Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nêu ví dụ về một vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.14 KB, 13 trang )

Đề số 6: Nêu ví dụ về một vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều
tra cơ quan điều tra bắt buộc phải tiến hành các hoạt động điều tra sau (cần lập luận
về sự cần thiết phải tiến hành từng hoạt động điều tra đó):
- Lấy lời khai ngườ làm chứng, người bị hại’
- Nhận dạng;
- Thực nghiệm điều tra (Loại thực nghiệm điều tra 1,2,5).

HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 1


MỤC LỤC
*
*

*

MỞ BÀI........................................................................................................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................12
CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................................................12

HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 2


MỞ BÀI
Trong suốt quá trình phát triển, khoa học điều tra hình sự (KHĐTHS) hay nói
cách khác là khoa học nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp điều tra tội
phạm của Việt Nam nói riêng và khoa học chiến thuật điều tra hình sự nói chung đã


có nhiều đóng góp to lớn đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Các
hoạt động điều tra tuy có khác nhau về nội dung nhưng cơ bản đều có hiệu quả lớn
đối với công tác điều tra hình sự. Với bài tập này, em xin đưa ra một vụ án đã xảy
ra trong thực tế và phân tích sự cần thiết phải bắt buộc tiến hành ba hoạt động điều
tra: Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; nhận dạng và thực nghiệm điều tra.

NỘI DUNG
I.Lý luận chung về các hoạt động điều tra cần tiến hành.
1.
Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.
1.1.
Nhiệm vụ của hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.
- Thu được những thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan từ người làm chứng
về những tình tiết của vụ án mà họ đã biết được. Thu được các thông tin cụ thể, chi
tiết từ người bị hại.
- Phát hiện những tài liệu mới, những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối
với việc mở rộng công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm.
1.2.
Phương pháp lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.
- Nghiên cứu tổng hợp mọi tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ án.
- Chọn và nghiên cứu người được chọn để làm chứng.
- Bố trí địa điểm lấy lời khai, chọn hình thức gặp người làm chứng, người bị
hại.
- Vạch kế hoạch lấy lời khai.
1.3.
Trình tự lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.
HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 3



- Thiết lập quan hệ giao tiếp tâm lý giữa cán bộ lấy lời khai với người làm
chứng, người bị hại.
- Xác định nhân thân của người làm chứng trước khi lấy lời khai.
- Giải thích lý do triệu tập, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, người bị
hại khi lấy lời khai.
- Tiến hành hỏi người làm chứng, người bị hại về những tình tiết của vụ án mà
họ đã biết được.
- Ghi nhận cuộc lấy lời khai.
Trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên áp dụng các chiến thuật lấy lời khai
một cách linh động và có hiệu quả nhất.
2.
2.1.

Nhận dạng.
Khái niệm.

Nhận dạng là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tổ chức cho một
người quan sát, so sánh, nhận lại đối tượng hiện tài với một đối tượng mà họ đã tri
giác trước đây nhằm làm rõ sự đồng nhất, sự tương đồng hay sự khác biệt giữa đối
tượng nhận dạng với đối tượng có liên quan.
2.2.
Các loại nhận dạng.
- Nhận dạng người.
- Nhận dạng tử thi và những bộ phận của tử thi.
- Nhận dạng đồ vật, súc vật, tài liệu.
- Nhân dạng địa điểm, ngôi nhà, công trình.
3.
Thực nghiệm điều tra
3.1.

Khái niệm.
Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt
động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà
hành vi, sự việc hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở
khách quan kết luận về hành vi, sự việc hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra, xử
lý vụ án hình sự.
HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 4


3.2.
a.

Loại thực nghiệm điều tra 1,2,5.
Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc,

hiện tượng nhất định.
b.
Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi,
một công việc nhất định.
c.
Thực nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu vết của
sự việc xảy ra.
II.

Tình huống

Khuya 17-1-2011, khi đi trên đường thuộc thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh
– TPHCM, chị A.T.A.M (21 tuổi, ngụ Trà Vinh) bị Cảnh và Hận rủ “qua đêm”.

Ngay sau đó, chị M. bỏ chạy. Thấy vắng người, Cảnh và Hận đuổi, đánh rồi khống
chế đưa chị M. vào bãi đất trống ven đường hãm hiếp. Sau khi thỏa mãn thú tính,
hai “yêu râu xanh” đánh nạn nhân ngất xỉu rồi đào hố chôn phi tang. May mắn, chị
M. được một người dân gần đó là ông HVT phát hiện, đưa đi cấp cứu kịp thời nên
thoát chết. Hận và Cảnh bị CQĐT Công an huyện Bình Chánh bắt khẩn cấp vào
chiều hôm sau. Tại cơ quan công an, Hận và Cảnh khai nhận ngoài hiếp dâm và đào
lỗ phi tang, chúng còn lấy toàn bộ tiền của nạn nhân.1
III.

Tiến hành hoạt động điều tra vụ án trên và sự cần thiết của các

hoạt động điều tra đó.
Ngay khi phát hiện vụ án trên, cơ quan điều tra đa bắt tay vào làm rõ vụ việc
bằng các hoạt động điều tra.
1.
Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại.
- Người làm chứng là người biết được những tình tiết của vụ án đang điều tra,
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai về những hiểu biết đó của họ
theo đúng trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự quy định.

1

/>
HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 5


Trong tình huống trên, ông HTV là người làm chứng trực tiếp tri giác đến vụ
phạm tội nhưng không liên quan đến sự việc phạm tội. Ông đã được triệu tập và lấy

lời khai theo đúng trình tự thủ tục tại điều 133, 135 BLTTHS.
“Theo ông HVT (ngụ khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh,
TP.HCM) trình bày: khi nghe tiếng động lạ phát ra từ bãi đất trống sau nhà. Nghi
ngờ có trộm, ông T. ra ngoài kiểm tra, khi ông rọi đèn pin thì thấy hai thanh niên
đang lúi húi ở bãi đất trống. Thấy có người, cả hai vụt bỏ chạy, ông T. tiến lại gần
kiểm tra thì phát hiện một cô gái trẻ trong tình trạng không mảnh vải che thân đang
bị vùi lấp một nửa người dưới cát, hơi thở rất yếu. Ngay lập tức ông T. hô hoán để
nhiều người cùng đến hỗ trợ đưa cô gái đi cấp cứu và trình báo công an”.
- Người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định của
BLTTHS.Việc tham gia tố tụng của người bị hại không chỉ nhằm bảo vệ, khôi phục
những quyền và lợi ích hợp pháp của họđã bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn góp
phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Xác định đúng tư
cách người bị hại, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong
quá trình tiến hành tố tụng là một trong những đảm bảo cho việc giải quyết vụ án
hình sựđược chính xác, khách quan, toàn diện 2. Quy định việc lấy lời khai của
người bị hại tại điều 137 BLTTHS.
“Sau khi tỉnh lại, nạn nhân, chị ATNM (21 tuổi, tạm trú xã Bình Chánh, huyện
Bình Chánh), cho biết đêm đó đang trên đường đi làm về thì bị hai thanh niên chặn
đường hỏi “em có đi vui vẻ với tụi anh không”. Chị M. vừa lắc đầu vừa bỏ chạy thì
bị cả hai khống chế, lôi vào bãi đất trống đánh đập làm chị ngất lịm rồi thực hiện
hành vi đồi bại.”
► Sự cần thiết của hoạt động lấy lời khai người làm chứng (NLC), người bị
hại trong điều tra vụ án: Bên cạnh những thuộc tính chung như bất kỳ chứng cứ nào
2

Ths Luật học.Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí KHPL số 1(38)/2007.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 6



thì lời khai NLC có những đặc điểm riêng. Đó là tính không thể thay thế của nó.
Một người không thể đồng thời vừa là NLC vừa là bị can, vừa là NLC vừa là người
giám định. Lời khai NLC là loại chứng cứ mà nguồn của nó là những con người cụ
thể - tính cá biệt cao. Những thông tin về vụ án được phản ánh và tái hiện lại qua lời
khai của những con người cụ thể hoàn toàn khác nhau về tâm lý, về kinh nghiệm xã
hội, về tính cách và nhân cách... Hoạt động tố tụng càng có tính tranh tụng bao
nhiêu, sự bình đẳng về quyền của các bên trong hoạt động chứng minh càng được
thừa nhận đầy đủ bao nhiêu thì lời khai NLC càng được sử dụng phổ biến bấy
nhiêu. Niềm tin vào lời khai NLC trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ
án là một phần niềm tin của con người vào sự công minh, khách quan của hoạt động
xét xử. Có thể nói là trong tương lai dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu đi
nữa, dù máy móc tự động có thể thay thế hoạt động của con người trong nhiều lĩnh
vực khác nhau đi chăng nữa thì lời khai NLC vẫn có vai trò to lớn trong hoạt động
xét xử. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật chỉ có thể mở rộng khả năng, làm thuận
tiện hơn, dễ dàng hơn quá trình thu thập, lưu trữ, truyền tải và sử dụng lời khai NLC
nhưng không thể thay thế lời khai NLC. Lời khai NLC vẫn là một trong những công
cụ không thể thiếu được trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Điều này có thể hiểu được bởi lẽ NLC khác với người bị hại (NBH). NBH là nạn
nhân trực tiếp của hành vi tội phạm nên lời khai của họ có thể phản ánh đậm nét
hơn những đánh giá, cảm xúc chủ quan của họ về các tình tiết của vụ án so với lời
khai của NLC. Lời khai NBH không chỉ là nguồn chứng cứ làm sáng tỏ sự thật của
vụ án mà còn là lời buộc tội, là công cụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
người đó. Trình bày lời khai không chỉ là nghĩa vụ tố tụng mà đồng thời còn là
quyền tố tụng của NBH. Ở góc độ này NBH được nhìn nhận là chủ thể thực hiện
chức năng buộc tội.3
3

PGS.TS Luật học. Nguyễn Thái Phúc, Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong tố tụng hình sự,

Tạp chí KHPL số 3(40)/2007.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 7


2.

Nhận dạng

“Bước đầu điều tra, Công an huyện Bình Chánh xác định hung thủ gây án có
thể là người cư ngụ tại địa phương và sau khi gây án vẫn chưa thể đi xa. Từ khai
báo của nạn nhân và những chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định
nghi can của vụ án là Tô Thành Hận và Trần Xuân Cảnh (cùng là công nhân
xưởng cân tại thị trấn Tân Túc).”
Cơ quan điều tra đưa hoạt động nhận dạng vào để nhằm chính xác hóa nghi
can bằng cách tổ chức nhận dạng các đối tượng nghi vấn để xác định thủ phạm của
vụ án khi người bị hại hoặc những người có mặt tại nới xảy ra tội phạm đã trông
thấy kẻ thực hiện tội phạm và nhận biết được một số đặc điểm của chúng.
Khi tiến hành hoạt động nhận dạng, “chị M xác định hai tên Tô Thành Hận và
Trần Xuân Cảnh chính là thủ phạm của vụ án, tuy trời tối nhưng ở khoảng cách
gần và có ánh điện từ xa, chị vẫn nhận diện được khuôn mặt của cả hai kẻ phạm
tội”.
“Người làm chứng cho biết, vì trời tối nên không nhìn rõ mặt của hai kẻ phạm
tội, khi chạy đến hiện trường, ông chỉ kịp phát hiện hai kẻ phạm tội cao trên 1m70,
một trong hai đi khập khiễng và có để tóc dài.Việc nhận dạng cũng khớp với những
đặc điểm như dáng người, tóc mà ông T đã khai trước đó…”.
► Sự cần thiết của hoạt động nhân dạng trong điều tra vụ án: Nhân dạng
người được tiến hành để xác định đối tượng gây án, làm rõ vai trò, vị trí của từng

tên trong vụ án, xác định người bị hại, người làm chứng của vụ án. Hoạt động nhân
dạng không chỉ đơn thuần là quá trình nhớ lại sự vật, hiện tượng đã tri giác, ghi nhớ
trước đây cũng không phải là quá trình tri giác các sự vật, hiện tượng hiện tại. Thực
chất, đó là quá trình mà trong đó đồng thời với việc tri giác sự vật, hiện tượng hiện
HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 8


tại, người nhạn dạng phải thường xuyên đối chiếu, so sánh với các hình mẫu đã
được ghi nhớ trong bộ não của họ về sự vật, hiện tượng xuất hiện trước đây để tìm
ra sự đồng nhất, để xác định rằng sự vật, hiện tượng tri giác hiện tại có phải là sự
vật, hiện tượng đã được họ tri giác trong quá khứ hay không nhằm đưa ra kết luận
phù hợp. Các chiến thuật nhân dạng sẽ được các điều tra viên áp dụng một cách
khoa học và có hiệu quả nhất.
3.
3.1.

Thực nghiệm điều tra
Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác một sự việc,

hiện tượng nhất định.
Vụ án trên được diễn ra vào lúc đêm khuya, chính vì vậy, cơ quan điều tra
quyết định sử dụng hoạt động thực nghiệm điều tra với loại thực nghiệm điều tra
này. Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng nghe,
nhìn của một người tham gia tố tụng cụ thể ( thường là người bị tạm giam, người bị
hại, người làm chứng) đối với một tình tiết, hiện tượng nào đó của vụ án trong điều
kiện, hoàn cảnh tương tự như lời khai của họ.
Khả năng quan sát, thụ cảm của một người luôn chịu tác động, ảnh hưởng của
các yếu tố khách quan như khoảng cách, điều kiện ánh sáng, thời tiết… và các yếu

tố chủ quan như sức khỏe, trạng thái tâm lý của họ khi tri giác sự vật, hiện tượng
nhất định. Vì vậy, khi tổ chức loại thực nghiệm điều tra này, cơ quan điều tra đã
đảm bảo điều kiện, hoàn cảnh giống tối đa điều kiện, hoàn cảnh khi xảy ra vụ việc.
“Khi xảy ra vụ việc là khoảng 2h sáng, cách nơi xảy ra vụ việc 300m có một
cột đèn đường vẫn sáng. Cơ quan điều tra cho thực nghiệm tại điều kiện như vậy,
thì cả người bị hại và người làm chứng đều xác nhận Hận và Cảnh chính là thủ
phạm.”
►Sự cần thiết của loại thực nghiệm điều tra 1: là cơ sở khách quan kết luận
tính xác thực của lời khai mà người bị hại và người làm chứng đã đưa ra trước đó.
3.2.
Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi,
một công việc nhất định.
HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 9


Cơ sở để tổ chức và tiến hành loại thực nghiệm điều tra này là nội dung lời
khai của người tham gia tố tụng (thường là của người bị tam giam, bị can) về hành
vi, sự việc mà họ khai đã làm và những điều kiện chủ quan, khách quan khi họ thực
hiện hành vi, sự việc đó.
“Lúc bị tạm giữ, Hận và Cảnh khai nhận sau một chầu nhậu, cả hai về xưởng
nhưng không ngủ được bèn rủ nhau ra đường tìm chỗ “vui vẻ”. Hơn nửa giờ ngồi
chờ, chúng thấy chị M. đi ngang qua nên bám theo gạ gẫm. Khi bị từ chối, Hận
dùng sức bịt miệng, lôi chị M. vào bãi đất trống cạnh xưởng cân rồi cùng Cảnh lột
quần áo nạn nhân, thay nhau hiếp dâm.Thấy chị M chống cự quá mạnh, Hận đã
dùng khăn mùi xoa nhép vào miệng chị M và dùng dây chun buộc chặt hai tay chị.
Cảnh đã đánh ngất chị M bằng một viên gạch nhặt được dưới đất.
Xong việc, thấy chị M. nằm bất động, Hận lấy hết tiền của nạn nhân rồi đào
hố chôn sống nạn nhân nhằm bịt đầu mối, sau đó được ông T. phát hiện.”

Theo như lời khai của bị can, cơ quan điều tra cho tiến hành thực nghiệm điều
tra bằng cách dựng lại việc phạm tội với điều kiện Hận và Cảnh đều đã ngà ngà say.
Khi tiến hành loại thực nghiệm điều tra này, điều tra viên cần chú ý đến sự thay đổi
có thể có của những người đưa ra thực nghiệm từ thời điểm thực hiện hành vi, công
việc đến thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra như thay đổi sức khỏe, tâm lý…
Đồng thời, cần đảm bảo sự giống nhau mức tối đa giữa điều kiện hoàn cảnh tiến
hành thực nghiệm điều tra với điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi, công việc
trước đó.
► Sự cần thiết của loại thực nghiệm điều tra 2: Làm rõ một người hoặc nhiều
người có khả năng thực hiện được hành vi cụ thể nào đó nói chung hay trong những
điều kiện cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian đã xác định hay không. Từ đó là
cơ sở khách quan để cơ quan điều tra đánh giá và kết luận về tính khách quan và
mức độ tin cậy của lời khai của những người đó.
HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 10


3.3.

Thực nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu vết của

sự việc xảy ra.
Loại thực nghiệm điều tra này tiến hành khi cần kiểm tra và xác định: bằng
cách nào, các dấu vết của sự việc xảy ra đã xuất hiện trên các vật mang vết, đối
tượng cụ thể nào đó có thể để lại loại dấu vết này hay không.
Cơ quan điều tra cho xác định các vị trí thương tích trên người nạn nhân như
vết dây chun buộc ở cổ tay, vết dập trên đầu do bị gạch va đập vào và vết thâm tím
trên mặt do bị bịt miệng…hoàn toàn trùng khớp với các hành động cũng như lời
khai của thủ phạm.

► Sự cần thiết của loại thực nghiệm điều tra 5: Loại thực nghiệm điều tra này
ít được sử dụng trong thực tế, nó là cơ sở để cơ quan điều tra xác định đối tượng
trên có cần gửi đi giám định hay không hoặc dùng kết quả của thực nghiệm điều tra
để xây dựng các giải thuyết của mình.

KẾT LUẬN
Hoạt động điều tra là một công cụ, phương tiện khám phá tội phạm, có bản
chất và nội hàm của hoạt động nhận thức. Để nâng cao hiệu quả thực tiễn của cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi cơ quan điều tra phải nhận thức đúng bản
chất, tuân thủ những quy luật của các hoạt động điều tra, áp dụng một cách linh
hoạt, triệt để và có hiệu quả trong việc áp dụng các hoạt động điều tra trong thực
tiễn.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình khoa học điều tra hình sự,

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, Chương 7.

3.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

4.

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm

2006).
• Tình huống sử dụng trong bài đã được chỉnh sửa và thêm một số chi tiết
không có trong thực tế để phù hợp với nội dung bài tập.

CÁC TỪ VIẾT TẮT
KHĐTHS: Khoa học điều tra hình sự.
CQĐT: Cơ quan điều tra.
BLTTHS: Bộ Luật tố tụng hình sự.
NLC: Người làm chứng.
NBH: Người bị hại.

HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 12


HOÀNG THỊ HOA LIÊN - 341310

Page 13




×