Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn dạy học bài thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 (cô phi an nan) theo đặc trưng thể loại văn chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.36 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
--------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

Dạy học bài Thông điê êp nhân Ngày Thế giơi
phòng chống AIDS, 1/12/2003 (Cô-phi An-nan)
theo đăăc trưng thể loại văn chính luâăn.

Bộ môn : Ngữ văn
Mã số

:

Hà Tĩnh, tháng 05/2010


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
--------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

Dạy học bài Thông điê êp nhân Ngày Thế giơi
phòng chống AIDS, 1/12/2003 (Cô-phi An-nan)
theo đăăc trưng thể loại văn chính luâăn.

Bộ môn : Ngữ văn


Mã số

:

Người thực hiện: Trần Thanh Đoàn
Đơn vị: Trường THPT Can Lộc – Hà Tĩnh

Hà Tĩnh, tháng 05/2010


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Sự đổi mới dạy học văn thể hiện trên nhiều phương diện nhưng trước hết và
rõ nhất ở nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Nếu đổi mới phương
pháp dạy học là “khâu đột phá” thì đổi mới nội dung chương trình là tiền đề cơ
bản. Trước đây, do quan niệm phiến diện về văn học nên chính luận ít được đưa
vào chương trình phổ thơng. Cấu trúc chương trình được sắp xếp theo tiến trình
lịch sử phát triển của văn học. Trong chương trình Ngữ văn hiện nay, đổi mới về
nội dung chương trình thể hiện rõ nhất là cấu trúc chương trình theo thể loại. Đó là
quy luật phù hợp xu thế phát triển và hội nhập hiện nay. Trong xu thế đó, cùng với
kí, kịch, phê bình… văn chính luận cũng được chú trọng cả về phương diện số
lượng văn bản, cả về nội dung chủ đề. Văn chính luận có vai trò quan trong quá
trình học văn và làm văn của học sinh. Thế nhưng, đây là một vấn đề còn mới me
nên gây bở ngỡ và không ít khó khăn cho cả người dạy và người học.
Sự đổi mới nội dung đồng thời cũng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy
học. Việc định hình một hướng tiếp cận, một phương pháp dạy học văn bản chính
luận là cần thiết cho cả người dạy và người học. Văn bản chính luận là một thể loại
có những đặc trưng riêng, vì vậy để làm nổi bật được giá trị thẩm mĩ đặc sắc của
những văn bản chính luận thì nhất thiết phải dạy học theo đặc trưng thể loại.
Số lượng văn bản chính luận đưa vào chương trình tương đối phong phú trên

cả phương diện nội dung chủ đề và lịch sử phát triển. Có cả những văn bản chính
trung đại đến những văn bản chính luận hiện nay. Trong đề tài này, chúng tôi chi
tập trung vào một bài học đó là: Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống
AIDS, 1-12-2003 của Cô-phi An-nan trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (tập Một bộ Cơ bản). Đây là một văn bản chính luận đề cập đên một vấn đề được xã hội
quan tâm đồng thời là một văn bản chính luận có tính nhật dụng cao, tiêu biểu thời
hiện đại.
2. Cơ sở và phương pháp thực hiện:
Cơ sở khoa học: Thực hiện đề tài này, tôi dựa trên cơ sở khoa học lý luận
(quy luật vận động và phát triển của thể loại văn học, quy luật tiếp nhận văn bản


văn học) và cơ sở thực tiễn (dạy học phải gắn lý luận với thực tiễn, kết quả dạy học
thể nghiệm)
Phương pháp thực hiện:
Phương pháp phân tích – tổng hợp.
Phương pháp khảo sát thống kê.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp dạy học thực nghiệm.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi đề tài:
Đối tượng của đề tài: Trong chương trình Ngữ văn mới nhiều thể loại văn
học mới được bổ sung và tăng cường như ký, kịch, phê bình,… Trong đề tài chúng
tôi tập trung xem xét, nghiên cứu và đề xuất kinh nghiệm về hướng tiếp cận các
văn bản chính luận.
Giới hạn phạm vi đề tài: Văn bản chính luận được phân đều trong cả chương
trình Ngữ văn 10, Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12, nhưng với kinh nghiệm giảng dạy
và điều kiện hiện tại chúng tôi chi khảo sát vận dụng vào một văn bản của chương
trình Ngữ văn 12 và đề xuất giáo án và dạy học thể nghiệm Thông điệp nhân Ngày
Thế giới phòng chớng AIDS, 1-12-2003 của Cơ-phi An-nan.
4. Đóng góp của đề tài:
Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn góp phần hệ thống các dạng văn bản

thuộc thể loại chính luận trong chương trình THPT. Chi ra nhưng đặc trưng cơ bản
của thể loại văn chính luận.
Từ đó, tôi muốn cùng trao đổi với đồng nghiệp về những suy nghĩ và bài học
kinh nghiệm trong quá trình dạy học về những vấn đề còn khá mới me này qua
việc vận dụng vào một bài học cụ thể: Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng
chống AIDS, 1-12-2003 của Cô-phi An-nan.
***


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Văn bản chính luận trong chương trình THPT.
1.1. Văn nghị luận và văn chính luận.
Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều
lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Mục đích của
văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng,
một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một
giai cấp nhất định… Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết –
khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết
phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…”(theo cuốn Từ điển thuật ngữ Văn
học).
Văn bản nghị luận là loại hình văn bản có sự giao thoa giữa loại hình văn
bản tự sự và loại hình văn bản trữ tình. Văn bản nghị luận người viết bộc lộ quan
điểm, tư tưởng, thái độ của mình một cách trực tiếp. Người viết văn nghị luận
trước hết là trao đổi thông tin lí lẽ, bàn bạc vấn đề để bảo vệ chân lí của mình. Nói
cách cách khác văn bản nghị luận là loại hình văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng
cứ bàn luận một vấn đề nào đó để thuyết phục người nghe theo quan điểm của
mình.
Văn bản nghị luận xét về nội dung chia là hai loại:
- Nghị luận về những vấn đề văn học còn gọi là phê bình văn học
- Nghị luận về vấn đề chính trị, xã hội,… gọi là văn chính luận.

Văn bản chính luận thường viết về những vấn đề quan trọng, thiết yếu được
nhiều người quan tâm. Gorrddiep nói: “Chính luận có mục đích tun truyền, tổ
chức quần chúng đưa họ tời chiến đấu. Nhiệm vụ nó khơng phải là bày tỏ và giải
thích những vấn đề chính trị quan trọng, mà còn thuyết phục người nghe, làm cho
họ trở thành những người tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề xã hội
trước mắt” (sđd). Việc bổ sung lượng văn chính luận trong chương trình Ngữ văn
là xuất phát từ nhu cầu hội nhập mà trước hết là nhu cầu nhật dụng hàng ngày. Đó
là hình thành cho học sinh tư duy logic văn học và làm rõ vai trò của văn học trong


cuộc sống hiện nay. Học sinh có thể bộc lộ quan điểm, thái độ của mình trước các
hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống đang được xã hội quan tâm.
1.2. Đặc trưng cơ bản của văn bản chính luận:
- Tính luận đề là đặc trương nổi bật của văn chính luận. Văn bản chính luận nào
cũng tập trung làm rõ một luận đề. Văn bản tự sự, trữ tình cũng hướng vào một chủ
đề, nhưng chủ đề của văn bản tự sự và trữ tình thường bộc lộ một cách gián tiếp,
khơng rõ ràng và mang tính hình tượng, ngược lại văn bản chính luận có tính luận
đề rõ ràng. Văn chính luận thường được ra đời từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống nên
chủ đề luôn gắn với những vấn đề thiết yếu, quan trong trong cuộc sống. Chủ đề
của văn bản nghị luận được thể hiện đầy đủ ngay từ nhan đề của văn bản. Vì thế,
người đọc dễ dàng nắm bắt và xác định chủ đề của văn bản.
- Tính logic và lập luận: Ve đẹp độc đáo của văn chính ḷn khơng phải từ hình
tượng nghệ thuật mà chủ yếu ở ve đẹp trí tuệ. Đó là tính logic. Văn chính luận
không triển khai theo mạch cảm xúc của loại hình trữ tình, khơng theo cốt truyện
như loại hình tự sự mà được triển khai qua hệ thống lập luận có tính logic cao. Lập
luận trong văn chính luận để thể hiện qua hệ thống luận điểm, luận cứ và luận
chứng. Trong lập luận của văn chính luận thường được triển khai theo 4 dạng thức
chính: phân tích, giải thích, chứng minh và bình luận.
- Nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu, cú pháp. Văn chính luận có yêu cầu cao về sự
chính xác trong dùng từ “phải dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã” (Gorki).

Ngơn từ trong văn chính ḷn khơng phải hồn toàn mang tính thuật ngữ mà ngược
lại còn phải tạo nên tính hình tượng cao. Mỗi thể loại văn học có phong cách ngôn
ngữ riêng phù hợp. Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường dùng hệ thống từ
ngữ có tính lập luận cao hoặc là những từ ngữ có tính nhấn mạnh, khẳng định hay
phủ định. Việc sử dụng linh hoạt hai loại từ ngữ có tính liên kết, có tính khẳng định
hay phủ định vừa tạo hiệu quả cao trong việc làm sáng tỏ luận điểm, vừa thể hiện
được tư tưởng, cảm xúc của nguời viết và đem lại tính truyền cảm cho tác phẩm.
Người viết văn chính luận chủ yếu bằng tư duy logic mà không bằng tư duy hình
tượng vì thế sẽ khơng có hình tượng ở cấp độ tồn văn bản nhưng tính hình tượng
ở cấp độ bộ phận, chi tiết cũng góp phần làm nên giá trị của văn bản. Cùng với


ngôn từ chính xác, văn chính ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tranh
luận do đó về mặt cú pháp có ti lệ câu nghi vấn cao sơ với văn tự sự hay trữ tình.
Loại câu có mệnh đề chính phụ thường được sử dụng để tạo nên sự rõ ràng, mạch
lạc, đanh thép, hùng hồn của lời văn. Chúng không chi có tác dụng liên kết văn bản
mà còn thể hiện mối quan hệ nhân quả của các luận điểm, luận cứ. Hoặc chúng làm
cho lập luận thêm chặt chẽ, giọng điệu thêm mạnh mẽ, dứt khoát. Giọng điệu cũng
là một yêu cầu quan trọng của văn nghị luận. Thông thường là một giọng điệu
hung hồn, hấp dẫn, cuốn hút và tác động mạnh mẽ đến người đọc.
2. Các loại văn bản chính luận và dạy học văn bản chính luận trong chương
trình THPT
2.1. Phân loại văn bản chính luận trong chương trình THPT.
Trong chương trình THPT hiện nay đã đưa vào một số lượng lớn văn bản
thuộc thể loại chính luận. Có thể phân chia các loại văn bản chính luận như sau: (ở
đây chúng tơi chi kháo sát trong chương trình Ngữ văn cơ bản)
- Dựa vào lịch sử: (Theo mục đích thể loại)
+ Chính luận thời Trung đại: cáo (Đại cáo binh Ngô – Nguyễn Trãi), tế (Xin lập
khoa luật – Nguyễn Trường Tộ), tựa (Tựa Trích diễm thi tập – Hồng Đức Lương),
văn bia (Hiền tài là ngun khí q́c gia – Thân Nhân Trung) ...

+ Chính luận thời Hiện đại: tuyên ngơn (Tun ngơn độc lập – Hồ Chí Minh), phê
bình (Nhìn về vớn văn hóa của dân tộc – Trần Đình Hượu), thơng điệp (Thơng
điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS – Cô-phi An-nan)…
- Dựa vào phạm vi đề tài:
+ Nghị luận về chính trị: Đại cáo binh Ngô – Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập –
Hồ Chí Minh,…
+ Nghị ḷn về văn hóa: Nhìn về vớn văn hóa của dân tộc – Trần Đình Hượu
+ Nghị luận về xã hội: Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-122003 – Cô-phi An-nan,


+ Nghị luận về văn hóa, đạo đức, tôn giáo: Hiền tài là ngun khí q́c gia – Thân
Nhân Trung, Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ, Tựa Trích diễm thi tập –
Hoàng Đức Lương…
2.2. Dạy học văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
Dạy học văn bản theo đặc trưng thể loại là nguyên tắc cố hữu xưa nay trong
dạy học. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, việc xác định đúng thể loại của văn bản
và dạy học văn bản theo đặc trưng thể loại đang là vấn đề khó khăn với không ít
giáo viên và học sinh. Đặc biệt là dạy học những thể loại mới được bổ sung vào
cấu trúc chương trình như: ký, kịch, … và cả văn chính luận. Đây là những thể
nghiệm bước đầu vào việc tiếp cận và dạy học văn bản chính luận qua vận dụng
vào một văn bản cụ thể.
- Trước hết là yêu cầu học sinh đọc và xác định luận đề của văn bản. Luận đề
nghĩa là vấn đề mà người viết đề cập đến là quyền độc lập dân tộc, là phòng chống
đại dịch AIDS, là vốn văn hóa dân tộc… Khác với văn bản tự sự hay văn bản trữ
tình, cơ sở quan đầu tiên và quan trọng của văn bản chính luận khi xác định chủ đề
là nhan đề của văn bản. Nêu văn bản tự sự và văn bản trữ tình thường mang tính
hình tượng thì văn bản chính luận chủ đề được bộc lộ trực tiếp. Việc xác định luận
đề của văn bản chính luận là cánh cửa đầu tiên để khám phá ve đẹp của văn bản
chính luận và tài năng, trí tuệ của người viết.
- Sau khi xác định luận đề, nếu như văn bản tự sự giáo viên hướng dẫn học sinh

khám phá các sự việc, chi tiết, nếu như văn bản trữ tình giáo viên hướng dẫn học
sinh khám phá mạch cảm xúc của bài thơ thì văn bản chính luận giáo viên cần
hướng dẫn để học sinh tìm hiểu và khám phá lập luận của văn bản. Lập luận của
văn bản chính luận được cụ thể hóa qua hệ thống luận điểm. Các luận điểm lại
được triển khai bằng hệ thống luận cứ và lí lẽ. Giáo viên cần có những câu hỏi gợi
mở để hướng dẫn học sinh thấy được cách luận chứng đầy sức thuyết phục của văn
bản. Một văn bản chính luận thường được đánh giá là mẫu mực khi lập luận chặt
chẽ, lí lẽ sắc bén, các chứng cứ tiêu biểu xác thực. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần
có những định hướng để học sinh khám phá nghệ thuật ngôn từ của bài viết. Cách


tạo giọng điệu cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức thuyết phục của một văn
bản chính luận.
- Từ cách khám phá các bình diện của một văn bản chính luận, giáo viên hướng
dẫn cho học sinh đi khám phá cái tơi trữ tình trong văn bản. Đó là thái độ tình cảm
của người viết trước sự việc, hiện tượng được đề cập đến. Ngoài ra còn thấy được
thái độ của người viết trong bảo vệ quan niệm của mình trước những lẽ phải của
mình.
- Dạy học văn bản chính luận không thể tách rời các yêu tố ngoài văn bản như
hoàn cảnh ra đời, thể loại,… nhưng một nhân tố không thể thiếu là giáo viên cần
gợi ý để học sinh có thể thấy những nét độc đáo riêng của mỗi tác giả và mỗi đề tài
trong cuộc sống. Từ đó học sinh có thể liên hệ trong thực tiễn cuộc sống.
Sự hấp dẫn thẩm mỹ của một tác phẩm chính luận là do những yếu tố khác
nhau tạo thành, trong đó luận đề và cách lập luận là những yếu tố quan trọng và
quyết định. Dạy văn chính luận giáo viên cần bám sát văn bản, nắm vững đặc trưng
cơ bản của từng thể loại. Ngoài ra những hiểu biết về tác giả, đề tài, hoàn cảnh lịch
sử - thời đại ra đời tác phẩm là không thể thiếu để hiểu thấu đáo về tác phẩm.
3. Vận dụng đặc trưng thể loại văn chính luận vào dạy học văn bản Thơng
điệp nhân Ngày Thế giới phịng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan).
3.1. Dạy học văn bản “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phịng chống AIDS, 112-2003” (Cơ-phi An-nan) theo đặc trưng thể loại.

Đây là một văn bản mới trong chương trình. Thơng điệp của Cơ-phi An-nan
đề cập đến một vấn đề bức thiết của xã hội là căn bệnh thế ki AIDS. Thông điệp
của C. An – nan có tính nhật dụng cao. Thông điệp bàn luận về một vấn đề xã hội
quan tâm. Vấn đề phòng chống HIV/AIDS đang đặt ra những thách thức nan giải
cho tồn nhân loại. Thơng điệp là một hồi chng thức tinh nhân loại trên hành
trình phòng chống AIDS. Tuy nhiên, khi dạy học văn bản này không phải như một
tài liệu tuyên truyền, cổ động mà còn phải làm sáng tỏ giá trị của áng văn chính
luận đặc sắc.


Thực tế, phần lớn giáo viên thường lúng túng khi xác định hướng khai thác
văn bản. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng hướng khai thác văn bản theo đặc trưng của
chính luận thì sẽ dễ dàng hơn khi khai thác, lĩnh hội và giảng dạy.
Trước hết cần định hướng để học sinh xác định luận đề của bài viết: Thông
điệp (hiểu đơn giản hơn là lời kêu gọi thường là một vấn đề quan trọng của xã hội,
của đất nước và rộng hơn là cả nhân loại) cùng chung tay hành động để phòng
chống AIDS. Sau khi xác định luận đề, giáo viên gợi ý cho học sinh: vì sao phải ra
lời kêu gọi (từ đó học sinh liện hệ hoàn cảnh ra đời), kêu gọi như thế nào? Với
cách định hướng này khi đi vào khai thác các luận điểm của bài viết sẽ dễ dàng
hơn. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, giáo viên phải định hướng để học sinh
thấy được cách tạo thuyết phục của Cô-phi An-nan là sử dụng các số liệu làm
chứng cứ, là cách sử dụng những kiểu câu có sức lan tỏa lớn để lôi thu hút sự chú ý
của người đọc. Lời kêu gọi của Cô-phi An-nan về một vấn đề không phải mới me
nhưng cách lập luận của lại có sức thuyết phục cao.
Từ khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản, giáo viên cũng cần định
hướng để học sinh đi vào khám phá cái tôi của người viết trước vấn đề: Đó là mối
quan tâm, lo lắng của vị Tổng thư ký liên hợp quốc với một vấn đề nan giải của
nhân loại.
Với một văn bản chính luận mang tính nhật dụng như Thông điệp nhân
Ngày Thế giới phòng chống AIDS,1-12-2003 (Cô-phi An-nan) học sinh sẽ làm

quen và hình thành các kĩ năng khi viết các bài văn nghị luận về một hiện tượng xã
hội.
3.2. Giáo án thể nghiệm và kết quả dạy học thực nghiệm.
* Giáo án thể nghiệm:
THƠNG ĐIỆP
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
- Cô-phi An-nan -

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm hoạ
HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi quốc gia và mỗi con người. Sức thuyết phục


mạnh mẽ của bài văn được tạo nên bởi tầm quan sát, tầm suy nghĩ sâu rộng, bởi
mối quan tâm, lo lắng cho vận mệnh của loài người và bởi cách diễn đạt vừa trang
trọng, cơ đúc, vừa giàu hình ảnh và gợi cảm.
- Hình thành và rèn uyện kĩ năng đọc hiểu văn bản chính luận thời kỳ hiện đại qua
một bản thông điệp mang tính nhật dụng cao trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó,
học sinh nâng cao kĩ năng viết một vài văn nghị luận xã hội.
- Có thái độ đúng đắn trước căn bệnh AIDS và người nhiễm HIV đồng thời hình
thành ý thức trách nhiệm của bản thân trước đại dịch của nhân loại.
B. Phương tiện và phương pháp dạy học:
* Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, tranh ảnh, tư liệu về
đại dịch HIV/AIDS.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở soạn, tìm kiếm tư liệu về đại dịch HIV/AIDS.
* Phương pháp dạy học: Phương pháp chủ đạo là gợi mở và nêu vấn đề kết hợp
phương pháp vấn đáp và thảo luận nhóm.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra phần soạn bài, chuẩn bị tư liệu cho bài học mới.
? Khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội anh (chị) thường triển khai
và sắp sếp các luận điểm như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể.
3. Bài mới.
• Dẫn dắt vào bài: Giáo viên kể về câu chuyện bệnh nhân mắc HIV/AIDS (vợ
chồng một chiến sĩ cơng an ở Thành phớ Hớ Chí Minh đã xuất hiện nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng) và học sinh trình bày thái độ của
mình.
• Phần bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
HD HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.

NỘI DUNG CƠ BẢN
I.Tiểu dẫn.

- Gv: Trình bày những nét chính về tác 1. Tác giả: Cơ-phi An-nan (8-4-1938)


giả Cô-phi An-nan?

- Là người da đen đầu tiên được bầu vào

- Hs: Dựa vào sự chuẩn bị bài học ở chức vụ Tông thư ký -> Đó là sự chiến
nhà và phần Tiểu dẫn SGK để trình thắng của tinh thần bình đẳng, bình
bày.

quyền của nhân loại đồng thời là sự thừa
nhận những phẩm chất ưu tú của cá nhân
C. An-nan.

- Năm 2001, Cô-phi An-nan được trao
giải thưởng Nô-ben hòa bình -> đó là
phần thưởng xứng đáng ghi nhận những
đóng góp của ông cho "một thế giới được
tổ chức tốt hơn và hóa bình hơn".

- Gv: Trình bày hoàn cảnh ra đời của 2. Tác phẩm:
tác phẩm? Có ý nghĩa gì?

- Là thơng điệp của Cơ-phi An - nan kêu

- Hs: Dựa vào sự chuẩn bị bài học ở gọi nhân dân thế giới nhân ngày phòng
nhà và phần Tiểu dẫn SGK để trình chống AIDS, 1-12-2003.
bày.

- Thơng điệp được công bố sau hơn 2
năm ông ra Lời kêu gọi hành động chống
đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập

-> Gv nhận xét, đánh giá và hệ thống.

Quỹ Sức khỏe và AIDS toàn cầu 4/2001.

-> Gv mở rộng thêm để HS trao đổi -> Chứng tỏ: quyết tâm bền bi của ông
những hiểu biết về HIV/AIDS.

trong cuộc đấu tranh với hiểm họa của
nhân loại.

HD HS tìm hiểu Văn bản


II. Văn bản:

* HD đọc và xác định bố cục:

1. Đọc – xác định bố cục của văn bản:

- Gv HD đọc văn bản (rõ ràng, thể hiện - Đọc diễn cảm:
cảm xúc của người viết: tâm huyết,
trách nhiệm, khẩn thiết) và xác định bố - Bố cục: 3 phẩn:
cục của văn bản? Từ đó xác định bản + Mở đầu: Nhắc lại việc cam kết của các
thông điệp nêu lên vấn đề gì (luận đề quốc gia và Tuyên bố về cam kết phòng


của văn bản)?

chống HIV/AIDS.

- Hs trình bày.

+ Triển khai: Nhìn lại tình hình thực hiện

- Gv: Nếu phải trình bày luận đề đó phòng chống AIDS và Nhiệm vụ cấp
anh/chị sẽ triển khai theo những luận bách, quan trọng hàng đầu trong việc
điểm nào?
-> Hs thảo luận và trình bày.
- Hs xác định các luận điểm chính của
thông điệp mà C. An – nan đã lập luận
để làm rõ vấn đề trên.


phòng chống AIDS
+ Kết thúc: Lời kêu gọi phòng chống
AIDS
=> Thông điệp – Kêu gọi cùng chung
sức phòng chống đại dịch HIV/AIDS.

- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
* HD phân tích Văn bản.
- Phân tích luận điểm mở đầu:
- Gv: Cách đặt vấn đề của C. An-nan
có gì đặc sắc? Rút ra nhận xét?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.

2. Phân tích:
a. Phần mở đầu:
- Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia
trên thế giới để đánh bại căn bệnh
HIV/AIDS vào năm 2001.
- Tuyên bố về cam kết phòng chống
HIV/AIDS của quốc gia đó.
-> Cơ sở mang tính pháp lý về việc
phòng chống HIV/AIDS của các quốc
gia trên thế giới.
-> Cách mở đầu tự nhiên nhưng có sức
thuyết phục cao.

- Phân tích các luận điểm triển khai:
- Gv: Để làm rõ vấn đề trên, C. An –

nan đã triển khai bằng các luận điểm
nào?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
- Gv: Vì sao tác giả cho rằng đó là vấn

b. Phần triển khai:
* Tình hình đại dịch AIDS trên thế giới:
+ Thế giới đã có nỗ lực quan trọng:
- Ngân sách dành cho phòng chống HIV
tăng lên đáng kể, sự cam kết của từng
quốc gia.
- Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS,


đề cần phải đặt lên hàng đầu trong lao và sốt rét đã được thơng qua.
chương trình nghị sự về chính trị và - Các quốc gia đã xây dựng chiến lược
hành động thực tế của mỗi quốc gia và phòng chông HIV/AIDS.
cá nhân?

- Các tổ chức, công ty, nhiều nhóm từ

- Hs trình bày.

thiện đã chung tay vào ứng phó với đại

-> Gv nhận xét, đánh giá.

dịch này


- Gv gợi ý, hướng dẫn để Hs phân tích + Đại dịch AIDS đang là hiểm họa lớn
làm sáng tỏ Tình hình đại dịch AIDS (thực trạng)
trên thế giới thơng qua hai luận điểm - Dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành,
chính: Thế giới đã có nỗ lực quan gây ti lệ tử vong cao và không có dấu
trọng và Đại dịch AIDS đang là hiểm hiệu suy giảm.
họa lớn (thực trạng)

- Mỗi phút đồng hồ có 10 người bị nhiễm
HIV.
- Tuổi thọ người dân bị giảm sút, tốc độ
lây lan đáng báo động ở phụ nữ.
- Bệnh dịch đang lan rộng nhanh đặc biệt
là khu vực Đông Âu, Châu Á, từ dãy núi
U- ran đến Thái Bình Dương.
=> AIDS là đại dịch là hiểm hoạ cho đời
sống của dân tộc và nhân loại. Tác giả
thể hiện một tầm nhìn rộng lớn, xứng
đáng với cương vị của một người đang
gánh vác trọng trách Tổng thư ký Liên
Hợp quốc.

- Gv: Nhận xét về nghệt thuật lập luận * Nhận xét nghệ thuật lập luận:
của C. An-nan khi trình bày tình hình - Để tăng sức thuyết phục, C. An – nan
đại dịch AIDS?

không chi nắm vững điều ơng cần thơng

- Hs trình bày.

báo mà còn đưa vào khơng ít số liệu, tình


-> Gv nhận xét, đánh giá.

hình cụ thể được cung cấp một cách chọn
lọc, rất kịp thời.


- C. An-nan còn thành công trong việc
lựa chọn và sáng tạo những cách thức
thích hợp để những giữ kiện, những con
số đưa vào có thể tác động mạnh mẽ
nhất, hiệu quả nhất.
=> Với cách tổng kết đó có trọng tâm, có
điểm nhấn và có sức thuyết phục cao.
- Phân tích luận điểm kết thúc:
- Gv: Trước hiểm hoạ của AIDS, cuối
cùng C.An – nan đã đưa ra điều?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.

c. Phần kết thúc:
* Lời kêu gọi thế giới chung tay phòng
chống AIDS.
- Không nên phân biệt, kì thị, khơng ảo
tưởng đứng ngồi cuộc, im lặng là đồng
nghĩa với cái chết.
- Cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự
im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang
vây quanh bệnh dịch này.
- Hãy sát cánh cùng tôi, cuộc chiến đấu

chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính
bạn.

- Gv: Nhận xét về nghệt thuật lập luận * Nhận xét nghệ thuật lập luận: Cách lập
của C. An-nan khi kêu gọi thế giới luận chặt chẽ có sức lôi cuốn cao.
chung tay phòng chống đại dịch AIDS? - Tìm cách nén chặt ngơn từ, sao cho có
- Hs trình bày.

thể nói được nhiều ý nghĩ, tình cảm lớn

-> Gv nhận xét, đánh giá.

lao bằng một số lời tối giản.
- Tạo ra những câu văn cô đọng, hình
ảnh dễ hình dung và gợi cảm. Chúng
mang ve đẹp của sự sâu sắc và cô đúc.
- Vận dụng sáng tạo các thao tác so sánh
và bác bỏ để tránh sự sao mòn đồng thời
làm cho câu văn thêm sống động, thấm


thía.
* HD rút ra kết luận.
- Gv: Rút ra cảm nhận về bản thông

3. Kết luận.
Thông điệp của C. An-nan là một văn

điệp và tình cảm, thái độ của C. An – bản nhật dụng đồng thời là một văn bản
nan trước đại dịch AIDS?


chính luận đặc sắc trong xây dựng hệ

- Hs thảo luận và trình bày.

thống luận điểm, luận cứ, trong bố cục,

-> Gv nhận xét, đánh giá.

lập luận và diễn đạt hành văn.
Tác giả là một con người có trái tim
nhân hậu, chan chứa yêu thương một tấm
lòng nhân đạo sâu sắc ở ơng có tầm nhìn
sâu rộng đối với sự vận động không
ngừng của sự sống, ln quan tâm đến
vận mệnh của lồi người hơn bao giờ
hết. Là một người sống vì cơng việc vì
sự ổn định tốt đẹp của toàn nhân loại.

* HD làm bài tập vận dụng.

4. Bài tập vận dụng:

- Gv: Viết một thông điệp gửi đến học
sinh toàn trường về vấn đề phòng
chớng HIV/AIDS.
- Hs làm việc và trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
HD HS tổng kết bài học:


III. Tổng kết

-> Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản - Không ai có thể cố thủ trong thành luỹ
than.

của sự im lặng, để lãng tránh trách nhiệm
tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại
đại dịch HIV/AIDS.
- Không nên giữ thái độ phân biệt đối xử
với những người nhiễm HIV/AIDS.
4. Dặn dò.


* Kết quả dạy học thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm ở hai lớp 12 (12B3 và 12B5) có chất
lượng ngang nhau.
Ở lớp 12B3, chúng tôi tiến hành dạy học theo cách thức dạy học một văn
bản văn học thông thường.
Ở lớp 12B5, chúng tôi tiến hành dạy học theo đặc trưng thể loại.
Kết quả thu được qua khảo sát như sau:
Lớp

12B3
12B5

Có thể nêu lại nội dung

Có thể rút ra so sánh,

Biết vận dụng vào


của văn bản, các luận

đánh giá.

nghị luận một vấn

13/50 HS
38/50 HS

đề liên quan
6/50 HS
32/50 HS

điểm triển khai
22/50 HS
44/50 HS
***

C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.
Qua việc đề xuất kinh nghiệm dạy học một văn bản Thông điệp nhân Ngày
Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 của Cô-phi An-nan, tuy chưa làm rõ được
hết giá trị của văn chính luận. Từ sự phong phú về thể tài đến giá trị nghệ thuật
thẩm mĩ đặc sắc. Nhưng ít nhiều đã đem đế một hướng tiếp cận, một hướng khái
thác và dạy học văn chính luận trong chương trình THPT.
Văn bản chính ḷn là thể loại khơng những có giá trị văn học mà còn có giá
trị nhật dụng, thực tiễn cho học sinh. Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản chính
luận cũng chính là hình thành kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh. Dạy học
theo đặc trưng thể loại là một xu thế phù hợp quan điểm đối mới phương pháp dạy
học. Nắm vững đặc trưng thể loại chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong

quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng phải linh hoạt, sáng tạo và
phối kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp.


Trong điều kiện của đề tài và những kinh nghiệm dạy học của bản thân chắc
chắn không thể tránh những khiếm khuyết. Qua tâm huyết của bản thân hy vọng
được cùng trao đổi và các ý kiến đóng góp của anh chị đồng nghiệp
***


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB GD, 2008.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 12, Tập 1, Sách giáo viên, NXB GD, 2008.
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật ngữ Văn
học, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999.
4. Đỗ Ngọc Thống: “Vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận” – Văn học và
Tuổi trẻ - số 1 – 2005.
5. Đỗ Ngọc Thống: “Vẻ đẹp của văn Nghị luận” – Văn học và Tuổi trẻ số 4 –
2005.



×