Chương I:
Hành chính nhà nước là gì?of chủ thể nào?hoạt động dựa trên cơ sở nào?mục tiêu?
cơ sở khoa học của hcnn?
Bản chất của HCNN?
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HCNN?
Câu1 : Đặc trưng của hcnn
kn hcnn :
HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà nước,đó là hd chấp hành và điều
hành của hệ thống hcnn theo khuôn khổ PL,nhằm phục vụ nhu cầu hợp pháp của nhân
dân,duy trì và ổn định XH.
b) Đặc trưng:
- Nền hcnn gồm các yếu tố cấu thành:
+ Hệ thống thể chế QLXH theo Luật pháp : HP-L-PL-VBPQ của CQNN
+ Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của BMHC các cấp,các ngành từ CP’ Tw đến cq`
cơ sở.
+Đội ngũ cán bộ,công chức HCNN: n~ ng` thực thi công vụ
+ Nguồn tài chính cần thiết để các cq hcnn hoạt động và thực thi các mục tiêu QG.
( Bản chất của hcnn) – Để xd 1 nền hc phát triển hiện đại của 1 nn của dân,do dân,vì
dân; để có 1 hệ thống t’c và q’l cùa BM NN có hiệu lực,hiệu quả -> phải xác định rõ
những đặt tính của nền hc nc ta. N~ đặc trưng này vừa thể hiện bản chất và nét đặc thù
của nn vn,đồng thời kết hợp n~ đ2 chung của một nền hc nn pt theo xu hướng chung
của thời đại.
c) Với ý nghĩa đó,hcvn có n~ đặc trưng chủ yếu sau :
1. HCNN mang tính chính trị: hcnn tồn tại ngoài mt ctri,nó phục vụ và phục tùng ctri,vì
vậy nó mang bản chất ctri.
- nn nói chung,ht hc nói riêng có nhiệm vụ duy trì trật tự chung của xh,bảo vệ quyền lợi
của giai cấp cầm quyền,do đó CP’ giữ và sử dụng quyền lực nn,để thực hiện lợi ích của
gc thống trị => hcnn k thể thoát ly khỏi ctri,mà hcnn mang bản chất ctri,là hd thực thi
nhiệm vụ ctri,phải phục tùng và phục vụ ctri.
- Ở vn,nền hcnn mang đầy đủ bản chất của một nhà nc dân chủ “ của dân,do dân,vì dân”
dựa trên nền tảng liên minh công-nông do đcs vn lãnh đạo. Nền hcnn ta phục vụ ctri,do
đó đcs vn là hạt nhân ld.
-hcnn tuy lệ thuộc vào ctri,tuy nhiên nó cũng có tính độc lập tương đối nhất định,thể
hiện ở tính chuyên môn và kỹ thuật cbcc hcnn vận dụng hệ thống tri thức,khoa học vào
việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình như : kte học,luật học….
2. Tính pháp quyền
A) – NN pháp quyền ( mọi chủ thể quản lý và đối tượng qly phải tuân thủ pq`) : PL là
công cụ tối thượng nn ql xh = pl;chủ thể và đối tượng ql phải tuân thủ pl,đảm bảo q`
con người.
* Tại sao hcnn phải có tính pq`?
- Bảo vệ q` tự do,dân chủ của ng` dân
-hcnn là 1 chủ thể ql nn nói chung,nên bộ máy hcnn phải tuân thủ pl
- hcnn đảm bảo tính pháp quyền,nghĩa là để đảm bảo xd 1 nền hc trong sạch,vững
mạnh,công =,văn minh.
* Biểu hiện của 1 nền hc mang tính pháp q`:
- Các chủ thể qlhc ql hc phải nắm vững thẩm q`,sử dụng đúng thẩm q` của mình trong
thực thi công vụ.
- cq hcnn cấp dưới phải nghiêm minh chấp hành quy định của cq hcnn cấp trên.
-VB pháp quy do chủ thể ql hcnn ban hành và các hoạt động của chủ thể ql hcnn phải
đảm bảo q` con người,hướng tới lợi ích chung của con ng`.
- Cán bộ,công chức hcnn luôn quan tâm nâng cao uy tín,đạo đức và năng lực thực thi
công vụ.
* Muốn hcnn có tính pq`,phải :
- Xd hệ thống PL đầy đủ
- PL phải thể hiện ý chí của người dân
-PL phải nằm trong ý thức của người dân
- PL phải đc thi hành nghiêm chỉnh
- Xử lý nghiêm minh những hành vi VPPL
B) – NN pq` sinh ra để bảo vệ q` tự do,dân chủ của con ng`,trong nn pq` thì hệ thống
LP là tối cao,mọi chủ thế xh phải hd trên cơ sở pl và tuân thủ theo pl.
- Với tư cách là chủ thể ql xh,thì hcnn đương nhiên phải hd trên cơ sở luật,có trách
nhiệm thi hành PL.
- Đảm bảo tính pq` của hcnn là 1 trong n~ đk để xd nn chính quy,hiện đại của 1 bộ máy
HP có kỷ luật.
- Tính pq`,đòi hỏi các cqhc,cbcc phải nắm vững ql,sd đúng ql,đảm bảo đúng chức năng
và thẩm quyền của mình khi thực hiện công vụ.
+ Chú trọng việc nâng cao uy tín về ctri,phẩm chất đạo đức,năng lực trí tuệ
+ Kết hợp chặt chẽ yếu tố thẩm quyền và uy quyền đê nâng cao hiệu lực và hiệu quả
của một nền hc phục vụ dân.
3. Tính liên tục,ổn định và thích ứng
A)* Tính liên tục
- Tính kế thừa,tính thường xuyên
- Tránh tình trạng làm việc theo phong trào,theo chiến dịch
* Tính tương đối ổn định
- Ổn định trong tổ chức bộ máy
- Ổn định trong tổ chức nhân sự
-Tránh tình trạng “ tân quan,tân c/s”
* Tính thích ứng
- hcnn phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của ng` dân
- hcnn phải thích nghi với xu thế của thời đại,của môi trường để đáp ứng đc nh~ nhiệm
vụ kte,ctri,xh. Đánh giá: xóa bỏ đc hàng rào thuế quan ( tr kte)
B)- hcnn là phục vụ xh,công dân.Đây là hành động thường nhật vì mqh xh và hành vi
công dân đc PL điều chỉnh diễn ra thường xuyên,liên tục ->hcnn phải có tính liên tục ổn
định để không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào.
- Tính liên tục ổn định phải gắn liền với môi trường,đời sống kte ,xh luôn biến chuyển k
ngừng,do đó hcnn luôn phải thích ứng vs hoàn cảnh thực tế của xh theo từng thời kỳ
nhất định,thích nghi vs xu thế của thời đại,đáp ứng n~ nvu kte,ctri trong giai đoạn mới.
4. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao ( Tính chuyên nghiệp )
A)- hcnn là 1 nghề có ảnh hưởng lớn đến ds xh
-Chuyên môn hóa là đòi hỏi tất yếu của nền kte thị trường. CBCC phải đi vào chuyên
môn hóa mới đáp ứng đc yêu cầu của thời kỳ mới.
- Đối tượng và phạm vi của hcnn rất phức tạp,rất rộng
* Biểu hiện của tính chuyên môn hóa
- hcnn vừa mang tính khoa học,vừa mang tính nghệ thuật
- hcnn phải tuân thủ theo trình tự,kế hoạch,tránh chủ nghĩa kinh nghiệm
Tiêu chí đánh giá cbcc : trình độ,năng lực làm việc,phẩm chất đạo đức
Tiêu chí đánh giá tính chuyên môn hóa: năng lực,trình độ
B) Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là yêu cầu đòi hỏi của 1 nền hc pt khoa
học,văn minh,hiện đại. Các hd trong nền hcnn có nội dung phức tạp và đa dạng,đòi hỏi
các nhà hc phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng.
- CC là n~ ng` thực thi công vụ,trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng công vụ,hơn nữa hcnn là 1 nghề tổng hợp,phức tạp nhất trong các
nghề
=> Trong hoạt động hcnn,tiêu chuẩn về nguồn lực chuyên môn,quản lý của đội ngũ
cbcc là n~ tiêu chuẩn hàng đầu,nâng cao năng lực chuyên môn,qly….là 1 trong n~ nd
quang trọng trong việc xây dựng nền hc hiện đại.
5. Tính hệ thống,thứ bậc chặt chẽ
A) tại sao:
-Để phân công quyền hạn,kiểm soát lẫn nhau
-Để đảm bảo tính thống nhất trong qly hcnn
* Biểu hiện:
-Hệ thống hcnn là 1 hệ thống dọc
- Hệ thống hcnn có tính thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ TW đến địa phương,mà trong
đó cấp dưới phục tùng cấp trên,nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra của cấp trên.
- Mỗi cấp,mỗi cơ quan,mỗi cc hoạt động trong phạm vi thẩm quyền đc giao.
- Để tránh biến hệ thống hc thành hệ thống quan liêu ,cứng nhắc; thì mỗi cấp,mỗi cơ
quan,phải có sự chủ động sang tạo,linh hoạt để thực hiện Luật pháp và mệnh lệnh của
cấp trên.
6. Tính không vụ lợi
- Hcnn không có mục đích tự thân,nó tồn tại là vì xh,nó có nhiệm vụ phục vụ lợi ích
công và lợi ích nhân dân. Do đó nó k đòi hỏi ng` đc phục vụ phải thù lao,k theo đuổi lợi
nhuận.
-> đây là điểm khác biệt cơ bản giữa mt hd của cq hcnn với dn.
7. Tính nhân đạo
- Xuất phát từ bản chất NN XHCN VN,tất cả các hd hcnn đều hướng tới mục tiêu phục
vụ con người,tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lấy đó làm xuất phát
điểm cho việc xây dựng 1 hệ thống thể chế,cơ chế,chính sách và thủ tục hc,cũng như
trong việc thực hiện các hành vi hc.
B) -Việc xây dựng hệ thống Luật,thể chế,quy tắc…đều có xuất phát điểm là tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Cơ quan hc và đội ngũ cc không đc quan liêu,hách dịch,cửa quyền khi thi hành công
vụ.
-Trong nền kte định hướng XHCN,nền HC phải đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối
đa mặt trái của nền kte,thúc đẩy sự phát triển kte,xh bền vững.
Câu3. Các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của nền hcnn vn.
c) Ðặc điểm
1. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng
được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách
quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tố chủ quan bởi vì chúng được xây
dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng.
2. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải
là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy
kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.
3. Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam được
thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc...), và bộ máy
nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành
chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan
hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý
hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ
đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính
trị (chính sách).
4. Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía
cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên
tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các
nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và
đây là một thuộc tính vốn có của chúng
I. Kn:
- Để đạt đc mục tiêu của mình,nn phải đặt ra các nguyên tắc định hướng cho tc và hd ql
hcnn nói chung và hcnn nói riêng.
=>Nguyên tắc HCNN là các quy tắc,những tư tưởng chỉ đạo,những tiêu chuẩn hành vi
đòi hỏi các chủ thể hcnn phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động hcnn.
* Yêu cầu đối với các nguyên tắc hcnn (4):
- Nguyên tắc hcnn phải phản ánh được các yêu cầu của các quy luật vận động khách
quan của xh.
- nt hcnn phải phù hợp vs mục tiêu của hcnn.
-nt hcnn phải phản ánh đúng t/c và các quan hệ hcnn.
-nt hcnn phải đảm bảo tính hệ thống,tính nhất quán và phải đc đảm bảo tuân thủ bằng
tính cưỡng chế.
1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước
Các cơ sở của nguyên tắc
- Cơ sở pháp lý
Ðiều 4-Hiến pháp 1992 quy định: “Ðảng cộng sản Việt Nam-đội ngũ tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
Như vậy, bản thân sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội cũng mang tính
pháp lý, trở thành nguyên tắc Hiến định. Và do đó, nếu ai phủ nhận sự lãnh đạo của
Đảng cũng có nghĩa là đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
- Cơ sở lí luận
(1) Quan điểm của Các Mác và Ph. Ănghen về Đảng cộng sản – những nguyên lí cơ
bản :
Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng
(2) V.I.Lênin với học thuyết Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và việc Đảng lãnh
đạo xây dựng CNXH
(3) Tư tưởng HCM về Đảng cầm quyền
- Sự nghiệp giành chính quyền là của nhân dân, nhưng nhân dân có Đảng dẫn
đường- ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN M-L, phong trào công nhân và phong trào yêu
nước ở VN - Đảng cầm quyền phải thực sự là một tổ chức chính trị đại diện cho trí tuệ
của cả dân tộc - Cách dùng người…
- Cơ sở thực tiễn
Chúng ta có duy nhất một Đảng cầm quyền đó là ĐCSVN, là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, lãnh đạo Nhà nước và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, với việc đề ra các đường lối, chủ trương hoạt động. Điều đó được thể hiện
thông qua các kì họp, các đại hội.
Đảng đã thể hiện sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước trước hết là ở lãnh đạo
“tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội”(đẩy mạnh hoạt động lập pháp,
tăng cường giám sát tại các kì họp Quốc hội và hoạt động giám sát UBTVQH, đổi mới
tổ chức QH ,…
Thứ 2 là lãnh đạo Chính phủ. Chính phủ hầu hết là ủy viên ban chấp hành TW
Đảng.
Ba là Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh ( tp trực thuộc trung ương),
quận, huyện, tp trực thuộc tỉnh, thị xã, xã, phường…
b) Nội dung nguyên tắc
ĐCS VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội,là Đảng cầm quyền,giữ vai trò lãnh
đạo toàn dân,toàn diện trên mọi mặt của đời sống xh( ctri,kte xh,an ninh qp,ngoại
giao….)
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hcnn đc thể hiện trên các nội dung sau :
* Đảng đề ra đường lối chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt
động của hành chính nhà nước ;
Chủ trương đường lối của Đảng phải phù hợp với ý nguyện của nhân dân, của dân
tộc, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, sự lãnh đạo của Ðảng là hạt nhân của mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng,
xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên
lĩnh vực chuyên môn.
* Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và
giới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường
bầu cử dân chủ;
Mục đích việc bầu cử trong Đảng để lựa chọn được Đảng viên đủ đức đủ tài được
nhân dân tín nhiệm. Bởi vì đức và tài trong mỗi Đảng viên là hạt nhân trong việc ban
hành chính sách đường lối chủ trương sát hợp với thực tế: phù hợp với sự vận động và
phát triển xã hội. Bởi lẽ “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “muôn việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” ( Hồ Chí Minh ). Vì vậy trong Đảng để
thực hiện việc lựa chọn những Đảng viên ưu tú, uy tín, năng lực nhất vào Ban chấp
hành. Thông qua bầu cử trực tiếp sẽ góp phần phòng, tránh nguy cơ “chạy chức, chạy
quyền” và cơ hội. Nhưng để thực hiện việc bầu cử dân chủ có hiệu quả thì phải xây
dựng tiêu chuẩn của các chức danh phải dựa trên nguyên tắc chung là có đức, có tài, uy
tín.
Ngoài ra cần mở rộng quyền đề cử, tự ứng cử và giới thiệu nhiều phương án để
lựa chọn, đảm bảo tính yêu cầu về chất lượng, số lượng, cơ cấu, công tâm khách quan
trong việc lựa chọn được người thật sự có đức có tài, có ý thức tổ chức kỉ luật, gắn bó
mật thiết và tận tụy phục vụ nhân dân.
Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu tú, có phẩm chất và
năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý
kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan
hành chính nhà nước. Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan
nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở
để cơ quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
* Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường
lối chủ trương của Đảng;
Không phải tất cả mọi việc Đảng làm, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đưa ra
đều đúng. Do vậy thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ
trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt
tích cực trong công tác lãnh đạo. Hơn nữa là nếu chủ trương đưa ra đúng nhưng cơ quan
thực hiện chưa chắc đã làm đúng, do vậy mà cần phải kiểm tra. Vd như các chính sách
cho xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ăn tết…
* Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng.
Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện
thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên.
Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.
C ) Đánh giá thực tế hiện nay
Thật sự mà nói hiện nay, trên thực tế Đảng ta đã và rất nỗ lực để thực hiện tốt chức
năng và nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên không có cái gì là toàn vẹn. Càng cố gắng và nỗ
lực thực hiện thì càng ngày càng cho thấy nhưng kẽ hở trong việc thực hiện. Nhất là
khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.
- Nguy cơ sai lầm về đường lối,
- Chủ nghĩa cá nhân phát triển trầm trọng : bệnh kiêu ngạo, địa phương cục bộ, óc bè
phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi; vô kỉ luật, kỷ luật không nghiêm, làm trái
phép nước, coi thường pháp luật; ích kỉ, tham nhũng
- Xa dân và mất dần quần chúng
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, làm sao cho Đảng không rơi vào tình trạng lạm
quyền, lấn át Nhà nước, bao biện làm thay các công việc Nhà nước, trái lại phát huy
được vai trò quản lý, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước. Mặt khác, làm sao không hạ
thấp, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đây là những vấn đề còn
khó khăn và phức tạp mà kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội trên thế giới vừa qua chưa
đủ để giải quyết, cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lý luận và thực tiễn về đổi mới
hệ thống chính trị, về xây dựng Đảng và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ
nghĩa; trong đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân là một phương hướng rất cơ bản.
*Trong những năm đổi mới, trên cơ sở đổi mới tư duy và cùng với đổi mới về
kinh tế, về hệ thống chính trị, văn hóa - xã hội, phương thức lãnh đạo của Đảng cũng
được đổi mới, có những bước tiến, khác xa so với thời kỳ chiến tranh và thời kỳ tập
trung bao cấp. Bước tiến về đổi mới phương thức lãnh đạo thể hiện ở chỗ:
- Đảng và các cấp ủy ngày càng coi trọng và quan tâm đến đổi mới phương thức lãnh
đạo - một yêu cầu cơ bản và cấp bách của đổi mới, chỉnh đốn Đảng cho phù hợp với
tình hình đã thay đổi.
- Đảng ngày càng xác định rõ hơn nội dung của phương thức lãnh đạo và các "kênh",
các con đường đổi mới phương thức lãnh đạo.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được đổi mới theo hướng
không ngừng mở rộng dân chủ và công khai; các phương tiện thông tin đại chúng ngày
càng phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân và vai trò người
phản biện đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đảng và các tổ chức đảng ngày càng coi trọng và tôn trọng vai trò các cơ quan nhà
nước như Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các
cấp, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Vai trò của các tổ chức Nhà nước
ngày càng được phát huy, được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, tính chủ
động, hiệu lực và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Ngày càng phân định rõ hơn chức
năng của các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước, nhất là ở Trung ương, giảm bớt sự
chồng chéo, lấn sân của nhau.
- Đảng đã bố trí cán bộ, đảng viên của mình giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy
chính quyền các cấp, nhờ đó, giữ vững được sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của
Đảng đối với hệ thống chính trị.
- Ngày càng xác định rõ hơn nội dung, phạm vi lãnh đạo, mối quan hệ lãnh đạo của cấp
ủy với cơ quan nhà nước, nhất là ở Trung ương. Đã xây dựng được quy chế làm việc
của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp, cũng như xây dựng
chương trình công tác của cấp ủy toàn khóa, hằng năm.
- Quá trình xây dựng và ban hành Nghị quyết của Đảng đã được cải tiến (chú ý hơn đến
công tác tham mưu, tư vấn, sử dụng chuyên gia, làm thí điểm), việc phổ biến nghị quyết
cũng giảm bớt tính hình thức, tăng tính thiết thực, ngắn gọn, gắn với chương trình hành
động.
d) Giải pháp khắc phục
Để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, cần giải quyết
một số vấn đề sau đây:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về phương thức lãnh đạo
của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Cần nghiên cứu sâu hơn, có hệ thống và toàn diện hơn vấn đề đổi mới hệ thống chính trị
ở nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế, xác định rõ mô hình của hệ thống chính trị ở nước ta làm cơ sở cho đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Tiếp tục thực hiện việc kiện toàn tổ chức theo Nghị quyết Trung ương 7, khóa VIII,
tiếp tục xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức đảng và tổ chức nhà
nước, tránh chồng chéo, lấn sân. Nâng cao vai trò công tác tham mưu của ban đảng các
cấp. Cần tiếp tục làm rõ vai trò ban cán sự đảng của bộ, mối quan hệ giữa ban cán sự
đảng của bộ và của tổng công ty với Ban Cán sự đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, Ban
Bí thư.
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy chế về sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Quốc hội, Chính phủ, sự lãnh đạo của cấp ủy và
tổ chức đảng đối với cơ quan chính quyền cùng cấp. Cần cụ thể hóa và bổ sung một số
quy định về quan hệ và lề lối làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Đảng đoàn
Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ trong lãnh đạo công tác an ninh, quốc phòng, đối
ngoại và tổ chức cán bộ,...
- Cần cụ thể hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội
ngũ cán bộ sao cho vừa giữ vững nguyên tắc này vừa bảo đảm quyền hạn và trách
nhiệm pháp lý của người đứng đầu các tổ chức chính quyền. Cần có quy chế về trách
nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu tổ chức về công tác cán bộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm tra, nhất là kiểm
tra thường xuyên để phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời kịp thời phát hiện và
xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, vi phạm nguyên tắc...
- Tiếp tục mở rộng và phát huy dân chủ, trước hết là dân chủ nội bộ Đảng cho đến dân
chủ ngoài xã hội, đẩy mạnh thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện
các cơ chế, quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trong bầu cử và hoạt động của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp. Có cơ chế nhân dân tham gia giám sát Đảng và chính
quyền.
- Tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo của các cấp ủy, hoàn thiện quy trình xây dựng,
ra nghị quyết và triển khai thực hiện nghị quyết; tăng cường chế độ làm việc có tính
khoa học, có quy chế, chương trình, kế hoạch; cán bộ lãnh đạo cần sâu sát quần chúng,
cơ sở, coi trọng tổng kết thực tiễn, coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình
thức, bệnh thành tích trong công tác.
2. Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước
a) Cơ sở pháp lý
Ðiều 2 - Hiến pháp 1992 nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
b) Nội dung nguyên tắc
Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý hành chính nhà nước thông
qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp tương ứng như sau:
1. Tham gia gián tiếp:
* Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, việc
nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức tham gia tích
cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động
nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể tham gia một cách trực tiếp hay gián
tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
- Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách
là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được lựa chọn thông qua bầu cử
hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị
là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước, người lãnh đạo trực tiếp xem xét và
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương trong đó có các
vấn đề quản lý hành chính nhà nước. Khi ở cương vị là cán bộ viên chức nhà nước thì
người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò
người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng
của mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà
nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình
vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình thức tham
gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
* Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt
động của các tổ chức xã hội. Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao
động trong việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Thông qua
các hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động
được phát huy. Ðây là một hình thức hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo đảm dân
chủ và mở rộng nền dân chủ ở nước ta.
2. Tham gia trực tiếp
* Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
- Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần gủi
và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ
sinh môi trường,...Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên
mang tính chất tự quản của nhân dân.
- Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là những chủ
thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của họ
được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
* Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà
nước
- Ðiều 53-Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay chính người dân trực tiếp thực hiện.
- Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tham gia trực tiếp với tư cách là thanh viên không chuyên trách trong hoạt động cơ
quan quản lý, các cơ quan xã hội.
- Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyết những
vấn đề quan trọng của cơ quan...
Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính
nhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò
làm chủ của mình.
Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc này
thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành
chính nhà nước. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà
nước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tự
mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể
nhân dân lao động. Ðiều này này khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao
động trong quản lý hành chính nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà
nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động
được tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Ðiểm thú vị về mặt lý luận của nguyên
tắc vì vậy chỉ có ý nghĩa khi được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Có thể mở rộng, tăng
cường quyền của công dân trong hoạt động quản lý, nhưng không được phép hạn chế,
thu hẹp những gì mà Hiến pháp đã định.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
a) Cơ sở pháp lý
Ðây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta nên việc thực hiện
quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc này. Ðiều 6-Hiến pháp 1992
quy định :Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
b) Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ,
vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ
dưới sự lãnh đạo tập trung.
¨ Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những
vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp
dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương;
đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc
giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng
phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.
¨ Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ
quan quản lý trước cơ quan dân chủ ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan
quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền
chủ động của cấp dưới. Ngoài ra, đó là hệ thống "song trùng trực thuộc" của nhiều cơ
quan quản lý, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền
quản lý tổng thể của địa phương.
¨ Có sự phân cấp rành mạch. Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ cấp trên
xuống cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết
hợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Từ
khi ra đời, mỗi cấp đã có "sứ mệnh lịch sử" và vai trò quản lý hành chính nhà nước
riêng, đặc thù. Có những chức năng được thực hiện ở cấp dưới lại có hiệu quả hơn cấp
trên, hoặc có những chức năng tất yếu phải được thực hiện ở cấp cơ sở. Hương ước làng
xã là một ví dụ. Hương ước không thể được "lập ra" ở cấp huyện, cấp mà có thể có rất
nhiều làng xã với những tập quán và lối sống khác nhau. Từ đó, nguyên tắc tập trung
dân chủ được biểu hiện cụ thể như sau:
- Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng
cấp.
Ðiều 6-Hiến pháp 1992 quy định : Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra
để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện chức năng quản
lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó
luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập,
thay đổi, bãi bỏ các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
+ Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của
cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình với cơ
quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Tất cả sự phụ thuộc này nhằm mục đích bảo đảm cho hoạt động của hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động,
bảo đảm sự tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực-cơ quan do dân bầu và chịu
trách nhiệm trước nhân dân.
- Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, của địa phương đối với trung ương.
Nhờ có sự phục tùng này cấp trên và trung ương mới tập trung quyền lực nhà nước để
chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương, nếu không có sự phục tùng
sẽ xảy ra tình trạng cục bộ địa phương, tùy tiện, vô chính phủ.
+ Sự phục tùng ở đây là sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp
luật.
+ Mặt khác, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công
tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà nước.
+ Phải tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, nhằm chủ động thực hiện được "thẩm quyền cấp mình".
Có như thế mới khắc phục tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động
sáng tạo của địa phương, cấp dưới.
- Sự phân cấp quản lý.
Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà
nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương
thức cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình.
Phân cấp quản lý là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, việc
phân cấp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Phải xác định quyền quyết định của trung ương đối với những lĩnh vực then chốt,
những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của toàn
xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước trong phạm vi toàn
quốc.
+ Phải mạnh dạn phân quyền cho địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ
động sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất
và phục vụ đời sống nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
+ Phải phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật. Hạn chế tình
trạng cấp trên gom quá nhiều việc, khi không làm xuể công việc ấy thì giao lại cho cấp
dưới. Phân cấp quản lý phải xác định chức năng cơ quan. Mỗi loại việc chỉ được thực
hiện bởi một cấp cơ quan, hoặc một vài cấp cơ quan. Cấp trên không phải lúc nào cũng
thực hiện được một số chức năng một cách có hiệu quả như cấp dưới.
- Sự hướng về cơ sở
Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở
quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa xã
hội trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi tạo ra của cải
vật chất trực tiếp phục vụ đời sống nhân dân. Vì thế nhà nước cần có các chính sách
quản lý thống nhất và chặt chẽ, cung cấp và giúp đỡ về vật chất nhằm tạo điều kiện để
đơn vị cơ sở hoạt động có hiệu quả. Có như vậy hoạt động của các đơn vị này mới phát
triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây cũng chính là việc
thực hiện "dân là gốc" trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ
thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác phụ thuộc vào cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên.
Ví dụ: UBND Tỉnh A một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh A theo chiều ngang,
một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.
Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh B, mặt khác phụ thuộc
vào Bộ Tư pháp.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo
đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi
ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.
4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
a) Cơ sở pháp lý
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ. Các dân tộc đều có
quyền bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực. "Nhà nước CH XHCN Việt nam là nhà
nước thống nhất của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt nam
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm
cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc". (Ðiều 5- Hiến pháp 1992)
b) Nội dung nguyên tắc
- Trong công tác lãnh đạo và sử dụng cán bộ:
Nhà nước ưu tiên đối với con em các dân tộc ít người, thực hiện chính sách khuyến
khích về vật chất, tinh thần để họ học tập. Số cán bộ nhà nước là người dân tộc ít người
cũng chiếm một số lượng nhất định trong cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho người
dân tộc ít người cùng tham gia quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi
ích chính đáng của họ và các vấn đề quan trọng khác của đất nước.
- Trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội
+ Nhà nước chú ý tới việc đầu tư xây dựng công trình quan trọng về kinh tế, quốc
phòng ở các vùng dân tộc ít người, một mặt khai thác những tiềm năng kinh tế, xóa bỏ
sự chênh lệch giữa các vùng trong đất nước, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất tinh
thần của các dân tộc ít người.
+ Nhà nước có những chính sách đúng đắn đối với người đi xây dựng vùng kinh tế mới,
tổ chức phân bố lại lao động một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc ít
người nâng cao về mọi mặt.
- Những ưu tiên cho các dân tộc ít người là sự cần thiết không thể phủ nhận nhằm bù
đắp phần nào cho việc thiếu thốn điều kiện, đồng thời để tất cả các dân tộc có thể đủ
điều kiên để vươn lên trong xã hội. Tuy nhiên, sự ưu tiên chính sách sẽ mất đi tác dụng
nếu vượt khỏi phạm vi khuyến khích, động viên. Nếu sự ưu tiên quá lớn, chắc chắn sẽ
dẫn đến việc cùng một vị trí giống nhau, nhưng hai khả năng không tương đồng nhau.
Ðiều này sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định trong công việc chung cũng như cho
chính bản thân người được ưu tiên đó.
5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
a) Cơ sở pháp lý
Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là
phải tuân theo pháp luật. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vì vậy là một biện pháp
để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và
không ngừng tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa". (Ðiều 12- Hiến pháp 1992)
b) Nội dung nguyên tắc
Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước
như sau:
1. Trong lĩnh vực lập quy
Khi ban hành quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan
hành chính nhà nước phải tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng vị trí cao
nhất của hiến pháp và luật, nội dung văn bản pháp luật ban hành không được trái với
hiến pháp và văn bản luật, chỉ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong
phạm vi thẩm quyền và hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
2. Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
Việc áp dụng quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa,
tức là phải phù hợp với yêu cầu của luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, phải
thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng quy phạm pháp luật, mọi vi
phạm phải xử lý theo pháp luật, áp dụng pháp luật phải đúng nội dung, thẩm quyền và
phải tôn trọng những văn bản quy phạm pháp luật do chính cơ quan ấy ban hành.
3. Trong lĩnh vực tổ chức
Ðể đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi việc thực hiện pháp
chế phải trở thành chức năng quan trọng của mọi cơ quan quản lý và ngay trong bộ máy
quản lý cũng phải có những tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng này. Vi phạm
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tổ chức là vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ và nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước, vi phạm mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.
4. Trong việc quản lý nói chung
Mở rộng, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân. Mọi quyết định hành chính và hành
vi hành chính đều phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trực tiếp hoặc
gián tiếp. Ngược lại, việc hạn chế quyền công dân chỉ được áp dụng trên cơ sở hiến
định.
5. Phải chịu trách nhiệm trước xã hội và pháp luật
Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm do những sai phạm của
mình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm đến lợi ích tới quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân và phải bồi thường cho công dân. Chính vì vậy, hoạt
động quản lý gắn liền với một chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt đối với một chủ thể
quản lý. Chế độ trách nhiệm ấy thông qua pháp luật và các hệ thống kỷ luật nhà nước.
Cụ thể hơn, yêu cầu của quản lý đặt dưới sự thanh tra, kiểm tra giám sát và tài phán
hành chính để pháp chế được tuân thủ thống nhất, mọi vi phạm đều bị phát hiện và xử
lý theo đúng pháp luật. Sự kiểm tra và giám sát ấy, trước hết phải được bảo đảm thực
hiện chính từ chủ thể quản lý. Tự kiểm tra với tư cách tổ chức chuyên môn vì thế cũng
rất cần thiết như sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ qaun nhà nước tương ứng, các tổ
chức xã hội và công dân.
B. Các nguyên tắc tổ chức,kỹ thuật
1. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính.
Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh có cùng
một cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích
giống nhau. Có sự phân chia các hoạt động theo ngành tất yếu dẫn đến việc thực hiện
hoạt động quản lý theo ngành.
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã
hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau
nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp
nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội. Hoạt động quản lý theo ngành
được thực hiện với hình thức, qui mô khác nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên
từng địa hay một vùng lãnh thổ.
Quản lý theo địa giới hành chính là quản lý trên một phạm vi địa bàn nhất định theo sự
phân vạch địa giới hành chính của nhà nước. Quản lý theo địa giới hành chính ở nước ta
được thực hiện ở bốn cấp:
- Cấp Trung ương (cấp nhà nước)
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Xã, phường, thị trấn.
Nội dung của hoạt động quản lý theo địa giới hành chính gồm đề ra các chủ trương,
chính sách, có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên một phạm vi toàn
lãnh thổ. Bắt đầu từ qui hoạch xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời
sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ. Tiếp đó, có sự tổ chức điều hòa phối hợp sự
hợp tác, quản lý thống nhất về khoa học công nghệ, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh
tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ...
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp
chặt chẽ với quản lý theo địa giới hành chính. Ðây chính là sự phối hợp giữa quản lý
theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương
theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp
này là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết,
khách quan. Nội dung của quản lý theo điạ giới hành chính:
+ Xây dựng qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên lãnh thổ, nhằm xây
dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả từ trung ương tới địa phương.
+ Qui hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất và đời sống dân cư sống và làm việc
trên một địa giới hành chính. Ðầu tư kinh tế luôn được khuyến khích và chù ý trong quá
trình lập dự án hạ tầng. Tuy nhiên, phải có kế hoạch và định hướng, tránh tình trạng
"đầu tư đi trước, qui hoạch theo sau", làm sự phát triển và an cư bị xáo trộn, gây mất
cân bằng trong quản lý kinh tế-xã hội.
+ Tổ chức điều hoà, phối hợp, hợp tác liên doanh giữa các đơn vị kinh tế trực thuộc
Trung ương về những mặt có liên quan đến linh tế- xã hội trên địa bàn lãnh thổ; bảo
đảm cho các điều kiện ở địa phương phục vụ cho phương hướng phát triển của trung
ương, và đa dạng hoá các khả năng, ngành nghề phát triển.
+ Tổ chức, chăm lo đời sống nhân dân trên một địa bàn lãnh thổ, không kể các nhân, tổ
chức đó do Trung ương hay địa phương quản lý. Mặt khác, bảo đảm sự chấp hành pháp
luật chính sách của địa phương, không trái với Trung ương.
2 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng
Khi thực hiện hoạt động quản lý ngành đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện rất
nhiều việc chuyên môn khác nhau như lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành,
quản lý thực hiện các khoản thu chi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật...Do
khối lượng công việc quản lý ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp nên đòi hỏi
tính chyên môn hóa cao, vì thế nhu cầu quản lý theo chức năng luôn được đặt ra.
Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt
động quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý
một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với
nhau.
Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo việc thực hiện
có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành,
đồng thời bảo đảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống
ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.
Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng, có sự kết hợp giữa Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu
tư, Bộ Giao thông vân tải...Trong đó, Bộ Xây dựng có vai trò trung tâm, kết hợp với các
bộ và các cơ quan hữu quan lập nên các dự án qui hoạch xây dựng tương ứng.
Theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên môn được hình thành để
thực hiện việc quản lý theo chức năng. Theo hệ thống dọc có bộ, sở, phòng, ban chuyên
môn quản lý chức năng, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý theo chức năng có thẩm
quyền ở cấp trên. Nguyên tắc này thể hiện quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan quản lý
theo chức năng trong việc thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cụ
thể:
- Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật, các
mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp
luật, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chủ
trương do mình đề ra, xử lý hay đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
các chính sách, chủ trương đó theo quy định của pháp luật.
Có thể nói nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng là một
nguyên tắc có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nó
giúp cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước có sự đồng bộ và thống nhất với
nhau. Nếu thiếu sự liên kết này, hoạt động của ngành trở nên thiếu đồng bộ, ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
3. Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.
Theo Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt nam, nền kinh tế nước ta là "nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng XHCN" (Ðiều 15). Liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, có các
vấn đề sau:
1. + Tuy nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, nhà nước không phải là
người trực tiếp kinh doanh. Các cơ quan nhà nước định ra chiến lược, qui hoạch và định
hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý có cơ sở pháp lý ổn định
vững chắc. Các tổ chức kinh doanh có nhiệm vụ chấp hành và cụ thể hoá chiến lược và
kế hoạch kinh tế- xã hội của nhà nước, thực hiện cơ chế kinh doanh, tiêu chuẩn, định
mức của nhà nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. + Nhà nước có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những
biện pháp vĩ mô: thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo khung cho cạnh tranh
lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh
doanh như: xây dựng, vận tải, ngân hàng... trong phạm vi vĩ mô, nhằm tạo nhiều của cải
vật chất thiết yếu cho xã hội, tránh sự độc quyền của tư nhân, có thể ảnh hưởng không
tốt đến nền kinh tế quốc dân.
3. + Khác với các mối quan hệ trong hoạt động chấp hành điều hành, các quan hệ trong
hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được điều chỉnh bình đẳng theo quan
hệ pháp luật dân sự, luật thương mại.
4. + Nếu các cơ quan nhà nước hoạt động bằng ngân sách nhà nước, thì các tổ chức
kinh doanh là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh
tế.
5. + Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, thông thoáng, tự
chủ và đạt hiệu quả cao.
CÂU HỎI
1. Thế nào là nguyên tắc? Giải thích các đặc điểm của hệ thống các nguyên tắc?
2. Tại sao việc quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ hệ thống các nguyên tắc quản
lý hành chính nhà nước? Theo anh (chị), nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong hệ
thống các nguyên tắc trên? Giải thích tại sao?
Chương II. Các lý thuyết và mô hình HCNN
Đc tiếp cận theo 4 nhóm lớn
I . Các lý thuyết hcnn
1. Các lý thuyết nghiên cứu hcnn trên góc độ thực thi quyền lực nn
Hành chính công là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi đó là lĩnh
vực gắn liền với hoạt động vủa nhà nước. Nghiên cứu hành chính công trên các hướng
tiếp cận khác nhau sẽ cho phép các nhà khoa học cũng như các nhà hành chính hiểu rõ
hơn sự phát triển tư duy về lĩnh vực này và từ đó có thể vận dụng các cách tư duy vào
trong điều kiện môi trường cụ thể.
Những người nghiên cứu qlhcnn theo hướng này bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực
nn và sự phân chia ql nn ở các quốc gia khác nhau.họ rút ra các kết luận:
-Sự phân chia thực thi quyền lực nn tồn tại ở mọi quốc gia,dù quốc gia đó theo mô hình
phân quyền hay tập quyền.
-Q` hành pháp đc trao cho các bộ phận khác nhau của hệ thống CP thực hiện
-mqh giữa các cơ quan thực thi q` lực nn ở các nước là khác nhau
-Các nhà nghiên cứu hcc căn cứ vào quyền hợp pháp đã đc ghi nhận trong hệ thống PL
của quốc gia để nghiên cứu tại sao nn lại quy định như vậy và các cqnn đc trao n. vụ
thực thì q`l nn phải làm gì?
+Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu coi quản lý hành chính là một lĩnh vực
hẹp và bị động, hoặc như một số nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng hành chính chỉ là
một công cụ bổ trợ bên trong hệ thống luật công.
2. Nghiên cứu hành chính công trên mối quan hệ với chính trị:
Mối quan hệ giữa hành chính công và chính trị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Bản chất của nhà nước cũng như bản chất của hoạt động lập pháp là tính chính trị. Có
hai cách tiếp cận khác nhau được các nhà nghiên cứu quan tâm là:
- Hành chính độc lập với chính trị (độc lập mang tính tương đối).
- Hành chính và chính trị không phân đôi.
2.1. Hành chính độc lập với chính trị:
(1) Woodrow Wilson (1856 – 1924)
- Ông là tổng thống thứ 28 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - người đầu tiên đặt nền móng
cho nghiên cứu hành chính công trong tác phẩm “Nghiên cứu về hành chính công” năm
1887.
- Theo ông, “thực hiện Hiến pháp khó hơn là xây dựng nên nó”, điều này cũng có nghĩa
là thực thi pháp luật khó hơn việc ban hành pháp luật.
- Woodrow Wilson nhấn mạnh vai trò quản lý của Chính phủ và việc sử dụng lực lượng
tri thức để thực hiện quản lý có hiệu quả một quốc gia.
- Ông cho rằng hoạt động hành chính nhà nước không chỉ có hiệu lực mà còn phải có
hiệu quả khi nền hành chính hoạt động một cách độc lập. Nền hành chính chỉ hoạt động
độc lập nếu như các nhà hành chính được tự do tập trung vào việc thực thi chính sách
do các nhà lập pháp ban hành ra.
- Để độc lập với chính trị thì :
o Hành chính phải tự mình ly khai ra khỏi chính trị
o Hành chính công phải tổ chức theo mô hình riêng và có thể áp dụng chung cho mọi
chế độ chính trị.
o Hành chính phải được tập trung quyền lực để quản lý.
o Giá trị dẫn dắt nền hành chính nhà nước là hiệu quả hoạt động. (Đây là nguyên tắc
bất di bất dịch. Nếu hoạt động không có hiệu quả, hành chính Nhà nước sẽ không tồn
tại lâu dài).
- Tuy nhiên, W. Wilson cũng nhấn mạnh hành chính công phải thực hiện theo các ý
tưởng chính trị và Hiến pháp quốc gia.
Quan điểm của W. Wilson cũng được nhiều học giả khác ủng hộ như Frank J.Goodnow
và Leonard D. White.
(2) Frank J.Goodnow: Ông là tác giả của cuốn sách “Chính trị và hành chính” xuất bản
năm 1900.
Trong tác phẩm của mình F. Goodnow cho rằng Nhà nước có hai chức năng chính:
chức năng ban hành chính sách (chức năng chính trị) và chức năng thực thi chính sách
(chức năng hành chính).
Hai chức năng này được hình thành lởi sự phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ
quan khác nhau thực thi các loại quyền lực đó. Ngành lập pháp được sự hỗ trợ bởi khả
năng thực hiện của ngành tư pháp, thể hiện các ý chí của nhà nước và lập ra các chính
sách; ngành hành pháp thực thi các chính sách này một cách “vô tư” và “phi chính trị”.
Những nhà nghiên cứu hành chính công theo hướng này tìm kiếm cho hành chính công
một vị trí độc lập, bên cạnh chính trị. Để nhấn mạnh sự khác biệt của hành chính công
với các hoạt động chính trị, những người có tư tưởng này đã đưa ra một lập luận đơn
giản nhưng có sức lôi cuốn cao, đó là trong quản lý nhà nước không thể theo ý chí của
Đảng cộng hoà hay Đảng dân chủ mà phải theo cách riêng: hành chính - kỹ thuật.
Theo cách tư duy độc lập với chính trị, khoa học hành chính cần quan tâm đến trách
nhiệm của công chức nhà nước đối với công dân, trang bị kiến thức chuyên môn, đào
tạo các chuyên gia và chuẩn bị các nhà chuyên môn cho các vị trí trong Chính phủ và
công tác nghiên cứu. Những nội dung đó làm cho “hành chính công” không thể là một
bộ phận của khoa học chính trị mà phải tách ra thành một lĩnh vực riêng – khoa học
hành chính.
(3) Leonard D. White: (1891 – 1958)
Ông là tác giả của cuốn sách “Nhập môn hành chính” xuất bản năm 1956. Có thể nói
đây là cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực hành chính. Trong tác phẩm này,
White đã đưa ra một số nguyên tắc quan trọng như:
- Chính trị không được xâm phạm vào hành chính.
- Hành chính công phải dựa trên kết quả của việc nghiên cứu khoa học quản lý.
- Hành chính công có thể trở thành một khoa học độc lập.
- Sứ mệnh của hành chính là kinh tế và hiệu quả.
Theo L. White, hành chính công là một quá trình thống nhất. Bất kỳ ở nơi nào có nó
đều có sự thống nhất về nội dung thông qua các đặc tính hành chính. Vì vậy, nên nghiên
cứu hành chính công trên nền tảng quản lý thay vì nền tảng pháp luật.
Theo White, Hành chính khác với chính trị ở những điểm sau:
- Hành chính công là một quá trình đơn nhất, ở bất kỳ nơi nào thấy được, nó đều đồng
nhất về mặt nội dung thông qua những đặc tính quan trọng của nó. Vì vậy, không nhất
thiết phải nghiên cứu hành chính trung ương và hành chính địa phương, mặc dù trong
đó cũng có những điểm khác biệt đáng lưu ý, suy cho cùng, sự quản lý của các nhà
hành chính đều có một vỏ bọc bên ngoài.
- Trước hết hành chính là nghệ thuật song cũng đang có một xu hướng là chuyển nó
thành một ngành khoa học. Các nhà hành chính hiện nay có rất nhiều trang thiết bị và
kiến thức hệ thống để hỗ trợ họ trong công việc. Khoa học giúp đưa các phương thức
hành chính vào thực tiễn công tác hàng ngày và loại bỏ dần lối làm việc chỉ theo kinh
nghiệm chủ nghĩa.
- Hành chính đã, đang và sẽ trởi thành trọng tâm của vấn đề quản lý hiện đại của Chính
phủ.
- Vì thế, nên bắt đầu nghiên cứu về hành chính trên cơ sở của quản lý hơn là nền tảng
pháp luật. Việc bắt đầu nghiên cứu pháp luật làm cho hành chính chú trọng nhiều hơn
vào các phương diện pháp lý và hình thức của nó so với các đặc điểm mang tính tác
nghiệp. Pháp luật, nhất là hệ thống luật hành chính có lẽ có ảnh hưởng nhiều nhất và qui
định những giới hạn đối với nền hành chính.
2.2. Hành chính và chính trị không phân đôi:
Trong khi có những người tiếp cận hành chính và chính trị độc lập như là hai ngành
khoa học thì một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng sự độc lập của hành chính đối với
chính trị chỉ mang tính tương đối. Những người theo tư duy này không thừa nhận sự
tách biệt hành chính với chính trị. Họ cho rằng hành chính và chính trị có cùng nguồn
gốc, hành chính phụ thuộc vào chính trị hay chính trị là nguồn gốc của hành chính. Họ
không thừa nhận hành chính là một lĩnh vực khoa học độc lập với khoa học chính trị.
* Fritz Morstei Marx:
Cuốn sách “Các yếu tố của hành chính công” do Fritz Morstei Marx chủ biên ra đời
năm 1947 là một trong những tác phẩm chính nghi vấn giả thuyết sự phân đôi giữa
chính trị và hành chính. Tất cả 14 bài báo của cuốn sách do các nhà thực tiễn viết đã chỉ
ra rằng cái gọi là “hành chính độc lập” trên thực tế lại mang nặng tính chính trị.
Người ta đã đặt ra một số câu hỏi sau:
- Liệu một quyết định mang tính kỹ thuật về ngân sách và nhân sự có thật là khách quan
và phi chính trị không hay la nó mang nặng tính chủ quan và chính trị?
- Liệu có phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa hành chính và
chính trị hay không?
- Liệu việc phân biệt rõ ràng hành chính và chính trị lúc nào cũng cần thiết và có giá trị
hay không?
- Liệu cơ sở của việc phân đôi chính trị và hành chính đã chín muồi hay chưa?
* Allen Schick:
Trong cuốn “Chấn thương của quan điểm chính trị”, Allen Schick khẳng định rằng
“hành chính” và “chính trị” là những gì hoàn toàn không thể tách rời nhau được. Ông
khẳng định hành chính công luôn phục vụ quyền lực và có quyền lực, rằng sự phục vụ
quyên lực là để giúp giới quyền lực giữ vững sự cai trị có hiệu quả hơn. Theo ông, tất
cả mọi người đều có lợi từ sự cai trị tốt của Chính phủ.
3. Các lý thuyết về xây dựng bộ máy và tổ chức hoạt động của hành chính công:
3.1. Tìm kiếm các nguyên tắc cho hoạt động của hành chính công:
Một số tác gia tiêu biểu nghiên cứu theo xu hướng này là Marry Parker Follet với tác
phẩm “Kinh nghiệm sáng tạo” (1924), “ Hành chính chung và trong doanh nghiệp” của
Henrry Fayol (1930) và Các nguyên tắc của tổ chức của Mooney và AlanC.Reiley
(1939), Max Weber với xây dựng các nguyên tắc cho bộ máy thư lại.
Tất cả các tác phẩm trên đều đưa ra những nguyên tắc hành chính nhất định. Vì thế, các
nhà lý thuyết tổ chức đã gãn cho trường phái này cái tên “quản lý hành chính” vì nó chỉ
chú trọng đến các vị trí quản lý cấp cao nhất trong thang bậc quản lý của các tổ chức.
Henrry Fayol (1841 – 1925):
Theo ông, khi nghiên cứu các chứuc năng quản lý cấp cao trong tổ chức, cần quan tâm
tớ 14 nguyên tắc quản lý hành chính:
- Phân công lao động rành mạch.
- Quyền uy cho người chỉ huy.
- Kỷ luật
- Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm
- Thống nhất lãnh đạo
- Chỉ huy thống nhất và liên tục
- Lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích chung
- Hệ thống thứ bậc rõ ràng.
- Tập trung kết quả kiểm tra
- Công bằng
- Nhân sự ổn định
- Thù lao thích đáng
- Sáng tạo
- Có tinh thần đồng đội.
Frederick W. Taylor:
Với tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên tắc quản lý khoa học”, ông đã phát triển các
nguyên tắc hiệu quả để tối đa hoá hiệu quả của quản lý.
Theo Taylor, những nguyên tắc quản lý khoa học giúp cho các tổ chức tăng cường hiệu
quả:
- Phát triển một chuỗi hành động cho mỗi khâu công việc (Phân công lao động);
- Tăng cường chuyên môn hoá;
- Lựa chọn một cách khoa học, đào tạo và phát triển nhân viên;
- Lập kế hoạch và phân công công việc;
- Thiết lập các phương pháp và thời gian chuẩn mực cho mỗi nhiệm vụ;
Sử dụng hệ thống lương bổng để thúc đẩy, khuyến khích người lao động.
Max Weber: (1864 – 1920):
Ông là nhà xã hội học người Đức. Ông đã đưa ra các nguyên tắc để thiết lập bộ máy thư
lại hay là hành chính công truyền thống. Max Weber đã khẳng định vai trò quan trọng
trong xã hội của các tổ chức thư lại quan liêu với chức năng quản lý xã hội. Theo ông,
một tổ chức được quản lý có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc hành chính sau:
- Sắp xếp các cơ quan theo hệ thống thứ bậc, cơ cấu hành chính của bộ máy thư lại là
theo hình tháp, mỗi cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm soát của cơ quan cao hơn.
- Phân công lao động hợp lý và có hệ thống, mỗi cơ quan hay chức vụ có phạm vi thẩm
quyền xác định .
- Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản và các thể thức được ứng dụng một
cách nhất quán. Những quy tắc này được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, phù hợp
với các quy định của pháp luật của Nhà nước độc quyền nắm pháp luật và có đầy đủ các
lực lượng cưỡng chế trong tay.
- Tính chất vô nhân xưng: các viên chức lệ thuộc vào một trình tự vô nhân xưng và các
tiêu chí thực hiện được quy định trong các văn bản chính thức.
- Tính trung lập là biểu hiện đặc trưng của người viên chức trong bộ máy thư lại. Các
viên chức được tuyển lựa và đề bạt thông qua chức nghiệp trên cơ sở năng lực, chuyên
môn của họ, không xem xét tới các mặt khác như như địa vị xã hội, lòng trung thành
hay sự ủng hộ của họ đối với các đảng phái chính trị.
3.2. Các lý thuyết nghiên cứu của chức năng hành chính nhà nước:
(1) Lý thuyết nghiên cứu về chức năng hành chính nhà nước của Luther H. Gulick và
Lyndall Urwick thể hiện trong cuốn sách “Những bài viết khoa học hành chính” (1937)
(Papers on the Science of Administration):
Hai ông đã đưa ra quy trình hành chính hay là chức năng nội bộ của hành chính nhà
nước, gọi tắt là chức năng POSDCoRB.
(1) (2) (3) (4)
(5) (6) (7)
(1): Kế hoạch (Planning) – P
(2): Tổ chức (Organizing) – O
(3): Nhân sự (Staffing) – S
(4): Chỉ huy (Directing) – D
(5): Phối hợp (Coordinating) – Co
(6): Báo cáo (Reporting) – R
(7): Ngân sách (Budgeting) – B
(2) Lý thuyết nghiên cứu về chức năng hành chính nhà nước của Garson và Oveman:
Năm 1983, hai nhà khoa học trên đề xuất một cụm từ mới “PAPHIER” coi như một
bước tiến triển về chức năng hành chính để chuyển nền hành chính công truyền thống
sang nền hành chính công hiện đại, nền hành chính phát triển:
(1) (2) (3) (4) (5)
(1) Phân tích chính sách (Policy Analysic) – PA
(2) Quản lý tài chính (Financial Management) – F
(3) Quản lý nhân sự (Human Resource Management) – H
(4) Quản lý thông tin (Information Management) – IM
(5) Quan hệ bên ngoài (External Relation) – ER
Câu 2. Các mô hình hcnn tiêu biểu
I. Mô hình hcc truyền thống : đc xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa ctri
và hc của t.w.wilson ,nguyên tắc thiết lập bộ máy quan liêu của Max weber và nguyên
tắc quản lý theo khoa học của w.Taylor.
1. Đặc trưng:
- Phân công hóa và chuyên môn hóa sâu sắc
-Nhân sự trong bộ máy hcnn theo chế độ làm việc suốt đời
- Viên chức nhà nước hoạt động chuyên nghiệp và hoạt động phi chính trị
- Bộ máy hc là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống dưới.
- Người thực thi công vụ làm việc tập trung vào sự chính xác ,thực hiện đúng quy
trình,quy tắc định sẵn.
- Quá trình thực hiện công việc đúng đắn
- Không thiên vị - Qlxh bằng pl
* ưu: thủ tục hcnn rất chặt chẽ,chính xác
II. Mô hình qlc mới
1. Hoàn cảnh ra đời
- Mô hình hcc truyền thống đã bộc lộ những hạn chế nhất định
-Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và cuộc khủng hoảng kte năm 1973-75
- Sự ra đời của một số lý thuyết kinh tế gây áp lực phải thay đổi cách thức quản lý
-Xu hướng toàn cầu hóa
-Xu hướng dân chủ hóa đời sống xh
- Sự pt mạnh mẽ của kh-kt
2. các xu hướng mang tính đặc trưng của mô hình qlc mới
- Đơn giản hóa hệ thống quy định,quy tắc
-Đẩy mạnh phân quyền : CP TW chuyển giao nhiều hơn các quyền hạn,trách
nhiệm,thẩm quyền cho các cấp chính quyền địa phương trong việc chủ động giải quyết
công việc của địa phương
-Áp dụng cơ chế thị trường
- xây dựng đội ngũ viên chức nn mang tính chuyên nghiệp
- Tư nhân hóa một phần hoạt động của nn đặc biệt đối với các dịch vụ công
III. Mô hình quản trị nn tốt: ra đời trong bối cảnh các nhà ql muốn tìm một cách thức
quản lý thích ứng với tiến trình pt , những biến động và thách thức của xu thế toàn cầu
hóa,khu vực hóa.
.Sự dân chủ ngày càng mở rộng và đặt ra những yêu cầu mới.
* Đặc trưng :
-Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào ql của nn :là đặc trưng tiêu biểu
nhất của mô hình này. Các cá nhân,tổ chức trong xh có thể tham gia vào hoạt động của
chính phủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người đại diện hoặc các tổ chức
hợp pháp.
- Quản lý theo các quy định pl
-Tính công bằng,minh bạch
- Sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường ql
- Sự định hướng và đồng thuận
- Trách nhiệm báo cáo và giải trình
- Hiệu lực và hiệu quả
Chương III. Nền Hành chính nhà nước
Câu 4: Các yếu tố cấu thành nền hcnn và mqh giữa các yếu tố.
1.
Kn nền HCNN :
- Nền hcnn là 1 kn dùng để chỉ tập hợp các yếu tố,bao gồm hệ thống thể chế hcnn,hệ
thống các cơ quan hcnn,đội ngũ nhân sự làm việc trong các cơ quan hcnn và các nguồn
lực cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ ql hcnn của các cơ quan nn.
A. Các yếu tố cấu thành:
I.Thể chế và thể chế hành chính nhà nước
* Theo nghĩa rộng :
- Thể chế là 1 cấu trúc tổng thể các yếu tố để tiến hành hd của 1 tổ chức,bao gồm cả
TCBM với n~ quyết định cụ thể về nhiệm vụ,q` hạn buộc các thành viên trong tổ chức
phải chấp hành.
- Thể chế hcnn bao gồm trong đó cả hệ thống CQNN và cơ chế hd của các CQ này.
* Theo nghĩa hẹp
-Thể chế : Bao gồm các quy định,chế tài,tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của 1
tổ chức nào đó.
-Thể chế hcnn là tất cả các quyết định,các quy tắc do nn ban hành để điều chỉnh các
hoạt động qly hcnn ,tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của CQ QL
HCNN và các CB,CC có thẩm quyền.bao gồm :
+ Hệ thống các quy định xác định mqh qly của nn đối vs các đối tượng trong xh
+Hệ thống quy định qly nội bộ nền hc( xác lập chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của CQ
HCNN,quy định về chức vụ,công chức….)
+Hệ thống thủ tục hc ( quy định cách thức giải quyết mqh giữa cqnn với nhau và giữa
cpnn với công dân ).
+ Các quyết định về tài phán hc.
Đn khác : Thể chế hcnn là toàn bộ các văn kiện PL bao gồm : HP-Luật- Bộ Luật và các
vb dưới Luật tạo khuôn khổ pháp lý để bộ máy hcnn thực hiện chức năng hành pháp đối
với xh ,để cá nhân ,tổ chức sống và làm việc theo pl.
1. Vai trò của thể chế hcnn
- Thể chế hcnn có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và pt hệ thống hcnn.vì hệ
thống thể chế hc tạo nên hành lang pháp lý cho mọi hoạt động qly hcnn,điều này càng
trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh xây dựng nn pháp quyền.
(1) Thể chế hcnn là căn cứ để xác lập mức độ và phạm vi can thiệp của nn đối vs hoạt
động của các đối tượng trong xh,đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý
của nền HCNN.
-hcnn có 1 đặc trưng cơ bản là tính công quyền. Tính công quyền của HCNN đòi hỏi
các cq hcnn trong quá trình thực thi công vụ phải tuân theo pl, mặt khác các cơ quan
hcnn ,các cá nhân có thẩm quyền phải nắm vững và sử dụng đúng q`l,cn-nhiệm vụ đc
giao. Các vấn đề này đc quy định trong thể chế hcnn,về việc thể chế hcnn là cơ sở pháp
lý cho hd qly của nền hcnn.
(2) Thể chế hcnn là căn cứ thiết lập nên tổ chức bộ máy HCNN
- Các CQ HCNN đc thành lập theo HP-L- các VB dưới luật
- HP-L- các VB dưới luật cũng quy định :
+cn-nv cho mỗi loại CQ
+ các cq hcnn cần có ở TW và địa phương.
+ mqh công tác giữa các cq hcnn.
-> thể chế hcnn là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy qlnn.
(3) Thể chế hcnn là căn cứ để xây dựng đội ngũ nhân sự hcnn.
- Trong các yếu tố cấu thành thể chế hcnn,có 1 yếu tố quan trọng đó là hệ thống VB quy
định về chế độ công vụ,công chức.
-Hệ thống VB này quy định về việc qly của cb,cc trong hệ thống HCNN trên các nội
dung tuyển dụng,sử dụng,đánh giá,khen thưởng,kỷ luật,đào tạo,bồi dưỡng cbcc.
(4) Thể chế hcnn là căn cứ để quản lý,điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực của xh
một cách có hiệu lực và hiệu quả:
- Để thực hiện chức năng ql hcnn trên mọi lĩnh vực của đời sống xh,cq hcnn cần phải có
một nguồn lực cần thiết( xd các nguồn lực ntn?phân bố sử dụng ra sao?)-> thể chế hcnn
quyết định.
(5) Thể chế hcnn là cơ sở để xác định mqh giữa nn với công dân và với các tổ chức
trong xã hội
- Thể chế hcnn có 1 hệ thống các quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân,các tc
trong xh cũng như q` của cq hcnn đối với công dân,tc xh.
*** Các yếu tố chi phối thể chế hcnn:
Thể chế hcnn là 1 bộ phận của tổ chức xã hội,do nn xây dựng để điều tiết các hoạt động
điều hành BMNN và qly của BMNN đối với xh
1. Môi trường chính trị
- NN trước hết là công cụ trong tay giai cấp thống trị để giúp giai cấp đó thực hiện các
mục tiêu chính trị của mình,do đó mọi hoạt động của NN đều k thể đi ngược lại các
mục tiêu ctri.
- Các quy định về sự điều tiết của nn đối với xh cũng phải phù hợp vs những định
hướng ctri trong xh.
-> n~ định hướng ctri có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ hệ thống thể chế nn nói
chung và thể chế hcnn nói riêng.
- NN vn là nn pháp quyền nên pl đc đề cao,mọi cơ quan nn,công dân hay tổ chức đều
phải tuân thủ pl 1 cách nghiêm ngặt,thể chế hcnn ta mang mang tính chất và nội dung
ctri của nền DC XHCN,đảm bảo quyền con người và công dân.
2. Môi trường kte-xh
- Thể chế hcnn thể hiện ở sự can thiệp và mức độ,phạm vi điều tiết của nn đối với sự pt
của nền kte .
- Mỗi chế độ ctri lại gắn liền với 1 nn và dựa trên 1 kết cấu hạ tầng kte xác định,hiện
nay chế độ kte và mức pt kte của mỗi quốc gia khác nhau do đó thể chế hcnn cũng rất
khác nhau.
3. Lịch sử pt QG,truyền thống của VH dân tộc
- Mỗi dân tộc đều phải trải quan qtr` hình thành và pt lâu dài,đều có đặc điểm truyền
thống văn hóa riêng,mọi quy định điều tiết hành vi của các đối tượng trong xh phải đc
xd phù hợp với với các chuẩn mực được thừa nhận trong truyền thống vh.Một hệ thống
thể chế chỉ tốt và đc tự nguyện áp dụng khi nó phát huy đc những ưu điểm của các giá
trị truyền thống ,nhưng phải loại bỏ đi nh~ nhược điểm của truyền thống,như những thủ
tục lạc hậu ,những tư duy bảo thủ.
4. Các yếu tố quốc tế
- Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,mỗi quốc gia nếu muốn pt k thể nằm ngoài mối liên hệ
vs các quốc gia.
- Sự giao thoa văn hóa,tri thức và các giá trị của văn minh nhân loại cũng tác động k
nhỏ tới sự hình thành và phát triển của hệ thống thể chế nn.
- Sự ràng buộc pháp lý đối với 1QG chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh
hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó.
II. Hệ thống( Tổ chức hcnn ) cơ quan hcnn
1. Cơ quan hcnn là 1 tổ chức tương đối độc lập,do cơ quan có thẩm q` thành lập ra
theo quy định của PL,để thực hiện chức năng-nv nhất định của QLHCNN
*Hd ql hcnn do hệ thống cq hcnn thực hiện
*Mỗi cq hcnn có chuyên môn và phạm vi rất đa dạng,cách thức tổ chức và hoạt động
cũng k giống nhau,tuy nhiên các cq hcnn đều có những đặc điểm chung:
- Là cq tương đối độc lập trong bộ máy hcnn .
- Do cq có thẩm quyền thành lập theo quy định của PL
-Có cn-nv- thẩm q` xác định
- Các cqnn liên kết với nhau thành hệ thống thứ bậc chặt chẽ để thực hiện quyền chấp
hành và điều hành.
- Trong hoạt động của mình,đc sử dụng q` lực nn mang tính cưỡng chế đối với xh.
- Hoạt động tuân thủ theo quy định của PL
- Hd bằng ngân sách nn.
* Tất cả các cq hcnn trong 1 quốc gia gắn kết với nhau tạo thành bộ máy HCNN
*BMHCNN ở các quốc gia là không giống nhau,phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính
trị,trình độ phát triển,truyền thống.
* BMHCNN ở nước ta là một bộ phận của BMNN,có nhiệm vị thực thi quyền H`P
,đồng thời phối hợp vs cơ quan Lập Pháp và Tư Pháp trong quá trình thực hiện
QLNN,thống nhất sự lãnh đạo của ĐCS VN.
1.2. Phân loại
a. Theo lãnh thổ hành chính
*CQ HCNN ở TW : có nhiệm vụ quản lý hcnn trên phạm vi toàn quốc.
- ở VN,bộ máy hc tw gồm:
+ chính phủ : là cq chấp hành của QH,co cơ quan HCNN cao nhất của nước CH
XHCNVN ,do QH bầu ra trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa.
+ Bộ-cơ quan Ngang Bộ :là CQ của Chính Phủ,thực hiện chức năng quản lý nn về các
ngành,các lĩnh vực đc giao trong phạm vi cả nước.
+ Những cơ quan do CP thành lập,nhằm thực hiện những chức năng,nhiệm vụ và quyền
hạn do chính phủ quy định.
*Tổ chức chính quyền địa phương
-Chính quyền địa phương là bộ máy thực hiện chức năng ql hcnn trên phạm vi 1 địa bàn
nhất định.
- CQ` địa phương ở mỗi quốc gia có cách thức tổ chức và hoạt động không giống
nhau,nhìn chung,ở mỗi cấp chính quyền địa phương đều có tổ chức các cơ quan quản lý
hc và cơ quan đại diện (hoạt động theo cơ chế hội đồng,do dân bầu ra)
- ở nước ta,cơ quan địa phương các cấp bao gồm 3 cấp: tỉnh,huyện,xã
b) Theo tính chất thẩm quyền( CQ thẩm quyền chung và riêng )
* Cơ quan thẩm quyền chung:là nh~ cơ quan hc quản lý tổng hợp trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xh trên phạm vi toàn quốc hay một địa bàn nhất định(ở
Vn:CP’,UBND các cấp ).
- Cơ quan này hoạt động theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số
* Cơ quan Hc thẩm quyền riêng: thực hiện quản lý trong từng lĩnh vực ( hay 1 lĩnh vực
nhất định) trên phạm vi toàn quốc hay từng địa bàn hành chính.
- Cơ quan này hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
-Ở VN: bộ,cơ quan ngang bộ,cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
* Vai trò:
- Hệ thống cơ quan hcnn là bộ phận k tách rời của nền hcnn,giữ vai trò quan trọng và
thiết yếu để tiến hành các hoạt động hc công.
- Mỗi cơ quan trong hệ thống này có nhiệm vị riêng biệt,1 thẩm quyền riêng biệt nhất
định,đc pháp luật xác định cụ thể.
-Thiết kế một bộ máy gọn nhẹ,ít tầng nấc và rõ ràng…tránh chồng chéo.
III. Nhân sự trong bộ máy hcnn
- Để vận hành bmhc,thực hiện các hoạt động công vụ,cần có những người làm việc,đội
ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy hành chính là nguồn lực không thể thiếu để tiến
hành các hoạt động hcnn
- Nh~ ng` giữ các vị trí khác nhau trong BMHCNN để thực hiện chức năng quản lý
hcnc thường đc gọi là công chức.
- Theo Luật cbcc thì :
+ Cán bộ : là công dân VN do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan NN,tổ chức ctri,tổ chức ctri-xh,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
+ Công chức : là công dân Vn,đc tuyển dụng,bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ,chức danh
trong cơ quan nhà nước,tổ chức ctri,tổ chức ctri-xh,bộ máy qly lãnh đạo của đơn vị sự
nghiệp công lập,trong biên chế và đc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân VN,đc bầu cử giữ chức vụ nhiệm kỳ
trong Thường trực hội đồng nhân dân,UBND,BT,phó bí thư Đảng ủy,ng` đứng đầu tổ
chức ctri-xh..công chức cấp xã là công dân VN đc tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn,nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã ,trong biên chế và đc hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
- Nền công vụ trên thế giới đc chia thành hai hệ thống lớn (dựa vào việc sản suất và sử
dụng nhân sự)
(*) Hệ thống chức nghiệp
- Đặc điểm : Theo hệ thống này ,công chức đc tuyển dụng,sắp xếp vào bộ máy hc theo
những nghạch nhất định,trong mỗi nghạch lại chia thành các bậc khác nhau.
+ Khi đã đc xắp sếp vào 1 nghạch thì đường thăng tiến của công chức trọng vụ đc thực
hiện trong khuôn khổ của nghạch đó.
+Việc chuyển từ nghạch này xang nghạch khác đòi hỏi phải đạt được những tiêu chuẩn
của nghạch tương ứng.
* Ưu điểm :
- Chế độ làm việc suốt đời,thu nhập ổn định,tăng theo thâm niên,nhiều quyền lợi vật
chất khác ( BHYT)
- Việc tổ chức hệ thống công vụ đơn giản hơn,linh hoạt hơn.
=> ổn định liên tục