còn rất khiêm tốn so với
bề dày văn hóa của dân tộc Cao Lan. Trong các công trình nghiên cứu tuy
8


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

chưa khám phá hết những giá trị của loại hình Sình ca nhưng chúng là tiền đề
khoa học có giá trị to lớn cho việc tìm hiểu đề tài Bước đầu tìm hiểu điệu hát
Sình ca của tộc người Cao Lan ở Sơn Dương- Tuyên Quang.
2. 2.Tình hình sưu tầm, nghiên cứu làn điệu Sình ca ở Sơn Dương- Tuyên
Quang
Đối với các dân tộc Cao Lan nói chung và người Cao Lan ở Sơn Dương
nói riêng thì hát Sình ca là một hình thức không thể thiếu trong sinh hoạt văn
hóa. Đó là hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể, là kết quả của quá trình lao
động- sản xuất và giao tiếp ứng xử hàng ngày.Sình ca được lưu truyền khắp
trong các bản làng của người Cao Lan, trở thành nét văn hóa độc đáo của
người dân nơi đây. Dù đã được nhiều người biết đến nhưng những câu hát
Sình ca ở Sơn Dương – Tuyên Quang khiến chúng tôi yêu thích vẫn là mảnh
đất màu mỡ mà chưa được nhiều người quan tâm, khai thác.

Hiện nay, tư liệu sưu tầm Sình ca chủ yếu là bản dịch của ông Sầm Dừn,
một người Cao Lan ở Đại Phú- Sơn Dương, vẫn chưa được in thành sách. Do
vậy việc tìm hiểu điệu hát Sình ca ở Sơn Dương nói riêng, dân ca các dân tộc
nói chung là một yêu cầu cấp bách và thiết thực. Đáp ứng được yêu cầu đó,
chúng ta đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy nền văn học, văn nghệ vô
cùng quý giá của dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu tìm hiểu điệu hát Sình ca của tộc người Cao Lan ở Sơn DươngTuyên Quang là một đề tài thiết thực, qua đó giúp chúng tôi nhận diện, phân
tích, so sánh để thấy được nét độc đáo, giàu bản sắc văn hóa của người Cao
Lan ở một địa phương cụ thể.
- Bước đầu lí giải cội nguồn của nét văn hóa Sình ca( dân ca) trên cơ sở
tổng quan văn hóa của dân tộc Cao Lan ở Sơn Dương- Tuyên Quang.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

- Đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có
của điệu hát Sình ca.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê, phân tích, lí giải lời hát của Sình ca và một số vấn đề
có liên quan đến nội dung và nghệ thuật.
- Sưu tầm, tìm hiểu thêm lời hát Sình ca với một số loại hình văn hóa nghệ
thuật, tín ngưỡng có liên quan thiết thực đến đề tài từ các góc độ nhìn nhận.
- Bước đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
của Sình ca trong đời sống đương đại.
5. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những bài hát Sình ca của dân
tộc Cao Lan ở Sơn Dương –Tuyên Quang đã được in thành sách đó là:Sình ca
Cao Lan của Lâm Qúy và Dân ca Cao Lan của Ngô Văn Trụ sưu tầm
- Những tư liệu sưu tầm, chưa xuất bản của một số nghệ nhân và tác giả
nghiên cứu đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tư liệu nghiên cứu
+ Sình ca Cao Lan đêm hát thứ nhất,Lâm Qúy.(2003) NXB văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
+Dân ca Cao Lan,Ngô Văn Trụ (2006) NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội.
+ Những tư liệu chưa xuất bản:
 Sình ca dân tộc Cao Lan do Sầm Dừn sưu tầm và dịch.
 Dân ca Cao Lan do Đinh Thị Hường sưu tầm.
 Mạng Internet.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu:

10


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm
về nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của điệu hát Sình ca ở Sơn Dương- Tuyên
Quang.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Trên bình diện phương pháp luận, chủ yếu theo quan điểm Ngữ văn học
tức là dựa vào thành tố ngôn từ cụ thể là lời hát để phân tích. Do đó tiếp cận
vấn đề nghiên cứu theo quan điểm văn hóa học là cần thiết song phải nghiên

cứu tiếp cận theo quan điểm liên ngành , xem xét đối tượng từ nhiều góc độ,
ngành khoa học khác nhau.
- Trên bình diện phương pháp cụ thể chúng tôi sử dụng:
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống.
+ Phương pháp điền dã .
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh.
+ Phương pháp khảo sát, thống kê.
8. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu hát Sình ca trong đời sống văn hóa của người Cao Lan ở Sơn
Dương- Tuyên Quang nhằm giới thiệu một số nét đặc trưng vốn có trong dân
gian nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Luận văn là một công
trình nghiên cứu có hệ thống về hát Sình ca của người Cao Lan ở Sơn DươngTuyên Quang.
Trong quá trình nghiên cứu, qua khảo sát điền dã tác giả đề tài đã thu
thập được một số lượng đáng kể những bài hát Sình ca còn đang lưu truyền
trong đời sống dân gian ở địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Kết quả khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước
đầu tìm hiểu di sản văn hóa truyền thống,góp phần giữu gìn bản sắc văn hóa
của dân tộc Cao Lan nói chung trong đó có dân tộc Cao Lan ở Sơn Dương.
11


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

9. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung chính, tài liệu tham khảo phụ lục,
luận văn được trình bày theo ba chương:
Chương 1: Giới thuyết chung về điệu hát Sình ca của người Cao Lan.

Chương 2: Giá trị nội dung cơ bản của điệu hát Sình ca.
Chương 3: Nghệ thuật biểu diễn của điệu hát Sình ca.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

CHƯƠNG 1
GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ ĐIỆU HÁT SÌNH CỦA NGƯỜI
CAO LAN

1.1 . Giới thuyết chung về dân tộc Cao Lan
1.1.1. Vài nét về lịch sử và địa bàn cư trú
Dân tộc Cao Lan có nhiều tên gọi khác nhau. Có nơi gọi là Sán Chay hay
Sán Chới. Đó là những biến dạng trong cách phát âm của hai chữ “Sơn tử”
hay “ Sơn ti” nghĩa là người con của núi hay người ở rừng .Tương truyền
người Cao Lan vốn là tộc người ở Trung Quốc, họ di cư vào Việt Nam vào
cuối triều đại nhà Minh cách đây khoảng 400 đến 500 năm. Nguyên nhân của
những cuộc di cư đó là vì: “ Một phần là do kinh tế nhưng căn bản là không
chịu phục tùng nhà Thanh”[8.Tr.6].
Theo nhà nghiên cứu Phù Ninh giải thích rằng ở Trung Quốc vào cuối triều
Minh bắt đầu có những cuộc khởi nghĩa nông dân, những cuộc cạnh tranh của
các thế lực phong kiến. Đó là một thảm họa với nhân dân lao động.
Ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến Trung Quốc đối với dân
tộc thiểu số đã đẩy họ đến cuộc sống điêu tàn cùng cực, buộc họ phải tha
phương cầu thực, lánh nạn để tự cứu lấy mình.Vào thời buổi loạn lạc đó,
người Cao Lan đã di cư sang Việt Nam vào Quảng Ninh, Hà Bắc, Bắc Thái và

họ cũng quần tụ tại Tuyên Quang. Ở Tuyên Quang, người Cao Lan tập trung
ở ba huyện : Yên Sơn, Hàm Yên, Sơn Dương. Trong ba huyện đó thì Sơn
Dương là nơi đồng bào Cao Lan cư trú nhiều nhất. Khi đến Việt Nam, người
Cao Lan đã có những vốn sống, vốn văn hóa đạt ở một trình độ nhất định.
Trình độ đó được thể hiện ở tất cả các khía cạnh: Quan niệm sống,tín ngưỡng,
sinh hoạt, lao động…

13


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Về nơi cư trú , người Cao Lan thường cư trú ở những vùng thấp, xen giữa
các chân núi là những cánh đồng tương đối rộng. Họ biết chọn những chỗ đất
màu mỡ để làm địa bàn cư trú và canh tác. Các xóm làng Cao Lan được dựng
lên không xa đường lớn rất thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán.Vốn sống ở
rừng núi nhưng lại là những nơi thấp, người Cao Lan đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm “trồng lúa nước giỏi, làm rẫy cũng giỏi”[8. Tr.13] để rồi đời đời
ổn định nơi sinh sống làm ăn. Cuộc sống nơi ven rừng rậm rạp là cái nôi của
bao chuyện thần bí với đầy thú dữ, cọp beo, chim muông…Những điều kiện
đó tác động không nhỏ đến quan niệm sống của con người. Người Cao Lan
luôn có ý thức vượt qua những khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên để tìm ra
những điều phù hợp với cuộc sống của mình: “ Ngôi nhà sàn ra đời chính là
sản phẩm để chống lại những yếu tố khắc nghiệt đó [7.Tr.12]
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và đời sống tinh thần của người Cao Lan
Như chúng ta đã biết trước khi sang Việt Nam, người Cao Lan đã có một
trình độ kinh tế, văn hóa nhất định. Theo gia phả của tổ tiên họ thì trước đây ở
quê hương cũ của người Cao Lan vốn có nhiều ruộng đất đời đời truyền cho

con cháu làm ăn. Sang đến Việt Nam, họ vẫn giữ được lối canh tác vốn có.
Họ thường cư trú ở vùng thấp, gần nguồn nước để thuận tiện cho việc phát
triển nông nghiệp đặc biệt là nghề trồng lúa. Đi đôi với việc trồng lúa đồng
bào còn phát nương, làm rẫy, tận dụng những vạt đất, soi bãi để trồng ngô,
khoai, sắn và các loại rau màu khác như:Đỗ, vừng, lạc…chăn nuôi gia súc,
gia cầm.Trước đây, việc sản xuất của người Cao Lan mang tính tự cung tự
cấp. Sản phẩm nông nghệp và sản phẩm thủ công chủ yếu phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất của gia đình, ít ai sản xuất để bán hay trao đổi với người
khác.
Về yếu tố xã hội, người Cao Lan cũng có những nét riêng biệt. Họ thường
sống quần tụ với nhau thành từng xóm khoảng vài chục nóc nhà, ít có trường
14


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

hợp sống xen kẽ với cộng đồng khác tộc. Những người sống trong một xóm
thường là anh em, họ hàng với nhau. Sự tập trung đó thể hiện tinh thần đoàn
kết giữa các thành viên trong cộng đồng. Tên gọi của xóm sẽ được đặt theo
đặc điểm của tự nhiên. Việc sinh sống quần tụ với nhau là đặc điểm thể hiện
tính cộng đồng cao nhất. Trong cộng đồng đó, người với người biết thương
yêu nhau, tương trợ và cưu mang nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trong hôn nhân, người Cao Lan duy trì hôn nhân một vợ, một chồng.
Trong gia đình, người đàn ông giữ vai trò làm chủ. Những người thuộc cùng
một dòng họ, kể cả không cùng dòng máu thì không được kết hôn với nhau.
Những yếu tố kinh tế, xã hội trên thể hiện trình độ, tư tưởng của người
Cao Lan đã có nhiều tiến bộ.Tuy vậy, cũng không thể tránh khỏi những tư
tưởng lạc hậu, cổ hủ, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ

Cao Lan thường không được học hành, không được tham gia vào các công
việc quan trọng của gia đình, làng xóm, hôn nhân đại sự đều do cha mẹ sắp
đặt.
Do ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp nên văn hóa tinh thần của
nguời Cao Lan rất phong phú. Các hình thức sinh hoạt văn hóa như: Tín
ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật…đều mang đậm
nét nền sản xuất nông nghiệp ấy. Ở mặt tín ngưỡng, người Cao Lan thở tổ tiên
là chính, bên cạnh đó còn có tục thờ “ma ham”. Theo cách giải thích mà Phù
Ninh đưa ra thì: “ Trong ý niệm của người Cao Lan luôn có một thế giới siêu
nhiên cai quản trời đất và thế lực đó luôn được người dân tôn kính”[8.Tr.20].
Thế lực siêu nhiên đó người ta vẫn gọi bằng một cái tên chung “ ma ham”.
“Ma ham” ở đây là thần địa trạch, là những con vật nuôi, vật tự nhiên, đồ
dùng từ xa xưa… Vì một lí do nào đó các yếu tố trên có sự tác động đến đời
sống của một người, thường là ông thủy tổ của dòng họ. Thờ “ ma ham” là thể
hiện niềm tôn kính, sự linh thiêng với những thế lực siêu nhiên đó. Ngoài thở
15


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

tổ tiên, “ma ham”, người Cao Lan còn thờ phật tổ, tín ngưỡng này có được là
do ảnh hưởng của tư tưởng phật giáo ngay từ thời gian người Cao Lan còn
sinh sống bên Trung Quốc, chưa di cư sang Việt Nam.
Nhắc tới văn hóa tinh thần, ngoài tín ngưỡng chúng ta không thể không
nhắc đến kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú của người Cao Lan.
Kho tàng đó với đầy đủ các thể loại: Truyện cổ, thơ ca, hò vè…Đề tài chủ yếu
là ca ngợi thiên nhiên, lao động sản xuất, tình cảm gia đình, tình yêu đôi
lứa…Đặc biệt phổ biến trong văn hóa của người Cao Lan là hình thức đối

đáp giao duyên hay còn gọi là Sình ca là hình thức sinh hoạt hấp dẫn mọi
người nhất. Sình ca thường được diễn ra trong các dịp lễ hội, đám cưới, ngày
tết, nơi mà những thanh niên nam nữ tìm hiểu nhau. Ngoài hát Sình ca thì
những điệu múa cũng hấp dẫn và là niềm say mê của bao người như: Múa
trống, múa chim gâu, múa xúc tép, múa đâm cá… Những điệu múa tái hiện
lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đồng thời thể hiện tài năng của người nghệ
sĩ Cao Lan nhẹ nhàng, duyên dáng.
Những điều kiện về kinh tế, xã hội và đời sống tinh thần phong phú, đa
dạng chính là ngọn nguồn, là cái nôi nuôi dưỡng những câu hát Sình ca giàu
giá trị văn học.
1.2. Khái quát về điệu hát Sình ca
1.2.1. Khái niệm Sình ca
Tác giả đề tài đã đi khảo sát nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả:
Phương Bằng, Phù Ninh, Ngô Văn Trụ, Lâm Quý… Và nhận thấy khái niệm
Sình ca được quan niệm một cách thống nhất, cụ thể là: “ Sình ca là lối hát
đối đáp giao duyên giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ
tuyệt và ghi chép bằng chữ Hán.”[8.Tr. 153]

16


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Thực chất Sình ca chính là dân ca của người Cao Lan. Nó là một loại
trữ tình đặc sắc, vừa mang những cái chung của ca dao, dân ca vừa thể hiện
những nét riêng biệt mà chỉ có Sình ca mới có được.
1.2.2. Nguồn gốc của điệu hát Sình ca
Theo các tài liệu nghiên cứu và qua lời kể của các nghệ nhân dân tộc Cao

Lan, tác giả của bài hát Sình ca là nàng Lưu Ba xinh đẹp, cô gái ấy đã đặt lời
cho các điệu hát và nàng đã đi hát suốt mười ba ngày đêm không ăn,không
ngủ rồi chết.
Truyền thuyết kể lại rằng:Lưu Ba là người con gái xinh đẹp nết na, không
những giỏi sáng tác thơ ca mà con có giọng hát hay.Nàng vừa là nhà thơ vừa
là ca sĩ.Do cha mẹ mất sớm,nàng phải sống với vợ chồng người anh trai.Mặc
dù hết sức chăm chỉ nàng vẫn không tránh khỏi cảnh chị dâu em chồng.Người
chị dâu luôn cảm thấy ghen tị với sắc đẹp và tài năng của cô em chồng bé
nhỏ.Lưu Ba vừa tài năng vừa xinh đẹp đã làm say đắm bao trai tim của các
chàng trai trong xóm ,đã kết duyên cho bao đôi lứa nên vợ nên chồng.Nàng
luôn nói chuyện bằng thơ, hát lời của núi,cầu mong tình yêu hạnh phúc cho
mọi người,lên án cái ác,bênh vực cái thiện.Nàng có một mối tình chung thủy
nhưng cũng hết sức bi ai.Sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến không cho phép
nàng lấy người mình yêu.Không những vậy nàng còn bị người chị dâu và tầng
lớp quan lại đày ải,lợi dụng giọng hát làm tài sản riêng phục vụ cho tầng lớp
của mình.
Với tinh thần phản kháng,không chịu phục tùng mua vui cho tầng lớp quyền
quý.Nàng luôn mong muốn đem lời ca tiếng hát lời ca của mình đến với nhân
dân lao động.Người con gái tài hoa bé nhỏ ấy đã đơn độc chống lại một hệ
thống phong kiến đã có từ lâu đời.Sau những lần đi hát,nàng Lưu Ba đã chết,
cái chết của một người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh, cái chết của nàng đầy
thương cảm và để lại bao tiếc nuối cho người mến mộ. Thân xác nàng ra đi
17


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

nhưng linh hồn của nàng còn để lại cho đời bằng một bản trường ca bất diệt

đó chính là “Sình ca”. Đó là một bản trường ca trữ tình sâu sắc, được truyền
tụng trong dân gian qua nhiều thế hệ. Cho đến ngày nay, nó vẫn được lưu giữ
trong tâm hồn muôn người. Khi người Cao Lan có chữ, họ đã chép thành từng
tập hát, mười hai tập tương ứng với mười hai đêm hát nối tiếp nhau.
Những câu hát Sình ca luôn được coi là mẫu mực, thể hiện sức sống mãnh
liệt ,là tình cảm, trí tuệ của cộng đồng dân tộc Cao Lan. Nó chứa đựng những
giá trị to lớn cả về mặt nội dung và nghệ thuật thể hiện .
1.2.3. Đặc điểm của Sình ca
1.2.3.1. Khảo sát và phân loại
Sình ca được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo Nguyễn Hằng
Phương trong tiểu luận “Văn hóa dân gian trong sự phát triển của tộc người
Cao Lan” thì Sình ca được chia làm hai loại: Sình ca ban ngày và Sình ca ban
đêm. Cách phân chia này là dựa vào thời gian diễn xướng,diễn ra cuộc hát
Sình ca.
Ngô Văn Trụ trong cuốn Dân ca Cao Lan lại chia Sình ca thành năm loại.
Cách phân chia này dựa vào nội dung và hoàn cảnh diễn xướng. Sình ca được
diễn xướng gắn liền với những sinh hoạt cảu dân gian. Cụ thể Sình ca gồm có
những loại sau:
Sình ca năm mới, Sình ca hát giao duyên, Sình ca ý, Sình ca hát đố, Sình
ca đám cưới.
Đây là cách phân chia triệt để và được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình. Bản
thân chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê 442 câu hát Sình ca cổ trong
cuốn Dân ca Cao Lan của Ngô Văn Trụ .Bước đầu đã cho kết quả như sau:
- Sình ca Thsăn Lèn( Hát năm mới) có khoảng 27 câu(6%) trong 442 câu
hát. Đó là những bài hát có sẵn để hát về năm mới. Sang năm mới bắt đầu từ

18


Khóa luận tốt nghiệp


Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

ngày mùng 2 tết, mọi người từ làng này sang làng khác ca hát chúc tụng nhau
an khang, thịnh vượng, nhà nhà vui vẻ…
“ Tháng giêng mồng một năm mới đến
Đèn sáng tỏa sáng cả chủ nhà
Sáng cho chủ nhà đa phú quý
Chủ nhân muôn đời chẳng ai sầu”.
- Sình ca Thsao bạo( hát đối đáp giao duyên). Đây là loại Sình ca phổ biến
nhất và được nhiều người Cao Lan ưa thích. Trong tổng thể các loại dân ca
Cao Lan, Sình ca giao duyên chiếm tỉ lệ khá cao( 70%), trong 442 câu hát thì
có 313 câu hát theo kiểu đối đáp giao duyên. Trong các câu hát, người Cao
Lan thường trao đổi tâm tình với nhau, thể hiện các cung bậc cảm xúc của
tình yêu đôi lứa.
Đó là những lời tỏ tình tế nhị, sâu sắc:
“Muốn ăn trầu lại không có vôi
Muốn tìm hiểu nàng không ai làm mối
Có người làm mối mới gặp được nàng
Không ai làm mối đi không lại về không”
Đó còn là tâm trạng nhớ nhung tha thiết:
“Chàng ở bản xa em nhớ lắm
Em nhớ chàng nhớ cả quanh năm
Bao nhiêu vàng bạc em chẳng thiết
Nhất tâm chỉ thích cùng chàng đi chơi”.
Hay lại là tâm trạng giận hờn trách móc:
“ Chàng ở nơi xa nàng chẳng nhớ
Nàng không nhớ chàng cả quanh năm
Vàng bạc thì nàng quý lắm
Quý nàng không thích cùng chàng đi chơi”.

19


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Sình ca giao duyên là những khúc hát yêu thương.Chúng vô cùng phong
phú và đa dạng, thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn đầy tinh tế của người Cao Lan.
- Sình ca Ý: Có khoảng 19 câu (4,5%) trong tổng số 442 câu. Những cuộc
hát đối đáp thường kéo dài từ chiều hôm trước tới gà gáy hôm sau. Sáng hôm
sau, họ mới ra đường hát. Từ lúc này họ có thể tự nghĩ ra các bài hát để hát
chơi, hát trêu ghẹo nhau gọi là Sình ca Ý. Chẳng hạn khi cuộc hát đã tàn,một
bên nửa muốn đòi về nửa muốn ở lại chưa muốn chia tay. Một bên lại muốn
níu giữ cứ giùng giằng kẻ ở người đi, lưu luyến nhớ nhung… Người ta lại hát
rằng:
“ Mặt trời còn ở trên cao
Em đây muốn hát sao anh vội về
Em đang muốn hát chàng lại vội đi
Mặt trời lặn hẳn hãy về được không”.
Tuy chiếm một số lượng ít trong Sình ca nhưng Sình ca Ý không thể thiếu
trong các cuộc hát. Bởi lẽ nó thể hiện được sự tự nhiên trong lới nói, ý nghĩ, ít
có sự trau chuốt trong ngôn ngữ. Đồng thời nó còn thể hiện sự thông minh,
sắc sảo trong ứng xử của người Cao Lan.
- Sình ca Kên Láu( hát đám cưới).Đây là một loại Sình ca vui nhộn rất
phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Trong số lượng câu hát luận văn đã
được khảo sát, nó chiếm khoảng 39 câu (9%). Xưa, người Cao Lan coi việc
hát trong đám cưới là một việc gần như là bắt buộc. Sẽ không có đám cưới
nếu như không có Sình ca. Nội dung chủ yếu của những câu hát chủ yếu là
những lời chúc phúc cho cô dâu, chú rể luôn hạnh phúc và gặp nhiều may

mắn:
“ Đám cưới chúc cho chủ nhà nhiều
Chúc cho chủ nhà được cao siêu
Năm nay ông chủ đầy phú quý
Năm nay vàng bạc được rất nhiều”.
20


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

- Sình ca Tò tàn ( hát đố) chiếm khoảng 44 câu(10%) trên tổng số 442 câu
khảo sát. Đó là một số bài có sẵn hoặc do đồng bào tự nghĩ ra để đố nhau rồi
giải nghĩa. Để hát được những bài Sình ca này người hát không những phải có
khả năng học thuộc mà còn phải thật thông minh để ứng đố kịp thời. Những
câu hát đố thường đố về những cái bình dị gần gũi với cuộc sống hàng ngày,
mang đậm bản sắc của người Cao Lan:
“ Cái gì bằng không mọc cỏ
Vật gì nhọn không có cành
Thứ gì có cành không có lá
Cây gì có quả không có hoa”.
Câu trả lời là:
“ Mặt nước bằng không mọc cỏ
Sừng trâu nhọn nhọn không có cành
Sừng nai có cành không có lá
Quả ngõa có quả không có hoa”.
Trên đây là năm loại Sình ca thường gặp trong các cuộc hát. Dù có nhiều
cách phân loại khác nhau nhưng cách trên mang tính triệt để hơn. Năm loại
Sình ca khẳng định rằng, Dân ca Cao Lan là những khúc hát đồng hành cùng

người Cao Lan trong cuộc sống.Họ ngân lên lời ca tiếng hát trong những dịp
xuân về, khi xe kết nên duyên đôi lứa,khi hỏi đố vui chơi.Đó là di sản văn hóa
vô cùng phong phú .
1.2.3.1. Hình thức diễn xướng
Những lời hát Sình ca thường được sử dụng trong các cuộc hát nam nữ lề
lối chặt chẽ và những sinh hoạt khác nhau của dân gian. Đó có thể là trong hội
xuân, đám cưới hay hát đố với nhau…
Nếu như ca dao dân ca người Việt “ giống như vở kịch thơ dài với trăm hồi
ngàn cảnh khác nhau”[3.tr.13] thì Sình ca thực sự là một thiên trường ca bất
21


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

hủ. Nàng Lưu Ba đã để lại cho đời mười hai tập hát Sình ca tương ứng với
mười hai đêm hát. Nội dung trong những đêm hát đó là những sự kiện nối tiếp
nhau nằm trong một thể thống nhất không tách rời.
Khi hát Sình ca người ta chia ra làm hai nhóm: Nam và nữ. Mỗi nhóm sẽ
cử một đại diện trình bày lời hát, đại diện đó là người có thể đáp ứng nhanh
chóng các câu hát của đội bạn đưa ra. Chính vì được chia làm hai nhóm nam
và nữ tách biệt nên xuyên suốt trong các câu hát Sình ca luôn xuất hiện hai
nhân vật “ chàng trai” và “cô gái”. Họ xuất hiện và trò chuyện với nhau suốt
mọi cảnh. Dù hát Sình ca trong hoàn cảnh nào đi nữa có thể là chúc năm
mới,hát đám cưới, hội xuân… thì mục đích cuối cùng vẫn là giao duyên. Đối
đáp trong Sình ca là nói chuyện bằng thơ, bằng điệu hát giữa người con trai và
người con gái. Dù là lời của một người hay hai người( một vế hay hai vế đối
đáp), dù bóng xa gần ví von đến đâu thì qua lời hát Sình ca ta vẫn thấy thấp
thoáng hai nhân vật đang nói chuyện với nhau. Đó có thể là lời của một cô gái

nói chuyện với một chàng trai nào đó:
“ Hoa hồng đẹp lắm anh ơi!
Anh trồng trước cửa em thời bón chăm
Anh trồng trước cửa nhà em
Ngày ngày em tưới để xem hóa hồng”.
Kia là lời của một chàng trai nói với một cô gái nào đó:
“ Nhìn em như thể thiên nga
Chẳng phải phấn son như ngọc ngà
Bõ công sinh thành cha mẹ dưỡng
Sinh được em ra đẹp như hoa”.
Hay là rõ ràng đôi bạn tình đang nói chuyện với nhau với ý tứ nhẹ nhàng, kín
đáo:

22


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

“ Sáng nay em đi quên mang nón
Em đến làng anh mưa khắp trời
Có thương chàng cho em mượn nón
Em mới an tâm cùng anh đi chơi”.
Cuộc trò chuyện cuả họ diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc trong không gian
văn hóa làng quê của miền trung du. Khi thì bên khung cửi, bên cối gạo đêm
trăng, lúc thì rên nương rẫy hoặc ruộng cấy giữa đồng. Ở đâu cũng có Sình ca
vang lên. Trong lao động sản xuất, người Cao Lan thường có tục lệ đổi công
cho nhau vì vậy ở mỗi địa điểm đều rất nhộn nhịp, đông người. Họ vừa lao
động vừa ca hát. Đó là một thế giới nghệ thuật mộc mạc, giản dị nhưng đầy

sống động ,hấp dẫn mọi người.Ở đó, tâm hồn con người được giải phóng
quên đi những lo âu, mệt nhọc hàng ngày. Khung cảnh nông thôn miền trung
du với những triền đồi và những cánh đồng xen kẽ dưới các chân núi chính là
ngọn nguồn cho câu hát phát triển. Bởi ở đó tình yêu đôi lứa, tình cảm gia
đình, tình bạn, tình yêu, thiên nhiên được nảy nở ươm mầm.
Khi hát Sình ca vào những ngày hội có một “nhạc cụ” không thể thiếu.
Đó là một ống nứa miệng to bằng miệng chén, dài độ 20cm được bịt bằng da
ếch ở hai đầu, ở giữa màng đó được luồn bằng một sợi chỉ dài nối hai đầu ống
lại với nhau. Khoảng cách giữa hai ống nứa từ 15m đến 18m. Khi hai người
hát nhưng không muốn người khác nghe được, một người hát còn người kia
áp tai vào miệng ống, bên kia sẽ nghe rõ hơn. Cách hát như vậy người ta gọi
là Sình ca bằng ống. Qua việc nhận hay không nhận ống nứa đó khi được mòi
hát, người ta cũng tỏ ý mến hay không với người mời mình hát.
Sình ca bằng chiều sâu tư tưởng , bằng vẻ đẹp duyên dáng trong hình thức
cấu tạo đã lôi cuốn kì lạ mỗi con người qua bao thế hệ. Đó là tiếng nói của
trái tim người Cao Lan thuộc nhiều thời kì lịch sử khác nhau chủ yếu vào
thời kì phong kiến và thời thuộc pháp. Trong thực tế sáng tác và biểu diễn ,
23


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

Sình ca ở các địa phương có sự tham gia đông đảo và tích cực của những
người lớn tuổi( những người đã có vợ, có chồng, những cụ già trong thôn…).
Khi biểu diễn và sáng tác thì tất cả đều tạm thời thoát li, quên lãng thế giới
thực tại để đi vào thế giới văn nghệ, thế giới của tuổi trẻ và tình yêu. Họ coi
mình là những chàng trai, cô gái ở tuổi thanh tân, tự xưng với nhau là anhem, mình –ta, thiếp- chàng. Qua đó, chúng ta thấy họ luôn yêu đời, yêu cuộc
sống, rung cảm trước cái đẹp, khát khao vươn tới cái chân, thiện, mĩ. “Con

nguời bản chất nó vốn là một nghệ sĩ”( M. Gorki) là vậy. Vì thế, ngay từ xa
xưa người Cao Lan đã tìm đến văn chương, sáng tạo ra những câu Sình ca
đậm đà, sâu lắng sống mãi với thời gian.
1.2.3.3. Sình ca trong đời sống văn hóa của người Cao Lan
Đời sống văn hóa của người Cao Lan hết sức phong phú và đa dạng cả
về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Ở vị trí tinh thần thì Sình ca chiếm
vị trí quan trọng hơn cả. Hầu hết trong các hoạt động sinh hoạt văn hóa đều có
sự xuất hiện của câu hát Sình ca.
Trong các lễ hội đặc biệt là hội xuân được tổ chức sau tết Nguyên đán cho
tới tháng 3 âm lịch. Đó là thời gian nông nhàn, chăm sóc lúa chiêm, đợi đất,
đợi thời vụ làm hoa màu. Nam nữ Cao Lan có thời gian tụ họp cùng nhau để
sinh hoạt văn hóa, hát Sình ca là hình thức sinh hoạt chính trong lễ hội này.
Từ những đêm hội này, các chàng trai, cô gái đã nảy nở những mối tình thật
đẹp, là tiền đề cho hôn nhân về sau. Nhiều đôi trai gái khi đã thành vợ chồng
họ vẫn thường đùa vui với nhau rằng “ Tôi lấy cô( anh) cũng chỉ vì mê tiếng
hát của cô(anh) mà thôi”.
Trong đám cưới, Sình ca được coi là nghi lễ không thể thiếu.Nếu như nhà
trai không đối lại được những câu hát mà nhà gái đưa ra thì sẽ không xin được
dâu về. Ngoài ra ,Sình ca trong đám cưới còn là những lời chúc phúc cho gia

24


Khóa luận tốt nghiệp

Đàm Thị Thìn – K33B Ngữ văn

chủ được hạnh phúc, ấm no. Trong các đám cưới còn có Sình ca giao duyên
của các thanh niên nam, nữ đi phục vụ đám cưới.
Trong cuộc sống lao động hàng ngày, Sình ca đã xóa đi bao mệt nhọc,

mang lại sự yêu đời, yêu cuộc sống. Trong xã hội Cao Lan xưa kia nếu không
biết hát Sình ca sẽ không có bạn cho nên mọi người đều phải tự học. Người
già truyền dạy cho lớp trẻ, ai ai cũng biết hát Sình ca.Người Cao Lan thực sự
đã trở thành các nghệ sĩ,ca sĩ của đồng quê.
Ở khắp các làng bản Cao Lan, trên những cánh đồng bát ngát, trong những
vạt rừng hay những nương đồi mênh mông luôn vang lên những tiếng hát du
dương khi trầm, khi bổng…Mỗi gia đình Cao Lan từ người già đến người trẻ
đều vui tươi. Tiếng hát, tiếng đàn rộn ràng đây đó. Mỗi con người, nụ cuời
luôn nở trên môi, cất cao tiếng hát với con tim tràn đầy sức sống. Đó chính là
dấu hiệu của sự yên ấm và thanh bình. Người Cao Lan luôn tự hào với những
nét đẹp văn hóa của mình. Sự tự hào đó được ưu ái hơn cho những làn điệu
Sình ca.
Chừng nào còn có sự tồn tại của người Cao Lan, trái tim của người Cao
Lan còn đập thì những điệu Sình ca vẫn sống và phát triển. Bởi lẽ đó là tiếng
hát thiết tha mà thắm đượm lòng người, là cái hồn của người Cao Lan.
Dân tộc Cao Lan- một người con của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Với những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa đặc sắc đã có sự đóng góp
không nhỏ vào nền văn hóa dân tộc. Trong lĩnh vực văn học dân gian, làn
điệu Sình ca đã hòa điệu cùng những câu hát dân gian của nhiều dân tộc khác
tạo lên sự phong phú cho những điệu hát dân ca dân tộc Việt Nam nói chung.
Sình ca có nội dung phong phú thể hiện được cái riêng của người Cao Lan về:
Lịch sử, phong tục, quan niệm về cuộc sống. Hình thức thể hiện cũng hết sức
thành công cả về không gian, thời gian, thể thơ và các biện pháp tu từ. Nội
dung và hình thức đó chính là nét độc đáo của Sình ca. Từ đó có thể nhận biết
25


×