Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khóa luận tốt nghiệp địa lý: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.26 KB, 54 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




MÃ THỊ HUỆ





NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






Sơn La, năm 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




MÃ THỊ HUỆ




NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Đỗ Hồng Đức




Sơn La, năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức
đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư viện; sự động
viên của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây
Bắc; sự góp ý, cổ vũ của các bạn sinh viên K50 ĐHSP Ngữ Văn đã
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Mã Thị Huệ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của khóa luận 3
7.Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO 4
1.1. Tiểu sử 4
1.2. Con người 5

1.3. Quan điểm sáng tác 6
1.4. Sự nghiệp sáng tác 10
Tiểu kết 12
CHƯƠNG 2. NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 14
2.1. Ngoại hình nhân vật mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội 14
2.1.1. Ngoại hình xấu xí – hình ảnh của những con người không may mắn. 15
2.1.2. Ngoại hình nhếch nhác – hình ảnh của những con người nghèo khổ. 20
2.1.3. Ngoại hình bị biến dạng – sản phẩm của sự tha hóa 34
2.2. Sự đối lập giữa ngoại hình và phẩm chất – cách nhìn sắc sảo và nhân ái của
Nam Cao 39
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nam Cao là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam nói chung và văn
học hiện thực phê phán 1930 - 1945 nói riêng. Ông đã có những đóng góp đáng kể
vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trên hành trình phát triển văn học
thế kỉ XX. Nam Cao đến với văn học hiện thực phê phán khi nó đã ở giai đoạn thoái
trào (1940 - 1941). Tuy xuất hiện muộn nhưng không vì thế mà tên tuổi và tác phẩm
của Nam Cao bị lu mờ. Vượt qua được thử thách của thời gian, quy luật đào thải lạc
hậu, các tác phẩm của ông càng thử thách lại càng sáng ngời; càng khám phá, người
ta lại càng thấy những giá trị văn chương đích thực. Hơn thế, những tác phẩm ấy còn
có sức hút và sự ám ảnh kì lạ đối với bạn đọc. Chỉ với mười lăm năm cầm bút Nam
Cao đã để lại sự nghiệp văn chương tuy không thật sự đồ sộ về số lượng, nhưng lại
ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của giá trị văn chương đích thực.
1.2. Trong cách viết của mình, nhà văn Nam Cao rất chú ý đến mối quan
hệ giữa ngoại hình và nội tâm nhân vật. Xung quanh những ngoại hình đó lại có

những ý kiến không đồng nhất, có ý kiến thì đồng tình với cách xây dựng nhân
vật của tác giả từ đó đề cao nhân vật, có ý kiến thì cho rằng cách xây dựng ngoại
hình nhân vật của Nam Cao còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ những ý kiến trái
chiều như vậy có thể thấy xoay quanh ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn
của Nam Cao có nhiều vấn đề cần giải quyết.
1.3. Khi gắn ngoại hình nhân vật với tư tưởng nhân đạo, chúng ta sẽ hiểu
đúng hơn về ngoại hình nhân vật và những giá trị đích thực ẩn sau những ngoại
hình đó. Vì vậy, tìm hiểu khóa luận: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của
Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám nhằm khẳng định thành công của ông
trên phương diện nội dung và nghệ thuật.
1.4. Nam Cao còn là một tác giả được đưa vào chương trình giảng dạy ở
trường THPT với số lượng tác phẩm khá nhiều. Vì thế việc tìm hiểu về tác giả là
một việc làm cần thiết.
Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng tìm tòi, phát hiện những điều
mới mẻ, mà với ý thức tập dượt trong việc nghiên cứu khoa học, nhằm tìm tòi
và làm sáng rõ hơn về “Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám”.
2. Lịch sử vấn đề
Nam Cao là một nhà văn lớn, một hiện tượng lớn trong nền văn học hiện
đại. Vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nam Cao.

2
Trong điều kiện hạn chế của cá nhân, chúng tôi mới chỉ được tiếp xúc với một
số công trình nghiên cứu về Nam Cao.
Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi và khám phá sâu sắc nhiều vấn đề trong sáng
tác của Nam Cao. Tuy nhiên vấn đề về ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của
Nam Cao thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu sắc. Có chăng
chỉ là mới nhắc đến như trong cuốn Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc, Hà
Minh Đức viết rằng: “lối miêu tả về ngoại hình của một số nhân vật như Chí Phèo,
Thị Nở …” của Nam Cao đã làm cho người đọc “chưa vừa lòng”. “Nam Cao đã tô

quá đậm cái nét ngoại hình của họ” làm “hạn chế mất một phần tác dụng tích cực
của tác phẩm”. Hay Lê Dục Tú với Thị Nở xấu hay đẹp (đăng trên tạp chí khoa học
về phụ nữ, tháng 12 năm 1992), hay Nói thêm về nhân vật thị Nở của Văn giá. Đề
cập đến bút pháp xây dựng nhân vật Thị Nở của Nam Cao trong truyện ngắn Chí
Phèo, Văn Giá có viết: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói
là một hiện tượng đột xuất – truyện cổ xứ ta không có hình ảnh người đàn bà nào
như Thị Nở …”[19;331]. “Thị Nở cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của
dòng đời. Nam Cao là người không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng, sục sạo
vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của cõi người” [19;332].
Tiếp thu các thành tựu rất đáng trân trọng của các nhà nghiên cứu Nam
Cao. Chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn
của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám làm khóa luận nghiên cứu. Khóa
luận của chúng tôi sẽ làm rõ hơn về tư tưởng của nhà văn đằng sau việc miêu tả
ngoại hình của nhân vật.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tư tưởng của nhà văn thông qua việc miêu tả ngoại hình các nhân
vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng.
3.2. Nhiệm vụ của khóa luận
Với khóa luận này, chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ những thành
công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật (nếu có) của Nam Cao về việc xây
dựng ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn trước Cách mạng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ngoại hình nhân vật trong truyện
ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám.

3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi chỉ nghiên cứu ngoại hình nhân vật trong

truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám ở hai mảng đề tài lớn:
Đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp phân tích văn học: Đây là phương pháp được sử dụng
thường xuyên trong quá trình thực hiện khóa luận nhằm làm rõ về “ngoại hình
nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám”.
- Phương pháp bình luận văn học: Nhằm làm nổi bật ngoại hình nhân vật
trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp dùng để so sánh,
làm nổi bật ngoại hình nhân vật trong hai đề tài lớn: Người nông dân và người
trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Nam Cao và với các tác giả khác.
- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Thống kê,
liệt kê để nhằm hỗ trợ cho ba phương pháp cơ bản trên.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận bước đầu đi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật qua ngoại
hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập nghiên cứu của sinh
viên, học sinh các trường phổ thông.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm có hai
chương:
Chương 1. Khái quát về tác giả Nam Cao
Chương 2. Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước
Cách Mạng tháng Tám năm 1945






4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO

1.1. Tiểu sử
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29-10-1915 trong một gia
đình trung nông, tại làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ
Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân,tỉnh Hà Nam). Bút
danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành. Cha là Trần
Hữu Huệ, sinh năm 1895 làm trạm trổ và bốc thuốc bắc. Sau cha ông trở thành
một chủ hiệu đồ gỗ ở Hàng Đàn, thành phố Nam Định. Mẹ là Trần Thị Minh
sinh năm 1897, làm vườn, làm ruộng, dệt vải.
Nam Cao là con trai của một gia đình đông anh em, có 4 em trai và 3 em
gái. Trong số đó chỉ Nam Cao được ăn học. Năm 1992 ông học ở trường tư của
làng, sau đó theo học bậc tiểu học và Thành chung ở thành phố Nam Định. Đầu
năm 1935 Nam Cao từ Nam Định về quê để chữa bệnh. Ngày 2-10-1935 ông lập
gia đình, vợ là bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917 làm ruộng và dệt vải. Cuối năm
1935 ông vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may.
Năm 1938 Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê thấp. Ông trở ra Bắc tự
học và thi đỗ bậc Thành Chung. Sau đó Nam Cao nhận dạy học ở một trường tư
thục Công Thanh, Thụy Khê, Hà Nội. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường
tư giúp Nam Cao hiểu sâu sắc thân phận của người trí thức tiểu tư sản nghèo
trong một xã hội ngột ngạt bế tắc.
Năm 1940 quân Nhật vào Đông Dương, Trường Công thành bị chúng
trưng làm chuồng ngựa. Nam Cao sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư,
có khi thất nghiệp phải về quê ăn bám vợ.
Năm 1943 Nam Cao ra nhập Hội Văn hóa cứu quốc, bí mật cùng với một
số nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi.
Khi cơ sở văn hóa cứu quốc và phong trào cách mạng ở Hà Nội bị khủng bố
mạnh, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương.

Tháng 8-1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở Phủ Lí Nhân, được
bầu làm chủ tịch xã. Sau đó ít lâu, Nam Cao được điều lên Hà Nội và công tác ở
Hội Văn hóa cứu quốc, làm thư kí tòa soạn Tiên phong của Hội.
Kháng chiến bùng nổ Nam Cao theo đoàn quân Nam Tiến vào vùng Nam
trung bộ. Năm 1947 ông lên Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc, phụ trách
tạp chí Cứu quốc, thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, phụ trách lớp chính trị
cho địa phương và làm mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền,

5
viết tin, viết tài liệu giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết
truyền đơn địch vận Thời gian này Nam Cao được vinh dự gia nhập Đảng
cộng sản Đông Dương (cuối năm 1947) ông sống và hoạt động ở Bắc Cạn.
Năm 1948 – 1949 Nam Cao đi thực tế vùng đồng bằng. Dự định viết một
cuốn tiểu thuyết mới về quê hương kháng chiến. Năm 1945 Nam Cao từ đồng
bằng trở về chiến khu Việt Bắc. Ông tham dự lớp Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc
phụ trách phần Văn nghệ trong tạp chí và báo Cứu quốc.
Tháng 5-1950 Nam Cao nhận công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ, cơ
quan của Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau đó ông được chỉ định làm ủy viên tiểu
ban Văn nghệ trung ương. Sau đó Nam Cao đi chiến dịch biên giới cùng với bộ
đội. Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu Ba. Ngày 23-9-1951 cả
hai ông dự Hội nghị Văn nghệ liên khu Ba. Rồi Nam Cao cùng Nguyễn Huy
Tưởng vào khu Bốn. Khi trở ra, Nam Cao tham gia vào đoàn công tác thuế nông
nghiệp vào vùng địch hậu khu Ba. Ông có ý định lấy thêm tài liệu viết quyển
tiểu thuyết “Thai nghén”. Nhưng rồi Nam Cao và đoàn công tác bị phục kích.
Ngày 30-11-1951 Nam Cao đã anh dũng hi sinh ở Hoàng Đan, tỉnh Ninh Bình.
Hài cốt của Nam Cao lẫn với hài cốt các đồng chí cùng hi sinh đặt tại nghĩa
trang Gia Viễn- Ninh Bình.
Năm 1996 một đường phố Hà Nội đã được mang tên Nam Cao. Ngày 18-1-
1998 hài cốt của Nam Cao đã được chuyển về quê hương tại “vườn hiện thực
Nam Cao” xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

1.2. Con người
Nam Cao có vẻ ngoài lạnh lùng chính Nam Cao đã tả mặt mình trong
truyện ngắn Cái mặt không chơi được: “Cái mặt tôi lạnh như nước đá, và
ngượng nghịu, và vô duyên và lố bịch và đủ hết” [7;295]. Và ông đã tự giễu
mình một cách mỉa mai là “chẳng may trời chỉ phú cho mình cái mặt không
chơi được ấy thì mình phải chịu” [7;196]. Trái ngược với vẻ mặt lạnh lùng ấy là
một trái tim luôn ấm nóng và một tấm lòng luôn sôi nổi, luôn quan tâm đến số
phận con người. Sống dưới chế độ thực dân – phong kiến tối tăm, ngột ngạt,
Nam Cao đã không chịu khuất phục. Một nhà văn mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói
ôn tồn, nhiều khi rụt rè mỗi lúc lại đỏ mặt, mà kì thực mang trong lòng sự phản
kháng mãnh liệt. Ông thù ghét những sách phù phiếm, nói những chuyện rắc rối
của những kẻ ăn không ngồi rồi.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nghèo khổ, tiêu điều. Nam
Cao luôn trìu mến cái làng khổ sở của mình. Ông yêu những bến đò hiền lành,
những buổi sớm, những buổi trưa của thôn quê Việt Nam.

6
Nam Cao là một trong số ít những nhà văn biết vượt qua những gì không
đẹp đẽ của cuộc đời mà tìm ra những nét đẹp, những phẩm giá đáng quý, đáng
trọng của con người, cuộc đời. Mỗi khi ông nói đến những kiếp người đau khổ,
quằn quại, câu văn của ông chứa đựng biết bao nhiêu xót xa độ lượng.
Trong những tâm hồn chất phác, bị nghèo khổ làm cho mụ mị cằn cỗi,
ngay trong một con người u mê, cục súc như Chí Phèo, Nam Cao cũng tìm ra
những rung động trong sáng của tình yêu, của niềm khao khát được sống cho ra
người, những rung động ấy đột ngột hé lên từng lúc rồi lại bị đời sống vùi dập.
Đó là chất thơ quý báu nhất, cảm động nhất trong các truyện tả thực của Nam
Cao. Chính những ánh sáng ý thức đó làm cho truyện của ông không đen tối
tuyệt vọng mà hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Nhờ biết quý trọng đời sống
làm lụng vất vả mà Nam Cao biết nhìn rõ những chuyện nhỏ mọn hàng ngày
trong cuộc đời đầu tắt mặt tối của bao nhiêu người xung quanh, làm nổi rõ lên

cho người đọc thấy tất cả những sự vô lí của một chế độ xã hội thối nát trong
những truyện tầm thường lặng lẽ nhất.
Nam Cao là nhà văn luôn gần gũi thương yêu những con người chất phác
đã ăn củ hàng tháng để nhường gạo cho những người cách mạng. Sống giữa
những người ấy nhà văn thấy an toàn và chắc chắn lạ lùng.
Hơn thế nữa, Nam Cao còn là một nhà văn có trách nhiệm với ngòi bút, với
văn chương ông luôn nghiền ngẫm sâu sắc những điều trông thấy, nghe thấy, và
bằng trái tim nghệ sĩ muốn lên tiếng để chia sẻ, cảm thông, hay phê phán, tố cáo
một vấn đề nào đó.
Nam Cao là một nhân cách lớn, một con người “trung thực vô ngần”
[14;125], một con người thẳng thắn và trung thực đến mức trên thế gian này khó
có nơi nào có thể sống yên thân, yên ổn được. Ông không bao giờ chịu uốn cong
ngòi bút của mình, không thèm đếm xỉa đến cái sở thích, cái “thị hiếu tầm
thường của độc giả”. Ông viết thật lòng mình, viết đúng với những điều mình
cảm, mình nghĩ. Ông đủ bản lĩnh để đẩy đến tận cùng những tình cảm chân thật,
những suy nghĩ, tư tưởng sâu sắc của mình. Thái độ tình cảm ấy đã đem đến cho
Nam Cao những tác phẩm tính nhân văn chân thực sâu sắc.
1.3. Quan điểm sáng tác
Là một trong những nhà văn có ý thức đặc biệt sâu sắc đối với nghề nghiệp
và vai trò của người cầm bút, Nam Cao đã để lại một hệ thống quan điểm sáng
tác hết sức sâu sắc tiến bộ.

7
Nam Cao chưa bao giờ phát biểu trực tiếp quan điểm sáng tác của mình
như một số nhà văn khác đã từng thể hiện trong các bài bút chiến. Ông gửi gắm
quan điểm sáng tác ấy một cách kín đáo trong những sáng tác. Nhân vật chính là
người phát ngôn cho những tư tưởng thể hiện quan điểm sáng tác của Nam Cao.
Có thể thấy, Nam Cao đến với văn học hiện thực phê phán khi mà dòng
văn học này đã vào giai đoạn thoái trào (1940 – 1941). Là một cây bút muộn
màng nhưng với một lối viết riêng, Nam Cao đã dần chinh phục bạn đọc và thật

sự thành công. Những tác phẩm của Nam Cao không nhằm khai thác hiện thực
xã hội có tính bề mặt, mà chủ yếu là sự khám phá, khai thác thế giới hiện thực
tinh thần của con người. Chính vì vậy, Nam Cao được đánh giá là người giỏi
khám phá, phân tích tâm lí nhân vật nhất.
Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao thường suy nghĩ vấn đề “sống và viết”.
Ban đầu, với bút danh Thúy Rư và chịu ảnh hưởng sâu sắc quan điểm sáng tác
lãng mạn đương thời, Nam Cao đã sáng tác những bài thơ, những truyện tình
lâm li, dễ dãi. Rồi ông dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ, sáo rỗng với đời
sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ, nghĩa là không đem lại lợi
ích cho họ. Vì thế, Nam Cao đã dũng cảm đoạn tuyệt với nó.
Năm 1942, Nam Cao viết Giăng sáng để tuyên chiến với thứ văn chương
lãng mạn, ích kỉ, thoát li hiện thực, xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực và lãng
mạn. Ông khẳng định một nền nghệ thuật hiện thực, hướng về cuộc đời lao khổ.
Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống và là tiếng nói của chính cuộc
sống: “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng
lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than,
vang dội mạnh mẽ trong lòng” [11;221]. Trong cuộc đấu tranh đoạn tuyệt ấy,
nhà văn đã diễn tả tâm lí nhân vật Điền. Đó là một quá trình dằn vặt đau khổ để
đi đến quyêt định cuối cùng: đoạn tuyệt hẳn với thứ văn chương lãng mạn. Quá
trình này thực chất hàm chứa cuộc đối thoại của hai khuynh hướng sáng tác:
lãng mạn và hiện thực. Điền ngắm trăng thấy “trăng đẹp lắm!”, vợ Điền ngắm
trăng chỉ để đỡ tốn “hai xu dầu”. Lãng mạn và hiện thực đặt cạnh nhau để nhà
văn lựa chọn. Điền nhận ra hiện thực chua chát khi chứng kiến cảnh vợ bóp
miệng đứa con đang đau bụng để đổ cốc nước gừng – thứ thuốc bách bệnh của
con nhà nghèo. Đó là hiện thực lạnh lùng, khó coi mà Điền phải chấp nhận. Qua
nhân vật Điền, Nam Cao bộc lộ quan điểm người viết văn không thể lẩn tránh sự
thật, không thể thờ ơ trước “biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với
những đau thương của kiếp mình. Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa, biết
bao cực khổ và lầm than” [11;221]. Những sự thật tàn nhẫn, lạnh lùng, khó coi


8
luôn bám riết cuộc sống con người. Vì thế, nhà văn chân chính không thể viết ra
thứ văn chương giả dối, phỉnh nịnh, xa rời cuộc sống mà phải “mở hồn ra đón
lấy tất cả những vang động của đời” [11;221]. Đó là tuyên ngôn nghệ thuật chối
bỏ khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”, đồng thời khẳng định khuynh
hướng “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Trong quan điểm sáng tác của mình, Nam Cao còn đề cao sự sáng tạo văn
chương của người cầm bút. Ở Đời thừa, Nam Cao đã kín đáo gửi gắm quan
niệm ấy. Theo ông, người nghệ sĩ chân chính khi cầm bút sáng tác không chỉ vì
mưu sinh cuộc sống mà phải xuất phát từ nhu cầu sáng tác thôi thúc từ bên
trong. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định chỉ có sự sáng tạo mới tạo ra giá
trị của văn chương: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm
theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
[11;254]. Đó là sự sáng tạo độc đáo mà người nghệ sĩ chân chính cần có. Nam
Cao lên án thứ văn chương “vô vị nhạt phèo, gợi những cảm giác rất nhẹ, rất
nông, diễn đạt một vài ý rất thông thường, quấy loãng một thứ văn bằng phẳng
và quá ư dễ dãi” [11;254]. Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đòi hỏi nhà
văn phải có trách nhiệm và lương tâm với ngòi bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ
nghề gì cũng là một sự bất lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là
đê tiện” [11;254]. Như vậy, với Nam Cao, nhà văn phải là người sáng tạo và có
trách nhiệm với ngòi bút của mình. Không thể bán rẻ ngòi bút, viết những vấn
đề, những tác phẩm không có giá trị “đọc rồi quên ngay”. Nam Cao còn quan
niệm một tác phẩm chân chính phải chứa đựng ở đó những nhận thức, những bài
học về cuộc sống và con người; phải xóa đi khoảng cách người với người: “Một
tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là
tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh
mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự
công bình Nó làm cho người gần người hơn.” [11;253]. Như vậy, trong quan
niệm của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối

với những tác phẩm “thật giá trị”.
Sau Cách mạng, ý thức trách nhiệm với ngòi bút của ông ngày càng rõ rệt
hơn. Nam Cao nêu quyết tâm “sống đã rồi hãy viết”. “Sống” là cầm súng chiến
đấu, giải phóng dân tộc, sẵn sàng làm anh “tuyên truyền nhãi nhép” đem ngòi
bút của mình phục vụ công, nông, binh. Nam Cao đã đặt lợi ích cách mạng, lợi
ích dân tộc lên trên hết. Vì thế, quan điểm sáng tác của Nam Cao đạt tới trình độ
tự giác hơn trên lập trường tư tưởng mới. Truyện ngắn “Đôi mắt” ra đời trong
giai đoạn này là một tuyên ngôn nghệ thuật mới của Nam Cao nói riêng và của

9
một lớp thế hệ nhà văn trong buổi đầu đến với cách mạng và kháng chiến. Trong
Đôi mắt, Nam Cao đã đề cập đến đối tượng sáng tạo của nghệ thuật; đòi hỏi đôi
mắt của nhà văn, người nghệ sĩ phải có một cách nhìn người, nhìn đời biện
chứng, nhiều thiện cảm và tình thương. Đối tượng mà Nam Cao quan tâm trong
sáng tác nghệ thuật, cũng như trong văn chương là quần chúng cách mạng. Họ là
lực lượng to lớn của cách mạng và làm nên sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Vì thế,
đối tượng mà văn học quan tâm chính là họ. Cũng chính vì vậy mà nhà văn phải
gắn bó với quần chúng để khám phá và phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn trong họ;
những sáng tác đó mới có giá trị đích thực. Đồng thời, ông cũng đòi hỏi người
nghệ sĩ phải có một chỗ đứng, một “đôi mắt” đúng để nhìn nhận, đánh giá chính
xác về nhân dân, về đất nước, thời đại của mình. Nam Cao khẳng định quan
niệm của mình bằng cách thể hiện thái độ của văn sĩ Độ phủ nhận cách nhìn
“chỉ một phía thôi của văn sĩ Hoàng khiến anh ta chỉ thấy quần chúng nhân dân
là một lũ “lố lăng”, dốt nát, “nhiêu khê”, “thóc mách”, “vừa ngố vừa nhặng
xị” Sở dĩ như vậy bởi văn sĩ Hoàng “đứng ngoài” cuộc kháng chiến, sống
tách biệt với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc nên có thái độ vô trách nhiệm, soi
mói, chế giễu đối với người nông dân vốn hiền lành nhưng nhiệt tình hăng hái
làm cách mạng. Trái lại, văn sĩ Độ “đứng trong” cuộc kháng chiến, coi cuộc
kháng chiến là của mình nên thấy được bản chất tốt đẹp của người nông dân.
Anh đã nhìn thấy được đằng sau cái vẻ dốt nát, vẻ tò mò, phiền nhiễu đó là bản

chất yêu nước, lòng hăng hái tham gia cách mạng, phục vụ kháng chiến của
người dân lao động. Nam Cao đã phê phán nghiêm khắc lập trường không tán
thành cách mạng, thái độ “đứng ngoài” cuộc kháng chiến của văn sĩ Hoàng.
Chính lập trường ấy, thái độ ấy đã quyết định cách nhìn của Hoàng – một cách
nhìn phiến diện. Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai
đoạn” nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác để đi ngăn
quân thù. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm,
người ta lại chỉ càng thêm chua chát và chán nản.
Nam Cao đã hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc, để cùng sống và
chiến đấu với nhân dân. Với tuyên ngôn nghệ thuật thể hiện trong Đôi mắt, Nam
Cao xứng đáng là một trong số những nhà văn có tư tưởng tiến bộ nhất của thời
đại. Đó là tư tưởng của một nhà văn – chiến sĩ, nhà văn cách mạng, nguyện hi
sinh tất cả những quyền lợi và thói quen nghệ thuật trước đó của mình, sẵn sàng
phục vụ không điều kiện cho nhân dân, cho kháng chiến. Tác phẩm Đôi mắt đã
có những đóng góp quan trọng vào việc khẳng định, củng cố lập trường, xây
dựng một cách nhìn mới, cổ vũ văn nghệ sĩ dùng ngòi bút phụng sự cho sự

10
nghiệp chung của cả toàn dân tộc. Có thể nói, Nam Cao đã góp phần xứng đáng
vào việc xây dựng tư tưởng văn nghệ mới trong những năm đầu cách mạng.
Trong Nhật kí ở rừng, Nam Cao vui vẻ nhận ra “góp sức vào công việc
không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.
Nam Cao đã công hiến hết mình cho sự nghiệp văn học và sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Những quan điểm sáng tác trên thể hiện sự am hiểu sâu sắc
đặc trưng công việc sáng tác, bản chất văn chương cũng như tài năng, sự gắn bó
tha thiết với nghề nghiệp của Nam Cao. Những quan điểm tiến bộ trên đây giúp
Nam Cao thành nhà văn cách mạng, người nghệ sĩ chân chính của thời đại
1.4. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936, nhưng thực sự trở
thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo bắt đầu từ truyện ngắn Chí

Phèo (1941). Các sáng tác trước cách mạng của Nam Cao tập trung vào hai
mảng đề tài lớn: Cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc
sống người nông dân lao động. Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản, nổi bật lên
qua các truyện ngắn: Những truyện không muốn viết, Trăng sáng, Mua nhà,
Truyện tình, Quên điều độ, Nước mắt, Đời thừa… và tiểu thuyết Sống mòn
(1944). Nhân vật trung tâm của các sáng tác về đề tài này là những nhà văn
nghèo, những “giáo khổ trường tư”, những học sinh thất nghiệp… Nam Cao tập
trung phát hiện và miêu tả tấn bi kịch tinh thần ở họ, đó là mâu thuẫn giữa
những khát vọng chân chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống và nhân phẩm
với hoàn cảnh xã hội, mưu sinh miếng cơm manh áo, những toan tính tẹp nhẹp
hàng ngày, để rồi cuối cùng họ trở thành những “đời thừa”, những kiếp “chết
mòn” về tinh thần. Qua đây nhà văn muốn phê phán cái xã hội phi nhân tính đã
dồn đuổi, bóp nghẹt, tàn phá sự sống và tâm hồn những người trí thức đồng thời
thể hiện khát vọng hướng tới một nhân cách toàn thiện, xứng đáng với giá trị
con người.
Về đề tài người nông dân, Nam Cao thực sự tiến thêm một bước trong việc
nhận thức và mô tả bi kịch đời sống của họ so với các nhà văn đương thời. Bên
cạnh một số truyện: Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tư cách mõ,
Điếu văn, Một đám cưới, Dì Hảo, Lang Rận, Nửa đêm… nổi lên hai truyện
đứng vào hàng kiệt tác: Chí Phèo và Lão Hạc. Nhà văn quan tâm trước hết
những kẻ bần cùng, thấp cổ bé họng, hiền lành nhẫn nhục, bị đối xử bất công, bị
xô đẩy vào con đường lưu manh, đánh mất nhân tính lúc nào không hay (Chí
Phèo, Một bữa no, Lang Rận, Tư cách mõ…). Nhân vật Chí Phèo hiện ra như

11
một chứng tích đáng thương và ghê rợn về sự hủy diệt tàn bạo của cái xã hội bất
lương và phi nhân tính đối với thể xác và linh hồn của con người.
Tuy vậy, ngay trong những số phận tưởng như mất hết nhân tính, đứng
ngoài lề xã hội, nhà văn vẫn phát hiện ở họ những khát vọng hướng thiện,
những đốm sáng nhân bản lấp lánh đáng quý. Đây chính là chiều sâu và nét độc

đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao. Viết về loại nhân vật nông dân,
Nam Cao đặt vấn đề cách nhìn quần chúng, phải biết vượt qua cái bề ngoài
“gàn dở”, “lẩm cẩm”, “ngu dốt” để mà gần họ, “cố mà tìm hiểu” cái “bản tính
tốt” ở họ thường bị che lấp, vùi dập, không được phép tàn nhẫn, ghẻ lạnh với
họ. Chủ đề này phát hiện rõ nhất ở trong Lão Hạc (1943) và được phát triển
trong một hoàn cảnh mới ở truyện Đôi mắt (1948).
Tuy chưa giác ngộ chân lí cách mạng, nhưng chịu ảnh hưởng ít nhiều của
Hội Văn hóa cứu quốc, Nam Cao cũng ít nói tới tương lai với một tâm trạng náo
nức và đầy hi vọng về khả năng đổi đời của con người: “Sự đời không thể cứ
mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo
rồi”. Đó là một dự cảm chính xác của nhà văn trong đêm trước cách mạng toàn
dân tộc.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác tự
nguyện, hăm hở đi theo kháng chiến. Nam Cao không ngại khó, ngại khổ, tự
nguyện làm “tuyên truyền viên” vô danh cho cách mạng, đồng thời có ý thức
rèn luyện, cải tạo mình. Tâm niệm chân thành của Nam Cao là: “Sống đã rồi
hãy viết”. Ông thực sự là một chiến sĩ xông xáo trên các mặt trận, ghi chép, lấy
tài liệu, hình thành ý đồ cho các tác phẩm lớn về sau. Đối với các văn nghệ sĩ, đi
vào cuộc kháng chiến đó đòi hỏi phải chân thành, vừa cần nghị lực, vừa phải có
cái nhìn đúng về nhân dân và kháng chiến. Đây là một cuộc “nhận đường” vất
vả, nhiều khi cam go và quyết liệt, nhất là với lớp văn nghệ sĩ trước cách mạng.
Nam Cao không ngoài tình trạng chung đó. Ông viết truyện ngắn Đôi mắt, một
mặt phê phán lối sống trưởng giả, xa lạ, lạc lõng và cái nhìn khinh bạc đối với
quần chúng của lớp nhà văn kiểu cũ, đồng thời như một biểu thị quyết tâm dứt
khoát và chân thành hòa nhập vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Nhật
kí “Ở rừng” và tập kí sự “Chuyện biên giới” cũng đi theo tinh thần ấy. Nhà văn
Nam Cao thực sự là một tấm gương tiêu biểu cho một lớp nhà văn giác ngộ lẽ
sống lớn của dân tộc và thời đại, nguyện dùng nghệ thuật góp phần xây dựng
những nhân cách mới.
Văn Nam Cao, ở rất nhiều tác phẩm mang tính tự nguyện, thấy hiện rõ

những cảnh đời, tâm tình, quan niệm của tác giả, nhất là ở những tác phẩm viết

12
về trí thức, văn nghệ sĩ. Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), ông giáo (Lão Hạc),
Thứ (Sống mòn)… kể cả nhân vật nhà văn Hoàng (trong Đôi mắt) sau này. Cả
cuộc đời của Nam Cao, thông qua nghệ thuật, là một quá trình phấn đấu không
bao giờ thỏa hiệp cho một nhân cách cao đẹp – nhân cách con người và nhân
cách nghề nghiệp.
Nam Cao chú tâm miêu tả con người không dừng lại ở cử chỉ, hành động
bên ngoài, mà nỗ lực nắm bắt, phát hiện và miêu tả quá trình tâm lí sâu sắc của
nhân vật. Ngay cả kết cấu truyện, ông cũng không câu nệ vào cốt truyện, mà chủ
trương giải phóng cốt truyện, thậm chí viết loại truyện không có cốt truyện. Cho
nên câu chuyện được kể với giọng điệu hết sức linh hoạt tự nhiên, cách thức trần
thuật tuân theo quan điểm nhân vật. Ngôn ngữ truyện Nam Cao thật sự sống
động, phong phú, tinh tế, bắt chặt ngôn ngữ dung dị của đời sống con người. Có
những khi ngòi bút của ông sắc lạnh, tỉnh táo, thiếu suy tư, có khi lại trữ tình,
đằm thắm. Nam Cao thực sự là một tài năng lớn đã góp phần cách tân một bước
đáng kể nền văn xuôi Việt Nam, nhất là thể loại truyện ngắn. Nhiều tác phẩm
của Nam Cao cho đến nay vẫn là những mẫu mực bậc thầy, đáng để cho các nhà
văn học tập.
Bằng những cống hiến và đóng góp của mình, Nam Cao trở thành nhà văn
hiện thực xuất sắc nhất của thế kỉ XX. Đó là con người đầy ý thức, nhiệt huyết
với văn chương và sự nghiệp cách mạng.
Tiểu kết
Xuất thân trong gia đình nghèo, sống gần gũi với tầng lớp nhân dân lao
động nghèo khổ nên Nam Cao có cái nhìn sâu sắc về hiện thực. Trong những
sáng tác của mình nhà văn luôn muốn đưa văn chương về với hiện thực và làm
cho người gần người hơn. Ngòi bút Nam Cao tỉ mỉ đi vào mọi ngõ ngách của
cuộc đời ghi lấy từng chi tiết, từng hơi thở của cuộc sống, bắt sự sống hiện hình
như nó đang bị hủy hoại, giãy giụa quằn quại ngoài kia. Biết giữ lại lòng mình

để cho trang giấy nổi lên những nét vẽ sắc sảo và cho sự thực phô bày đến như
lạnh lùng, tàn nhẫn, nhưng rồi tác giả cũng không kìm được những tiếng nấc
đau thương, nghẹn ngào khi thấy những con người lương thiện bị xô đẩy vào
vòng tội lỗi, và những cuộc đời đầy hứa hẹn đã khép vội vã, non yếu. Nam Cao
có một tâm hồn biết lắng nghe, một tiếng nói tha thiết biết an ủi và vỗ về từ bên
trong để chia sẻ lòng mình với cuộc đời nghèo khổ. Nam Cao đến thẳng với
nhân vật và người đọc bằng tấm lòng. Tấm lòng ấy được nuôi dưỡng và lớn lên
từ những cảnh đời nghèo khổ. Tuy đường đời ngắn ngủi nhưng với sự miệt mài
trong lao động nghệ thuật, Nam Cao đã đạt được những thành công nhất định

13
trong sự nghiệp văn chương của mình. Với những đóng góp to lớn cho nền văn
học hiện thực phê phán Việt Nam, Nam Cao xứng đáng là một nhà văn lớn được
độc giả mọi thời đại yêu mến. Tên tuổi và những tác phẩm của ông có sức sống
mãnh liệt vượt thời gian và ngày càng bộc lộ thêm những phẩm chất mới.
Chúng ta càng thêm yêu quý ông, một tâm hồn trung thực mà cao đẹp trong
cuộc đời cũng như trên trang sách. Một nhà văn – chiến sĩ với ý nghĩa đích thực
và trọn vẹn của danh hiệu này.




14
CHƯƠNG 2. NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945. Những tác phẩm của Nam Cao phần lớn ra đời trong những năm Chiến
tranh thế giới lần thứ hai, đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện
thực phê phán trong một thời kì tưởng chừng như bế tắc. Nam Cao bước chân

vào con đường văn chương khi trên văn đàn, dòng văn học hiện thực phê phán
đã xuất hiện những nhà văn tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng … nhưng tên tuổi của Nam Cao không bị lu mờ.
Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Nam Cao đã không dẫm lên lối
mòn của những người đi trước. Những tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân
thật cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến, và thể hiện
sinh động thân phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu tư sản nghèo và nông
dân những năm 1940 – 1945.
Ngoại hình là diện mạo, vẻ bề ngoài của con người. Trong các sáng tác của
Nam Cao trước Cách mạng, ông hay viết về vẻ bề ngoài của con người để từ đó
đi khai thác hoàn cảnh, tính cách và số phận của nhân vật. Với hiện thực đói
nghèo đi sâu vào từng làng quê Việt Nam, do vậy hình dáng con người trong các
tác phẩm của Nam Cao từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều gầy gò, ốm yếu và có
phần xấu xí, nhếch nhác. Nhưng đằng sau những hình dáng xấu xí ấy lại là
những số phận con người khác nhau và những phẩm chất khuất lấp sau hình
dáng ấy.
2.1. Ngoại hình nhân vật mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, lại ở một vùng mà bọn
cường hào ác bá chia bè kéo cánh, đục khoét bóc lột người dân, Nam Cao am
hiểu thấm thía số phận của những người nông dân nghèo khổ. Lúc Nam Cao
bước vào con đường văn học, cũng là lúc xã hội Việt Nam chao đảo, ngột ngạt
và bế tắc nhất. Các giai cấp bị phân hóa dữ dội. Đời sống của người nông dân bị
đe dọa hơn bao giờ hết. Viết về người nông dân trong thời kì cùng quẫn, bế tắc
này, Nam Cao không dừng lại ở những hiện tượng bề mặt, ông cố gắng đi sâu
vào bản chất của sự vật và bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương đối với những
tâm hồn lao khổ.
Viết về ngoại hình của các nhân vật trong truyện ngắn trước Cách mạng,
Nam Cao đã miêu tả nhân vật của mình có hình hài, diện mạo riêng, mỗi nhân
vật có một diện mạo khác nhau, không ai giống ai. Điều đó thể hiện tài năng của


15
nhà văn trong việc xây dựng nhân vật. Hình dáng diện mạo của những nhân vật
trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng là những hình ảnh cụ thể,
chân thực rất gần gũi với cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ.
Trong những xóm làng tiêu điều, xơ xác, tối sầm vì vấn đề miếng cơm
manh áo, ta ít bắt gặp những hình dáng con người cao sang với quần áo chỉnh tề,
gọn gàng, sạch đẹp, ta cũng khó gặp hình ảnh những đứa trẻ với những khuôn
mặt vui tươi, hồn nhiên, ngây thơ. Cuộc sống nghèo khổ với sự hành hạ của
bệnh tật, của cái đói triền miên đã khiến họ thành những con người gầy gò, ốm
yếu, tiều tụy. Nam Cao thường hướng ngòi bút miêu tả của mình vào những con
người nghèo khổ với những gì xấu xí, nhếch nhác và có phần bẩn thỉu. Người giàu
có không phải không có người xấu nhưng Nam Cao viết về sự xấu xí của con
người tập trung ở những người nghèo khổ, vì ông muốn qua đó tô đậm nhận thức
con người về cảm giác ghê sợ, khinh bỉ đã từng có ở mỗi người khi bắt gặp những
hình ảnh xấu xí. Nhưng điểm thành công của nhà văn là đã hướng người đọc vào
những phẩm chất tốt đẹp và đáng trân trọng trong con người đằng sau vẻ bề ngoài
đó. Đi sâu khai thác ngoại hình của các nhân vật trong truyện ngắn của mình, Nam
Cao muốn phản ánh hiện thực thông qua chính ngoại hình đó của nhân vật, đó là
hiện thực về những số phận không may mắn, hiện thực về những con người nghèo
khổ, và qua ngoại hình phản ánh sự tha hóa của nhân vật.
2.1.1. Ngoại hình xấu xí – hình ảnh của những con người không may
mắn.
Viết về những nhân vật có số phận không may mắn, Nam Cao đặt ngòi bút
của mình vào những con người chịu nhiều thiệt thòi ngay từ chính vẻ ngoài của
mình, họ không may mắn được trời phú cho một hình dáng mà khi người khác
nhìn phải trầm trồ, ngợi khen, thậm chí họ cũng không may mắn có được một
khuôn mặt bình thường như những con người bình thường khác trong xã hội.
Mà họ lại mang trên mình một khuôn mặt rất xấu xí “ma chê quỷ hờn”, một vóc
dáng “phục phịch”. Nhưng qua vẻ bề ngoài đó, Nam Cao đi sâu khai thác về bi
kịch cuộc sống của họ, ông lí giải nguyên nhân tại sao họ lại ra nông nỗi như

vậy để nói lên nỗi thống khổ của người nông dân và qua đó thấy được tiếng nói
cảm thông đối với những người là nạn nhân trong xã hội lúc bấy giờ.
Sinh ra ai cũng mong mình có được khuôn mặt bình thường như những
người khác trong xã hội, nhất là những người phụ nữ. Nhưng những nhân vật
của Nam Cao lại có không ít những người mang một vẻ ngoài thiệt thòi như Thị
Nở, mụ Lợi, Nhi hay Lang Rận Tất cả những nhân vật này đều có chung một
điểm là vô cùng xấu, xấu đến mức khi nhìn những khuôn mặt ấy người ta lại

16
liên tưởng đến những con vật. Và họ đều có chung một số phận là bất hạnh ngay
từ chính vẻ ngoài của mình.
Thị Nở trong Chí Phèo là một người phụ nữ thậm xấu, có thể nói không
còn ai có thể xấu bằng: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công:
nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó
lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn
được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ
người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành
bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua với cái
mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu
thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quết trầu sánh lại, che
được cái màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý
hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu” [11;32]. Thị
Nở cũng như nhiều nhân vật khác trong truyện ngắn của Nam Cao là nạn nhân
của định kiến xã hội khi Thị Nở là dòng giống của mả hủi cùng với ngoại hình
“ma chê quỷ hờn” và thêm tính dở hơi, Thị Nở bị cả làng xa lánh. Vì vậy, thị bị
bỏ rơi ngay chính trên quê hương của mình, thị không được nhận tình yêu
thương của con người dành cho con người mà phải chịu cảnh sống cô độc, bơ
vơ bên một người cô khó tính, mà đôi lúc vì tính dở hơi nên Thị Nở cũng quên
mất mình còn có một người cô. Có thể nói Thị Nở là một người vô tư thái quá
và có phần vô tâm, thị có thể ngủ “bất cứ ở đâu hay đang làm gì”. Vì sao Thị

Nở lại trở thành một con người như vậy? Nam Cao khi viết về nhân vật này, ông
không xa lánh, không cười đùa trước ngoại hình bất hạnh của Thị Nở mà trong
cách viết của Nam Cao, ta thấy tấm lòng thương cảm dành cho nhân vật này.
Ông giải thích chính sự xa lánh, ghẻ lạnh, coi Thị Nở như một con vật của dân
làng đã khiến thị phải sống một cuộc sống cô độc, không có một ai bên cạnh để
nói chuyện, giãi bày tâm tư trong lòng mình, chính vì chỉ suốt ngày lủi thủi một
mình như vậy nên chuyện thị trở nên dở hơi có lẽ không phải là chuyện lạ.
Ngoài ba mươi tuổi nhưng thị vẫn chưa được biết thế nào là hai tiếng “vợ
chồng”, giá như Thị Nở giàu có mà không phải là một người nghèo thì có lẽ thị
cũng đã có một tấm chồng dù không xuất phát từ tình yêu nhưng ít nhất Thị Nở
cũng được hưởng quyền làm vợ, làm mẹ, chứ không phải một cuộc sống cô đơn
như hiện tại. Nhà văn đã cho người đọc thấy được cái khao khát được hưởng
một cuộc sống hạnh phúc lứa đôi như bao người vẫn mơ ước trong nhân vật này
khi để cho Thị Nở gặp gỡ với Chí Phèo, thị đã có những phút giây hạnh phúc
mà khi nhớ lại thì “Thị cười, thị thấy không buồn ngủ, và thị cứ lăn ra lăn vào”,
và Thị Nở khi được nghe đến tiếng “vợ chồng” thì lại thấy “ngường ngượng mà

17
thinh thích”. Hóa ra bao lâu nay không phải thị sống vô tư một mình, không
màng đến chuyện lập gia đình mà chính vì mặc cảm về số phận mang trên mình
một ngoại hình bất hạnh cùng với sự ghẻ lạnh, xa lánh của mọi người, nên thị cứ
âm thầm sống như vậy để rồi khi gặp được cơ hội, thì khao khát ấy lại bùng lên
dữ dội trong con người thị.
Cũng bất hạnh với vẻ ngoài xấu xí, mụ Lợi trong Lang Rận cũng không
may mắn khi có một ngoại hình “không một người đàn bà nào có thể xấu hơn,
Mụ béo trục, béo tròn, mặt rỗ như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, má đen như
thằng quỷ” [11;234]. Vì sở hữu một ngoại hình như vậy, nên dù mụ Lợi hiền
lành lắm thì vẫn bị mọi người thấy đáng sợ, tên của mụ người ta vẫn lấy ra để dọa
trẻ con “hơi trẻ nhà nào khóc, người ta lại bảo: “Nín đi! Nín đi! Mụ Lợi kia kìa…”
[11;235]. Mụ cũng là một con người bình thường nên cũng có những nhu cầu rất

đỗi bình dị là được nói chuyện với mọi người. Nhưng dường như không ai coi mụ
là một con người, mụ chẳng có ai để mà nói chuyện cả. Nên mụ trở thành một con
người im lặng “ai cười, ai nói mặc”. Cũng như Thị Nở, mụ Lợi cũng có những
khao khát rất đỗi đời thường là được có một tổ ấm gia đình. Nhưng số phận bất
hạnh của mụ lại đáng thương hơn khi mụ bị người khác lợi dụng, mụ cũng được
người ta hỏi về làm vợ nhưng mụ không có được cuộc sống gia đình bình thường
mà mụ chỉ được người ta lấy về vì họ nghĩ có thể bòn rút được ít nhiều tiền của mà
mụ đi ở có được, thêm nữa vì mụ chăm làm, nên lấy mụ về coi như dùng một đứa
ở. Thật xót xa cho thân phận của một con người.
Là một con người, nhu cầu giao tiếp, trao đổi với người khác là một
chuyện hết sức bình thường, và mụ Lợi cũng vậy, mụ cũng muốn được nói
chuyện với mọi người nhưng chị em bà cửu lại không hề coi mụ là một con
người vì thế cứ mỗi khi mụ Lợi nói leo là “bà cựu mắng như băm, như bổ vào
mặt cho” nên dần dần mụ Lợi trở thành một con người im lặng và nín nhịn tất
cả. Tuy đã một lần đau khổ vì bị người ta lợi dụng lấy làm vợ, nhưng mụ Lợi
vẫn khao khát tìm được một người yêu thương mình để lấy làm chồng. Và khi
gặp Lang Rận, một con người không lấy gì là đẹp đẽ về ngoại hình thậm chí với
vẻ ngoài của ông lang này còn mang đến cho mọi người cảm giác ghê sợ thì mụ
như tìm thấy được niềm vui trong cuộc sống, mụ được chuyện trò, được hỏi
thăm về tình hình bệnh của mình với ông lang, và mụ cũng biết thẹn, cũng biết
tủm tỉm cười rồi nhìn trộm ông lang. Nhưng mụ lại là một con người vô tâm hết
sức, đỉnh cao của sự vô tâm đó là khi nhân tình của mụ treo cổ tự tử thì mụ “vẫn
còn nằm ngủ, miệng há hốc và ngáy to như xẻ gỗ”. Đọc đến đây ta thấy hiện lên
một mụ Lợi vô cùng đáng thương, vì sống lâu trong sự xa lánh của xã hội đã
khiến mụ trở thành một con người vô tâm như vậy, có ai trong xã hội ấy nhìn

18
nhận mụ như một con người thực thụ vì vậy mụ Lợi trở thành một con người
đơn giản, ít suy nghĩ, mụ đã lờ đi tất cả để sống. Bây giờ khi gặp được người có
thể chia sẻ với mụ thì lại bị dòm ngó, mang chuyện của mụ ra để giễu cợt. Đọc

đến đây, ta thấy ngòi bút Nam Cao bênh vực cho chính con người này, đồng
thời ông cũng lên án tố cáo cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã
chà đạp lên quyền sống của những con người vô tội và đáng thương trong xã
hội. Tiếng khóc của mụ Lợi chính là sự dồn nén của những nỗi đau trong cuộc
sống, nước mắt ấy chính là nỗi đau đớn tột cùng khi biết mình bị mất mát cái
hạnh phúc mà từ rất lâu mụ chờ đợi. Nó vừa được nhen nhóm thì đã bị tước
đoạt. Khi miêu tả nỗi đau của mụ Lợi, nhà văn đã so sánh với cảm giác của một
con chó mất tự do “khóc rống lên như một con chó chưa quen xích”, phải rống
lên điên đảo để thấy nỗi đau của mụ lớn lao đến nhường nào. Tiếng khóc của
mụ Lợi là sự thương thân, thương người. Như vậy, đằng sau một con người
tưởng như vô tâm, hời hợt vẫn là bản chất người tốt đẹp. Ở họ vẫn có sự khao
khát, vẫn tồn tại tình thương. Đó cũng chính là sự ngậm ngùi, xót thương của
nhà văn đối với thân phận con người. Là hiện thực xã hội đen tối mà Nam Cao
lên tiếng để đánh đổ hủ tục, định kiến, đánh đổ sự miệt thị con người.
Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên cũng là một người có hình dáng
khiến người khác khi nhìn cảm thấy rùng mình: “Anh chàng có cái mặt trông dơ
dáng thật. Mặt gì mà nặng trình trịch như mặt người phù, da như da con tằm
bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn, lại gồ
lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên, bịt gần kín hai cái
lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè. Nhưng cũng chưa tệ bằng lúc anh
cười. Bởi vì lúc anh cười thì cái trán chau chau, đôi mắt đã híp lại híp thêm hai
mí gần như dính tịt lại với nhau, môi càng lớn thêm lên, mà tiếng cười, toàn
bằng hơi thở, thoát ra khìn khịt. Trời đất ơi! Cái mặt ấy dẫu cho mỗi ngày rửa
ba lượt xà phòng, bà cựu trông thấy vẫn còn buồn mửa. Huống chi anh chàng
lại bẩn gớm, bẩn ghê. Có lẽ mỗi buổi sáng, ra cầu ao, anh chỉ nhúng mấy ngón
tay, rửa độc một tí đầu mũi mà thôi. Mặt anh mốc meo lên. Còn quần áo thì gố
ghỉnh, mắt thì đầy ghỉ, đứng cách ba thước còn ngửi thấy mùi chua, mà rách
rưới, mà mất cúc, mà sứt chỉ, mà lôi thôi lếch thếch. Không hiểu anh ta chỉ có
một bộ quần áo hay sao mà từ ngày đến nhà bà đến giờ vẫn chửa thay. Hèn chi
mà rận lắm hơn giòi. Chúng bò lổm ngổm cả xuống cái giường của anh nằm”

[11;231]. Cũng như mụ Lợi, nhân vật Lang Rận vất vưởng sống trong rách rưới,
đói nghèo bên cạnh những kẻ chỉ “tơ tuốt suốt ngày, nói đùa bỡn suốt ngày,
cười hi hí và phát vào lưng nhau đồm độp” [11;234] . Lang Rận phải nhẫn nhục
họ “khinh bỉ, lườm nguýt, phỉ nhổ, cười nhạo, chế diễu đủ trăm hình trăm cấp”

19
[11;234]. Cái mong ước nhỏ nhoi: “được ngồi với họ, được nghe họ nói, họ
cười, được đóng góp với họ một vài câu nói của anh” [11;234] mà cũng không
được. Cuộc gặp gỡ của anh với mụ Lợi – “một người đàn bà mà không có
người đàn bà nào có thể xấu hơn” bị những con mắt tò mò thành kiến phát hiện.
Không thể sống trong nhục nhã, anh đã tìm đến cái chết thật thê thảm: “Ông
thắt cổ bằng cái ruột tượng gốc của mụ Lợi: cái mặt ông đọng máu sưng lên
bằng cái thớt. Cái đầu ông nghẹo xuống như cái đầu một thằng bé khi nó dỗi
trông thật là thiểu não” [11;242].
Viết về những số phận không may mắn vì mang một vẻ ngoài xấu xí còn
có Nhi trong Nửa đêm “người phục phịch quá, giá có phải lợn thì bán được đến
hai mươi đồng. Bàn chân to và đầy hùm hụp, nhấc được lên kể đã khó nhọc, cái
mặt chỉ thịt rồi lại thịt. Hai má phị, cái mũi to mà lỗ lại nhỏ, gần như đặc mắt
không còn chỗ để phô ra, cái mi mắt đủ dầy như một cái môi, và cái môi thì dày
như không có cái gì dày đến thế…” [11;435] vì nhà nghèo Nhi trở thành con
nuôi cho nhà bà cửu Hòa, quanh năm bán sức lao động cho nhà người ta mà
không biết cuộc đời của mình sẽ ra sao. Nhi chính là hiện thân của rất nhiều
những người nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ vì miếng cơm manh áo phải
bán mình làm con ở cho nhà người khác. Nhi làm quen, bắt chuyện với Đức vì
cảm mến đức tính chăm chỉ của anh, hơn hết Nhi cảm thấy thương Đức và
thương cho chính số phận của mình. Nhi hiểu rằng với ngoại hình xấu xí, lại
nghèo khổ, cô khó có thể lấy được ai, vì thế cô đến với Đức với mong muốn có
được một mái ấm gia đình, nhưng cái mong ước ấy của Nhi không bao giờ trở
thành hiện thực vì chính xã hội Nhi đang sống đã làm mất đi quyền tự do của
biết bao con người.

Tất cả những nhân vật mang ngoại hình xấu xí đều là những con người bất
hạnh từ ngay chính vẻ ngoài của mình, nhưng họ luôn mang trong mình những
khao khát được sẻ chia, được yêu thương vì họ đơn thuần vẫn là những con
người. Đi miêu tả những bộ mặt xấu xí của nhân vật: Thị Nở, mụ Lợi, Lang
Rận, Nhi … đặc biệt là những người phụ nữ vốn được coi là phái đẹp trong cuộc
sống này, Nam Cao không miêu tả với thái độ mỉa mai hay cười nhạo họ mà đó
chính là sự cảm thông chia sẻ của nhà văn với những nhân vật này. Đồng thời
Nam Cao muốn nhấn mạnh đến những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người
mới chính là giá trị đích thực tạo nên một con người.



20
2.1.2. Ngoại hình nhếch nhác – hình ảnh của những con người nghèo
khổ.
Nếu như hiện thực bủa vây xung quanh Nguyễn Công Hoan giống như một
sân khấu trò hề đầy rẫy những mâu thuẫn trớ trêu, nhìn vào đâu nhà văn cũng
thấy sự giả dối, bịp bợm, nghịch cảnh, phi đạo lí; hiện thực vây quanh Vũ Trọng
Phụng là một xã hội “chó đểu”, “vô nghĩa lí” đầy những biến cố quay cuồng
đến đảo điên, chóng mặt, nhốn nháo như những con rối mà kẻ giật giây là quyền
lực vạn năng của đồng tiền thì hiện thực vây quanh Nam Cao là một hiện thực
tù túng, ngột ngạt làm hủy hoại nhân tính, bóp nghẹt sự sống và những khát
vọng chân chính, đẩy họ vào tình trạng chết mòn không lối thoát. Nam Cao,
trong những tác phẩm của mình đã thể hiện được cái không khí oi bức đến ngột
thở, đầy khắc khoải trước hiện thực đã ở tận cùng của sự thối nát đang trong cơn
quằn quại lột xác để đổi thay: “Buổi chiều rất nặng nề. Trời oi bức lạ. Một gợn
gió cũng không. Vũ trụ như chín nẫu, âm ỉ tan ra thành một thứ nước đặc, hâm
hấp nóng. Người ta chìm trong cái nồng nực ẩm ướt ấy như con sâu uể oải bơi
trong quả thối” (Giờ lột xác).
Nhà văn hiện thực Nam Cao am hiểu và thấm thía những cảnh sống cơ cực

của người dân trong xã hội ngột ngạt và bế tắc ấy, vì vậy ông thường viết về
những nhân vật nghèo khổ trong xã hội, mỗi người một hoàn cảnh sống khác
nhau nhưng đó đều là những bi kịch đau khổ vì hoàn cảnh nghèo đói phải vật
lộn với miếng cơm manh áo để duy trì sự sống của bản thân và gia đình họ.
Nhân vật anh Đĩ Chuột trong truyện ngắn Nghèo là một ví dụ tiêu biểu. Vì
bệnh tật, vì nghèo đói đã khiến anh có một thân hình thật đáng sợ “cái mặt hốc
hác và màu da đã xanh lại xanh thêm. Mái tóc dài xõa xuống tai và cổ, hai con
mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ
thở khiến anh có cái vẻ đáng sợ của con ma đói” [11;7]. Hướng ngòi bút vào
thế giới bên trong của con người, tập trung miêu tả tâm lí nhân vật, đặc điểm nổi
bật đó của ngòi bút Nam Cao có quan hệ mật thiết với sự thức tỉnh sâu sắc về ý
thức cá nhân của một thế hệ nhà văn từ đầu thế kỉ XX, đặc biệt là từ năm 1930 –
1945. Khác với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao trong sáng tác
của mình đã dựng lên một nông thôn nghèo đói, xơ xác, hoang vắng, heo hút
trong đó, người nông dân qua cuộc sống hàng ngày của họ có một số phận hết
sức bi thảm. Những gia đình nông dân, không nhà nào yên ấm; nhà nào cũng tan
tác chia lìa. Bất hạnh gõ cửa từng nhà. Nhân vật anh Đĩ Chuột trong truyện ngắn
Nghèo là nạn nhân của bệnh tật, của đói nghèo đã biến anh từ một người đàn
ông lẽ ra là trụ cột chính trong gia đình, phải gánh vác trách nhiệm cùng với vợ

21
mình nuôi các con khôn lớn và trưởng thành thì giờ đây chính anh lại trở thành
gánh nặng của vợ con mình. Cái đói khổ đã khiến thân hình anh chỉ còn là “bộ
xương bọc da” khiến ngay cả con anh cũng cảm thấy sợ khi nhìn thấy. Anh thật
đau lòng khi biết vợ con mình phải ăn cám, anh xót thương cho những đứa con
anh đã phải chịu khổ từ khi còn ở trong trứng. Ý thức được rằng mình chính là
gánh nặng cho vợ con anh đã chọn cách giải thoát bằng cái chết. Trong con
người anh lúc bấy giờ là một quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sự sống
và cái chết. Anh “thấy lòng chua xót, nước mắt giàn ra hai má lõm”, nhưng
không còn cách nào khác anh đĩ Chuột trong truyện ngắn Nghèo buộc phải thắt

cổ tử tự để đỡ gánh nặng cho vợ con. Cái chết thật là thảm thương: “Cái bộ
xương bọc trong da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn giật
từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng” [11;10]. Một cái chết thật đau đớn
về tinh thần và thể xác, qua đó cho ta thấy sự thương cảm của tác giả dành cho
nhân vật. Nhà văn không trách móc vì anh đã không gánh vác được trách nhiệm
với gia đình mà phải chọn cái chết để giải thoát cho bản thân cũng như bớt đi
gánh nặng với gia đình, mà ngược lại Nam Cao đã cho bạn đọc thấy được tình
cảnh khó khăn đến tột cùng của gia đình anh Đĩ Chuột, những giằng xé trong
tâm can anh với mong muốn được sống nhưng lại đau khổ dằn vặt khi mình
không thể giúp gì cho vợ, cho con mà còn làm khổ những con người tội nghiệp
ấy hơn.
Viết về người nông dân, Nam Cao thường xuyên đụng chạm đến vấn đề
miếng ăn, một trong những vấn đề nhức nhối của dân tộc ta. Nước ta, trước
Cách mạng, triền miên trong nạn đói. Cái đói là một sự thực “tàn nhẫn”, một
nỗi khủng khiếp, đầy ám ảnh. Cũng viết về miếng ăn, nhưng nếu Vũ Bằng chủ
yếu miêu tả miếng ngon qua những ấn tượng sâu sắc về cảm giác và vị giác,
Nguyễn Tuân lại không nhấm nháp miếng ăn bằng vị giác mà chủ yếu tiếp cận
nó từ bình diện văn hóa, thẩm mĩ thì Nam Cao viết về cái đói, miếng ăn như một
nỗi nhục nhã, ê chề làm hủy hoại cả nhân phẩm và nhân tính của con người.
Ông nói tới miếng ăn như là cái nhục hơn là cái khổ, tuy là cái nhục của những
người cùng khổ.
Những người phụ nữ trong tác phẩm của Nam Cao quanh năm thui thủi
làm lụng, vật lộn với đói khát đã biến hình dáng của họ thành những người phụ
nữ trông thật thảm thương và tội nghiệp như người vợ anh Hiệp trong Sao lại
thế này “đét đóng, gầy guộc, đầu bù tóc rối, quần áo lôi thôi, mặt ngơ ngác, da
xanh bủng, cả ngày chả nói một câu, mà ăn thì thô tục, thì cắm mặt chẳng lúc
nào rời cái bát. Mới chỉ trông đã ghét!” [11;153]. Thị còn thật thảm hại khi rơi
vào tình trạng thường xuyên bị đói. No dồn đói góp khiến lúc nào chị cũng

×