Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nhịp điệu trong thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.3 KB, 57 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tố Hữu là một trong số những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam và
là một trong các tác gia được lựa chọn để giảng dạy trong nhà trường phổ
thông. Ông là một nhà thơ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc.
Tố Hữu đã tìm cho mình một tiếng nói riêng nhờ một tiếng thơ đặc sắc. Nhắc
đến Tố Hữu là nhắc đến một nhà cách mạng làm thơ, một con người trước sau
trung thành với lý tưởng cách mạng.
Tố Hữu đã đem đến cho công chúng và rồi cũng lại nhận được từ họ
một sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu – đáng là niềm mơ ước của
mọi sự nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời đại với ông.
Từ khi ra đời cho đến nay, thơ Tố Hữu luôn có sức hấp dẫn lớn đối với
độc giả. Tiếng thơ ngọt ngào của ông đã đi vào tâm hồn độc giả rất đỗi tự
nhiên. Hơn thế nữa nó thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời của
đời sống tâm hồn Việt Nam.
Và cũng trong suốt mấy chục năm qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một
hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết
các nhà nghiên cứu, phê bình tên tuổi trong cả nước như: Hoài Thanh, Hà
Minh Đức, Trần Đình Sử, Lê Đình Kỵ…và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng
như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi… Do đó giá trị thơ của Tố
Hữu ngày càng được khẳng định.
Mong muốn được học tập và trau dồi kiến thức về thơ Tố Hữu, muốn
tiếp cận thơ Tố Hữu theo nhiều hướng khác nhau, người viết đã quyết định
lựa chọn đề tài Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu. Với đề tài này, chúng tôi muốn
tìm ra được những dấu hiệu thuộc về mặt hình thức của nhịp điệu (cách ngắt
nhịp, cách gieo vần) trong thơ Tố Hữu. Đồng thời thông qua yếu tố nhịp điệu,
coi nhịp điệu như là phương tiện, cầu nối để biểu đạt nội dung. Chúng tôi


cũng mong muốn khi lựa chọn đề tài Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu sẽ thấy

Nguyễn Thị Sen

-7-

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

được những sáng tạo độc đáo của nhà thơ đồng thời góp phần khẳng định tài
năng nghệ thuật của Tố Hữu.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ Tố Hữu có một vị trí quan trọng trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Vì
vậy thơ Tố Hữu có một sức hút mạnh mẽ và to lớn đối với giới nghiên cứu,
phê bình cũng như các nhà văn, nhà thơ khác.
Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên báo chí cách mạng
vào những năm cuối của thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương cùng với sự
đón nhận nồng nhiệt của công chúng, giới văn học đã đánh giá cao thơ ông và
coi đó là một hiện tượng quan trọng, mới mẻ của nền văn học cách mạng.
Trong bài viết giới thiệu về thơ Tố Hữu (báo Mới, số 1, ngày 1 tháng 5 năm
1939) tác giả K và T đã khẳng định: “Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực
đem phụng sự cho lý tưởng”. Đến năm 1946, trong “Lời giới thiệu” cho tập
Thơ được Hội Văn Hóa Cứu quốc ấn hành, Trần Huy Liệu đã nhấn mạnh:
“Thơ Tố Hữu là một khí cụ đấu tranh”.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở
phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngoài mấy trăm bài nghiên cứu về Tố Hữu

ở trong và ngoài nước, chúng ta có thể kể đến một số công trình như: Tố Hữu,
nhà thơ cách mạng của Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng (1985), Tố Hữu, thơ và
cách mạng của Mai Hương, Nguyễn Văn Long, Vân Trang (1996), Cuộc thảo
luận (1959 – 1960) về tập thơ Từ ấy của Nguyễn Văn Long (1998)…
Trong đó có không ít những công trình nghiên cứu, những chuyên luận
đề cập đến yếu tố nhịp điệu trong thơ Tố Hữu như: Nhạc điệu trong thơ Tố
Hữu của Nguyễn Trung Thu (1968), Thơ Tố Hữu (chuyên luận) của Lê Đình
Kỵ (1979) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987)…

Nguyễn Thị Sen

-8-

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Ở bài viết Nhạc điệu trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Trung Thu (1968)
đã chỉ ra vai trò to lớn của nhịp điệu và khẳng định mặt then chốt của nhạc
điệu chính là nhịp điệu.
Trong chuyên luận Thơ Tố Hữu, Lê Đình Kỵ đã tiếp cận theo phương
pháp truyền thống, kết hợp khảo cứu công phu, khoa học với cảm thụ nghệ
thuật tinh tế và có tính chất khai phá. Trên cơ sở cái nền chung hiện có, Lê
Đình Kỵ đã nghiên cứu thơ Tố Hữu một cách hệ thống với nhiều phát hiện.
Chuyên luận tập trung nghiên cứu, phản ánh quá trình sáng tác của thơ Tố
Hữu qua các giai đoạn trước cách mạng, trong kháng chiến và sau ngày miền
Bắc hoàn toàn giải phóng, bên cạnh đó tác giả đã đề cập đến vấn đề phong

cách, tư tưởng, nghệ thuật… Ở nghệ thuật, ngoài phần ngôn ngữ, Lê Đình Kỵ
cũng nhắc tới nhịp điệu thông qua nhịp ở một số thể thơ.
Đến công trình Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã có một cách tiếp
cận thơ Tố Hữu theo lối khác hiện đại hơn, đó là thi pháp. Tác giả Trần Đình
Sử với cách nhìn nhận thơ Tố Hữu dưới một ánh sáng khác mới mẻ hơn, đã
có những phát hiện riêng, độc đáo, sâu sắc mang tính khoa học. Thi pháp thơ
Tố Hữu đã cung cấp một mô hình của thế giới nghệ thuật làm nền tảng cho
nghiên cứu thi pháp. Bắt đầu từ con người, mở rộng ra thế giới với không
gian, thời gian, hình tượng và đặc biệt là chất thơ và phương thức thể hiện.
Nếu các phương diện quan niệm con người, không gian, thời gian chủ yếu đề
cập tới các nguyên tắc nắm bắt đời sống của tác giả thì chất thơ và phương
thức thể hiện sẽ cho thấy đặc điểm hình thức của thơ Tố Hữu. Hình thức thơ
bao gồm lời thơ, từ ngữ, nhịp điệu…Như vậy, trong công trình của mình,
Trần Đình Sử đã đề cập tới nhịp điệu và chỉ ra được trong thơ Tố Hữu đó là
nhịp trữ tình điệu nói – kết quả của việc đưa lời nói vào thơ. Trần Đình Sử đã
nhận xét “thơ Tố Hữu người ta không thể tuân theo cái nhịp điệu đều đặn cố
hữu của thể thơ, mà phải tuân theo nhịp của lời nói được diễn đạt” [21, 283].

Nguyễn Thị Sen

-9-

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Qua tìm hiểu một số bài viết và công trình nghiên cứu, có thể thấy các

tác giả trước đã quan tâm tới vấn đề nhịp điệu trong thơ Tố Hữu. Trân trọng
và kế thừa kết quả của các tác giả đi trước đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục
triển khai nhịp điệu trong thơ Tố Hữu.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu nhịp điệu là một hướng tiếp cận đặc trưng ngôn từ
nghệ thuật và cấu trúc thẩm mỹ của thơ, từ cơ sở tổ chức nhịp điệu thơ chỉ ra
nét đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khóa luận đặt ra vấn đề nghiên cứu yếu
tố nhịp điệu trong thơ Tố Hữu cho nên chúng tôi chọn điểm xuất phát từ
những vấn đề có ý nghĩa khái quát về nhịp điệu và nhịp điệu trong thơ từ đó
đi sâu tìm hiểu những biểu hiện của nhịp điệu như cách ngắt nhịp, cách gieo
vần, trong thơ Tố Hữu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu của khóa luận: Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu.
+ Phạm vi tư liệu của khóa luận: Với đề tài Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu,
chúng tôi chủ yếu sử dụng tư liệu trong cuốn Tố Hữu thơ của Nhà xuất bản
Văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh (đối chiếu)
- Phương pháp phân tích và bình luận
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu góp phần khẳng định một
phương diện đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích góp phần phục vụ cho việc giảng
dạy thơ của Tố Hữu trong nhà trường phổ thông.
7. Cấu trúc của khóa luận


Nguyễn Thị Sen

- 10 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận triển khai thành hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Nhịp điệu – một phương tiện biểu hiện tâm trạng trong thơ
Tố Hữu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết chung về nhịp, nhịp điệu và nhịp điệu trong thơ
1.1.1. Nhịp và nhịp điệu
Nhịp là một tiếng của ngôn ngữ đời thường, cũng là tên gọi một đơn vị của
âm nhạc và của thơ ca (tiếng Hán: jiezou, tiếng Anh: rhythm, tiếng Nga: ritm).
Trong ngôn ngữ đời thường, “nhịp là sự nối tiếp, sự lặp lại một cách đều
đặn một hoạt động hay một quá trình nào đó” [18, 892].
Ví dụ: nhịp thơ, nhịp tim, nhịp sống…
Trong âm nhạc có nhịp 2/4, nhịp 3/4, đó là “sự nối tiếp và lặp lại một
cách đều đặn, tuần hoàn các độ dài thời gian bằng nhau làm nền cho nhạc”
[18, 892].
Nhịp điệu (tiếng Pháp: rythme) “là hình thức phân bố trong thời gian
những chuyển động nào đó, như vậy có thể nói về nhịp điệu của bất kì sự

chuyển động, trong đó có âm thanh của bất kì thứ ngôn ngữ nào chúng ta
nghe được mà không cần hiểu nghĩa. Nhịp điệu thể hiện tính chất đều đặn của
chuyển động trên sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên
dưới dạng chuyển động âm thanh” [24, 4].
“Nhịp điệu là yếu tố tổ chức biểu đạt nghệ thuật các chủng loại khác
nhau mà trong nghệ thuật thính giác như âm nhạc, thơ ca… thể hiện tiêu
biểu” [10, 25]. Nhịp điệu là một phạm trù thẩm mĩ phổ quát gắn với sự vận
động nội tại của sinh thể nghệ thuật.

Nguyễn Thị Sen

- 11 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng, đều đặn và có thay
đổi của cả hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp…nhằm thể hiện sự cảm
nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự
đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhịp điệu: “là một phương tiện quan
trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính
chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng
trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm
mĩ” [7, 238].
Như vậy, tất cả các cấp độ trong cấu trúc của một tác phẩm văn học đều

có những yếu tố lặp lại, luân phiên tạo thành nhịp điệu nghệ thuật.
Ví dụ, ở cấp độ tư tưởng, hình tượng, cốt truyện, trần thuật…đơn vị của
sự lặp lại không phải bao giờ cũng dễ phát hiện. Do đó người đọc bình thường
nhiều khi không phát hiện được nhịp điệu của tác phẩm ở cấp độ ấy. Đó có
thể là sự luân phiên giữa mạch kể chuyện và mạch tả hay sự lặp lại của các
môtíp hoạt động như sinh, tử, gặp gỡ, chia tay, bình an, nguy biến… trong cốt
truyện.
Ở cấp độ văn bản, trong văn xuôi nhịp điệu của tổ chức lời văn được
hình thành trên cơ sở phân tách văn bản thành chương, hồi, đoạn. Câu văn
dài, ngắn, khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu cảm nhận đời sống.
Trong thơ, đơn vị cơ bản của sự lặp lại là dòng thơ (câu thơ) với độ dài
của nó gồm số tiếng (ví dụ: 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng…) và vần như là
điểm ngắt của nó. Vì vậy mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng, dòng thơ lại có
kiểu ngắt nhịp của luật thơ… Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái
nền nhịp điệu, qua đó nhà thơ tạo dựng nên nhịp điệu riêng cho thơ mình gắn
với các phương diện ngữ nghĩa.
1.1.2. Nhịp điệu thơ
1.1.2.1. Vai trò của nhịp điệu trong thơ

Nguyễn Thị Sen

- 12 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu


Trong thơ, nhịp điệu là một yếu tố then chốt của tổ chức lời thơ, gắn bó
mật thiết với phương diện âm thanh và cấu trúc của câu thơ, bài thơ, làm
thành dấu hiệu đặc trưng của ngôn từ thơ trong tương quan với ngôn từ văn
xuôi. Nhịp điệu chính là cơ sở cốt lõi để chỉ ra sự khác biệt chủ yếu của câu
thơ với câu văn xuôi.
Tìm hiểu những biểu hiện hình thức ngôn ngữ V.Shklovski cho rằng
khoa học văn học phải chỉ ra được “mẫu hình nhịp điệu” trong thơ và “chiến
lược trần thuật” trong văn xuôi.
Theo F. de Saussure ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ hướng vào khách
thể, trong khi ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hướng vào chính nó. Thơ là một ngôn
ngữ mang giá trị tự thân. Xét ở mặt tâm lý học sáng tạo nghệ thuật thì điệu
hồn nhà thơ quy chiếu sự lựa chọn hình thức nhịp điệu ngôn ngữ tương ứng.
Nếu nhìn ở cơ chế tạo sinh văn bản, có thể hiểu ngược lại, bởi nhịp điệu quy
chiếu ngữ điệu và giọng điệu.
Có ý kiến cho rằng: “Nhịp điệu là tố chất thẩm mỹ của ngôn ngữ giống
như nhịp tim là biểu hiện sức khỏe sinh học con người”[3, 8]. Chính vì thơ là
ngôn ngữ tự thân mang giá trị thẩm mỹ nó tồn tại tiên nghiệm vượt ngoài ý
chí của con người. Làm thơ cũng như lao động, người ta không thể lao động
quá ngưỡng sức khỏe của mình. Có thể hiểu bản chất của lao động “thơ” là tổ
chức ngôn ngữ trên cơ sở nhịp điệu của nó sao cho sinh động, âm vang.
Đó là lí do khẳng định vai trò không thể thiếu được của nhịp điệu đối
với thơ. Các nhà hình thức luận Nga đặc biệt nhấn mạnh chức năng của nhịp
điệu trong thơ. Trong bài Làm thơ như thế nào?” Maiacôpxki cũng nói: “Nhịp
điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng chủ yếu của câu thơ, sự ngắt đoạn và
nhịp điệu của bài thơ còn hệ trọng hơn sự chấm câu…”
Charles Hartman thì quả quyết: “Nhịp điệu đóng góp toàn bộ ý nghĩa
của bài thơ và phép làm thơ là chuyển nó trở thành ý nghĩa” [25, 8].

Nguyễn Thị Sen


- 13 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Trên tinh thần đó, Phan Huy Dũng cho rằng: “Cũng như nhiều loại nghệ
thuật thời gian, thơ trữ tình bao giờ cũng quan tâm tới vấn đề nhịp điệu. Bởi
không có nhịp điệu, người đọc không thể nhận thức nổi, nhận thức đúng về nội
dung của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra tưởng chừng vô tận theo thời
gian. Nhờ nhịp điệu mà chuỗi ngôn từ tưởng như bất định kia được cấu trúc trở
thành tác phẩm nghệ thuật, có khả năng gây xúc động lòng người…” [2, 28].
Theo đó có thể nói “mẫu hình nhịp điệu” là một trong những phương
tiện hữu hiệu biểu hiện nhịp điệu tâm hồn nhà thơ. Bởi xét đến cùng chức
năng của hình thức nghệ thuật là biểu đạt một cách chân thực những rung cảm
của nghệ sĩ. Điều đó cũng cho thấy tìm hiểu nhịp điệu thơ cũng chính là tìm
hiểu nhịp điệu tâm hồn.
1.1.2.2. Các dấu hiệu hình thức của nhịp điệu thơ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Nhịp điệu trước hết gắn liền với một
dáng điệu vận động, cảm xúc nào đó mà cơ sở của nó là nhịp và phách, “tức
là cái chuẩn của sự lặp lại trong từng hệ thống nghệ thuật” [7, 238]. Như
chúng ta đã biết, đơn vị cơ bản của sự lặp lại trong thơ là dòng thơ (câu thơ)
với độ dài gồm số tiếng (nhịp thơ) và vần như là điểm ngắt của nó. Vì vậy,
đây cũng là yếu tố cơ bản của hình thức nhịp điệu.
+ Nhịp thơ
Nhịp thơ là khái niệm chỉ một đơn vị ngôn ngữ nào đó được khu biệt về
quy tắc tổ chức âm thanh, từ loại, ngữ pháp so với các đơn vị ngôn ngữ khác.

Có nhịp dòng thơ và nhịp tiết tấu trong dòng thơ. Nhịp thơ trùng với khung
đoạn ngừng nghỉ của lời nói nghệ thuật. Nhịp thơ thay đổi tạo nên cảm giác
lời thơ vận động. Nhịp thơ là yếu tố năng động tạo dựng hệ thống lời thơ ở cả
phương diện ngữ nghĩa và âm thanh chứ không phải yếu tố tĩnh tại.
Nhịp thơ “ là lối ngắt câu, ngắt chữ tạo nên một sắc thái đặc biệt với
ngôn ngữ. Nó có thể nhanh, chậm, dài, ngắn tùy thuộc vào nội dung của bài

Nguyễn Thị Sen

- 14 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

thơ. Nhịp thơ có vai trò góp phần lớn trong việc thể hiện tâm hồn, tình cảm
của người viết, góp phần làm nổi bật tình ý của người viết” [4, 209].
Nhịp thơ không nhất thiết phải đều đặn, cố định. Nó có thể thay đổi theo
nhu cầu biểu hiện ý tình, theo nhiệm vụ tái hiện sự vận động của sự vật, hiện
tượng. Tổ chức nhịp điệu trong một bài thơ như thế nào phụ thuộc vào tư duy
thơ ở từng tác giả. Tổ chức nhịp thơ thuộc về hệ thống biểu hiện nghệ thuật.
Bỏ qua nhịp điệu, độc giả không thể “gọi tên sự vật” một cách đầy đủ. Người
ta có thể chủ trương thơ không vần, nhưng nhịp thơ thì không bao giờ mất đi
trong thi phẩm. Nhịp thơ trước hết được lĩnh hội bằng trực giác. Song, không
vì thế mà mất đi sự tinh tế, bí ẩn. Những cấu trúc nhịp sáng tạo luôn hấp dẫn,
mời gọi độc giả cắt nghĩa. Giá trị của bài thơ không chỉ xét ở nội dung, tư
tưởng mà chủ yếu ở điều khiến cho bài thơ trở thành tác phẩm nghệ thuật.

Nhịp thơ tham gia vào quá trình đó bằng cách tạo ra những giá trị thẩm
mĩ đặc sắc ở từng khuôn nhịp cụ thể. Phát hiện ra ý nghĩa của nhịp thơ giúp
độc giả tiếp cận với chiều sâu và vẻ đẹp toàn vẹn của đối tượng miêu tả.
Nhịp thơ đóng vai trò quan trọng trong nhịp điệu. Trong Văn tâm điêu
long Lưu Hiệp nói: “Văn lấy khí làm chủ” – nghĩa là trong văn lấy tiết tấu,
nhạc điệu làm chính. “Nhạc điệu lấy nhịp điệu làm điều cốt lõi” [23, 52] vì
vậy, nhịp thơ giống như nhịp thở sinh học của con người. Nhịp thơ thuộc về
bản thể nghệ thuật. Nhịp thơ cũng thay đổi theo nhịp điệu cảm xúc. Nhịp thơ
kéo dài chậm rãi thường biểu hiện tâm hồn thư thái. Nhịp thơ gấp gáp vội
vàng hoặc biểu hiện khí thế hào sảng, hoặc thái độ lo âu, hốt hoảng.
Nhịp thơ nằm bên trong bản thân kiến trúc ngôn từ và quy định kiến trúc
ấy. Nhịp thơ một mặt thỏa sức tuân theo quy luật khách quan thể loại, mặt
khác vận động theo quy luật trái tim hơi thở con người.

Nguyễn Thị Sen

- 15 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Trong thơ cách ngắt nhịp ở mỗi thể thơ là khác nhau và nó chịu sự quy
định chặt chẽ của luật thơ. Trong các thể thơ cách luật điểm ngắt, điểm ngừng
thường được bố trí vào các vị trí cố định và xuất hiện đều đặn theo chu kì.
Trong thơ Đường luật, cách ngắt nhịp thường là 4/3 hoặc 3/4. Cách ngắt
nhịp đó đã góp phần tạo nên sắc thái trang trọng cho thể thơ.

Ví dụ, nhịp 4/3:
Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veo
Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo
(Mùa thu câu cá – Nguyễn Khuyến)
Nhịp 3/4:
Vũ trụ nhãn/ cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân/ tại bích vân trung
(Con mắt vũ trụ nhìn ra tận cùng ngoài biển xanh
Người nói cười ở trong mây biếc)
(Vũ trụ - Nguyễn Trãi)
Trong thơ lục bát, cách ngắt nhịp thông thường là nhịp chẵn, mỗi nhịp
gồm hai hoặc bốn tiếng (2/2/2 hoặc 4/4).
Ví dụ:
Hỡi cô/ tát nước/ bên đàng
Sao cô/ múc ánh/ trăng vàng/ đổ đi
(Ca dao)
Nhịp hai trong thơ lục bát tạo ra sự nhịp nhàng uyển chuyển. Nhưng khi
cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng
khác thường, thì có thể chuyển sang nhịp thơ lẻ 3/3, 1/5 hoặc 3/5. Nhịp thay
đổi để phù hợp với lối kể chuyện, với lời nói thường ngày.
Ví dụ:
Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Nguyễn Thị Sen

- 16 -

K33C – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
(Ca dao)
Trong thể song thất lục bát, hai câu bảy thường có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2.
Câu sáu có nhịp 3/3 hoặc 2/2/2, câu tám có nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2.
Ví dụ:
Cùng trông lại/ mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh/ những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu/ xanh ngắt/ một màu
Lòng chàng/ ý thiếp/ ai sầu/ hơn ai
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Với cách ngắt nhịp quen thuộc góp phần làm nổi bật tâm trạng của
người chinh phu và chinh phụ. Nhịp 3/4 ở hai câu bảy đã mở rộng thêm
không gian xa cách giữa hai người. Câu sáu và câu tám được ngắt thành nhịp
hai như khắc sâu hơn nữa nỗi sầu trong “lòng chàng” và “ý thiếp”.
Đến thơ tự do, nhịp “thơ tự do không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất
định về số câu, số chữ, niêm, đối. Thơ tự do có phân dòng và xếp song song
thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu” [7, 318].
Trong thơ tự do, dòng thơ dài, ngắn rất chênh nhau. Ở một câu thơ dài,
chúng ta có thể ngắt làm nhiều nhịp nhỏ, chẵn, lẻ, dài, ngắn thoải mái. Nó ít lệ
thuộc luật thơ mà chủ yếu vẫn dựa trên quan hệ cú pháp logic, biểu cảm và
nhịp thở của nhà thơ lẫn lòng người tiếp nhận. Nhịp cũng cơ động theo nhịp
cảm xúc.
Ví dụ:
Sông Đuống/ trôi đi
Một dòng/ lấp lánh
Nằm/ nghiêng nghiêng/ trong kháng chiến trường kì

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Ba câu thơ trên miêu tả về dòng sông Đuống trong hai khoảng thời gian
khác nhau. Đó là thời gian trước kháng chiến và trong kháng chiến. Nhịp thơ

Nguyễn Thị Sen

- 17 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

ở mỗi dòng đã góp phần làm nổi bật lên nội dung này. Ở hai câu Sông Đuống
trôi đi/ Một dòng lấp lánh với nhịp hai đều đặn đã nói lên được vẻ đẹp thơ
mộng, trữ tình của dòng sông. Dòng sông Đuống mềm mại như dải nón quai
thao của người phụ nữ Kinh Bắc. Nhưng đến câu thơ tiếp theo số tiếng được
tăng thêm kết hợp với cách ngắt nhịp 1/2/5 cho thấy sông Đuống như một chứng
nhân của lịch sử dân tộc và đang hòa mình vào với nỗi đau của đất nước.
Từ sự phân tích trên có thể thấy nhịp điệu thơ có quan hệ mật thiết với
ngữ nghĩa.
Một là, nhịp điệu trùng với ngữ nghĩa, tức là, ngắt nhịp ngoài việc tạo
tính nhạc còn có giá trị biểu đạt nội dung thơ.
Ví dụ:
Con hỏi vì sao chúng nó tìm
Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im!
(Quê mẹ - Tố Hữu)
Hai là, nhịp điệu không trùng với ngữ nghĩa, ngắt nhịp khác đi, ngữ

nghĩa sẽ khác đi. Theo quán tính và áp lực của luật thơ toàn bài, người đọc có
thể có những cách ngắt nhịp khác nhau:
Non cao/ tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
(Thề non nước – Tản Đà)
Ngọn núi cao nhưng là ngọn núi trẻ (tuổi vẫn chưa già). Nếu ngắt nhịp
3/3 (Non cao tuổi/ vẫn chưa già) ý thơ có khác: núi đã lâu năm (cao tuổi)
nhưng vẫn còn trẻ (chưa già).
Ba là, nhịp điệu thơ tạo ra sức “năng sản” ngữ nghĩa thơ. Câu thơ có thể
có nhiều thông báo, nhiều lời thơ.
Ví dụ:
Gốc bưởi hẹn trăng mờ sông bến lở
(Gọi đò – Lê Đạt)

Nguyễn Thị Sen

- 18 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Khi chuyển dịch nhịp điệu sẽ có một câu thơ tạo nghĩa:
- Gốc bưởi/ hẹn trăng mờ/ sông bến lở
- Gốc bưởi hẹn/ trăng mờ/ sông bến lở
- Gốc bưởi hẹn trăng mờ/ sông bến lở
Chúng ta có thể hiểu thơ là ngôn ngữ mà trong đó nhịp điệu điều khiển

cú pháp. Và trong thơ nhịp điệu có nhiệm vụ điều chỉnh ngữ điệu, ngữ nghĩa.
Những trường hợp đó câu thơ nói được nhiều hơn dự định của tác giả.
+ Vần thơ
Vần là “một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại
không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên
tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ” [7, 423].
“ Vần có một tầm quan trọng trong sáng tạo hình thức của thơ ca. Vần là
một nhân tố góp phần tạo thành nhịp điệu và sự hài hoà của thơ. Vần là nhịp
cầu nối liền những câu thơ vào một bài thơ, thống nhất nhịp điệu thơ trong
một âm hưởng trọn vẹn. Vần đem lại một sức rung, sức gợi, góp phần nâng
cao hơn cảm xúc thẩm mĩ của thơ” [5, 342].
Trong thơ, vần thơ thực hiện ba chức năng. Thứ nhất, vần tách biệt các
dòng thơ và tạo nên liên kết giữa chúng với nhau (ví dụ: vần chân). Thứ hai, vần
tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ. Thứ ba, vần tạo tâm thế “chờ đợi vần” đối
với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ
hiệp vần.
Vần được phân biệt theo vị trí gieo vần và mức độ hòa âm. Theo vị trí
gieo vần, có vần chân và vần lưng. Vần chân (còn gọi là cước vận) “vần được
gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên
mối liên hệ giữa các dòng thơ” [7, 424]. Vần chân rất đa dạng, có khi được
gieo liên tiếp. Ví dụ vần “ơi” trong hai câu thơ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Nguyễn Thị Sen

- 19 -

K33C – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

làm cho nỗi nhớ Tây Tiến của Quang Dũng càng trở nên tha thiết, cháy bỏng.
Có khi vần chân lại được gieo gián cách. Ví dụ: vần “án” trong bài
Viếng bạn của Hoàng Lộc:
Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng tôi ngày phân tán.
Cách gieo vần gián cách như thế đã tạo ra một khoảng xa cách giữa nhà
thơ và người bạn của mình. Trong thơ ca, vần chân là hình thức gieo vần phổ
biến nhất.
Vần lưng (còn gọi là yêu vận) “vần được gieo vào giữa dòng thơ”[7,
425]. Ví dụ câu Đổ mồ hôi trán, dán mồ hôi lưng là câu có vần lưng. Vần
“án” được gieo vào giữa dòng thơ đã làm nổi bật lên cái nhọc nhằn, vất vả của
người lao động. Vần lưng là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam,
tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam. Cách
gieo vần ở giữa dòng thơ thường gặp trong thơ lục bát. Đó là lối hiệp vần ở từ
thứ tư hoặc từ thứ sáu của câu bát.
Ví dụ:
Cái cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng…
(Ca dao)
Theo mức độ hòa âm có vần chính và vần thông. Vần chính là vần có
“sự hòa phối âm thanh ở mức cao giữa các tiếng được gieo vần, trong đó bộ

phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) hoàn toàn trùng hợp”
[8, 424] phụ âm đầu của các tiếng được gieo vần (nếu có) phải khác nhau.
Ví dụ, trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương, Huy Cận viết:
Các vị La Hán chùa Tây Phương

Nguyễn Thị Sen

- 20 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương
Vần chính được gieo trong khổ thơ là vần “ương” trong các từ
“phương”, “vương”, “thương” và phụ âm đầu của các tiếng là khác nhau.
Vần thông là “một loại vần được tạo nên bởi sự hòa phối âm thanh giữa
các tiếng được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến
cuối âm tiết) không lặp lại hoàn toàn mà có thể khác biệt nhau chút ít” [7, 425].
Ví dụ, nguyên âm chính chỉ gần giống nhau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Âm cuối chỉ gần giống nhau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi

(Đồng chí – Chính Hữu)
Hoặc cả nguyên âm chính và âm cuối đều gần giống nhau:
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Trong loại thơ có vần, đặc biệt là cả vần cuối câu và vần trong câu thì
mối quan hệ giữa vần và nhịp là đương nhiên. Vần có thể tham gia vào việc
hình thành nhịp.
Ví dụ:
Tôi lại về/ quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa/ nắng dài bãi cát
(Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Câu thứ hai ngắt nhịp sau âm tiết “trưa”, một âm tiết mang vần “ưa”.
Vần “ưa” được gieo vào vị trí bất ngờ (tiếng thứ ba của câu thơ), nhịp thơ

Nguyễn Thị Sen

- 21 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

được cảm nhận một cách rõ ràng, có thể đưa đến ấn tượng về một sắc nắng
vừa chói chang vừa dịu dàng (do âm sắc trung hòa của vần “ưa” gợi ra). Tiếp
đó nhờ chỗ ngắt, từ “dài” nằm trong nhịp sau, bỗng nhiên mang đầy cảm giác
do nó được kéo dài ra. Theo liên tưởng tự nhiên, trước mắt người đọc bỗng

hiện ra một bãi cát trải dài, lấp lánh dưới ánh nắng vàng tươi.
Trong thơ tự do, số lượng âm tiết trong từng dòng thường không cố
định, đơn vị nhịp điệu có thể dài ngắn khác nhau, không thể ngắt nhịp theo
mô hình sẵn có trong thơ cách luật. Do đó trong nhiều trường hợp vần trở
thành một yếu tố quan trọng giúp người đọc ngừng nhịp đúng lúc.
Ví dụ:
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gío thổi/ rừng tre phấp phới.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

1.2. Tác gia Tố Hữu và hành trình sáng tạo thơ
1.2.1. Tác gia Tố Hữu
Tố Hữu, tên là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 ở Hội An. Cha
của Tố Hữu đi theo Nho học, có đi thi nhưng không đỗ đạt và phải chật vật
kiếm sống bằng nhiều nghề, nhưng lại ham thích thơ văn, thích sưu tầm ca
dao, tục ngữ. Mẹ của Tố Hữu là con một cụ Tú, một người phụ nữ xứ Huế,
giàu tình thương và thuộc nhiều ca dao, dân ca.
Tuổi thơ của Tố Hữu đã được nuôi dưỡng cả bằng những câu ca, điệu hò
quê hương mà trực tiếp là qua giọng của mẹ, lại được người cha dạy làm thơ
theo những lối cổ ngay từ lúc bảy, tám tuổi. Quê hương của nhà thơ, vùng
Thừa Thiên Huế có phong cảnh núi sông rất nên thơ và là nơi đã sản sinh
nhiều điệu dân ca trữ tình nổi tiếng như hò mái nhì, mái đẩy, nhiều điệu lý,
điệu ca Nam ai, Nam bằng… Đặc biệt, Huế còn là kinh đô suốt mấy trăm năm

Nguyễn Thị Sen

- 22 -

K33C – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

của vương triều Nguyễn nên còn có một nền văn hóa bác học phát triển và
nhiều sinh hoạt văn hóa cung đình. Quê hương và gia đình đã là môi trường
đầu tiên nuôi dưỡng và làm nảy nở hồn thơ ở Tố Hữu.
Tuổi thơ của Tố Hữu thiếu thốn về tình cảm. Năm 12 tuổi mẹ mất, cha
đi làm ăn xa, Tố Hữu phải vào Đà Nẵng theo người anh để được đi học tiếp
và năm 14 tuổi thì đỗ vào trường Quốc học Huế, hầu như từ đó đã sống xa gia
đình. Chính vì vậy mà tâm hồn niên thiếu ấy càng khát khao tình thương, dễ
rung động với những thân phận trẻ mồ côi, em bé đi ở… Bước vào tuổi thanh
niên Tố Hữu cũng mang tâm trạng chung của thế hệ mình với nhiều nỗi buồn
và trăn trở tìm hướng đi. Nhưng tuổi thanh niên của Tố Hữu đã may mắn,
sớm gặp gỡ cách mạng. Đó là những năm phong trào Mặt trận Dân chủ Đông
Dương do Đảng cộng sản lãnh đạo đang diễn ra sôi nổi trên khắp đất nước,
đặc biệt là ở các thành phố lớn, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao
động, nhất là thanh niên, học sinh. Được cuốn hút vào phong trào lại được
tiếp xúc với những chiến sĩ cộng sản thuộc lớp tiền bối như Phan Đăng Lưu,
Lê Duẩn… Tố Hữu đã nhanh chóng giác ngộ lý tưởng cộng sản. Năm 1937,
Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản.
Đây cũng chính là mốc son đánh dấu sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu
khi những bài thơ đầu tiên được đăng trên các tờ báo cách mạng ở Huế và Sài
Gòn. Vào giữa năm 1938, sau khi đỗ thành chung, Nguyễn Kim Thành sang
Lào. Tại đây ông viết bài Lao Bảo, một cụ đồ nho người Quảng Bình sau khi
hàn huyên đã tặng chữ “Tố Hữu” để đặt bút danh cho Nguyễn Kim Thành.
Cụ đồ giải thích theo Khổng Tử “Ngô nhi Tố Hữu đại chí” nghĩa là: “trẻ
ta sẵn có chí lớn” – Tố Hữu là sẵn có, hai chữ ấy để chỉ cái tiềm ẩn trong tâm
hồn con người.

Nguyễn Kim Thành trân trọng nhận bút danh Tố Hữu do cụ đồ tặng,
nhưng hiểu: “Tố” là trong trắng, “Hữu” là bạn, hai chữ “Tố Hữu” với nghĩa:

Nguyễn Thị Sen

- 23 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

người bạn trong trắng. Từ đó bút danh Tố Hữu đã trở thành tên gọi thân
thuộc thơ ca cách mạng Việt Nam.
Đầu năm 1939, đại chiến thế giới thứ II sắp nổ ra, chính phủ Mặt trận
nhân dân ở Pháp bị đổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã tăng cường đàn áp
phong trào cách mạng. Cuối tháng 4/1939, Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao
Thừa Thiên, trong gần ba năm Tố Hữu đã bị giải qua hầu hết các nhà tù khét
tiếng ở các vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây cũng chính là thời gian
nhà thơ được rèn luyện, thử thách và trưởng thành. Tháng 3/1942, Tố Hữu đã
trốn thoát khỏi nhà tù Đắc Lây, vượt rừng núi Tây Nguyên và sự truy lùng của
thực dân, tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với tổ chức Đảng và tiếp tục hoạt động.
Năm 1945, chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Tố Hữu được điều động trở lại Huế làm
Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa giành chính quyền tại thành phố quê hương. Cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, Tố Hữu tiếp tục đảm nhận những trọng
trách quan trọng ở Huế .
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu được điều động ra Thanh Hóa
làm Bí thư Tỉnh ủy và cuối năm 1947 lên Việt Bắc phụ trách công tác văn hóa

văn nghệ. Ông đã tham gia thành lập và ở trong ban lãnh đạo Hội Văn nghệ
Việt Nam từ năm 1948. Trong gần 30 năm, Tố Hữu đã giữ nhiều cương vị quan
trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ông từng là Trưởng Ban
Tuyên huấn, Bí thư Trung ương Đảng, được bầu là Uỷ viên Bộ Chính trị tại Đại
hội lần thứ V của Đảng cộng sản Việt Nam (1981) và giữ chức phó chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng đến năm 1986.
Ông mất ngày 9/12/2002 tại Hà Nội.
Điểm nổi bật ở Tố Hữu là sự thống nhất của nhà cách mạng và nhà thơ,
giữa con đường cách mạng và con đường thơ. Thơ với Tố Hữu là một phần
của sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho lý tưởng cách mạng.
1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ của Tố Hữu

Nguyễn Thị Sen

- 24 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Hành trình sáng tạo thơ ca của Tố Hữu cho thấy sự vận động của một hồn
thơ, đồng thời phản ánh vận động của lịch sử dân tộc. Thơ Tố Hữu đã song hành,
gắn bó mật thiết với hành trình cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.
Hơn sáu mươi năm cầm bút với bảy tập thơ lớn: Từ ấy, Việt Bắc, Gió
lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta đóng góp cho thi đàn văn
học dân tộc, thơ Tố Hữu còn là một “biên niên sử thời đại”. Bảy tập thơ của
Tố Hữu gắn với năm chặng.

+ Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
Tập thơ được in lần đầu năm 1946 có tên là Thơ, tái bản sửa chữa năm
1959 mới được đặt tên là Từ ấy. Tập thơ gồm 71 bài, được chia làm ba phần:
Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng tương ứng với ba chặng đường hoạt động
trong mười năm đầu của người thanh niên cách mạng Tố Hữu.
Ở phần Máu lửa, Tố Hữu đã bộc lộ sự cảm thông, chia sẻ với nỗi buồn
tủi, khổ đau của những con người nhỏ bé quanh mình. Bên cạnh đó Máu lửa
còn là tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ đang băn khoăn đi tìm lẽ sống
thì gặp gỡ lý tưởng cách mạng.
Phần thứ hai là Xiềng xích. Xiềng xích vừa thể hiện nỗi cô đơn của người
chiến sĩ vì phải xa phong trào, xa đồng chí vừa thể hiện tâm hồn lạc quan,
nhạy cảm. Xiềng xích còn là một bản “quyết tâm thư” của người chiến sĩ cách
mạng quyết giữ vững ý chí chiến đấu, khí tiết của người cộng sản trước gian
nguy, thử thách.
Giải phóng là phần cuối của tập thơ thể hiện niềm vui bất tuyệt vừa
thoát khỏi ngục tù và là tiếng nói say sưa ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi
nghĩa tháng Tám.
Từ ấy có vị trí đặc biệt trong con đường thơ của Tố Hữu. Xuyên suốt
trong tập thơ là nhịp điệu say mê trong trẻo của một tâm hồn trẻ ở buổi đầu
đến với lý tưởng cách mạng và với thơ ca.
+ Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954)

Nguyễn Thị Sen

- 25 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Tập thơ tập hợp những sáng tác của Tố Hữu trong thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp. In lần đầu vào cuối năm 1954 gồm 24 bài thơ (trong đó
có 5 bài dịch thơ nước ngoài). Trong lần in sau (năm 1959) Tố Hữu có bổ
sung bốn bài được viết năm 1946 chưa đưa vào tập Từ ấy (Đêm xanh, Lạnh
lạt, Trường tôi, Tình khoai sắn).
Vang lên trong cả tập thơ là nhịp điệu chiến thắng hào hùng của cả dân
tộc. Có lẽ vậy mà Việt Bắc được coi là bản hùng ca về cuộc kháng chiến, ca
ngợi những con người bình dị mà anh hùng (bà mẹ, bộ đội, thiếu nhi…) ca
ngợi lãnh tụ, ca ngợi Đảng, ca ngợi những tình cảm lớn, những con người
Việt Nam.
Tập thơ thể hiện cái tôi sử thi, khái quát đại diện cho nhân dân, dân tộc
cách mạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
+ Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)
Tập thơ đánh dấu chặng đường thứ ba trong sự nghiệp sáng tác của thơ
Tố Hữu.
Gió lộng gồm 25 bài thơ, tập trung vào hai nguồn cảm hứng lớn là niềm
vui, niềm tự hào tin tưởng trước cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền
Bắc và tình cảm với miền Nam ruột thịt cùng ý chí thống nhất nước nhà.
Tập thơ tiếp tục phát triển khuynh hướng sử thi và cái nhìn khái quát
tổng hợp đã được mở ra từ cuối tập Việt Bắc với một nghệ thuật biểu hiện
điêu luyện, nhiều chỗ đạt đến tính cổ điển. Cái “tôi” trữ tình của Tố Hữu
trong tập thơ dựa trên sự thống nhất riêng – chung, có sự hòa hợp tự nhiên
giữa cái tôi riêng tư, cái tôi tiểu sử và cái tôi sử thi. Sự thống nhất ấy là cơ sở
để tạo nên những bài thơ đặc sắc của tập thơ.
+ Tập thơ Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977).
Đây là hai tập thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác
liệt. Vì vậy âm điệu trong toàn tập thơ chính là lòng sục sôi quyết tâm đánh

thắng giặc Mĩ xâm lược.

Nguyễn Thị Sen

- 26 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Với 31 bài thơ Ra trận chính là khúc ca, là mệnh lệnh tấn công, là lời cổ
vũ, động viên nhân dân cả nước ra trận (Mẹ suốt, Hãy nhớ lấy lời tôi…).
Tập thơ cũng thể hiện lòng biết ơn kính trọng, ca ngợi lãnh tụ (Bác ơi,
Theo chân Bác) mặt khác tập thơ còn bộc lộ suy ngẫm của tác giả về những hi
sinh mất mát của dân tộc.
Với Ra trận, Tố Hữu cũng có ít nhiều dấu hiệu đổi thay về hình thức.
Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu vốn uyển chuyển, ngân vang lôi cuốn, trong một
hơi thơ giàu cảm xúc trữ tình. Qua một số bài thơ trong Ra trận, Tố Hữu sử
dụng lối ngắt nhịp ngắn, khỏe, chú trọng hiệp vần ở cả hai thanh bằng trắc,
hoặc để cho câu thơ giãn ra theo ý thơ được mở rộng và một số câu thơ có xu
hướng tiếp cận với câu văn xuôi.
Máu và hoa gồm 13 bài, mang ý nghĩa như bản tổng kết lịch sử (Nước
non ngàn dặm, Toàn thắng về ta…).
Thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mĩ thiên hẳn về
khuynh hướng sử thi và chất chính luận – thời sự, nhiều khi vươn tới âm
hưởng anh hùng ca, kết hợp cảm hứng trữ tình với chất suy tưởng, triết lý,
nhất là những bài thơ giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh và sau ngày toàn

thắng. Phù hợp với nội dung tư tưởng ấy là giọng thơ hùng tráng, có lúc thôi
thúc như khẩu hiệu, mệnh lệnh phối hợp với giọng điệu trữ tình tha thiết và
giọng trầm tư suy ngẫm.
+ Tập thơ Một tiếng đờn (1979 – 1992), Ta với ta (1992 – 1999)
Đây là hai tập thơ gắn với chặng sáng tác cuối của Tố Hữu, khi nhà thơ
đã đi qua nhiều biến cố, thử thách và cả những thăng trầm trong cuộc đời một
người cách mạng. Đồng thời đây cũng là thời kì đất nước hòa bình chuyển
sang hoạt động khôi phục kinh tế, đổi mới đất nước.
Hai tập thơ thể hiện cảm hứng thế sự với những trăn trở, suy tư đời
thường và những suy ngẫm kiếm tìm của nhà thơ về những giá trị bền vững

Nguyễn Thị Sen

- 27 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

của con người. Giọng thơ trầm lắng đậm chất suy tưởng. Mặc dù vậy thơ Tố
Hữu vẫn có những nét ổn định và luôn tin vào con đường mình đã chọn.
Thơ Tố Hữu đã thực sự là sự hội tụ những lẽ sống lớn của thời đại,
những tiếng nói tâm tình của công chúng để trở thành tiếng hát của dân tộc và
thời đại. Vấn đề thời sự được nói bằng một giọng điệu tâm tình nên có sức lan
tỏa trong đời sống tinh thần dân tộc.
1.3. Khảo sát các thể thơ được sử dụng trong sáng tác của Tố Hữu
- Bảy tập thơ của Tố Hữu được tập hợp trong cuốn Tố Hữu – thơ. Với

tổng số 286 bài thơ từ tuyển tập, có thể thấy các thể thơ được sử dụng trong
thơ Tố Hữu khá đa dạng và phong phú, gồm nhiều thể thơ khác nhau: thể thơ
lục bát, thể thơ song thất lục bát, thể thơ bốn tiếng, thể thơ năm tiếng, thể thơ
bảy tiếng, thể thơ tám tiếng và thể thơ tự do. Trong đó:
+ Thể lục bát: 64 bài (chiếm 22,4%)
+ Song thất lục bát: 6 bài (chiếm 2,1%)
+ Tám tiếng: 27 bài (chiếm 9,4%)
+ Bảy tiếng: 72 bài (chiếm 25,2%)
+ Năm tiếng: 26 bài (chiếm 9,1%)
+ Bốn tiếng: 6 bài (chiếm 2,1%)
+ Tự do: 85 bài (chiếm 29,7%).
Qua khảo sát có thể thấy, thể thơ lục bát, thể thơ bảy tiếng và thể thơ tự
do được Tố Hữu sử dụng nhiều nhất. Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi
chủ yếu khai thác nhịp điệu thơ Tố Hữu qua các thể thơ tiêu biểu trên. Việc triển
khai đề tài một cách cụ thể, kĩ lưỡng sẽ được tiến hành ở chương sau.

Nguyễn Thị Sen

- 28 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

CHƯƠNG 2
NHỊP ĐIỆU – MỘT PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN
TÂM TRẠNG TRONG THƠ TỐ HỮU

Nhịp điệu biểu hiện một cách trực tiếp ở hình thức của tác phẩm như
cách ngắt nhịp thơ trên dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ hay cách gieo vần. Nhịp
điệu có vai trò to lớn trong việc tạo ra nhạc tính và sức ngân vang trong tác
phẩm, là yếu tố cốt tử để phân biệt giữa thơ và văn xuôi. Song không chỉ thế
nhịp điệu còn được xem là phương tiện, là cách thức để biểu hiện tâm trạng
của nhân vật trữ tình. V.V. Koginov cho rằng: “Tính định kì, đều đặn (hay

Nguyễn Thị Sen

- 29 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

một quy luật nào khác, phức tạp hơn) tạo thành thuộc tính cơ bản của nhịp
điệu có ý nghĩa quan trọng đối với nghệ thuật không phải do bản thân nó, mà
chỉ vì nó là một phương tiện để đưa hồn người đọc (người xem, người nghe)
vào cái trạng thái trong đó, bất cứ sự đi chệch nào, dù nhỏ nhất, khỏi tính đều
đặn kia, đều được cảm giác nhịp điệu của chúng ta nhận ra một cách rõ rệt, và
nghệ sĩ vận dụng chức năng đó vào mục đích biểu hiện” [21, 224].
Trong thơ Tố Hữu, yếu tố nhịp điệu càng quan trọng. Nhịp điệu không
chỉ tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn cho thơ, nhịp điệu chính là một phương tiện
nghệ thuật góp phần làm nổi bật những tình cảm lắng sâu, da diết những tâm
trạng khác nhau của nhà thơ trong quá trình sáng tạo.
2.1. Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu qua các thể thơ tiêu biểu
2.1.1. Nhịp điệu trong thơ lục bát

Lục bát là “một thể thơ cách luật mà các thể thức được tập trung thể hiện
trong một khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định, dòng sáu tiếng (câu lục),
dòng tám tiếng (câu bát)” [7, 190].
“Thể lục bát còn gọi là thể sáu – tám, gồm một dòng sáu tiếng và một
dòng tám tiếng” [13, 296]. Đây là thể thơ phản ánh những đặc trưng ngữ âm
của tiếng Việt, gần với lời nói hằng ngày đến mức người không biết chữ,
không học luật cũng làm được thơ.
Trong thơ lục bát vừa gieo vần lưng, vừa gieo vần chân. Tiếng cuối câu
lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu câu bát, tiếng cuối câu bát gieo vần xuống
tiếng cuối câu lục tiếp theo.
Về cách ngắt nhịp, thông thường là nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng. Tuy
vậy có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp ba tiếng song cách ngắt nhịp này
không phải là chủ đạo.

Nguyễn Thị Sen

- 30 -

K33C – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu

Thể thơ lục bát là thể thơ của dân tộc, được sử dụng trong cả văn học
dân gian và văn học viết. Ở văn học dân gian, thể lục bát được sử dụng nhiều
ở ca dao, ở văn học viết, đỉnh cao của thể lục bát là truyện thơ Nôm.
Nhịp trong lục bát ca dao, thường được ngắt theo nhịp 2, ví dụ:
Đôi ta/ như lửa/ mới nhen

Như trăng/ mới mọc/ như đèn/ mới khêu
Song cũng có trường hợp được ngắt thành nhịp 3. Cách ngắt nhịp này
yêu cầu tiểu đối ( đối ngay trong một dòng thơ), ví dụ:
Trên đồng cạn/ dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy/ con trâu đi bừa
(ca dao)
Ở nước ta, đỉnh cao của truyện thơ Nôm chính là Truyện Kiều của
Nguyễn Du. Truyện Kiều được viết theo thể lục bát, nhịp trong Truyện Kiều
cũng chủ yếu được ngắt theo nhịp 2, ví dụ:
Tà tà/ bóng ngả/ về tây
Chị em/ thơ thẩn/ dang tay/ ra về.
Bên cạnh nhịp chẵn quen thuộc cũng có lúc Nguyễn Du sử dụng cách
ngắt nhịp lẻ 3/3:
Người lên ngựa/ kẻ chia bào
Rừng phong thu/ đã/ nhuốm màu/ quan san
Câu thơ đầu vỡ ra làm hai mảnh tương ứng với hai nhịp thơ. Hai nhịp ấy
được tạo ra nhờ biện pháp tiểu đối. Cấu trúc câu thơ đối xứng, mỗi hành động
và tâm trạng của nhân vật gói gọn trong một nhịp. Nhịp thứ nhất diễn tả hành
động vội vã, thái độ dứt khoát của người lên ngựa. Nhịp thứ hai tương ứng
với tâm trạng luyến tiếc của người tiễn đưa.
Mặc dù có sự thay đổi về cách ngắt nhịp nhưng nhìn chung mẫu hình
nhịp cơ bản trong lục bát ca dao và lục bát truyện thơ Nôm là nhịp 2.

Nguyễn Thị Sen

- 31 -

K33C – Ngữ văn



×