Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch quyền lực bóng tối của l tônxtôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.21 KB, 84 trang )

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các
bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi đã
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên - Thạc sĩ Lê Thị
Thu Hiền - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong tổ Văn học
nước ngoài đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi
được hoàn thành.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những
hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô và
bạn bè để có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau
này.

Hà Nội, 10 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Ngô Thúy Vân

Ngô Thúy Vân

-3-

K33 A - Văn



Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - Thạc sĩ Lê Thị Thu Hiền
cùng các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
thành quả của riêng tôi. Nó không trùng khít với bất cứ công trình nào đã
công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, 10 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Ngô Thúy Vân

Ngô Thúy Vân

-4-

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

MỤC LỤC
TRANG

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 7
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................... 11
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 18
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 18
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 18
6. Bố cục của khoá luận ............................................................................... 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lý luận về nhân vật ............................................................................ 20
1.1.1. Khái niệm về nhân vật .................................................................. 20
1.1.2. Nhân vật trong tác phẩm kịch ...................................................... 21
1.2. Lý luận về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch .................................... 24
1.2.1. Biện pháp đối thoại ..................................................................... 24
1.2.2. Biện pháp độc thoại .................................................................... 26
1.2.3. Biện pháp tạo xung đột kịch tính ................................................ 27
1.2.4. Thời gian - không gian ................................................................ 28

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG VỞ KỊCH QUYỀN LỰC BÓNG TỐI CỦA
L.TÔNXTÔI
2.1. Nghệ thuật đối thoại ........................................................................... 35
2.1.1. Đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật ............................... 37

Ngô Thúy Vân

-5-

K33 A - Văn



Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

2.1.2. Đối thoại nhằm triết lý - tâm tình ................................................ 48
2.2. Nghệ thuật độc thoại............................................................................ 53
2.2.1. Độc thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật ............................... 53
2.2.2. Độc thoại nhằm khắc hoạ nội tâm nhân vật.................................. 56
2.3. Nghệ thuật tạo xung đột kịch tính........................................................ 59
2.3.1. Xung đột giữa nhân vật với nhân vật ........................................... 61
2.3.2. Xung đột giữa hai lí tưởng, hai quan niệm đạo đức...................... 66
2.3.3. Xung đột trong bản thân tính cách nhân vật ................................. 69
2.4. Thời gian - không gian ........................................................................ 72
2.5. Nét đặc sắc trong nghệ thuật................................................................ 78
MỤC LỤC .................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 84

Ngô Thúy Vân

-6-

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lep Nicôlaiêvich Tônxtôi (1828 - 1910) là một trong những ngôi sao
sáng nhất trên bầu trời văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX. Ông được Lênin
trân trọng ngợi ca là “Người nghệ sĩ vĩ đại”, “Người khổng lồ”, “nhà văn vô
song trên toàn châu Âu”. Nếu ví văn học Nga như một cánh rừng đại ngàn thì

L.Tônxtôi là cây đại thụ trong cánh rừng đại ngàn ấy.
Trong hơn 60 năm cầm bút, lao động và sáng tạo nghệ thuật, Tônxtôi
đã để lại một di sản văn học đồ sộ với hàng trăm truyện ngắn, tiểu thuyết, văn
chính luận, nhật kí, kịch… Ông vừa là nhà văn, nhà giáo dục và là nhà hoạt
động xã hội nhiệt thành. Riêng trong sáng tác văn chương, Tônxtôi không chỉ
nổi tiếng với các tác phẩm văn xuôi mà còn lưu lại cho đời một số vở kịch nổi
tiếng.
Tìm hiểu con đường Tônxtôi đến với nghệ thuật kịch là một con
đường rất thú vị. Điều oái oăm là ở chỗ, con người cho rằng “tạng” của mình
chỉ hợp với văn xuôi đó, lại suốt đời theo đuổi công việc viết kịch. Phát biểu
của Tônxtôi về sức mạnh và hiệu quả của kịch cũng nhiều khi mâu thuẫn, đặc
biệt là vào những năm cuối đời.
Một mặt, ông khẳng định trong bài Bàn về Shakespeare và về kịch
(1903 - 1904) “Một trong những ngành nghệ thuật hầu như có ảnh hưởng
nhất, đó là kịch”,“Kịch là ngành quan trọng nhất của nghệ thuật”, là “công
cụ quan trọng của tiến bộ”
(Dẫn theo [16, 7]).
Mặt khác, ông cho rằng hình thức kịch nặng tính chất giả tạo, kịch là
loại tác phẩm thấp kém của văn học và nhà hát chỉ dành cho đàn bà, trẻ con
và những kẻ yếu đuối.

Ngô Thúy Vân

-7-

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi


Nhưng nhìn vào quá trình sáng tác văn học của tác giả, ta có thể
khẳng định rằng Tônxtôi đánh giá rất cao nghệ thuật kịch, hiểu rõ sức mạnh
của nó. Chính vì thế, suốt đời Tônxtôi miệt mài viết kịch. Ông đặc biệt ủng hộ
việc lập nhà hát nhân dân và thực tế đã viết Quyền lực bóng tối cho quảng đại
quần chúng.
Năm 1856, Tônxtôi phác thảo đề cương vở hài kịch Gia đình quý tộc
(sau đổi tên thành Con người thực tế). Đầu năm 1910, Tônxtôi viết vở hài
kịch ngắn Tất cả là tại nó nhằm chế giễu nạn say rượu. Như vậy, chúng ta có
thể khẳng định kịch cũng là mối bận tâm suốt đời của Tônxtôi.
Nhưng thành công về kịch đến với ông chậm chạp hơn văn xuôi. Nhiều
vở kịch của Tônxtôi chỉ là phác thảo hoặc bản nháp dở dang, vở kịch hoàn
chỉnh đầu tiên của ông là Một gia đình bị lây nhiễm (1864). Thành công chỉ
thực sự đến với Tônxtôi từ những năm 1980, bằng tài năng và công phu lao
động sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, L.Tônxtôi đã cống hiến vào kho
tàng kịch Nga ba vở kịch xuất sắc:
 Quyền lực bóng tối (1886)
 Thành quả giáo dục (1886 - 1889)
 Xác thây sống (1890)
Ba vở diễn này đã được công chiếu nhiều lần trong thế kỉ XIX, XX trên
sân khấu Nga và nhiều nước Âu - Mĩ.
Thành quả giáo dục là vở kịch mang đậm tính thời sự, qua vở kịch này
tác giả muốn đối thoại với khán giả về những vấn đề bức xúc trong sinh hoạt
của giới quý tộc cũng như nông dân Nga lúc bấy giờ và đặt ra “Vấn đề sống
còn mà con người chưa giải quyết” là quan hệ giữa địa chủ và nông dân, đặc
biệt là vấn đề quyền lợi ruộng đất của nông dân.
Bên cạnh đó, Xác thây sống là thành tựu mới, kiệt xuất của Tônxtôi với
việc kịch liệt phê phán chế độ đương thời về các mặt: nhà nước, giáo hội, xã

Ngô Thúy Vân


-8-

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

hội và kinh tế… đồng thời, đánh dấu những đổi mới nghệ thuật kịch của tác
giả về không gian và thời gian nghệ thuật cũng như trong mô tả tinh tế tâm lí
nhân vật rất chân thực và sống động.
Thế rồi ánh sáng lóe lên trong tối tăm (viết năm 1896) tuy không xuất
sắc về mặt nghệ thuật nhưng rất đậm chất tự thuật, giúp chúng ta hiểu thêm về
diễn biến tư tưởng và “tấn bi kịch tinh thần” của Tônxtôi trong giai đoạn này,
đây được coi là vở kịch Đram về cuộc đời của Tônxtôi.
Một trong những thành công hơn cả là vở kịch Quyền lực bóng tối
được sáng tác ở Matxcơva, tại ngôi nhà số15 ngõ Đônga Khamôpniserxki do
Tônxtôi mua từ năm 1882. Thông qua vở kịch này, L.Tônxtôi đã “phơi bày
tình trạng man rợ khủng khiếp” trong cuộc sống của nông dân Nga đương
thời. Đồng thời, lưu ý dư luận xã hội Nga về vấn đề hết sức bức xúc, đó là
việc tìm giải pháp khắc phục tình trạng man rợ, u mê trong sinh hoạt của nông
thôn Nga.
Dù có nhiều cách đánh giá và tiếp nhận trái ngược nhau, nhưng cũng
không thể phủ nhận, vở kịch này là một trong những thành tựu đáng chú ý
nhất của nền kịch hiện thực Nga thế kỷ XIX.
Nhà nghiên cứu lão thành về Tônxtôi, tác giả công trình nghiên cứu đồ
sộ về kịch Tônxtôi, giáo sư K.Lômunôp khẳng định “Những vở kịch ưu tú
của Tônxtôi thuộc về kho báu của nền kịch cổ điển thế giới và chúng phải
chiếm một vị trí nổi bật trong kịch mục các nhà hát của chúng ta”.
(Dẫn theo [16, 15])
Tuy nhiên, kịch của Tônxtôi hầu như còn rất ít được nghiên cứu ở

Việt Nam. Năm 1970, Nguyễn Nam dịch và giới thiệu 2 vở kịch Quyền lực
bóng tối và Thi hài sống của Tônxtôi qua bản in Rônêô của Vụ nghệ thuật
sân khấu. Cho đến nay, chưa vở kịch nào của Tônxtôi được diễn ở Việt Nam.

Ngô Thúy Vân

-9-

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Ở nước ta hiện nay, người nghiên cứu về kịch của L.Tônxtôi một
cách hệ thống và quy mô nhất có giáo sư Nguyễn Hải Hà. Giáo sư đánh giá
“Kịch Tônxtôi không chỉ có chỗ đứng danh dự trong lịch sử nghệ thuật kịch
Nga, trong chừng mực nhất định, ông được coi là bậc thầy trong nghệ thuật
kịch thế giới”. Và coi “Quyền lực bóng tối là một trong những thành tựu
đáng chú ý nhất của nền kịch hiện thực Nga thế kỉ XIX”.
(Dẫn theo [16, 16]).
Khi xây dựng một tác phẩm văn học nói chung cũng như một vở kịch
nói riêng, nhân vật là phương thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả và khái
quát thế giới con người một cách hình tượng. Và nhân vật chỉ xuất hiện sống
động và hình ảnh qua sự trần thuật, miêu tả bằng những phương tiện nghệ
thuật hết sức đa dạng.
Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi với mong
muốn tìm hiểu và khám phá những giá trị thẩm mĩ về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong vở kịch, nhằm phát hiện ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc
góp phần thể hiện thành công tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Đây là một

vấn đề rất lí thú và còn bỏ ngỏ để chúng ta tiến hành nghiên cứu và khám phá.
Hiện nay, L.Tônxtôi là một trong số những tác giả văn học nước
ngoài được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Việt Nam.
Nhằm mục đích góp thêm cách hiểu, cách nhìn nhận giúp học sinh, sinh
viên tiếp cận sâu rộng hơn với tác phẩm của Tônxtôi về sáng tác kịch trong
những giai đoạn cuối đời của nhà văn, đồng thời góp phần làm phong phú
thêm kho tàng đồ sộ của người nghệ sĩ vĩ đại này cũng như xuất phát từ sự
yêu mến của bản thân với những vở kịch của Tônxtôi, đặc biệt là vở kịch
Quyền lực bóng tối. Chúng tôi quyết định chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng

Ngô Thúy Vân

- 10 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi làm đối tượng
nghiên cứu cho khoá luận này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số công trình nghiên cứu về Lep Tônxtôi ở Việt Nam
Đại văn hào Nga Lep Tônxtôi được giới thiệu ở Việt Nam khá sớm
và sáng tác của ông có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là với các nhà văn và
công chúng yêu văn học.
Độc giả Việt Nam được tiếp xúc với tác phẩm của L.Tônxtôi từ trước
cánh mạng tháng Tám, nhưng những tác phẩm ấy được dịch qua ngôn ngữ
trung gian, đó là tiếng Pháp.
Trước năm 1954, tên tuổi Tônxtôi đã xuất hiện trong một số bài phê

bình, khảo cứu của Hải Triều, Nhất Linh, Thạch Lam… Trở thành chỗ dựa tin
cậy về quan điểm nghệ thuật, cách viết tiểu thuyết cũng như mô tả tâm lí nhân
vật của các nhà văn lúc bấy giờ.
Năm 1959, Nguyễn Hiếu Lê giới thiệu cụ thể tiểu sử Tônxtôi dưới
nhan đề “Léon Tônxtôi - một Á Thánh” trên tạp chí Bách Khoa và tập sách
“Gương doanh nhân”. Ngoài ra, các tạp chí văn học, báo Văn nghệ nhân kỉ
niệm 50 năm ngày mất của ông đã đăng bài “Đại văn hào Nga L.Tônxtôi”
của Nguyễn Hải Hà cùng nhiều công trình của các tác giả khác như: Nguyễn
Kim Đính, Trần Vĩnh Phú, Hoàng Trung Thông…
Việc nghiên cứu Văn học Nga và sáng tác của Tônxtôi chỉ thực sự được
đặt ra ở Viêt Nam từ cuối những năm 50, đầu 60 của thế kỷ XX. Đóng vai trò
đặc biệt quan trọng giúp bạn đọc hiểu về Tônxtôi là những giáo trình Đại học
- Cao đẳng: “Lịch sử Văn học Nga”(Hoàng Xuân Nhị, phần viết về Tônxtôi ở
tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 1962); “Lịch sử Văn học Nga thế kỷ XIX”
(Nguyễn Hải Hà, Nhà xuất bản Giáo dục, 1966); “Lịch sử Văn học Nga”, 3

Ngô Thúy Vân

- 11 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

cuốn (Nguyễn Trường Lịch, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên
nghiệp)…
Năm 1960, trên báo Văn nghệ số đặc biệt kỉ niệm 50 năm ngày mất của
Tônxtôi đã in bài của chủ tịch Hồ Chí Minh “Tôi trở thành người học trò nhỏ
của L.Tônxtôi như thế nào”. Trong bài viết này, Bác Hồ đã kể lại những ấn

tượng và cảm xúc của mình sau khi đọc tác phẩm của Tônxtôi.
Đáng chú ý còn có “Tiểu luận Tônxtôi” của Nguyễn Tuân sáng tác
năm 1960, cho đến nay vẫn làm người đọc ngạc nhiên về sự hiểu biết cũng
như những nhận xét tinh tế của ông về Tônxtôi. Nguyễn Tuân khẳng định
“Cho đến ngày nhân loại du hành vũ trụ đi hết lên các tinh cầu khác, Tônxtôi
vẫn là cây đại thụ sừng sững trong rừng văn đại ngàn nước Nga”. Cùng thời
gian này giáo sư Nguyễn Hải Hà cũng đã viết bài báo giới thiệu L.Tônxtôi với
bạn đọc Việt Nam.
Năm 1972, Tạp chí Văn học số 5 in bài của giáo sư Nguyễn Hải Hà:
“Hồ Chủ Tịch và một số tác phẩm Nga - Xô Viết”. Tác giả bài viết đã phân
tích sự am hiểu và đánh giá sâu sắc của Bác Hồ khi người đọc và dịch các tác
phẩm của văn học Nga - Xô Viết.
Năm 1978, nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh của Tônxtôi, Tạp chí
Văn học và báo Văn nghệ đã cho ra đời số đặc biệt tập trung rất nhiều bài của
các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình viết về L.Tônxtôi.
Trong tạp chí văn học số 6, các nhà văn, nhà thơ Hoàng Trung Thông,
Huy Liên,… và các nhà nghiên cứu: Nguyễn Kim Đính, Trần Vĩnh Phúc, Tế
Hanh,… với lòng yêu mến và say mê các tác phẩm của Tônxtôi đã phân tích
rất sâu sắc những giá trị của các tiểu thuyết lớn của nhà văn và đặc biệt nhấn
mạnh đến giá trị hiện thực của nó.
Trong báo Văn nghệ số 36 đã in một số bài viết thể hiện những cảm
nhận, đánh giá của các nhà văn lớn trên thế giới (R.Rôlăng, L.Aragông, R.

Ngô Thúy Vân

- 12 -

K33 A - Văn



Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Luychxămbua…) đối với L.Tônxtôi và sự nghiệp sáng tác văn học của ông
Cũng trong năm 1978, Nhà xuất bản Văn hóa đã xuất bản hai tập “Lep
Tônxtôi” của V.Sclôpxki do Hoàng Oanh dịch từ tiếng Nga. Đây là một công
trình viết về tiểu sử Tônxtôi và quá trình sáng tác của ông tương đối đầy đặn
và công phu. Có thể coi cuốn sách là nguồn tư liệu quý giúp người đọc hiểu
và cảm nhận tư tưởng của L.Tônxtôi và sáng tác của ông.
Việc nghiên cứu về Tônxtôi được tiến hành trên cả bề rộng và bề sâu
một cách quy mô từ năm 1986. Trong hai cuốn chuyên luận nghiên cứu về
“Lep Tônxtôi” của Nguyễn Trường Lịch (1986) và “Thi pháp tiểu thuyết
Tônxtôi” của Nguyễn Hải Hà (1992), các tác giả đã đặc biệt chú trọng phân
tích ba bộ tiểu thuyết lớn của Tônxtôi. Trên cơ sở vận dụng những thành tựu
của thi pháp học hiện đại các tác giả của hai cuốn sách đã chỉ ra những thành
công và độc đáo về mặt nghệ thuật của những tác phẩm này, qua đó khẳng
định giá trị về mặt nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm.
Năm 1996, tạp chí văn học số 10 đăng bài “Thi pháp tự sự và mối quan
hệ giữa lịch sử và hư cấu trong tiểu thuyết của Lep Tônxtôi” của Nguyễn
Trường Lịch. Tác giả bài báo đã chỉ ra nét đặc trưng trong phong cách tự sự
của Tônxtôi, đó là sự tôn trọng đời sống xã hội và sự thật trong tâm hồn con
người được biểu hiện trên từng trang sách của nhà văn.
Năm 1999, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn “Suy tư
sống động của Tônxtôi” của tác giả S.Zweig (bản dịch của Nguyễn Dương
Khư). Đây là cuốn sách có giá trị, thể hiện công lao và tâm trí của người viết
đối với Tônxtôi và sáng tác của ông. Tác giả đã làm hai việc: giới thiệu và
dịch một số truyện ngắn được coi là tinh hoa trong sáng tác của Tônxtôi và
S.Zweig đã phân tích sự chuyển biến tư tưởng sâu sắc của nhà văn trong giai
đoạn này.

Ngô Thúy Vân


- 13 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Năm 2001, cuốn “Chân dung văn học” (tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục)
đã giới thiệu tiểu sử, cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của một số nhà
văn trên thế giới trong đó có Tônxtôi. Người viết Đỗ Hải Phong đã khái quát
những nét chính trong từng giai đoạn sáng tác của Tônxtôi.
Trong các giáo trình Lý luận văn học, nghiên cứu, tạp chí văn học…,
L.Tônxtôi là nhà văn được đánh giá rất cao. Bởi tác giả vĩ đại này không chỉ
đóng góp vào kho tàng văn học nhân loại những tác phẩm bất hủ mà còn có
công lớn trong việc phát hiện và tìm ra những thủ pháp nghệ thuật độc đáo
trong khám phá và miêu tả đời sống con người. Có thể nói rằng, tầm hiểu biết
về Tônxtôi chính là thước đo đánh giá sự hiểu biết về nền văn học Nga của
mỗi độc giả cũng như bất kì nghệ sĩ, nhà nghiên cứu văn học nào.
2. 2. Lịch sử nghiên cứu về tác phẩm kịch của Tônxtôi
Ở Liên Xô, kịch của Tônxtôi cũng chưa được đánh giá đúng mức. Có
thể nói chuyên luận ''Kịch của L.Tônxtôi'' của K.Lômunôp (Nhà xuất bản
Nghệ thuật, Maxcơva, 1956) là công trình đồ sộ đầu tiên nghiên cứu mảng
sáng tác quan trọng này của Tônxtôi.
Giáo trình “Kịch của L.Tônxtôi” (Nhà xuất bản Đại học, Matxcơva,
1982) của V.V.Ôxnôvin đã tiếp cận kịch Tônxtôi từ góc độ loại hình học.
Đó là tác phẩm kịch nói chung, còn với vở kịch Quyền lực bóng tối
nói riêng, đã có rất nhiều luồng dư luận tranh cãi nhau trong việc đánh giá vở
kịch này.
Nhiều nghệ sĩ đương thời thấy rõ sự táo bạo trong ngòi bút của Tônxtôi

trong việc thể hiện đời sống.
Hoạ sĩ I.E.Rêpin viết thư cho Tônxtôi vào ngày 4 tháng 1 năm 1887
“Hôm qua vở kịch mới của anh được đọc ở nhà Serkôp. Đó là một sự thật
chấn động, là sức mạnh không khoan nhượng trong việc tái hiện đời sống và

Ngô Thúy Vân

- 14 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

cuối cùng, sau tất cả những trò nhơ bẩn trụy lạc trong gia đình, vở kịch tạo
ra tâm trạng bi kịch có ý nghĩa đạo lý sâu sắc”.
(Dẫn theo [16, 114]).
Nhà phê bình nghệ thuật V.V.Xtaxôp viết trong thư gửi Tônxtôi
tháng 1 năm 1987: ''Hôm qua tôi đã nhận được vở kịch của anh và thế rồi tôi
đã đọc ngay. Giờ tôi chỉ xin nói với anh một lời thôi, ngày hôm qua là một
trong những ngày hạnh phúc lớn lao nhất trong đời tôi. Đã nhiều năm rồi kể
từ ngày tôi đọc lần đầu tiên Vua Lia, Hamlet, Ôtenlô và những tác phẩm cùng
loại, tôi chưa hề được đọc một cái gì giống như vậy. Vì rằng với vở kịch này,
với tôi anh không thấp tí nào hơn so với Sechxpia. Đó là sự thật hết mức, quả
là sâu sắc, đúng là vẻ đẹp sáng tạo. Còn ngôn ngữ vở kịch thì không lời nào
tả xiết''
(Dẫn theo[16, 116]).
Nhưng người đứng đầu giáo hội Nga là K. Pôbeđônôxep và Nga
hoàng cùng một số người lại cho rằng đây là vở kịch có hại nên đã cấm diễn,
cấm dịch. Phải tới năm1917 mới bãi bỏ lệnh này, và vở kịch được công chiếu

rộng rãi ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungary, Thụy Điển, Đan Mạch,… độc giả
cùng nhiều nhà nghiên cứu đã dần khẳng định những giá trị tuyệt vời của vở
kịch.
Tuy nhiên, tác phẩm kịch của Tônxtôi hầu như mới chỉ được nghiên
cứu rất ít ở Việt Nam. Thật đáng ngạc nhiên trước vốn hiểu biết sâu rộng của
Nguyễn Tuân bởi trong bài viết năm 1960 về Lep Tônxtôi, ông đã nhắc tới
vở kịch “Thế rồi ánh sáng loé lên trong tối tăm” rất đậm chất tự thuật của
Tônxtôi.
Năm 2009, tác giả Hà Thị Hòa trong cuốn sách Văn học Nga trong
nhà trường, đã đề cập tới 6 tác giả văn học Nga tiêu biểu là A.X.Puskin,

Ngô Thúy Vân

- 15 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

L.Tônxtôi, A.P.Sêkhôp, X.A.Êxênin, M.A.Sôlôkhôp, A.M. Gorki. Trong phần
viết về L.Tônxtôi có đề cập đến sáng tác kịch:
“Các vở kịch của ông, đặc biệt là ba vở Quyền lực bóng tối, Thành
quả giáo dục, Xác thây sống là những trang rực rỡ nhất của lịch sử nền kịch
Nga và thế giới. L.Tônxtôi đã phát huy truyền thống của N.Ôxtrôpxki (1823 1886), bằng chủ nghĩa hiện thực của mình đã phản ánh một cách mạnh mẽ,
phi thường đời sống nông thôn Nga với tất cả những biến động sâu sắc, đặc
biệt là về phương diện đạo đức trước sức tấn công của thế lực đồng tiền”[19,
41].
Ở Việt Nam, người nghiên cứu về Tônxtôi nhiều nhất, đặc biệt về tác
phẩm kịch chính là Giáo sư Nguyễn Hải Hà. Giáo sư đã đề cập đến Kịch của

Tônxtôi trong giáo trình “Văn học Nga sự thật và cái đẹp”, ở tạp chí Nghiên
cứu Văn học (Số 12 - 2010) với bài “Quan điểm nghệ thuật của Lep Tônxtôi”
và Tạp chí Văn học (Số 8 - 2000) với tiểu luận “Kịch của Lep Tônxtôi” nhân
kỉ niệm 90 năm ngày mất của Đại Văn hào Nga và khẳng định “Như vậy, kịch
của Tônxtôi không chỉ có chỗ đứng danh dự trong lịch sử nghệ thuật kịch
Nga, trong chừng mực nhất định, ông còn được coi là bậc thầy trong nghệ
thuật kịch thế giới” [15, 28].
Công trình nghiên cứu công phu và đầy đủ nhất chính là cuốn sách
“Nghệ thuật kịch của Lép Tônxtôi”. Ở chương 1, giáo sư Nguyễn Hải Hà
trình bày vị trí của kịch trong sáng tác của Lep Tônxtôi, với việc tìm hiểu quá
trình sáng tác kịch của Tônxtôi từ khi bắt đầu năm 1856 với vở hài kịch Gia
đình quý tộc và Một gia đình bị lây nhiễm (1862), sau đó là kịch Lep
Tônxtôi những năm 1980 (Với một số vở kịch dân gian ngắn, Quyền lực
bóng tối và Thành quả giáo dục), những năm 90 của thế kỉ XX (Thế rồi
ánh sáng lóe lên trong tối tăm) và giai đoạn sáng tác kịch đầu thế kỉ XX
(Vở Xác thây sống).

Ngô Thúy Vân

- 16 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Chương 2 tóm tắt, phân tích những giá trị nội dung cũng như nghệ
thuật cơ bản của 4 vở kịch đặc sắc nhất đó là: tiếng nói nông dân trong vở
Quyền lực bóng tối, tiếng cười trong vở Thành quả giáo dục, vở kịch đậm
chất tự thuật trong Thế rồi ánh sáng loé lên trong tối tăm và kịch Đram tâm

lí Xác thây sống.
Công trình này không chỉ có tác dụng tôn vinh, khẳng định giá trị của
các tác phẩm kịch trong sự nghiệp văn học của Tônxtôi mà còn là cuốn sách
công cụ hữu hiệu để các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc hiểu thêm về niềm
đam mê sáng tác này của Tônxtôi.
Không dừng lại ở đó, năm 2010, giáo sư Nguyễn Hải Hà đã dịch 4 vở
kịch tiêu biểu nhất Quyền lực bóng tối, Thành quả giáo dục, Thế rồi ánh
sáng lóe lên trong tối tăm và Xác thây sống từ tiếng Nga sang tiếng Việt
trong cuốn sách “Kịch Lep Tônxtôi”.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Hải
Hà đã giới thiệu khá đầy đủ nội dung, cũng như giá trị một số vở kịch tiêu
biểu nhất của Tônxtôi. Tuy nhiên trong một số tài liệu chúng tôi bao quát
được, vấn đề Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng
tối của L.Tônxtôi chưa được nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu và có hệ thống.
Nghiên cứu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch
Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi là một đề tài khá lí thú, mới mẻ và cũng
không đơn giản. Tài liệu nghiên cứu của các tác giả kể trên là những gợi ý vô
cùng quý giá giúp chúng tôi thực hiện khoá luận này. Những ý kiến đánh giá
trong các bài nghiên cứu là cơ sở, nền tảng cho chúng tôi tìm hiểu Nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
một cách cụ thể và sâu sắc hơn.

Ngô Thúy Vân

- 17 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc những biện pháp
nghệ thuật thể hiện nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của Tônxtôi
để thấy được tài năng của Tônxtôi trong thể loại kịch.
Thông qua việc tìm hiểu đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi, đề tài nhằm tập trung nghiên cứu
để thấy được nhãn quan hiện thực cũng như những trăn trở của bản thân tác
giả trước những biến động lớn lao của nông thôn Nga lúc bấy giờ khi chủ
nghĩa tư bản tràn về và làm đảo lộn số phận của mọi người nông dân nơi đây.
Khoá luận chúng tôi lựa chọn góp phần tìm hiểu Nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi khẳng định tên tuổi
Tônxtôi không những ở lĩnh vực văn xuôi mà ở cả thể loại kịch trong nền văn
học Nga nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi căn cứ vào cuốn sách ''Kịch Lep Tônxtôi''do Giáo sư
Nguyễn Hải Hà dịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010 để lấy làm văn
bản trong quá trình nghiên cứu.
Phạm vi: Chúng tôi tìm hiểu khía cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong một vở kịch cụ thể của Tônxtôi đó là vở kịch Quyền lực bóng tối.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp hệ thống
 Phương pháp khảo sát, phân tích
 Phương pháp so sánh, tổng hợp

Ngô Thúy Vân

- 18 -


K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khoá luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực
bóng tối của L.Tônxtôi

Ngô Thúy Vân

- 19 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lý luận về nhân vật
1.1.1. Khái niệm về nhân vật
Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn ở
nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, trong lịch sử nghiên cứu đã có rất nhiều khái
niệm về nhân vật.
Theo bộ Từ điển Tiếng Việt, “nhân vật” là khái niệm mang hai
nghĩa:

Thứ nhất, đó là “đối tượng” (thường là con người) được miêu tả, thể
hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật”.
Thứ hai, đó là “người có một vị trí quan trọng trong xã hội”
Như vậy, với hai cách hiểu như trên, “nhân vật”được dùng phổ biến
ở nhiều mặt, cả đời sống văn học nghệ thuật, đời sống chính trị, xã hội, văn
hoá…Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi chỉ đề cập
đến khái niệm “nhân vật” theo nghĩa thứ nhất của bộ Từ điển Tiếng Việt
như vừa trích ở trên, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Ở giáo trình Lý luận văn học:
“Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước
lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người
mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử,
nghề nghiệp, tính cách... và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân
vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là
con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện
thoáng qua trong tác phẩm, mà còn là những sự vật, loài vật khác mang bóng
dáng, tính cách của con người (…). Cũng có khi đó không phải là con người,
sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người, được thể hiện trong tác
phẩm” [8, 102].

Ngô Thúy Vân

- 20 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan

trọng nhất “là nội dung của mọi nhân vật văn học”[21, 64]. Vì vậy, trước kia
trong một số giáo trình đã gọi nhân vật là tính cách. Ở đây cần hiểu tính cách
là những phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua một vài đặc
điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm sinh lý của họ.
“Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với
một chất lượng tư tưởng nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là
những điển hình”[8, 105]. Và tính cách tự nó cũng bao gồm những thuộc tính
riêng biệt độc đáo mang tính cá nhân nhưng lại mang những nét chung tiêu
biểu cho nhiều người khác trong một phạm vi nhất định. Đồng thời, tính cách
có một quá trình phát triển phù hợp với logic khách quan của đời sống.
Như vậy, tính cách tiêu biểu cho nhân vật. Trong tác phẩm văn
chương, có nhân vật được khắc hoạ tính cách ít hay nhiều nhưng cũng có
những nhân vật không được khắc hoạ tính cách là phụ thuộc vào ý đồ sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn.
1.1.2. Nhân vật trong tác phẩm kịch
Nếu chúng ta không giảng dạy kịch với tư cách là một loại hình nghệ
thuật mà chỉ giảng dạy kịch về phương diện văn học thì nhân vật kịch chúng
ta xem xét cũng không phải là diễn viên trên sân khấu được hoá trang, diễn
xuất theo sự chỉ đạo của đạo diễn mà là nhân vật của kịch bản văn học, chính
xác hơn là một nhân vật văn học, bởi kịch bản văn học cũng là một loại văn.
Ở mỗi thể loại văn học khác nhau thì đặc trưng nhân vật cũng khác
nhau. Nếu nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả một cách tỉ mỉ, mang
nhiều sắc thái thẩm mĩ, nhân vật trong tác phẩm trữ tình thiên về khám phá
cảm xúc, tình cảm thì nhân vật kịch lại có những nét khu biệt đặc thù. Với
mục đích viết để diễn trên sân khấu, kịch bản văn học chịu sự chi phối của

Ngô Thúy Vân

- 21 -


K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

không gian, thời gian do đó buộc nhân vật cũng có những đặc điểm phù hợp
với đặc trưng thể loại.
Đặc điểm nổi bật thứ nhất: nhân vật kịch xuất hiện vào lúc dòng chảy
của cuộc đời đang cao trào, sôi động nhất. Bởi vì, trong truyện, tiểu thuyết
không hạn định về không gian, thời gian nên nhà văn có thể đề cập đến nhân
vật một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo ý đồ chủ quan của nhà văn, những mối xung
đột của các nhân vật được xem xét từ trạng thái manh nha, âm ỉ rồi đến giai
đoạn đối lập, đấu tranh xung đột… Nhưng kịch do hạn định của không gian,
thời gian nên khi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm cũng là lúc hoàn cảnh,
mâu thuẫn của cốt truyện kịch đã phát triển tới chỗ xung đột, đòi hỏi phải giải
quyết. Đó chính là lúc dòng chảy của cuộc đời không êm ả mà đã có dòng
xoáy bắt đầu dữ dội. Trong hoàn cảnh cam go ấy, các nhân vật mới có cơ hội
tự bộc lộ mình rõ ràng và chính xác nhất.
Đặc điểm riêng biệt thứ hai của nhân vật trong tác phẩm kịch: nhân
vật kịch là loại nhân vật hành động. Nếu trong tác phẩm trữ tình, mọi tác động
của môi trường sống đều làm cho nhân vật nảy sinh tình cảm, cảm xúc rung
động thì trong tác phẩm kịch lại dẫn đến nhân vật hành động (tất nhiên không
phải bất cứ sự tác động nào của hoàn cảnh sống cũng dẫn đến nhân vật hành
động). Bởi nhân vật kịch có hành động thì mới đi tới giải quyết mâu thuẫn,
xung đột và cũng qua hành động là cơ sở để nhân vật tự bộc lộ tính cách của
mình. Chúng ta cần hiểu hành động ở đây bao gồm cả hành vi, cử chỉ, việc
làm, cả hành động ngôn ngữ (tức lời nói nhân vật). Lời nói của nhân vật trong
kịch mang tính hành động khá rõ nét, thông qua ngôn ngữ ta có thể thấy hành
động tấn công - phản công, thăm dò - lảng tránh, chất vấn - chối cãi, thuyết
phục - phủ nhận, đe doạ - coi thường… Cốt truyện của kịch rất tập trung, lại

diễn ra theo một nhịp độ rất gấp rút nên những hành động cũng dồn dập, cô
đúc hơn, liên tiếp hành động nọ làm nảy sinh hành động kia. Các hành động ở

Ngô Thúy Vân

- 22 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

những cấp độ khác nhau tuỳ từng tính cách và mức độ căng thẳng của mâu
thuẫn, xung đột.
Nét đặc trưng thứ ba của nhân vật kịch đó là: Nhân vật kịch có sự
biến đổi số phận dễ dàng, nhanh chóng cũng vẫn do tính quy phạm của không
gian, thời gian trong kịch, buộc nghệ sĩ phải thể hiện tất các mâu thuẫn, xung
đột cùng với việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột ấy trong một thời gian
nhất định. Cho nên, cùng với mỗi lần mâu thuẫn, xung đột được giải quyết lại
là một lần số phận nhân vật thay đổi. Trong thơ trữ tình, do cảm xúc đóng vai
trò chủ yếu nên biến đổi trong thơ chủ yếu là biến đổi về tâm trạng, không có
biến đổi về số phận cũng như con đường đời của nhân vật.
Do đặc điểm cốt lõi của kịch là những mâu thuẫn, xung đột nên nhân
vật kịch thường được khắc hoạ tính cách rất nổi bật. Mỗi nhân vật kịch
thường mang ít phẩm chất thẩm mĩ nhưng phẩm chất thẩm mĩ đó phải nổi
trội.
Timôphêep đã từng giải thích: “Hình tượng kịch phản ánh những
mâu thuẫn của cuộc sống đã chín muồi gay gắt nhất và đã được xác định.
Chính vì vậy, nó đã được xác định trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con
người sự cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên quy định”[21, 254].

Từ sự nổi bật về tính cách như thế, các nhân vật dễ dàng đứng thành
các tuyến riêng trong mỗi tuyến, nhân vật có những đặc điểm chung nào đó,
cũng đối lập mâu thuẫn với tuyến khác nhưng tính cách nổi bật và tính cách ít
phẩm chất thẩm mĩ của nhân vật kịch không có nghĩa rằng nhất nhất mọi hành
động, suy nghĩ của nhân vật đều đơn giản, một chiều mà xoay quanh nét nổi
bật mà còn có những tính cách khác vừa tương quan, vừa tương phản làm cho
gương mặt nhân vật sinh động và đa dạng hơn.
Như vậy, từ những đặc điểm chung về nhân vật, vào thể loại kịch đã
có những nét riêng, đặc thù mang màu sắc thể loại. Nhà văn cần là người nhạy

Ngô Thúy Vân

- 23 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

cảm và nắm chắc những nội dung đó để xây dựng nhân vật trong tác phẩm
của mình sao cho phù hợp với đặc trưng thể loại.
1.2. Lý luận về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch
Ta đã biết, nhân vật ngoài chức năng quan trọng là phương tiện để
nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật của mình, còn có vai trò quyết định tới
phần lớn những yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương. Vì thế, qua mỗi
yếu tố hình thức của tác phẩm, ta sẽ thấy được cụ thể nghệ thuật xây dựng
nhân vật của tác giả.
Cũng giống như các tác phẩm tự sự, trữ tình, các tác phẩm kịch cũng
phải cần đến các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật. Để xây dựng được
nhân vật trong tác phẩm một cách sinh động, hấp dẫn, tác giả sử dụng các thủ

pháp nghệ thuật sao cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc càng cụ thể,
càng rõ nét thông qua càng nhiều giác quan càng tốt. Các phương thức thể
hiện nhân vật kịch hết sức đa dạng trong đó phải kể đến bốn yếu tố nghệ thuật
sau: biện pháp đối thoại, biện pháp độc thoại, biện pháp tạo xung đột kịch tính
và nghệ thuật xây dựng không gian - thời gian nghệ thuật. Việc sử dụng các
biện pháp nghệ thuật này “Gắn với việc xây dựng hình tượng nhân vật toàn
vẹn và sinh động” [21, 27].
1.2.1. Biện pháp đối thoại
Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Đối thoại là hình thức nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người
với nhau” [26, 86].
Cuốn Lý luận văn học cũng chỉ ra rằng “Đối thoại trong văn
chương là hình thức nhà văn để các nhân vật trò chuyện, trao đổi, thậm chí
tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nào đó”. Các mối quan hệ giữa các
nhân vật càng đa dạng, các nhân vật đối thoại với nhau càng nhiều thì càng
bộc lộ được nhiều đặc điểm về tính cách, cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa

Ngô Thúy Vân

- 24 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

tuổi, giới tính… của mình. Sự bộc lộ đó được thể hiện qua nội dung đối thoại
cụ thể, qua cả hình thức nhân vật đối thoại. Chẳng hạn, trong vở kịch
Hecnani của V.Huygô, ngoại hình của "tên tướng cướp Hecnani" được khắc
hoạ ngay ở những hồi đầu, qua đối thoại của Jôdepha với Đôn Carlox, của

Đônha Xon với Hecnani.
“Jôdepha: (Ra mở cửa đón Henani) Xin chào dũng sĩ đẹp trai. Ơ kìa,
không phải ngài Hecnani sao?
Đôn Carlox: (Nắm lấy cánh tay u) Kêu lên hai tiếng nữa thì mụ sẽ
chết đó. Nói đi, có phải cô nàng Đônha Xon yêu thương một gã kị sĩ trẻ tuổi,
râu ria chưa có, tối nào cũng bất chấp những kẻ ghen tị, tiếp anh chàng tình
nhân trẻ tuổi đúng không?”.
Ở hồi 1, lớp 1 qua đối thoại của Jôdepha và Đôn Carlox (khi Đôn
Carlox lẻn vào nhà Đônha Xon tìm gặp nàng, trong khi nàng và người hầu
Jôdepha đang đợi Hecnani tới) đã thể hiện điều đó. Trong đoạn đối thoại trên,
tuy tên nhân vật chính không được nhắc đến nhưng người đọc vẫn biết rằng
“Tráng sĩ đẹp trai” kia là Hecnani, và “Gã kị sĩ trẻ tuổi, râu ria chưa có”
cũng chính là Hecnani. Mặc dù, chàng chưa xuất hiện nhưng qua lời nhận xét
của các nhân vật khác, người đọc cũng phần nào hình dung ra dáng vẻ, ngoại
hình của chàng. Ở chàng, ta nhận thấy tố chất của một người anh hùng đẹp
trai, dũng cảm, gan dạ, chính trực.
Có thể nói, đối thoại là một biện pháp nghệ thuật quan trọng trong
việc thể hiện nhân vật kịch. Arixtôt đã từng nói “Kịch sẽ trở nên vô nghĩa nếu
không có xung đột và càng vô nghĩa hơn nếu ở đó không có các nhân vật đối
thoại với nhau”. Vì vậy, đối thoại trong kịch nhiều về số lượng và quan trọng
về chất lượng, khả năng thể hiện nội dung của biện pháp đối thoại là rất lớn.
Với ngôn ngữ đối thoại của mỗi nhân vật, biện pháp nghệ thuật này có tác

Ngô Thúy Vân

- 25 -

K33 A - Văn



Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

dụng cá biệt hoá nhân vật, làm cho mỗi nhân vật có một tính cách, đặc điểm
riêng, không nhân vật nào giống nhân vật nào.
1.2.2. Biện pháp độc thoại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“Độc thoại (Hay độc thoại nội tâm) là lời phát ngôn của nhân vật nói
với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý, nội tâm, mô phỏng hoạt động, cảm
xúc suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [18, 122].
Trong cuốn 150 những thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân
cho rằng “Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với bản thân
mình, trực tiếp quá trình phản ánh tâm lí bên trong, kiểu độc thoại thầm (lẩm
bẩm) mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy
trực tiếp của nó” [2, 126].
Giáo sư Nguyễn Hải Hà viết trong Thi pháp tiểu thuyết Lep
Tônxtôi đã đưa ra một định nghĩa về độc thoại nội tâm : “Độc thoại nội tâm
là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm
hoặc nhân vật nói to lên với mình, độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần
của nhân vật, làm hiện rõ con người bên trong của nó” [14, 87].
Trong tác phẩm kịch, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân
vật rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính xung đột, rơi vào trạng thái
cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn trăn trở để đưa ra quyết định cuối
cùng. Vở kịch Hecnani của Victo Huygô, màn độc thoại của nhân vật
Hecnani ở hồi 1, lớp 4 đã thể hiện những trăn trở, băn khoăn giữa việc giữ
trọn tình yêu với Đônha Xon hay việc hi sinh tình yêu để trả thù cho cha:
“Có những lúc ta phân vân giữa yêu đương và căm thù, trái tim ta
không đủ rộng cho cả nàng và hắn. Yêu nàng ta nhãng quên mối căm thù
đang đè trĩu trong lòng”.

Ngô Thúy Vân


- 26 -

K33 A - Văn


Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Suốt ba mươi năm mang trong lòng mối thù nhà, cho đến khi gặp và
yêu nàng Đônha Xon, trong con người Hecnani đã diễn ra sự đấu tranh gay
gắt giữa việc vừa yêu nàng tha thiết và muốn mãi mãi ở bên nàng, vừa muốn
được trả thù cho cha nhưng đằng sau đó là cái chết rình rập. Bởi vậy, làm thế
nào cho trọn vẹn cả đôi đường? Những dòng độc thoại của Hecnani thể hiện
sự hướng nội rất rõ. Chàng đang tự đấu tranh, giằng co với chính bản thân
mình.
Như vậy, cùng với biện pháp nghệ thuật đối thoại, biện pháp độc
thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức độ sâu hơn: đó là chiều sâu tâm hồn
nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ
thuật khác. Nếu như ở hội hoạ, điêu khắc chỉ nhấn mạnh về đường nét ngoại
hình của đối tượng, âm nhạc tác động trực tiếp vào thính giác thì nhờ độc
thoại nội tâm, văn chương có khả năng vượt trội trong miêu tả đời sống tâm
lí, cái trừu tượng khó nắm bắt của đối tượng. Những suy nghĩ, tình cảm tinh tế
của nhân vật sinh động, có chiều sâu hay không là tuỳ thuộc vào khả năng
sáng tạo của nhà văn chứ không hạn chế như việc sáng tạo trong các ngành
nghệ thuật khác .
1.2.3. Biện pháp tạo xung đột kịch tính
Biện pháp tạo xung đột kịch tính là biện pháp không thể thiếu trong
các tác phẩm kịch. Dù ở bất kì thời đại nào, tính xung đột kịch tính cũng là
yêu cầu quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm kịch.
Sách Lý luận văn học: “Biện pháp tạo xung đột kịch tính là việc nhà

văn đặt nhân vật vào tình huống mang tính kịch, tức là nó có vấn đề. Hoàn
cảnh đó có thể được tạo dựng một cách đa dạng, đó là một trạng thái tình
cảm cao độ, một nghịch lí ngang trái, một tình cảnh éo le, trớ trêu của cuộc
sống mà dẫn đến mâu thuẫn” [21, 400].

Ngô Thúy Vân

- 27 -

K33 A - Văn


×