Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Chương trình kiểm tra kiến thức vẽ kỹ thuật lớp 10 THPT bằng phương pháp trắc nghiệm trên máy vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 33 trang )

Khoá luận tốt nghiệp.
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa vật lý.

--------------- ---------------Nguyễn thị nga

Chương trình kiểm tra kiến thức
vẽ kỹ thuật lớp 10 thpt
bằng phương pháp trắcnghiệm
trên máy vi tính.

luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành:Sư Phạm Kỹ Thuật.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Lâm.

Hà nội, tháng 7 năm 2007.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-2-


Khoá luận tốt nghiệp.

Lời nói đầu
Ngày nay trong xu thế hội nhập, mọi mặt của xã hội đã và đang thay đổi. Công
việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động. Trước nhu cầu của xã hội,
ngành giáo dục phải đổi mới cả mục tiêu, nội dung, phương pháp trong đó có cả
phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Ôn tập và kiểm tra là một khâu quan trọng, phải được đặt ra ngay từ khi lập


kế hoạch và được quan tâm trong suốt thời gian triển khai công việc chứ không
chỉ lúc công việc đã hoàn thành. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin
đã được áp dụng trong nhiều trường học, người giáo viên không chỉ nắm vững các
phương pháp kiểm tra truyền thống mà còn phải biết vận dụng một số phương
pháp kiểm tra hiện đại trên các thiết bị thông tin. Để kích thích hứng thú học tập,
hình thành kỹ năng tự học, tránh tình trạng học tủ học lệch đồng thời đảm bảo
tính khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh thì phương pháp trắc nghiệm
đang có xu hướng phổ biến trong các nhà trường.
Bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 và xuất phát từ đặc
điểm thực tế của ngành mà mình theo học tôi đã tìm hiểu và đưa ra đề tài nghiên
cứu: Kiểm tra kiến thức vẽ kỹ thuật bằng phương pháp trắc nghiệm khách
quan trên máy vi tính. Chương trình có thể giúp người học tự đánh giá được
mình và phát triển xu hướng học bằng máy tính, học qua mạngChương trình
tóm tắt cho người học những vấn đề lý thuyết cơ bản, quan trọng; đưa ra các bài
tập áp dụng và giúp người học tự kiểm tra kiến thức của mình bằng các bài tập
trắc nghiệm. Kết quả của bài làm sẽ được máy tính chấm điểm hết sức khách
quan và chính xác ngay sau khi hoàn thành bài kiểm tra hoặc hết giờ làm bài.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của quý thày cô và bạn đọc.
Để hoàn thành được chương trình này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thày giáo TS.Nguyễn
Thế Lâm. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thày cùng các thày cô trong khoa
Vật Lý trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-3-


Khoá luận tốt nghiệp.

Hà Nội, tháng 5 năm 2007.

Mục lục
Lời nói đầu ...............................................................................................
Chương I: mở đầu......................................................................................
I: Tính thời sự của CNTT trong dạy học..............................................
II: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học.........
III: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.................................................
Chương II: Công nghệ thiết kế phần mềm tự trắc nghiệm ...........................
I: Ngôn ngữ lập trình VISUAL BASIC 6.0..........................................
II: Vẽ hình trong MS Word .............................................................
Chương III: Phần mềm trắc nghiệm trực quan.............................................
I: Tính cần thiết có phần mềm............................................................
II: Trắc nghiệm trực quan ..................................................................
Kết luận....................................................................................................
Tài liệu tham khảo.....................................................................................
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-4-


Khoá luận tốt nghiệp.
chương i: mở đầu
i. Tính thời sự của CNTT trong dạy học(DH).
Cuộc cách mạng khoa công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Trình
độ dân trí và tiềm lực khoa học đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị
thế các quốc gia trên thế giới. Sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước ta đang phát
triển ngày càng cao; đòi hỏi giáo dục phải có bước phát triển mới.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của đảng đã chỉ rõ: Đổi
mới phương hướng dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của
người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức,
tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Phương châm của Đảng và nhà nước giúp cho
toàn ngành giáo dục đề ra giải pháp tăng cường hiệu quả đổi mới phương pháp
dạy học(PPDH). Trong đó, đề cao nghiên cứu khoa học, đưa khoa học kĩ thuậtvào
dạy và học, tăng cường áp dụng những thành tựu của CNTT vào DH, đặc biệt là
sự hỗ trợ của Internet. Xu thế tất yếu của nền GDĐT nước ta là một hệ thống GD
theo hướng một hệ thống mở, xây dựng một xã hội học tập, từng bước hoà nhập
với nền GD tiên tiến của khu vực và thế giới.
II. Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh trong DH.
1. Chức năng của việc kiểm tra đánh giá trong DH.
Trong lý luận DH, kiểm tra là giai đoạn kết thúc trong một quá trình DH,
nó đảm nhận chức năng lý luận DH cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được trong
quá trình này. Nó gồm những chức năng- ý nghĩa sau:
a, Chức năng đo lường: thể hiện ở chỗ xác định được mức độ hiểu biết, kỹ năng,
phẩm chất trí tuệ học sinh (HS) so với chuẩn (thước đo) của mục đích DH đã định
trước. Vì thế, mức độ (yêu cầu) của kiểm tra- đánh giá phải được xác định bởi
mục đích DH. Để thực hiện chức năng, phải:
- Chính xác hoá và lượng hoá được thông số cần đo (hiểu biết, kỹ năng). Ví dụ:
người ta chia ra các mức độ nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Chọn đơn vị đo (bằng điểm số hay xếp loại).

- Xác định độ chính xác, độ nhạy và sự biến đổi của phép đo (nó phụ thuộc vào
nội dung, thời điểm và cách thức tổ chức kiểm tra- đánh giá).

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-5-



Khoá luận tốt nghiệp.
b, Chức năng thông tin: giúp giáo viên nắm được kết quả giảng dạy từ đó điều
chỉnh và hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy. Đồng thời cũng giúp HS
tự đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh sự học của mình theo các yêu cầu của
môn học.

c, Chức năng chọn lọc và phân loại: là thông qua kiểm tra- đánh giá để có thể:
- Chọn ra được những kiến thức (kỹ năng) mà HS đã nắm vững, chưa nắm vững
trong môn học.
- Phân loại HS ở các mức độ( giỏi, khá, trung bình, yếu), điều này có tác dụng
kích thích sự cố gắng học tập của HS.
Để việc kiểm tra, đánh giá có cơ sở khoa học, cần xác định rõ và phân tích cụ thể
các yếu tố như mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra đánh giá.
2. Những nguyên tắc, yêu cầu đối với việc kiểm tra- đánh giá trong DH.
a, Những nguyên tắc chung:
- Kiểm tra đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống để xác
định phạm vi và mức độ đạt được của các mục tiêu(nhiệm vụ môn học) đã đề
ra.Vì vậy, vấn đề cần tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh
giá là gì?
- Quy trình và công cụ kiểm tra đánh giá phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu
kiểm tra đánh giá.
- Để đánh giá cần phải có nhiều biện pháp và công cụ tiến hành đồng thời để có
được giá trị tổng hợp.
- Biết những hạn chế của từng công cụ, biện pháp đánh giá để sử dụng hợp lý.
- Đánh giá chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó không phải là mục
đích của DH.Mục đích chính của kiểm tra đánh giá là để có được những quyết
định đúng đắn về quá trình DH.
b, Những yêu cầu cụ thể đối với kiểm tra đánh giá trong DH kỹ thuật:


Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-6-


Khoá luận tốt nghiệp.
- Phải đảm bảo đủ số lượt kiểm tra(thi) theo quy định của chương trình môn học
và cơ quan chỉ đạo chuyên môn(Phòng,Sở GD ĐT).
- Nội dung kiểm tra phải được xây dựng dựa trên mục tiêu(mục đích-yêu cầu) và
nội dung của chương trình môn học,chú ý thích đáng đến các mức độ vận dụng
kiến thức-kỹ năng chứ không chỉ yêu cầu thuộc nội dung sách giáo khoa.
- Đánh giá bằng lời(nhận xét) phải phù hợp với kết quả đánh giá cho bằng điểm
số.
- Trong kiểm tra lý thuyết, cần đo và đánh giá được:
+ Mức độ nắm vững kiến thức(ghi nhớ, tái hiện , hiểu)
+ Mức độ vận dụng kiến thức(trong những tình huống quen thuộc, trong
những tình huống mới lạ, mức độ sáng tạo)
+ Khả năng diễn đạt hiểu biết(bằng lời nói, chữ viết)
+ Số lượng và mức độ sai sót của HS.
-Kiểm tra đánh giá về thực hành kỹ thuật, cần chú ý toàn diện về:
+ Mức độ nắm vững những hiểu biết kỹ thuật có liên quan.
+ Khả năng thực hiện các thao tác động tác kỹ thuật.
+ Hiệu quả thực hành(sản phẩm hay mức độ cố gắng hoàn thành công việc
được giao).
3. Các hình thức, phương pháp kiểm tra-đánh giá.
a, Các hình thức kiểm tra-đánh giá:
- Kiểm tra sơ bộ(khi bắt đầu học môn học), thường áp dụng cho những môn học
có chương trình đồng tâm hoặc có nội dung được xây dựng trên cơ sở những nội
dung của các môn học khác mà HS đã biết.
- Kiểm tra thường xuyên(kiểm tra miệng, 15 phút,trong các tiết học hàng

ngày).
- Kiểm tra định kỳ(cuối chương, cuối kỳ, cuối nămtheo phân phối chương
trình).
- Kiểm tra chọn HS giỏi(thi HS giỏi đối với các cấp ở các môn học).
b, Các phương pháp kiểm tra-đánh giá được sử dụng:

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-7-


Khoá luận tốt nghiệp.
* Kiểm tra miệng(vấn đáp): phương pháp này được sử dụng hàng ngày vào trước,
trong hoặc cuối bài học. Nó có tác dụng rèn khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói cho
HS. Những câu hỏi, bài tập kiểm tra trong trường hợp này phải được chuẩn bị
trước sao cho ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu và thể hiện rõ mức độ đòi hỏi đối với
câu trả lời.
Trong kiểm tra miệng cần lưu ý:
+ Dành thời gian cần thiết cho HS cả lớp suy nghĩ và hiểu đúng câu hỏi,
không nên gọi HS trước, đặt câu hỏi sau.
+ Cần lắng nghe uốn nắn, nhận xét chính xác câu trả lời của HS và đánh
giá(cho điểm) công khai trước tập thể lớp.
*Kiểm tra viết: đây là một phương pháp mà trong một thời gian nhất định có thể
kiểm tra được số lượng lớn HS. Nó yêu cầu HS thể hiện tổng hợp hiểu biết, kỹ
năng và năng lực của mình bằng ngôn ngữ viết. Tuỳ theo thời gian, tính chất bài
kiểm tra mà nội dung sẽ khác nhau, nhưng cần chý ý các yêu cầu sau:
- Phổ phân bố bài kiểm tra của HS càng rộng càng tốt vì nó cho phép phân
loại rõ trình độ HS. Nó phụ thuộc vào số lượng câu hỏi( bài tập); vào độ khó dễ
của câu hỏi. Câu hỏi khó quá( dễ quá) đều cho phổ phân bố hẹp.
- Nội dung kiểm tra cần có phần tái hiện, phần vận dụng và phần sáng tạo.

- Tổ chức kiểm tra sao cho hạn chế được tối đa sự quay cóp của HS.
- Chấm bài, cho điểm chính xác(theo đáp án, biểu điểm) và trả bài đúng kế
hoạch.
* Kiểm tra trắc nghiệm.
III. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Một trong những kiểu kiểm tra hiện nay hay dùng là kiểm tra test( trắc
nghiệm khách quan).Trên thế giới phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở
nhiều hình thức học tập, đặc biệt trong hình thức học tập E-learning.
Còn đối với nước ta hiện nay, cách thức kiểm tra-đánh giá thực sự là một rào
cản cho việc đổi mới PPDH. Thi thế nào thì dạy và học thế ấy. Việc đánh giá HS
chỉ nhằm kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài mà không chú trọng đến khả năng. sáng
tạo, không chấp nhận sự khác biệt trong nhận thức. Hơn nữa, quy chế hiện hành
đánh giá kết quả học tập chỉ chú trọng đánh giá kết quả bài thi mọi nỗ lực của

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-8-


Khoá luận tốt nghiệp.
thày và trò cũng thành công dã tràng. Còn tiếp tục cách thức kiểm tra-đánh giá
kết quả học tập như hiện nay thì vẫn còn cách DH thày giảng trò ghi.

Để khắc phục lối truyền thụ một chiều phải kiên quyết loại bỏ hình thức
kiểm tra theo hình thức học gì thi nấy, sao chép lại mớ kiến thức đã được ghi
chép, tiếp thu một cách thụ động. Đánh giá kết quả học tập phải đánh giá cả quá
trình học tập, bao gồm cả tinh thần, thái độ học tập và đặc biệt phải cải tiến
cách thức kiểm tra (thi): tăng cường kiểm tra trắc nghiệm khách quan, làm bài tập
môn học, trên tinh thần bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan, tránh chạy theo
chỉ tiêu, bệnh thành tích thúc đẩy HS học tập chủ động và tích cực hơn. Nên

khuyến khích hình thức kiểm tra trắc nghiệm thay thế cho các hình thức cũ.
1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
Cho đến nay, người ta vẫn thường hiểu trắc nghiệm khách quan như sau:
trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn, trong đó
có một câu trả lời đúng bên cạnh các câu trả lời sai hay nhiều câu trả lời đúng và
một câu trả lời sai, yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn giản đã qui ước để
trả lời. Hay trắc nghiệm là một hình thức đo đạc đã được tiêu chuẩn hoá cho
mỗi cá nhân HS bằng điểm.
2. Bản chất của trắc nghiệm khách quan:
Đó là, giao cho HS những câu hỏi kiểm tra để thăm dò, đánh giá một số
đặc điểm trí tuệ của HS như trí nhớ, sự thông minh, và một số yếu tố của kỹ
năng kỹ thuật nào đó như vẽ hình, phân tích hình vẽ, nhận biết- phân biệt các đối
tượng kỹ thuật cùng loại hoặc tương tự
3. Vai trò của trắc nghiệm trong DH:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên thường kiểm tra- đánh giá HS để biết HS đạt đến trình độ nào,
tiến bộ như thế nào. Các bài trắc nghiệm soạn kỹ, dùng đúng phương pháp, có thể
là nguồn kích thích HS chăm lo học tập, sửa đổi những sai lầm, và hướng các hoạt
động học tập đến những mục tiêu mong muốn.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

-9-


Khoá luận tốt nghiệp.
Kết quả trắc nghiệm giúp giáo viên biết chỗ nào chưa đạt yêu cầu để thay
đổi phương pháp giảng dạy. Giúp nhà trường và giáo viên có cơ sở để chứng tỏ về
trình độ, khả năng học tập của HS.
*Đối với HS:


- Kiểm tra giúp HS biết mình phải làm gì? Giúp HS nhớ lại, có thể là khắc
sâu một vấn đề nào đó.
- Kiểm tra cũng giúp cung cấp những kiến thức mới. Giúp HS tự kiểm tra
mình đã nắm chắc hay chưa nắm chắc những vấn đề nào, từ đó điều chỉnh phương
pháp học tập.
4. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan:
*Ưu điểm:
+ Trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều HS, với nhiều nội
dung khác nhau.
+ Việc chấm bài nhanh và khách quan ( có thể dùng phương pháp đục lỗ,
dùng bản trong, phân tích thống kê kết quả bài trắc nghiệm nhờ máy vi tính... ).
+ Các câu hỏi và đáp án đã được quy định về số lượng nội dung và đã chuẩn
hoá nên dễ sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lý kết quả để kiẻm tra. Do
đó có thể phát hiện đồng đều kết quả kiểm tra của từng lớp HS.
+ Cách tiến hàmh và phương tiện rất đơn giản; phổ biến trên diện rộng nhờ
máy tính.
*Nhược điểm:
+ Khó khăn lớn nhất trong trắc nghiệm khách quan là việc xây dựng hệ
thống câu hỏi kiểm tra.
+ Chỉ cho biết kết quả của sự suy nghĩ mà không cho biết nội dung quá trình
tư duy suy nghĩ, do đó không tránh khỏi sự sai đúng ngẫu nhiên, hay không đúng
thực chất như HS mất bình tĩnh, hiểu sai câu hỏi, chưa nghĩ kỹ đã vội trả lời, HS
dễ chép bài hoặc nhắc nhau.
+ Không cho biết cách lập luận và năng khiếu của HS đối với vấn đề được
nêu ra trong bài kiểm tra.
+ ít góp phần phát triển ngôn ngữ nói và viết.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.


- 10 -


Khoá luận tốt nghiệp.
+ Không kiểm tra được khả năng thực hành của HS.
5.Phân loại các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan gồm 4 loại cơ bản:
+Câu điền.
+Câu hỏi đúng_sai hoặc có_không.
+Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn.
+Loại câu hỏi ghép đôi.
Ngoài ra, còn có thể xây dựng các câu hỏi phức hợp là biến thể của các loại trên.
6.Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Khi xây dựng hệ thống các loại câu hỏi trắc nghiệm phải nắm vững nguyên
tắc dạy học, nhiệm vụ của môn học và yêu cầu môn học. Cần nắm vững nội dung
chương trình, đối tượng người học để soạn hệ thống câu hỏi vừa đảm bảo nội
dung kiến thức phù hợp vừa nâng cao trình độ học sinh, đảm bảo đánh giá chất
lượng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Có 2 yếu điểm người soạn cần lưu ý:
+Một là, học sinh có thể đoán được câu trả lời đúng.
+Hai là, học sinh không có cơ hội biểu thị quá trình tư duy khi trả lời câu
hỏi.
Trong quá trình biên soạn câu hỏi cần chú ý:
+ Số câu trả lời không quá ít, không quá nhiều, thường là từ 4 -5 câu.
+ Hình thức trình bày thống nhất không thay đổi để học sinh đỡ bối rối làm
ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
+ Ngôn ngữ câu hỏi dễ dàng, cô đọng trong một dạng hoàn chỉnh.Từ ngữ,
ngữ pháp phải chính xác.
+ Dùng nhiều câu đơn giản, thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn cách đơn giản
nhất.

+ Đưa tất cả các thông tin cần thiết vào câu dẫn nếu có thể được.
+ Tìm ra những chỗ gây hiểu lầm mà chưa phát hiện trong câu hỏi.
+ Không nên cố gắng tăng mức độ khó của câu hỏi.
+ Mỗi câu trắc nghiệm phải có tính độc lập đối với câu trắc nghiện khác
trong bài kiểm tra.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 11 -


Khoá luận tốt nghiệp.
+ Tránh cung cấp những thông tin vô lý có thể gợi ý để trả lời đúng những
câu hỏi trắc nghiệm khác.
+ Tránh gây ra những tác động không mong muốn về giáo dục.
+ Tránh những từ hoặc câu thừa giúp cho việc đọc hiểu không quá khó khăn.

+ Các câu hỏi phải rõ ràng, hợp lý, lường trước khả năng nhầm lẫn hoặc tính
toán sai.
+ Các câu trả lời phải được xét theo thứ tự sao cho không có gợi ý nào cho
câu trả lời đúng.
+ Cố gắng tránh mơ hồ về mặt ý nghĩa câu.

Chương ii
công nghệ thiết kế phần mềm tự trắc nghịêm.
I. Ngôn ngữ lập trình VISUAL BASIC 6.0
1. Giới thiệu sơ lược ngôn ngữ Visual Basic 6.0
Với VB ta có thể tạo các phần mềm với giao diện đồ hoạ rất đơn giản và mang
tính chuyên nghiệp cao. Điều đó là do ngôn ngữ này đã tạo sẵn cho ta các công cụ
lập trình như: nút lệnh, nhãn, menu

Ngoài ra, cú pháp của ngôn ngữ lập trình VB 6.0 gần giống với ngôn ngữ
tự nhiên trong tiếng Anh, cho nên chúng ta dễ tham khảo và tự nghiên cứu.Do
vậy, số lượng người lập trình ứng dụng sử dụng ngôn ngữ VB rất nhiều.
VB sẽ giúp ta thiết kế được các chương trình từ đơn giản đến cực kỳ phức
tạp như tạo các điều khiển: Active X, nhúng và kết nối các đối tượng, các sử dụng
các thư viện liên kết động (DLL) và Win APIVB cũng là một ngôn ngữ rất
thuận lợi cho việc lập tình với các cơ sở dữ liệu, với các kỹ thuật lập trình như:
ODBC, DAO, RDO, ADONgoài ra, VB cũng giúp ta làm quen với DHTML,
Internet, VB Scrip và trình duyệt Web

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 12 -


Khoá luận tốt nghiệp.
Tóm lại, ta sẽ dễ dàng phát triển ứng dụng quản lý bằng cách sử dụng ngôn
ngữ lập trình VB 6.0. Hầu hết các giao diện đều trực quan, dễ thiết kế, chúng cho
phép ta thiết kế các Form và Control một cách tiện lợi. Khi lập trình thì gần như
toàn bộ thời gian ta làm việc với Form, Control và các thành phần khác được hỗ
trợ cho ngôn ngữ này.
2. Thiết kế chương trình.
2.1. Thiết kế giao diện.
- Đầu tiên ta khởi động VB, chọn kiểu thiết kế( thông thường chọn theo mặc định
là Standard.exe), lúc đó một cửa sổ form hiện ra.

- Ta thiết kế trên form này bằng cách lấy các đối tượng từ hộp công cụ Toolbox
(hình 2.1). Khi đặt chỏ chuột vào mỗi biểu tượng sẽ hiện ra tên các đối tượng sẽ
được đặt vào form như: pointer, picturebox, lable, textbox, command button,
timer, option button

Ví dụ:

Hình 2.1: Hộp Toolbox.
* Cách đưa các đối tượng vào form:
+Cách 1: Double click vào các đối tượng trong Toolbox.Lúc đó các đối tượng
sẽ xuất hiện ở giữa form. Nếu chọn nhiều đối tượng thì các đối tượng sẽ nằm
chồng lên nhau, ta nhấp nút trái chuột vào từng đối tượng và rê chuột đến vị trí
mình muốn. Muốn thay đổi kích thước của đối tượng, ta kích vào đối tượng và
thấy xuất hiện 8 nút bao quanh cho phép ta chỉnh sửa kích thước từng đối tượng.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 13 -


Khoá luận tốt nghiệp.
+ Cách 2: Click chọn đối tượng trong Toolbox, đưa con trỏ của chuột vào
trong form(lúc này con trỏ có hình dấu cộng). Ta di chuyển dấu cộng đến vị trí
nào đó và drag kéo đến khi có kích thước như mong muốn.
Ví dụ:

Hình 2.2: Các đối tượng trong form.
* Xác lập thuộc tính cho từng đối tượng:
Sau khi đưa các đối tượng cần thiết vào form thì phải đặt thuộc tính cho đối
tượng. Ta kích vào đối tượng và mở cửa sổ Properties Window.Muốn xác lập
thuộc tính nào, ta di chuyển hộp sáng đến thuộc tính đó và thay đổi.
Ví dụ:

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.


- 14 -


Khoá luận tốt nghiệp.
(H.a)

( H.b)

(H.c)

Hình 2.3: Xác lập thuộc tính.
(H.a): Các thuộc tính của Form.
(H.b): Các thuộc tính của Lebel.
(H.c): Các thuộc tính của Command.
Khi xác lập xong ta cần lưu Project và Form với tên nào đó.Để lưu lại bản thiết kế
ta làm như sau: file/ save project as, chọn thư mục và đặt tên cho bản thiết kế và
kích Save. Sau đó một hộp thoại nữa hiện ra yêu cầu ta lưu lại lần nữa. Ta làm
tương tự như trên.
2.2 Viết Code cho chương trình:
Khi ta dang ở cửa sổ form có thể vào cửa sổ lệnh như sau:
* Click nút phải chuột vào bất cứ vị trí nào, lúc đó sẽ xuất hiện menu, ta chọn
View Code.
* Double Click vào form hoặc đối tượng ta chọn cần viết mã, cửa sổ mã sẽ hiện
ra.
Cửa sổ mã:

Hình 2.4: Cửa sổ Code.
Nhìn vào cửa sổ ta thấy rằng ở phía trên có 2 hộp Combobox. Hộp bên trái
ghi tất cả tên của các form, các đối tượng trong chương trình mình thiết kế.


Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 15 -


Khoá luận tốt nghiệp.

Hình 2.5: Cửa sổ Code với Combobox bên trái.
Hộp bên phải ghi tất cả các sự kiện(Còn gọi là biến cố) của từng đối tượng,
mỗi đối tượng sẽ có nhiều biến cố.

Hình 2.6: Cửa sổ Code với hộp Combobox bên phải.
Giả sử, với đối tượng Command1 ta chọn sự kiện Click, lúc đó cửa sổ lệnh có
2 dòng lệnh như sau:

Hai dòng lệnh này là dòng lệnh đầu và cuối của thủ tục, ta viết lệnh cho thủ
tục ở giữa hai dòng lệnh này.
Bước viết lệnh là bước quan trọng hơn cả bởi vì nó là yếu tố quyết định chương
trình có chạy đúng theo yêu cầu hay không, có tối ưu hay không,
Ví dụ:

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 16 -


Khoá luận tốt nghiệp.
Mở một tài liệu bất kỳ dựa trên tên file: Trong VB 6.0, ta đặt nút lệnh
Command vào form và đặt mã cho sự kiện Click của nút:
Private Declare Function ShellExecute Lib

shell32.dll Alias shellExecuteA(
ByVal hWnd As Long,
ByVal lpOperation As String,
ByVal lpFile As String,
ByVal lpParameters As String,
ByVal lpDirectory As String,
ByVal nShowCmd As Long) As Long
Private Sub OpenDoc(sFile As String)
Dim lR As Long
lR = ShellExecute(Me.hWnd, Open, sFile, , , vbNormalFocus)
If (lR < 0) or (lR > 32) Then
success
Else
MsgBox Failed to Start &sFile& , vbInformation
End If
Private Sub Command1_Click()
Mở Notepad hiển thị nội dung File.txt
OpenDoc File.txt
Mở IE hiển thị nội dung trang Web page.htm
OpenDoc Page.htm

Mở Word hiển thị nội dung văn bản Document.Doc
OpenDoc Document.Doc
End Sub
Khống chế thời gian:
Private Sub Timer1_Timer()
Dim t1, t2, tg As Integer
t1 = t1 + 1

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.


- 17 -


Khoá luận tốt nghiệp.
If t1 Mod 60 < > 0 Then
Lbldongho.Caption = Str(tg t2) & : & Str(61 (t1 Mod 60)) &
Else
Lbldongho.Caption = Str(tg t2) & : & 1
t2 = t2 + 1
End If
Timer1.Enabled=False
If t1 = tg*60 Then
Beep
Lblthongbao = Hết giờ
End If
End Sub
Help file: Option Explicit
Dim b
Private Sub Form _ Load()
b = App.Path + \
frmhuongdan.Picture = LoadPicture(b + hd1.jpg)
End Sub
II. Vẽ hình trong MS-Word.
MS-Word là một chương trình sử lý văn bản được ứng dụng rộng rãi hiện
nay.Với chương trình này ta có thể soạn thảo và trình bày một lá đơn, giấy mời,
công văn, hợp đồng, tiểu luận, luận văn, đồ án, luận án tốt nghiệp và chuyên
nghiệp hơn ta có thể làm sách, tạp chí, báoHơn thế nữa, các lệnh trong thanh

công cụ Drawing sẽ trợ giúp ta có thể tạo ra được các hình vẽ theo ý muốn của

riêng mình.
Thanh công cụ này bao gồm các lệnh để vẽ:

Hình 2.7: Thanh công cụ Drawing.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 18 -


Khoá luận tốt nghiệp.
- Line: Vẽ đoạn thẳng. Để thực hiện ta nhấp chuột chọn lệnh lập tức hộp Text box
hiện lên trong văn bản để hỏi xem ta có muốn vẽ đường Line vào đó không? Nếu
muốn ta nhấp và giữ chuột để chọn điểm đầu của đường thẳng sau đó đưa chuột
đến vị trí của điểm cuối và thả chuột để kết thúc lệnh. Nếu không muốn vẽ đường
Line, ta vào Text box và nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z.
Nếu giữ phím Shift trong lúc vẽ đường Line thì khi đó đường Line là đoạn
thẳng có góc là bội số của 15 0 .
Nếu giữ phím Ctrl trong lúc vẽ thì đường Line là đoạn thẳng lấy điểm đặt
của chuột làm tâm.
- Arrow: Vẽ đường Line có mũi tên ở một đầu. Cách vẽ tương tự vẽ đường Line.
- Rectangle: Vẽ hình chữ nhật. Nhấp chuột chọn lệnh để gọi hộp Textbox. Ta
nhấp và giữ chuột chọn điểm đầu của hình chữ nhật sau đó đưa chuột đến vị trí
chọn làm điểm cuối và thả chuột để kết thúc lệnh.
Nếu giữ phím Shift trong lúc vẽ thì hình chữ nhật trở thành hình vuông.
Nếu giữ phím Ctrl trong lúc vẽ thì hình chữ nhật lấy điểm đầu làm tâm.
Nếu giữ đồng thời cả phím Shift và Ctrl thì ta được một hình vuông và điểm
đầu của hình vuông này là tâm của hình vuông.
- Oval: Vẽ hình Ellipse. Cách vẽ tương tự như vẽ hình chữ nhật.Nếu giữ phím
Shift thì Ellipse trở thành hình tròn.Nếu giữ phím Ctrl thì Ellipse sẽ lấy điểm đặt

của chuột làm tâm.Nếu giữ đồng thời cả phím Shift và Ctrl thì Ellipse sẽ là hình
tròn và điểm đầu của hình tròn là tâm của hình tròn.
- Text Box: Dùng để vẽ hộp chữ. Cách thực hiện cũng như vẽ hình chữ nhật nhưng
sau khi tạo khung ta sẽ gõ nội dung vào trong khung. Nếu gõ quá nhiều, một phần
văn bản sẽ bị khung che khuất, nhấp chuột vào một điểm trắng để chỉnh kích
thước của khung lớn hơn cho hiện đủ phần nội dung đã gõ.

- AutoShapes: Để tạo các hình theo mẫu có sẵn. Nhấp chọn vào lệnh AutoShapes
để hiện ra menu liệt kê các nhóm lệnh, rồi chọn một trong các lệnh trong danh
sách của nhóm.Cách vẽ tương tự vẽ các hình chữ nhật và Ellipse. Nếu chọn một
trong các mẫu trong nhóm lệnh Callouts thì sau khi vẽ xong hình ta có thể gõ
thêm một đoạn văn bản vào trong hình đó.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 19 -


Khoá luận tốt nghiệp.

Hình 2.8: Menu của AutoShapes.
Hiệu chỉnh đối tượng đã vẽ:
- Chọn đối tượng: Nhấp chuột vào đối tượng, lúc đó bao quanh đối tượng sẽ hiện
ra các ô vuông nhỏ. Để chọn nhiều đối tượng cùng lúc, ta giữ phím Shift và nhấp
chuột vào các đối tượng muốn chọn.
-Gõ chữ trong đối tượng: Các loại đối tượng vẽ khép kín(không kể Text box hay
Callouts) đều có thể gõ chữ vào bên trong bằng cách nhấp chọn một đối tượng,
nhấn phải chuột chọn lệnh Add Text.

Hình 2.9: Chọn lệnh Add Text.

Kích thước của đối tượng sẽ hạn chế cách thể hiện chữ bên trong đối tượng(gõ
nhiều sẽ mất chữ), cần hiệu chỉnh kích thước đối tượng trước khi gõ chữ.
- Chọn màu cho chữ trong hình vẽ: Thực hiện lệnh Font Color trên thanh công cụ
Drawing.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 20 -


Khoá luận tốt nghiệp.
- Hiệu chỉnh kích thước: Chọn hình, khi đó quanh hình nổi lên 8 nút tròn màu
trắng. Đưa và nhấp chuột tới các nút đó rồi kéo chuột theo hướng mũi tên ở một
nút tròn bất kỳ để thay đổi kích thước hình vẽ.Nếu giữ phím Ctrl thì hình sẽ được
chỉnh kích thước co giãn từ tâm của hình.
- Di chuyển đối tượng: Chọn đối tượng, đặt trỏ chuột bên trong đối tượng(trỏ
chuột có dạng mũi tên hình chữ thập), nhấp và kéo chuột đến vị trí cần di chuyển.
Nếu giữ phím Ctrl và kéo chuột khi di chuyển thì sẽ sao chép tạo đối tượng mới.
- Xoay đối tượng: Chọn đối tượng, đặt trỏ chuột vào nút xanh trên đối tượng và
xoay.Nếu giữ phím Ctrl thì xoay với tâm xoay là chấm tròn xanh đối diện. Nếu
giữ phím Shift thì đối tượng sẽ xoay với góc xoay là bội số của 15 0 .
- Tô màu cho đối tượng: Dùng lệnh Fill Color trên thanh công cụ Drawing(chỉ tô
màu cho đối tượng khép kín). Nhấp nút tam giác của Fill Color, một bảng màu
hiện ra.

Hình 2.10: Lệnh Fill Color.
+ Nếu chọn No Fill thì đối tượng không được tô màu.
+ Nếu chọn More Fill Color hay Fill Effects thì sẽ có nhiều màu hơn và
việc tô màu sẽ kỹ càng hơn.
- Màu đường viền của hình vẽ: Thực hiện lệnh Line Color(tương tự Fill Color).


- Chọn độ dày đường viền cho hình vẽ: Thực hiện lệnh Line Style trên thanh công
cụ Drawing.
- Chọn dạng đường viền nét đứt cho hình vẽ: Thực hiện lệnh Dash Style trên
thanh cộng cụ Drawing.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 21 -


Khoá luận tốt nghiệp.
- Chọn dạng đường viền có mũi tên cho hình vẽ: Thực hiện lệnh Arrow Style trên
thanh công cụ Drawing.
- Tạo bóng cho hình vẽ: Sử dụng lệnh Shadow trên thanh công cụ Drawing.
- Tạo hiệu ứng 3D cho hình vẽ: Sử dụng lệnh 3D-Style trên thanh công cụ
Drawing.
- Sự hiển thị của các đối tượng: Các đối tượng sau khi đã được vẽ xong sẽ tạo lên
các lớp trong văn bản. Trong đó, đối tượng nằm ở lớp trên che khuất đối tượng
nằm ở lớp dưới. Ta có thể thay đổi thứ tự xếp lớp của các đối tượng bằng cách:
Chọn hình vẽ cần thay đổi cách hiển thị, nhấp nút Draw trên thanh công cụ
Drawing và chọn Order, khi đó sẽ có nhiều lựa chọn về hiển thị để chọn.

Hình 2.11: Menu của lệnh Order.
+ Bring to Front: Chuyển đối tượng lên lớp trên cùng.
+ Send to Back: Chuyển đối tượng xuống lớp dưới cùng.
+ Bring Forward: Chuyển đối tượng lên trên một lớp.
+ Send Backward: Chuyển đối tượng xuống dưới một lớp.
+ Bring in Front of Text: Chuyển đối tượng lên trên văn bản(che văn bản).
+ Send Behind Text: Chuyển đối tượng xuống dưới văn bản(đối tượng chìm dưới

văn bản).

- Tạo nhóm các đối tượng: Giữ phím Shift và nhấp chọn từng đối tượng, nhấp nut
Draw chọn lệnh Group, các đối tượng sẽ được xếp vào một nhóm. Muốn hiệu
chỉnh riêng từng đối tượng trong nhóm cần dùng lệnh Ungroup trong lệnh Draw

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 22 -


Khoá luận tốt nghiệp.
trên thanh công cụ Drawing để tách nhóm các đối tượng thành các đối tượng
riêng lẻ.
- Xoá hình vẽ trong văn bản: Chọn hình vẽ cần xoá và gõ phím Delete trên bàn
phím.
Chú ý: Nếu trong hình có chèn văn bản, khi bạn nhấp chuột ở bên trong hình vẽ
(phần có chữ) thì con trỏ Text hiện ra lúc này nếu bạn gõ phím Delete thì chỉ có
tác dụng xoá chữ mà thôi. Để xoá được cả hình vẽ, bạn cần phải đặt con trỏ chuột
chỉ vào đường viền của hình vẽ và nhấp chuột, lúc này đối tượng Text không được
chọn, bạn gõ phím Delete trên bàn phím sẽ xoá được cả hình vẽ và chữ nằm trong
hình vẽ đó.

Chương iii

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 23 -



Khoá luận tốt nghiệp.
phần mềm trắc nghiệm trực quan
I. Tính cần thiết có phần mềm:
Tin học hoá đã và đang trở thành một xu hướng chung đối với mọi ngành
kinh tế xã hội và giáo dục cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Học qua máy vi tính không còn là mới lạ với nhiều người trên thế giới song
vẫn còn mới lạ với nhiều người Việt Nam. Chúng ta phải công nhận rằng học
bằng máy vi tính có nhiều lợi thế hơn so với các hình thức học tập khác. Máy vi
tính là một thiết bị xử lý thông tin cao, có khả năng lưu trữ một lượng thông tin
khổng lồ. Đồng thời nó còn có lợi thế về hình thức trình bày như: màu sắc, âm
thanh, kiểu dáng hấp dẫn trong các bài giảng sẽ có tác dụng lôi cuốn học sinh.
Chính vì vậy mà tin học hoá giáo dục sẽ đem lại rất nhiều thay đổi tích cực.
Do vậy, mỗi khâu của giáo dục cần được áp dụng CNTT để đem lại hiệu
quả tốt nhất. Từ mục đích đó thì việc kiểm tra ôn tập của học sinh cũng sẽ được
thực hiện một cách khách quan, chính xác và góp phần tăng hứng thú học tập,
thay đổi kỹ năng học tập tránh tình trạng học tủ học lệch Thông qua thiết kế
phần mềm Kiểm tra kiến thức bằng phương pháp trắc nghiệm trên máy vi tính mà
môn học ở đây là môn KTCN.
II. Phần mềm trắc nghiệm trực quan.
Khi bắt đầu chương trình có nền giao diện như hình dưới(Hình 3.1). Ta gọi
form này là form chính của chương trình.
Đây sẽ là cửa sổ chính của chương trình có các đề mục bạn cần nghiên
cứu.Khi cần bạn chỉ cần nháy vào nút tam giác ở góc của hộp mà bạn nhìn thấy
ngay trên giao diện chính (hộp Combobox), lúc đó có một danh sách sổ dọc
xuống cho bạn lựa chọn(Hình3.2).

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 24 -



Khoá luận tốt nghiệp.

Hình3.1: Giao diện chính của chương trình.

Hình3.2: Mở hộp Combobox.
Khi cần tra cứu cách sử dụng bạn vào biểu tượng hướng dẫn(hình 2 quyển
sách) ở góc phải màn hình. Ta được nội dung hướng dẫn như hình 3.3.Muốn thoát
khỏi form hướng dẫn thì ta nhấn chuột vào biểu tượng thoát ở góc phải của form.
Khi đó form chính sẽ hiện lên ở màn hình, để bạn lựa chọn các nội dung khác.

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 25 -


Khoá luận tốt nghiệp.

Hình 3.3: Form hướng dẫn .
Trong hộp Combobox ta lựa chọn nội dung kiểm tra là Hình chiếu thì
Form bắt ta nhập đầy đủ thông tin trước khi chọn nội dung để xem được mở ra có
dạng như hình 3.4 sau.

Hình 3.4: Form nhập thông tin và lựa chọn nội dung.
Trong form này cho chúng ta 2 nội dung là ôn tập và kiểm tra. Đây là 2 nút
lệnh nên khi cần xem nội dung nào bạn chỉ cần nhấn chuột vào nút lệnh đó. Đồng

Nguyễn Thị Nga K29E, Khoa Vật Lý.

- 26 -



×