Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

báo cáo công nghệ ngành hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.24 KB, 8 trang )

BÁO CÁO CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT
– NHỮNG CÔNG NGHỆ CẦN NGHIÊN CỨU, GIẢI MÃ LÀM CHỦ

A. Các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp hoá chất
Ngành công nghiệp hóa chất là một ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ
thống các ngành công nghiệp, nó cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán thành
phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp. Công nghiệp hóa chất sử dụng
tổng hợp các nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, các phế liệu và chất thải của các
ngành sản xuất và đời sống để tạo ra nhiều sản phẩm mới mà các đặc tính của
chúng nhiều khi lại không có trong tự nhiên, góp phần bổ sung các nguồn
nguyên liệu tự nhiên vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội trên cơ sở
ứng dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm hơn.
Ngành công nghiệp hóa chất gồm chủ yếu các lĩnh vực sau:
1. Hóa chất cơ bản
2. Hóa dầu, chế biến than
3. Hóa dược
4. Phân bón
5. Hóa chất phục vụ nông nghiệp
6. Cao su kỹ thuật và săm lốp
7. Chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm
8. Các sản phẩm điện hóa
9. Sơn, chất dẻo
10. Nguyên liệu quặng
11. Môi trường và an toàn hóa chất
B. Sơ lược về thực trạng trình độ công nghệ ngành hóa chất
1. Ngành hóa chất cơ bản:
Ngành hóa chất cơ bản nước ta còn nhỏ, lẻ công nghệ chỉ đạt ở mức
trung bình, một số công nghệ lạc hậu.
1.1. Axit sunfuric:

1




Hiện nay công nghệ sản xuất H2SO4 đã sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh;
công nghệ đạt trung bình tuy nhiên quy mô còn rất nhỏ.
1.2.Xút Clo:
Sản xuất phân tán, chỉ có 2 cơ sở là sử dụng công nghệ tiên tiến: công
nghệ màng; còn lại sử dụng công nghệ cũ (diafram) chỉ tạo ra sản phẩm xút
dạng lỏng (chưa có sản phẩm đặc và rắn) về căn bản Clo còn kém nên sản xuất
tạo ra kém khả năng cạnh tranh.
1.3. H3PO4
Sản xuất H3PO4 theo công nghệ nhiệt từ photpho vàng cho chất lượng sản
phẩm tốt nhưng quy mô nhỏ;
Sản xuất H3PO4 theo công nghiệp trích ly từ quá trình phân hủy quặng là
hướng sản xuất hiện đại đang được sử dụng tại nhà máy DAP.
1.4. Các muối, oxit vô cơ, và các loại hydroxit
Các muối có gốc phốt phát trong nước đang sản xuất đều từ axit, công
nghệ nhiệt, nên có chất lượng cao, nhưng vì giá P4, giá axit từ P4 cao, nên giá
sản phẩm gốc phốt phát cũng rất cao. Quy mô sản xuất thấp, thiết bị phản ứng
đơn giản, nên khá cơ động cho việc lựa chọn địa điểm gần nơi tiêu thụ. Nhưng
để sử dụng cho công nghiệp chất tẩy rửa hoặc các ngành kỹ thuật khác như xử
lý bề mặt kim loại, luyện kim, thì sản phẩm gốc phốt phát từ aixt nhiệt không
cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại từ axit trích ly.
Các nguyên liệu cho chất tẩy rửa như LAS, Silicat… được sản xuất với
quy mô công suất trung bình, nhưng theo công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất
lượng và giá cả có sức cạnh tranh. Nguồn nguyên liệu trong nước hiện tại và lâu
dài đáp ứng được nhu cầu.
Các hóa chất vô cơ kỹ thuật, hiện trong nước chưa sản xuất được, như
soda và các muối của natri, các hợp chất chứa kim loại kiềm và kiềm thổ. Hợp
chất alumin và hydroxit alumin (phèn nhôm, phèn kép) từ quặng bôxit đã được
sản xuất, nhưng ở quy mô nhỏ. Trình độ thao tác và khống chế sản xuất thấp,

thủ công nhiều, nhưng giá thành hoàn toàn cạnh tranh được với sản phẩm cùng
loại nhập khẩu. Hướng phát triển nhóm sản phẩm này là thuận lợi và có tiềm
năng để tham gia xuất khẩu.
Các loại oxit kim loại, sa khoáng là bột màu, nguyên liệu cho sản xuất
sơn, vật liệu xây dựng, gốm sứ, chủ yếu phải nhập khẩu, trong khi nguồn
nguyên liệu trong nước có tiềm năng, hiện chúng ta đang xuất khẩu nguyên liệu
thô để nhập sản phẩm. Đây là một trong những nhóm sản phẩm vô cơ cơ bản có
tiềm năng và tính khả thi tốt cho quy hoạch xây dựng các nhà máy.
2


2. Ngành Hóa dầu, chế biến than
3. Ngành Hóa dược
4. Ngành phân bón
4.1. Sản xuất phân đạm
Hiện nay nước ta sản xuất phân đạm đi từ khí hóa than với công nghệ lạc
hậu; công nghệ sản xuất đạm từ khí thiên nhiên có công nghệ thiết bị tiên tiến.
4.2. Sản xuất supelân
Công nghệ sản xuất supelân còn lạc hậu, vẫn sử dụng công nghệ tiếp xúc
đơn, hấp thụ đơn, trình độ khống chế chưa cao chủ yếu là bán cơ giới và bán tự
động ở mức độ đo lường và hiển thị; nhiều công đoạn còn thủ công.
4.3. Sản xuất phân lân nung chảy
Sử dụng công nghệ nhiệt phân quặng Apatit loại II và làm lạnh đột ngột.
Trình độ tự động hóa thấp, chủ yếu là cơ giới và thủ công, chưa có thiết bị thu
hồi nhiệt dư, mất mát nhiệt, môi trường chưa được đảm bảo.
4.4. Sản xuất DAP
Hiện tại nước ta có một nhà máy DAP Đình Vũ-Hải Phòng đã đưa vào
vận hành với công nghệ hiện đại sử dụng quặng apatit tuyển; tuy nhiên,
amoniac lỏng phải nhập khẩu; nhà máy thứ 2 đang được xây dựng tại Lào Cai.
4.5. Sản xuất phân NPK

Sản xuất theo công nghệ phối trộn đơn giản, chỉ có một số nhà máy liên
doanh có công nghệ thiết bị tiên tiến.
4.6. Sản xuất các loại phân bón khác
Các phân bón có chất lượng cao; đặc thù như phân bón dạng lỏng, phân
bón vi sinh; phân nhả chậm, vi lượng còn ít được chú ý, phần lớn phải nhập
khẩu. Đây cũng là một thị trượng lớn và hấp dẫn.
5. Hóa chất bảo vệ thực vật
Các cơ sở sản xuất trong nước chủ yếu là gia công, phối trộn; chưa có
công nghệ sản xuất hoạt chất, chất kích thích sinh trưởng. Việc đầu tư vào lĩnh
vực hóa chất bảo vệ thực vật là cần thiết và cấp bách.
6. Sản phẩm điện hóa
Các sản phẩm pin; acqui đạt trình độ tiên tiến về công nghệ và thiết bị;
một số sản phẩm khác như: pin điện thoại, pin nạp… còn chưa sản xuất được.

3


7. Sản xuất sơn, chất dẻo
Các công ty sản xuất sơn trong nước chỉ đạt trình độ công nghệ trung
bình khá, quy mô nhỏ và trung bình; các loại sơn nước sản xuất ở các cơ sở liên
doanh có trình độ công nghệ khá cao. Một số nguyên liệu cho sản xuất sơn phải
nhập: ankyd, dung môi, chất màu…
Công nghệ sản xuất chất dẻo tương đối tiên tiến nhưng còn nhỏ lẻ, phải
nhập khẩu nguyên liệu.
8. Sản xuất chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm
Sản xuất chất tẩy rửa trong nước ta hiện nay chủ yếu do các công ty liên
doanh với công nghệ tiên tiến; một số công ty trong nước do yêu cầu cạnh tranh
nên cũng đã tích cực đổi mới công nghệ.
9. Sản xuất nguyên liệu quặng
Nguyên liệu quặng cho công nghiệp hóa chất rất quan trọng, nước ta có

các quặng boxit, apatit… việc đầu tư công nghệ khai thác, làm giàu chế biến
sâu là rất quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao; Nguồn nước biển cũng là
một nguồn nguyên liệu rất quan trọng và đa dạng cho ngành công nghiệp hóa
chất, việc đầu tư công nghệ khai thác và chế biến còn chưa phát triển chủ yếu là
khai thác dạng thủ công (làm muối) phần chế biến nước ót chưa được phát triển.
10. Môi trường và an toàn hóa chất
Công nghệ hóa chất phát triển thì việc khảo sát môi trường, an toàn hóa
chất là rất quan trọng. Hiện nay, các đơn vị môi trường chủ yếu tập trung đánh
giá tác động môi trường, phần công nghệ xử lý còn nhỏ lẻ; một số nhà máy
chưa chú trọng đến vấn đề môi trường và an toàn hóa chất.
C. Một số công nghệ chủ yếu của ngành công nghiệp hóa chất Việt
Nam
1. Công nghệ sản xuất axit Sunfuric.
2. Công nghệ sản xuất xút – Clo.
3. Công nghệ sản xuất axit Photphoric.
4. Công nghệ lọc dầu (sản xuất nhiên liệu).
5. Công nghệ hóa dầu (sản xuất các nguyên liệu cho vật liệu; hóa dược, mỹ
phẩm, dung môi, hóa chất trung gian…).
6. Công nghệ sản xuất hóa dược (hoạt chất làm thuốc): khai thác và phát triển
nền y học cổ truyền.

4


7. Công nghệ phân bón (bao gồm sản xuất đạm, lân, NPK, DAP, các phân bón
đặc chủng).
8. Công nghệ chế biến cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp từ đó sản xuất ra các
sản phẩm phục vụ dân sinh.
9. Công nghệ sản xuất vật liệu (chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, sơn phủ, các vật liệu
đặc thù…).

10. Công nghệ sản xuất khí tổng hợp, khí công nghiệp.
11. Công nghệ sản xuất các sản phẩm điện hóa (pin, acqui, mạ…).
12. Công nghệ sản xuất hoạt chất bảo vệ thực vật, chất kết dính, chất hoạt động
bề mặt.
13. Công nghệ tách chiết và chế biến dầu béo, tinh dầu từ nguồn động thực vật.
14. Công nghệ khai thác và chế biến nước biển.
15. Công nghệ khai thác, làm giàu, chế biến sâu các quặng cho công nghiệp hóa
chất.
16. Công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, hóa thực phẩm.
17. Công nghệ sản xuất các vật liệu mới: vật liệu nano, vật liệu phát quang, vật
liệu đặc biệt.
18. Công nghệ sản xuất nguyên liệu mới biofuel.
19. Công nghệ môi trường và an toàn hóa chất.
D. Những công nghệ hóa chất Việt Nam đã nắm bắt và có thể tự
nghiên cứu hoàn thiện:
1. Công nghệ sản xuất axit Sunfuric.
2. Công nghệ sản xuất xút – Clo.
3. Công nghệ sản xuất phân bón (đạm, phân lân, DAP).
4. Công nghệ sản xuất pin, acqui, mạ điện.
5. Công nghệ khai thác và làm giàu quặng apatit, boxit.
6. Công nghệ sản xuất một số vật liệu, chất sơn phủ bề mặt.
7. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm dầu, mỡ bôi trơn, chất lỏng công
nghiệp.
8. Công nghệ sản xuất một số muối, oxit và hydroxit vô cơ.
9. Công nghệ sản xuất, chế biến cao su thiên nhiên.

5


10. Công nghệ sản xuất một số loại khí công nghiệp (oxi, nitơ…).

11. Công nghệ sản xuất và chế biến một số dầu béo, tinh dầu.
12. Công nghệ sản xuất chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm.
13. Công nghệ sản xuất một số loại sơn phủ bề mặt (sơn alkyd, sơn nước…).
E. Những công nghệ Việt Nam chưa có hoặc chưa làm chủ được:
1. Công nghệ hóa dầu (sản xuất làm nguyên liệu cho vật liệu polymer, nguyên
liệu cho hóa dược, hợp chất tẩy rửa, mỹ phẩm, dung môi, các hóa chất trung
gian cho tổng hợp hữu cơ…).
2. Công nghệ hóa lỏng than đá.
3. Công nghệ sản xuất các dạng nhiên liệu mới thay thế các nhiên liệu hóa thạch
ít gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
4. Công nghệ sản xuất loại vật liệu đặc biệt (vật liệu nano, vật liệu tiên tiến, vật
liệu y sinh).
5. Công nghệ sản xuất các chất xúc tác hấp phụ cho quá trình công nghiệp (sản
xuất axit sunfuric, khí tổng hợp, amoniac, công nghiệp dầu khí, xử lý ô nhiễm
môi trường, phục vụ giảm biến đổi khí hậu) cho công nghiệp làm khan, phân
tách, bảo quản thực phẩm.
6. Công nghệ sản xuất các chất màu vô cơ và hữu cơ (dùng cho nhiều ngành
công nghiệp như: vật liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…).
7. Công nghệ tách chiết tiên tiến (siêu tới hạn, siêu âm…).
8. Công nghệ sản xuất các sản phẩm điện hóa cao cấp (pin điện thoại, pin
sạc…).
9. Công nghệ sản xuất các loại phân bón đặc chủng (các phức chất).
10. Công nghệ chế biến sâu quặng apatit.
11. Các phụ gia đặc chủng trong công nghiệp.
F. Một số công nghệ cần tập trung giải quyết:
1. Những công nghệ sản xuất vật liệu thiết yếu và vật liệu tiên tiến, vật liệu có
chất lượng, độ tinh khiết cao.
2. Công nghệ sản xuất các nguyên liệu hóa dược; khai thác và phát triển nền y
học dân tộc.
3. Công nghệ sản xuất nhiên liệu (nhiên liệu từ dầu khí và nhiên liệu thay thế).


6


4. Công nghệ sản xuất các hoạt chất, chất kích thích tăng trưởng; phân bón đại
chủng phục vụ nông nghiệp.
5. Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
6. Công nghệ sản xuất và sử dụng chất xúc tác hấp phụ.
7. Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, các công nghệ sạch, hạn chế phác thải,
tận dụng chất thải, thứ phẩm, phế phẩm…
8. Công nghệ khai thác, làm giàu, chế biến sâu quặng apatit, boxit, cromit…
9. Công nghệ khai thác và chế biến nguồn nước biển, nước ót.
10. Công nghệ sản xuất metanol.
G. Hình thức đầu tư
- Tập trung đầu tư vào những hướng công nghệ cao như nguyên liệu thay
thế, hóa dược, vật liệu tiên tiến, xúc tác hấp phụ bằng việc xây dựng các dự án
đầu tư với các dự kiến chặt chẽ từ lựa chọn địa điểm, phân tích đánh giá thị
trường; về công nghệ nên nhập công nghệ và trang thiết bị tiên tiến để có sản
phẩm chất lượng cao cạnh tranh thị trường, một số sản phẩm như hóa dược,
nhiên liệu, vật liệu tiên tiến cần có sự hỗ trợ cần thiết về tài chính, chế tài, nhằm
nhanh chóng đưa sản phẩm vào cuộc sống; nhập công nghệ cần kết hợp chặt
chẽ với nghiên cứu khoa học trong nước và đào tạo nhân lực.
- Nhà nước khuyến khích các tập đoàn, các đơn vị sản xuất kinh doanh
quan tâm phát triển các hướng công nghệ thiết yếu, mạnh dạn đầu tư đổi mới
công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và an toàn môi trường.
- Nhà nước đầu tư, nắm giữ một số ngành quan trọng như hóa dầu, hóa
dược, phân bón, vật liệu đặc biệt; một số ngành có thể huy động các doanh
nghiệp đầu tư phát triển nhà nước hỗ trợ nhập công nghệ (những công nghệ
nhập khẩu phải tiên tiến, hiện đại).
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo hợp tác quốc tế nhằm

tạo ra những công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao
để nắm bắt và làm chủ công nghệ, thị trường.
- Khuyến khích hỗ trợ về tài chính các công nghệ tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, có khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và nước ngoài.
H. Hiệu quả đầu tư
Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, các nước Châu Âu ngành công
nghiệp hóa chất là một ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ trọng lớn cho nền
kinh tế quốc dân (thường đứng ở vị trí cao trong các ngành kinh tế). Việt Nam
hiện nay ngành công nghiệp hóa chất có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nếu
7


đầu tư (đặc biệt là các công nghệ tiên tiến) ngành hóa chất Việt Nam sẽ trở
thành ngành kinh tế mạnh, đóng góp lớn cho nền kinh tế cũng như về an ninh
năng lượng, nhiên liệu, thuốc… cho đất nước.

8



×