Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thế giới nghệ thuật trong vũ như tô của nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.73 KB, 71 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới ThS. Mai Thị Hồng Tuyết, người
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và
các bạn để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
Lê Thu Hà

Lê Thu Hà

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này được hoàn thành bằng sự cố gắng của bản thân và dưới


sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Mai Thị Hồng Tuyết.Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng được công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện

Lê Thu Hà

Lê Thu Hà

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 8
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 8

NỘI DUNG ................................................................................................... 9
Chương 1. Thế giới nhân vật .......................................................................... 9
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nó trong tác phẩm...................... 9
1.1.2. Các cách phân loại nhân vật văn học ............................................ 11
1.2. Thế giới nhân vật trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ......... 13
1.2.1. Kiểu nhân vật vua chúa, quan lại phong kiến ................................ 13
1.2.2. Kiểu nhân vật quần chúng ............................................................ 17
1.2.3. Kiểu nhân vật người nghệ sĩ ......................................................... 21
1.2.4. Kiểu nhân vật “Liên tài” ............................................................... 27
Chương 2. Không gian và thời gian .............................................................. 31
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 31
2.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật .................................................... 31
2.1.2. Khái niệm về không gian nghệ thuật ............................................ 32
2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong kịch Vũ Như Tô của
Nguyễn Huy Tưởng...................................................................................... 34
2.2.1. Thời gian nghệ thuật trong Vũ Như Tô ......................................... 34

Lê Thu Hà

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.2. Không gian nghệ thuật trong Vũ Như Tô...................................... 41
Chương 3. Xung đột kịch và ngôn ngữ ......................................................... 47
3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 47

3.1.1. Xung đột kịch ............................................................................... 47
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................... 47
3.2. Xung đột kịch và ngôn ngữ trong kịch Vũ Như Tô của
Nguyễn Huy Tưởng...................................................................................... 48
3.2.1. Xung đột kịch trong Vũ Như Tô .................................................... 48
3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Vũ Như Tô ......................................... 53
KẾT LUẬN ................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................

Lê Thu Hà

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng trong nghiên cứu văn học. Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim
trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân khấu, chúng ta bước vào thế giới nghệ
thuật của tác giả, một thế giới sống động, đầy ắp xung đột, buồn vui, hạnh
phúc, đau đớn…
Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là một hệ thống không
chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung.
Nghiên cứu cấu trúc của Thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ
thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá

thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành
phong cách nghệ thuật.
1.2. Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) sinh ra trong một gia đình nho
giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội).
Ông là người rất ý thức về vai trò của nhà văn đối với đất nước, dân tộc: “Phận
sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước chỉ có việc viết văn
quốc ngữ thôi” (Nhật ký ngày 19 - 2 - 1930). Sống qua hai chế độ, hài hòa
trong phẩm chất nghệ sĩ và ý thức công dân, nhà văn thống nhất về phong cách
sáng tác với đề tài lịch sử, trên nhiều thể loại, tiểu thuyết, kịch, ký, truyện
phim, truyện lịch sử dành cho thiếu nhi. Ông rất xứng đáng khi được truy tặng
giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Là thành viên đầu tiên của hội Văn hóa cứu Quốc, Nguyễn Huy Tưởng
được cử đi dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành
công, được bầu vào Quốc hội khóa I, trên cương vị lãnh đạo Hội Văn Nghệ
Việt Nam, nhà văn đem hết tài năng và nhiệt tình xây dựng nền văn học mới

Lê Thu Hà

1

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đang còn rất non trẻ. Nguyễn Huy Tưởng còn đóng góp cho nền văn nghệ
cách mạng những tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, nhưng xét về phương diện
đổi mới và phát triển thể loại cho lịch sử văn học thì nhất thiết phải nói tới thể

loại kịch.
Kịch có vai trò tích cực trong việc tiếp cận đời sống với các vấn đề
mang tính thời sự. Khoảng thập niên 20 của thế kỉ XX, kịch Việt Nam mới
xuất hiện do ảnh hưởng của giao lưu văn hóa Đông - Tây. Trong văn học
1930-1945, có nhiều nhà văn viết kịch nổi tiếng. Trong đó phải kể đến
Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô. Kịch Vũ Như Tô hoàn thành năm
1941, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tri Tân từ số 121 (18- 11 - 1943) đến số
139 (20- 4 - 1944), tiếp đó là bản in năm 1946 của nhà xuất bản Hoa Lư. Vở
kịch lần đầu được in thành sách vào năm 1963 do nhà xuất bản Văn học ấn
hành. Vũ Như Tô công diễn lần đầu trên sân khấu Thủ đô vào năm 1955, do
nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng.
Trải qua sự sàng lọc của thời gian, văn chương Nguyễn Huy Tưởng là
“mảnh đất màu mỡ” thu hút các nhà lý luận phê bình văn học. Chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật trong Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi
muốn góp thêm cái nhìn về phong cách nghệ thuật của nhà văn và những giá
trị của vở kịch.
1.3. Xét trên góc độ thực tiễn giảng dạy, kịch Vũ Như Tô được đưa vào
giảng dạy ở trường phổ thông với trích đoạn mang tên “Vĩnh biệt Cửu Trùng
đài” vì thế việc nghiên cứu có hệ thống về vở kịch này của Nguyễn Huy
Tưởng là rất thiết thực. Chúng tôi mong muốn sẽ có những đóng góp nhất
định vào thực tế tiếp nhận, giảng dạy về thể loại kịch và kịch Vũ Như Tô trong
chương trình học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Lê Thu Hà

2

K35A- SP Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một nửa thế kỉ sau khi ra đời, kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
chỉ những năm gần đây mới thực sự trở thành đối tượng của sự nghiên cứu
chuyên sâu, sự trao đổi ý kiến cởi mở, hào hứng, hứa hẹn nhiều nhận thức
mới. Trước những năm 90 của thế kỉ XX hay là trước thời Đổi mới, tác phẩm
rất hàm súc và phức tạp này tất nhiên đã được nói đến không phải một lần,
nhưng chủ yếu trong ngữ cảnh khảo cứu, giới thiệu hoặc sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Huy Tưởng hoặc mảng sáng tác về đề tài lịch sử. Tuy vậy, hầu
hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá với một thái độ dè dặt nhất quán, không
làm nổi bật vị trí của nó trong di sản của nhà văn quá cố.
Trước 1990, ở ta chỉ có một bài chuyên luận về Vũ Như Tô của nhà
nghiên cứu Nguyễn Phương Chi, trong đó tác giả không đề ra cho mình
nhiệm vụ đánh giá toàn diện tác phẩm, mà chỉ tập trung phân tích quan hệ
tương liên giữa hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
Các bài nghiên cứu về vở kịch Vũ Như Tô (Viết từ 1963 tới nay) đăng
rải giác trên các báo và tạp chí, sau này được tập hợp trong cuốn Vũ Như Tô
tác phẩm và dư luận (Nguyễn Huy Thắng tuyển chọn). Trong đó, các tác giả
hầu như đều đánh giá tác phẩm trên lập trường, quan điểm giai cấp.
Bài “Kịch Nguyễn Huy Tưởng 1963” của Hà Minh Đức là sự thông
cảm với nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm vào Vũ Như Tô “muốn làm một việc
ký gửi tâm tình riêng (…) khi bắt đầu nhận lấy trách nhiệm của người cầm
bút. Vũ Như Tô là lời tâm sự, là niềm suy nghĩ chân chính và tích cực của anh
về vai trò của người nghệ sĩ thời cuộc.Tâm sự và ý nghĩ đấy còn mang theo cả
băn khoăn, ngập ngừng, hạn chế…” [22; 223]. Tác giả cho rằng tư tưởng nhà
văn là tiến bộ, bởi vì Vũ Như Tô không tô vẽ cho chế độ thống trị, bước đầu
có ý thức đấu tranh dân tộc. Còn những “ngập ngừng, hạn chế” là do nhận

thức giai cấp chưa triệt để, vì sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, do đó:

Lê Thu Hà

3

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

“Đứng trên xu thế lịch sử và lợi ích quần chúng, đòi hỏi tác giả có sự nhận
thức triệt để hơn.” [22; 226].
Với bài “Kịch Nguyễn Huy Tưởng” (1964), Phan Cự Đệ cho rằng Vũ
Như Tô là tác phẩm chững chạc nhất, đã đặt ra những vấn đề phức tạp: Nghệ
thuật chống cường quyền; Quan hệ giữa nghệ sĩ và quần chúng; Hạn chế cuả
tác phẩm còn rơi rớt quan điểm cũ về nghệ thuật khi đánh giá qua ưu ái cho
nhà kiến trúc họ Vũ, khi thi vị hóa Vũ Như Tô và Đan Thiềm, khi đánh giá về
quần chúng lệch lạc.
Nguyễn Phương Chi giải thích “ Bệnh Đan Thiềm” là bệnh của trí thức
có tài năng, có hoài bão lớn lao nhưng còn “mơ hồ”, ngây thơ về chính trị
nên đã vô tình làm khó nhân dân, không giúp gì cho đất nước. Tác giả nhận
xét nghệ thuật chân chính gắn liền với cuộc sống “Tách rời nhân dân, tách rời
cuộc sống, nghệ thuật không thể tồn tại. Giữa hai thế lực, người nghệ sĩ phải
đứng về một phía, không thể đứng trên mọi giai cấp.” [22; 261]. Tác giả đã
đúng khi khẳng định tài năng của nhân vật Vũ Như Tô, nhưng không phải là
“ngây thơ về chính trị”, cần chỉ rõ đây là bi kịch của người nghệ sĩ hy sinh
cho lý tưởng sáng tạo nghệ thuật cao cả.

Văn Tâm trong bài “Vũ Như Tô trong cuộc đời bát nháo” (1992) cho
rằng quan điểm tiến bộ trong Vũ Như Tô là do sự “nhận đường” của nhà văn
về tư tưởng thuần túy dân tộc. Nên có cái nhìn cảm thông, bởi vấn đề khá
phức tạp khi nhà văn đặt ngòi bút sáng tạo vào di tích lịch sử Vũ Như Tô Cửu Trùng Đài. Dựa vào bối cảnh lịch sử để lý giải mối quan hệ giữa dân tộc
và nhân dân, trong đó Đan Thiềm là tiếng nói của nghệ thuật vì dân tộc. Cửu
Trùng đài được xây với ý thức tôn vinh địa vị của dân tộc Việt trước các dân
tộc khác. Nhưng chúng tôi cho rằng Đan Thiềm là hiện diện cho tư tưởng tôn
vinh người nghệ sĩ. Quan điểm bài viết cho rằng nghệ thuật chưa thỏa đáng
khi chưa phối hợp điều hòa quyền lợi dân tộc và quyền lợi nhân dân.

Lê Thu Hà

4

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đi sâu vào thân phận người nghệ sĩ và chỉ ra nguyên nhân bi kịch, Tất
Thắng viết: “ Lỗi lầm của Vũ Như Tô (…) tưởng rằng có thể được thể hiện
khát vọng nghệ thuật của mình trong cuồng vọng của lũ bạo chúa (…) là bi
kịch của người nghệ sĩ luôn dùng nghệ thuật như một phương tiện phục vụ
cho cuồng vọng của kẻ thống trị tàn bạo, dốt nát.” [22; 240]. Về nghệ thuật
kịch, tác giả nhận xét: “Vũ Như Tô đã làm tăng thêm cái bản chất văn học cho
kịch nói Việt Nam thời kì trước 1975, cái chất mà sân khấu Việt Nam trước
kia cũng như hiện nay rất thiếu.” [22; 242].
Phạm Xuân Nguyên cho rằng nội dung vở kịch là thiên chức kẻ sĩ trong

nhân vật Vũ Như Tô được thức tỉnh của lời khuyên của người đồng bệnh Đan
Thiềm, và bi kịch xảy ra do sự nông nổi của quần chúng không hiểu được ý
nghĩa cao cả của sự sáng tạo. Tác giả giải thích nguyên nhân “Bệnh Đan
Thiềm là khao khát được thăng hoa sáng tạo những tài năng trong con người”
[22; 249].
Vũ Tuấn Anh đánh giá kịch Vũ Như Tô trong sự tương đồng với các tác
phẩm cùng đề tài lịch sử mà nhận xét: “Vũ Như Tô có một vị trí riêng. Ở đây
lịch sử không giãi bày bằng cách độc thoại, nhân vật không đơn phiến, trắng
đen không phân định rõ rệt như ở các tác phẩm khác.” [22; 211]. Tác giả có
sự đồng cảm với nhà văn: “Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng đài - một hiện
thực có thể của kho tàng văn hóa dân tộc - bị vĩnh viễn chôn vùi. Lời đề tựa
của Nguyễn Huy Tưởng cho tấn bi kịch ấy là một ký thác đớn đau (…) đó
không chỉ là nỗi đau của những tâm hồn nghệ sĩ (…) còn là nỗi đau lịch sử”
[22; 211]. Nhận xét này là một cách nhìn đúng về giá trị vở kịch.
Tìm hiểu bi kịch của Vũ Như Tô, Phan Trọng Thưởng cho rằng đó là bi
kịch của thức thiên chức nghệ sĩ đụng độ với thực tế: “Dù đài Cửu Trùng có
thành công thì số phận của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cũng đã được định
đoạt” [22; 279]. Đó là bi kịch giữa công dân và người nghệ sĩ.

Lê Thu Hà

5

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Với bài viết “ Bi kịch Vũ Như Tô”(1997), Đỗ Đức Hiểu coi đó là vở bi
kịch hiện đại ở Việt Nam, thể hiện cái đẹp, cái ước vọng cao quý, cái mộng lớn
bị tiêu diệt, là bi kịch gây sợ hãi, xót thương và cảm phục. Ông cho rằng vở bi
kịch mang “tính anh hùng ca” và lời đề tựa không phải biểu hiện sự lúng túng,
mơ hồ của nhà văn. Mặc dù nhà văn viết: “Ta chẳng biết” nhưng trong vở kịch
nhà văn lại xây dựng một Vũ Như Tô thật đẹp với những khát vọng cao quý,
tôn thờ cái đẹp, ham muốn xây dựng cái đẹp cho dân tộc, cho nhân loại.
Trong bài viết “Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô” (2000) Phạm Vĩnh
Cư nhận định với Vũ Như Tô thì Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một vở bi
kịch hiện đại ở Việt Nam: “Có cấu trúc lôgic, nghiêm ngặt của kịch cổ điển
phương Tây và : “Vũ Như Tô là một trái chín quá sớm của tiến trình hội nhập
văn hóa thế giới” [22; 221]. Khi bàn về cái chết của Vũ Như Tô, tác giả đưa
ra quan điểm nếu cho rằng Vũ Như Tô chết vì tay của bè lũ Trịnh Duy Sản là
làm nghèo đi ý nghĩa của vở kịch. Căn cứ vào lôgic chặt chẽ của kịch bản thì
bọn Trịnh Duy Sản chỉ là công cụ báo thù của lịch sử, không có chúng thì sẽ
có những người khác, sự bại vong của nhân vật Vũ Như Tô là không thể
tránh khỏi.
Vũ Như Tô có mặt lần đầu tiên trong nhà trường phổ thông vào năm
2005 trong sách giáo khoa thí điểm môn Ngữ văn lớp 12 với trích đoạn mang
tên “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Đây là đoạn trích gần trọn hồi V của vở kịch.
Tới năm 2007, Vũ Như Tô có mặt chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn,
cũng với trích đoạn ấy nhưng lần này là ở sách Ngữ văn 11. Sự có mặt này
đánh dấu bước nhận thức và đánh rất mới của giới nghiên cứu văn học và cả
xã hội đối với Vũ Như Tô. Nó là kết quả của quá trình đổi mới văn học bắt
đầu ở thập niên 80 của thế kỷ trước, trong đó, đối với Nguyễn Huy Tưởng hẳn
đó là kết quả trực tiếp từ việc nhận thức lại những giá trị lớn lao của nhà văn.

Lê Thu Hà

6


K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tóm lại, từ khi ra đời đến nay đã hơn 60 năm, kịch Vũ Như Tô luôn là
đối tượng nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Một nét
chung nhất trong các bài viết của các tác giả trên là bi kịch Vũ Như Tô được
đặt trong mối quan hệ giữa bi kịch cá nhân với bi kịch lịch sử còn nghiên cứu
về Thế giới nghệ thuật trong Vũ Như Tô thì bản thân người viết cũng nhận
thấy chưa có đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở các nguồn tư liệu và tham khảo
trên, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong Vũ Như Tô.
Qua đó, người viết muốn mang một đóng góp nhỏ khẳng định thêm giá trị của
tác phẩm, đồng thời có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, đầy đủ và chính xác về
những vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới mục tiêu tìm ra những điểm độc đáo, những biểu
hiện cụ thể của thế giới nghệ thuật trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy
Tưởng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vũ Như Tô là vở bi kịch tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng có nhiều giá
trị. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của khóa luận chúng tôi chỉ nghiên cứu tác
phẩm trên phương diện Thế giới nghệ thuật. Trong đó người viết chỉ khai thác
một số biểu hiện rõ nhất của Thế giới nghệ thuật, đó là: Thế giới nhân vật,
không gian và thời gian, xung đột kịch và ngôn ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài đã chọn, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu vở kịch Vũ Như Tô
của Nguyễn Huy Tưởng. Trong quá trình nghiên cứu những biểu hiện của nó,
người viết có sự liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng đề tài, cùng thể loại,
với một số nhà văn khác.
5. Phương pháp nghiên cứu

Lê Thu Hà

7

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Để thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng chủ yếu những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu đối tượng theo quan điểm hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp xác định lịch sử phát sinh.
6. Đóng góp của khóa luận
- Khái quát lý thuyết về thế giới nghệ thuật, vận dụng để tìm hiểu thế
giới nghệ thuật trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.
- Chỉ ra và phân tích những khía cạnh cụ thể của thế giới nghệ thuật
trong kịch Vũ Như Tô trong tương quan với một số nhà văn đương thời. Qua
đó, khẳng định vị trí của Nguyễn Huy Tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam
hiện đại.
7. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
được chúng được chúng tôi triển khai thành ba chương:
Chương 1: Thế giới nhân vật
Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật
Chương 3: Xung đột kịch và ngôn ngữ

Lê Thu Hà

8

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nó trong tác phẩm
Nhân vật hay nhân vật văn học là một phạm trù quen thuộc trong
nghiên cứu văn học. Khái niệm nhân vật xuất phát từ tiếng Latinh “Persone”Chiếc mặt nạ đeo vào mặt diễn viên khi biểu diễn. Trải qua thời gian nó dần
được gọi là nhân vật trong tác phẩm.
Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng
trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Theo Từ điển tiếng Việt
của viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm
mang hai nghĩa: Thứ nhất, “đó là đối tượng (thường là con người) được miêu
tả, thể hiện trong tác phẩm văn học”. Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất

định trong xã hội”. Tức là, thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều
mặt cả ở đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh
hoạt hàng ngày… Nhưng, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng
tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng
Việt định nghĩa, đó là nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm
văn học… là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó
với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học
là khái quát tính cách của con người. Nên nhân vật văn học là người dẫn dắt
độc giả vào các môi trường khác nhau trong đời sống. Nhân vật văn học còn
thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con
người…” [21; 235-236].

Lê Thu Hà

9

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Theo PGS, TS Phùng Minh Hiến trong bài giảng của mình thì “nhân
vật văn học là đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức
sống riêng nào đó ở bên trong tùy theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả giao
cho nó. Đối tượng đó có thể là con người (con người có tên, không tên, xuất
hiện nhiều lần hoặc một lần), là đồ vật (cái mũ trong truyện ngắn Sê Khôp), là

loài vật (con mèo, con Dế mèn, con cá…)”. Trong tác phẩm văn học không
thể thiếu nhân vật, vì nó là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc
sống một cách hình tượng. Nhân vật là đối tượng phản ánh trung tâm, theo đó
các yếu tố liên quan lấy nó làm hệ quy chiếu.
Nhân vật vừa là yếu tố thuộc về nội dung, vừa là yếu tố thuộc về hình
thức, bởi vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với tác phẩm văn học và
đối với bản thân văn học:
Nhân vật là phương tiện để khái quát hiện thực. Nó là công cụ để nhà
văn tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời là chìa khóa để khám
phá mở rộng đề tài theo sự phát triển số phận nhân vật. Nhân vật là công cụ
tái hiện con người với số phận và tính cách. Tính cách là sự thể hiện các phẩm
chất xã hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với
phẩm chất tâm sinh lý của họ. Ở mỗi thời đại, do yêu cầu lịch sử con người lại
xuất hiện những tính cách tiêu biểu, điển hình khác nhau.
Nhân vật là phương tiện cốt yếu để thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng. Song điều đó không có nghĩa là
nhà văn sao chép nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Nhà văn
phải là người sáng tạo trên cơ sở trải nghiệm, suy ngẫm theo sự cảm thụ của
bản thân mình.
Nhân vật quyết định phần lớn cốt truyện, việc lựa chọn chi tiết ngôn
ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật thể hiện.

Lê Thu Hà

10

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về nhân vật văn học nhưng những nội
hàm không thể thiếu được của khái niệm này đó là: Nhân vật văn học phải là
đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Đó
là những con người, hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh
hồn con người là hình ảnh ẩn dụ của con người. Nhân vật văn học là đối
tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã
được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Với tư cách là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, nhân vật là yếu tố đầu
tiên được xem xét đến khi muốn tìm hiểu thế giới nghệ thuật của các nhà văn.
1.1.2. Các cách phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành
công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Nhưng nhìn tổng thể
trong lịch sử văn học từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu lý luận văn học đã
chia thế giới nhân vật thành các kiểu loại khác nhau để người đọc dễ tiếp nhận,
dễ phân tích và khám phá theo những tiêu chí nhất định.
Thứ nhất, dựa trên vai trò của nhân vật đối với cấu trúc và cốt truyện
của tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật
chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt
của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Nhân vật trung tâm trước hết là nhân vật
chính tham gia vào hầu hết các xung đột và có vai trò chủ chốt kết nối những
xung đột, mâu thuẫn nhỏ trở thành xung đột cơ bản của tác phẩm. Ngoài nhân
vật chính và nhân vật trung tâm, còn lại là các nhân vật phụ. Nhân vật phụ là
nhân vật thứ yếu so với nhân vật chính, nó mang các tình tiết, sự kiện, tư
tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung.
Thứ hai, dựa trên phương diện tính cách và lý tưởng thẩm mĩ của nhân
vật lại có thể chia ra làm hai loại nhân vật: Nhân vật chính diện (nhân vật tích
cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện mang lý


Lê Thu Hà

11

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại mà tác
phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất tốt đẹp của
con người một thời. Trái lại nhân vật phản diện mang những phẩm chất xấu
xa trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án, phủ định.
Thứ ba, dựa vào cấu trúc hình tượng, người ta phân chia nhân vật thành
nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư
tưởng. Nhân vật chức năng là loại nhân vật thường không được khắc họa đời
sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ
đầu đến cuối. Sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức
năng nhất định. Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm
chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân
vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được
gọi là điển hình. Nhân vật tính cách là nhân vật được miêu tả gắn với sự phát
triển nhận thức của con người về đời sống xã hội. Đó là con người có cá tính
nổi bật, trong đó tính cách nhân vật có biến động, đổi thay. Nhân vật tư tưởng
là nhân vật mang trong mình tư tưởng ý thức hệ. Nó có thể xuất hiện kèm
theo cá tính nhưng cá tính được xây dựng chỉ để minh họa cho một tư tưởng
nào đó.

Thứ tư, dựa trên loại thể văn học người ta chia nhân vật thành: Nhân
vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch. Nhân vật tự sự là nhân vật được
thể hiện ở nhiều khía cạnh hành động như: Ngôn ngữ, quá trình phát triển số
phận… tham gia vào sự phát triển sinh động của các phương diện đời sống
tạo thành chuỗi các tình tiết, xung đột của tác phẩm. Nhân vật trữ tình là nhân
vật được thể hiện qua thế giới tinh thần nội tâm cảm xúc phong phú. Nhân vật
kịch là nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, xung đột.
Nhân vật kịch không được miêu tả một cách cụ thể.
Việc phân chia nhân vật thành các kiểu loại khác nhau như trên, tất
nhiên đều mang tính chất tương đối và ở bình diện nào đó còn mang tính chất

Lê Thu Hà

12

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

lịch sử. Nhưng tựu chung lại, điều cần chú ý nhất vẫn là khả năng phản ánh và
tác động đến cuộc sống, khả năng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc của nhân vật.
1.2. Thế giới nhân vật trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
1.2.1. Kiểu nhân vật vua chúa, quan lại phong kiến
Kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng có một giá trị hiện thực khá cao.
Nó đã phản ánh chân thật một số thời kì cũng như một số nhân vật lịch sử
trong xã hội phong kiến Việt Nam. Trong khi các tác phẩm cùng thời có
khuynh hướng phục cổ (Thanh Đạm, Nhà nho, Bút nghiên…) ca ngợi bọn vua

quan phong kiến, thi vị hóa chế độ thi cử phong kiến, coi thời đại phong kiến
là thời đại hoàng kim của kẻ sĩ thì trái lại, Nguyễn Huy Tưởng đã vạch trần
những sự thối nát của xã hội phong kiến.
Trong Vũ Như Tô, ta bắt gặp rất nhiều nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc:
Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản, Nguyễn Vũ, Lê An, Kim Phượng … Họ là
những đại diện tiêu biểu nhất cho thế giới quan lại phong kiến.
Đứng đầu bộ máy quan lại là vua Lê Tương Dực. Theo sử sách còn ghi
lại, sau khi đem giết Uy Mục, Lê Tương Dực lên làm vua, lấy niên hiệu là
Hồng Thuận. “Thế nhưng vua Lê Tương Dực cũng chẳng kém gì vua Lê Uy
Mục, ăn chơi xa xỉ, hoang dâm, tửu sắc làm những điều trái với nhân luân. Để
có tiền chơi bời, xây cung điện, vua ra lệnh tăng các sắc thuế. Dân đã đói khổ
lại càng đói khổ hơn, khắp nơi trong nước đều loạn lạc” [31; 163].
Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện chân thực hình tượng vua Lê Tương Dực
với bản chất tàn bạo, bất công, hoang dâm, ăn chơi xa xỉ: “Cửu Trùng đài!
Trẫm có ý xây đài bên bờ Tây Hồ. Đây là miếu công thần, đây là lầu vọng
nguyệt. Đây là san hô sảnh, đây là điện vàng, điện ngọc, đây là đại uyển, tiểu
uyển, đây là trà điện, nhạc điện…đứng trên đài cao ngất này bao quát được
Long thành. (…) để ngày ngày trẫm cùng cung nữ bơi thuyền hoa ra hồ ngoạn
thưởng, mi nghĩ sao?” [7; 301]. Cùng có giấc mộng xây Cửu Trùng đài nhưng

Lê Thu Hà

13

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


nếu như Vũ Như Tô vì mong muốn đem cái tài năng của mình ra để tô điểm
cho non sông thì Lê Tương Dực lại muốn xây đài vì mục đích hưởng lạc.
Là một ông vua cầm cân nảy mực cho cả một nước nhưng Lê Tương
Dực không hề lo cho dân cho nước, phó mặc triều chính. Qua lời bàn tán của
thợ thuyền xây Cửu Trùng đài thì hắn chỉ là một tên vô lại “ngày thì rượu, đêm
thì đánh bạc, gian dâm với cả cung nữ của bố”. Có lần dân nghe vua đóng
chiến thuyền, tưởng là vua sắp chinh đông phạt tây, mở mang bờ cõi, ngờ đâu
Lê Tương Dực dùng thuyền chiến để cho bọn cung nữ tập trận ở Hồ Tây.
Theo lời của Trịnh Duy Sản thì “Từ ngày hoàng thượng lên ngôi,
không nghĩ gì đến quốc chính, chỉ ăn tiêu xa xỉ, ngân khố hao mòn”. Dưới
triều đại của hắn, có khi nhân dân đói kém mất mùa suốt mười năm, có nơi cả
làng phải đi ăn mày, đường cái đầy xác chết. Trong tình trạng nhân dân đói
khổ như thế, để xây Cửu Trùng đài, Lê Tương Dực vẫn hàng năm tăng thuế
má:
“Lê Tương Dực (hỏi Nguyễn Vũ): - Khanh tính thế nào? Lại tăng sưu
thuế; thế này là lần thứ hai nhỉ?
Nguyễn Vũ: - Tâu Hoàng thượng, chỉ còn cách ấy, mới có đủ tiền xây
đài, dân gian ta bắt thế nào họ chẳng chịu.” [7; 327].
Bên cạnh đó, để xây đài, vua còn huy động một khối lượng nhân lực,
vật lực khổng lồ. Theo nhẩm tính của Vũ Như Tô thì tên hôn quân này đã bắt
vua Lào dùng voi tải 20 vạn cây gỗ, Chân- Lạp phải cung cấp 24 vạn phiến đá
lớn nhỏ. Trong nước, hắn huy động đến mười mấy vạn người phục dịch suốt
ngày đêm không ngớt. Ở các làng mạc, bọn tổng lý bắt trai tráng đi phu và ra
lệnh truy những người thợ có tài bỏ trốn. Công trình với năm vạn thợ bên
trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh với nước
ngoài. Vì xây đài to quá mà hàng trăm người thợ đã phải mất mạng, thi thể
bốc mùi “Ba ngày hôm nay chết đến ba trăm thợ, toàn là thợ giỏi…” vậy mà

Lê Thu Hà


14

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vua vẫn không hề để ý, vẫn vui chơi đàn sáo, tập trận giả… “sống chết mặc
bay”. Lê Tương Dực nhân vật đại diện tiêu biểu nhất cho giai cấp thống trị tàn
ác, bóc lột bất công, sống xa hoa trụy lạc. Vì mục đích hưởng lạc của mình
mà sẵn sàng làm tất cả.
Vua thì vô lại như Lê Tương Dực, còn bọn nội dám và đám cung nữ,
đứng đầu là Kim Phượng đều là những kẻ cơ hội. Chính vì mải mê với Kim
Phượng và đám cung nữ mà Tương Dực đã bỏ bê triều chính, chỉ lo ngày đêm
đàn hát, tập trận giả để mua vui. Kim Phượng là thứ phi nhưng chỉ lo đến việc
làm sao để lấy được lòng Lê Tương Dực và cùng y sống xa hoa, hưởng lạc:
“Thực là phúc lớn cho chị em thần thiếp, trời mới xui cho thánh thượng gặp
người tài. Xin chúc thánh hoàng vạn tuế, để chị em thần thiếp được hưởng ơn
trời.” [7; 290]. Đối với Kim Phượng, Vũ Như Tô không chịu phụng sự cho vua
thì chỉ là một kẻ ngu si: “Thực là giống ngu si. Đứa thợ quèn chỉ chết già ở
hang cùng ngõ hẻm! Mấy kẻ đã được quân vương biết tới? Hay là để người đời
khinh rẻ như bèo. Thực là giống ngu si” [7; 289]. Đối với Đan Thiềm, thị hết
sức khinh miệt, coi thường:
“Kim Phượng: - Nhưng tâu hoàng thượng, lại còn một việc nữa…
Lê Tương Dực: - Việc gì? (…).
Kim Phượng: - Hình như họ Vũ có tình ý chi với... Chúng làm bẩn
chốn tôn nghiêm.” [9; 330].

Khi bị Ngô Hạch bắt, Kim Phượng và đám cung nữ một mực đổ lỗi cho
Đan Thiềm: “ Kim Phượng: - Chị em chúng tôi không có tội gì. Xin Tướng
Quân sinh phúc. Kẻ hay xúc xiểm vua là ả kia (chỉ Đan Thiềm). Chính nó mê
hoặc vua. Chính nó dan díu với Vũ Như Tô, làm uế tạp cung cấm, chính nó là
thủ phạm (…).
Cung nữ: - Chính con Đan Thiềm là thủ phạm.” [7; 358].

Lê Thu Hà

15

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Như vậy, để tìm cớ thoát thân, Kim Phượng và đám cung nữ đã ra sức
đổ tội cho Đan Thiềm, chúng phủ nhận mọi tội ác của mình. Đây là hành
động thể hiện rõ bản chất gian trá, mất hết liêm xỉ của chúng.
Nhân vật tiêu biểu nhất, đại diện cho hệ thống quan lại tàn ác, xu nịnh,
ngu trung là Nguễn Vũ. Hắn là một kẻ không có học thức hay tài giỏi gì, đi thi
Hội, đáng lý trượt nhưng vì đã có công trong việc giúp Lê Tương Dực đánh
vua Uy Mục nên được nhà vua chấm cho đỗ đầu. Chỉ trong vòng mấy năm mà
Nguyễn Vũ đã lên tới Lại bộ thị lang rồi Hình bộ thượng thư, tước Đông các
đại học sĩ. Đối với dân thì hắn chỉ biết đến “ăn của đút” mà không hề nghĩ đến
cảnh dân chúng đói khổ, lầm than, cơ cực. Bản chất “ngư ông đắc lợi” của
Nguyễn Vũ được thể hiện sắc sảo qua nét “cười gằn” khi tống tiễn Trịnh Duy
Sản và hành vi bĩu môi xé tờ sớ ra từng mảnh: “Can với gián, hơi đâu nhận

lấy việc khó vào thân, chả thấy đâu mình hãy chết trước đã. Sớ với tấu. Văn
với chương… Có phải vạ.” [7; 312].
Trước mặt Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ tỏ ra là trung thần với vua
nhưng thực chất hắn chỉ là một kẻ xu nịnh:
Nguyễn Vũ: - Tâu Hoàng thượng cũng là nhờ hồng phúc của Hoàng
thượng nên trời mới giáng sinh một người tài giỏi. Đài này tồn tại về muôn
đời, và muôn đời dân gian còn truyền tụng Hoàng thượng (…).
Lê Tương Dực: - Xây xong khanh sẽ vào đấy ở để trẫm được luôn luôn
gần gũi khanh và đàm luận văn chương quốc sử.
Nguyễn Vũ: - Hạ thần tài thô trí thiển, được Hoàng Thượng hậu đãi, tự
xét thực không xứng. Hạ thần chỉ xin cúc cung tận tụy khuông phù đế thất,
giúp Thánh thượng trở nên một vì Nghiêu Thuấn” [7; 327].
Đến cuối cùng, khi quân khởi loạn kéo đến, biết là mình không thể
thoát chết, Nguyễn tự sát trong trò hề ngu trung: “thôi để mặc ta. Duy Sản ta
đã biết, nó tàn nhẫn vô cùng. Hoàng thượng ơi! Ơn chi ngộ mới được tám

Lê Thu Hà

16

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

năm… Hoàng thượng băng hà, lão thần cũng không yên được với chúng. Ăn
lộc của vua, xin chết vì nạn của vua. Lão thần không muốn kéo dài thêm kiếp
sống tàn làm gì nữa.” [7; 335]. Nguyễn Vũ là nhân vật thể hiện rõ nhất bản

chất của quan lại phong kiến thời vua Hồng Thuận.
Cùng là quan lại trong triều nhưng Trịnh Duy Sản lại có tư tưởng khác
với Nguyễn Vũ. Trong kịch bản, Trịnh Duy Sản là một quan võ thô bạo và hủ
nho, nhưng can đảm, chính trực. Ngay từ đầu Duy Sản đã nhận ra cái họa khi
xây Cửu Trùng đài. Bởi lẽ, ông biết rằng nhà vua không hề lo cho triều chính,
chỉ ăn tiêu xa xỉ, trong khi đó xây đài tiền tiêu tính ra tốn hơn là đánh Chiêm
thành. Có thể nói, vai trò của Trịnh Duy Sản chỉ là một sự xúc tác trong một
hoàn cảnh đã chín muồi: nỗi thống khổ và sự phẫn nộ cùng cực của quần
chúng nhân dân. Đứng về phía quần chúng nhân dân, Trịnh Duy Sản đã cầm
quân nổi dậy, giết Lê Tương Dực, châm ngòi nổ cho việc đốt phá Cửu Trùng
đài. Tuy nhiên, đây cũng là một hành động nông nổi và nó thể hiện sự hạn chế
trong tư tưởng của nhân vật này.
Như vậy, kiểu nhân vật vua chúa, quan lại quý tộc phong kiến đã được
Nguyễn Huy Tưởng xây dựng rất thành công và hết sức sinh động. Họ đều là
những đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trên và được phân hóa phức tạp: Có kẻ
tàn ác, có kẻ xảo quyệt, xu nịnh, có người cương trực nhưng nông nổi. Qua hệ
thống các nhân vật này, Nguyễn Huy Tưởng đã đem cho người đọc một cái
nhìn toàn diện, sâu sắc về hiện thực xã hội Việt Nam thời kì Lê Mạt.
1.2.2. Kiểu nhân vật quần chúng
Đám đông quần chúng là một kiểu nhân vật đặc biệt trong tác phẩm
văn học. Họ không xuất hiện với những tính cách rõ rệt nhưng họ đại diện cho
xu hướng, quan niệm mang tính phổ quát nhất, thiết thực nhất, mang tính quy
luật của lịch sử, xã hội.

Lê Thu Hà

17

K35A- SP Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trong Vũ Như Tô, nhân vật Thị Nhiên là một sáng tạo độc đáo của nhà
viết kịch lịch sử Nguyễn Huy Tưởng. Đây là nhân vật tiêu biểu cho nhận thức,
lối suy nghĩ và quan điểm của quần chúng lao động. Thị Nhiên là nhân vật
“nghịch âm” so với cung nữ Đan Thiềm. Đan Thiềm khao khát vẻ đẹp cao cả,
“lộng lẫy nhất trần gian” của Thăng Long kinh kì, biểu tượng của non sông, và
khi có cơ hội thì tự nguyện dâng hiến cả tài sản, tính mạng cho vẻ đẹp ấy,
ngược lại, điều khao khát suốt đời của Thị Nhiên là cuộc sống hạnh phúc gia
đình gắn liền với người chồng, lũ con, bầy lợn, đàn gà, nhà tranh, vách đất mà
nàng hằng ngày cặm cụi, vất vả, hy sinh vì cái tổ ấm riêng tư của mình:
“Thị Nhiên: - Tiền, rồi lại lôi thôi ra, thôi cứ để vậy tôi về. Từ trước tới
nay chả có tiền cũng được nữa là. Tôi cứ trông thấy con lợn con gà là đủ vui
rồi, chả cần gì cả. Quạt thóc băm bèo cũng đủ hú hí mẹ con. Ai nói được.
Thầy nó cứ nghĩ vẩn vơ, nay đài, mai điện, kiểu này, kiểu nọ, chỉ tổ cho người
ta sai chứ béo bở gì?
Vũ Như Tô: - Mẹ nó đến là lắm điều.
Thị Nhiên: - Thầy nó mắng thì tôi xin chịu. Nhưng tôi khổ lắm kia, xa
con, xa nhà ngày nào là cứ chết đi được ngày ấy, lại thêm ở đây mình thì quê
mùa, chung quanh toàn la những quan to, quan lớn, bà nọ bà kia, người ta
khinh như mẻ cả đấy, nhục nhã lắm rồi, mà ở cái nhà này tôi không ở được
đâu. Cột rồng, cột phượng, sơn son, thiếp vàng, nó cao cao, nó to to, tôi thấy
trỗng trễnh lắm, chán chết đi được. Ở nhà tranh vách đất sao mà ấm thế, ngủ
ngon quá. Thế mà còn làm gấp trăm cái đình nữa thì để ai ở?” [7; 304 - 305].
Qua cuộc đối thoại giữa Thị Nhiên và Vũ Như Tô ta thấy Thị Nhiên
hiện lên là một con người suốt đời ở làng quê, lối xưng hô thân thiết: “thầy
nó; mẹ nó”, thể hiện tình cảm vợ chồng giản dị, chân thành, gắn bó. Quan

niệm đề cao cuộc sống đời thường nhưng rất đỗi thiết thực, diễn tả bằng lối so
sánh giản dị, gần gũi như đời sống thực của người phụ nữ nông thôn, “con tôi

Lê Thu Hà

18

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

còn quý bằng vạn cái đài của thầy nó”. Thị Nhiên rất hi vọng chồng mình từ
bỏ sự nghiệp đài cao mộng lớn, hy vọng cuộc sống gia đình đầm ấm đủ sức
thức tỉnh và tha thiết muốn kéo Vũ Như Tô trở về với cuộc sống đời thường.
Bên cạnh Thị Nhiên, Nguyễn Huy Tưởng còn đưa lên sân khấu những
người thợ như Hai Quát, Phó Bảo, Phó Cõi, Phó Toét, Phó Độ... Họ là những
người có tài, có khả năng: “Vũ Như Tô: - Kìa các chú, nghe nói chú phó Toét
vừa mới đúc một quả chuông to lắm phải không? Mắt càng ngày càng sâu mà
càng giỏi. Tôi cần nhờ đến chú nhiều lắm đấy (…). Này chú, cái lối chạm của
chú thì thật là cổ kim bậc nhất.” [7; 306]. Bàn tay lao động khéo léo và đầy
sáng tạo của những người thợ đã tạo nên bao nhiêu công trình kiến trúc đồ sộ
trong nước. Xây dựng những nhân vật này, tác giả đã thấy được vai trò sáng
tạo của quần chúng.
Quần chúng nhân dân trong Vũ Như Tô còn hiện lên với cuộc sống vô
cùng cơ cực lầm than, có khi đói kém, mất mùa suốt 10 năm, có nơi cả làng
phải đi ăn mày... Những người thợ sau nửa năm xây đài đã cảm nhận được
nỗi chán nản, khổ sở, kinh sợ và mất hết niềm tin: “Phó Bảo: - Cứ thế này thì

bao giờ xong: Công việc cứ nở ra. Nửa năm rồi mà chẳng đâu vào đâu cả. Đã
xuân rồi mà mình chẳng biết xuân là gì nữa. Nhớ nhà quá.” [7; 317]. Vì công
trình Cửu Trùng đài mà họ phải hi sinh sức lực, tuổi tác thậm chí là cả tính
mạng. Hằng trăm thợ nề, trong đó có em trai Phó Bảo, đã chết. “Chỗ đổ hôm
kia”, theo lời Phó nề, “còn đến hàng chục người chết bẹp ở đấy”. Mùi xú uế
lan tràn không cần đợi “hè tới” mà “chỉ nay mai thôi” dịch bệnh sẽ gây khốn
đốn. Chính lúc họ đang than vãn, lo lắng lại “có tiếng đổ ầm ầm, tiếng thét,
tiếng khóc tru tréo”, thợ tiếp tục chết. “Ba ngày hôm nay chết đến ba trăm
thợ, toàn là thợ giỏi” (lời của Hai Quát). Mỗi loại thợ chết một kiểu, “cái ngày
khuôn nổ, đồng chảy như ao, hàng trăm thợ chết bỏng trong vạc dầu” (lời của
Phó Toét). Có người bị đánh uất ức, đâm đầu xuống hồ chết (Năm Cậy); có kẻ

Lê Thu Hà

19

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

bỏ trốn, bị chém bêu đầu; có số thuyền đắm, chết chìm. Còn lại phần lớn
“chết bẹp, chết đói, chết dịch” (lời người thợ sắp bị chém). Có thể nói, dưới
triều đại phong kiến thối nát, nhân dân bao giờ cũng là những những người
chịu nhiều khổ đau nhất. Vì thế, nếu người nghệ sĩ lấy mục đích sáng tạo
nghệ thuật là tôn chỉ duy nhất mà bỏ qua mọi nhu cầu, thực tế cuộc sống khó
khăn thì quần chúng nhân dân lại coi những giá trị vật chất, nhu cầu cuộc
sống mới là trên hết. Hơn ai hết, họ thấy rõ sự thối nát và bất lực của bọn

phong kiến hoang dâm vô độ. Cuối cùng họ đã đi theo Trịnh Duy Sản khởi
loạn, giết vua Lê, phá Cửu Trùng đài, lập nên một triều đại khác. Ở đây, quần
chúng được xem như là lực lượng quyết định sự thay đổi các triều đại lịch sử.
Tuy vậy, quần chúng nhân dân trong tác phẩm này cũng được trình bày
như một lực lượng “nông nổi” tự phát, nổi lên phá phách và giết chóc một
cách tàn nhẫn, mù quáng. Không hiểu được mục đích và tâm nguyện của Vũ
Như Tô, quần chúng nhân dân, nhất là những người thợ đã coi ông như kẻ thù
thậm chí như con “yêu quỷ hại nước”. Ngoài việc giết Lê Tương Dực, họ còn
giết cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm: “ Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ Như Tô,
đem phanh thây trăm mảnh” ; “ Có tiếng quân reo dữ dội: Giết chết Vũ Như
Tô, giết chết lũ cung nữ” [7; 356 - 357]. Họ phá Cửu Trùng đài, đốt kinh
thành cháy ngùn ngụt: “Lũ quân: Bẩm tướng quân! Kinh thành phát hỏa (…)
Cửu Trùng đài ư? Dã tràng xe cát! Cửu Trùng đài sắp là một đống tro tàn!
(…) Có tiếng hô vui vẻ: Cửu Trùng đài đã cháy” [7; 361]. Trong suốt màn
năm, người ta chỉ nghe những tiếng kêu la giết chóc và tiếng đốt phá ầm ầm.
Như vậy, có thể thấy, đám đông quần chúng trong Vũ Như Tô vừa là
một đối tượng cụ thể: Những người dân lầm than dưới triều Lê Tương Dực,
vừa là một phạm trù xã hội phổ quát trong mọi thời đại. Bị biến thành công cụ
của lịch sử, phương tiện để thực hiện tham vọng của bạo chúa và cao vọng
của người nghệ sĩ trong khi điều mong muốn lớn nhất là được sống, có miếng

Lê Thu Hà

20

K35A- SP Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

cơm manh áo. Họ là những người phải chịu đựng thiệt thòi, tổn thất nặng nề
trong cuộc sống hiện tại mà chưa thể hoặc không thể nhìn thấy cái viễn cảnh
huy hoàng của Cửu Trùng đài trong tương lai, trong đời sống trường cửu của
nghệ thuật. Trong hiện tại những con người ấy không thể hiểu mục đích của
người nghệ sĩ. Quần chúng nhân dân đã dứt khoát và quyết liệt chối từ cái đẹp
lí tưởng mà người nghệ sĩ theo đuổi. Họ đập phá những gì chính tay họ đã xây
đắp lên. Cơn phẫn nộ và sự mù quáng đi liền với nhau. Họ đã hạ huyệt cho cái
đẹp nhưng cũng không thể tìm được con đường sống sáng tươi hơn cho chính
mình. Đó là nỗi đau chưa thể giải quyết được, nỗi đau muôn đời mà Nguyễn
Huy Tưởng đã kí thác trong vở kịch này bằng câu hỏi nhức nhối: “Than ôi!
Như Tô hay những kẻ giết Như Tô phải?”.
Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử đầu tiên ở Việt Nam đã đưa nhân vật
quần chúng lên sân khấu (Ý kiến đánh giá của Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức).
Trong vở kịch năm màn, họ đã chủ động suốt ba màn cuối. Mặc dầu còn thiếu
xót mặt này, mặt khác, nhưng đó là một cố gắng rất lớn thể hiện một quan
điểm lịch sử tiến bộ của nhà văn.
1.2.3. Kiểu nhân vật người nghệ sĩ
Nhân vật người nghệ sĩ là người có tài năng, rất giàu tình cảm, dễ bộc lộ
cảm xúc, có khát vọng và lòng say mê sáng tạo nghệ thuật. Họ gửi gắm niềm
tin, mơ ước, khát vọng, hoài bão vào tác phẩm - đứa con tinh thần mà họ tạo ra.
Vũ Như Tô trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng được coi
là một nghệ sĩ thực thụ. Ông trước hết là một người nghệ sĩ có tài. Xuất thân
từ lớp người bình dân, Như Tô vừa có năng khiếu bẩm sinh, vừa hơn người ở
chí ham học, say mê nghề kiến trúc. Cũng như nhân vật Hộ trong truyện ngắn
Đời thừa của Nam Cao, Vũ đã bỏ bao thời gian và tâm huyết để học nghề, để
luyện tài, trau dồi nghề nghiệp của mình. Trong 20 năm trời Như Tô đã khổ
công học tập, khảo cứu văn chương, toán pháp, địa lý, thiên văn, các dinh thự


Lê Thu Hà

21

K35A- SP Ngữ văn


×