Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Văn hóa ẩm thực trong tác phẩm miếng ngon hả nội của vũ bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.62 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ HOA

VĂN HÓA ẨM THỰC
TRONG TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI
CỦA VŨ BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

NGUYỄN THỊ NHƯ HOA

VĂN HÓA ẨM THỰC
TRONG TÁC PHẨM MIẾNG NGON HÀ NỘI
CỦA VŨ BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Phương Hà



HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Phương Hà, người đã tận
tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cám ơn đến những người thân: gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp... đã luôn động viên, giúp đỡ tôi để khóa luận được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Như Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
ThS. Nguyễn Phương Hà, tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn
trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình
nghiên cứu nào đã công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Như Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu


5

6. Đóng góp khóa luận

5

7. Cấu trúc khóa luận

5

NỘI DUNG

6

Chương 1: Những vấn đề chung

6

1.1. Ẩm thực và văn hóa Việt

6

1.1.1. Khái niệm văn hóa

6

1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực

7


1.1.3. Ẩm thực trong tác phẩm văn học

8

1.2. Cuộc đời, sự nghiệp tác giả Vũ Bằng

11

1.2.1. Cuộc đời

11

1.2.2. Sự nghiệp

12

1.3. Tác giả Vũ Bằng và thể kí

14

1.3.1. Khái niệm kí

14

1.3.2. Đặc trưng thể kí

15

Chương 2: Văn hoá ẩm thực trong tác phẩm của Vũ Bằng


18

2.1. Văn hóa ẩm thực, đề tài tâm huyết của Vũ Bằng

18

2.2. Ẩm thực một phương diện văn hoá trong tác phẩm Miếng ngon

19

Hà Nội


2.2.1. Sự phong phú trong các món ăn

19

2.2.2. Nghệ thuật kết hợp giữa nguyên liệu và cách chế biến

23

2.2.3. Nghệ thuật thưởng thức văn hoá ẩm thực

26

2.2.4. Văn hoá ẩm thực và bóng dáng cố nhân

35

2.2.5. Văn hóa ẩm thực - nỗi lòng thầm kín của con người xa quê, xa xứ


37

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện văn hoá ẩm
thực trong Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng

42

3.1. Giọng điệu trữ tình da diết

42

3.1.1. Giọng điệu ngợi ca, trân trọng người đầu bếp tài hoa nghệ sĩ

42

3.1.2. Giọng điệu đối thoại tâm tình

45

3.2. Ngôn ngữ thi vị trữ tình

48

3.2.1.Từ ngữ gợi hình, gợi cảm

48

3.2.2. Sự đa dạng trong cấu trúc câu


50

3.3. Một số biện pháp tu từ

52

3.3.1. Biện pháp so sánh

52

3.2.2. Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

54

KẾT LUẬN

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vũ Bằng (1913 -1984) trước khi đến với bạn đọc với tư cách một
nhà văn, người ta biết đến ông nhiều hơn với tên gọi “chiến sĩ tình báo”. Đến
năm 2000, ông mới được Cục Công an - Bộ Quốc phòng công nhận công lao

với tổ quốc, trả lại danh dự thì Vũ Bằng mới trở thành điểm sáng của văn học
Việt Nam. Nhắc tới Vũ Bằng, chúng ta nhớ tới một con người tài năng về
nhiều mặt: phê bình, báo chí, nghiên cứu. Đặc biệt trong lĩnh vực văn chương,
ông có nhiều đóng góp to lớn. Hơn năm mươi năm cầm bút, Vũ Bằng đã để
lại trong lòng bạn đọc những tác phẩm đỉnh cao: Thương nhớ mười hai, Bốn
mươi năm nói láo, Món lạ miền Nam… Có thể khẳng định rằng, Vũ Bằng đã
có nhiều cống hiến trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của văn học Việt Nam.
1.2. Vũ Bằng được coi là một hiện tượng độc đáo của văn học nước
nhà. Trong sự nghiệp sáng tác ông thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn,
tiểu thuyết… Đặc biệt là thể kí. Trong phạm vi nghiên cứu, người viết đi vào
tìm hiểu thể loại kí qua tác phẩm Miếng ngon Hà Nội. Đây là một trong
những tác phẩm thành công của Vũ Bằng khi viết về đề tài ẩm thực, tiêu biểu
cho thể hồi kí trữ tình mà ông là người đi tiên phong.
1.3. Nhắc đến ẩm thực là nói về sự gần gũi, quen thuộc. Nó được sinh
ra để phục vụ cuộc sống của con người. Không đơn thuần là món ăn, cách ăn
mà ẩm thực còn là yếu tố khẳng định nét riêng trong văn hóa của mỗi dân tộc.
Đặc biệt đối với người Hà Nội, đây là một trong những yếu tố góp phần bảo
vệ nét truyền thống không dễ gì lặp lại ở bất kì mảnh đất nào. Do vậy bảo tồn
giá trị truyền thống trong văn hóa ẩm thực là một trong những nhiệm vụ cần
thiết mà chúng ta cần giữ gìn trong nhịp sống hiện đại hôm nay.
Từ những lí do trên, người viết lựa chọn tên đề tài: Văn hóa ẩm thực
trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. Từ đó, đề tài

1


góp phần vào công cuộc giữ gìn nét bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời khẳng
định giá trị văn chương của Vũ Bằng đối với văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề

Vũ Bằng là người có số phận cuộc đời và văn nghiệp éo le nhất trong
các nhà văn hiện đại Việt Nam. Do vậy trong một thời gian dài, việc nghiên
cứu về các sáng tác của ông hầu như bị rơi vào quên lãng. Chỉ sau khi Vũ
Bằng qua đời (8.4.1984), được trả lại danh dự thì cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của ông mới trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình
văn học.
Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là nhà văn Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn
Nhà văn hiện đại (Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1942). Tác giả khẳng định: tiểu
thuyết của Vũ Bằng: “rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả
cảnh và nhân vật” [17, tr.91].
Đến 1969, tác giả Thượng Sỹ có thêm bài viết về Vũ Bằng trong lời
giới thiệu tác phẩm Bốn mươi năm nói láo. Tác giả cho rằng tác phẩm là:
“lịch sử một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này”. Ông
đã đánh giá cao tài năng làm nghệ thuật của Vũ Bằng.
Trong tác phẩm Mười khuôn mặt văn nghệ (1970) với bài viết: Vũ Bằng
người trở về từ cõi đam mê nhà nghiên cứu Tạ Tỵ đánh giá Vũ Bằng là một
trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ của nền văn học nghệ
thuật Việt Nam bên cạnh các tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Tuân, Vũ
Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Văn Cao...
Từ 1991 đến 1999, tên tuổi Vũ Bằng xuất hiện nhiều hơn trên các trang
báo: Văn nghệ, Sài gòn, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí Minh, Người Hà
Nội với một số bài viết của các nhà nghiên cứu như: tác giả Nguyễn Thị
Thanh Xuân với Khúc ca cảm hoài của người tình nhân, GS. Đặng Anh Đào và
Tháng ba, đi tìm thời gian đã mất… Tuy nhiên các bài viết này chưa thực sự
đi sâu vào nội dung tác phẩm mà chủ yếu ghi lại những kỉ niệm, ấn tượng,
minh oan cho cuộc đời Vũ Bằng.

2



Năm 2000, Tuyển tập Vũ Bằng cùng với bài giới thiệu Nhà văn Vũ
Bằng - người lữ hành đơn côi của tác giả Triệu Xuân ra đời. Bài viết cũng đã
chỉ ra một số khía cạnh về cuộc đời, văn nghiệp và những đóng góp của Vũ
bằng cho văn học Việt Nam. Điều này đã đưa Vũ Bằng và tác phẩm của ông
đến gần hơn với công chúng. Năm 2005, tác giả cũng đã cho biên tập lại và ra
mắt tác phẩm Vũ Bằng toàn tập góp phần khẳng định tài năng của Vũ Bằng
với nền văn học nước nhà.
Nghiên cứu về Vũ Bằng, chúng ta không thể không nhắc tới những
đóng góp của tiến sĩ Văn Giá với công trình: Vũ Bằng bên trời thương nhớ
(Nxb Văn hóa Thông tin ấn hành, Hà Nội, 2000). Trong cuốn sách này, theo
thống kê của tác giả Văn Giá mới chỉ tìm thấy hai sáu bài viết về cuộc đời và
sự nghiệp của Vũ Bằng. Tác giả nhận định việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
việc phác thảo bước đầu về Vũ Bằng.
Năm 2002, tác giả Văn Giá tiếp tục sưu tầm và tuyển chọn những tác
phẩm của Vũ Bằng trong cuốn: Vũ Bằng - mười chín chân dung nhà văn
cùng thời. Cuốn sách này khẳng định Vũ Bằng là một nhà văn thành công ở
nhiều thể loại: kí, tiểu thuyết, truyện ngắn.
Đến năm 2004, cùng với sự ra đời của: Vũ Bằng - mười bốn gương
mặt nhà văn đồng nghiệp (Nguyễn Ánh Ngân sưu tầm - biên soạn). Tác
phẩm ra đời đã góp phần khẳng định vị trí quan trọng của Vũ Bằng trong nền
văn học Việt Nam.
Gần đây, có một số luận văn thạc sĩ tìm hiểu về Vũ Bằng: Hồi kí Vũ
Bằng của tác giả Lê Thị Lệ Thủy, Vũ Bằng với thể chân dung văn học của
Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng
tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng của Đặng Thị Huy Phương...
Các bài viết bước đầu đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm của Vũ Bằng.
Đến năm 2008, trong bài viết Mỹ học ẩm thực của Vũ Bằng qua hai
tập kí Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai đăng trên tạp chí Non

3



Nước số 137, Chế Diễm Trâm đã có cái nhìn khá sâu sắc và toàn diện về mỹ
học ẩm thực của Vũ Bằng. Trong tác phẩm, tác giả phân tích, so sánh, tổng
hợp rồi rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau trong thú ẩm thực giữa
Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
Từ sự tổng hợp trên, người viết đưa ra một vài kết luận sau:
Thứ nhất, Vũ Bằng là nhà văn có nhiều đóng góp lớn, ở nhiều thể loại
như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí... cho nền văn học hiện đại nước nhà.
Thứ hai, nhìn lại lịch sử nghiên cứu, đã có nhiều bài báo, công trình
nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Vũ Bằng song những bài viết này đề cập
riêng biệt, lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở. Từ việc xác định được tình hình nghiên
cứu về tác phẩm văn chương của Vũ Bằng, thấy được nét đóng góp của nhà
văn trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội, người viết mong muốn tác phẩm sẽ
tiến gần hơn với bạn đọc và góp phần khẳng định giá trị của nó trong hệ thống
tác phẩm kí của nhà văn.
Thứ ba, từ thực tiễn nghiên cứu kí của Vũ Bằng đòi hỏi chúng ta phải có
hướng tiếp cận mới. Kế thừa người đi trước, chúng tôi chọn đề tài: Văn hóa
ẩm thực trong Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng với mục đích chứng minh,
làm rõ vấn đề trên. Qua đó góp phần khẳng định rõ hơn vị rí, vai trò của nhà
văn này đối với văn học nước nhà nói chung và ẩm thực nói riêng. Mặt khác,
khẳng định nét riêng của văn hóa Việt Nam thông qua những trang văn về ẩm
thực Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn Vũ Bằng với văn học và ẩm
thực Việt Nam. Qua đó giúp người đọc thấy được sự độc đáo, riêng biệt trong
thể kí của Vũ Bằng qua tác phẩm Miếng ngon Hà Nội.
- Góp phần giữ gìn, quảng bá ẩm thực Việt đối với người Việt và bạn bè
trên thế giới. Đồng thời, đề tài giúp người đọc hiểu được tình yêu nước tha thiết

của nhà văn.

4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu ẩm thực trong văn hóa Việt.
- Khảo sát và tìm hiểu văn hóa ẩm thực trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội.
- Chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Văn hóa ẩm thực trong tác phẩm Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập hồi kí: Miếng ngon Hà Nội.
Bên cạnh đó, người viết có sự so sánh, đối chiếu tác phẩm trong mối
tương quan với các tác phẩm kí như: Thương nhớ mười hai, Món lạ miền
Nam, Hà Nội băm sáu phố phường, Cốm, Phở... để hiểu một cách kĩ hơn về
văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Vũ Bằng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp thống kê, phân loại
2. Phương pháp tổng hợp, khái quát
3. Phương pháp phân tích
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp khóa luận
- Khóa luận góp phần khẳng định tài năng của Vũ Bằng đối với đề tài ẩm
thực trong văn học Việt Nam nói riêng và thể kí nói chung.
- Thấy được nét độc đáo khi viết về văn hoá ẩm thực của Vũ Bằng so với
những nhà văn cùng thời như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài.
- Đóng góp thiết thực vào việc học tập, nghiên cứu thể loại kí và các tác

phẩm của Vũ Bằng.
7. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Vũ Bằng và văn hóa ẩm thực trong tác phẩm
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong Miếng ngon Hà Nội

5


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Ẩm thực và văn hóa Việt
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa ra đời khẳng định bước tiến của xã hội loài người theo thời
gian. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa
chính là mảnh đất kết tụ những tinh hoa trong suốt chiều dài lịch sử của đất
nước, là nguồn cội sức mạnh đưa dân tộc ấy đi lên.
Người ta biết đến định nghĩa về văn hóa của nhà dân tộc học người
Anh Edward B.Tylor như một định nghĩa đầu tiên mang tính kinh điển, tiêu
biểu về văn hóa. Taylor quan niệm: Văn hóa hay văn minh, được hiểu theo
nghĩa rộng của dân tộc học, là một toàn bộ phức thể bao gồm trí thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và mọi khả năng, tập quán
khác mà con người có được với tư cách một thành viên của xã hội.
Thuật ngữ “Văn hóa” là từ Việt gốc Hán. “Văn” nghĩa là đẹp, “Hóa” có
nghĩa là sự vận động, phát triển toàn diện.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm định
nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự

tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [19, tr.10].
Trong hội nghị toàn thể khóa thứ 31 họp ngày 02/11/2001, UNESCO
đưa ra định nghĩa về văn hóa: Văn hóa phải nên được nhìn nhận như một tập
hợp những nét khác biệt về đời sống tinh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm của
một xã hội hay một nhóm xã hội, nó bao gồm văn học nghệ thuật,thêm vào lối
sống, phong cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.

6


Không có một định nghĩa hoàn chỉnh về văn hóa. Văn hóa là khái niệm
mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau, liên quan
đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Người ta có thể
hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể
hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, cũng có thể hiểu văn hóa như
một trình độ học vấn.
Nghĩa rộng: Văn hóa chỉ toàn bộ các giá trị sản phẩm vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra.
Nghĩa hẹp: Văn hóa thiên về các giá trị văn hóa tinh thần hoặc chỉ mối
quan hệ ứng xử giữa con người và con người.
Vậy nên, văn hóa được coi là cốt lõi, bản lĩnh, bản sắc và những truyền
thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Đó là nét đẹp mà mỗi dân tộc cần gìn giữ, phát
huy nhằm khẳng định vị thế của mình trên trường thế giới .
1.1.2. Khái niệm văn hóa ẩm thực
Trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa: "Ẩm thực" chính là ăn uống, là
hoạt động để cung cấp năng lượng cho con người. Ẩm thực là một trong
những nhu cầu cơ bản của con người để duy trì phát triển sự sống. Như vậy,
văn hóa ẩm thực là một yếu tố tham gia tích cực vào việc phản ánh bản sắc
văn hóa dân tộc.
Trước kia, miếng ăn cốt để no lòng, bây giờ yếu tố ấy còn thể hiện một

triết lí nhân sinh, một nét ứng xử trong cộng đồng. Vì thế, con người đã biết
quan tâm đến tính thẩm mỹ của món ăn: ăn bằng mắt, bằng mũi, bằng tất cả
các giác quan. Các món ăn, thức uống được chế biến, bày biện một cách đặc
sắc, cầu kỳ hơn. Ăn uống đòi hỏi cũng phải có một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy
hay chính là nét văn hóa trong ăn uống của con người. Nó không chỉ là sự tiếp
cận về góc độ văn hoá vật chất mà còn chứa đựng trong đó văn hóa tinh thần.
Vấn đề "ẩm thực" không chỉ là một nhu cầu cần thiết của con người
mà còn là cả một "nghệ thuật", hơn thế còn là cả "một nền văn hóa": "Ai đã

7


bảo ăn uống là một nghệ thuật? Hơn thế, ăn uống là cả một nền văn hóa đấy
chứ!" [4, tr.5]. Nét văn hóa trong ăn uống làm cho con người trở nên thanh
lịch, biết cách ứng xử và giao tiếp hơn.
Văn hóa ẩm thực là những tập quán, khẩu vị của con người, những ứng
xử của con người trong ăn uống cho đến những phương thức chế biến, trình
bày và cách thức thưởng thức món ăn. Hiểu và sử dụng đúng các món ăn sao
cho có lợi cho sức khỏe nhất của gia đình và bản thân, cũng như thẩm mĩ là
mục tiêu hướng tới của mỗi con người. Đồng thời, hiểu rộng hơn văn hóa ẩm
thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể, các đặc trưng diện
mạo về vật chất, tinh thần, trí thức, tình cảm, khắc họa một số nét cơ bản, đặc
sắc của một gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc. Nó chi phối
một phần không nhỏ cách ứng xử, giao tiếp tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy.
Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp
trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa biểu tượng, tâm linh.
Như vậy, con người đã nâng vấn đề ẩm thực lên thành văn hóa, phạm
trù nghệ thuật. Ẩm thực không chỉ là sự tiếp cận về góc độ văn hóa vật chất
mà còn chứa đựng trong đó văn hóa tinh thần, bản sắc của từng dân tộc.Văn
hóa ẩm thực góp phần quan trọng trong công cuộc bảo tồn và giữ gìn những

nét truyền thống của mỗi địa phương, mỗi quốc gia trong thời kì hội nhập.
1.1.3. Ẩm thực trong tác phẩm văn học
Văn học Việt Nam là một dòng chảy liên tục trong chiều dài lịch sử đất
nước. Nhà văn Balzac từng nói: Nhà văn là người thư kí trung thành của thời
đại. Tất cả mọi mặt của đời sống khách quan đều là đối tượng nghiên cứu của
văn học. Trong đó, ẩm thực cũng chính là phương diện mà văn học quan tâm
đến. Trong các giai đoạn phát triển của văn học, đề tài về ẩm thực càng ngày
càng khẳng định được chỗ đứng của mình đối với cuộc sống nói chung và văn
học nói riêng.
Từ trong văn học dân gian, ẩm thực cũng là mảnh đất để các nghệ nhân
dân gian bày tỏ những triết lí sống, quan niệm đạo đức tốt đẹp của dân tộc: ác

8


giả ác báo, cái thiện luôn chiến thắng cái xấu, sống đúng đạo lí làm người.
Trong thế giới của những câu chuyện cổ tích, chuyện Cây khế, Sự tích trầu
cau, Sự tích bánh chưng bánh giày… khuyên con người ta phải có tình nghĩa,
biết yêu thương chia sẻ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Những câu ca
dao của bà của mẹ dạy chúng ta biết yêu từng tấc đất quê hương qua những lời
ca viết về món ăn giản dị bình thường làm ấm lòng người xa xứ:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Thông qua những đồ ăn, thức uống tác giả dân gian dạy cho chúng ta
những bài học giàu tình nghĩa và triết lí nhân sinh sâu sắc. Không chỉ có ý
nghĩa giáo dục, những câu chuyện ấy còn giúp chúng ta hiểu thêm về phong
tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.
Văn học trung đại, ngoài yếu tố thiên nhiên làm bầu bạn thi nhân xưa

còn tìm đến ẩm thực để giãi bày tâm sự của lòng mình. Họ thường lấy những
món ăn thanh tao, dân dã đưa vào thơ để bộ lộ chí, nhàn, thậm chí là sự bất
đắc chí trước thời cuộc. Đó là hình ảnh của những ấm trà ngát hương sen, của
những túi thơ, bầu rượu. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng mượn đồ ăn,
thức uống quen thuộc, gần gũi để ca ngợi cuộc sống thanh nhàn khi về ở ẩn,
nhập mình làm một với núi rừng.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thi sĩ Tản Đà bộc lộ niềm lạc quan tin tưởng trước cuộc sống bằng nụ
cười hóm hỉnh, hài lòng với cuộc sống hiện tại thông qua niềm vui trong cảnh nghèo.

9


Nhà tranh cỏ leo teo mà mát
Cơm dưa muối suông nhạt mà thanh
Đôi khi ngọn cỏ đầu ghềnh
Vui duyên trăng gió, nặng tình cỏ hoa.
(Cảnh vui của nhà nghèo - Tản Đà)
Viết về ẩm thực, ông cha ta quan niệm “tứ thú” được lấy làm thứ ăn
chơi của nhà nho: ăn trầu, uống rượu, hút thuốc, thưởng trà. Qua những đồ ăn,
thức uống ấy, các thi nhân xưa bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước, làng cảnh
Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ của mình trước sự ô trọc,
kệch cỡm của xã hội đương thời.
Đến với văn học hiện đại, bạn đọc đã quen thuộc với các tác phẩm
Trẻ con không được ăn thịt chó của Nam Cao, Thạch Lam với Hà Nội băm
sáu phố phường, Nguyễn Tuân với Phở, hay gần đây có Hoàng Phủ Ngọc
Tường với bút ký về Chuyện cơm hến ở Huế. Ẩm thực không chỉ là phương
tiện để các nhà văn, nhà thơ bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình trước hiện

thực cuộc sống mà còn góp phần tạo nên phong cách riêng của mỗi người.
Tác giả Văn Giá trong công trình nghiên cứu: Vũ Bằng bên trời thương nhớ
đã khẳng định: “Trước miếng ăn, nếu như Thạch Lam hiện ra như một thi
nhân, Nguyễn Tuân như một tao nhân còn Vũ Bằng như một thường nhân”.
Mỗi một nhà văn viết về ẩm thực đều có những cách tiếp cận hoàn toàn mới
mẻ, độc đáo. Nếu như Tản Đà viết về ẩm thực để bộc lộ cái ngông nghênh,
khinh bạc của nhà văn trước cuộc đời thì Thạch Lam viết về ẩm thực như là
những bản nhạc được hòa điệu nhẹ nhàng. Nguyễn Tuân viết về ẩm thực là
viết về cái đẹp, cái tài hoa của người nghệ sĩ.Với Nam Cao, Ngô Tất Tố thì
miếng ăn cũng là miếng nhục cả đời. Riêng Vũ Bằng, viết về ẩm thực là vẽ
một bức tranh, làm một bài thơ trong cảm nhận của một “thường nhân”.
Viết về ẩm thực, Vũ Bằng như một trong những gương mặt không thể
không nhắc tới cùng với Thạch Lam, Nguyễn Tuân tạo nên nét văn hóa ẩm
thực đặc sắc của Hà Nội. Tác giả Chế Diễm Trâm đã có cái nhìn khá sâu sắc

10


và toàn diện về mỹ học ẩm thực của Vũ Bằng. Ông phân tích, so sánh, tổng
hợp rồi rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau trong thú ẩm thực giữa
ba nhà văn. Cuối cùng tác giả khẳng định “viết về ẩm thực đằm thắm và say
mê nhất là Vũ Bằng”. Ông đã tạo dựng nét đẹp văn hóa - lịch sử qua các món ngon.
Tóm lại, có bao nhiêu nhà thơ, nhà văn là có bấy nhiêu tình cảm, bấy
nhiêu cách tiếp cận ẩm thực. Mỗi thời mỗi khác, ẩm thực luôn là điểm đến
của các nhà văn, của những người sành nghệ thuật và của cả bạn đọc muôn đời.
1.2. Cuộc đời, sự nghiệp tác giả Vũ Bằng
1.2.1. Cuộc đời
Cuộc đời Vũ Bằng có nhiều thăng trầm trước những biến động sóng gió
lịch sử. Đây là nhà văn có hoàn cảnh éo le nhất trong những nhà văn hiện đại
của thế kỉ XX.

Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ngày 3/6/1914 tại Hà
Nội. Vũ Bằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học, có truyền thống
khoa bảng nhiều đời ở miền đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình
Giang, tỉnh Hải Dương. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ. Mẹ ông là người
yêu thương con nhưng cũng là người nghiêm khắc trong cách dạy con. Hồi
nhỏ,ông được mẹ gửi vào trường AlbertSarraut - một trường trung học Pháp
nổi tiếng thời đó với mong muốn sẽ cho Vũ Bằng sang Pháp du học, trở thành
thầy thuốc. Ông không trở thành thầy thuốc nhưng đổi lại, Vũ Bằng là một
nhà văn, nhà báo tài năng. Ông sớm ném thân mình vào làng báo với một
niềm đam mê, nhiệt thành và năng khiếu thiên bẩm. Nhưng có lẽ sự lựa chọn
nghề báo cũng là nguyên nhân dẫn đến biết bao biến động phức tạp mà ông
phải trải qua sau này.
Khoảng những năm 1933 - 1934, Vũ Bằng kết hôn với bà Nguyễn Thị
Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Bà hơn ông bảy tuổi, đã có một đời
chồng và bốn đứa con. Người vợ tần tảo, đảm đang ấy sau này trở đi trở lại
trong tác phẩm của Vũ Bằng trong nỗi hoài niệm khôn nguôi.

11


Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến sau
đó ông “dinh tê” về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình
báo cách mạng. Hành động này của ông bị quy kết với với bản án: "Phản bội
nhân dân, phản bội cách mạng”. Nhưng Vũ Bằng đã chấp nhận tất cả những lời
đồn đại, tai tiếng và áp lực của dư luận xoay quanh việc hồi cư để tạo vỏ bọc an
toàn cho cuộc đời hoạt động tình báo của mình.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), Vũ Bằng đã nhập theo
đoàn một số trí thức văn nghệ sĩ và đồng bào công giáo rời Bắc vào Nam. Từ
đó ông chịu thêm một tội danh: theo bọn phản động vào Nam. Đó là cái án
bất thành văn tuyên phạt Vũ Bằng.

Chia tay với gia đình, quê hương vào Nam. Vũ Bằng luôn tin rằng, sau
hai năm sẽ có hiệp thương thống nhất, Bắc Nam sum họp, ông sẽ được về
đoàn tụ cùng gia đình thân yêu. Nhưng niềm tin ấy cứ mờ dần bởi hiện thực
lịch sử đất nước diễn biến quá phức tạp. Hi vọng trong ông biến thành thất
vọng, niềm mong mỏi chìm trong sự bất lực.
Ngày 18-4-1984, nhà văn đã ra đi âm thầm, lặng lẽ như chính cuộc đời
phục vụ cách mạng của mình. Vũ Bằng ra đi khi lịch sử lúc bấy giờ chưa kịp
làm công việc mà lẽ ra đã phải làm từ lâu đó là xác minh sự thực về cuộc đời
ông. Án oan bất thành văn về con người và cuộc đời của Vũ Bằng vẫn đeo
đuổi cả khi ông đã nằm xuống. Cho đến tháng 3-2000, Cục Tình báo chiến
lược quân sự - Bộ Quốc phòng mới xác minh được sự thật về cuộc đời, khôi
phục lại danh dự, nhân phẩm và công lao của Vũ Bằng đối với cách mạng và
nền văn học nước nhà.
Ngày 13 tháng 02 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
1.2.2. Sự nghiệp
Trong suốt cuộc đời làm báo, viết văn của mình, Vũ Bằng đã để lại một
sự nghiệp văn học phong phú trên các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,
nghiên cứu phê bình văn học... Ở thể loại nào ông cũng đạt được nhiều thành công.

12


Về tiểu thuyết, ông đã cho ra đời một số tác phẩm như: Một mình
trong đêm tối (1937), Truyện hai người (1940), Tội ác và hối hận (1940),
Để cho chàng khỏi khổ (1941), Bèo nước (1944).
Bên cạnh tiểu thuyết, ông còn có các truyện ngắn đăng trên Tiểu thuyết
tiêu biểu : Một người bưng mặt khóc, Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người
Kinh, Gặp nhau lại xa nhau, Một người rơi xuống hố, Ngày mai tôi sẽ chết,
Ở đây bán sách cũ, Cây hoa hiên bên bờ sông Na, Tất cả để chiến thắng,...

Vũ Bằng viết một số truyện dài như: Chớp bể mưa nguồn (1949), Thư
cho người mất tích (1950), Bến cũ (1950) và hàng chục truyện khác đăng
trên Tiểu thuyết thứ Bảy. Tác phẩm tập trung miêu tả về cuộc sống vùng đô
thị tạm chiếm Hà Nội qua đó bộc lộ tình cảm của mình đối với kháng chiến
của toàn dân tộc.
Ngoài truyện ngắn, ông còn cho in các tập truyện kí: Bóng ma nhà mệ
Hoát (1973), Mê chữ (1970), Bát cơm (1971), Bảy đêm huyền thoại (1972),
Người làm mả vợ (1973)...
Ngoài ra, Vũ Bằng còn có một số công trình phê bình nghiên cứu văn
học như cuốn: Khảo cứu về tiểu thuyết (1955). Trong đó Vũ Bằng đưa ra
quan niệm về tiểu thuyết và cách viết tiểu thuyết. Ông đặc biệt đề cao thuật tả
chân trong tiểu thuyết mới. Đây được coi là một tác phẩm có giá trị.
Mỗi thể loại có những thành công ở những mặt khác nhau, song mảng
tác phẩm làm nên sức hấp dẫn, tên tuổi của Vũ Bằng phải kể đến kí với các
tác phẩm in đậm phong cách của ông: mượt mà, sâu lắng và đậm chất trữ tình.
• Cai (viết năm 1940 - xuất bản 1942).
• Miếng ngon Hà Nội (1952 - 1960).
• Thương nhớ mười hai (1960 - 1971).
• Bốn mươi năm nói láo (1969).
• Món lạ miền Nam (1969).

13


Tóm lại, trong suốt năm mươi năm cầm bút, Vũ Bằng đã để lại một sự
nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Bất chấp những dư luận xã hội, tai
tiếng, những sóng gió của lịch sử ập đến cuộc đời. Tác phẩm của Vũ Bằng
vẫn luôn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong kho tàng văn
học nước nhà và sống mãi trong trái tim bạn đọc.
1.3. Tác giả Vũ Bằng và thể kí

1.3.1. Khái niệm kí
Mỗi một thể loại văn học ra đời đều phản ánh cho những mục đích
khác nhau của hiện thực đời sống. Nếu như thơ là mảnh đất cất cánh cho
những tâm hồn thì văn xuôi là bức tranh cuộc sống phản ánh chân thực muôn
vẻ phồn tạp của cõi nhân sinh. Kịch là nơi xuất hiện những xung đột hiện thực
đời sống, còn thể kí ra đời là một nhân chứng sống của hiện thực.
So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ trữ tình, kịch, truyện ngắn
thì kí là một thể loại phức tạp. Bàn đến thể kí trong văn học để xác định một
định nghĩa về kí là vấn đề khó. Trong lịch sử phát triển của văn học, kí có rất
nhiều quan niệm.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Kí là một thể văn tự sự viết về người thật
việc thật có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất.
Theo Từ điển Văn học (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992): Kí là một loại
hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, bao gồm nhiều thể loại như
bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tuỳ bút, tạp văn, tự truyện... kí phản
ánh sự việc và con người. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa
báo chí và văn học, gồm nhiều thể văn xuôi tự sự. Khác với truyện ngắn,
truyện vừa, tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách
quan của đời sống. Người viết kí luôn phải chú ý bảo đảm tính xác thực của
hiện thực đời sống phản ánh trong tác phẩm. So với truyện ngắn, tiểu thuyết,
kí phản ánh nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống.

14


Trong cuốn Cơ sở lí luận văn học, tập 3 tác giả Hà Minh Đức quan
niệm rằng: "Kí là một thể loại linh hoạt, cơ động, nhạy bén trong việc phản
ánh hiện thực ở cái thể trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và đổi mới nhất"
[6, tr.23].
Nhìn chung, các ý kiến dẫu khác nhau ở điểm này, điểm khác song đều

nhất quán ở một quan niệm: Sự thật là vấn đề cốt lõi, bản chất của kí. Đây là
nét nổi trội của kí mà bất cứ nhà văn nào cũng đều thừa nhận vai trò của kí
với hiện thực cuộc sống. Nói như nhà văn Balzac: nhà văn là người thư kí
trung thành của thời đại thì thể kí cũng sẽ là thể loại phản ánh trung thành mọi
thời đại.
1.3.2. Đặc trưng thể kí
1.3.2.1. Tính chân thực, độ chính xác cao
Ngay từ thời trung đại, mặc dù các tác giả chưa có ý thức rõ ràng về thể
loại, do văn học chưa thoát khỏi tình trạng văn - sử - triết bất phân và quan
niệm "văn dĩ tải đạo" nhưng họ đều thừa nhận rằng thể kí, lục, chí là các thể
loại ghi chép những sự việc có thực trong đời sống.
Trong tất cả các thể loại văn học, nếu thơ ca lấy cảm xúc con người làm
đối tượng phản ánh, kịch lấy xung đột xã hội làm đề tài, văn xuôi lấy hiện thực
đời sống làm chất liệu thì kí cũng là bức tranh đi ra từ cuộc sống hiện thực
nhưng mức độ chân thực của nó cao hơn so với văn xuôi. “Kí trong văn học
chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi về những sự kiện
con người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực
và chú ý đến tính chất thời sự của đối tượng miêu tả” [12, tr.34]. Hơn nữa kí là
một thể loại linh hoạt, cơ động, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái
thể trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và mới nhất.
Thuật ngữ nghiên cứu văn học (Nxb Giáo dục, Hà Nội,1973) đưa ra
quan niệm: Kí là một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép,
miêu tả người thật, việc thật. Hình tượng của kí có địa chỉ chính xác của nó
trong cuộc sống. Do đó tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí.

15


Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài viết: Một vài suy nghĩ về thể kí
nhận định: Cùng với cảm xúc văn học, kí còn chứa đựng cõi thực vốn là bản

gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi không giống như một cảm
giác mỹ học mà như một quả táo NewTon rơi xuống tâm hồn người đọc.
GS. Trần Đình Sử khẳng định: kí thực sự là một lĩnh vực văn học đặc
thù. Đó là các tác phẩm văn xuôi, tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân vật
như là các sự thật xã hội, không tô vẽ. Đó là hình thức văn học để chiếm lĩnh
các sự thực ngoài văn học của đời sống.
Năm 1980, GS. Hà Minh Đức bàn về kí cho rằng: Kí văn học chủ yếu
là hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi về những sự kiện về con người
có thật trong đời sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý
đến tính chất thời sự của đối tượng miêu tả. Như vậy ta thấy một điều chắc
chắn là kí viết về những cái có thực xảy ra trong đời sống thường ngày, nó có
ý nghĩa thời sự trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đối đến sự tiếp nhận của bạn
đọc. Người viết kí buộc phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thực, đời thực,
việc thực, cảm xúc thực trong tác phẩm.
Như vậy điểm lại những quan niệm và nghiên cứu của nhiều tác giả
như Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài, Hà Minh Đức... đều nhất quán cho rằng: Sự thật
là bản chất, là cốt lõi của kí, là nguyên tắc tổ chức hình tượng nghệ thuật và
nội dung thông tin cơ bản trong kí. Chính đặc trưng ấy làm cho kí có một sức
sống riêng, trở thành một lĩnh vực văn học đặc thù, không thể nhập chung vào
các thể loại khác.
1.3.2.2. Nhân vật trần thuật trong kí
Bất cứ một thể loại văn học nào cũng đều xuất hiện vai trò của người
trần thuật, nhưng nhân vật trần thuật trong mỗi một thể loại không giống
nhau. Khác với các thể loại văn học, kí luôn đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của
người viết với tính chất là chứng nhân của hiện thực. Nhân vật trần thuật

16


trong kí xuất hiện ở bề nổi để quan sát, nhận xét, đánh giá... tất cả các sự việc

đang diễn ra trong tác phẩm. Nguyên tắc ấy góp phần bảo đảm cho tác phẩm
kí giữ được tính xác thực lịch sử, tạo niềm tin nơi người đọc về giá trị của tác
phẩm. Chính lập trường, thái độ của nhân vật trần thuật là hạt nhân làm nên
giọng điệu nghệ thuật đặc trưng của thể kí.
Trong kí, nhân vật trần thuật không chỉ là người đặc biệt đóng vai trò là
nhân chứng của hiện thực đời sống được phản ánh mà còn là nhân tố tổ chức,
xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vào một điểm nhìn thống nhất để kết cấu nên
tác phẩm. Với vai trò này, nhân vật trần thuật xưng tôi sẽ dẫn dắt người đọc
đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, đến với từng mảnh đời, những góc khuất
của tâm hồn con người. Từ đó trò chuyện với nhân vật khác để tìm hiểu, bóc
trần, lật tẩy những mặt trái của hiện thực.
Vai trò của nhân vật trần thuật xưng "tôi" trong kí còn thể hiện qua việc
bộc lộ trực tiếp những lập trường quan điểm, tư tưởng, cảm xúc của nhà văn.
Đây chính là tiêu chí phân biệt khá rõ ràng giữa truyện và kí. Nếu trong
truyện, tác giả chỉ có thể bộc lộ mình trong các đoạn trữ tình ngoại đề thì
trong kí, tác giả có thể phát biểu trực tiếp quan điểm và lập trường, thái độ
của mình một cách công khai như nhà phê bình Xô Viết Priliut đã nói:
“Thông thường tôi trong kí là tác giả, mặc dù không trừ hình thức người trần
thật ước lệ”. Tác giả trong kí đóng một vai trò rất quan trọng và đa dạng vừa
là nhân vật - nhân chứng cho các sự kiện đời sống và là nhân tố tổ chức sâu
chuỗi các chi tiết, sự kiện vừa là tác giả bàn bạc, đánh giá về đối tượng phản
ánh và bộc lộ lập trường, quan điểm, cảm xúc của bản thân. Nguyên tắc ấy
góp phần bảo đảm cho tác phẩm kí giữ được tính xác thực lịch sử, tạo niềm
tin nơi người đọc về giá trị của tác phẩm.

17


Chương 2
VĂN HOÁ ẨM THỰC TRONG TÁC PHẨM CỦA VŨ BẰNG

2.1. Văn hóa ẩm thực, đề tài tâm huyết của Vũ Bằng
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ẩm thực là một mảng đề tài chiếm
số lượng lớn chứa đựng niềm tâm huyết của Vũ Bằng. Trong các tác phẩm
thành công của ông có nhiều tác phẩm viết về ẩm thực. Tiêu biểu như:
Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai, Món lạ miền Nam…
Không phải ngẫu nhiên mà ẩm thực lại trở thành đề tài trở đi trở lại
trong nhiều tác phẩm của ông. Gần nửa cuộc đời còn lại Vũ Bằng sống trong
niềm nhớ thương da diết, khắc khoải về Bắc Việt. Hình ảnh mỗi bữa ăn gắn
với bóng dáng người vợ tần tảo đã khiến ông nhớ về các món ăn xứ Bắc như
một lẽ tất yếu, đời thường.
Đọc Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng không chỉ viết về món ăn ngon mà
đưa người đọc về với Hà Nội, vùng văn hóa kinh kì, giàu bản sắc dân tộc với
những món ăn đặc trưng cho một vùng đất nước. Nhà văn miêu tả món ăn mà
như thấy từng nét quê hương, từng tấc lòng đau đáu về cội nguồn của người
xa xứ. Với ông, ẩm thực là một ngành nghệ thuật đòi hỏi sự cầu kì đến tỉ mỉ,
chi tiết.
Ở Thương nhớ mười hai (Nxb Văn học, Hà Nội, 1993), người đọc còn
gặp những sản vật quen thuộc trong từng tháng ở miền bắc nước ta. Đó là
“tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” có cà om với thịt thăn điểm. Những lá
tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.
Thàng Ba, rét nàng Bân ăn rau cần xanh ngắt. Tháng Tư, mơ đi tắm suối
Mường thưởng thức trứng nhãn Hàng Mai, Vải Tiên Hưng, cà Nghệ muối,
chè ba cốt... Không chỉ là những món ăn đất Bắc của mười hai tháng trong
năm mà tác giả còn cho chúng ta chiêm ngưỡng bộ tranh thiên nhiên ngọt
ngào, sinh động của vùng đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

18


Giống với nhà văn Tô Hoài, dấu chân Vũ Bằng đi đến đâu, trong thẳm

sâu tâm hồn của một con người sành ăn uống thì những món ăn của các vùng
miền đều để lại trong lòng tác giả những ấn tượng khó phai mờ. Sau chuyển
vào Nam sinh sống, những món ăn lạ của miền Nam cũng được ông nhắc đến
với tấm lòng trân trọng và mến yêu. “Đến Sài Gòn, dạo đó tôi đã ăn nem Thủ
Đức, thưởng thức phá lẩu Lồ Ô, ăn tóp mỡ Nhiễn Đường ở Sa Đéc, nếm
suông ở Cây Mai, thịt bò bảy món Bà Hom, mè Cốt Đèn Năm Ngọn...”. Đó
phải chăng là căn nguyên ra đời của Món lạ Miền Nam như để trả nợ với
vùng đất nơi này.
Cảm nhận của nhà văn Vũ Bằng về cái ngon, cái lạ của món ăn ở mỗi
một vùng quê, cho ta thấy tâm hồn và tình cảm yêu thương vô bờ của ông với
mỗi nẻo đường tổ quốc. Đó là tâm trạng quyến luyến, trân trọng dành cho
những tinh hoa của ông cha để lại cho muôn đời thế hệ người Việt Nam.
2.2. Văn hóa ẩm thực một phương diện văn hoá trong tác phẩm
Miếng ngon Hà Nội
Tác phẩm Miếng ngon Hà Nội chính là hồi ức, tự bạch của Vũ Bằng
về Hà Nội, những con người sống trọn đời trong kí ức nhà thơ. Ông viết về
Miếng ngon Hà Nội là viết về chính đời mình: “Miếng ngon Hà Nội vì thế
nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta
cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn
vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn”. Khi đó, ẩm thực
không chỉ là ngành nghệ thuật, mà trở thành nền văn hóa kết tinh vẻ đẹp
truyền thống của dân tộc mình, đất nước mình. Văn hóa ẩm thực được biểu
hiện trên các phương diện:
2.2.1. Sự phong phú trong các món ăn
Ở tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam quay ống kính
miêu tả cận cảnh những món ăn đậm hương vị dân tộc ở các phố phường Hà
Nội. Thạch Lam trở thành nhà chép sử đặc biệt của Hà Nội văn vật. Nhưng đó
không phải là lịch sử hưng phế của các vương triều, cũng không phải là một

19



×