Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.01 KB, 120 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2

TH LNH

TH GII NHN VT TRONG TRUYN NGN CA
A.P. SấKHP

LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ và văn hóa việt nam

Hà nội, 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS
Phạm Thành Hưng- người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chu
đáo để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo, bạn bè, người
thân đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cũng qua đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới trường THPT
Quang Minh, tổ Ngữ văn trường THPT Quang Minh đã tạo mọi điều
kiện về thời gian cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013


Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lĩnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, và không trùng
lặp với các đề tài khác. Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn
gốc cụ thể , rõ ràng. Nếu sai tác giả luận văn xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả luận văn
Đỗ Thị Lĩnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………...............

1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................

1


2. Lịch sử vấn đề………………………....................................

2

2.1. Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhốp tại Việt Nam……...

2

2.2. Tình hình nghiên cứu Sêkhốp……………………………….

3

2.2.1. Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Nga……………………..

3

2.2.2. Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Việt Nam……………….

7

3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..

12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………….

12

5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………


12

6. Dự kiến đóng góp mới…………………………………………

13

NỘI DUNG……………………………………………………….

14

Chương 1: TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP GIỮA DÒNG VĂN
HỌC HIỆN THỰC NGA…………………………...................

14

1.1. Văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX……………….

14

1.1.1. Bối cảnh xã hội Nga……………...................................

14

1.1.2. Đặc điểm văn học…………………................................

17

1.2. Các giai đoạn sáng tác của Sêkhốp…………………………


22

1.2.1. Giai đoạn đầu những năm 80……………………………..

22

1.2.2. Giai đoạn cuối những năm 80…………………………….

26

1.3. Ảnh hưởng của truyện ngắn Sêkhốp với dòng văn học
hiện thực Nga……………………………………………………...

26


Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN SÊKHỐP……………………………………………….

29

2.1. Khái niệm nhân vật truyện………………………………….. 29
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp……………...

30

2.2.1. Kiểu nhân vật con người nhỏ bé………………………….

30


2.2.2. Kiểu nhân vật người trí thức……………………………...

40

2.2.3. Kiểu nhân vật con người thiếu lí tưởng bế tắc…............

50

2.2.4. Kiểu nhân vật không có tình yêu hạnh phúc…………….

54

2.2.5. Kiểu nhân vật khám phá thế giới…………………………

57

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP…………………………..

60

3.1. Những thủ pháp khắc họa tính cách………………………..

60

3.1.1. Chân dung, ngoại hình…………………………………….

60

3.1.2. Ngôn ngữ cá thể hóa.....................................................


65

3.1.3. Ngôn ngữ người kể truyện………………………………..

67

3.1.4. Nghệ thuật tạo tình huống……………………………......

72

3.2. Mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật với kết cấu
truyện………………………………………………………………

75

3.2.1. Nhân vật và cốt truyện…………………………………….

76

3.2.2. Tính biểu tượng và khả năng đối thoại của nhân vật
cùng độc giả..........................................................................

89

3.2.3. Thiên nhiên Nga và tính cách Nga trong truyện ngắn
Sêkhốp..................................................................................

96


KẾT LUẬN.......................................................................... 107


1

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Nga là một nền văn học lớn của nhân loại. Văn
học Nga thế kỉ XIX tồn tại với những tên tuổi lớn như : A.X. Puskin,
M.I.

Lecmôntốp,

N.V.Gôgôn,

V.G.Bêlinxki,

I.X.Tuôcghênhep,

PH.M.Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, A.P.Sêkhốp…
Trong số những tên tuổi ấy, Antôn Paplôvich Sêkhốp được biết
đến với tư cách là một trong những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa
hiện thực phê phán, là người đưa văn học Nga “đi từ khởi đầu đến
hoàn mĩ”. Ông được coi là cây bút thiên tài về truyện ngắn và kịch.
Đến nay ông vẫn được thừa nhận như là “Nhà văn làm ta muôn thuở
say mê” (M.Gorki). Với hai mươi bốn năm lao động nghệ thuật cần
mẫn, Sêkhốp đã để lại một di sản văn học phong phú, độc đáo, lột tả
sâu sắc và chân thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp
nhân dân Nga trong “buổi hoàng hôn của nước Nga”, làm cho mọi
người thấy tất cả sự khủng khiếp của xã hội cũ nhỏ nhen, trì trệ, và

thức dậy trong lòng họ một khát vọng về một sự đổi thay lớn lao cần
phải có.
Sáng tác của Sêkhốp được bạn đọc khắp năm châu yêu mến và
đón nhận. Ông là một trong những tác giả cổ điển được đọc nhiều
nhất thế kỉ XX. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành
phim. Theo kết quả khảo sát của tạp chí Ngọn lửa nhỏ (Ogonhek Nga), Sêkhốp nằm trong số 10 tác gia văn học kinh điển của thế giới
có các tác phẩm được đưa lên màn bạc và truyền hình nhiều nhất, với
287 lần, ngang bằng với số lần các tác phẩm được dựng phim của
Charles Dickens và chỉ ít hơn William Shakespeare (Báo Văn nghệ,
số 10, ngày 6/3/2010).


2

Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà
văn Nga vĩ đại này từ hơn nửa thế kỉ nay. Kể từ đó, Sêkhốp luôn là
một trong những nhà văn nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu
quý nhất ở Việt Nam bởi sự gần gũi với mỗi trái tim độc giả. Những
sáng tác tiêu biểu của ông được đưa vào chương trình đại học và
chương trình ngữ văn lớp 11.
Sáng tác nghệ thuật của Sêkhốp giữ một vị trí, vai trò đặc biệt
trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới. Hệ thống thi
pháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ các
nhà văn.
Chúng tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam đã có nhiều người
nghiên cứu về tác phẩm của ông. Tuy nhiên, cho đến nay có một
thực tế cả người học và người nghiên cứu gặp nhiều khó khăn về tư
liệu và hướng tiếp cận. Trong bối cảnh đó, chọn đề tài: Thế giới
nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhốp chúng tôi rất mong sẽ góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận thể loại truyện ngắn và những

cách tân táo bạo của ông trong lĩnh vực này. Chúng tôi cũng hy vọng
luận văn của mình sẽ phần nào đáp ứng được sự quan tâm của độc
giả và cung cấp thêm nguồn tài liệu nghiên cứu nhỏ về Sê khốp và
sáng tác của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhốp tại Việt Nam
Ở Việt Nam trước kia, giới trí thức gặp Sêkhốp qua các bản
dịch tiếng Pháp. Cách mạng tháng Tám vừa thành công được một
năm chúng ta đã có một tập truyện ngắn Sêkhốp dịch ra tiếng Việt.
Trong những năm 50 và 70 đều có dịch truyện và kịch Sêkhốp. Mỗi
năm Sêkhốp lại có thêm bạn đọc mới ở Việt Nam.


3

Sêkhốp đến với độc giả Việt Nam bắt đầu từ truyện ngắn “Tuổi
già” đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” (1943). Đến 1957 ra đời tuyển
tập truyện ngắn do Nguyễn Tuân tuyển chọn và giới thiệu. Năm 1978
ra đời truyện ngắn (2 tập) của dịch giả Phan Hồng Giang (Nxb Văn
hoá – Thông tin). Lần xuất bản mới nhất là năm 1999 với tuyển tập
Sêkhốp gồm 3 tập, 2 tập truyện ngắn và 1 tập kịch do tác giả Vương
Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu (Nxb văn học). Gần đây xuất hiện
Antôn Sêkhốp - truyện ngắn chọn lọc do tác giả Trần Thị Quỳnh Nga
biên soạn.
2.2. Tình hình nghiên cứu Sêkhốp
2.2.1 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Nga
Sêkhốp và những sáng tác của ông được nhiều nhà văn nổi
tiếng đánh giá cao. Người đầu tiên chào đón tài năng của nhà văn trẻ
với tất cả tấm lòng, là người mà Sêkhốp coi là đã đánh tiếng chuông
thức tỉnh cho mình là Đ.Grigôrôvich (1822 – 1899). Ngày 25 tháng 3

năm 1886, Grigôrôvich gửi cho Sêkhốp một bức thư nổi tiếng, nó có
ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc đời viết văn của nhà văn trẻ . Nhà văn
lão thành khâm phục “tính chính xác, chân thực tuyệt vời trong việc
miêu tả nhân vật và thiên nhiên” của Sêkhốp, khẳng định ở ông có
“tài năng đích thực”, khen ngợi “khả năng phân tích nội tâm chính
xác”, “tài nghệ trong miêu tả”, “khả năng tạo hình”, và tin tưởng
Sêkhốp thuộc số những người viết được những tác phẩm xuất sắc,
những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Grigôrôvich nghiêm khắc đề
nghị nhà văn trẻ tôn trọng “tài năng hiếm có của mình”, “giữ gìn ấn
tượng cho những tác phẩm đã được cân nhắc kĩ, được viết ra không
phải bằng một hơi, mà là trong những giờ phút hạnh phúc của trạng
thái tinh thần”. Bức thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với


4

Sêkhốp. Nó vừa khích lệ tinh thần vừa như thức tỉnh nhà văn có ý
thức, trách nhiệm hơn đối với tài năng và những sáng tác của mình.
Đại văn hào L.Tônxtôi yêu mến Sêkhốp – con người “tuyệt vời,
đáng mến”có “trái tim nhân hậu”, một người “rất, rất Nga”, “con
người tuyệt mĩ, chân thành và trung thực”. Tônxtôi ca ngợi tài năng
Sêkhốp và tiếp nhận nghệ thuật của ông như một hiện tượng độc đáo
và xuất sắc. Cảm phục kĩ thuật viết của nhà văn thuộc thế hệ đàn em,
đại văn hào không ngần ngại so sánh ông với “mặt trời của thi ca
Nga”, xem ông là “Puskin trong văn xuôi” và khẳng định: “giống
như Puskin, ông đã đẩy hình thức lên phía trước, và đây là một công
lao lớn” . L.Tôixtôi cho rằng Sêkhốp là một trong số ít các nhà văn
có thể “đọc đi đọc lại nhiều lần” và đã chọn ra 30 truyện của Sêkhốp
mà ông cho là hay nhất. Đại văn hào rất thích truyện ngắn Đusechka
và viết lời bạt năm 1905, trong đó thể hiện cách tiếp cận khá thú vị

về tác phẩm.
V.Kôrôlencô - một nhà văn cùng thời với Sêkhốp được giới phê
bình và độc giả đánh giá cao, đã nói về Sêkhốp như về một con
người “yêu đời sâu sắc”, “một con người đầy quyến rũ, tài năng với
cái nhìn vui vẻ vào cuộc sống”. Trong thư gửi N. K. Mikhailôpxki
năm 1888, Kôrôlencô phát hiện nét tiêu biểu, ưu điểm cơ bản của
Sêkhốp chính là ở khả năng miêu tả một cách chân thực, chứ không
phải ở việc lựa chọn đề tài, và ghi nhận niềm hi vọng, niềm tin vào
tương lai tươi sáng trong sáng tác những năm cuối đời của Sêkhốp.
Nhà văn cùng thời V. Garsin coi tác giả truyện vừa Thảo
nguyên là “ nhà văn mới hạng nhất” và khẳng định: “những mẫu mực
như vậy về ngôn ngữ, cuộc sống và sự mộc mạc trong văn học Nga
chưa hề có”. Năm 1889, Garsin viết bài phê bình về Câu chuyện tẻ


5

nhạt, ca ngợi khả năng quan sát tinh tế của Sêkhốp đối với đời sống
tâm lí con người .
Cũng như L. Tôixtôi, M. Gorki phát hiện và yêu mến Sêkhốp
bởi “trái tim trong sạch, có tính người chân chính”, “một con người
lớn lao, thông minh, biết quan tâm đến mọi sự” . Theo ông, sự độc
đáo của tự sự Sêkhốp là “ở chỗ nào cũng phát hiện và nêu bật sự
dung tục”. Trong tiếng Nga sự dung tục có nhiều nghĩa. Chúng tôi
cho rằng biểu hiện rõ nét nhất của sự dung tục bị phơi bầy và phê
phán trong sáng tác của Sêkhốp là thói nô lệ hay đầu óc nô lệ. Đây là
điều khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất trong con người mà nhà văn
suốt đời đấu tranh để loại bỏ.
Khen ngợi tài năng vĩ đại, “tài năng mãnh liệt” của Sêkhốp,
Gorki xem ông là “gương mặt vĩ đại sáng giá nhất” trong văn học

Nga thời kì đó. Hai bài viết rất quan trọng của Gorki về sáng tác của
Sêkhốp đều được viết năm 1900, sau sự xuất hiện của truyện ngắn
Người đàn bà có con chó nhỏ (1899) và truyện vừa Trong khe núi
(1900). Gorki nhấn mạnh “sức mạnh khủng khiếp” của tài năng
Sêkhốp nằm ở việc ông viết sự thật, “không bao giờ tự bịa đặt ra bất
cứ cái gì”. Bác bỏ ý kiến của Mikhailôpxki cho rằng ở Sêkhốp không
có thế giới quan, tác giả khẳng định ở nhà văn “ có một cái gì lớn
hơn cả thế giới quan”. M.Gorki đặc biệt nhấn mạnh sự đổi mới căn
bản trong chủ nghĩa hiện thực Sêkhốp, trong cách viết của Sêkhốp:
“Anh đã giết chết chủ nghĩa hiện thực. Và anh sẽ giết chết nó rất
nhanh, chết hẳn trong một thời gian dài…”. Và như thế, cả hai nhà
văn vĩ đại đều khẳng định Sêkhốp là người tạo nên đời sống mới cho
chủ nghĩa hiện thực Nga.


6

Tác giả Pauxtôpxki trong “Một mình với mùa thu” viết năm
1953 có bàn về chất thơ của văn xuôi “Thứ văn xuôi có sức lay động
sâu xa nhất – đó là thứ văn xuôi cô đúc, trong đó loại bỏ tất cả
những gì thừa ra, những gì có thể không nói, chỉ để lại những gì nhất
thiết phải nói”, “Tôi cảm thấy rằng chính đó là bí quyết của khả năng
có thể dựng lại chỉ bằng đôi ba nét chân dung sinh động, dường như
có thể sờ mó được của một người nào đó như Sêkhốp đã làm được
một cách tuyệt diệu”.
Một số nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tiếp cận sáng tác Sêkhốp
từ góc độ thi pháp học. Đó là công trình : “Thi pháp Sêkhốp”của A.
Truđacôp một chuyên gia về Sêkhốp ở Nga đã mở ra hướng nghiên
cứu mới đóng góp nhiều cho việc nghiên cứu Sêkhốp. Dựa vào đặc
điểm của cấu trúc trần thuật, Truđacôp chia sáng tác Sêkhốp thành 3

giai đoạn: giai đoạn (1880 – 1887) với kiểu trần thuật chủ quan, giai
đoạn từ (1888 – 1894) kiểu trần thuật khách quan, và giai đoạn cuối
cùng là sự kết hợp giữa trần thuật chủ quan và trần thuật khách quan
(1895 – 1904). Truđacôp còn có khám phá mới trong hệ thống sự vật
của Sêkhốp, đó là Sêkhốp làm đầy thế giới sự vật bằng những chi
tiết tình cờ. Công trình của Truđacôp đã đánh dấu một bước quan
trọng trong lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật truyện Sêkhốp.
Trong chuyên luận “Văn xuôi Sêkhốp. Những vấn đề diễn
giải”, Kataep cho rằng trong sáng tác, Sêkhốp tập chung nghiên cứu
một chủ đề đặc biệt: sự định hướng của con người trong thực tiễn,
nhà văn luôn giữ vững phương thức phân tích “cá biệt hoá từng câu
chuyện riêng lẻ” và đã tạo ra lí luận nhận thức riêng của mình: vì tất
cả “những lí thuyết chung” đều lệch lạc, chúng sẽ dẫn tới những
nhầm lẫn, ảo tưởng, sự mâu thuẫn với thực tế, nên cần phải vứt bỏ


7

chúng và miêu tả từng hiện tượng riêng lẻ một cách đặc biệt như một
hiện tượng duy nhất, không thể khái quát hoá.
Tác giả A.B.Esin trong tác phẩm “Chủ nghĩa tâm lí của văn
học Nga cổ điển” (Matxcơva – Nxb Giáo dục, 1988) chương viết về
Sêkhốp đã xác định rất chính xác kiểu nhân vật của Sêkhốp là
“Những con người bình thường chứ không phải những nhân cách đặc
biệt”. Esin khẳng định đặc điểm chủ nghĩa tâm lí ở Sêkhốp “Đó là
chủ nghĩa tâm lí gián tiếp, chủ nghĩa tâm lí mạch ngầm văn bản”.
Cái tên đó đã cho thấy toàn bộ đặc điểm của hệ thống thủ pháp nghệ
thuật Sêkhốp sử dụng để sáng tác. Esin cũng đi vào phân tích các
biện pháp nghệ thuật thể hiện tâm lí của nhân vật trong truyện
Sêkhốp như độc thoại nội tâm, lời nửa trực tiếp, phong cảnh, thủ

pháp tạo khoảng trống.
Đó là một số thông tin chọn lọc về tình hình nghiên cứu
Sêkhốp ở Nga mà chúng tôi biết được qua một số tài liệu dịch tiếng
Việt.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Việt Nam
Có thể nói, so với nhiều nhà văn nước ngoài, Sêkhốp và những
tác phẩm của ông đến với bạn đọc Việt Nam khá sớm. Tác giả Trần
Thị Quỳnh Nga cho biết: vào những năm 40 thế kỉ XX một số truyện
Sêkhốp đã được dịch ra tiếng Việt: Nỗi lòng ai tỏ, Tuổi già. Theo
nhà văn Nguyễn Tuân thì ngay từ lúc mới xây dựng chính quyền
cách mạng, năm 1946, ở Việt Nam đã xuất hiện bản dịch Cái chết
của một viên chức. Sau đó, một số tác phẩm của Sêkhốp đã đến tay
đọc giả Việt Nam, lúc đầu qua những bản dịch tiếng Pháp, tiếng
Anh, sau là các bản dịch từ tiếng Nga.


8

Một trong những tên tuổi hàng đầu của văn học Việt Nam- nhà
văn Nguyễn Tuân rất yêu mến Sêkhốp bởi “cái phần cốt cách” trong
con người nhà văn đến từ nước Nga xa xôi này. Năm 1957, nhà văn
Nguyễn Tuân đã viết bài nghiên cứu đầu tiên về những sáng tác của
ông. Có thể nói ngay từ năm đó, với tâm huyết, sự trân trọng và
khâm phục đối với tài năng của nhà văn hiện thực Nga vĩ đại, với
khả năng phân tích, cảm thụ văn học sâu sắc, Nguyễn Tuân đã phát
biểu những nhận xét rất tinh tế về thế giới nghệ thuật của Sêkhốp.
Trong bài viết của mình, Nguyễn Tuân chỉ ra một số đặc điểm
của phong cách nghệ thuật Sêkhốp mà đến nay chúng ta vẫn tiếp tục
nghiên cứu. Tác giả nhận xét về phong cách kể chuyện của Sêkhốpphong cách khách quan, không chen vào giải quyết vấn đề mà trông
cậy, tin tưởng vào tính tích cực của độc giả; nhận xét về thế giới

nhân vật “nhân loại nhân vật” và nghệ thuật xây dựng nhân vật của
ông. Sự đồng điệu về tâm hồn giúp Nguyễn Tuân cảm nhận sâu sắc
sắc thái tiếng cười của Sêkhốp. Đó là “tiếng cười không thành
tiếng”, tiếng cười trào lộng, mỉa đời, nhưng đồng thời chan chứa tình
yêu thương con người, cuộc đời. Và cuối cùng, Nguyễn Tuân đã tìm
đến cõi sâu thẳm của nhà văn thiên tài, đó chính là “cái vốn nhân
đạo”, là “một tấm lòng” của ông để lại cho độc giả mai sau.
Năm 1960, khi Phong trào hoà bình thế giới kỉ niệm 100 năm
ngày sinh nhà văn hiện thực vĩ đại, nhà nghiên cứu văn học La Côn
viết bài “Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Sêkhốp”. Trong bài
viết, tác giả khẳng định “chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần từng trang
tác phẩm Sêkhốp” chính là “sức rung cảm mãnh liệt đối với độc giả”.
Liên hệ với hoàn cảnh lịch sử đất nước thời kì đó, nhà nghiên cứu
cho rằng “chúng ta học tập ở Sêkhốp bài học học tin yêu con người”,


9

những con người “đang bay bổng tới mục đích cao thượng: tự do,
hạnh phúc, tiến bộ”. Cũng vào năm này, Tạp chí Văn nghệ số 33
(2/1960) đăng bài “A.Sêkhốp, một nhà văn hiện thực vĩ đại” của
Trọng Hiền. Tác giả bài viết hình dung tác phẩm của Sêkhốp như
“bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc, mỗi truyện ngắn là
một cửa sổ nhìn vào bên trong mỗi gia đình, mỗi con người”.
Với tư cách là đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga,
đặc biệt với tư cách một nhà cách tân vĩ đại trong thể loại truyện
ngắn và kịch, Sêkhốp được đưa vào trong chương trình đại học
ngành văn từ đầu những năm 60 thế kỉ trước. Tác giả Hoàng Xuân
Nhị trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga (1962) đã giới thiệu
khá kĩ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của “bậc thầy vĩ đại, bất hủ”

trong thể loại truyện ngắn và kịch. Tác giả khẳng định: “Sự thật- đấy
là khẩu hiệu và vũ khí mà văn sĩ tự xác định cho mình”. Nhận xét về
thế giới nghệ thuật Sêkhốp, tác giả viết: “Quả là một bức hoạ văn
học lớn lao, do hàng trăm bức tiểu hoạ tạo thành, trong đó văn sĩ
biểu hiện mọi khía cạnh của cuộc sống Nga đương thời, bủn xỉn, chật
chội”. Khẳng định Sêkhốp tiếp tục khuynh hướng hiện thực chủ
nghĩa của Gôgôn và Xantưcôp-Sêđrin, Hoàng Xuân Nhị nhấn mạnh
“tính chiến đấu” không khoan nhượng trong những sáng tác của
Sêkhốp với “chất bùn” nhơ nhuốc tanh hôi của bao nhiêu điều tuy
vụn vặt mà khủng khiếp, làm cho cuộc sống phải biến chất, phải tiêu
ma.
Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga (tái bản lần thứ ba năm
2001), phần viết về Sêkhốp, tác giả Đỗ Hồng Chung phát biểu nhiều ý kiến
thống nhất với các nhà biên soạn các giáo trình trước, đồng thời nhấn mạnh
một trong những đặc điểm cơ bản của thi pháp Sêkhốp, đó là sự tồn tại “hai


10

bình diện”, hay “dòng chảy ngầm”, “cái sau văn bản”, “ý tại ngôn ngoại” trong
sáng tác của nhà văn: “Hai bình diện này (bình diện đời sống sinh hoạt bên
ngoài và bình diện đời sống tư tưởng, tình cảm bên trong) đan kết hoà quyện
vào nhau. Từ bình diện thứ nhất phát hiện bình diện thứ hai, khi đó cuộc đời tẻ
nhạt, vô vị được soi sáng sẽ hiện ra những màu sắc mới, ý nghĩa mới”.
Năm 1987, trong cuốn “Nghệ thuật dân tộc và quốc tế” đăng
bài “Sêkhốp nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga” của Mai Thúc Luân,
tác giả xác định truyện của Sêkhốp là “loại truyện với chủ đề sinh
hoạt mang tính chất trữ tình tâm lí” và chỉ ra những đặc điểm cơ bản
trong thi pháp nghệ thuật của nhà văn, đó là sự ngắn gọn , tính hàm
súc của các tình tiết, là nghệ thuật miêu tả nhân vật “từ bên trong”,

là cách nhà văn đưa người đọc vào truyện một cách bình dị”, cách
nhà văn kết thúc những truyện “không có kết”, cách miêu tả thiên
nhiên “qua ấn tượng của nhân vật” là những bức chân dung “với
những nét đậm, chặt nhưng rất đầy đặn và hoàn chỉnh”.
Tác giả Vương Trí Nhàn trong bài “Chất nhân bản trong
Sêkhốp” đã so sánh nghệ thuật của Sêkhốp với nghệ thuật của các
nhà văn đàn anh (L. Tonxtoi, Đôxtoiepxki) trên các phương diện tự
sự quan trọng là nhân vật và sự kiện cốt truyện, từ đó cho thấy “con
đường riêng” mà nhà văn trẻ chọn cho mình. Nhà nghiên cứu khẳng
định hai tiêu chí làm nên giá trị của văn chương Sêkhốp là hiện thực
và nhân đạo, và cả ở điều này, ông cũng không giống các nhà văn
khác.
Trong số các nhà say mê và yêu quý Sêkhốp ở Việt Nam không
thể không kể tới Phan Hồng Giang. Ông là một trong những người có
nhiều cố gắng đưa những tác phẩm xuất sắc nhất của Sêkhốp đến với
bạn đọc Việt Nam qua bản dịch từ tiếng Nga. Năm 1994 ông đã


11

tuyển chọn dịch và giới thiệu “Sêkhốp tuyển tập truyện ngắn”. Trong
bài giới thiệu tập truyện, Phan Hồng Giang khẳng định quan điểm
của Sêkhốp về mối liên hệ chặt chẽ, sự ảnh hưởng qua lại giữa đời
sống hiện thực với sáng tác văn học và nhận xét về kĩ thuật viết của
nhà văn bậc thầy được thể hiện qua sự giản dị, trong sáng, ngắn gọn,
hàm súc, nguyên tắc kể chuyện khách quan.
Năm 2004, khi nhiều nơi trên thế giới kỉ niệm 100 năm ngày
mất của nhà văn vĩ đại A.Sêkhốp, tại Việt Nam xuất hiện những bài
nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và sáng tác của nhà văn như của
Nguyễn Hải Hà “Cái mới trong truyện ngắn của A.Sêkhốp”, “Cách

tân nghệ thuật của Anton Chekhov” của Đào Tuấn Ảnh, “Tchekhov,
nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch” của Phạm Vĩnh Cư, “Sekhov và
Nam Cao - nhìn từ hai nền văn học” của Phong Lê, “Antôn Sêkhôpngười thuật truyện điềm tĩnh tài hoa” của tác giả Nguyễn Trường
Lịch.
Một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn chương tìm hiểu về
Sêkhốp như "Bước đầu tìm hiểu phong cách truyện ngắn A.Sêkhốp"
của Nguyễn Thị Vân Anh K35 ĐH Tổng Hợp Hà Nội (1994), "Thiên
nhiên trong truyện ngắn A.P. Sêkhốp" của Trần Thị Thu Hương K50
Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, Khoa Ngữ Văn (2004), "Không gian và
thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của A.P. Sêkhốp" của Đỗ Lan
Anh K26 Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội II, Khoa Ngữ Văn (2004),
"Kiểu nhân vật chính trong truyện ngắn của A.P. Sêkhốp" của
Nguyễn Thu Trang K28 ĐH Sư Phạm Hà Nội II, Khoa Ngữ Văn
(2006). Luận văn thạc sỹ "Hình tượng người thuật truyện trong
truyện ngắn của A.P. Sêkhốp" của Trần Thị Hồng Trường ĐH Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn, Khoa Văn học (2006), "Thế giới nghệ


12

thuật truyện ngắn Sêkhốp" của Lê Thị Hoài Giang trường ĐH Vinh
(2007).
Như vậy, điểm qua các bài viết nghiên cứu về Sêkhốp ở Việt
Nam dù còn khiêm tốn nhưng những gì mà giới nghiên cứu văn học
dành cho ông là rất đáng quý. Ông xứng đáng được coi là nhà cách
tân vĩ đại ở hai thể loại truyện ngắn và kịch, là nhà văn nhân đạo sâu
sắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Sêkhốp trên một số phương diện cơ bản nhất. Để thực hiện mục

đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ khoa học sau:
- Khảo sát các kiểu nhân vật trong truyện ngắn.
- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do không có điều kiện khảo sát toàn bộ tác phẩm Sêkhốp bằng
tiếng Nga, luận văn chỉ có thể làm việc trên cơ sở những truyện ngắn
đã được dịch ra tiếng Việt. Chủ yếu là qua “Tuyển tập truyện ngắn
Sêkhốp” của Phan Hồng Giang, có tham khảo thêm "Tuyển tập
truyện ngắn Sêkhốp" của Mai Trúc Luân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương pháp tiếp cận hệ
thống, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp so sánh , đối
chiếu, phân loại phân tích tác phẩm và một số phương pháp khác.
6. Dự kiến đóng góp mới
Việc khám phá thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp đã được
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình trên thế giới quan tâm. Nhưng ở Việt Nam, để
có cái nhìn toàn diện hơn về toàn bộ sáng tác nói chung và về truyện ngắn nói


13

riêng của nhà văn vĩ đại này cần một sự tiếp tục. Trong điều kiện tư liệu khó
khăn, với khả năng hạn chế của người mới tập làm khoa học, chúng tôi mạnh
dạn đưa ra một số ý kiến bàn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp.
Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu hữu ích
đối với việc dạy, học Sêkhốp ở Việt Nam, là gợi ý bổ ích đối với những người
nghiên cứu Sêkhốp .


14


NỘI DUNG
Chương 1
TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP GIỮA DÒNG VĂN HỌC
HIỆN THỰC NGA
1.1. Văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX
1.1.1. Bối cảnh xã hội Nga
Cùng với sự kế thừa và phát huy những thành tựu xuất sắc của
văn học Nga nửa đầu thế kỉ, nền văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX đã
đạt tới đỉnh cao, góp phần cống hiến quan trọng vào kho tàng văn
hoá nghệ thuật nhân loại. Nội dung văn học giai đoạn này được đánh
dấu bởi những biến cố lịch sử lớn lao.
Điều đáng chú ý là sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh
Crưm (1854- 1856) nước Nga càng lúc càng lún sâu vào cuộc khủng
hoảng không thể cứu vãn. Những khó khăn do các cuộc khởi nghĩa
của nông dân, do sự suy sụp về kinh tế, do những thất bại quân sự…
đã buộc Nga hoàng phải tiến hành cải cách từ trên xuống và chính
quyền chuyên chế buộc lòng phải huỷ bỏ chế độ nông nô vào ngày
19.2.1861 giải phóng hàng chục triệu người.
Tuy nhiên, thực chất đây là một cuộc cải cách không triệt để.
Chính giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với giai cấp tư sản
nhằm lẩn tránh các cuộc bạo động của quần chúng. Sau cuộc cải
cách, số phận của hàng chục triệu nông dân vẫn không hề được cải
thiện. Ðiều này đã dẫn đến sự bùng nổ của hàng chục ngàn cuộc bạo
động của nông dân trên khắp nước Nga.
Tuy có những hạn chế như vậy, nhưng việc bãi bỏ chế độ nông
nô vẫn là một bước ngoặt trong quá trình phát triển xã hội Nga. Nó
đã tạo cơ sở tốt cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh



15

chóng, đồng thời đưa nước Nga từ một nước quân chủ phong kiến trở
thành một nước quân chủ tư sản.
Nước Nga sau cuộc cải cách nông nô bộc lộ hai đặc điểm nổi
bật của nền kinh tế tư bản. Ðó là quyền lực đồng tiền và sự phân hóa
nông dân. Nông dân lúc này phân hóa thành hai bộ phận: Giai cấp tư
sản có số lượng ít nhưng lại vững mạnh do địa vị kinh tế của nó và
giai cấp vô sản nông thôn.
Cùng với hai đặc điểm nổi bật, lúc này nền đại sản xuất công
nghiệp cũng ra đời kéo theo sự xuất hiện và lớn dần của giai cấp vô
sản công nghiệp. Ðây là một hiện tượng tiến bộ. Song giai cấp tư sản
Nga không phải là giai cấp cách mạng như ở các nước phương Tây,
mà nó cấu kết với giai cấp địa chủ, quý tộc nhằm tiến hành bóc lột
nông dân.
Như vậy, nước Nga nửa sau thế kỷ XIX vẫn là một nước nông
nghiệp lạc hậu ở châu Âu. Nông dân vẫn chiếm đến 90% dân số, vẫn
chìm trong đêm dài nô lệ, vẫn chịu sự bóc lột tàn nhẫn của bọn địa
chủ - tư sản, quan lại - nhà thờ. Nước Nga trong nửa đầu thế kỷ XIX
đã rơi vào khủng hoảng đến bây giờ càng rơi vào bế tắc, không còn
lối thoát.
Trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, nước Nga đã diễn ra mâu thuẫn
sâu sắc giữa giai cấp thống trị và quần chúng bị trị. Mâu thuẫn này
đã tạo nên cơn khủng hoảng gay gắt trầm trọng chỉ cần cơ hội là
bùng nổ dữ dội. Lúc này, vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân
trở thành vấn đề trung tâm của thời đại và có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển tư tưởng xã hội và văn học nghệ thuật.
Cuộc cải cách nông nô 19.2.1861 đã mở ra một thời đại mới
trong lịch sử nước Nga. Thời đại đã sản sinh ra hai trào lưu tư tưởng



16

lớn: một bên là phái tự do chủ nghĩa nổi bật vào những năm 18601870, một bên là phái dân chủ cách mạng. Hai phái này được xem là
những người đại diện cho hai xu hướng lịch sử quyết định trong cuộc
đấu tranh giải phóng của nông dân Nga.
Phái tự do chủ nghĩa muốn giải phóng nước Nga ra khỏi tình
trạng bế tắc, khủng hoảng nhưng họ không muốn hủy bỏ chế độ nông
nô mà chỉ nhượng bộ theo tinh thần của thời đại. Thực chất đây là
phái của những nhà tư tưởng thuộc giai cấp tư sản. Họ không chấp
nhận chế độ nông nô nhưng lại sợ cách mạng và phong trào của quần
chúng lật đổ chế độ quân chủ. Ðại biểu cho khuynh hướng này trong
văn học là Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Gônsarôp.
Phái dân chủ cách mạng phần lớn thuộc trí thức bình dân. Họ
chủ trương tiêu diệt chế độ nông nô Nga hoàng bằng vũ lực, đưa xã
hội Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông thôn. Mặc
dù họ chỉ dừng lại ở chủ nghĩa xã hội không tưởng nhưng họ cũng đã
góp phần thức tỉnh, giáo dục tư tưởng cách mạng cho nhân dân, đặc
biệt là tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Ðại biểu cho khuynh hướng
này

trong

văn

học

là:

Bêlinxki,


Secnưsepxki,

Nhêcraxôp,

Ðôbrôliubôp, Xantưcôp, Xêđrin.
Song song với hai khuynh hướng trên, vào những năm 80 của
thế kỉ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền vào Nga bên cạnh sự lớn
mạnh của giai cấp công nhân. Sang những năm 90, Lênin bắt đầu
hướng đến việc thành lập một chính Ðảng kiểu mới. Lúc này, trong
văn học xuất hiện những con người lao động mới - những người vô
sản. Một thời đại mới sắp bắt đầu.


17

1.1.2. Đặc điểm của văn học.
Ðến nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực nước Nga bước
vào giai đoạn phát triển rực rỡ với những tên tuổi vĩ đại như:
Secnưsepxki, Tuôcghênhep, Ðôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp... Lúc
này nền văn học Nga gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng và
mỗi năm lại phản ánh đầy đủ hơn những mâu thuẫn xã hội và tinh
thần của thời đại. Ðiều này được thể hiện ở tất cả các bình diện của
văn học như: nhà văn, chủ đề, nội dung, quan điểm mĩ học, phương
pháp, ngôn ngữ, thể loại...
Ðến nửa sau thế kỷ XIX các nhà văn Nga mỗi lúc một gắn bó
với nhân dân và phong trào cách mạng. Người ta phân họ thành ba
nhóm:
Nhóm thứ nhất gồm những nhà phê bình lý luận. Họ vừa là
người dẫn đường cho văn học vừa là những nhà lãnh đạo phong trào

cách mạng đương thời. Nhóm này gồm những tên tuổi tiêu biểu như
Bêlinxki, Secnưsepxki, Ðôbrôliubôp, Pixarep, Nhêcraxôp.
Nhóm thứ hai bao gồm những người không trực tiếp hoạt động
cách mạng nhưng họ lại giương cao ngọn cờ lí tưởng tự do bằng cách
phát ngôn cổ vũ cho những tư tưởng tiên tiến qua các tác phẩm của
mình. Ðại diện cho nhóm này là: Xantưcôp, Xêđrin, Glep Uxpenxki,
Kôrôlenkô.
Nhóm thứ ba bao gồm những nhà văn như Lep Tônxtôi,
Ðôxtôiepxki, Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Nhêcraxôp, Sêkhôp.. Những
nhà văn này không tìm được phương hướng giải quyết, không nhìn
thấy tương lai nước Nga nhưng với lòng nhân đạo cao cả họ đã miêu
tả chân thật nỗi khổ triền miên của nhân dân, đặt ra những câu hỏi


18

cấp bách cho thời đại, nói lên những khát vọng mơ ước cháy bỏng
của nhân dân lao động.
Càng về cuối thế kỷ, văn học nghệ thuật càng trở thành một
diễn đàn văn học mà những nhà văn phải là những người công dân
đấu tranh cho sự nghiệp thiêng liêng. Kể từ đây hàng loạt các nhà
văn đã bị Nga Hoàng bắt giam, lưu đày, sát hại. Secnưsepxki phải
chịu 20 năm khổ sai; Ðôxtôiepxki, Sêkhôp, Kôrôlenkô bị lưu đày
hàng chục năm ở Xibiri ; Ghecxen, Tuôcghênhep phải bỏ ra nước
ngoài; G. Uxpenxki bị điên loạn vì quá uất ức trước đau khổ của
nhân dân.
Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn trí thức tiến bộ trong thời
kỳ này còn quá xa rời nhân dân. Họ chỉ dừng lại ở niềm say mê nhiệt
thành mà chưa chịu thâm nhập vào phong trào cách mạng của quần
chúng lao động.

Bên cạnh sự phát triển của đội ngũ nhà văn, chủ đề của chủ
nghĩa hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX cũng thể hiện một bước
phát triển của văn học hiện thực trong việc phản ánh hiện thực. Lúc
này tên và nội dung của những tác phẩm như: Những người cùng
khổ, Ai có tội? Ai sống sung sướng trên đất Nga? Làm gì? không
những là những câu hỏi quyết liệt, gay gắt; những vấn đề nóng hổi
của thời đại mà đất nước và nhân dân Nga đòi hỏi phải trả lời, mà nó
còn là những chủ đề quán xuyến, xuyên suốt toàn bộ nền văn học
hiện thực mà các nhà văn Nga luôn trung thành thể hiện trong các
tác phẩm của mình.
Trên bình diện quan điểm mĩ học, thời kì này các nhà cách
mạng dân chủ mà nhất là Secnưsepxki đã kế thừa quan điểm mĩ học
của Bêlinxki và đã xây dựng được một hệ thống mĩ học hoàn chỉnh.


19

Bản luận văn nổi tiếng Những quan hệ thẩm mĩ giữa nghệ thuật và
hiện thực ra đời 1855 đã mở ra một bước ngoặc lịch sử trên quá trình
phát triển mĩ học Nga và nhân loại. Kể từ bây giờ, các nhà văn phải
nhận thức được rằng cái đẹp là cuộc sống, mỗi tác phẩm của mình
phải là một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống. Các nhà văn không
chỉ có nhiệm vụ giương cao ngọn cờ lí tưởng yêu nước, nhân đạo,
dân chủ, tự do mà còn phải lên án mọi bất công và tất cả những gì
chà đạp lên quyền sống của con người.
Bên cạnh việc hoàn thiện quan điểm mĩ học, văn học thời kỳ
này còn có những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập vào thế giới
tâm hồn muôn hình muôn vẻ của nhân vật. Ði sâu vào tâm lý, tâm
hồn nhân vật không những là một thủ pháp, nguyên tắc nghệ thuật
phổ biến, mà nó còn là một phương thức nghiên cứu bắt buộc nhằm

tìm hiểu tính cách con người thời đại và các quan hệ xã hội phức tạp
đương thời.
Thành tựu quan trọng nhất khẳng định sự toàn thắng của chủ
nghĩa hiện thực Nga thời kỳ này là việc khẳng định được vị trí của
con người nhỏ bé trong xã hội, nhìn thấy được vẻ đẹp bên trong của
lớp người đó cùng với việc bóc trần mọi thứ xấu xa của xã hội, đồng
thời tố cáo mạnh mẽ thế lực của đồng tiền đã chà đạp lên luân
thường đạo đức. Lúc này, các nhà văn như Tônxtôi, Ðôxtôiepxki đã
tái hiện những thân phận hèn mọn bị sỉ nhục, bị lăng mạ của đông
đảo quần chúng lao động, đồng thời miêu tả họ với những vẻ đẹp,
với hình tượng của nhân dân kỳ diệu, quần chúng lao động. Song
song với việc miêu tả con người nhỏ bé bằng tấm lòng nhân đạo cao
cả, các nhà văn còn tố cáo gay gắt xã hội, tố cáo chủ nghĩa tư bản
Nga đang mưu sắp xếp lại xã hội, điều khiển xã hội bằng quyền lực


20

và sức mạnh của đồng tiền. Những vấn đề này, nhất là vấn đề thế lực
và sức mạnh đồng tiền được các nhà văn Ðôxtôiepxki, Ôxtrôpxki
hình tượng hóa vào các tác phẩm của mình một cách chân thật và
sinh động.
Văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX nổi bật lên với vấn đề xây
dựng nhân vật tích cực. Ðây là một thành tựu quan trọng của chủ
nghĩa hiện thực Nga trong việc gắn liền văn học với phong trào cách
mạng. Nó thể hiện sự tiến bộ của văn học. Lúc này, các nhà văn dân
chủ cách mạng đã dũng cảm xây dựng những nhân vật tích cực sinh
động hoàn chỉnh mà lịch sử văn học nhân loại hàng ngàn năm về
trước chưa hề đạt tới. Ðó là hình ảnh : những con người mới từ hiện
thực cuộc sống đấu tranh đã bước vào văn học với tư thế hiên ngang

dũng cảm như loài chim báo bão báo hiệu một cơn bão thời đại sắp
diễn ra dữ dội. Hình ảnh những con người mới này tập trung ở hai
nhân vật tiêu biểu, đó là Rakhmêtôp và Badarôp.
Trên bình diện thể loại, thời kỳ này do văn học phải phản ánh
toàn diện những vấn đề cấp bách và phức tạp của thời đại cho nên
văn học có sự thay đổi khá lớn về thể loại. Thời kỳ này thơ ca vẫn
phát triển đa dạng nhưng đặc biệt văn xuôi phát triển mạnh mẽ và
đạt đến tính mẫu mực, hoàn chỉnh. Nó trở thành thể loại chủ yếu
trong việc thể hiện và đăng tải các nội dung xã hội trong nửa sau thế
kỷ XIX. Có thể thấy, các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết anh hùng
ca, truyện vừa vào lúc này phát triển rất mạnh và giữ địa vị thống trị
so với các thể loại khác.Tiêu biểu cho thể loại này là các sáng tác
của Ðôxtôiepxki, Tônxtôi.
Song song với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết, kịch vào
lúc này cũng phát triển mạnh mẽ. Nhà viết kịch Ôxtrôpxki và Sêkhôp


×