Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Logic ngữ nghĩa trong câu ghép tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.69 KB, 43 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp - hoạt động th-ờng xuyên, cơ bản của con ng-ời đ-ợc thực hiện
qua đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là câu. Câu tiếng Việt là đơn vị cấu trúc lớn
nhất trong tổ chức ngữ pháp, có cấu tạo và nội dung t-ơng đối độc lập. Câu là
ph-ơng tiện giao tiếp quan trọng và hiệu quả nhất. Mỗi câu đều có hai mặt
hình thức và nội dung. Muốn thực hiện tốt quá trình giao tiếp phải nắm chắc
hai mặt này.
Một trong những cơ sở để tạo câu, sử dụng câu đúng nghĩa là phải hiểu
rõ mối quan hệ logic ngữ nghĩa của câu. Không hiểu rõ logic ngữ nghĩa sẽ dẫn
đến sử dụng câu sai nghĩa, làm mất tính trong sáng của tiếng Việt.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu logic ngữ nghĩa trong câu
ghép - một loại câu quan trọng trong giao tiếp và thể hiện t- duy.
2. Lịch sử vấn đề
Có nhiều tác giả đã tìm hiểu về câu ghép nói chung và logic ngữ nghĩa
trong câu ghép nói riêng:
Tác giả Nguyễn Đức Dân đã đi sâu trình bày mối quan hệ giữa logic và
câu tiếng Việt cũng nh- hiện t-ợng câu tiếng Việt đ-ợc khảo sát d-ới góc độ
logic. Theo ông, câu ghép là hình thức biểu hiện của phán đoán phức, để hiểu
logic ngữ nghĩa trong câu ghép phải hiểu đ-ợc đặc tr-ng của phép suy luận
ngôn ngữ: Phép suy luận logic thì hoàn toàn hình thức còn phép suy luận
trong ngôn ngữ, ngoài sự suy luận hình thức nh- trong logic con ng-ời còn suy
luận qua từ ngữ, tri thức và kinh nghiệm.(1)
Nhóm tác giả thuộc Uỷ ban khoa học xã hội nhân văn đã nêu một cách
khái quát nhất về đặc điểm ý nghĩa của câu ghép: Có thể nhận thấy rằng

1. Nguyễn Đức Dân, Logic và tiếng Việt, nxb Giáo dục



1


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

nòng cốt ghép cũng chứa đựng mối quan hệ có thuyết tính. Đó chính là mối
quan hệ giữa vế thứ nhất và vế thứ hai. Thuyết tính trong câu ghép biểu thị
một sự liên hệ với thực tế thông qua một suy lý, một quá trình t- duy và thông
báo có tính phức hợp.(1)
Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan điểm về câu ghép nh- sau: Câu ghép
gồm các phần mà mỗi phần được xây dựng theo công thức câu đơn tức là
có tính vị ngữ. Các bộ phận này phải liên kết thành một thể thống nhất t-ơng
ứng theo mô hình cú pháp câu ghép. Về phương diện ngữ nghĩa, câu ghép
biểu thị một nội dung thông báo phức tạp. Giữa các bộ phận trong câu ghép
có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa. ý nghĩa của câu ghép là tích chứ không
phải là tổng ý nghĩa các bộ phận câu. Nói tích ý nghĩa các bộ phận câu nghĩa
là nói ý nghĩa các bộ phận câu và các ph-ơng tiện ngôn ngữ nối kết quan hệ
giữa các vế được nhân lên. Rõ ràng, xét cả về cấu trúc lẫn ý nghĩa thì câu
ghép thuộc phạm trù ngữ pháp - logic và là đơn vị cấu trúc ngữ nghĩa hoàn
chỉnh có chức năng thông báo. (2)
Theo Diệp Quang Ban: Câu ghép là câu có tổ chức đặc thù gồm hai
cụm chủ vị hoặc hai dạng câu đơn đặc biệt không bao hàm lẫn nhau, có quan
hệ ý nghĩa với nhau và được biểu thị theo những cách nhất định. (3)
Nh- vậy, các tác giả đều thống nhất ở quan điểm: ý nghĩa của câu ghép
đ-ợc tạo bởi mối quan hệ giữa các vế câu và đ-ợc biểu hiện qua các ph-ơng
tiện ngôn ngữ cụ thể.
Trên cơ sở kế thừa kết quả những công trình nghiên cứu, ở đề tài này,

chúng tôi đi tìm hiểu, giải thích cụ thể mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong
câu ghép (còn đ-ợc gọi là mối quan hệ logic ngữ nghĩa).

1. Uỷ ban khoa học xã hội nhân văn, Ngữ pháp tiếng Việt, nxb Khoa học xã hội
2. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt câu, nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
3. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Viêt tập 2, nxb Giáo dục

2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Hiểu rõ đặc tr-ng của câu ghép, mối quan hệ giữa cấu trúc câu và ý nghĩa
mà cấu trúc đó biểu hiện.
Phân tích quan hệ thuyết tính trong câu ghép (mối quan hệ giữa các vế
trong câu ghép).
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu đặc tr-ng nội dung của câu ghép qua những ví dụ cụ thể.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Ph-ơng pháp khảo sát thống kê.
Ph-ơng pháp phân tích ngôn ngữ.

3


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

nội dung
Ch-ơng 1
Cơ sở lý luận
1. 1. Những vấn đề cơ bản về câu ghép
1.1.1. Khái niệm câu ghép
Câu ghép là loại câu đ-ợc cấu tạo từ hai câu đơn (nòng cốt đơn) trở nên.
Các câu đơn này có quan hệ với nhau về ý nghĩa và ngữ pháp.
VD1:

(Vì) nó l-ời học (nên) cô giáo mắng nó.
C1 V1

C2

M1

V2

M2

Câu trên đ-ợc cấu tạo từ hai kết cấu C - V, bao gồm hai vế: M1, M2.
Giữa M1 và M2 có quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân - kết quả. Quan hệ này đ-ợc
biểu thị bằng ph-ơng tiện ngôn ngữ là cặp kết từ Vì nên
VD2:

Chim kêu, v-ợn hú, thác đổ ầm ầm.
C1 V1


C2 V2

M1

C3 V3

M2 M3

VD2 có cấu tạo là ba kết cấu C - V: M1, M2, M3. Giữa chúng có mối
quan hệ liệt kê đồng thời.
1.1.2. Đặc điểm của câu ghép
1.1.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
Bộ phận chủ yếu để tạo nên một nòng cốt ghép là những nòng cốt đơn
(có thể là nòng cốt đơn bình th-ờng hoặc nòng cốt đơn đặc biệt). Mỗi một
nòng cốt đơn đ-ợc gọi là một vế của câu ghép. Các vế trong câu ghép đ-ợc
nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc dấu phẩy.

4


Khoá luận tốt nghiệp

VD3:

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Có làm (thì mới) có ăn.
M1

M2


Đây là câu ghép đặc biệt đ-ợc tạo bởi hai nòng cốt đơn đặc biệt M1 và
M2, diễn tả mối quan hệ nhân quả giữa hành động có làm và kết quả hành
động có ăn.
1.1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa
Ngoài đặc điểm ngữ pháp, câu ghép còn có đặc điểm riêng biệt về ý
nghĩa: giữa các vế trong câu ghép phải có quan hệ với nhau về ý nghĩa, tập
trung biểu thị một nội dung, một sự suy lý. Nếu giữa các vế không có sự ràng
buộc gần gũi về ý nghĩa thì không tạo thành một câu ghép. Đặc điểm này
chính là biểu hiện của tính vị ngữ trong câu.
Tính vị ngữ là mối quan hệ giữa câu với hiện thực khách quan. Đây là
điều kiện tiên quyết để tạo câu, là dấu hiệu khu biệt câu với đơn vị không phải
câu.
VD4:
(4a): Lan đang học bài.
C

V

(4b): Cái bảng đang học bài.
C

V

VD (4a) chứa một nội dung thông báo hoàn chỉnh vì giữa chủ ngữ và vị
ngữ có sự phù hợp về logic ngữ nghĩa.
VD (4b) giữa chủ ngữ và vị ngữ không có sự phù hợp về ý nghĩa: học
bài là hoạt động của người chứ không phải của vật cái bảng. Nội dung câu
phản ánh không phù hợp với hiện thực khách quan do đó câu không có tính vị
ngữ.

Cần phân biệt tính vị ngữ và thành phần vị ngữ: Khái niệm tính vị ngữ
rộng hơn khái niệm vị ngữ. Tính vị ngữ là phạm trù ngữ pháp logic, là yếu tố

5


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

bắt buộc, câu không có tính vị ngữ không biểu hiện một nội dung trọn vẹn.
Còn vị ngữ chỉ xuất hiện trong các dạng câu mà nó đ-ợc biểu hiện nh- một
thành phần chính của câu. Có những câu không xác định đ-ợc thành phần vị
ngữ nh-ng có tính vị ngữ do có nội dung thông báo hoàn chỉnh.
VD5:

Gió! M-a! Não nùng!

Ng-ợc lại, có những câu có thành phần vị ngữ nh-ng không có tính vị
ngữ nh- VD (4b).
Tính vị ngữ đ-ợc biểu hiện qua quan hệ cú pháp của câu. Đó là quan hệ
giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa phần nêu và phần báo (đề - thuyết), giữa chủ thể vị thể phán đoán.
Tính vị ngữ trong câu ghép thể hiện ở quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
Các vế trong một câu ghép phải có sự phù hợp, gần gũi về ý nghĩa, từ đó tạo ra
sự phù hợp giữa nội dung câu phản ánh với hiện thực khách quan (bao gồm
hiện thực trong tự nhiên và hiện thực trong t- t-ởng). ý nghĩa của câu ghép
là tích chứ không phải là tổng ý nghĩa các bộ phận. (1) Nếu các vế câu không
có mối quan hệ logic ngữ nghĩa thì dù đúng về ngữ pháp vẫn không đ-ợc coi
là câu đúng.
Mối quan hệ đó còn đ-ợc gọi là mối quan hệ logic ngữ nghĩa hay thuyết

tính (tính thuyết phục) của câu ghép.
VD6:
(6a): (Vì) nó bị ốm (nên) nó phải nghỉ học.
C1V1
M1

C2 V2
M2

VD(6a) đ-ợc cấu tạo từ hai kết cấu C - V nòng cốt, giữa M1 và M2 có
mối quan hệ nhân quả, phản ánh đúng hiện thực khách quan, phù hợp với
nhận thức của con ng-ời. Chúng ta không thể nói:
1. Hoàng Trọng Phiến, sách đã dẫn

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

(6b): (Vì) nó bị ốm (nên) nó phải đi học.
C1V1
M1

C2 V2
M2

Câu trên cũng đ-ợc cấu tạo từ hai kết cấu C - V nòng cốt nh-ng giữa các
kết cấu C - V này không có sự phù hợp về nghĩa, nội dung câu không phù hợp

với thực tế khách quan, với nhận thức của con ng-ời (theo lẽ th-ờng: ốm sẽ
nghỉ học).
Để tạo nên thuyết tính trong câu ghép, tr-ớc tiên, ở mỗi câu phải có sự
phù hợp giữa nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ biểu hiện nghĩa, giữa các vế phải có
sự lập luận, lý lẽ đúng đắn, phù hợp để thuyết phục ng-ời đọc, ng-ời nghe.
1.2. Những cơ sở để tìm hiểu logic ngữ nghĩa trong câu ghép
1.2.1. Quan hệ giữa nghĩa và cấu trúc
Nghĩa và cấu trúc là hai nhân tố th-ờng trực của câu, chúng có mối quan
hệ mật thiết với nhau: Nghĩa là lý do tồn tại của cấu trúc, cấu trúc nào thì
nghĩa ấy, mỗi cấu trúc t-ơng ứng với một chức năng tải nghĩa nhất định. Bởi
vậy, khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu, chúng ta không thể không
biết câu đó đ-ợc cấu tạo nh- thế nào đồng thời không thể không chú ý đến
cấu trúc đó nhằm một mục đích thông báo gì. (1)
VD1:
(1a): Tôi yêu em. Em yêu tôi.
Đây là hai câu đơn nói về hai chủ thể tôi và em có cùng hành động
yêu, diễn tả tình yêu có từ hai phía.
Khi cải biến cấu trúc hai câu đơn trên thành các câu ghép:
(1b): Tôi yêu em và em yêu tôi.
(1c): Tôi yêu em còn em yêu tôi.
(1d): Tôi yêu em vì em yêu tôi.
1. Hoàng Trọng Phiến, Sách đã dẫn

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn


(1e): (Nếu) tôi yêu em (thì) em cũng yêu tôi.
Quan hệ từ và nối hai vế của câu ghép (1b) cho ta thấy mối quan hệ
giữa hai vế là quan hệ đẳng lập. ý nghĩa của nó t-ơng tự nh- (1a).
ở (1c), từ còn xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa hai vế là quan hệ đối
lập. Vế thứ nhất là: tôi yêu em thì vế thứ hai phải là: em không yêu tôi. Vì
thế, chúng ta không thể nói như (1c) mà chỉ có thể nói: Tôi yêu em còn em
không yêu tôi. Khi đó, ý nghĩa của nó khác hẳn với (1a): Tình yêu chỉ có từ
một phía.
ở (1d), từ vì chỉ quan hệ nhân quả giữa hai vế: Em yêu tôi là nguyên
nhân dẫn tới kết quả: Tôi yêu em. Điều này phù hợp với thực tế khách quan
nên cấu trúc (1d) là cấu trúc có nghĩa.
ở (1e), giữa hai vế có quan hệ điều kiện kết quả: Em yêu tôi là điều
kiện dẫn tới kết quả: Tôi yêu em. ý nghĩa của (1e) phù hợp với thực tế
khách quan nên (1e) cũng là cấu trúc có nghĩa.
Từ ví dụ trên có thể thấy: ý nghĩa của một câu không phải là ý nghĩa cụ
thể, thông th-ờng của từ mà là ý nghĩa khái quát của từ và các vị trí của các từ
đó trong quan hệ kết cấu câu. Khi thay đổi kết cấu thì nghĩa của câu thay đổi.
Trong câu ghép, ý nghĩa đ-ợc thể hiện qua mối quan hệ giữa các vế và vị
trí của chúng trong kết cấu câu.
1.2.2. Lập luận
1.2.2.1. Khái niệm
Lập luận là đ-a ra những lý lẽ (luận cứ) nhằm dẫn dắt ng-ời nghe đến
một kết luận nào đó.
VD2:

Chuồn chuồn bay thấp (thì) m-a.
Luận cứ

Kết luận


8


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Điều này có nghĩa là lập luận sẽ có đích là thuyết phục (làm cho ng-ời
nghe hiểu, tin, làm theo). Để thuyết phục ng-ời nghe, lập luận phải hội đủ cả
ba yếu tố: Lý lẽ, xúc cảm, phù hợp với ng-ời nghe.
Để hiểu đ-ợc logic trong lập luận ngôn ngữ chúng ta cần phân biệt lập
luận trong logic và lập luận ngôn ngữ.
1.2.2.2. Sự khác nhau giữa lập luận logic và lập luận ngôn ngữ
Lập luận logic
Trong lập luận logic, ng-ời ta nói đến lập luận tam đoạn luận (đại tiền
đề, tiểu tiền đề, kết luận), trong đó kết luận là hệ quả tất yếu của đại tiền đề và
tiểu tiền đề. Tính đúng sai của nó phụ thuộc vào tính đúng sai của đại tiền đề
và tiểu tiền đề. Vì thế, một kết luận logic chỉ có hai khả năng đúng hoặc sai.
VD:

Tất cả các số tận cùng bằng 0 và 5 đều chia hết cho 5.
1750 là một số nh- thế.
Nên 1750 cũng chia hết cho 5.
Đây là một kết luận đúng.
Lập luận ngôn ngữ
Trong hoạt động ngôn từ, có những biểu thức ngôn ngữ định h-ớng cho

một sự lập luận nào đó. Mỗi phát ngôn ngoài nghĩa văn bản còn có tiềm năng
ngữ nghĩa tạo ra chuỗi liên kết với các phát ngôn khác. Nghĩa là cần nhìn nhận
chức năng ngữ dụng của phát ngôn trong chuỗi phát ngôn đi với nó. Vì thế,

lập luận ngôn ngữ còn đ-ợc gọi là lập luận ngữ dụng.
VD3:
(3a): Nó có bằng đại học (nên) nó đ-ợc cử đi du học n-ớc ngoài.
(3b): Nó có bằng đại học thôi (nên) nó đ-ợc cử đi du học n-ớc
ngoài.
VD (3a) là một câu hợp lý về ý nghĩa, ta hiểu rằng: chỉ cần có bằng đại
học là đủ điểu kiện để đi du học.

9


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

VD (3b) chỉ khác VD (3a) ở từ thôi nhưng giữa hai vế không có sự
logic về ngữ nghĩa. ý nghĩa của từ thôi (ít, không đủ) đã tạo ra một định
h-ớng nghĩa âm tiêu cực cho vế chứa nó, ta hiểu rằng: có bằng đại học ch-a
đủ điều kiện để đi du học. Vì thế, không thể nói nh- (3b) mà chỉ có thể nói:
Nó có bằng đại học thôi nên nó không được đi du học nước ngoài.
Mặt khác, nếu lập luận logic theo phương pháp logic hình thức thì lập
luận ngữ dụng được coi là logic không hình thức. Sự lập luận này theo lý lẽ
riêng của nó mà ng-ời ta gọi là lẽ th-ờng.
1.2.3. Lẽ th-ờng
1.2.3.1. Khái niệm
Lẽ th-ờng chính là những tri thức, lý lẽ, phong tục, tập quán, nhân sinh
quan của một xã hội, một dân tộc mà hầu hết cá thể sống trong xã hội đó đều
tôn trọng và tuân thủ. Nói cách khác, nó chính là những lý lẽ chung có tính
logic xã hội đời th-ờng.
Lẽ th-ờng là cơ sở để nối luận cứ với kết luận, là nguyên lý làm cơ sở

cho lập luận.
VD4:
(4a): Con h- tại mẹ, cháu h- tại bà.
(4b): Mẹ bé út chiều nó quá, rồi nó h- mất.
Trong câu ghép lỏng thứ nhất, có hai lý lẽ về nguyên nhân làm cho đứa
trẻ trở thành hư. Lý lẽ này được thể hiện qua từ tại nối phần kết quả với
nguyên nhân ở mỗi vế. Câu này đ-ợc hiểu là: một đứa trẻ h- là do mẹ quá
nuông chiều hoặc bà quá nuông chiều. Nhưng tại sao không nói: con hư tại
bố, cháu hư tại ông? Thực tế có trường hợp như thế nhưng tỷ lệ xảy ra ít hơn
so với (4a). Cha ông ta đã dựa vào kinh nghiệm thực tế để đ-a ra lập luận nh(4a) nên đó là lập luận có tính thuyết phục. (4b) là một tr-ờng hợp cụ thể cho
lý lẽ ở (4a).

10


Khoá luận tốt nghiệp

VD5:

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Không có trâu bắt chó đi cày.

Thực tế không có chuyện bắt chó đi cày nh-ng câu tục ngữ nhằm thể
hiện cách xử lý của ng-ời Việt Nam: Linh hoạt trong mọi tình huống. Do đó,
VD5 vẫn có sự hợp lý về ý nghĩa.
1.2.3.2. Lý lẽ chung trong việc tạo lập câu ghép
Để tạo đ-ợc những câu ghép có thuyết tính, ng-ời ta có thể dựa vào một
số lý lẽ chung trong lập luận.
Lý lẽ chung về thuộc tính

Lấy thuộc tính của hiện t-ợng này để chứng minh cho hiện t-ợng
khác cũng có thuộc tính ấy. Giả sử A đ-ợc coi là có phẩm chất hơn B thì A
có thuộc tính tiêu cực nào B có thuộc tính tiêu cực ấy. Ng-ợc lại, B có thuộc
tính tích cực nào thì A cũng có thuộc tính tích cực ấy.
Dạng thức logic của lý lẽ này là: A(x) vì thế cũng B(x) (x: thuộc tính tích
cực hoặc tiêu cực).
VD6:

Mai m-a, tr-a nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển huống mồm thế gian.

Câu trên lấy thuộc tính tất yếu của thời tiết: thay đổi thất th-ờng, nhanh
chóng để chứng minh cho thuộc tính của d- luận.
Lấy thuộc tính của bộ phận làm lý lẽ cho thuộc tính quyết định.
VD7:

Cô ấy rất dịu dàng và vì thế rất phụ nữ.

Lấy sự đồng nhất logic để nhấn mạnh tới một sự đ-ơng nhiên, tất yếu
nh- một quy luật.
VD8:

Cuộc sống là nh- vậy vì đó là cuộc sống.

ở VD này, người nói dùng chính khái niệm cuộc sống để giải thích
tính tất yếu của một hiện t-ợng cụ thể nào đó đã diễn ra trong cuộc sống.

11



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Lý lẽ chung về hành vi con ng-ời
Kí hiệu d-ơng (+) để chỉ những thuộc tính tốt đẹp, tích cực.
Kí hiệu âm (-) để chỉ những thuộc tính xấu, tiêu cực.
Loại 1: Lý lẽ căn cứ vào hành động, từ hành động suy ra con ng-ời.
Hành động có phẩm chất (+) thì con ng-ời có phẩm chất (+).
Hành động có phẩm chất (-) thì con ng-ời có phẩm chất (-).
VD9:
(9a): Anh ấy nghèo nên anh ấy tiết kiệm. (+)
(9b): Anh ấy nghèo nh-ng anh ấy phóng túng. (-)
(9c): Anh ấy nghèo nh-ng anh ấy phóng khoáng. (+)
Loại 2: Căn cứ vào con ng-ời, từ con ng-ời suy ra hành động.
Con ng-ời có phẩm chất (+) thì hành động có phẩm chất (+).
Con ng-ời có phẩm chất (-) thì hành động có phẩm chất (-).
VD10:
(10a): Anh ấy th-ơng ng-ời nên hay làm từ thiện. (+)
(10b): Nó keo kiệt nên chẳng bao giờ giúp đỡ ai. (-)
Lời nói là một loại hành động đặc biệt nên cũng có những lý lẽ đặc biệt
về lời nói.
Lời nói có phẩm chất (+) thì con ng-ời có phẩm chất (+).
VD11:

Nó còn nhỏ mà ăn nói chững chạc. (+)

Lời nói có phẩm chất (-) thì con ng-ời có phẩm chất (-).
VD12:


Nó lớn mà nói nh- trẻ con. (-)

Con ng-ời có phẩm chất (+) thì lời nói có phẩm chất (+).
VD13:

Ng-ời thanh tiếng nói cũng thanh. (+)

Con ng-ời có phẩm chất (-) thì lời nói có phẩm chất (-).
VD14:

Nó không có học nên ăn nói lấc cấc. (-)
Lý lẽ chung về sự đánh giá

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Để đánh giá một sự việc ng-ời ta có những tiêu chuẩn đánh giá khác
nhau:
Một là, đánh giá theo tiêu chuẩn: chân, thiện, mĩ, dụng. Những chuẩn
mực này thay đổi theo không gian, thời gian, theo dân tộc và từng nền văn
hoá. Vì thế, cần dựa vào đó để xác định lý lẽ theo tiêu chuẩn đánh giá này.
VD15:

ăn quận Năm, nằm quận Ba.

VD15 đ-ợc đánh giá theo tiêu chuẩn thực dụng (sự phong l-u, sung túc).

Hai là, đánh giá theo giá trị chân lý, đúng sai. Lý lẽ theo kiểu này là:
sự việc này đúng vì nó có căn cứ khoa học, sự việc này đúng vì quả thực
nó tồn tại. Các lập luận quảng cáo hay dùng theo tiêu chuẩn chân lý này.
VD16:

N-ớc suối X, nguồn suối tự nhiên tinh khiết.

Ba là, đánh giá theo giá trị thẩm mỹ đẹp hay xấu: Vật này giá trị vì nó
đẹp, vật này không có giá trị vì nó xấu.
VD17:

Chiếc áo này đắt vì nó đẹp.

Bốn là, đánh giá theo giá trị tinh thần tốt hay xấu. Lý lẽ này th-ờng
dùng để đánh giá hành vi ứng xử của con ng-ời: có hay không tuân theo
những chuẩn mực đạo đức chung trong xã hội con ng-ời đang sống. Theo
quan niệm của ng-ời Việt Nam:
Con ng-ời mang tinh thần tốt là con ng-ời có phẩm chất (+): tình th-ơng,
ý chí khắc phục khó khăn, tinh thần trách nhiệm.
Con ng-ời mang tinh thần xấu là con ng-ời không có những phẩm chất
nh- trên.
Đánh giá theo tiêu chuẩn này, ng-ời ta có những lý lẽ sau:
Tôi làm nh- vậy vì tôi (thuộc loại ng-ời) theo nguyên tắc X.
Tôi làm nh- vậy vì tôi muốn trở thành Y.
Tôi không làm nh- vậy vì tôi muốn làm một ng-ời X.
Tôi khâm phục ông (bà) A vì ông (bà) ấy đã X.

13



Khoá luận tốt nghiệp

VD18:

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Tôi không nhìn bài ng-ời khác vì tôi muốn làm một ng-ời trung

thực.
Năm là, đánh giá theo ph-ơng diện thực dụng, h-ởng thụ. Theo
ph-ơng diện này, ng-ời ta đ-a ra những lập luận căn cứ vào khả năng thực tế,
nhìn nhận sự việc theo góc độ: sự việc đó có đạt đ-ợc hiệu quả, mục đích đã
đề ra không? Sự việc đó có tiện ích hay là không tiện ích, con ng-ời có hài
lòng với nó hay không?
Ng-ời ta có thể có những lý lẽ sau:
Lý lẽ theo tiêu chuẩn số l-ợng.
Lý lẽ làm theo số đông.
VD19:

Con muốn thi báo chí vì bọn bạn con đều thi.
Kết luận theo số đông.

VD20:

90% học sinh cấp 3 đăng ký thi đại học nên đỗ đại học là -ớc mơ

của hầu hết học sinh cấp 3.
Giải thích theo số đông.
VD21:


Đỗ đại học là h-ớng đi của hầu hết học sinh cấp 3, vì theo thống

kê, 90% học sinh đăng kí thi đại học.
Lý lẽ về sự h-ởng thụ trọn vẹn.
VD22:

Thà rằng ăn cả chùm sung,
Còn hơn ăn nửa trái hồng dở dang.

Cả chùm sung biểu thị cho sự trọn vẹn, đầy đủ về số lượng. Nửa trái
hồng biểu thị cho sự không trọn vẹn, không đầy đủ về số lượng. Cặp kết từ có
ý nghĩa lựa chọn, so sánh: thà rằng còn hơn thể hiện quan niệm sự
h-ởng thụ trọn vẹn về số l-ợng của câu tục ngữ.
Lý lẽ làm theo khuôn mẫu sử dụng.
VD23:

Vì các nha sĩ dùng kem đánh răng này nên tôi mua nó.

Nha sĩ là chuyên gia về chăm sóc răng. Loại kem đánh răng mà nha sĩ
dùng phải là loại tốt nên hãy dùng kem đánh răng giống họ.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Lý lẽ làm theo thói quen.
VD24:


Ngựa quen đ-ờng cũ.

Đây là câu tục ngữ thể hiện lý lẽ làm theo những gì mà thế hệ tr-ớc hay
những ng-ời khác đã làm mà không có sự sáng tạo, thay đổi.
Lý lẽ làm theo sự đích thực của chất l-ợng.
VD25:

Thà rằng ăn nửa trái hồng
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè.

VD trên chỉ đảo vị trí của hai cụm từ nửa trái hồng, cả chùm sung so
với VD22 nhưng lý lẽ của nó thay đổi hẳn: nửa trái hồng (không đủ về số
lượng nhưng chất lượng tốt) được đánh giá cao hơn cả chùm sung chát lè
(đủ về số l-ợng nh-ng không tốt về chất l-ợng) đã thể hiện lý lẽ làm theo sự
đích thực của chất l-ợng.
Lý lẽ làm theo sự đặc biệt.
VD26:

Vân không thi đại học vì nó muốn khác mọi ng-ời.

Có thể thấy mọi học sinh cấp 3 đều thi đại học, Vân không thi đại học
tức là không làm theo số đông.
Ng-ời ta không chỉ dựa vào những lý lẽ trên để tạo lập câu ghép mà còn
dựa vào những lý lẽ chung có trong thành ngữ, tục ngữ.
Tục ngữ - kho tàng lý lẽ chung
Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức
và quan niệm dân gian của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng
nh- xã hội. Vì thế, phải dựa vào đạo lý, nhân sinh quan, tri thức, kinh nghiệm
của mỗi dân tộc để tìm ra logic trong những câu thành ngữ, tục ngữ. Những

quan niệm, đạo lý của ng-ời Việt Nam đ-ợc thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ
là:
Một là, quan niệm đề cao tập thể.
VD27:
(27a): Chết một đống còn hơn sống một ng-ời.

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Chết - sống: hai trạng thái đối lập nhau (mất, không còn - tồn tại, còn)
Một đống - một ng-ời: sự đối lập về số l-ợng (nhiều - ít, tập thể - cá
nhân).
Chết một đống (sự không tồn tại của nhiều người) được đánh giá cao
hơn với sống một người (sự tồn tại của cá nhân) cho thấy quan điểm đề cao
tập thể hơn cá nhân.
Một loạt các câu tục ngữ khác cũng thể hiện quan điểm này:
(27b): Khôn lỏi sao bằng giỏi đàn.
(27c): Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Hai là, đề cao phạm trù tri thức, trí tuệ so với các phạm trù khác (của
cải, sự cần cù, địa vị, số l-ợng).
VD28:

Một kho vàng không bằng một nang chữ.

Kho chỉ khối lượng nhiều, nang chỉ số lượng ít, vàng biểu trưng

cho của cải, chữ biểu trưng cho tri thức, cho sự hiểu biết. Một kho vàng
được đánh giá thấp hơn so với một nang chữ thể hiện quan điểm đề cao tri
thức của ông cha ta.
Ba là, đề cao những phạm trù biểu hiện giá trị tinh thần nh-: đạo đức,
ân nghĩa, trung thực.
VD29:
(29a): Đẹp nết hơn đẹp ng-ời
Đẹp nết (vẻ đẹp đạo đức) được đánh giá cao hơn so với đẹp người (vẻ
đẹp hình thức) đã thể hiện quan điểm đề cao vẻ đẹp tinh thần, đạo đức.
(29b): Sống đục sao bằng thác trong.
(29c): Cái nết đánh chết cái đẹp.
Bốn là, đề cao và giữ gìn quan hệ tốt với làng bản, xóm làng.
VD30:

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Anh em xa chỉ những người có quan hệ họ hàng nhưng ở xa, láng
giềng gần chỉ những người sống xung quanh mình. Hai động từ bánmua
đã nói lên cách ứng xử của ông cha ta trong cuộc sống: cần đối xử tốt, giành
tình cảm với những ng-ời sống xung quanh mình. ở đây, khoảng cách (gần)
đ-ợc đánh giá cao hơn họ hàng (xa).
Năm là, phạm trù số l-ợng đ-ợc xếp thấp nhất, nó đ-ợc dùng làm nổi
bật các phạm trù khác.

VD31:

Đầu nheo hơn phèo trâu.

Nheo - trâu biểu trưng quan hệ bé - lớn của phạm trù khối lượng, đầu
- phèo biểu trưng cho quan hệ đối lập đầu - cuối, địa vị. Đầu nheo được
đánh giá cao hơn phèo trâu nghĩa là phạm trù địa vị được đánh giá cao hơn
phạm trù khối l-ợng.
Tóm lại, những lý lẽ trên đây là một trong những cơ sở để tạo lập, xác
định, giải thích mối quan hệ logic ngữ nghĩa trong câu nói chung và câu ghép
nói riêng.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Ch-ơng 2
logic ngữ nghĩa trong câu ghép tiếng việt
Để biểu thị mối quan hệ logic ngữ nghĩa trong câu ghép ng-ời ta dùng
các ph-ơng thức sau:
Ph-ơng thức trật tự từ
Ph-ơng thức h- từ
Ph-ơng thức ngữ điệu
2.1. Ph-ơng thức trật tự từ
ý nghĩa của câu là ý nghĩa khái quát của từ và vị trí của các từ trong
quan hệ kết cấu câu nên khi vị trí thay đổi thì ý nghĩa câu thay đổi.
Từ đó có thể thấy, trật tự từ trong câu tiếng Việt có vai trò quan trọng

trong việc thể hiện ý nghĩa của câu.
Xét ở cấp độ câu ghép, ph-ơng thức trật tự từ đ-ợc biểu hiện qua trật tự
giữa các vế trong câu. Câu ghép biểu thị một phán đoán phức hợp và một sự
suy lý nên trật tự giữa các vế là trật tự của sự suy lý. Nếu thay đổi trật tự thì
nội dung suy lý của câu thay đổi.
2.1.1. Trật tự các vế trong câu ghép chính phụ (câu ghép qua lại)
Câu ghép chính phụ là câu ghép mà các vế câu hoặc các nòng cốt câu có
quan hệ chính phụ (bao giờ vế chính cũng làm hệ luận và vế phụ làm tiền đề).
Nội dung mối quan hệ giữa hai vế của câu ghép chính phụ th-ờng là nội
dung của các suy lý. Vì vậy, một trật tự thông th-ờng, thích hợp với sự suy lý
là: vế phụ đứng tr-ớc, vế chính đứng sau.
Nếu đảo trật tự giữa hai vế thì nội dung suy lý thay đổi.

18


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

VD1:
(1a): Mỹ đánh cả n-ớc (nên) cả n-ớc đánh Mỹ.
C1

V1

C1

M1


V1

M2

(1b): Cả n-ớc đánh Mỹ (nên) Mỹ đánh cả n-ớc.
C2

V2

C1

M2

V1

M1

(1c): Cả n-ớc đánh Mỹ (vì) Mỹ đánh cả n-ớc.
C2

V2

C1 V1

M2

M1

Trong VD trên, cả (1a) và (1b) đều biểu thị quan hệ nhân quả nh-ng giữa
hai câu lại có sự khác nhau về ý nghĩa do trật tự giữa hai vế khác nhau.

ở VD(1a): M1: tiền đề (chỉ nguyên nhân): Mỹ đánh cả n-ớc.
M2: hệ luận (kết quả): cả n-ớc đánh Mỹ.
Nội dung của (1a) phản ánh phù hợp với thực tế khách quan của lịch sử:
Mỹ đem quân xâm l-ợc n-ớc ta tr-ớc. Để bảo vệ độc lập, nhân dân ta phải
đứng dậy đánh đuổi đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa.
ở VD(1b):

M2: tiền đề: Cả n-ớc đánh Mỹ.
M1: hệ luận: Mỹ đánh cả n-ớc.

Nói nh- (1b) tức là: n-ớc ta đem quân đánh Mỹ tr-ớc, cuộc chiến tranh
của nhân dân ta là phi nghĩa. Nội dung câu phản ánh không đúng với thực tế
lịch sử. Vì thế, (1b) không đảm bảo mối quan hệ logic - ngữ nghĩa, không
thuyết phục ng-ời nghe.
Nh-ng nói nh- (1c) lại phù hợp vì kết từ nên chỉ kết quả ở (1b) được
thay thế bằng kết từ vì chỉ nguyên nhân.

19


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

VD2:
(2a): (Tại) chiếc xe bị hỏng (nên) tôi muộn giờ làm.
C1 V1
M1

C2 V2

M2

(2b): (Tại) tôi muộn giờ làm (nên) chiếc xe bị hỏng.
C2

V2

C1 V1

M2

M1

Nội dung câu (2a) phản ánh phù hợp với thực tế khách quan.
(2b) đảo trật tự của (2a), câu trở nên vô nghĩa, không phản ánh thực tế
khách quan: M2 (tôi muộn giờ làm) không thể là nguyên nhân gây ra sự việc ở
M1 (chiếc xe bị hỏng). Do đó, (2b) không đảm bảo quan hệ logic - ngữ nghĩa,
không có thuyết tính, không đ-ợc coi là câu đúng.
Muốn thay đổi trật tự giữa các vế trong câu ghép chính phụ mà vẫn đảm
bảo quan hệ logic ngữ nghĩa, chúng ta phải xóa kết từ ở tr-ớc vế chính.
VD3:

Tôi muộn giờ làm tại chiếc xe bị hỏng.

Trật tự giữa các vế trong câu ghép không chỉ ổn định ở các câu nói bình
th-ờng mà còn trở nên ổn định và không thể thay đổi ở những câu thành ngữ,
tục ngữ.
Tục ngữ phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm dân gian
của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng nh- xã hội. Nói cách
khác, nó là những lý lẽ, triết lý của một cộng đồng, một dân tộc đ-ợc đúc kết

qua những câu nói ngắn gọn, khái quát, hàm súc, ổn định về cấu trúc. Vì thế,
khi thay đổi cấu trúc tức là thay đổi cả quan niệm nhân sinh của một cộng
đồng, dân tộc.
VD4:
(4a): Chết một đống còn hơn sống một ng-ời.
Câu tục ngữ này thể hiện quan điểm đề cao tập thể của ng-ời Việt Nam.

20


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Nếu thay đổi trật tự:
(4b): Sống một ng-ời còn hơn chết một đống.
Triết lý của (4b) là đề cao phạm trù cá nhân, khác hẳn triết lý ở (4a).
VD5:
(5a): Một kho vàng, không bằng một nang chữ.
VD(5a) thể hiện triết lí đề cao phạm trù tri thức trí tuệ của nhân dân ta.
Nếu thay đổi trật tự:
(5b): Một nang chữ không bằng một kho vàng.
ý nghĩa của (5b) hoàn toàn thay đổi so với ý nghĩa của (5a): đề cao của cải
hơn tri thức.
Một loạt các câu tục ngữ khác nh-:
Phép vua thua lệ làng (Đề cao quan hệ làng bản hơn thứ bậc).
Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn (Đề cao tri thức).
Một giọt máu đào hơn ao n-ớc lã (Đề cao quan hệ họ hàng).
Đầu nheo hơn phèo trâu (Đề cao địa vị hơn khối l-ợng).
Khi thay đổi trật tự thì nghĩa thay đổi:

Lệ làng thua phép vua (Đề cao quan hệ thứ bậc hơn quan hệ làng
bản).
Thứ nhất dữ đòn, thứ nhì hay chữ (Đề cao sức mạnh thể chất hơn tri
thức).
Ao n-ớc lã hơn một giọt máu đào (Đề cao quan hệ với ng-ời ngoài
hơn họ hàng).
Phèo trâu hơn đầu nheo (Đề cao khối l-ợng hơn địa vị).
Nh- vậy, khi thay đổi trật tự giữa các vế trong thành ngữ, tục ngữ sẽ dẫn
đến thay đổi quan niệm, triết lý đ-ợc phản ánh trong đó. Sự thay đổi ấy là
không phù hợp với quan niệm, triết lý của nhân dân ta từ ngàn đời nay. Vì thế,
trật tự trong thành ngữ, tục ngữ là bất biến, ổn định.

21


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Có thể nói, câu ghép chính phụ là tr-ờng hợp tiêu biểu cho câu ghép. Đặc
điểm nổi bật của nó là tính suy lý, trật tự giữa các vế là trật tự của sự suy lý
nên khó thay đổi.
ở câu ghép đẳng lập, trật tự các vế trong một số kiểu câu cũng không thể
thay đổi.
2.1.2. Trật tự các vế trong câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập là câu ghép có từ hai vế trở nên, giữa các vế câu có
quan hệ đẳng lập, không phân biệt chính phụ.
Các quan hệ nghĩa th-ờng gặp là:
Quan hệ liệt kê đồng thời.
Quan hệ liệt kê kế tiếp.

Quan hệ so sánh, đối chiếu.
Quan hệ lựa chọn.
Các vế trong câu ghép đẳng lập có mối quan hệ ý nghĩa lỏng nên việc
thay đổi đổi trật tự giữa các vế dễ dàng hơn.
VD 6:
(6a): Anh đi hay tôi đi.
Thay đổi trật tự trên:
(6b): Tôi đi hay anh đi.
Nghĩa của (6a) và (6b) là giống nhau. Tuy nhiên, ở kiểu quan hệ liệt kê
kế tiếp thì trật tự giữa các vế cần đ-ợc đảm bảo vì các sự kiện trong các vế liệt
kê nối tiếp nhau theo quan hệ thời gian khi thay đổi trật tự các vế thì logic thời
gian bị phá vỡ.

22


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

VD7:
(7a): Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị.
C1 V1

C2 V2

C3

M1


M2

V3
M3

(7b): Vua Bảo Đại thoái vị, Nhật hàng, Pháp chạy.
C3

V3
M3

C2 V2

C1 V1

M2

M1

VD (7a) và VD (7b) đều đ-ợc cấu tạo từ ba kết cấu C - V: M1, M2, M3,
nh-ng trật tự giữa các vế có sự thay đổi.
Trật tự của (7a) là: M1- M2- M3. Nội dung câu phản ánh đúng thực tế
lịch sử diễn ra ở n-ớc ta năm 1945: Thực dân Pháp bán n-ớc ta cho Nhật, phát
xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân ta đứng lên giành chính quyền
và đến 30/08/1945 vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ thực dân nửa phong
kiến ở n-ớc ta. Do đó, (7a) đảm bảo logic ngữ nghĩa.
Trật tự của (7b) là: M3- M2 - M1. Nội dung câu phản ánh không phù hợp
với thực tế lịch sử nên (7b) không có mối quan hệ logic ngữ nghĩa. Vì thế
không đ-ợc coi là câu đúng.
VD 8:

(8a): Một mảng bèo trôi đến, chị B-ởi vơ lấy phủ lên đầu.
C1

V1

C2

M1

V2
M2

Mối quan hệ giữa M1 và M2 ở (8a) là mối quan hệ điều kiện của hành
động (M1) và hành động (M2). Nội dung (8a) phản ánh đúng với hiện thực.
Nếu thay đổi trật tự của (8a) ta có:
`

(8b): Chị B-ởi vơ lấy phủ lên đầu, một mảng bèo trôi đến.
C2

V2

C1

M2

M1

23


V1


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

Sự thay đổi này phá vỡ mối quan hệ giữa điều kiện của hành động và
hành động nên (8b) không có quan hệ thuyết tính.
Nh- vậy trật tự sắp xếp các vế là một ph-ơng thức quan trọng thể hiện ý
nghĩa của câu ghép. Một trật tự hợp lý sẽ tạo đ-ợc mối quan hệ logic - ngữ
nghĩa cho câu ghép. Đó cũng chính là biểu hiện của mối quan hệ giữa cấu trúc
câu và ý nghĩa mà cấu trúc đó biểu hiện.
Logic ngữ nghĩa trong câu ghép không chỉ đ-ợc biểu hiện bằng ph-ơng
thức trật tự từ mà còn đ-ợc biểu hiện qua hệ thống các h- từ chức năng.
2.2. Ph-ơng thức h- từ
Tiếng Việt có một hệ thống h- từ rất phong phú. H- từ có chức năng
quan trọng: kết dính các yếu tố, các thành tố trong cấu trúc câu, khu biệt các
loại cấu trúc và mang đến cho câu những sắc thái ý nghĩa nhất định.
Trong câu ghép, đặc biệt là câu ghép chính phụ, h- từ có vai trò rất quan
trọng trong việc thể hiện thuyết tính của câu ghép.
Có thể nói, vai trò của h- từ trong câu ghép chính là vai trò của những tác
tử và kết tử lập luận. Chúng có nhiệm vụ định h-ớng nghĩa và phối hợp hai
hay nhiều phát ngôn thành lập luận.
2.2.1. Những h- từ có tác dụng định h-ớng lập luận
Trong ngôn ngữ tồn tại một lớp từ (th-ờng là phụ từ) định h-ớng lập
luận. Mỗi khi có một từ của lớp này xuất hiện trong câu ng-ời ta có thể rút ra
một kết luận về một sự kiện đ-ợc đề cập trong câu đó theo h-ớng nào đó mà
không thể rút ra một kết luận theo h-ớng ng-ợc lại.
Trong câu ghép, khi những từ này xuất hiện ở một vế, nó có vai trò định

h-ớng cho vế còn lại để tạo ra sự hợp lý về ý nghĩa của cả câu.
Một số h- từ tiêu biểu có vai trò định h-ớng nghĩa.
2.2.1.1. H- từ thang độ hóa sự vật và thuộc tính
Lập luận hay gặp nhất là: Cái này hơn cái kia vậy nên tôi chọn cái này,
Cái này kém cái kia nên không chọn cái này. Có những công cụ ngôn ngữ

24


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị D- - K29G Ngữ văn

miêu tả những quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa các đối t-ợng trong mỗi ph-ơng
châm này, trong đó có các hư từ. Chẳng hạn, để diễn đạt nội dung thứ này
hiếm có thể dùng từ hư chỉ sự hạn định: chỉ mới , chỉ thôi
VD1:

Chỉ ở đây mới có thứ này nên mua về biếu ông ấy.

Hoặc có thể dùng cụm từ chẳng mấy nh- một quán ngữ trực tiếp phủ
định sự tồn tại của nhiều đối t-ợng: chả mấy ai có, chả mấy khi gặp.
VD2:

Chẳng mấy khi gặp đ-ợc thứ này nên mua về biếu ông ấy.

Các hư từ trên tạo ra một định hướng lập luận là: Cái này hơn cái kia
nên chọn cái này. Chúng ta không thể nói: Chả mấy khi gặp được thứ này,
không nên mua về biếu ông ấy.
Một số tổ hợp h- từ trong cấu trúc câu sắp sếp sự vật trên thang độ hóa.

Cấu trúc: A không kém gì B. Đây là cấu trúc so sánh t-ơng đ-ơng
A và B nh-ng dùng để đánh giá cao A.

VD3:

Lan học giỏi không kém gì Nga dù nhà Lan khó khăn hơn (Đánh giá

cao tinh thần v-ợt khó của Lan).
Cấu trúc: Đến A còn X nữa là (huống hồ, huống chi) B. Trong cấu
trúc này B luôn luôn đ-ợc xếp cao hơn A.
VD 4:

Đến cô giáo còn không làm đ-ợc bài này huống hồ học sinh (Cô

giáo luôn luôn đ-ợc xếp cao hơn học sinh về trình độ học vấn).
VD5:

Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre.

Nh- vậy, những h- từ thang độ hóa sự vật và thuộc tính có vai trò định
h-ớng lập luận trong việc sắp xếp sự vật theo thang độ: Cái này hơn cái kia,
chọn cái này hay chọn cái kia.
Ngoài những h- từ thang độ hóa sự vật, thuộc tính. Trong tiếng Việt, còn
có lớp h- từ định h-ớng về sự đánh giá.

25



×