Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông ở tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.95 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HOÀNG QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆC
ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HOÀNG QUỐC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆC
ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60 34 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. HỒ HUY TỰU

KHÁNH HÒA - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu
tư hạ tầng giao thông tại tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong luận văn này được thu thập và sử dụng một cách trung thực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
nghiên cứu này.

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2015

Hoàng Quốc Khánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Nha
Trang cùng toàn thể các anh chị lớp CHQT2013-1 đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập.
Tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS. Hồ Huy Tựu, người đã quan tâm và
nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn để giúp tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp của tôi là cán bộ

công chức, viên chức Sở Giao thông vận tải Nghệ An đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành luận văn cao học của mình.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài
liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin
đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cô, bè bạn và đồng nghiệp sức
khỏe, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực.
Xin trân trọng cảm ơn!

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2015

Hoàng Quốc Khánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU
HẠ TẦNG GIAO THÔNG....................................................................................... 6
1.1. Khái niệm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông............................................... 6
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng giao thông .......................... 6

1.2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông....................................................... 10
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. ................ 10
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. ..................... 12
1.2.3. Các hình thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. .................... 13
1.2.4. Các nguồn vốn đầu tư và các hình thức huy động vốn để phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông..................................................................................................... 14
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả Kinh tế - xã hội của hoạt động
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông .............................................................. 16
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông . 16
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông......................................................................................... 18
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông..... 21
1.4.1. Kinh nghiệm về phát triển hệ thống giao thông bền vững, hài hoà và bảo vệ
môi trường ở Trung Quốc. ........................................................................................ 21
1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông ở Mỹ. .............................................................................................................. 22
1.4.3. Kinh nghiệm về việc xây dựng cơ chế chính sách đầu tư cho giao thông
một cách hợp lý ở Singapore..................................................................................... 22


iv
1.4.4. Kinh nghiệm về phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng bền vững ở Thành
phố Đà Nẵng............................................................................................................. 23
1.4.5. Bài học rút ra đối với hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông ở Nghệ An ...................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011 - 2014.................................. 26
2.1. Thực trạng về kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An............................... 26
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và xã hội tỉnh Nghệ An......................................... 26

2.1.2. Thực trạng về kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An ................... 30
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2011 - 2014. ..................................................................................................... 49
2.2.1. Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................ 49
2.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh
Nghệ An. .................................................................................................................. 50
2.2.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phân theo loại hình giao thông ....... 58
2.2.4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Nghệ An phân theo nguồn vốn.......61
2.2.5. Đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014. .................................................................. 63
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông tại Nghệ An ............................................................................................. 67
2.3.1. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 67
2.3.2. Hiệu quả xã hội....................................................................................... 69
2.3.3. Một số tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 71
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020. ................................... 76
3.1. Phương hướng đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An
đến năm 2020 ........................................................................................................... 76
3.1.1. Phương hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. .......................... 76
3.1.2. Phương hướng phát triển hạ tầng đường sắt ............................................ 79


v
3.1.3. Phương hướng phát triển hạ tầng đường biển.......................................... 80
3.1.4. Phương hướng phát triển hạ tầng hàng không. ........................................ 80
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
tỉnh Nghệ An đến năm 2020. .................................................................................... 80
3.2.1. Giải pháp tăng khả năng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông của Tỉnh. ..................................................................................... 80

3.2.2. Giải pháp đối với cơ cấu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
của Tỉnh.................................................................................................................... 81
3.2.3. Giải pháp cải thiện tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư xây
dựng cơ bản của ngành giao thông. ........................................................................... 83
3.2.4. Giải pháp cải thiện chất lượng các công trình giao thông trên địa bàn..... 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 86


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTXM

: Bê tông xi măng

CBCNVC

: Cán bộ công nhân viên chức

CHK

: Cảng hàng không

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

ĐT


: Đầu tư

F

: là giá trị tài sản cố định huy động của lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao
thông trong kỳ nghiên cứu một tỉnh.

GTNT

: Giao thông nông thôn

GTVT

: Giao thông vận tải

HIV(VA)

: Mức

tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát

huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
HK

: Hàng không

HKDD

: Hàng không dân dụng


ICOR

: Hệ số gia tăng vốn – sản lượng

IV(PHTD)

: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của lĩnh vực giao
thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

KCHT_GT

: Kết cấu hạ tầng giao thông

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QL1A

: Quốc lộ 1 A

QLDA

: Quản lý dự án

TP

: Thành phố

TT


: Thị trấn

TX

: Thị xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

WB, ODA, ADB: vốn nước ngoài đầu tư
XDCB

: Xây dựng cơ bản

GO

: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành giao thông
vận tải trên địa bàn tỉnh.

VA

: Là mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành giao
thông vận tải trên địa bàn Tỉnh.


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Dân số phân theo các huyện thị của Nghệ An năm 2014. ...........................26
Bảng 2.2: Tổng hợp mạng lưới đường bộ tỉnh Nghệ An.............................................31
Bảng 2.3: Tổng hợp hiện trạng đường tuần tra tỉnh Nghệ An .....................................38
Bảng 2.4: Tổng hợp diện tích đất đường bộ tỉnh Nghệ An .........................................38
Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2014........................49
Bảng 2.6: Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 – 2014.....50
Bảng 2.7: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong
tổng vốn đầu tư phát triển ngành giao thông giai đoạn 2011 - 2014 ...........................51
Bảng 2.8: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phân theo các loại hình
giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014.........................................................58
Bảng 2.9: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phân theo
nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2014...............................................................................61
Bảng 2.10: Tài sản cố định mới tăng trong lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông tại Nghệ An ..............................................................................................63
Bảng 2.11: Khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông
thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2014..................................................................65
Bảng 2.12: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014.........................67
Bảng 2.13: Số lao động có thêm việc làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An .........................70


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống KCHT_GT.........................................................................10
Hình 1.2: Sơ đồ nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.........15
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ các loại đường bộ tỉnh Nghệ An ............................................32
Hình 2.2: Biểu đồ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phân
theo loại hình giao thông............................................................................................59
Hình 2.3: Biểu đồ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An phân

theo nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2014 .......................................................................61


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay chúng ta đang được chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của các
nền kinh tế trên thế giới cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông từ chiếc tàu thuỷ chạy bằng
máy hơi nước đến những chiếc tàu biển có trọng tải lớn hàng trăm vạn tấn, từ những
xe đạp thô sơ đến những chiếc ô tô có tốc độ hàng trăm Km/h, rồi những chiếc máy
bay hiện đại có thể nối liền khoảng cách giữa các quốc gia, giữa các châu lục. Một đất
nước có tốc độ phát triển cao không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của giao
thông. Nó là cầu nối giúp các nước trên thế giới phát huy được tiềm năng, nội lực và
hoà nhập với các nền kinh tế để giao lưu, học hỏi. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng
của các phương tiện giao thông và nhu cầu vận chuyển của con người đòi hỏi mọi
quốc gia trên thế giới đều phải tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông hoàn chỉnh, hiện đại để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong đó có
Việt Nam.
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên 16.490km2, dân số hơn 3,2 triệu người, là
trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ, nằm trên tuyến giao thông Bắc Nam và hành lang Đông - Tây, là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Theo
đường 8 cách biên giới Việt - Lào khoảng 80km và biên giới Lào - Thái Lan gần
300km. Nghệ An có hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các tuyến như: đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không và đường biển; có chung đường biên giới với
nước CHDCND Lào dài 419Km và 82Km bờ biển, tỉnh còn có sân bay Vinh, cảng
Cửa Lò. Với vị trí như vậy, Nghệ An có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội
với cả nước, khu vực và quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng
giao thông là bản lề quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và là cầu nối giúp
Nghệ An hội nhập kinh tế với các tỉnh trong cả nước, với các nước khác như: Lào,

Thái Lan,…. Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ là chất xúc tác tích cực cho mọi
hoạt động trong nền kinh tế phát triển nhanh. Vì vậy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông là tất yếu và hết sức cần thiết đối với Nghệ An trong quá trình phát triển.
Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã chú trọng tập trung đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông. Song thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông ở Nghệ An hiện
nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội trên địa


2
bàn Tỉnh. Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu kinh tế, rút ngắn khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng thì việc nghiên cứu đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đang là yêu cầu
cấp bách cần phải thực hiện. Với vai trò là người trực tiếp làm việc tại Sở Giao thông
vận tải Nghệ An, xuất phát từ thực tế trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư hạ tầng giao thông tại tỉnh Nghệ An”,
làm luận văn Thạc sỹ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã nhận được sự
quan tâm của nhiều nghiên cứu khác nhau của các tác giả. Liên quan đến vấn đề này,
đã có một số công trình nghiên cứu và các hội thảo khoa học như:
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An trong đề án “Phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn đến 2020”. Đề án đã đánh giá
khái quát tình hình thực tế về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
đưa ra các căn cứ để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh đồng thời
nêu rõ phương án thực hiện để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh
đến năm 2020.
Hội thảo “Phát triển đột phá kết cấu hạ tầng giao thông” diễn ra ngày
26/10/2011 tại Hà Nội. Hội thảo do Bộ Giao thông vận tải tổ chức với sự tham gia của
các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải qua các thời kỳ, các nhà khoa
học, nhà quản lý trong và ngoài ngành giao thông. Hội thảo đã xác định mục tiêu và

phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý cho các công trình đột phá, có tính xương sống của
chiến lược phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng. Mục tiêu đến năm 2020 hệ thống
quốc lộ và đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ thuật, hoàn thành cao tốc Bắc Nam; mở
rộng quốc lộ 1 ở những đoạn chưa có đường cao tốc. Hoàn thành cải tạo nâng cấp các
tuyến đường sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực;
hoàn thành nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định, tập
trung cải tạo một số đoạn tuyến quan trọng. Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia có
khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới.
Trong nghiên cứu của Viện chiến lược và phát triển giao thông về “Nghiên cứu
phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam”. Đề tài đã làm rõ khái
niệm chung về phát triển bền vững hệ thống giao thông và phát triển bền vững kết cấu


3
hạ tầng giao thông. Trên cơ sở thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt
Nam, kinh nghiệm phát triển bền vững của một số nước, đề tài đã xây dựng một số chỉ
tiêu cụ thể về phát triển bền vững cho từng chuyên ngành. Đề tài cũng xây dựng định
hướng phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông và các giải pháp thực hiện.
Trong nghiên cứu của Đỗ Đức Tú “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng
Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại” - Luận án tiến sĩ. Trong
luận án đã tổng kết được những quan niệm đã có về kết cấu hạ tầng và đưa ra một
quan niệm mới về kết cấu hạ tầng. Từ đó đã làm rõ được kết cấu hạ tầng giao thông là
gì, gồm những bộ phận cấu thành nào; mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng giao thông
với tổ chức ; mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng giao thông với các loại kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội khác; các đặc tính của kết cấu hạ tầng giao thông; và vai trò của kết
cấu hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế - xã hội. Luận án cũng làm rõ thế nào
là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại; các nguyên tắc phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông như phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải đồng bộ, phải
đi trước một bước và phải có tầm nhìn dài hạn. Luận án đã đưa ra được bộ chỉ tiêu,
tiêu chí phản ánh tính hiện đại và đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong nghiên cứu này tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trước nhằm hệ
thống hóa cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Ngoài ra, đề
tài đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông. Từ đó, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội
của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.của tỉnh Nghệ An. Đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung phân tích đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu


4
+ Về mặt lý luận: Các nội dung cơ bản về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
+ Về mặt thực tiễn: Thực trạng về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông.của tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu: Các thông tin thu thập đúc rút trong sách giáo khoa chuyên

ngành, sách chuyên khảo, hội thảo chuyên đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, để
tạo lập cơ sở dẫn liệu khoa học cho đề tài nghiên cứu.
- Nguồn dữ liệu: Để có được số liệu và thông tin một cách chính xác nhất về
các nội dung liên quan đến tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của
tỉnh Nghệ An: đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An, dự án đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An, các tài liệu, số liệu thống kê có
liên quan đến tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2011 - 2014. Bên cạnh đó, các dữ liệu về tình hình kinh tế xã hội, tổng quan về
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam cũng được tác giả tổng hợp,
sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích, nhận định, so sánh.
- Phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống bao gồm phân
tích cả định tính và định lượng để phân tích dữ liệu. Luận văn sử dụng kỹ thuật thống
kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử lý số liệu.
Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các
nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý, đầu tư trong ngành giao thông và kiến thức của
bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và
hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông.của tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được của Luận văn có thể


5
gợi ý cho các nhà quản lý, đầu tư trong ngành giao thông một số giải pháp, có thể áp
dụng trong quá trình hoạch định các chính sách, chiến lược nhằm đẩy mạnh đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,

danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển và hiệu quả kinh tế xã hội
của hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Chương 2: Thực trạng kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt
động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.


6

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
1.1. Khái niệm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng giao thông
1.1.1.1. Khái niệm Kết cấu hạ tầng
Khái niệm về kết cấu hạ tầng mới được sử dụng ở nước ta không lâu, được phiên
dịch từ một từ ghép của tiếng Anh là infra-structura. Từ Infra nghĩa tiếng Việt là “nền
tảng, ở dưới, hạ tầng, phụ thêm”, từ structura có nghĩa là kết cấu, cấu trúc. Vì vậy, từ
ghép Infrastructura được dịch là Kết cấu hạ tầng.
Theo từ chuẩn Anh - Mỹ, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” (infrastructure) thể hiện
trên 4 bình diện: 1/ Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước
sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và
xử lý các chất thải trong thành phố... 2/ Công chánh (public works): đường sá, các công
trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu...3/ Giao thông (transport): các trục và tuyến
đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay, đường thuỷ...Ba bình diện trên tạo thành kết
cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật vì chúng bao gồm hệ thống vật chất- kỹ thuật phục vụ cho sự
phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế. 4/ Hạ tầng xã hội (social infrastructure): bao gồm

các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng
và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình
phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao...
Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công trình vật chất kỹ
thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có
chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu
cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm Kết cấu hạ tầng giao thông
1.1.1.2.1. Khái niệm
Từ khái niệm kết cấu hạ tầng trên có thể quan niệm kết cấu hạ tầng giao thông
là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương
tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành giao
thông vận tải và nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm hệ thống cầu, đường,


7
cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông
tin tín hiệu, biển báo, đèn đường,... [15]
1.1.1.2.2. Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông được phân loại theo nhiều tiêu thức tuỳ thuộc vào bản
chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu thức phổ biến sau: [17]
a. Phân theo tính chất các loại đường
(1) KCHT_GT đường bộ: là công trình đường bộ, cầu đường bộ bến xe, bến đỗ
xe và hành lang an toàn đường bộ. Công trình đường bộ gồm:
+ Đường bộ gồm nền đường, mặt đường, mép đường, lề đường, hè phố;
+ Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu
vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt);
+ Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường
bộ, hầm chui qua đường sắt);
+ Công trình chống va trôi, tường, kè chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở;

+ Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan;
+ Nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra
tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường, các thiết bị cân, đếm xe;
+ Hệ thống thoát nước, chiếu sáng, hầm kỹ thuật, kè đường bộ;
+ Bến phà, cầu phao, nơi cất giữ phương tiện vượt sông;
+ Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm đèn tín hiệu, biển báo hiệu, giá long
môn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường;
+ Các mốc đo đạc, cột mốc lộ giới;
+ Các công trình phụ trợ an toàn giao thông.
+ Bến, bãi đỗ xe: Là nơi để các phương tiện đường bộ dừng cho hành khách
lên/xuống xe và xếp/dỡ hàng hoá lên/xuống xe hoặc là nơi gửi, lưu xe. Bến, bãi đỗ xe
bao gồm: bến xe khách (bãi đỗ xe, nhà chờ, phòng bán vé và các công trình phụ trợ
khác); bến xe tải (bãi đỗ xe, kho hàng, nhà nghỉ và các công trình phụ trợ khác); bãi đỗ
xe và các điểm đỗ xe trong các đô thị.
+ Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đường bộ (kể cả
phần mặt nước sông, suối dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an
toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ, bao gồm các loại:
+ Hành lang an toàn đối với đường bộ (trong đô thị, ngoài đô thị, song song
với sông ngòi, kênh rạch, liền kề với đường sắt);


8
+ Hành lang an toàn đối với các công trình khác như cầu, cống; hầm đường
bộ; bến phà, cầu phao; kè đường bộ.
(2) KCHT_GT đường sắt: là công trình đường sắt, cầu đường sắt, nhà ga
đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Công trình đường sắt bao gồm: đường sắt, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, hệ
thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình,
thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
+ Ga đường sắt: là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt,

xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. Ga
đường sắt có nhà ga, quảng trường, kho, bói hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang
thiết bị cần thiết và các công trình đường sắt khác.
+ Hành lang an toàn giao thông đường sắt: là phần đất dọc 2 bên đường sắt và
một phần khoảng không phía trên đường sắt
(3) KCHT_GT đường thuỷ nội địa: bao gồm đường thuỷ nội địa; cảng, bến
thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.
+ Đường thuỷ nội địa: Là các tuyến sông, kênh trên hồ được quản lý và đưa vào khai
thác vận tải thuỷ. Theo phân cấp quản lý đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ
nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Theo
phân cấp kỹ thuật sông kênh, đường thuỷ nội địa được chia thành 6 cấp.
+ Cảng, bến thuỷ nội địa: Cảng thuỷ nội địa là hệ thống các công trình được
xây dựng để phương tiện thuỷ nội địa neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách
và thực hiện các dịch vụ khác. Bến thuỷ nội địa là vị trí độc lập được xây dựng để
phương tiện thuỷ nội địa neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách. Tuỳ theo
chức năng của của cảng, bến thuỷ nội địa mà có thể phân công thành cảng, bến nội địa
công cộng và cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng. Cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng
là cảng, bến thuỷ nội địa của một hoặc một số tổ chức kinh tế chỉ dùng để xếp, dỡ
hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện
cho chính tổ chức đó.
+ Hành lang bảo vệ luồng: là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai
bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
(4) KCHT_GT hàng hải: bao gồm các cảng biển và hệ thống luồng lạch vào
cảng biển


9
+ Cảng biển: là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ
hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

+ Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các
công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa
tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ
khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ
khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu,
bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
+ Luồng vào cảng biển: là phần giới hạn vùng nước từ biển vào vùng nước của
cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo
đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.
(5) KCHT_GT đường hàng không: bao gồm sân bay, nhà ga và hệ thống
quản lý không lưu.
+ Cảng hàng không - sân bay: là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm
cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Các công trình trong sân bay bao gồm
đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay, bãi đỗ xe ô tô.... Tuỳ theo chức năng, cảng
hàng không được phân thành cảng hàng không quốc tế và cảng hàng không nội địa:
+ Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc
tế và vận chuyển nội địa;
+ Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội
địa. Sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận
chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư mà không phải vận
chuyển công cộng là sân bay chuyên dùng.
+ Hệ thống quản lý không lưu: là các công trình, trang thiết bị để điều hành bay.
+ Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay: CHK, sân bay có khu vực lân cận
để bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó.



10
Giới hạn khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay là 8km tính từ ranh giới cảng hàng
không, sân bay trở ra.
Hệ thống KCHT_GT

KCHT_GT
Đường bộ

KCHT_GT
Đường sắt

Đường, cầu,
cống

Đường, cầu

Luồng tuyến

Luồng vào
Cảng biển

Sân bay

Nhà ga
đường sắt

Cảng,
Bến sông


Cảng bến

Nhà ga

HLAT
Thủy nội địa

HLAT
Hàng hải

Bến,
bãi đỗ xe

HLAT
Đường bộ

HLAT
Đường sắt

KCHT_GT
Thủy nội địa

KCHT_GT
Hàng hải

KCHT_HK
Hàng không

Không lưu


Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống KCHT_GT
b. Phân theo khu vực
+ Hạ tầng giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận: giao thông đối ngoại và giao
thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ,
đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao
thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội
bộ, nội thị thuộc phạm vị địa giới hành chính của một địa phương, một thành phố.
Giao thông tĩnh trong đô thị bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe...
+ Hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ bao gồm các đường liên
xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp. Hạ
tầng giao thông nông thôn đóng góp một phần quan trọng vào hệ thống giao thông
quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất,
tiêu thụ hàng nông sản và sản phẩm tiêu dùng cho toàn bộ khu vực nông thôn.
1.2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là vô cùng quan trọng và hết sức cần
thiết vì [12].


11
Giao thông nói chung là sản phẩm của quá trình sản xuất hàng hoá, ngược lại
giao thông lại là điều kiện để sản xuất hàng hoá phát triển. Do đó, giữa yêu cầu phát
triển của giao thông và sản xuất hàng hoá thì giao thông phải được xây dựng và phát
triển trước so với sản xuất hàng hoá. Song để phát triển nhanh giao thông trước hết
phải đầu tư xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng giao thông.
Kết cấu hạ tầng giao thông có vai trò nền móng là tiền đề vật chất hết sức quan
trọng cho mọi hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Nếu không có một hệ thống
đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì các phương tiện như các loại xe ô tô,
tàu hoả, máy bay... sẽ không thể hoạt động tốt được, không đảm bảo an toàn, nhanh
chóng khi vận chuyển hành khách và hàng hoá. Vì vậy chất lượng của các công trình

hạ tầng giao thông là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nói
riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền sản xuất kinh tế- xã hội nói chung. Một
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ngày càng tăng đòi hỏi cơ sở hạ tầng giao
thông phải được đầu tư thích đáng cả về lượng lẫn về chất.
Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm bảo sự
phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của một quốc
gia. Cơ sở hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kết cấu hạ tầng
của một nền kinh tế. Nếu chỉ quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực năng lượng, viễn thông,
hoặc các cơ sở hạ tầng xã hội mà không quan tâm xây dựng mạng lưới giao thông bền
vững thì sẽ không có sự kết nối hữu cơ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
KCHT của nền kinh tế sẽ trở thành một thể lỏng lẻo, không liên kết và không thể phát
triển được.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo cho ngành GTVT phát
triển nhanh chóng. Nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất hàng hoá và lưu
thông hàng hoá giữa các vùng trong cả nước; khai thác sử dụng hợp lý mọi tiềm năng
của đất nước nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu; cho phép mở
rộng giao lưu kinh tế văn hoá và nâng cao tính đồng đều về đầu tư giữa các vùng trong
cả nước.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là phù hợp với xu thế tất yếu của một
xã hội đang phát triển với tốc độ đô thị hoá cao. Ngày nay, các phương tiện giao thông
phát triển như vũ bão nhờ vào những thành tựu của nền văn minh khoa học và kỹ
thuật. Từ chiếc xe kéo bằng sức người thì ngày nay đã được thay thế bằng xe đạp, xe


12
máy, ô tô, xe trọng tải lớn, xe điện ngầm, tàu siêu tốc... Sự tăng lên của dân số kết hợp
với sự xuất hiện của hàng loạt các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại đòi hỏi
các công trình hạ tầng như đường sá, cầu cống, nhà ga, sân bay, bến bãi... cần được
đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng lại trên quy mô lớn, hiện đại bằng những vật
liệu mới có chất lượng cao. Có như thế mới khắc phục được những tồn tại trong vấn đề

vận chuyển lưu thông ở những đô thị lớn như nạn ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Hoạt động đầu tư xây dựng Kết cấu hạ tầng giao thông có nhiều đặc điểm chung
như bất kỳ hoạt động đầu tư nào khác, song bên cạnh đó còn có những đặc điểm riêng
biệt, chuyên sâu chỉ có trong loại hình đầu tư này [12].
Đầu tư vào KCHTGT cần khối lượng vốn lớn, chủ yếu là từ vốn ngân sách nhà
nước (vốn ngân sách thường chiếm từ 60 – 70% tổng vốn đầu tư). Do các công trình
hạ tầng giao thông thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian xây dựng dài, hiệu quả kinh tế
mang lại cho chủ đầu tư không cao, khó thu hồi vốn nên không hấp dẫn các nhà đầu tư
cá nhân. Bên cạnh đó các công trình giao thông phục vụ cho nhu cầu đi lại của toàn xã
hội, được mọi thành phần kinh tế tham gia khai thác một cách triệt để, khi hư hỏng lại
ít ai quan tâm đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng để duy trì tuổi thọ cho chúng. Vì vậy nhà
nước hàng năm đều trích ngân sách để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa khắc phục
những công trình hư hỏng góp phần cải tạo bộ mặt giao thông đất nước.
Đầu tư KCHTGT mang tính xã hội hoá cao, khó thu hồi vốn nhưng đem lại nhiều
lợi ích cho nền kinh tế - xã hội. Tuy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
không đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ đầu nhưng lợi ích mà nền kinh tế xã hội được hưởng
thì không thể cân đong đo đếm được. Có thể coi hoạt động đầu tư này là đầu tư cho phúc lợi
xã hội, phục vụ nhu cầu của toàn thể cộng đồng.
Sản phẩm đầu tư xây dựng các công trình giao thông là một loại hàng hoá công
cộng, yêu cầu giá trị sử dụng bền lâu nhưng lại do nhiều thành phần tham gia khai thác
sử dụng. Vì vậy nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ các giai đoạn hình thành
sản phẩm, lựa chọn đúng công nghệ thích hợp, hiện đại để cho ra các công trình đạt
tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của nền kinh tế.
Đầu tư KCHTGT có tính rủi ro rất cao do chịu nhiều tác động ngẫu nhiên trong
thời gian dài, có sự mâu thuẫn giữa công nghệ mới và vốn đầu tư, giữa công nghệ đắt
tiền và khối lượng xây dựng không đảm bảo. Do đó trong quản lý cần loại trừ đến mức
tối đa các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, nhà thầu khoán và tư vấn.



13
Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thường liên quan đến nhiều vùng lãnh
thổ. Các nhà quản lý cần tính đến khả năng này để tăng cường việc đồng bộ hoá trong
khai thác tối đa các tiềm năng của vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế để phát triển
giao thông, nhằm giảm hao phí lao động xã hội.
Xây dựng các công trình giao thông là một ngành cần thường xuyên tiếp nhận
những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, của công nghệ sản xuất hiện đại để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Ví dụ như ngành đường sắt Việt Nam đang
nghiên cứu để xây dựng tuyến đường sắt không khe nối giúp cho tàu chạy êm, tạo cảm
giác dễ chịu cho hành khách và môi trường; tránh được những va đập làm hao mòn hư
hại đầu máy toa xe và hạn chế hiện tượng gục mối ray làm ảnh hưởng đến an toàn vận
chuyển đường sắt. Trong quá trình xây dựng KCHTGT luôn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật
cao, công nghệ hiện đại, vì có thể một công trình không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra
thiệt hại về tính mạng và tải sản của rất nhiều người.
Xây dựng các công trình giao thông là một ngành có chu kỳ sản xuất dài, tiêu hao
tài nguyên, vật lực, trí lực, khối lượng công việc lớn và thường thiếu vốn. Do đó việc
xác định tiến độ đầu tư cần có căn cứ khoa học, xây dựng tập trung dứt điểm. Đó là
biện pháp tiết kiệm vốn đầu tư tích cực nhất.
1.2.3. Các hình thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Có thể phân loại các hình thức hoạt động đầu tư theo nhiều khía cạnh. Nhưng xét
tổng hợp thì đầu tư KCHT là đầu tư cho các đối tượng vật chất, chủ đầu tư là nhà nước
nếu đầu tư băng nguồn ngân sách và là doanh nghiệp hoặc tư nhân nếu đầu tư theo
hình thức BOT... [12].
Xét theo tính chất thì đầu tư bao gồm: đầu tư xây dựng mới, đầu tư xây dựng lại; đầu tư
theo chiều rộng (là làm tăng số lượng các công trình giao thông) và đầu tư theo chiều sâu (là
làm tăng khả năng khai thác, phục vụ của một công trình).
Nếu phân loại đầu tư theo quy mô đầu tư bao gồm: đầu tư cho dự án nhóm A,
nhóm B và nhóm C.
Đối với các đường giao thông: các khoản chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa
chữa đột xuất (sửa chữa lớn, chống bão lũ) có thể gọi là đầu tư để duy trì giao thông. Điều

khác biệt ở đây là nó thuộc nguồn vốn sự nghiệp kinh tế (chi thường xuyên từ ngân sách) do
Bộ Tài chính cấp phát, còn đầu tư xây dựng mới là thuộc nguồn vốn XDCB (chi đầu tư
phát triển) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.


14
1.2.4. Các nguồn vốn đầu tư và các hình thức huy động vốn để phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được hình thành từ 5 nguồn, đó là vốn
ngân sách nhà nước (gồm cả vốn ODA và vốn viện trợ), vốn tín dụng đầu tư, vốn do
các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, vốn đầu tư trong dân cư và tư nhân và vốn đầu tư
trực tiếp của nước ngoài (FDI) [12].
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA, vốn viện trợ, tài trợ
của quốc tế cho Chính phủ Việt Nam) chủ yếu được đầu tư trực tiếp cho kết cấu hạ
tầng ở cả nông thôn và đô thị. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đóng vai trò
hết sức quan trọng, tạo dựng nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn
khác tập trung cho đầu tư phát triển.
Vốn tín dụng nhà nước được sử dụng để tài trợ toàn bộ hoặc tài trợ một phần cho
các công trình kinh tế quan trọng, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn lớn. Trong xây
dựng giao thông, các nhà thầu khi tham gia thực hiện các dự án BOT có thể được vay
loại vốn này hoặc các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển về tài nguyên thiên nhiên
nhưng chưa có điều kiện khai thác cũng là đối tượng được cho vay.
Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước là từ vốn khấu hao cơ bản của các doanh
nghiệp, trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư phát triển và một phần tự vay từ các tổ
chức tín dụng...và hoạt động đầu tư chủ yếu là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi
mới kỹ thuật, công nghệ hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế
khác trong và ngoài nước. Một số doanh nghiệp nhà nước là một hộ kế hoạch trong
việc đầu tư phát triển giao thông như: Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Tổng
Công ty đường sắt Việt Nam...
Vốn đầu tư dân cư và tư nhân ngày một tăng, tạo dựng được nguồn vốn lớn trong

nhân dân, kể cả ở thành thị và nông thôn. Tuy nhiên nguồn vốn này rất hạn chế trong
việc đầu tư vào hệ thống giao thông vận tải.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hầu như chỉ đầu tư vào những lĩnh vực
đem lại lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi vốn, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng
trong các khu công nghiệp... nhưng không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng
GTVT. Trong lĩnh vực GTVT các nguồn vốn trên đều được tăng cường huy động cho đầu tư
phát triển trong những năm vừa qua và sẽ phát triển trong thời gian tới.
Có thể minh họa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho KCHT GTVT theo sơ đồ sau:


15

Vốn NSNN

Vốn ĐTTT
nước ngoài

(cả ODA)

Vốn ĐT của
nhân dân

Vốn ĐT của DN

Vốn DNNN

tư nhân
Vốn tín dụng

Vốn nhà nước


Vốn nước ngoài

Vốn ngoài QD

Vốn đầu tư phát triển
KCHT giao thông

Đầu tư cho
xây dựng
GTNT

ĐT phát
triển hạ
tầng
đường bộ

ĐT phát
triển hạ
tầng
đường
sắt

ĐT phát
triển hạ tầng
đường thuỷ

ĐT phát triển
hạ tầng đường
biển


ĐT phát
triển hạ tầng
hàng không

Hình 1.2: Sơ đồ nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Để huy động vốn cho đầu tư KCHT GTVT có các hình thức sau:
+ Phát hành trái phiếu: Đây là một hình thức vay nợ trong đó thể hiện cam kết
của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong
tương lai với một mức lãi nhất định cho chủ sở hữu nó. Các chủ thể phát hành trái
phiếu có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hay các công ty. Trái phiếu Chính
phủ phát hành nhằm mục tiêu cân bằng ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia. Trái phiếu của chính quyền địa
phương phát hành để tài trợ cho các dự án xây dựng của địa phương. Các công ty phát
hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển.
+ Đổi đất lấy công trình: là một chính sách, biện pháp tạo vốn để xây dựng phát
triển hạ tầng giao thông.. Trong xây dựng hệ thống đường giao thông, ở những nơi có
tuyến đường chạy qua, giá trị của đất đai hai bên đường sẽ tăng lên. Vì vậy, khi xây
dựng tuyến đường, ở điều kiện cho phép nên giải phóng mặt bằng rộng ra hai bên từ
50 - 100 m để sau khi hoàn thành công trình sẽ chuyển nhượng đất hai bên đường để
bù vào tiền giải phóng mặt bằng và tiền đầu tư xây dựng tuyến đường.


×