Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nam cao, nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.24 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

=====***=====

BÙI THỊ DUNG

VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG GIAO TIẾP
CỦA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO,
NGUYỄN CÔNG HOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

=====***=====

BÙI THỊ DUNG

VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG GIAO TIẾP
CỦA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO,
NGUYỄN CÔNG HOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học
ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI - 2013


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Văn học phản ánh cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Đó là
cách cảm nhận về thế giới hiện thực của mỗi tác giả với những quan niệm và
thái độ khác nhau. Khi sáng tác, nhà văn bao giờ cũng đặt tên cho sản phẩm
tinh thần của mình. Vì thế, nhan đề chính là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa độc
giả và tác phẩm văn học.
Nhan đề có thể được đặt ngẫu nhiên nhưng phần lớn là có chủ ý, nhằm
thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó của nhà văn. Tên tác phẩm tạo ấn
tượng ban đầu, tạo sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của bạn đọc. Nó gợi sự bí ẩn,
kích thích trí tò mò để độc giả tìm hiểu tác phẩm nhằm lí giải được những băn
khoăn với nhan đề mà mình vừa đọc, từ đó suy ngẫm về nội dung tác phẩm.
Không chỉ tạo sự hấp dẫn, ấn tượng ban đầu, nhan đề còn làm nổi lên
chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nói khác đi, giữa nhan đề và nội dung có mối
quan hệ, chi phối nhau. Do đó, nhan đề cũng chính là căn cứ xác định sự
thống nhất, hoàn chỉnh của văn bản. Nó không chỉ nhằm nhận diện văn bản,
mà còn là một yếu tố giữ vai trò định hướng giao tiếp cho độc giả khi tiếp
nhận tác phẩm văn học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nam Cao và Nguyễn Công Hoan là hai trong số những đại biểu xuất sắc
của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Cả hai tác giả
đều rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Nếu Nguyễn Công Hoan sở trường

về truyện ngắn trào phúng thì Nam Cao lại sở trường về truyện ngắn tâm lí.
Tìm hiểu truyện ngắn của hai cây bút này, bạn đọc có thể nhận thấy cách đặt
tên tác phẩm rất phong phú và độc đáo, phù hợp với phong cách riêng của
từng tác giả, góp phần thể hiện nội dung tác phẩm, hấp dẫn bạn đọc. Cho đến
nay, những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nam Cao và Nguyễn


Công Hoan khá đa dạng. Nhưng trên lĩnh vực ngôn ngữ, cụ thể là phần phong
cách học văn bản, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vai trò định hướng
giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của hai nhà văn này.
Ngoài ra, đây cũng là hai tác giả có vị trí quan trọng trong chương trình
Ngữ văn THCS và THPT với nhiều tác phẩm được chọn giảng. Do đó việc
tìm hiểu cách đặt nhan đề tác phẩm sẽ giúp ích cho việc định hướng giao tiếp
trong tiếp nhận tác phẩm, phục vụ trau dồi kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ
của bản thân người viết nói riêng, góp một phần nhỏ vào giảng dạy ở trường
phổ thông nói chung.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò định hướng giao
tiếp của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu nhan đề tác phẩm văn học
Tìm hiểu nhan đề tác phẩm văn học đã có sự nghiên cứu ở nhiều công
trình với nhiều cấp độ khác nhau.
Khi xem xét “Tính toàn vẹn của văn bản”, tác giả Đinh Trọng Lạc trong
cuốn “Phong cách học văn bản” nhận thấy “Tính toàn vẹn của văn bản được
tạo dựng nên bởi sự tác động qua lại của những nhân tố cơ bản sau đây: “Tính
đồng nhất của ý đồ giao tiếp của tác giả. Sự thống nhất chủ đề của văn bản.
Chức năng liên kết của quan hệ logic và của quan hệ ngữ nghĩa. Chức năng
liên kết của “hình tượng tác giả”. Vai trò liên kết của các kiểu đề xuất khác
nhau trong văn bản. Chức năng liên kết của phương tiện tu từ và các biện

pháp tu từ vốn được hiện thực hóa cùng một lúc trong giới hạn một đơn vị
văn bản và toàn bộ văn bản nói chung. Sự thống nhất về kết cấu thể loại”
[2, 77-78]. Trong đó, giáo sư đặc biệt chú ý đến vai trò liên kết của “các kiểu
đề xuất” khác nhau trong văn bản. “Kiểu đề xuất” gồm: các vị trí mạnh, nối
tiếp, hội tụ, sự chờ đợi bị hụt hẫng… Giáo sư xét thấy nhan đề tác phẩm cũng


như đề từ, mở đầu và kết thúc chính là một vị trí mạnh trong văn bản, có tác
dụng quy định nội dung tư tưởng, chủ đề của văn bản.
Vẫn trong “Phong cách học văn bản”, khi tìm hiểu tính định hướng
trong giao tiếp của văn bản, Đinh Trọng Lạc cũng nói tới “dấu hiệu đặc tả”,
trong đó có phần về “những chỉ dẫn về đầu đề của tác phẩm”. Ông quan niệm
“Đầu đề là một căn cứ để nhận ra tính hoàn chỉnh của một văn bản. Những
văn bản miệng thường không có đầu đề” [2, 177-178], sau đó, đưa ra một số
ví dụ minh họa. Trong các bài giảng về các biện pháp tu từ văn bản, Đinh
Trọng Lạc cũng có nói tới vấn đề đặt nhan đề, nội dung, ý nghĩa của một số
nhan đề. Giáo sư cho rằng đặt nhan đề rất quan trọng, có loại nhan đề “đa trị”
(nhiều nghĩa) và loại nhan đề “đơn trị”. Ở nhan đề “đa trị”, người đọc phải
đọc kĩ tác phẩm để hiểu nghĩa chính hay cái mà tác giả muốn gửi gắm ở đây
là gì. Còn ở nhan đề “đơn trị”, tác giả cho rằng cần phải hiểu “lùi lại”, nghĩa
là đọc xong tác phẩm, suy nghĩ lại nhan đề tác phẩm [4].
Trong báo Văn nghệ, ở mục “Sổ tay người yêu thơ”, tác giả Bùi Mạnh
Nhị đã viết bài “Về nhan đề bài thơ”. Trong đó, ông dẫn ra một số cách đặt
nhan đề bài thơ và coi nhan đề là một chi tiết, một tín hiệu nghệ thuật mang
tính khái quát. Vì vậy, việc đặt tên cho tác phẩm rất quan trọng [21].
Giáo sư Hà Minh Đức trong “Lý luận văn học” thì quan niệm dấu hiệu
về chủ đề hay được bộc lộ qua tên gọi (nhan đề, đầu đề, tiêu đề) của tác phẩm.
Điều này có cơ sở ngay trong tâm lí sáng tạo của mỗi nhà văn, sao cho tên gọi
của tác phẩm có thể bao quát một cách cô đọng nhất toàn bộ hiện thực được
thể hiện [1].

Ở góc độ Ngữ pháp học văn bản, có các khóa luận nghiên cứu về câu
tiêu đề và hiệu quả nghệ thuật của câu tiêu đề là: “Tìm hiểu cách đặt câu tiêu
đề trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” (tác giả Nguyễn Thị
Thanh Bình, năm 2009, trường ĐHSP Hà Nội 2) và “Cách đặt câu tiêu đề và
giá trị của câu tiêu đề trong các truyện ngắn của Nam Cao” (tác giả Đỗ Thị
Thanh Hương, năm 2009, trường ĐHSP Hà Nội 2)…


Nhìn chung, ở góc độ này hay góc độ khác, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa
ra những vấn đề có liên quan tới nhan đề tác phẩm một cách khác nhau, song
cùng chung một điểm là nhận thấy vị trí quan trọng của nhan đề, đều thấy nó
chi phối cách hiểu tác phẩm của người đọc. Có thể thấy, các tác giả mới chỉ
dừng lại ở vấn đề lý thuyết khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu cách đặt nhan
đề… ở từng tác giả cụ thể. Hay nếu có công trình nghiên cứu về nhan đề tác
phẩm ở một tác giả cụ thể thì cũng chỉ dừng lại ở phần Ngữ pháp học văn bản
(cách đặt câu tiêu đề) mà chưa đi sâu vào phần Phong cách học văn bản với
vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm.
2.2. Việc nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan
Nam Cao và Nguyễn Công Hoan là hai nhà văn có phong cách độc đáo,
những đại biểu xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của họ qua
thời gian khẳng định được vị trí trong lòng độc giả, đặc biệt là những tác
phẩm truyện ngắn. Chúng được nghiên cứu, tìm hiểu đa dạng ở nhiều chuyên
ngành, lĩnh vực khác nhau: ngôn ngữ, lý luận văn học, văn chương nghệ
thuật…Trong lĩnh vực ngôn ngữ, truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan được các nhà nghiên cứu đề cập ở nhiều cấp độ, góc nhìn khác nhau,
nhưng đều đánh giá cao sức hấp dẫn trong truyện ngắn của hai cây bút này.
Với Nam Cao - người được mệnh danh là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
tiêu biểu nhất thế kỉ XX của Việt Nam - các nhà nghiên cứu đều chung nhận
định về những đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách
truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX của ông.

Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định “Nam Cao là nhà văn có nhiều đóng
góp về miêu tả tâm lý và khả năng phản ánh hiện thực qua tâm trạng” [6].
Cũng chung ý kiến với Hà Minh Đức, giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét về điểm
đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao là ở nghệ thuật “miêu tả tâm lý, kết cấu
theo quy luật tâm lý, độc thoại nội tâm” [5]. Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận
xét: “Nam Cao có một lối kể chuyện rất biến hóa, cứ nhập thẳng vào đời sống
bên trong của nhân vật mà dẫn dắt mạch truyện theo dòng độc thoại nội tâm.


Lối kể chuyện theo quan điểm nhân vật như thế tạo ra ở những tác phẩm của
Nam Cao một thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tùy tiện mà thực ra
thì hết sức chặt chẽ như không thể phá vỡ nổi” [11].
Với Nguyễn Công Hoan, nhà văn được xem là: “người đầu tiên khẳng
định phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là lá cờ
đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945”, Vũ Ngọc
Phan khẳng định: “Truyện ngắn viết rất khó. Nguyễn Công Hoan đã đạt tới kĩ
thuật cao trong việc miêu tả hiện thực đương thời. Có rất nhiều truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan hoàn toàn là truyện khôi hài mang tính chất phóng
đại, cường điệu với nhiều yếu tố bất ngờ” [17, 245].
Phan Cự Đệ thì so sánh Nguyễn Công Hoan với các tác giả khác: “Nếu
như truyện ngắn của Thạch Lam tác động chủ yếu vào tình cảm và cảm giác
của người đọc, truyện Nam Cao đi sâu vào tâm lý bên trong của nhân vật, thì
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao năng lực nhận thức và
khám phá các hiện tượng phức tạp của xã hội” [14, 7-8]. Tô Hoài cho rằng:
“Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo, Ba
Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ tiến vào cách mạng” [20, 28]. Nguyễn Đăng
Mạnh nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường chỉ rút về một bình
diện, ý nghĩa với một chủ đề rõ ràng, đơn giản” [11, 117].
Ngoài ra, có thể kể tới một số khóa luận nghiên cứu truyện ngắn của
Nam Cao, Nguyễn Công Hoan trong lĩnh vực ngôn ngữ như: “Tính hệ thống

của từ ngữ trong truyện ngắn Nam Cao” (Khúc Bích Ngọc, 2005), “Vai trò
của tình thái từ trong một số truyện ngắn của Nam Cao” (Kiều Thị Tuyết,
2008), “Những phương tiện ngôn ngữ biểu thị tình thái chủ quan trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan” (Nguyễn Thị Thúy Vân, 2011), “Hiệu quả nghệ
thuật của câu đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” (Bùi Ninh
Giang, 2008), “Tính hệ thống ngữ nghĩa của từ ngữ trong một số tác phẩm về
đề tài nông dân trước cách mạng tháng Tám của ba nhà văn Nam Cao, Ngô
Tất Tố, Nguyễn Công Hoan” (Trần Thị Bích Thủy, 2008)…


Những nhận định phong phú, đa dạng và các công trình nghiên cứu trên
giúp chúng ta hiểu sâu hơn về truyện ngắn của Nam Cao và Nguyễn Công
Hoan. Tuy nhiên có thể thấy, truyện ngắn của họ được nghiên cứu ở nhiều cấp
độ, phương diện khác nhau nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu
vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của hai
nhà văn này.
Do đó, tiếp nối hướng nghiên cứu của các tác giả, đồng thời với mong
muốn nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ hơn về vai trò của nhan đề tác
phẩm trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan, chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong
truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định, củng cố một vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học: Vấn đề
tính định hướng trong giao tiếp của nhan đề tác phẩm văn học.
- Góp phần khẳng định sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nam
Cao và Nguyễn Công Hoan qua tìm hiểu cách đặt nhan đề tác phẩm.
- Góp phần phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tác phẩm văn học của
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.

- Khảo sát, thống kê, phân loại cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện
ngắn của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan ở giới hạn nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá các cách đặt nhan đề để rút ra kết luận về vai trò
định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.


6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong
truyện ngắn của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan.
- Phạm vi: Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, khóa luận
giới hạn phạm vi nghiên cứu trong:
+ “Nguyễn Công Hoan – truyện ngắn chọn lọc” – Nxb Thời đại, 2010.
+ “Tuyển tập Nam Cao” – Nxb Thời đại, 2010 (phần truyện ngắn).
7. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lý luận: Tìm hiểu về nhan đề tác phẩm và góp phần làm sáng tỏ
vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề trong tác phẩm văn chương.
- Về mặt thực tiễn: Nhằm cung cấp, bổ sung các kiến thức trong việc
giảng dạy các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan ở trường phổ thông.
8. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
- Phần mở đầu:
- Phần nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận
+ Chương 2: Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nam
Cao, Nguyễn Công Hoan.
- Phần kết luận.



NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về phong cách học văn bản
1.1.1. Khái niệm
Phong cách học là một bộ môn trong ngành ngôn ngữ học nghiên cứu
những nguyên tắc lựa chọn, sử dụng tất cả những phương tiện dồi dào của
ngôn ngữ (bao gồm cả những đơn vị ngôn ngữ, cả những đơn vị giao tiếp tức
những văn bản/phát ngôn), cũng như tất cả những biện pháp sử dụng đặc biệt
– tức những biện pháp tu từ để sự diễn đạt ngôn ngữ đạt được hiệu quả cao
nhất trong mọi lĩnh vực của hoạt động giao tiếp xã hội.
1.1.2. Đối tượng – nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của phong cách học văn bản là những vấn đề mà
ngôn ngữ học văn bản đã đặt ra. Nhiệm vụ của phong cách học là cần có một
cách hiểu mới đối với văn bản vốn là một khái niệm cơ bản, quen thuộc của
phong cách học từ trước tới nay. Sau đó, phong cách học cần xem xét lại
những khái niệm xuất phát của phong cách học và những khái niệm cơ sở của
phong cách học xem rằng những khái niệm này cần được hiểu lại, hiểu rộng
hơn như thế nào, trước sự xuất hiện của một đối tượng khảo sát mới, có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu: văn bản. Tiếp theo, phong cách học cần đi sâu
nghiên cứu các phạm trù cơ bản của văn bản để có thể rút ra những kết luận
trong việc sử dụng chúng nhằm mục đích tu từ, trên cơ sở đối lập tu từ học
trong cấu trúc nội tại.
Đối với phong cách học vốn nghiên cứu trước hết chức năng giao tiếp
của ngôn ngữ thì văn bản là một trong những khái niệm cơ bản. Bởi vì hệ
thống ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp chính là được hiện thực hóa trong
các phát ngôn (kiểu nói miệng của lời nói) hoặc trong các văn bản (kiểu viết
của lời nói). Văn bản xuất hiện với tư cách là một thể thống nhất phong cách

học ngôn ngữ, một khách thể phân tích phong cách học độc lập. Chính vì văn


bản được đưa vào hệ thống các đơn vị có giá trị tu từ (hoặc có giá trị tu từ
tiềm tàng) như vậy, cho nên cần thiết phải tiến hành việc miêu tả văn bản từ
quan điểm các khái niệm xuất phát của phong cách học, cũng như việc nghiên
cứu các phạm trù cơ bản của văn bản và những khả năng sử dụng chúng nhằm
mục đích tu từ.
1.2. Nhan đề văn bản
1.2.1. Khái niệm
Nhan đề còn gọi là tiêu đề, tựa đề, đầu đề… là tên gọi của văn bản, là
một bộ phận hợp thành của văn bản. “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: “Đầu đề
là tên của một bài thơ, bài báo”. “Nhan đề là tên đặt cho một cuốn sách hoặc
một bài viết” [16]. Trong “Lý luận văn học”, Hà Minh Đức lại định nghĩa:
“Nhan đề là dấu hiệu chủ đề của tác phẩm” [1].
Dấu hiệu của nhan đề: dòng chữ đặt ở vị trí đầu văn bản, nó được trình
bày nổi bật. Nhan đề văn bản có tác dụng giới thiệu sơ bộ, khái quát và cô
đọng nội dung văn bản. Nhan đề cũng chính là một căn cứ để nhận ra sự hoàn
chỉnh kể cả nội dung và hình thức của văn bản.
1.2.2. Đặc điểm
Không chỉ văn bản mới có tên gọi. Nhiều sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội, thông qua nhận thức và tìm hiểu của con người đều có tên
gọi. Khái niệm “tên gọi” được dùng với nhiều thuật ngữ không giống nhau
tùy thuộc vào đối tượng (đối với người hay sự vật thì đó là “tên”, với cửa hiệu
hay nhà cửa, đường phố… là “biển hiệu”, đối với sản phẩm là “nhãn hiệu”,
đối với các ấn phẩm thì đó là “nhan đề”, “tiêu đề”, “đầu đề”, “tựa đề”…). Các
tên gọi khác và nhan đề của văn bản có điểm chung: đều có chức năng định
danh và khu biệt. Nhưng giữa chúng khác nhau mấy điểm: tên (người, sự vật),
biển hiệu, nhãn hiệu… là những tín hiệu có tính võ đoán, tách rời, độc lập còn
nhan đề văn bản lại là một tín hiệu có lý do, mang tính biểu trưng, mà tính

biểu trưng theo F.Saussure “có một đặc tính là không bao giờ hoàn toàn võ
đoán, không phải một cái gì trống rỗng”. Ngoài ra, các tên gọi khác chỉ là đại


diện cho sự vật và nằm ngoài văn bản. Còn nhan đề - được người viết đặt ra
để gọi tên tác phẩm của mình – lại là một tín hiệu đại diện cho văn bản, mà
văn bản là một hệ thống tín hiệu (ngôn ngữ) được tổ chức lại, nên nhan đề lại
là “tín hiệu” của “tín hiệu”, một thứ “siêu tín hiệu”. Vì thế giữa phần nhan đề
và nội dung văn bản (cuốn sách, tài liệu, bài hát, vở kịch…) có mối quan hệ
chặt chẽ và tất yếu, hầu như ít mang tính ngẫu nhiên, võ đoán như khởi thủy
của các tên gọi khác. Trong thực tiễn, dạng ngôn ngữ tồn tại bằng văn bản thì
không phải văn bản nào cũng có nhan đề. Đó là những trường hợp văn bản là
một bài dân ca, đồng dao, thậm chí là một câu tục ngữ, châm ngôn hàm chứa
một ý nghĩa súc tích tồn tại như nhưng văn bản độc lập… Nhưng đó là những
trường hợp đặc biệt, ở đây, chúng ta chỉ khảo sát trường hợp điển hình: văn
bản có nhan đề.
Như vậy, có thể thấy, nhan đề vừa là tên gọi của văn bản (tức mang chức
năng của một đơn vị định danh), vừa chứa đựng một nội dung khái quát; vừa
là đại diện vừa là đường viền của nội dung văn bản. Nhiều văn bản, nhan đề
chính là nội dung cô đúc, nén kín, “Tên gọi đặt ra cho chuyện không phải là
vô ích. Nó chứa đựng trong bản thân nó chủ đề quan trọng nhất. Nó định ra
toàn bộ cơ cấu chuyện kể” [14, 5].
1.3. Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề văn bản
1.3.1. Tính định hướng trong giao tiếp của văn bản
Tính định hướng trong giao tiếp là một trong những phạm trù quan trọng
nhất của văn bản nói chung, bởi vì khi tạo lập ra một văn bản tác giả bao giờ
cũng – hoặc tự giác hoặc không tự giác – nhằm vào một nhóm người đọc nhất
định. “Tính định hướng” thể hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ (có thể là một
từ, một câu, hoặc một đoạn) cũng có thể thông qua cấu trúc bố cục của văn bản.
Những yếu tố đó có vai trò định hướng trong quá trình tiếp nhận văn bản.

Trong “Phong cách học văn bản”, giáo sư Đinh Trọng Lạc đã đưa ra một
số yếu tố có vai trò định hướng trong việc tiếp nhận văn bản mà tác giả gọi là


những “dấu hiệu đặc tả” (hay những “dấu ghi”) của văn bản nghệ thuật. Đó là
những “chỉ dẫn”: về nhà xuất bản, về loại sách, về tác giả, về tính chất của bút
danh tác giả, về cách đặt đầu đề, về tính chất của văn bản, về thể loại văn bản…
1.3.2. Những chỉ dẫn về nhan đề của tác phẩm
Một văn bản hoàn chỉnh là một văn bản phải có nhan đề, bởi vì nhan đề
có các chức năng hết sức quan trọng trong kết cấu – nội dung chung của văn
bản. Lâu nay, khi nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung người ta thường
ít chú ý đến tín hiệu này. Những văn bản miệng thường là không có nhan đề.
Nếu có chỉ trong những trường hợp như báo cáo tham luận miệng trong các
hội nghị người nói “thông báo” nhan đề ngay trong đoạn mở đầu bản của
mình. Trong những văn bản viết nhan đề được đặt theo những cách rất khác
nhau, theo từng thể loại văn bản, theo hứng thú của người viết và cả theo thời
thượng của công chúng.
Nhan đề trong phong cách nghệ thuật thường đa dạng và phức tạp hơn
nhan đề ở các thể loại văn bản khác. Có những nhan đề đặt theo đề tài: “Chí
Phèo”, hay đặt theo cảm xúc: “Băn khoăn”. Nhan đề có thể bộc lộ rõ chủ đề
của văn bản “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi), “Đi tìm bãi cá” (Nguyễn
Trinh), “Nhớ” (Nguyễn Đình Thi), “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm)… Có
loại nhan đề không lộ rõ trực tiếp chủ đề của văn bản mà có tính hàm ẩn. Nó
đòi hỏi người đọc phải tự giải mã qua lần tìm nội dung như “Đôi mắt” (Nam
Cao), “Bão” (Tế Hanh), “Hai nửa vầng trăng” (Hoàng Hữu), “Tướng về hưu”
(Nguyễn Huy Thiệp)…
Trong cái đa dạng của sự biểu hiện nội dung mà nhan đề là đại diện ấy, ta
còn gặp loại nhan đề có ý nghĩa như một điểm tựa cho nội dung hoặc như một
đường viền giới hạn tác phẩm. Chẳng hạn “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch
Lam), “Hòn đất” (Anh Đức)… Chính tính đại diện và dự báo ấy (tường minh

hoặc hàm ẩn) của nhan đề mà người đọc có thể nhận ra được dù ở dạng khái
quát nhất về đề tài, chủ đề quen thuộc của từng tác giả và những vấn đề trung


tâm của từng thời kì văn học. Quả thực, nếu chỉ thống kê nhan đề của tác phẩm
văn học thì cũng có thể rút ra được nhiều điều về con người và thời đại.
Với người viết, qua nhan đề tác phẩm, bạn đọc có thể thấy những vùng
quen thuộc, sở trường của họ, chẳng hạn qua các truyện ngắn của Thạch Lam
(Hai đứa trẻ, Cô hàng xóm, Đói, Cái chân què…) có thể thấy “xúc cảm của
nhà văn thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm với người dân nghèo
ở thành thị và thôn quê” (Nguyễn Tuân). Với một dân tộc, nếu thử thống kê
tên gọi tác phẩm trong một giai đoạn nào đó, ta có thể hình dung được diện
mạo của thời kì văn học đó với những vấn đề nổi trội và căn bản nhất. Ví dụ,
trước 1975, đề tài chủ yếu của văn học nước ta thể hiện khá rõ qua nhan đề
tiểu thuyết, thơ ca, truyện ký…Chủ đề cảm hứng là đứng lên - cầm súng - ra
trận - vào lửa - đánh giặc như: “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Người
mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu),
“Ra trận” (Tố Hữu)… Giai đoạn hiện nay, đề tài, chủ đề cơ bản nổi trội lại là
cuộc sống với muôn mặt đời thường của nó: “Tướng về hưu” (Nguyễn Huy
Thiệp), “Bến không chồng” (Dương Hướng), “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
(Nguyễn Khắc Trường)…
Như vậy, giữa nhan đề và phần còn lại của văn bản, tức nội dung cụ thể
được phản ánh trong văn bản, có mối quan hệ hai chiều. Điều này đúng như
I.R.Galperin đã nhận xét: nhan đề gọi hướng sự chú ý của bạn đọc vào điều
bạn sẽ trình bày trong quá trình đọc một văn bản. Thường độc giả sẽ chú ý
đến tên gọi, cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của nó và liên hệ với nội dung văn bản.
Việc đặt nhan đề cho văn bản không phải là tất yếu. Và tác dụng chủ yếu của
nhan đề là để nhận diện văn bản hơn là phản ánh hướng, đích và cấu trúc nội
dung của văn bản. Tuy nhiên, vấn đề sẽ rất khác nếu đề cập đến nhan đề trong
tác phẩm văn học.

Cái nhan đề (đầu đề, tiêu đề) của tác phẩm (thơ cũng như văn xuôi) là
một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát. Với nhà văn, trong quá trình
sáng tác, đầu đề có thể đến trước, nhưng có khi bài thơ, bài văn thành hình hài


rồi nó mới đến. Còn người đọc thì tiếp xúc với tác phẩm bắt đầu từ cái nhan
đề đó.
Giáo sư Đinh Trọng Lạc nhận xét: “Tên bài thơ thường chứa đựng tứ thơ
của toàn bài. Nó đảm nhiệm vai trò tâm điểm của vòng tròn đồng tâm, từ đó
cảm xúc tỏa ra trở về hội tụ. Nó “hướng dẫn” người đọc trong quá trình lĩnh
hội tác phẩm. Nó để lại cho người đọc những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc”
[2, 178]. Đầu đề bài thơ rất đa dạng. Mỗi dạng khơi gợi ở người đọc một cách
tiếp nhận, một lối rung cảm riêng. Có khi đầu đề là một cảm xúc vút lên
(“Bác ơi” – Tố Hữu, “Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng” – Chế Lan
Viên), có khi là một nhận xét, một hình tượng khái quát (“Sự sống chẳng bao
giờ chán nản” – Xuân Diệu, “Dáng đứng Việt Nam” – Lê Anh Xuân), có khi
là âm vang kỉ niệm của một ngọn núi, dòng sông, một địa danh (“Núi đôi” – Vũ
Cao, “Vàm Cỏ Đông” – Hoài Vũ) hoặc là những khúc hát (“Bài ca chim Chơ
rao” – Thu Bồn, “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa
Điềm)… Với văn xuôi nghệ thuật, tác giả cho rằng: “Vai trò của nhan đề có tác
dụng trong thủ pháp dùng yếu tố hồi chỉ trong câu mở đầu […] Những nhan đề
thành công nhất phải là những nhan đề chứa đựng được các chủ đề tư tưởng –
nghệ thuật của tác phẩm. Nó đảm nhiệm vai trò điểm xuất phát và cũng là điểm
kết thúc của quá trình lĩnh hội tác phẩm. Trong quá trình này, người đọc thường
xuyên làm công việc liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng được tường thuật, miêu
tả với cái đầu đề vốn lúc đầu khơi gợi những cách hiểu, cảm khác nhau so với
lúc cuối” [2, 182-183]. Trong khi đọc và sau khi đọc người ta luôn quay trở lại
cái nhan đề để điều chỉnh lại cách hiểu, để hiểu rõ hơn, chính xác hơn, sâu hơn
cái ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý: tùy thuộc vào từng thể loại văn bản, sự gắn

bó khăng khít giữa nhan đề văn bản không có nghĩa nhan đề là một tấm biển
cố định. Một văn bản có thể có nhiều cách đặt nhan đề, lựa chọn nhan đề.
Nhan đề là sản phẩm mang tính chủ quan, tùy thuộc vào nội dung sở thích, ý
đồ của người viết. Vì thế, các tác giả bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm nhan đề


phù hợp nhất với nội dung. Nhiều văn bản có thể thay đổi nhan đề (như “Chí
Phèo” của Nam Cao, “Thân phận tình yêu” của Bảo Ninh…). Về phía người
đọc, có thể có những đánh giá khác nhau về sự phù hợp giữa nội dung với đầu
đề tác phẩm.
Có trường hợp nhan đề được đặt do ngẫu hứng, tình cờ, có hiện tượng
như vậy, nhưng nhìn chung nhan đề không phải là tên gọi tùy tiện, ngẫu
nhiên. Nhan đề cũng như lời giới thiệu, lời tựa, lời bạt… trong kết cấu chung
của cuốn sách. Có tính tự nghĩa và độc lập tương đối. Mặt khác, nó lại là một
bộ phận của văn bản, là một tín hiệu vừa mang tính khách quan: phụ thuộc,
liên đới trực tiếp vào nội dung văn bản, vừa mang tính chủ quan: tùy thuộc
vào ý đồ, sở thích, thị hiếu, thẩm mĩ của người sáng tạo. Những mặt này liên
quan đến thẩm mĩ, mặt quảng cáo, khêu gợi của nhan đề. Đặt nhan đề là cả
một suy nghĩ, thậm chí có sự cân nhắc, lựa chọn công phu, là cả một nghệ
thuật. Nhà văn Nga C.Pauxtopxki thú nhận: “Ôi những cuộc tìm kiếm đầu đề
cực nhọc thường xuyên. Nghĩ ra đầu đề là một cái tài riêng. Có những người
viết hay nhưng lại không biết đặt tên cho tác phẩm của mình và ngược lại”.
Nhan đề chính là tín hiệu thẩm mĩ sáng chói nhất của tác phẩm nghệ thuật. Đó
là dấu hiệu biểu hiện tài nghệ kết cấu tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ
thuật toàn vẹn của người nghệ sĩ. Những tác phẩm nghệ thuật thành công đều
chứng tỏ đều đó.
Ở góc độ nào, nhan đề cũng được chú ý, trong đó tính thẩm mĩ của nó rất
được coi trọng. Bởi vì, từ đặc điểm của mình, nhan đề có khả năng kích thích
mặt tích cực trong tâm lý của người đọc, khơi dậy trí tò mò ở độc giả. Suy
cho cùng, nhan đề là điểm xuất phát nhưng cũng là điểm kết thúc của quá

trình lĩnh hội tác phẩm văn học.


Chương 2
CÁCH ĐẶT NHAN ĐỀ TÁC PHẨM TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NAM CAO, NGUYỄN CÔNG HOAN
2.1. Kết quả thống kê, phân loại
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 45 truyện ngắn trong “Tuyển tập Nam
Cao” (nxb Thời đại, 2010) và 74 truyện ngắn trong “Nguyễn Công Hoan –
truyện ngắn chọn lọc” (nxb Thời đại, 2010). Bằng thao tác thống kê, phân loại
chúng tôi đưa ra bảng kết quả thống kê như sau:


Tên
nv
+
ngoại
hình

0

0%

1

1,3%

Đơn
thuần
tên nv


1

2,2%

2

2,7%

1,3
%

1

0%

0

4,1%

3

0%

0

Chi
tiết

âm

thanh

12,6%

2,7%

2

0%

0

Chi
tiết

hình
ảnh

Chi tiết

10.1%

0%

0

2,2%

1


Tên
nv
thể
hiện
số
phận,
cuộc
đời

15

0%

0

2,2
%

1

Tên
nv +
cụm
từ
miêu
tả
đặc
điểm
tính
cách


12,2
%

9

4,5
%

2

Chi
tiết

sự
vật

31,1
%

37

32,1
%

23

31%

14


Sự
việc

Chi tiết, sự việc tiêu biểu

12

4,1%

3

2,2%

1

Tên
Nv
+
nghề
nghiệp

Tên
nv
+
tính
cách
+
thứ
bậc

gia
đình

Tên nhân vật chính, nhân vật trung tâm

1,7 %

2

0%

0

4,5%

2

Thời
gian,
không
gian
địa
điểm

2,5%

3

1,3%


1

4,5%

2

Tương
đồng
nội
dung

12,6%

15

17,6%

13

4,5%

2

Tương
phản
nội
dung

26,9
%


32

18,9
%

14

40%

18

Bình
giá

Từ ngữ, hình ảnh, chi
tiết có ý nghĩa biểu
trưng

2,5%

3

2,7%

2

2,2%

1


Kết
hợp
chức
năng

119

74

45

Tổng
hợp


Tổng
hợp

Nguyễn
Công
Hoan

Nam
Cao

Kiểu
nhan
đề,
Tác

giả

2.2. Nhận xét chung
Qua việc khảo sát thống kê phân loại ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy cách
đặt nhan đề trong truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan có những
kiểu chính sau:
- Nhan đề là tên nhân vật trung tâm, nhân vật chính.
- Nhan đề là một chi tiết, sự việc tiêu biểu trong tác phẩm.
- Nhan đề là thời gian, không gian địa điểm trong tác phẩm.
- Nhan đề là những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng.
- Nhan đề kết hợp nhiều chức năng.
Trong đó, nhan đề truyện là một chi tiết, sự việc tiêu biểu có tỉ lệ cao
nhất với 52/119 tác phẩm (chiếm 43,7%). Đây là kiểu nhan đề dễ đặt song tạo
được nhiều sự chú ý cũng như có khả năng khái quát cao nội dung văn bản
nên được cả hai tác giả Nam Cao và Nguyễn Công Hoan rất ưa dùng.
Kiểu nhan đề là những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng
cũng chiếm tỉ lệ cao (42%) với 50/119 tác phẩm. Cũng như nhan đề là chi tiết,
sự việc tiêu biểu, nhan đề tượng trưng có sức khái quát hóa và khả năng gây
ấn tượng cao. Ngoài ra, nó còn có thêm sự hấp dẫn bởi tính đa nghĩa trong
cách hiểu, cho thấy tài năng, sự sáng tạo của tác giả trong sử dụng ngôn ngữ.
Trong kiểu nhan đề này, nếu Nam Cao nghiêng về cách đặt nhan đề có chức
năng bình giá (18/45 tác phẩm, chiếm 40%), phù hợp với phong cách thâm
trầm, ưa triết lý, thì Nguyễn Công Hoan lại nghiêng về cách đặt nhan đề có ý
nghĩa tương phản nội dung tác phẩm (13/74 tác phẩm, chiếm 17,6%), phù hợp
với phong cách trào phúng của nhà văn.
Kiểu nhan đề là tên nhân vật chính chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (10,1%) với
12/119 tác phẩm. Nhan đề này dễ đặt, dễ hiểu, cũng có khả năng khái quát
hóa nhưng không hấp dẫn bằng các kiểu loại nhan đề trên nên được Nam Cao
và Nguyễn Công Hoan dùng với tần suất ít hơn.



Kiểu nhan đề là thời gian, không gian (1,7%) và nhan đề kết hợp nhiều
chức năng (2,5%) có tần số xuất hiện ít nhất do khó đặt và khả năng tạo sự tò
mò, hấp dẫn không cao.
2.3. Phân tích kết quả thống kê, phân loại
Với một tác giả việc đặt tên cho nhan đề của tác phẩm như “khai sinh”
cho “đứa con tinh thần” của mình. Nhan đề không chỉ góp phần thể hiện nội
dung hiện thực của tác phẩm, truyền tải tư tưởng của nhà văn mà nó còn tạo
ra điểm hấp dẫn, thu hút độc giả tìm hiểu tác phẩm đó. Do đó, nhan đề là
dụng ý nghệ thuật có chủ đích của tác giả, là yếu tố giữ vai trò định hướng
giao tiếp trong tiếp nhận tác phẩm văn học.
Cách đặt nhan đề mang đặc trưng của từng thời kì văn học, phương pháp
sáng tác nói chung và của từng tác giả nói riêng. Nó thể hiện phong cách
riêng, cá tính riêng của mỗi nhà văn. Sau đây, chúng tôi trình bày vai trò định
hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nam Cao và
Nguyễn Công Hoan.
2.3.1. Nhan đề là tên nhân vật trung tâm, nhân vật chính
Đây là cách đặt nhan đề được Nam Cao và Nguyễn Công Hoan sử dụng
tương đối nhiều trong các sáng tác của mình. Theo thống kê, có 12/119
(chiếm 10,1%) tác phẩm của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan được đặt theo
kiểu này.
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả, đóng vai trò quan
trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Nhân vật
trung tâm là nhân vật xuất hiện nhiều nhất và tập trung nhất tư tưởng chủ đề
của tác phẩm. Mỗi tình huống chỉ có một nhân vật trung tâm song có thể là
nhiều nhân vật chính. Tóm lại, đó đều là những nhân vật giữ vị trí quan trọng
trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của nhà văn. Đặt nhan đề
theo tên nhân vật trung tâm, nhân vật chính là cách đặt nhan đề đơn giản nhất,
dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một hiệu quả nghệ thuật cao. Nhà
văn không chỉ thể hiện được quan điểm, tư tưởng của mình qua nhân vật mà



đồng thời còn tạo nên ấn tượng đậm nét về cuộc đời, tính cách, đặc điểm, số
phận… của nhân vật với độc giả. Từ đó, nhan đề sẽ góp phần thu hút sự chú
ý, tò mò của bạn đọc để đi tới tìm hiểu tác phẩm.
2.3.1.1. Nhan đề chỉ đơn thuần là tên nhân vật chính
Đây là những nhan đề chỉ nhằm giới thiệu tên của nhân vật chính trong
tác phẩm. Ví dụ, truyện ngắn “Samandji”, “Thiếu Hoa” của Nguyễn Công
Hoan, hay truyện “Trần Cừ” của Nam Cao.
Truyện ngắn “Trần Cừ” của Nam Cao kể về người đội trưởng đội tiêm
đao Trần Cừ. Với Cừ “Khó đến đâu, người cộng sản cũng tin rằng mình làm
được”. Sự gan dạ, quyết tâm đó của anh bộc lộ rõ nhất trong kế hoạch đánh
Đông Khê. Lần đầu ra quân, ta thất bại. Trở về với “đôi mắt đỏ hoe, mòng
mọng nước”, Cừ không ủy mị mà anh đang kiểm điểm lại trận đánh. Anh
“bực lắm, uất lắm’ vì luôn quan niệm “không sợ chết vì nhiệm vụ, chỉ sợ
không làm tròn nhiệm vụ”. Chính ý thức trách nhiệm cao đó khiến Cừ cảm
thấy có lỗi và thấy thương các bạn chiến đấu của mình. Cừ đã ngã xuống ở
lần ra quân thứ hai nhưng sự hi sinh của anh đã tiếp thêm động lực cho đồng
đội và đêm đó Đông Khê giải phóng. Hình ảnh Cừ trước lúc ngã xuống là
hình ảnh bi tráng của người chiến sĩ cộng sản.
Xây dựng nhân vật Trần Cừ, Nam Cao cho thấy sự khâm phục, trân
trọng với những chiến sĩ cách mạng. Đó là sự đổi mới trong “đôi mắt” nhìn
cuộc sống, hướng về nhân dân, về kháng chiến của nhà văn sau cách mạng
tháng Tám. Tên nhân vật được chọn là “Cừ”, một tên gọi mà ngay tự thân nó
đã hàm chứa sự xuất sắc, sự ngợi ca của nhà văn với nhân vật. Trần Cừ là đại
diện cho lớp thanh niên Việt Nam yêu nước thời kháng chiến chống Pháp
chống Mỹ, trong đó có bóng dáng của cả tác giả Nam Cao. Sau cách mạng, nhà
văn cũng xông pha nơi lửa đạn, làm phóng viên tác chiến và cũng đã anh dũng
hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy họ ngã xuống nhưng lý tưởng của họ sẽ còn
sống mãi theo thời gian. Đó là niềm cổ vũ, động viên tinh thần cho lớp lớp thế

hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ và đến tận sau này. Tác phẩm như một tấm
gương sáng, một lời nhắc nhở với thế hệ trẻ về trách nhiệm với Tổ quốc. Như


vậy, với nhan đề đơn giản, dễ hiểu là tên nhân vật chính – Trần Cừ, Nam Cao
đã giới thiệu với bạn đọc chân dung một chiến sĩ cộng sản với tấm lòng trân
trọng, ngợi ca sâu sắc. Nam Cao đã đứng trên lập trường của một nhà văn cách
mạng khi nhìn nhận về nhân vật. Đó là lí do tuy đề tài không mới nhưng truyện
ngắn “Trần Cừ” để lại trong lòng độc giả nhiều suy ngẫm.
Nhan đề tác phẩm chỉ đơn thuần là tên nhân vật chính là kiểu nhan đề dễ
đặt và dễ hiểu. Với những nhan đề này mục đích chính của tác giả là giới
thiệu nhân vật chính của tác phẩm với độc giả. Nó có tác dụng định hướng sự
chú ý của bạn đọc vào nhân vật trung tâm của tác phẩm mà thông qua nhân
vật đó nhà văn sẽ nói lên tư tưởng của mình.
2.3.1.2. Nhan đề là tên nhân vật chính kết hợp đặc điểm ngoại hình
Theo thống kê, truyện ngắn “Cô Kếu, gái tân thời” của Nguyễn Công
Hoan là tác phẩm duy nhất đặt theo kiểu này. Tên nhân vật là “Kếu” hình
dung cho bạn đọc nhận diện một nhân vật cao, gầy và khẳng khiu như con cà
kếu. Cô Kếu lẽ ra phải có một cái tên dễ thương và lãng mạn như đám bạn gái
tân thời của cô, nhưng cha mẹ lại đặt cho cô cái tên không hề mĩ miều chút
nào. Bởi vậy, cô tự đặt cho mình biệt hiệu “Bạch Nhạn” nhưng bạn bè lại cứ
gọi cô bằng cái tên “Kếu” mà cô ghét cay ghét đắng làm cô ngượng và đâm ra
oán cha mẹ. Cả câu chuyện cô luôn cố gắng trở thành “gái tân thời” ngay từ
cái tên. Song, đó đã trở thành cái tên để “nhận diện” sao có thể thay đổi được.
Cô Kếu mãi chỉ là cô Kếu như cái hình dạng của cô mà thôi.
Cô Kếu xuất hiện trong sự đối lập giữa tên gọi quê mùa, xấu xí với môi
trường sống chốn thị thành hào hoa, tráng lệ với những cô bạn tân thời. Ở cô
luôn có sự giằng xé giữa khát vọng tân thời hóa của bản thân với nỗi lo sợ,
tuân phục sự cấm đoán ngặt nghèo của bà mẹ già. Mâu thuẫn đó không ngừng
phát triển khi cô bị bạn bè khích bác. Quyết định giấu mẹ sắm toàn thứ tân

thời, khát vọng của Cô Kếu đã thắng; nhưng khi cô quyết định gửi đồ nhà bạn
thì nỗi lo sợ lại chiếm ưu thế. Cái đáng cười của cô là cô tự mâu thuẫn với
chính mình. Đại từ nhân xưng kính trọng “cô” đi kèm tên gọi quê mùa, xấu xí
“Kếu”, lại thêm cụm từ giải thích “gái tân thời” trong nhan đề cho thấy sự mỉa


mai, phê phán của nhà văn với nhân vật. Nhan đề đã gây ra tiếng cười đầu
tiên giữa tên nhân vật và nội dung tác phẩm “gái tân thời”, tiếng cười trào
phúng đúng phong cách của Nguyễn Công Hoan. Bạn đọc bị hấp dẫn ở ngay
nhan đề và đọc xong tác phẩm thì vỡ lẽ: hóa ra sự “tân thời” của cô Kếu chỉ là
đua đòi, sĩ diện, muốn phá vỡ, thậm chí là vứt bỏ cái cũ để chạy theo hình
thức. Nhà văn lên tiếng châm biếm, phê phán với những cô gái chạy theo “tân
thời hóa” như cô Kếu, đồng thời lên tiếng bênh vực cho nếp sống lâu đời của
người Việt qua hình tượng bà mẹ. Bà cấm con vì quan niệm cổ về người phụ
nữ đẹp là sự kín đáo, e ấp. Tác giả đã ủng hộ quan niệm đó khi để cô Kếu
thành lố bịch ngay từ nhan đề tác phẩm cho đến kết thúc truyện.
Với nhan đề là tên nhân vật kèm cụm từ chỉ đặc điểm ngoại hình của
nhân vật, tác giả giúp người đọc có một cảm nhận ngay ban đầu với nhân vật.
Đồng thời, qua cách đặt nhan đề này, bạn đọc hiểu được thái độ của tác giả
với nhân vật của mình, thường là mỉa mai, hài hước, phê phán.
2.3.1.3. Nhan đề là tên nhân vật chính kết hợp nghề nghiệp
a. Nhan đề trực tiếp gọi tên nhân vật chính và nghề nghiệp
Tiêu biểu cho kiểu nhan đề này là truyện ngắn “Kép Tư Bền” và “Sáng,
chị phu mỏ” của Nguyễn Công Hoan.
“Kép Tư Bền” kể về số phận của người đào kép nghèo khổ nơi thành thị.
Tư Bền nổi tiếng về cái tài bông lơn. Vì cha lâm bệnh nặng, anh phải kí hợp
đồng diễn với ông chủ rạp Kịch Trường. Tuy nhiên, buổi công diễn lại đúng
ngày mà cha Tư Bền “chỉ chờ từng phút để thở một cái nữa là hết nợ”. Anh
chỉ biết ứa hai hàng nước mắt, mong diễn thật nhanh để được về nhìn mặt cha
lần cuối. “Cảnh thương tâm của Tư Bền đi đôi với cảnh bông lơn cứ diễn ra

mãi, mà mỗi chốc lại càng thương tâm hơn lên. Mà càng thấy vắng bặt tin
nhà, ruột anh càng nhầu như dưa, xót như muối!”. Không chỉ giấu Tư Bền về
tin nhà, ông chủ Kịch Trường còn bắt anh đào kép khốn khổ diễn lại cảnh
cuối một lượt nữa và khi tiền hát đến tay thì cha anh đã qua đời. Dù muốn
khóc nhưng vì cái cười của Tư Bền đã được trả tiền trước nên anh chỉ có thể
cố “rặn ra mà cười ha hả” trong cảnh ngộ éo le và thương tâm lúc bấy giờ.


Nguyễn Công Hoan đã thành công khi miêu tả sự đối lập giữa bên trong đau
đớn tột cùng với bên ngoài phải nói cười pha trò của Tư Bền. Qua đó, nhà văn
cho thấy tấm lòng nhân đạo khi xót xa, cảm thông với những nỗi cay cực của
kiếp người làm thuê nói chung, của những người đào kép nơi thành thị nói
riêng, đồng thời phê phán sự vô cảm, lạnh lùng đến tàn nhẫn của những ông
chủ tư sản trong xã hội thực dân vô nhân đạo đương thời.
Truyện ngắn “Sáng, chị phu mỏ” được đặt tên theo tên nhân vật chính
“Sáng” kèm cụm danh từ chỉ nghề nghiệp của nhân vật “chị phu mỏ”. Nhan
đề cho người đọc hình dung về một người phụ nữ thuộc giai cấp công nhân.
Nhân vật Sáng là một chân dung đẹp đẽ, khỏe khoắn về người phụ nữ lao
động nghèo khổ nhưng có ý thức cao về nhân phẩm. Trước hành động dâm
đãng của tên chủ tây, chị đã chống trả quyết liệt. Nhà văn cho thấy bộ mặt đểu
cáng, miệt thị người bản xứ của tên tư bản thực dân dâm ô: “Ông yên trí là
hạng người này chỉ là những vật cho ông tiêu khiển khi vắng vợ. Họ với ông
cách nhau một vực một trời, thì nói chuyện làm gì cho mất thì giờ”. Nhưng
hắn ngờ đâu chị Sáng không những chống trả kịch liệt mà còn không thèm
nhận tiền bồi thường vết thương do chống cự. Câu chuyện đọng lại trong lòng
bạn đọc sự cảm phục trước sự kiên cường, ý thức nhân phẩm của một người
phụ nữ lao động nghèo và thái độ căm phẫn trước hành động vô đạo đức của
những tên chủ tư sản. Nhà văn gọi nhân vật là “chị” thể hiện sự trân trọng,
ngợi ca những con người lao động nghèo nhưng nhân cách cao đẹp. Chọn
người công nhân phu mỏ - giai cấp vô sản - làm nhân vật chính, Nguyễn Công

Hoan cho thấy cuộc sống cùng cực của những người lao động, đặc biệt là phụ
nữ trong những khu công nghiệp dưới ách thống trị của tư bản thực dân. Do
đó, truyện không chỉ có ý nghĩa ca ngợi người lao động mà còn phê phán, tố
cáo xã hội phi nhân đạo lúc bấy giờ.
Nhan đề trực tiếp gọi tên nhân vật chính và nghề nghiệp nhân vật không
chỉ giới thiệu với người đọc nhân vật chính của tác phẩm mà còn giúp hình
dung ra sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Bởi lẽ, công việc, nghề nghiệp của


nhân vật quy định địa vị của họ trong xã hội. Từ đó, nó quyết định số phận,
cuộc đời của nhân vật. Qua cách đặt nhan đề, có thể thấy, Nguyễn Công Hoan
thường hướng ngòi bút của mình vào những người lao động nghèo nơi thành
thị: người đào kép, người phu mỏ… với tấm lòng nhân đạo, từ đó lên tiếng
phê phán tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, giả dối, bất công.
b. Dùng nghề nghiệp gọi tên nhân vật và đặt nhan đề tác phẩm
Nhan đề loại này ít được hai tác giả đặt tên cho tác phẩm của mình. Theo
thống kê chỉ có truyện ngắn “Anh Xẩm” của Nguyễn Công Hoan là đặt theo
dạng này. Anh xẩm không có tên gọi cụ thể. Nhà văn dùng nghề nghiệp gọi
tên nhân vật một cách chung chung dường như không muốn nói tới một “anh
xẩm” cụ thể nào cả mà nói tất cả những con người có số phận như anh. Nhắc
đến cái tên “anh xẩm”, bạn đọc hình dung ra dễ dàng một anh mù hát hay, gia
cảnh cơ hàn. Nguyễn Công Hoan không miêu tả cụ thể cuộc đời anh, lý do
anh bị mù. Nhà văn chỉ kể lại cảnh anh Xẩm “say sưa hát”, “co ro hát”, “cố
sức hát” để mong có được vài đồng trinh. Bởi vì anh mù nên anh đâu có trông
thấy “đường vắng ngắt”, anh tưởng “đông người đứng nghe lắm” và cũng vì
miếng cơm manh áo mà “Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng
to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương”. Đáp lại tiếng hát bi thương đó của
anh chỉ là “gió”, là “mưa”, là “não nùng”. Tình cảnh nghèo khổ của kiếp
người tàn tật được Nguyễn Công Hoan miêu tả chua xót, đáng thương. Với
“Anh Xẩm”, nhà văn muốn nói tới số phận của những người không may mắn

vì khuyết tật. Họ bị tự nhiên nghiệt ngã cướp đi đôi mắt để nhìn đời, nhìn
người và bị xã hội vùi dập, bỏ rơi. Bằng tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn
Công Hoan nhìn thấy nỗi khổ đó của “anh Xẩm”. Tác giả gọi nhân vật là “anh
Xẩm” chứ không phải ai khác, càng không phải là “thằng Xẩm”. Nhan đề đã
cho thấy sự cảm thông, trân trọng tới một kiếp người đáng thương.
Cũng giống như nhan đề trực tiếp gọi tên nhân vật chính và nghề nghiệp
nhân vật, nhan đề lấy nghề nghiệp gọi tên nhân vật và đặt nhan đề cũng chỉ ra
sự phân hóa giai cấp trong xã hội, góp phần không nhỏ trong định hướng giao
tiếp cho bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn học.


×