Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thanh đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.54 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
********

NGUYỄN THỊ KIM

THANH ĐỨC VÀ SỰ THOÁI TRÀO
CỦA XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học
THS. VŨ VĂN KÝ

HÀ NỘI – 2011


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Thanh Đức và sự thoái trào của xu
hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
từ phía các thầy cô.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn và
các thầy cô giáo trong tổ văn học Việt Nam - Trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới Th.s Vũ Văn Ký người
đã giúp đỡ tôi tận tình nhất trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim

Nguyễn Thị Kim

1

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu đề tài mà tôi có được chính là do sự giúp đỡ tận
tình của Th.s Vũ Văn Ký cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài, tôi cũng đã sử dụng một số tài liệu (ở phần mục lục tham
khảo).
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Th.s Vũ Văn Ký. Đề tài nghiên cứu này không trùng với công
trình nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim

Nguyễn Thị Kim

2

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................. 1
Lời cam đoan .............................................................................................. 2
Mục lục ....................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 7
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... .10
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ....................................................... .10
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ .10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................ .10
7. Bố cục khoá luận ............................................................................ .10
Chương 1: Tự lực Văn đoàn và xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn
Đoàn .......................................................................................................... 12

1.1

Khái quát về Tự lực Văn đoàn .......................................................... 12
1.1.1Tổ chức Tự lực Văn đoàn ............................................................. 12
1.1.2 Tôn chỉ, mục đích sáng tác .......................................................... 13
1.1.3 Các chặng phát triển của Tự lực Văn đoàn .................................. 14
1.1.3.1 Thời kì 1933 – 1936............................................................ 14
1.1.3.2 Thời kì 1936 – 1939............................................................ 14
1.1.3.3 Thời kì 1939 – 1943............................................................ 14

1.2

Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn............................................. 15
1.2.1 Khái niệm xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn ....................... 15
1.2.2 Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn trong thực tiễn sáng tác .. 16
1.2.2.1 Mô hình chủ đạo ................................................................. 16

Nguyễn Thị Kim

3

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2.2 Những biến thái trong quá trình phát triển .......................... 28
1.2.2.3 Kết luận về xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn............. 32

Chương 2: Thanh Đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực
Văn đoàn................................................................................................... 34
2.1 Tác giả Khái Hưng và tiểu thuyết Thanh Đức .................................... 34
2.1.1 Tác giả Khái Hưng ..................................................................... 34
2.1.2 Tiểu thuyết Thanh Đức.............................................................. 39
2.2 Sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn được thể hiện
qua Thanh Đức.......................................................................................... 41
2.2.1 Khái niệm sự thoái trào................................................................ 41
2.2.2 Thanh Đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn
đoàn ........................................................................................................... 42
2.2.2.1 Chủ nghĩa cá nhân lên đến mức cực đoan và rơi vào chủ nghĩa
vô luân trần trụi .......................................................................................... 42
2.2.2.2 Nhân vật là những con người vô lí tưởng............................ 48
2.2.2.3 Tình yêu gắn liền với dục vọng........................................... 52
2.2.3 Nguyên nhân của sự thoái trào.................................................... 55
KẾT LUẬN............................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 62

Nguyễn Thị Kim

4

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tự lực Văn đoàn được thành lập như một tổ chức văn hoá xã hội chứ
không chỉ là một tổ chức văn học. Tổ chức này có tham vọng tiến hành một
cuộc cách mạng về văn hoá xã hội trong khuôn khổ chế độ thuộc địa. Trong
khoảng trên dưới mười năm tồn tại và phát triển, Tự lực Văn đoàn đã có công
lớn trong việc đổi mới văn học, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một
nền văn học Việt Nam hiện đại.
Trong phạm trù ý thức hệ tư sản, Tự lực Văn đoàn đã nói lên những
khát vọng dân tộc, dân chủ của đông đảo quần chúng chủ yếu là của các tầng
lớp tiểu tư sản trí thức và viên chức thành thị. Tự lực Văn đoàn không đặt vấn
đề giải phóng xã hội nhưng đã đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng
bản ngã, đặc biệt đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người
phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, của đại gia
đình phong kiến.
Có thể khẳng định rằng, ở những chặng đường đầu, Tự lực Văn đoàn
đã có những đóng góp tích cực và đáng kể cho văn học Việt Nam trên các
phương diện tư tưởng, văn hoá cũng như việc xây dựng những kiểu mẫu nhân
vật lí tưởng nhằm thực hiện những luận đề tư tưởng chống lễ giáo phong
kiến, đòi quyền tự do, hạnh phúc cá nhân cho con người hay những tư tưởng
cải cách xã hội, cải cách nông thôn hết sức tiến bộ.
Tháng 9 năm 1939 đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ đồng nghĩa với
việc thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương chấm dứt, không khí tương đối dễ
thở của thời kì trước không còn, không còn những “ chàng và nàng vui vẻ, trẻ
trung” mà thay vào đó là một nỗi buồn, u sầu chiếm đóng tâm hồn người.

Nguyễn Thị Kim

5

K33B - Văn



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Biến cố lịch sử trên đã gây ra một sự thay đổi lớn tới đời sống văn hóa,
hệ tư tưởng của nhiều tầng lớp lúc bấy giờ. Con đường đấu tranh của dân tộc
ta gặp nhiều khó khăn, tâm lí của nhiều bộ phận người trong xã hội mang một
nỗi buồn, chán nản, thất vọng. Những hoạt động văn hóa lâm vào tình trạng
trì trệ vì chế độ kiểm duyệt sách báo của thực dân được lập lại và trở nên hết
sức nặng nề, trắng trợn. Văn chương cách mạng bị thu hẹp lại trong bốn bức
tường của nhà tù đế quốc; văn chương hiện thực bị cấm đoán, kiểm duyệt;
văn chương lãng mạn bị vỡ mộng.
Trước tình hình đó, nhiều văn - nghệ sĩ đã phải xoay ra buôn lậu hoặc
làm bồi bút cho các phe cánh chính trị có thế lực. Những cây bút chủ chốt của
Tự lực Văn đoàn đã chuyển sang hoạt động chính trị phản động. Cảm hứng
văn chương đầy nhiệt huyết, hào hứng, thanh khiết của một thời không còn
nữa mà thay vào đó là một sự chán nản, tuyệt vọng. Mọi mơ ước, khát vọng
mà các thành viên của Tự lực Văn đoàn xây dựng trong thời kì đầu dường
như đã bị cơn bão táp chiến tranh cuốn đi. Khái Hưng - cây bút được coi là
xuất sắc nhất của Tự lực Văn đoàn cũng lâm vào tình trạng lầm đường, lạc
lối. Một loạt tiểu thuyết như Đẹp (1939), Bướm trắng (1939) ra đời trong
thời kì này đã phần nào cho thấy sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn. Nhưng đến khi Thanh Đức ra đời năm 1943, cuốn tiểu thuyết
được đánh giá là đỉnh cao của chủ nghĩa suy đồi đã khẳng định sự thoái trào
hoàn toàn của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn.
Để tìm hiểu rõ những biểu hiện thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn và tìm ra nguyên nhân của sự thoái trào đó, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài: Thanh Đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết

Tự lực Văn đoàn.

Nguyễn Thị Kim

6

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2. Lịch sử vấn đề
Sự ra đời, hình thành, phát triển và suy vong của một hiện tượng văn
học luôn là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chính vì thế sự đánh
giá, thống nhất các ý kiến để tìm ra một tiếng nói chung đối với một hiện
tượng văn học là rất khó. Từ khi ra đời cho đến nay, Tự lực Văn đoàn đã trở
thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Tự lực Văn
đoàn cũng là một hiện tượng gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu về Tự lực Văn
đoàn nói chung, về tác giả Khái Hưng nói riêng đã từng có nhiều ý kiến khác
nhau, các ý kiến đánh giá, nhận xét, phê bình là rất khác nhau thậm chí có thể
đối lập phản bác lại nhau.
Nhìn chung có thể quy các ý kiến đó về hai thời kỳ chủ yếu:
Thời kỳ trước năm 1986:
Thời kì trước năm 1986 có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ:
Trước năm 1945 tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn cũng như của Khái
Hưng được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Ông cũng như các nhà văn trong Tự
lực Văn đoàn được nhiều người nói tới qua các bài viết đánh giá chung về
nhà văn hoặc các bài phê bình, giới thiệu sách của Nhất Linh, Trương Tửu,

Đức Phiên, Trần Thanh Mại…Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của
Trương Chính (Dưới mắt tôi – 1939), Vũ Ngọc Phan (Nhà văn hiện đại –
1942), Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu – 1942)…Tiểu thuyết
của các tác giả nhìn chung được đánh giá là vừa có nội dung tư tưởng tiến bộ
vừa có những cách tân về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên dưới con mắt của một số
nhà phê bình đương thời thì tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn vẫn còn nhiều
hạn chế, đôi khi tư tưởng không thiết thực, xa rời thực tế.
Sau năm 1945 tuy đất nước bị chia cắt nhưng Tự lực Văn đoàn vẫn
được chú ý nghiên cứu ở cả hai miền với những cách tiếp cận khác nhau.

Nguyễn Thị Kim

7

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ở miền Nam phải kể đến những cuốn sách giáo khoa, sách tham
khảo, bình giảng, bình luận về tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn và Khái Hưng
như Bình giảng về Tự lực Văn đoàn của Nguyễn Văn Xung, Khảo luận về
Khái Hưng của Lê Hữu Mục, Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên - tập 3, Thế Phong với Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945.
Bên cạnh đó, còn có các bài báo viết về tiểu sử, về những kỉ niệm sống
và sáng tác của Khái Hưng: Ba tôi của Trần Khánh Triệu, Tưởng nhớ Khái
Hưng của Vũ Bằng…Ngoài ra còn có các bài báo phân tích thẩm định tác
phẩm của Khái Hưng.

Ở miền Bắc các tác phẩm của Tự lực Văn đoàn và của Khái Hưng
trong một thời gian dài bị cấm lưu hành. Vào cuối thập niên 50 và đầu thập
niên 60 xuất hiện một số cuốn sách, giáo trình nghiên cứu, đánh giá tiểu
thuyết của Khái Hưng và Tự lực Văn đoàn như: Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam - tập 3 của nhóm Lê Quý Đôn, Văn học Việt Nam 1930 – 1945 của
Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Viện
văn học.
Nhìn chung, các ý kiến đánh giá có thể chia làm hai xu hướng:
Một bộ phận do quá nhấn mạnh chức năng giáo dục của văn học, do
vận dụng quan điểm chính trị và quan điểm giai cấp một cách máy móc giáo
điều vào nghiên cứu văn học nên một số người đánh giá quá nghiêm khắc với
nhiều định kiến nặng nề. Những đóng góp không được đánh giá khách quan,
những thiếu sót, hạn chế lại bị nhấn mạnh. Tuy nhiên một bộ phận lại đánh
giá văn chương Tự lực Văn đoàn nói chung và văn chương Khái Hưng nói
riêng đáng ghi nhận bước đầu về tiếng nói chống phong kiến, về những cách
tân trong nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ.

Nguyễn Thị Kim

8

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Thời kì đổi mới (sau năm 1986)
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) cùng với tiến trình đổi mới của

đất nước, sáng tác, xuất bản, lí luận, phê bình văn học cũng từng bước có sự
đổi mới. Căn bệnh ấu trĩ khá phổ biến của một thời được khắc phục, do vận
dụng lí luận, quan điểm Macxit vào nghiên cứu văn học ngày càng nhuần
nhuyễn, thông thoáng, chuẩn xác hơn nên việc nghiên cứu Tự lực Văn đoàn
nói chung và tiểu thuyết Khái Hưng nói riêng đã có thay đổi rõ rệt.
Thời kì này phải kể đến một số cuộc hội thảo như: Cuộc hội thảo về
văn chương Tự lực Văn đoàn ngày 27/05/1989 do Khoa Ngữ văn trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp
phối hợp tổ chức đã đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình nhìn nhận
lại văn chương Tự lực Văn đoàn.
Các nhà nghiên cứu: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trương Chính, Phong
Lê, Nguyễn Hoành Khung đến thời kì này cũng có sự điều chỉnh, bổ sung
nhiều ý kiến mới với những cách tiếp cận mới.
Ngoài ra còn phải kể đến các luận án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ nghiên
cứu văn học lãng mạn và Tự lực Văn đoàn của Lê Thị Dục Tú, Dương Thị
Hương, Nguyễn Thị Tuyến. Các tác giả trên đã có những đóng góp đáng kể
vào tiến trình nhìn nhận, đánh giá văn chương Tự lực Văn đoàn nói chung và
tiểu thuyết của Khái Hưng nói riêng.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến Tự lực Văn đoàn cũng
như các sáng tác của Khái Hưng và tiểu thuyết Thanh Đức…Tuy nhiên do
các tác giả chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu riêng về tiểu thuyết Thanh Đức cho
nên các ý kiến mới chỉ là những nhận xét bước đầu. Kế thừa ý kiến của người
đi trước, chúng tôi xin đi sâu vào tiểu thuyết Thanh Đức để qua đó chỉ ra sự
thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn nói chung và sáng tác
của Khái Hưng nói riêng.

Nguyễn Thị Kim

9


K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3. Mục đích nghiên cứu
Làm nổi bật sự vận động, phát triển của xu hướng tiểu thuyết Tự lực
Văn đoàn.
Chỉ ra được Thanh Đức- sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn.
Góp phần vào việc nghiên cứu giảng dạy văn học Việt Nam 19301945.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào mô hình ( xu hướng) tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn và đặc
biệt là tiểu thuyết Thanh Đức ( Khái Hưng)
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân loại, thống kê.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp phân tích văn học.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài giúp phân biệt tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn với tiểu thuyết thuộc
khuynh hướng văn học khác.
Chỉ ra sự vận động của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn, sự thoái
trào của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn qua Thanh Đức
Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam thêm sâu
sắc, phong phú.
7. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục, khóa luận
được triển khai với hai chương chính:

Nguyễn Thị Kim

10

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Tự lực Văn đoàn và xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn.
Chương 2: Thanh Đức và sự thoái trào của xu hướng tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn.

Nguyễn Thị Kim

11

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

1.1 Khái quát về Tự lực Văn đoàn
1.1.1 Tổ chức Tự lực Văn đoàn
Bước vào những năm 30 của thế kỉ XX, chế độ thuộc địa của thực dân
Pháp với những chính sách cai trị, khai thác thuộc địa quy mô lớn đã làm biến
đổi sâu sắc nước ta trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn
hóa…
Tự lực Văn đoàn ra đời trong hoàn cảnh đó, tổ chức này hình thành là
do sự phức hợp của nhiều yếu tố: hoàn cảnh và tâm thế xã hội, chính sách đô
hộ của thực dân Pháp, cuộc sống và tâm lí của công chúng đô thị, sự giao lưu
văn hóa, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, khát vọng, tài năng của cả một thế
hệ nhà văn mới.
Tự lực Văn đoàn là một tổ chức văn hóa, văn học có thể nói là đầu tiên
và duy nhất có tổ chức đàng hoàng, có kỉ luật chặt chẽ và có những đóng góp
lớn cho lịch sử văn học nước nhà. Người sáng lập Tự lực Văn đoàn là
Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Năm 1930 Nhất Linh trở về nước với bằng
cử nhân khoa học và một quan niệm mới về xã hội và văn chương “ muốn
dùng lối văn vui tươi, hấp dẫn để vận động, cải cách xã hội, cải cách văn
hóa, cách tân văn học, vạch trần những xấu xa, hủ lậu của lễ giáo và đại gia
đình phong kiến, hướng theo những tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống
phương Tây” [16, tr.19].
Nhất Linh đã đứng ra làm chủ bút tờ báo Phong hóa đổi mới ( từ số
14, ra ngày 22/9/1932) với ban biên tập đầu tiên gồm năm người: Nguyễn

Nguyễn Thị Kim

12


K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tường Tam (Nhất Linh), Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Nguyễn Tường Long
(Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ).
Đến đầu năm 1933 tổ chức Tự lực Văn đoàn chính thức được thành
lập, có con dấu riêng, được công bố chính thức trên báo Phong hóa. Tự lực
Văn đoàn gồm tám thành viên:
Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư),
Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế
Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu và Xuân Diệu.
Trong đó, ba cây bút chủ lực, trung tâm hoạt động của Văn đoàn, làm nên
diện mạo và tiếng vang của văn đoàn là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo
với đóng góp chính là văn xuôi đặc biệt là tiểu thuyết.
Tự lực Văn đoàn có cơ quan ngôn luận riêng là tuần báo Phong hoá và
Ngày nay ngoài ra còn có Nhà xuất bản Đời nay.
Nhóm nhà văn trong Tự lực Văn đoàn nhất là các nhà văn chủ chốt
đều có cùng một quan điểm về xã hội, nhân sinh và văn chương. Họ chủ
trương triệt để theo mới, lúc nào cũng trẻ, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, trọng tự
do cá nhân…
Với thời gian tồn tại vỏn vẹn trong hơn mười năm nhưng Tự lực Văn
đoàn đã có những đóng góp không thể phủ nhận trong quá trình hiện đại hóa
văn học Việt nam.
1.1.2 Tôn chỉ, mục đích sáng tác
Tự lực Văn đoàn là một tổ chức hoạt động có tôn chỉ, mục đích. Đây là
một trong những lí do dẫn đến sự thống nhất của văn chương Tự lực Văn

đoàn trên các phương diện: nội dung tư tưởng, văn phong…
Ngày 8/6/1934 tôn chỉ của Tự lực Văn đoàn được đăng trên Phong
hóa, số 101 với 10 điều:

Nguyễn Thị Kim

13

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

* Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không
phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương
thôi, mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước.
* Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho
người và cho xã hội ngày một hay hơn lên.
* Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình
dân và cô đọng cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
* Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có
tính cách An Nam.
* Lúc nào cũng mới mẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
* Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân
khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân, không có tính
cách trưởng giả mà quý phái.
* Trọng tự do cá nhân.
* Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa.

* Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt
Nam.
* Theo một trong chín điểm này cũng được miễn là đừng trái ngược
với những điều khác.
Nhìn chung tôn chỉ, mục đích mà những thành viên trong Tự lực Văn
đoàn đề ra đều mang hơi thở của thời đại, phù hợp với ý muốn của Nhất Linh
khi thành lập tổ chức này. Tuy nhiên, những tôn chỉ, mục đích này đặt trong
hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ còn mang tính nửa vời, chưa bám sát vào thực
tế.
1.1.3 Các chặng phát triển của Tự lực Văn đoàn
Trong hơn mười năm hoạt động và phát triển, Tự lực Văn đoàn đã có
những đóng góp nhất định cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam với

Nguyễn Thị Kim

14

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

một lối văn chương “ vui vẻ, trẻ trung” từng là niềm ham thích của một bộ
phận thế hệ thanh niên đương thời. Căn cứ vào những sáng tác của các thành
viên trong tổ chức có thể chia quá trình vận động, phát triển của xu hướng
tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn làm ba thời kỳ:
1.1.3.1. Thời kì 1933- 1936
Đây là thời kì tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn làm mưa làm gió trên vũ đài

văn chương vì khi mới xuất hiện nó như một luồng gió mới xua tan đi không
khí u ám, nặng nề của tình trạng xã hội lúc bấy giờ, nó đấu tranh cho quyền
sống cá nhân, phê phán đại gia đình phong kiến với các tiểu thuyết như: Hồn
bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân (Khái Hưng); Đoạn tuyệt,
Lạnh lùng (Nhất Linh) ra đời liên tiếp trong những năm 1934, 1935, 1936.
1.1.3.2

Thời kì 1936- 1939

Tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn vẫn tiếp tục ảnh hưởng của nó với chủ đề
chính là phê phán lễ giáo phong kiến: Thoát li (1937), Thừa tự (1939) đồng
thời xuất hiện thêm khuynh hướng cải cách dân quê theo tôn chỉ của hội Ánh
sáng: Những ngày vui (1936), Gia đình (1936), Con đường sáng (1938 –
1939).
1.1.3.3

Thời kì 1939- 1943

Đây là thời kì xuống dốc của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn với những
tác phẩm ít nhiều mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa: Đẹp (1939), Bướm trắng
(1939), Thanh Đức (1943).
1.2 Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn
1.2.1 Khái niệm xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn
có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức

Nguyễn Thị Kim

15


K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái
hiện nhiều tính cách đa dạng” [15, tr.328].
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không
ngừng được thay đổi. Thể loại văn học này có từ rất lâu đời, nó tồn tại ở Việt
Nam từ thế kỉ XVIII và cho đến thời điểm tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn ra đời
những năm 30 của thế kỉ XX đã có sự thay đổi, vận động ít nhiều.
Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là khái niệm để phân biệt với
tổ chức Tự lực Văn đoàn. Mô hình hay xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn
được xác định trước hết là một thiết kế cấu trúc lí tưởng cho mọi tiểu thuyết
Tự lực Văn đoàn. Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là khái niệm chỉ
khuynh hướng thẩm mĩ, lối viết, cách viết chủ yếu của ba cây bút: Nhất Linh,
Khái Hưng, Hoàng Đạo, họ vừa sáng tác nhiều, vừa có sức chi phối, ảnh
hưởng nhưng quan trọng nhất là có thể mô hình hoá được các sáng tác đó. Vì
thế không phải ngẫu nhiên mà nhiều cuốn tiểu thuyết của họ ghi tên chung
hoặc của Nhất Linh và Hoàng Đạo hoặc của Nhất Linh và Khái Hưng.
Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là khái niệm được hiểu như một
kiểu sáng tác khá thống nhất trên các phương diện: đề tài, chủ đề, nhân vật,
cảm hứng chủ đạo, văn phong diễn đạt, ngôn ngữ nghệ thuật.
1.2.2 Xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn trong thực tiễn sáng tác
1.2.2.1 Mô hình chủ đạo
1.2.2.1.1 Mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn nhìn từ góc độ đồng đại.
* Đề tài

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Đề tài là khái niệm chỉ các loại hiện
tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học” [15,
tr.110]. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.
Văn chương Tự lực Văn đoàn luôn tìm được tiếng nói đồng tình và
niềm yêu thích của độc giả bởi khi tiếp cận với thế giới nhân vật của tiểu

Nguyễn Thị Kim

16

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thuyết Tự lực người đọc dường như thấy mình trong đó. Có được sức thu hút
như vậy là do Tự lực Văn đoàn đã biết tìm đến đề tài muôn thủa của thi ca, đề
tài tình yêu. Muôn thủa nhưng không cũ, không sáo mòn mà lúc nào cũng
như mới và dưới ngòi bút tài hoa của các nhà văn Tự lực, tiểu thuyết của họ
đã trở thành món ăn tinh thần chính cho một bộ phận độc giả đương thời.
Điều đặc biệt khi tiếp cận với thế giới tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là
đằng sau những câu chuyện tình, các tác giả đã ném ra và thuyết phục người
đọc về một tư tưởng nào đó. Căn cứ vào đây mà các nhà nghiên cứu đã chia
truyện tình trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn làm ba loại: Truyện tình gắn
với vấn đề đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, đề cao luyến ái tự do nhằm
giải phóng cá nhân, đặc biệt là giải phóng phụ nữ (Hồn bướm mơ tiên, Gánh
hàng hoa, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Thoát ly, Lạnh lùng…); Truyện
tình gắn với thái độ nhập cuộc và lí tưởng cải tạo xã hội nâng cao trình độ dân

trí, cải cách đời sống dân quê của nhóm Tự lực ( Đôi bạn, Gia đình, Con
đường sáng…); Truyện tình gắn với sự thể hiện bản ngã, khẳng định lẽ sống
thuộc về con người cá nhân (Đời mưa gió, Trống mái, Đẹp, Băn khoăn).
Nhưng dù là ở loại nào thì ta vẫn nhận thấy một đặc điểm chung nhất cho các
tiểu thuyết đó là viết về tình yêu vì thế hầu hết các tiểu thuyết của Tự lực Văn
đoàn đều được gọi là tiểu thuyết tình.
* Chủ đề
Theo giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên: “ chủ đề là
vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác
phẩm thể hiện”.
Một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm phải khái quát được bộ mặt
của hiện thực, tác phẩm đó phải đặt ra được những vấn đề nóng hổi mà cả xã
hội quan tâm. Ngay từ khi ra đời, Tự lực Văn đoàn đã tìm cho mình được một
hướng đi riêng, một sức hút kì diệu như nam châm bởi nó đã xoáy sâu vào

Nguyễn Thị Kim

17

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

những vấn đề bức xúc đang tồn tại trong đời sống lúc bấy giờ. Khi tìm hiểu
các sáng tác của Tự lực Văn đoàn, có thể nhận thấy một số chủ đề chính sau
trên cơ sở những quan điểm và lập trường của nhà văn trước hiện thực đời
sống:

Chủ đề chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do yêu đương, đề cao
hạnh phúc cá nhân với các tác phẩm như: Nửa chừng xuân ( Khái Hưng),
Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Lạnh lùng ( Nhất Linh), Thoát li ( Khái Hưng).
Chủ đề nông thôn và vấn đề cái cách nông thôn: Gia đình ( Khái
Hưng), Con đường sáng ( Hoàng Đạo), Đoạn tuyệt ( Nhất Linh).
Chủ đề con người cách mạng: Dũng trong Đoạn tuyệt, Đôi bạn; Quang
Ngọc, Phạm Thái trong Tiêu Sơn tráng sĩ.
Có thể tóm lại rằng, chủ đề của Tự lực Văn đoàn là ca ngợi tư tưởng,
văn hóa, văn minh phương Tây, đấu tranh cho chủ nghĩa cá nhân, cho tình
yêu và hôn nhân tự do, chống lễ giáo phong kiến, đề cao lối sinh hoạt của
phương Tây hiện đại, cổ vũ phong trào âu hóa từ văn chương nghệ thuật đến
y phục và cách hưởng thụ đời sống vật chất
* Nhân vật lí tưởng - nhân vật trung tâm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật là con ngưới cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng ( Tấm,
Cám, chị Dậu, anh Pha…), cũng có thể không có tên riêng ( thằng bán tơ,
một mụ nào trong Truyện Kiều). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật
đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” [
15, tr.235].
Nhân vật văn học luôn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn về con người.
Nhân vật tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là những sinh viên Cao đẳng,
Đại học, Giáo sư, ông Tham, ông Huyện… nghĩa là thuộc vào cái xã hội cao

Nguyễn Thị Kim

18

K33B - Văn



Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

sang nhất thời thuộc Pháp. Nhân vật Tự lực Văn đoàn không phải không có
những đức tính đáng quý, trong sinh hoạt không phải không có những lúc gặp
hoàn cảnh khó khăn. Nhưng nhìn chung, sinh hoạt của họ vẫn có vẻ gì cao
sang quá so với đời sống của tầng lớp tiểu tư sản ngày ấy, chưa nói là rất xa
cách với đời sống người bình dân.
Các nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đều thuộc loại
nhân vật lí tưởng - những con người kiểu mẫu đều được xây dựng hết sức
thống nhất theo một số tiêu chí nhất định nhằm trực tiếp phát ngôn cho những
tư tưởng cơ bản từng chỉ đạo hoạt động văn hóa của nhóm Tự lực. Đó là Lan,
Ngọc (Hồn bướm mơ tiên); Mai, Lộc (Nửa chừng xuân); Loan, Dũng ( Đôi
bạn, Đoạn tuyệt); Hạc, Bảo (Gia đình); Duy, Thơ ( Con đường sáng); hay
Tuyết ( Đời mưa gió)…Có thể nhận diện nhân vật tiểu thuyết Tự lực Văn
đoàn qua các đặc điểm: đó là những trí thức Tây học, những tín đồ âu hóa,
những nhân vật lí tưởng gắn liền với những luận đề của tác phẩm.
* Cảm hứng chủ đạo
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình
cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một tư
tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc của
những những người tiếp nhận tác phẩm” [15, tr.44].
Cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là cảm hứng lãng
mạn như: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân của Khái Hưng; Đoạn
tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh nhưng cũng có những tác phẩm viết theo
cảm hứng hiện thực chủ nghĩa như Thoát li, Thừa tự của Khái Hưng.
* Văn phong diễn đạt
Tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn viết theo lối hiện đại, lời văn trong

sáng, giản dị, ít dùng chữ Hán (đúng như tôn chỉ của Tự lực Văn đoàn: “Dùng
một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An

Nguyễn Thị Kim

19

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Nam”), nhưng là lối văn của trí thức, ít chất sống, thiếu cái khỏe khoắn, góc
cạnh, gân guốc của ngôn ngữ bình dân.
*Ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn
Ngôn ngữ là chất liệu chung cho văn xuôi và văn vần. Khác với thời
kì trước, những cây bút của Tự lực Văn đoàn cũng như phần lớn các cây bút
khác đều thuộc phái tân học. Những kiến thức họ tiếp thu được ở một nền học
vấn tiên tiến tạo cho họ một phương pháp quan sát tinh tường, tỉ mỉ và có khả
năng phân tích và tổng hợp cao. Do vậy, cách trình bày một vấn đề nào đó
cũng mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng, tách bạch hơn. Chống lại lối viết chịu ảnh
hưởng nặng nề của Hán văn (như dùng nhiều chữ Hán, nhiều điển cố, câu đặt
dài dòng, cầu kì, kiểu cách), Tự lực Văn đoàn chủ trương lối viết ngắn gọn,
bình thường, giản dị để dễ phổ cập trong mọi tầng lớp nhân dân.
Trong bài Giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930- 1945, đánh
giá những đóng góp của Tự lực Văn đoàn, Nguyễn Hoành Khung kết luận
“cùng với sự đổi mới về thể loại, Tự lực Văn đoàn đã có những đóng góp
quan trọng vào việc đổi mới câu văn xuôi quốc ngữ đưa nó tới chỗ thuần

thục” [9, tr.23].
Nguyễn Đăng Mạnh khi đề cập đến vấn đề này cho rằng: Tiểu thuyết
Tự lực Văn đoàn vứt bỏ hẳn cú pháp biền ngẫu, những cách thể hiện nội tâm
bằng thư từ trao đổi hay thơ phú xướng họa, những lối đưa đẩy bằng những
câu văn vần du dương, mùi mẫn, những lời thuyết lí đạo đức dài dòng mà Tố
Tâm mắc phải. Nó diễn tả tâm lí một cách tinh tế và nhuần nhuyễn hơn. Nó
dùng kĩ thuật hội họa hiện đại để tả cảnh, tả người dựng lên những chân dung
thiếu nữ mới có vẻ đẹp tạo hình hấp dẫn như là truyền lại bằng ngôn ngữ văn
học những bức tranh cô gái Hà Nội của Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị .

Nguyễn Thị Kim

20

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2.1.2 Mô hình tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn nhìn từ góc độ lịch đại
* Giai đoạn 1933- 1936
Về tình hình xã hội, đây là thời kì thoái trào cách mạng diễn ra từ sau
cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng và phong trào cách
mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh do Đảng cộng sản lãnh
đạo. Một không khí u ám bao trùm xã hội, các tầng lớp trí thức tư sản, tiểu tư
sản hết sức hoang mang. Thực dân Pháp một mặt khủng bố cách mạng, một
mặt cũng thấy cần thiết phải làm cho bầu không khí bức bối, ngột ngạt lúc
bấy giờ có chỗ được xả hơi. Vì thế chúng khuyến khích các phong trào thể

thao, thể dục, các cuộc chợ phiên, thi sắc đẹp, các trò hưởng lạc và văn
chương lãng mạn. Tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là một trong những cách xả
hơi như thế. Do sự du nhập của lối sống phương Tây vào Việt Nam, những
truyền thống của xã hội phong kiến vốn đã mục ruỗng thì nay lung lay đến
tận gốc.
Khi tầng lớp trí thức Tây học phát triển mạnh mẽ, tư tưởng văn hoá
phương Tây ảnh hưởng ngày càng sâu sắc, ý thức cá nhân trỗi dậy trong khi
chế độ phong kiến gia đình vẫn đầy rẫy những tập tục hủ bại nặng nề.
Trước tình hình đó, Tự lực Văn đoàn đã đi sâu vào vấn đề nhạy cảm
nhất của xã hội lúc bấy giờ, văn chương Tự lực Văn đoàn đã nêu lên vấn đề
chống lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do cá nhân, tự do hôn nhân như một
luận đề trung tâm của tiểu thuyết. Chính vì vậy, Tự lực Văn đoàn và nhất là
tiểu thuyết của họ đã được giới trẻ nồng nhiệt ủng hộ và đón nhận.
Các tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn trong giai đoạn này tập trung vào
chủ đề chống lễ giáo phong kiến và khẳng định chủ nghĩa cá nhân như một tư
tưởng tiến bộ tất yếu của sự phát triển xã hội.
Phát súng khai màn cho cuộc chiến chống lễ giáo phong kiến là cuốn
tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, tiếp theo là Gánh hàng hoa, Nắng thu.

Nguyễn Thị Kim

21

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


Hồn bướm mơ tiên là truyện cô Thi (tức chú tiểu Lan) để tránh bị ép
gả chồng đã chốn chạy khỏi đại gia đình phong kiến nhưng giữa khu vực của
chốn từ bi cô đã gặp Ngọc rồi yêu Ngọc lúc nào không hay. Cô đã nhờ đấng
từ bi xua đuổi hình bóng Ngọc nhưng rút cuộc cô đã yêu mê man. Cuối cùng,
tôn giáo đã chiến thắng tình yêu, họ vẫn yêu nhau nhưng yêu nhau và tôn thờ
nhau trong linh hồn, dưới bóng từ bi của Phật tổ. Ca ngợi tình yêu trong sáng,
thơ mộng, tự do, của Ngọc và Lan cũng chính là gián tiếp phê phán lễ giáo và
đại gia đình phong kiến. Hay như Liên trong Gánh hàng hoa sống là mình
không cần lệ thuộc vào người chồng bạc nghĩa, phụ tình.
Mặc dù những luận đề chống lễ giáo phong kiến chưa được đặt ra một
cách trực diện nhưng dấu hiệu phá rào của các nhân vật tiểu thuyết Tự lực
Văn đoàn đầu tiên này đã được khẳng định bằng sự tô vẽ, thậm chí lí tưởng
hoá cho những mối tình tự do như Trâm và Phong trong Nắng thu yêu và lấy
người mình yêu bất kể sang hèn, chẳng cần môn đăng hộ đối.
Sau những thăm dò dư luận đầu tiên thu được những phản ứng tốt từ
tầng lớp công chúng bạn đọc mà chủ yếu là thanh niên. Các cuốn tiểu thuyết
với luận đề chống lễ giáo phong kiến liên tiếp ra đời: Nửa chừng xuân,
Đoạn tuyệt, Thoát li, Lạnh lùng. Đưa ra các nhân vật chống lễ giáo phong
kiến, Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo rất dụng công trong việc xây dựng
họ trở thành những nhân vật kiểu mẫu thể hiện sâu sắc luận đề của các tác
phẩm và những tư tưởng cơ bản từng chi phối hoạt động cải cách văn hoá của
nhóm Tự lực.
Xu thế chống lễ giáo phong kiến của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn càng
về sau càng tỏ ra quyết liệt hơn. Những Mai trong Nửa chừng xuân, Loan
trong Đoạn tuyệt, Hồng trong Thoát li, Tuyết trong Đời mưa gió đã trở thành
những đứa con nghịch tử của gia đình phong kiến.

Nguyễn Thị Kim

22


K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Đọc tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn ta thấy những tiểu thuyết luận đề
chống lễ giáo phong kiến trong giai đoạn này luôn gắn liền với việc khẳng
định chủ nghĩa cá nhân như một sự phát triển tất yếu của xã hội. Chống
phong kiến cũng có nghĩa là đòi lại quyền lợi chính đáng của con người,
quyền tự do, tự do quyết định cách sống, tự do lựa chọn hạnh phúc, bình đẳng
giữa người với người.
Nửa chừng xuân là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Tự lực Văn đoàn
thực sự tấn công vào lễ giáo phong kiến, khẳng định quyền tự do kết hôn của
lớp thanh niên có nhận thức mới về quyền sống cá nhân, về hạnh phúc lứa
đôi. Xung đột mới - cũ xoay quanh vấn đề hôn nhân diễn ra thật quyết liệt.
Lớp thanh niên mới như Mai, Lộc, Huy thấm nhuần tư tưởng và nếp sống
phương Tây, họ coi trọng tự do yêu đương và tự do kết hôn.
Đến Đoạn tuyệt thì cuộc tấn công có tính trực diện của Tự lực Văn
đoàn vào lễ giáo phong kiến đã bùng nổ quyết liệt. Nó đã đập tan kiểu hôn
nhân gả bán và quan niệm môn đăng hộ đối trong xã hội phong kiến xưa.
Quan điểm, thái độ và nhất là những lời phát biểu của Loan nhân vật trung
tâm của tác phẩm thực sự là những lời tuyên bố thẳng thừng phế truất chế độ
đại gia đình phong kiến “ Họ ( tức gia đình chồng Loan) không thể hiểu được
rằng em có quyền lập thân em, cái quyền làm người của em người ta không
kể đến” [11, tr.64].
Lạnh lùng đã đi sâu vào những biểu hiện của lễ giáo phong kiến trong
đời sống, lộn trái nó ra và đập phá nó không thương tiếc. Đó chính là nghĩa

vụ tam tòng và bổn phận thủ tiết thờ chồng của người đàn bà goá trẻ. Nhung
trong Lạnh lùng đã coi cái tiết hạnh khả phong vua ban chỉ là một sự trêu
ngươi, một sự mỉa mai đầy đoạ tuổi xuân của mình một cách vô lí, tàn nhẫn.
Lạnh lùng có vẻ bề ngoài yên tĩnh, nhẹ nhàng thậm chí ngọt ngào nữa
nhưng bên trong thì thực sự là một sự dẫm đạp lên lễ giáo phong kiến bằng cả

Nguyễn Thị Kim

23

K33B - Văn


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

phản ứng thân xác và nhục thể. Đến Thoát li lại càng dữ dội hơn, Thoát li
không chỉ kế thừa những Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng mà còn
làm cho sức tố cáo những bất công vô lí trong chế độ đại gia đình của tiểu
thuyết Tự lực Văn đoàn thêm mãnh liệt: đối với gia đình phong kiến người ta
có thể sẵn sàng đón nhận cả cái chết miễn là được thoát li khỏi sự trói buộc
của nó.
Nhìn chung tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn giai đoạn 1933 - 1936 đều là
những tiểu thuyết luận đề, hiện thực phức tạp của cuộc sống được đơn giản
hoá đi, những yếu tố ngẫu nhiên cũng được gạt bỏ,cuộc sống chỉ đi theo
đường thẳng của quy luật. Tuy vậy, tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn trong giai
đoạn này do luận đề phù hợp với chân lí cuộc sống, thể hiện chân thật tư
tưởng, tâm lí xã hội có thực cho nên đã đạt được giá trị cả về tư tưởng và
nghệ thuật. Sức hấp dẫn đặc biệt của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn nằm ở

những luận đề chống lễ giáo phong kiến như bấm đúng vào cái huyệt thần
kinh nhạy cảm nhất của đám công chúng thanh niên.
*Chặng đường 1936- 1939
Giai đoạn thứ hai của xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn diễn ra từ
năm 1936 - 1939. Đây là thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương, ở một nước
thuộc địa như nước ta vấn đề dân chủ thực sự là vấn đề dân cày. Thời gian
này, chính quyền thực dân tạm thời phải bỏ chế độ kiểm duyệt sách báo,
trong điều kiện ấy báo chí cách mạng và tiến bộ hoạt động sôi nổi từ Nam ra
Bắc. Vấn đề đấu tranh cải thiện đới sống dân cày được đặt lên hàng đầu. Rất
nhạy bén với vấn đề chính trị, tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn lập tức chuyển nội
dung, việc chống lễ giáo phong kiến dường như đã thắng thế trong dư luận.
Mặt khác điều kiện chính trị xã hội cho phép tiểu thuyết Tự lực Văn
đoàn đề cập đến những luận đề xã hội rộng lớn hơn: kêu gọi thanh niên trí
thức bước vào thực hiện ước mơ cải cách nông thôn theo tinh thần văn minh

Nguyễn Thị Kim

24

K33B - Văn


×