Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI tập CASIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.33 KB, 10 trang )

Trường THPT Quang Trung

ThS. Lê Hồng Thái
BÀI TẬP CASIO DI TRUYỀN QUẦN THỂ
DẠNG 1: DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Bài 1: Bệnh mù màu ( mù màu đỏ và mù màu lục) do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định. Cho biết
trong một quần thể người tần số nam bị bệnh mù màu là 0,08. Hãy tính tần số nữ bị mù màu và tần số nữ
bình thường nhưng không mang alen gây bệnh.
(Đề thi chọn HSG quốc gia năm 2003)
ĐS: 0,00064, 0,9936
Bài 2: (ĐH 2011): Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định
thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp
chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình
thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:
A. 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa
B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa
C. 0,3AA: 0,45Aa: 0,25aa
D. 0,1AA: 0,65Aa: 0,25aa.
Bài 3: Một quần thể khởi đầu có tần số alen A và a ở hai giới như sau: p'=0,8 q'=0,2 p''=0,4 q''=0,6.
Nếu như ngẫu phối xảy ra, thì ở thế hệ thứ nhất có tần số các kiểu gen là: 0,32AA: 0,56Aa: 0,12aa. Tần
số cân bằng của mỗi alen và quần thể đạt cân bằng với các tần số H-W là?
ĐS:
p=(0,8 + 0,4)= 0,32 + 0,56=0,6.
q=(0,2 + 0,6)= 0,12 + 0,56=0,4.
Ở thế hệ thứ 2, quần thể đạt cân bằng: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
Bài 4: Một quần thể có cấu trúc di truyền: pAE= 0,7; qaE= 0,3. pA♀= 0,5; qa♀= 0,5
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất.
Sau bao nhiêu thế hệ thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
ĐS: 0,35AA + 0,5Aa + 0,15AA = 1; 2
Bài 5: Cho gen một có 2 alen A và a, gen hai có 2 alen B và b; các gen này phân li độc lập. Quần thể ban
đầu có tần số các kiểu gen 0,6AA: 0,3Aa: 0,1aa; tần số các kiểu gen 0,4BB: 0,4Bb: 0,2bb. Xác định cấu


trúc di truyền của quần thể mang hai gen này khi tự thụ phấn qua 3 thế hệ.
ĐS: 0,2025AABB: 0,09AAbb: 0,0225aaBB: 0,01aabb: 0,18AaBb: 0,135AaBB: 0,06Aabb: 0,03aaBb:
0,27AABb.
Bài 6: Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu
phối dạng cân bằng về di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ
ĐS: 0,0378.
Bài 7: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,4AABb: 0,4AaBb: 0,2aabb. Người ta tiến hành cho
quần thể trên là quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp trội
là:
ĐS: .
Bài 8: Một quần thể đậu Hà Lan cân bằng, xét sự di truyền của 2 tính trạng màu sắc của vỏ và hình dáng
của hạt. Alen A quy định tính trạng hạt vàng, alen a quy định tính trạng hạt xanh, alen B quy định tính
trạng hạt trơn, alen b quy định tính trạng hạt nhăn. Tỷ lệ kiểu hình của quần thể ban đầu có cấu trúc như
sau: 63% vàng trơn, 21% vàng nhăn, 12% xanh trơn, 4% xanh nhăn.
1. Tính tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể
2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể
3. Xác định tỷ lệ kiểu hình đồng hợp trội (AABB)
ĐS:1. p= 0,6 q= 0,4 r= 0,5 s= 0,5 2. (0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa)(0,25BB: 0,5Bb: 0,25bb)
3. 0,09.
Bài 9: Một quần thể ngẫu phối có tần số alen là A= 0,6 a= 0,4 B= 0,5 b= 0,5
Xác định tần số các loại giao tự AB, Ab, aB, ab và cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất sau
ngẫu phối. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất có đạt trạng thái cân bằng không? Biết các
alen nằm trên các NST khác nhau.
ĐS: (0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa)(0,25BB: 0,5Bb: 0,25bb).
Bài 10: Một quần thể cấu trúc di truyền là: 0,4AABB: 0,6AaBb. Hãy tìm tần số cân bằng của giao tử AB,
aB, Ab, ab.
ĐS: AB= 0,49 ab= 0,09 aB=Ab=0,21.
Bài 11: Một quần thể của một loài thực vật có tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể như sau:
P: 0,35AABb: 0,25Aabb: 0,15AaBB: 0,25aaBb
Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ giao phối ngẫu nhiên

1


Trường THPT Quang Trung
ThS. Lê Hồng Thái
ĐS: AB= ab= 0,22476 Ab= 0,1976 aB= 0,2976.
Bài 12: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 30%AABB : 30%AAbb : 30%aaBB : 10%aabb. Xác định
tần số giao tử cân bằng?
ĐS: AB = 0,36; Ab = 0,24; aB = 0,24; ab = 0,16
Bài 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh, alen B quy định hạt
trơn, alen b quy định hạt nhăn.
Tỉ lệ giao tử: AB = Ab = 0,3
aB = ab = 0,2
Cho biết các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Hãy xác định tần số các alen và tỉ lệ hạt
vàng nhăn và xanh trơn.
ĐS:0,5; 0,5; Vậy, tỉ lệ hạt vàng, nhăn là 18,75% và xanh trơn là 18,75%.
Bài 14: Một quần thể ngẫu phối có tần số alen là A= 0,6; a = 0,4 ; B = 0,5 ; b=0,5
Xác định tần số các loại giao tử AB, Ab, aB, ab và cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ
nhất sau ngẫu phối. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất có đạt trạng thái cân bằng không?
Biết các alen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
Bài 15: Một quần thể cấu trúc di truyền là: 0,4AABB : 0,6AaBb. Hãy tìm số tần số cân bằng của giao tử
AB, Ab, aB, ab.
DẠNG 2: ÁP DỤNG TOÁN TỔ HỢP-XÁC SUẤT
Bài 1:Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn Qđ tính
trạng bệnh, alen trội Qđ tính trạng bình thường. TL người bị bệnh trong QT người là 0,0208. Hai người
bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng QT có sự CBDT về tính trạng trên.
Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là
A. 1,92%
B. 1,84%
C. 0,96%

D. 0,92%
Bài 2: Chọn 1 câu trả lời đúng nhất trong các phương án A,B,C,D
Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị
mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không
ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh
đỏ là bao nhiêu?
A. 1 – 0,99513000
B. 0,073000
3000
C. (0,07 x 5800)
D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999
Bài 3: Một QT người có TS người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử QT này CBDT.
- Hãy tính TS các alen và TP các KG của QT. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy
định.
- Tính xác suất để 2 người bình thường trong QT này lấy nhau sinh ra một người con đầu lòng bị bệnh
bạch tạng.
ĐS: Như vậy, xác suất để sinh người con bị bênh tạng là (0,0198)2/4
Bài 4: Một QT người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông
bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen
trên Y, QT ở trạng thái CBDT. TS phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là
A. 0.0384.
B. 0.0768.
C. 0.2408.
D. 0.1204.
Bài 5: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy
định da bình thường. Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một
người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ

A. 0,005%.


B. 0,9925%.

C. 0,0075%.

D. 0,9975%

Bài 6: Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen I A, IB, IO qui định. Trong một quần thể
cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ
chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ
là bao nhiêu?
A. 3/4.
B. 119/144.
C. 25/144.
D. 19/24.
Bài 7 (ĐH 2011): Ở một lời thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F 1; tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2.
2


Trường THPT Quang Trung
ThS. Lê Hồng Thái
Biết rằng không có đột biến xẩy ra, số cây con được tạo ra khi cho các cây F 1 tự thụ phấn là tương đương
nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 62,5%.
B. 37,5%.
C. 75,0%.
D.50,0%.
Bài 8 (ĐH 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp. cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu
được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn cho được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết,

tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp
B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp
C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp
D. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp
Bài 9: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường
nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng :
a. Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh:
A. 9/32
B. 9/64
C. 8/32
D. 5/32
b. Xác suất để họ sinh 2 người con có cả trai và gái trong đó có một người bệnh, một không bệnh
A. 4/32
B. 5/32
C. 3/32
D. 6/32
c. Xác suất để họ sinh 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh
A.126/256
B. 141/256
C. 165/256
D. 253/256
Bài 10: (ĐH 2010) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen PLĐL, gen trội là trội hoàn toàn và
không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có KH mang
2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A. 27/128
B. 9/256
C. 9/64
D. 9/128
Bài 11: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội

là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho KH mang 3 tính trạng
trội và tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 27/256
B. 9/64
C. 27/64
D. 81/256
Bài 12: F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Có bao nhiêu phép lai cho kết quả trên?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Bài 13: Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai là 3:3:3:3:1:1:1:1?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
DẠNG 3: TÌM SỐ KIỂU GEN CÓ THỂ CÓ TRONG QUẦN THỂ
Bài 1: Số alen tương ứng của gen I, II, III, IV lần lượt là 2, 3, 4 và 5. Gen I và II cùng nằm trên NST X ở
đoạn không tương đồng với Y, gen III và IV cùng nằm trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa
trong quần thể:
A. 181
B. 187
C. 231
D. 5670.
Bài 2: Ở ruồi giấm, màu sắc của thân, chiều dài của cánh và màu sắc của mắt đều do một gen gồm 2 alen
quy định. Biết rằng gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh cùng nằm trên một NST
thường, gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính. Số kiểu gen tối đa có trong quần thể chỉ xét đến 3
cặp này là:
A. 50
B. 45

C. 30
D. 27.
Bài 3: Gen thứ nhất có 2 alen nằm trên NST giới tính không alen trên Y, gen thứ 2 có 4 alen, gen 3 có 3
alen khác nhau, các gen này phân li độc lập. Tìm số kiểu gen khác nhau mang 3 gen này trong quần thể:
A. 180
B. 300
C. 60
D. 90.
Bài 4: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội xét một gen có 5 alen nằm trên NST
thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là:
A. 4
B. 6
C. 10
D. 15.
Bài 5: (CĐ 2009): Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên NST thường và một gen có 2 alen
trên NST giới tính X, không alen trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là:
A. 30
B. 60
C. 32
D. 18.
Bài 6: (ĐH 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không
tương đồng của NST giới tính X; gen thứ 2 có 5 alen, nằm trên NST thường. Trong trường hợp không
xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 45
B. 90
C. 15
D. 135.
Bài 7: (ĐH 2009): Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ
và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm


3


Trường THPT Quang Trung
ThS. Lê Hồng Thái
trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định
thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 lôcút trên trong quần thể người là:
A. 27
B. 36
C. 39
D. 42.
Bài 8: (ĐH 2011): Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A 1, A2, A3 ; lôcut
hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X và các
alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số
kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là:
A. 18
B. 36
C. 30
D. 27.
Bài 9: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen
quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB, IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số
kiểu gen tối đa có thể tạo được từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là:
A. 54
B. 24
C. 10
D. 64.

4



Trường THPT Quang Trung

ThS. Lê Hồng Thái
BÀI TẬP CASIO HOÁN VỊ GEN
Bài 1: là giao tử được tạo từ trao đổi chéo đơn giữa a/b Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen X, Y và Z
người ta nhận thấy như sau:
X------------------20-----------------Y---------11----------Z.
Hệ số trùng hợp là 0,7.
xyz
Xyz
Nếu P : xYZ x xyz thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là:
A. 70,54%
B. 69%
C. 67,9% D. không xác định được
Bài 2: Ở ngô gen A – mầm xanh, a – mầm vàng; B – mầm mờ, b – mầm bóng; D – lá bình thường, d – lá
bị cứa. Khi lai phân tích cây ngô dị hợp về cả 3 cặp gen thì thu được kết quả ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả của phép lai ở ngô
Giao tử của P
Không trao đổi
ABD
chéo (TĐC)
abd
TĐC đơn ở đoạn I

Abd
aBD

TĐC đơn ở đoạn II

ABd

abD

TĐC kép ở đoạn I
và II

AbD
aBd

KG của Fa
ABD
abd
abd
abd
Abd
abd
aBD
abd
ABd
abd
abD
abd
AbD
abd
aBd
abd
Tổng cộng

Số cá thể
235
505

270

% số cá thể
69,6

62

16,8
122

60
40

12,1
88

48
7

1,5
11

4
726

100

Khoảng cách giữa a-b và b-d lần lượt là
A. 17,55 & 12,85
B. 16,05 & 11,35

C. 15,6 & 10,06
D. 18,3 & 13,6
Bài 3: Trong một cá thể giả định, con cái thân bè, lông trắng, thẳng được lai với con đực thân mảnh, lông
đen, quăn tạo ra F1 thân mảnh, lông trắng, thẳng. Cho con cái F1 giao phối với con đực thân bè, lông đen,
quăn thu được đời sau:
Thân mảnh, lông trắng, thẳng
169
Thân mảnh, lông đen, thẳng
19
Thân mảnh, lông đen, quăn
301
Thân bè, lông trắng, quăn
21
Thân mảnh, lông trắng, quăn
8
Thân bè, lông đen, quăn
172
Thân bè, lông đen, thẳng
6
Thân bè, lông trắng, thẳng
304
Hãy lập bản đồ di truyền xác định trật tự các gen và khoảng cách giữa chúng.
ĐA: Từ kết quả trên → trình tự sắp xếp các gen: A – B – C, kiểu gen
aBB
abc
×
abc
F1: Abb
169 + 172 + 6 + 8
× 100% = 35,5%

1000
f (A-B)=
21 + 19 + 6 + 8
× 100% = 5,4%
1000
f (B-C)=

5


Trường THPT Quang Trung

ThS. Lê Hồng Thái

a
(35,5)
B (5,4) C
Bài 4: Xét 3 gen liên kết ở ngô: +/b, +/lg, +/v. Một phép lai phân tích giữa thể dị hợp tử về 3 gen và thể
đồng hợp tử lặn tạo ra thế hệ con như sau
+ v lg
165
+ + lg
37
b++
125
bv+
33
b + lg
64
+++

11
+v+
56
b v lg
9
Tổng số: 500 cá thể
Xác định cấu trúc di truyền của thể dị hợp tử; xác định trật tự gen và khoảng cách bản đồ giữa các
gen; tính tần số trao đổi chéo kép và hệ số trùng lặp.
ĐA: 1. Cấu trúc di truyền của thể dị hợp tử: + v lg/ b + +; 2. 2. Trật tự gen và khoảng cách bản đồ giữa
các gen: v 18 b 28
lg. Vậy CC = 0,7937
MỘT SỐ BÀI TẬP DẠNG MỚI
Câu 1: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời
con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)?
A. 25%
B. 33,3%
C. 66,6%
D.75%
Câu 2: Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội :
1/ Tỉ lệ giao tử: BBB/BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBBbbb à:
A. 1/9/9/1
B. 1/3/3/1
C. 1/4/4/1
D. 3/7/7/3
2/ Tỉ lệ giao tử BBb/Bbb/bbb sinh ra từ kiểu gen BBbbbb là:
A. 1/5/1
B. 1/3/1
C. 3/8/3
D. 2/5/2
3/ Tỉ lệ giao tử BBBB/BBBb/BBbb sinh ra từ kiểu gen BBBBBBbb là:

A. 1/5/1
B. 3/10/3
C. 1/9/1
D. 3/8/3
Câu 3: Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể
một?
A. 1320
B. 132
C. 660
D. 726
Câu 4: Cây ba nhiễm (thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết tỷ lệ
loại giao tử mang gen AB được tạo ra là:
A. 1/12
B. 1/8
C. 1/4
D. 1/6
Câu 5: Ở người 2n = 46 và giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng.
a) Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được hai cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là
bao nhiêu?
A. (253)2/423
B. 506/423
C. 253.321/423
D. 506.321/423
b) Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất một cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà
ngoại là bao nhiêu?
A. 1/423
B. 1-(1/4)23
C. 3/423
D. 1-(3/4)23
Câu 6: Xác suất để một người bình thường nhận được 1 NST có nguồn gốc từ “Bà Nội” và 22 NST có

nguồn gốc từ “Ông Ngoại” của mình :
A. 506/423
B. 529/423
C. 1/423
D. 484/423
Câu 7: Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số
tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường,
không có đột biến khác xảy ra. Xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không
bị các hội chứng khác) là:
A. 0,008%
B. 0,032%
C. 0,3695%
D. 0,739%

6


Trường THPT Quang Trung
ThS. Lê Hồng Thái
MỘT SỐ BÀI TẬP HAY TRONG SINH HỌC
BÀI TẬP SINH LÍ THỰC VẬT
Bài 1: Hãy so sánh hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ theo chu trình
Canvin - Benson (thực vật C3) và chu trình Hatch - Slack (thực vật C4) để tổng hợp được 1 phân tử gluco.
Biết 1 phân tử gluco dự trữ năng lượng, 674kcal và lực khử NADPH do pha sáng cung cấp tương đương
với 52,7kcal và 1ATP = 7,3 kcal. ĐA: 88%.
Bài 2: Tính hiệu suất sử dụng ánh sáng trong quang hợp của cây xanh đối với tia sáng thuộc vùng đỏ và
vùng xanh. Biết photon thuộc quang phổ vùng xanh có năng lượng 60 kcal/mol, vùng đỏ 40 kacl/mol và
quang phân li 1 phân tử nước cần 4 photon, một phân tử glucôzơ cho 674 kcal.
ĐS: 23,40%; 35,10%
Bài 3: Trong cả một ngày, mức độ đồng hóa thực (tinh) CO 2 của một cây là 0,5 moles. Vào đêm, mức độ

tiêu thụ thực O2 là 0,12 moles. Điều đó chứng tỏ trao đổi khí phụ thuộc vào quang hợp và hô hấp sử dụng
sinh khối (có khối lượng phân tử tương đương của 30). Năng suất thực hoặc tiêu thụ sinh khối tính bằng
gam trong Chu kỳ thời gian 12 giờ ban ngày : 12 giờ ban đêm là bao nhiêu ?
A. 3.6 g
B. 7.8 g
C. 11.4 g
D. 15.0 g
Bài 4: Biết năng lượng ánh sáng mặt trời sử dụng cho quang hợp ở nước ta là 6,4.10 9 kcal /năm. Năng
suất sinh học trung bình với cây lúa nước ở nước ta là 20 tấn/ha/năm. Cứ 8 phôtôn ánh sáng kích thích 1
phân tử CO2 đi vào quá trình quang hợp. Năng lượng phôtôn của ánh sáng đỏ là 42 kcal/mol, ánh sáng
xanh tím là 72 kcal/mol, 1 tấn chất hữu cơ chứa 4.106 kcal.
Hãy tính hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng (là tỉ số % giữa số năng lượng tích lũy trong sản
phẩm quang hợp với số năng lượng sử dụng cho quang hợp) theo lý thuyết và thực tiễn.
ĐS: Theo lý thuyết: 33,43 %, 19,50 %; Theo thực tiễn: 1,25%.
Bài 5: Ở quang hợp của thực vật C 4, để tổng hợp được 720g glucôzơ thì cần ít nhất bao nhiêu phôtôn ánh
sáng?
ĐS: 240.6,02.1023 (phôtôn).
BÀI TẬP QUI LUẬT DI TRUYỀN
Bài 6: Bệnh A ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Nghiên cứu sự di truyền bệnh
A trên một dòng họ người ta lập được phả hệ (hình dưới)

Cặp vợ chồng ở thế hệ III hi vọng sinh con bình thường với xác suất là
A. 3/4
B. 1/8
C. 1/6
D. 5/6
Bài 7: Cho giao phấn đậu Hà lan hạt vàng với hạt vàng F 1 thu được cả hạt vàng và xanh. Cho F 1 và F2 tự
thụ phấn bắt buộc. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tỉ lệ hạt màu vàng thu được ở F3 là:
A. 43,75%
B. 81,25%

C. 68,75%
D. 43,75%
Bài 8: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen
trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất sau đó cho F1
giao phấn :
1/ Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2 :
A. 185 cm và 121/256
B. 185 cm và 108/256
C. 185 cm và 63/256
D. 180 cm và 126/256
2/ Số kiểu hình và tỉ lệ cây cao 190cm ở F2 là
A. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512
B. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 126/512
C. 10 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512
D. 11 kiểu hình ; tỉ lệ 105/512
Bài 9: Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Cho giao phối 2 cơ thể có KG AaBb và
aaBb với nhau, sau đó cho F1 tạp giao.
a) Nếu không phân biệt cơ thể làm bố(mẹ) thì số kiểu giao phối ở F1 là
A. 36
B. 15
C. 21
D. 45
7


Trường THPT Quang Trung
ThS. Lê Hồng Thái
b) Tỉ lệ kiểu gen AaBB ở F2 là
A. 1/16
B. 1/8

C. 3/32
D. 3/16
c) Tỉ lệ kiểu gen aabb và AaBb ở F2 lần lượt là
A. 1/8 và 3/16
B. 9/64 và 3/16
C. 1/8 và 1/4
D. 9/64 và 1/4
d) Tỉ lệ kiều hình A-B- ở F2 là
A. 21/64
B. 18/64
C. 14/64
D. 27/64
e) Tỉ lệ kiểu hình A-bb và aaB- ở F2 lần lượt là
A. 9/64 và 21/64
B. 7/64 và 21/64
C. 9/64 và 27/64
D. 7/64 và 27/64
Bài 10: Có một đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà
như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra
khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu
được1500 gà con, trong đó có 15 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả xử ko co đột biến mới xảy ra, hãy
cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về ĐB trên?
A. 20
B. 28
C. 32
D. 40
Bài 11: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, mỗi gen có 2 alen, cơ thể bố có 3 cặp
gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp, còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xảy ra?
A. 64
B. 16

C. 256
D. 32
Bài 12: Phép lai : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có:
1/ KH trong đó tính trạng trội nhiều hơn lặn
A. 9/32
B. 15/ 32
C. 27/64
D. 42/64
2/ KH trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội
A. 156/256
B. 243/256
C. 212/256
D. 128/256
3/ Kiểu gen có 6 alen trội
A. 7/64
B. 9/64
C. 12/64
D. 15/64
Bài 13: Người ta thả 16 con sóc gồm 8 con đực và 8 con cái lên một hòn đảo. Tuổi sinh sản của sóc là 1
năm, mỗi con cái đẻ 6 con/năm. Nếu số lượng các cá thể trong QT vẫn bảo toàn và TL đực cái là 1 :1 thì
sau 5 năm, số lượng cá thể của QT sóc là
A. 4096
B. 4080
C. 16384
D. 16368
Bài 14: Một đoạn pôlipeptit gồm 5 aa và các aa này đều không cùng loại. Có bao nhiêu trình tự sắp xếp
các aa? Biết rằng phân tử prôtêin trên được tạo nên từ 8 loại aa khác nhau.
ĐS: 6.720
Bài 15: Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X, alen trội tương ứng
quy định người bình thường. Một gia đình có người chồng bình thường còn người vợ mang gen dị hợp về

tính trạng trên. Họ có dự định sinh 2 người con. Xác suất để có được ít nhất 1 người con không bị bệnh
là bao nhiêu?

ĐS: 15/16.
Bài 16: Sơ đồ mô tả bệnh bạch tạng ở người như sau:
I
1
II
III

IV

1
1

2
2

2

3

Nam, nữ bị bệnh
bạch tạng

4
4

3


Nam, nữ bình
thường

?

1
Biết bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Xác suất cá thể IV 1 mắc bệnh
bạch tạng là bao nhiêu ?
A. 7/72
B. 7/16
C. 7/48
D. 5/72

8


Trường THPT Quang Trung

ThS. Lê Hồng Thái
BÀI TẬP CASIO TỔNG HỢP
Bài 1: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội
hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%.
Quần thể tự thụ bắt buộc qua 5 thế hệ. Sau đó ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa,
kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể
(P) là:
ĐS: 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa
Bài 2: Vốn gen gen của quần thể có 2 alen A và a, quần thể có 500 cá thể. Tổng số alen lặn có trong quần
thể là 200 alen, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn bằng một nữa tỉ lệ kiểu gen dị hợp. Xác định:
a. Tần số tương đối các alen A và a.
b. Cấu trúc di truyền của quần thể

ĐS: a. p = 0,6; q = 0,4; b.0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1.
Bài 3: Ở ruồi giấm có 2n = 8, con cái khi giảm phân xảy ra sự trao đổi chéo kép ở hai cặp NST, con đực
khi giảm phân thì phân li bình thường. Tính:
a. Số loại giao tử có tạo ra khi giảm phân là bao nhiêu?
b. Tỉ lệ hợp tử mang 3 cặp mà 1 có nguồn gốc từ bà nội, 1 có nguồn gốc từ bà ngoại?
c. Nếu trường hợp con cái khi giảm phân có 1 cặp trao đổi chéo tại một điểm, 1 cặp trao đổi chéo tại
hai điểm không cùng lúc và 1 cặp trao đổi chéo kép thì số loại giao tử có thể có là bao nhiêu?
ĐS: a. 256, 16; b., c. 384.
Bài 4: Cặp gen DD tồn tại trên NST thường, mỗi gen đều có chiều dài 0,51µm, có tỉ lệ T : X = 2 :1.
Do đột biến gen D biến đổi thành gen d , tạo nên cặp gen dị hợp Dd. Gen d có số liên kết hidro là 3501
liên kết nhưng chiều dài gen không đổi.
a. Xác định dạng đột biến trên.
b. Cơ thể chứa cặp gen Dd xảy ra sự rối loạn phân bào ở giảm phân I sẽ tạo thành những loại giao
tử nào? Tính số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại hợp tử tạo thành ở đời con khi cơ thể Dd tự thụ
phấn.
ĐS: a. T= 1000 ; X= 500, thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X; b. Dd: A = T = 999(nu), G = X = 501(Nu);
Hợp tử DDdd : A = T = 3998(Nu), G = X = 2002(Nu); Hợp tử DDd: A = T = 2999(Nu), G = X =
1501(Nu); Hợp tử Ddd: A = T = 2998(Nu), G = X = 1502(Nu); Hợp tử D0: A = T = 1000(Nu); G = X
= 500(Nu); Hợp tử d0: A = T = 999(Nu), G = X = 501(Nu)
Bài 5: Cho một tế trứng ở người, có đường kính 30µm. Hàm lượng ADN trong tế bào là 6.10 12 cặp Nu,
cho rằng hàm lượng nuclêôtit bằng nhau, khối lượng trung bình của một cặp nu là 660 đvC. Tính nồng độ
mol của ADN trong tế bào
Bài 6: Một tài xế taxi cân nặng 55 kg uống 100gram rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2 0/00
(phần nghìn). Có khoảng 1,5gram rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho mỗi 10 kg khối lượng
cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát bắt
được anh ta sau đó 3 giờ. Mẫu máu thử của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1 0/00 (một phần nghìn)
Hỏi lúc người tài xế gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu của anh ta là bao nhiêu?
ĐS: Hàm lượng rượu trong máu anh ta lúc đó là: (74,75 : 50 ) x 1 0/00 = 1,49 0/00
Bài 7 (ĐH 2011): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả

tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu
được F1 gồm 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao,
hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân
thấp,hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là:
AB
Ad
AD
Bd
Dd
Bb
Bb
Aa
A. ab
B. aD
C. ad
D. bD
Bài 8: Ở một loài thực vật; A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa đỏ, b: hoa trắng, D: quả tròn, d: quả dài. Cho
P thuần chủng khác nhau 3 cặp gen tương phản thu được F 1, cho F1 tự thụ phấn ở đời sau thu được tỉ lệ
kiểu hình sau: 49,5% thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 6,75% thân cao, hoa đỏ, quả dài; 6,75% thân cao, hoa
trắng, quả tròn; 12% thân cao, hoa trắng, quả dài; 16,5% thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 2,25% thân thấp,
hoa đỏ, quả dài; 2,25% thân thấp, trắng, quả tròn; 4% thân thấp, hoa trắng, quả dài. Xác định kiểu gen
của F1 và tần số hoán vị gen.
BD
Bd
BD
Bd
Aa
Aa
Aa
Aa

bd , f = 20%
bD , f = 20% C.
bd , f = 30% D.
bD , f = 30%
A.
B.
9


Trường THPT Quang Trung
ThS. Lê Hồng Thái
Câu 9: Đem thỏ F1 kiểu hình lông trắng, xoăn giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, thẳng được thế
hệ lai gồm: 37,5% thỏ lông trắng, xoăn: 37,5% thỏ lông trắng, thẳng: 10% lông đen, thẳng: 10% thỏ lông
xám, xoăn: 2,5% thỏ lông đen, xoăn: 2,5% thỏ lông xám, thẳng. Biết gen qui định tính trạng đều nằm trên
NST thường. Tính trạng hình dạng lông do một cặp gen điều khiển và kiểu hình lông màu xám, thẳng
đồng hợp lặn về các gen đang xét. Xác định kiểu gen của F1 và cá thể lai với F1.
BD
bd
Bd
bd
Bd
Bd
Ad
Ad
Aa
Aa
Aa
Aa
Aa
aa

Bb
Bb
bd x
bd
bD x
bd
bD x
bD
aD x
aD
.
B.
C.
D.
A
Bài 10: (ĐH 2011) Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập
cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một
trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một
gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây
quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây
quả tròn, hoa trắng: 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng
không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
Ad
BD
Ad
AD
Bb
Aa
Bb
Bb

A. aD
B. bd
C. aD
D. ad
Bài 11: Lai 2 cá thể đều dị hợp tử 2 cặp gen, mỗi gen trên 1 NST thường. Tại vùng sinh sản trong cơ
quan sinh dục của cá thể đực có 4 tế bào A, B, C, D phân chia liên tiếp nhiều đợt để hình thành các tế bào
sinh dục sơ khai, sau đó tất cả đều qua vùng sinh trưởng và tới vùng chín để hình thành giao tử. Số giao
tử có nguồn gốc từ tế bào A sinh ra bằng tích số của các tế bào sinh dục sơ khai do tế bào A và tế bào B
sinh ra. Số giao tử do các tế bào có nguồn gốc từ tế bào C sinh ra gấp đôi số giao tử có nguồn gốc từ tế
bào A. Số giao tử do các tế bào có nguồn gốc từ tế bào D sinh ra đúng bằng số tế bào sinh dục sơ khai có
nguồn gốc từ tế bào A. Tất cả các giao tử đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ có 80% đạt kết quả. Tính ra
mỗi kiểu tổ hợp giao tử đã thu được 6 hợp tử. Nếu thời gian phân chia tại vùng sinh sản của các tế bào A,
B, C, D bằng nhau thì tốc độ phân chia của tế bào nào nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu lần?
ĐA: Vậy tỉ lệ tốc độ phân bào của các tế bào A, B, C, D là: VA : VB : VC : VD = 3 : 2 : 4 : 1
Bài 12: Ở một loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên 1 cặp nhiễm
sắc thể tương đồng thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32.
a. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
b. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục ở cá thể đực có 1số tế bào sinh dục sơ khai nguyên
phân 5 lần liên tiếp. Có 87, 5% tế bào con chuyển sang vùng chin trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các
tế bào tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5 % số tinh trùng chứa Y; các tinh trùng
thụ tinh tạo ra 168 hợp tử. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã sinh ra các loại tinh trùng đó.
Bài 13: Ở loài ruồi giấm, một số tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 5 lần. Có 87,5% số tế
bào con tạo ra được sang vùng chín. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và
12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo 168 hợp tử.
1. Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ các tế bào sinh
dục sơ khai đực nói trên.
2. Xác định số cá thể đực và số cá thể cái được nở ra nếu tỉ lệ nở của số hợp tử XY là 50% và số
hợp tử XX là 25%.
ĐA: 1. 3776 (NST); 2. Số cá thể đực: 28, Số cá thể cái: 28


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×