Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đánh giá phát triển ngành sản xuất máy công cụ và máy canh tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.32 KB, 7 trang )

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN
NGÀNH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC, MÁY CÔNG CỤ

Ngành cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế, củng
cố an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Theo số liệu thống
kê, giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí năm 2007 đã tăng gấp 7,92 lần so với năm
1995, nếu như năm 1995 chỉ đạt giá trị sản lượng 13.839,9 tỷ đồng thì năm 2007
đã tăng lên 109.679,4 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) và chiếm khoảng 19,22% giá
trị sản xuất công nghiệp cả nước, đáp ứng được khoảng 31,1% nhu cầu thị trường
trong nước. Tốc độ tăng trưởng chung về giá trị sản xuất công nghiệp của toàn
ngành cơ khí trong 6 năm 1995 - 2000 là 40,74%/năm, trong giai đoạn 2000-2007
là 18,4%, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Những năm gần
đây, sản phẩm của ngành đã tham gia xuất khẩu, năm 2006 đạt 1,9 tỷ USD, năm
2007 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2008 đạt 3,0 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngành cơ khí chế tạo máy công cụ và máy công cụ chính xác của
Việt Nam nói chung hiện nay vẫn còn tồn tại những công nghệ rất lạc hậu, trong
gia công, máy công cụ vạn năng vẫn còn phổ biến, công nghệ nhiệt luyện, kiểm tra
còn rất lạc hậu điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm có chất lượng không ốn định
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn rất yếu vẫn cơ bản là các ngành tạo ra
giá trị gia tăng thấp, ngành chế tạo máy công cụ không theo kịp được nhu cầu, hiện
nay đang rất khó khăn, chúng ta vẫn chỉ sản xuất được các máy công cụ vạn năng,
sản phẩm máy công cụ CNC mới chỉ là sản phẩm đơn lẻ của một số cơ sở nghiên
cứu. Phần lớn các vật tư nguyên liệu là nhập khẩu, ngành cơ khí hiện vẫn đang
trong tình trạng thiếu đồng bộ, hàng năm chúng ta vấn phải bỏ ra hàng chục tỷ
USD nhập khẩu trang thiết bị máy móc. (năm 2008 nhập khẩu trang thiết bị, phụ
tùng lên đến 18,8 tỷ USD).
Ngành chế tạo máy công cụ và máy công cụ chính xác là một ngành công
nghiệp tích hợp nhiều công nghệ và quá trình sản xuất khác nhau, để nâng cao
năng lực công nghệ, ngành cơ khí đòi hỏi một quá trình tích lũy công nghệ qua
nhiều mức khác nhau từ đầu tư máy móc thiết bị đến quá trình làm chủ thiết kế,


xây dựng và vận hành các hệ thống sản xuất, máy móc thiết bị và cuối cùng là tiến
tới cải tiến, làm chủ công nghệ nhập và tự nghiên cứu phát triển các công nghệ
mới. Trong thời gian qua sự tham gia của một số viện trường trong việc phối hợp


với các doanh nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực và trình độ công nghệ trong
ngành cơ khí.
Tuy nhiên hiện nay, trong các doanh nghiệp nhà nước chỉ có 4 xí nghiệp sản
xuất máy công cụ, trong đó Bộ Công nghiệp 1, thành phố Hà Nội 2, thành phố Hải
Phòng 1; 3 trong số đó là sản xuất máy cắt gọt kim loại, còn 1 xí nghiệp là sản xuất
máy gia công áp lực.
Tài sản cố định của ngành tính theo giá trị ban đầu khoảng 60 tỷ, bằng 2%
tài sản toàn ngành cơ khí.
Tổng số lao động là 1.700 người, trong đó 7-9% có trình độ đại học trở lên,
30% thợ bậc cao.
Năng lực sản xuất hiện tại đã sản xuất được máy tiện vạn năng chiều cao tâm
đến 300 mm, máy khoan tới đường kính 25-50 mm, máy bào ngang hành trình
650mm, máy phay vạn năng, máy mài phẳng, cưa cần..., các hệ máy gia công áp
lực như: búa rèn không khí nén trọng lượng rơi đến 150 kg, máy dập đến 250 tấn,
máy cắt đột dập kim loại, máy cắt tôn có chiều dày tới 6mm... Đã có sản phẩm xuất
khẩu sang Thái Lan và các nước Asean.
Đánh giá chung
- Tổ chức công nghệ trong các doanh nghiệp theo hướng khép kín, chưa
chuyên môn hoá năng lực để có sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, nhằm
tận dụng ưu thế của quy mô, trình độ công nghệ...
- Năng suất lao động thấp hơn Nhật Bản tới 143 lần, Trung Quốc 3-7 lần,
Hàn Quốc 20-59 lần... do công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ.
- Cơ cấu sản phẩm còn đơn điệu, chưa sản xuất được các sản phẩm cơ - điện
tử ứng dụng công nghệ CNC, PLC ...
- Trong 10 năm qua, không được quan tâm đầu tư mới, không có dự án FDI

nào triển khai trong lĩnh vực này.
Chiến lược phát triển đến 2010
- Dự báo nhu cầu
Căn cứ dự báo dựa trên sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất
ôtô, xe máy và phụ tùng đi kèm; nhu cầu đầu tư mới vào ngành cơ khí; nhu cầu
thay thế các thiết bị cũ ... Theo đó, đến năm 2010, hàng năm cần thay thế khoảng


5.000 máy công cụ các loại, khoảng 2.000 máy công cụ các loại cho đầu tư
mới ... với cơ cấu sản phẩm chủ yếu ứng dụng công nghệ CNC, PLC khoảng 90%.
Nhu cầu đó là một thị trường rất lớn đối với ngành chế tạo máy công cụ.
- Lựa chọn chiến lược
Ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ là ngành công nghiệp hàm lượng
công nghệ cao, là công nghiệp mẹ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Giá thành sản xuất trong nước rẻ hơn từ 3-10 lần sản xuất trong nước, thị
trường trong nước khá lớn, vì vậy cần có chiến lược đầu tư thích hợp.
Mục tiêu đề ra đến năm 2005, ngành đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong
nước, tăng vị thế cạnh tranh với khu vực và có sản phẩm xuất khẩu. Đến năm
2010, Việt Nam là một trong những nước trong khu vực có ngành công nghiệp chế
tạo máy công cụ mạnh, xuất khẩu khoảng 30% giá trị sản xuất.
Để đạt được mục tiêu này, cần:
- Có chính hỗ trợ thị trường cho ngành như: khuyến khích đổi mới công
nghệ, thiết bị hiện đại, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, đầu tư mới các ngành máy chế
tạo cơ khí trọng điểm ...
- Hỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực sản
xuất các máy công cụ sử dụng các ứng dụng CNC, PLC ...
- Đào tạo thế hệ chuyên gia làm chủ được công nghệ CNC, PLC, gắn được
mối liên kết giữa ngành cơ khí và điện tử nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ cao
trong nước của sản phẩm.
Doanh nghiệp nòng cốt của ngành được chọn là nhà máy cơ khí Hà Nội.

Định hướng các sản phẩm cơ khí chính xác hiện nay là tích hợp của công
nghệ cơ điện tử, Cơ khí chính xác, Điều khiển tự động, ví dụ đơn giản: máy giặt cơ
khí đã xuất hiện từ lâu với thùng giặt quay (hay một đầu quay làm nước giặt
chuyển động xoáy) và một trống ly tâm vắt nước. Nhưng khi máy giặt có các chức
năng: tự động cho nước ra – vào theo trọng lượng quần áo đang giặt, tự động pha
chế bột giặt tẩy theo chương trình hay theo tín hiệu từ các cảm biến, các chức năng
có từ mạch fuzzy, vi xử lý,.. thì sản phẩm này trở thành đối tượng nghiên cứu hiển
nhiên của ngành cơ điện tử hiện đại.
Theo đánh giá của hiệp hội cơ khí quốc tế thì một thiết bị cơ khí chính xác
có các bộ phận chủ yếu sau đây:


1- Hệ điều khiển-tác động (Actuator): Các loại cơ cấu máy cơ khí ; Hệ thống
thuỷ lực, khí nén; Các cuộn dây cảm từ, cảm âm; đầu phát tia laser; Động cơ DC,
động cơ bước, servo,..
2- Cảm biến (Sensor): Quang điện tử; Công tắc từ, cơ khí; Đo ứng suất, thế
năng, gia tốc, lưu lượng, nhiệt..Các loại ghi-giải mã kỹ thuật số (digital encoder);
MEMs, NEMs
3- Hệ giao tiếp và lọc tín hiệu đầu vào (Input Interfacing & Conditioning):
Các bộ khuyếch đại tín hiệu; filters; bảng mạch điện thành phần; bộ chuyển hệ
A/D, D/D (analog-digital)
4- Các cấu trúc điều khiển kỹ thuật số (Digital Controls Architectures): PLC;
SBC; hệ logic và số học; Hệ thống viễn thông-truyền tin.; bộ đếm tần, thời gian;
microcontrollers
5- Hệ giao tiếp và lọc tín hiệu đầu ra (Output interfacing &conditioning):
Các bộ khuyếch đại tín hiệu; Các chuyển hệ A/D, D/D ; PWM; Powers Transistors;
Opamps.
6- Màn hình hiển thị: LEDs; LCD; CRT; Digital displays.
Nghiên cứu triển khai các sản phẩm cơ khí chính xác ở nước ta chỉ đang ở
giai đoạn tiếp cận và ứng dụng. Tại các nhà máy (đa số là liên doanh với nước

ngoài hay công ty 100% vốn FDI) trong các khu Công nghiệp sản xuất các sản
phẩm cơ điện tử chủ yếu là lắp ráp.
Ngành công nghiệp cơ khí chính xác ở Việt Nam có các đặc điểm:
- Chưa xây dựng công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) để sản xuất các
linh kiện cơ bản cho các thiết bị, máy móc: rất ít nhà máy sản xuất hoàn chỉnh linh
kiện trong các bộ phận của một hệ thống cơ điện tử điển hình nêu trên, ngoài trừ
vài cơ sở làm cuộn dây, quạt (Điện tử Bình Hoà, Nidec Tosok)..), bảng mạch PLC
(Fujitsu và các cơ sở quy mô nhỏ), vỏ máy, màn hình CRT..
- Các cấp chỉ đạo ngành cơ khí vẫn còn quan niệm tách rời sản xuất thiết bị
cơ khí truyền thống (máy công cụ, máy chế biến nông hải sản, đóng tàu, chế tạo
ôtô, xe gắn máy, máy xây dựng,..) ra ngoài tổng thể một sản phẩm cơ điện tử, xem
các chức năng điều khiển, tự động hóa của sản phẩm là phụ. Gần như không có dự
án phát triển ngành cơ khí nào đề cập đến việc đầu tư cho các linh kiện, chương
trình phần mềm điều khiển nghiêm túc. Ngành cơ khí xem việc chế tạo, sản xuất
các bộ phận này là của các ngành khác!


- Kinh phí nghiên cứu-triển khai còn quá thấp so với các nước đang phát
triển (1.000 USD/người nghiên cứu/năm so với mức trung bình 33.000USD/ người
nghiên cứu/năm của các nước trong khu vực ĐNA).
- Chưa có định hướng sản phẩm chiến lược của ngành cơ điện tử Việt Nam.
Khảo sát hiện trạng của các ngành liên quan đến sự phát triển của ngành cơ điện tử
Việt Nam: một vài số liệu của công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và cả nước có
thể cho chúng ta thấy bức tranh hiện trạng và cơ sở phát triển ngành cơ điện tử:
Bước đầu chúng ta đã có được một số kết quả cụ thể sau: Viện máy và dụng
cụ công nghiệp, Bộ Công nghiệp trong năm năm qua đã tạo ra hàng loạt các chủng
loại máy công cụ CNC có tính năng kỹ thuật tiên tiến và bước đầu đã cung cấp cho
các cơ sở trong nước và tham gia xuất khẩu như máy cắt Plasma, máy phay CNC...
Viện nghiên cứu cơ khí, Bộ công nghiệp thông qua các đề tài nghiên cứu đã làm
chủ công nghệ mới như công nghệ hàn tự động, công nghệ gia công áp lực, công

nghệ mạ xoa, phun phủ, công nghệ chẩn đoán tình trạng máy và thiết bị... lần đầu
tiên các sản phẩm như hộp giảm tốc cỡ lớn GT3B-2080, GT2-1320 và bánh răng
cỡ lớn đường kính đến 2020 mm và bộ truyền bánh răng lớn gồm trục, trục răng,
bánh răng…, hệ thống thiết bị mạ xoa, đồ gá và thiết bị hàn tự động, phun phủ
được chế tạo tại Việt Nam cung cấp ngay cho thị trường, có thể khẳng định thông
qua các nhiệm vụ nghiên cứu năng lực của các cán bộ KH&CN đã được nâng cao
một cách rõ rệt, doanh thu hàng năm từ hoạt động KHCN đã tăng nhanh từ 70 tỷ
năm 2004 lên trên 100 tỷ đồng năm 2005 năm 2006 dự kiến trên 150 tỷ đồng, gần
đây Viện đã được Bộ Công nghiệp giao chỉ định thực hiện tư vấn các gói thầu lớn
của các Dự án nhà máy giấy, thuỷ điện, xi măng, nhiệt điện... Công ty Đá mài Hải
Dương thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài mã số KC.05.12, lần đầu tiên sau
40 năm hoạt động đã chế tạo thành công loại đá mài cao tốc cung cấp cho thị
trường trong nước, do có sản phẩm mới Công ty liên tục đạt mức tăng trưởng cao,
năm 2004 doanh thu tăng đến 30% năm. Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy
nông nghiệp tiếp tục hoàn thiện công nghệ chế tạo các dây chuyền chế biến thức ăn
chăn nuôi gia súc, dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột sắn phục vụ nông nghiệp
nông thôn. Sản phẩm do Viện chế tạo có chất lượng tương đương với Trung Quốc,
Thái Lan, đáng lưu ý trong 16 dây chuyền chế tạo và cung cấp cho thị trường thì có
đến 14 dây chuyền cung cấp cho các cơ sở của tư nhân, điều đó cho thấy khả năng
cạnh tranh khá tốt của sản phẩm trên thị trường, do khả năng cung cấp các dây
chuyền chế biến của các cơ sở chế tạo trong nước nên đã buộc các đối tác nước
ngoài phải giảm giá bán đã làm lợi đáng kể cho các doanh nghiệp trong nước. Viện
Công nghệ, Bộ Công nghiệp đã chế tạo thành công máy nghiền bột siêu mịn công
suất 10-15 tấn /h là loại máy nghiền đứng với công nghệ tiên tiến, cho phép tiết
kiệm đến 25% chi phí về điện tiêu hao, mang lại hiệu quả lớn cho sản xuất… Có
thể khẳng định nhiều chủng loại sản phẩm được tạo ra từ các nhiệm vụ nghiên cứu


đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội của các ngành, lĩnh vực
đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và xã hội.

- Viện Nghiên cứu cơ khí, các Tập đoàn cơ khí lớn như Tổng công ty máy
và Thiết bị Công nghiệp, Tổng công ty cơ khí xây dựng… đã hoàn toàn làm chủ
thiết kế thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.
- Tập đoàn tàu thủy đã có khả năng thiết kế kỹ thuật được tàu chở hàng đến
54.000T, thiết kế công nghệ được tàu chở dầu thô đến 100.000T; nghiên cứu, thiết
kế công nghệ và giải pháp thi công một số loại tàu khác như tàu chở 4.900 ô tô, tàu
LASH 10.000T, tàu xử lý sự cố tràn dầu.
- Viện IMI, Tổng công ty cơ khí giao thông đã làm chủ thiết kế dây chuyền
sản xuất bê tông.
- Tổng công ty lắp máy đã chế tạo và lắp đặt phần lớn các thiết bị chính của
một số nhà máy nhiệt điện như Na Dương, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3, 4; làm
tổng thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy điện Cà Mau
- Ngành cơ khí giao thông đã sản xuất, lắp ráp được các loại xe buýt đến 80
chỗ chất lượng cao với tỷ lệ nội địa hoá đến 40%; chế tạo ô tô tải nông dụng, ô tô
tải nặng và xe chuyên dụng tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 50%; đã đóng được các toa xe
lửa cao cấp chở khách với tỷ lệ nội địa hoá có thể đạt tới 70
- Các ngành sản xuất cơ khí khác như sản xuất động cơ Diesel các loại, sản
xuất xe đạp, máy bơm nước, các loại cần trục, cầu trục, cơ khí xây dựng v.v... đều
đạt được những thành tích đáng kể. Đến nay, khối lượng thiết bị chế tạo đã được
nội địa hoá chiếm 65-70% và lần đầu tiên, ngành Cơ khí trong nước đã chế tạo
được lò nung cho nhà máy xi măng 2.500 tấn clanke/ngày.
Một số công nghệ trong ngành cơ khí đã đạt được trình độ tương đương khu
vực nhờ có sự đầu tư đúng mức vào trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực để từ
đó có thể tích lũy tri thúc, học hỏi và nắm bắt công nghệ từ nước ngoài:
- Công nghệ đúc (hầu hết các công nghệ đúc hiện đại như đúc furan, đúc
litâm, đúc áp lực, đúc mẫu tự thiêu…đã được một số doanh nghiệp ứng dụng. Chất
lượng sản phẩm đúc được nâng cao và ổn định nhờ các thiết bị phân tích, kiểm tra
tiên tiến như phân tích thành phần bằng quang phổ phát xạ, phân tích cấu trúc kim
loại và đánh giá cơ tính, kiểm tra khuyết tật đúc bằng siêu âm, một số đã sử dụng
các phần mềm và mô phỏng quá trình đúc).

- Công nghệ hàn: đã có sự đầu tư và đổi mới rất mạnh về thiết bị, đến nay
các doanh nghiệp cơ khí đã sử dụng rộng rãi các thiết bị và công nghệ hàn bán tự


động với khí bảo vệ và tự động dưới lớp xỉ bảo vệ. Một số ngành như sản xuất ôtô,
xe máy đã sử dụng rô bốt hàn, một số công nghệ hàn đặc biệt như hàn điện xỉ, hàn
bán tự động dây lõi thuốc có khí bảo vệ đã được một số công ty nhận chuyển giao
công nghệ. Điều đặc biệt là các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu làm chủ
được các công nghệ hàn nối các trục lớn, các tấm dầy đảm bảo chất lượng tốt nhờ
đó hiện nay ngành cơ khí hoàn toàn có khả năng chế tạo các bánh răng, hộp giảm
tốc cỡ lớn thay thế nhập khẩu.
- Công nghệ gia công cơ khí (một số các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các
máy tự động điều khiển số (CNC) trong gia công cắt gọt, nhờ đó tăng độ chính
xác, ổn định chất lượng và năng suất lao động.
Tuy nhiên, các vật tư đặc chủng, các thiết bị chuyên dụng đòi hỏi công nghệ
cao thì ngành cơ khí vẫn chưa có khả năng thiết kế, chế tạo và vần phải nhập từ
nước ngoài. Điều này cho thấy năng lực công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam
hiện nay mới chủ yếu nằm ở mức năng lực mua bán, vận hành công nghệ chưa đạt
đến mức năng lực sáng tạo, đổi mới công nghệ tức là có khả năng cải tiến, thiết kế
biến đổi các loại công nghệ nhập khẩu với các yêu cầu phức tạp hơn hay nghiên
cứu đưa ra các loại công nghệ mới, thiết bị cơ khí chính xác tiên tiến.
Vì vậy, việc chủ động chế tạo trong nước cho tất cả các chi tiết, thiết bị là
không khả thi, cách làm hiệu quả trong giai đoạn này là làm chủ công nghệ thiết
kế, nắm bắt được yêu cầu và chế tạo thiết bị cơ khí chính xác theo hướng tích hợp
sản phẩm phụ trợ có sẵn.



×