Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tìm hiểu quy trình làm việc của chuyền trưởng trong xưởng may mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.9 KB, 21 trang )

GVHD: Nguyễn Thành Hậu

1

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
TP.HCM, ngày…..tháng…..năm…..
(ký tên, đóng dấu)

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu



2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày…..tháng…..năm …..
Chữ ký

LỜI CẢM ƠN
Đồ án công nghệ chính là bài kiểm tra cuối cùng của sinh viên trước khi ra trường, đồng
thời đó cũng chính lá sản phẩm đúc kết lại toàn bộ quá trình học tập. Những bài giảng trên lớp
Sinh viên: Trần Thị Diễm



GVHD: Nguyễn Thành Hậu

3

cùng tất cả các kĩ năng mà mỗi sinh viên đã thu thập được trong suốt quá trình học tập đều được
thể hiện qua đồ án. Hơn nữa, đây cũng là một bài tập thể hiện tính khái quát khả năng tư duy và
ứng dụng được toàn bộ những kiến thức mà mình thu thập được.
Em xin trân trọng và chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo – Trần Thanh Hương –
Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em những kiến thức quí báu trong suốt
thời kì làm đồ án công nghệ của mình..
Đồng thời em muốn gửi lời cảm ơn đến các anh chị đang làm việc tại Công ty Cổ phần
quốc tế Phong Phú. Các anh chị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài

Bộ phận quản lý trực tiếp quyết định đến chất lượng sản phẩm, năng suất và tiến độ giao
hàng chính là bộ phận quản lý sản xuất. Một dây chuyền sản xuất muốn hoạt động hiệu quả, trôi
chảy thì người chuyền trưởng chính lànhân tố chủ yếu.
Hiệu quả tổ chức và quản lý sản xuất ở xưởng may mẫu, cụ thể là trong từng chuyền may
phụ thuộc vào các kỹ năng của người chuyền trưởng, đó là: khả năng lên kế hoạch sản xuất, tính
toán định mức sản xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh…. Vì vậy mà người chuyền trưởng có

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu


4

vai trò hết sức quan trọng trong xưởng may nói chung và xưởng mẫu nói riêng. Đây là lí do mà
em chọn đề tài “tìm hiểu quy trình làm việc của chuyền trưởng trong xưởng may mẫu” này.
2. Mục đích nghiên cứu

Với kiến thức đã học ở nhà trường, kết hợp với quá trình thực tậpem mong muốn tìm
hiểu được quy trình làm việc của chuyền trưởng tại xưởng mẫu nhằm bổ sung kiến thức cho bản
thân.
3. Địa điểm nghiên cứu

Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú
Địa chỉ: 48 đường Tăng Nhơn Phú – phường Tăng Nhơn Phú B – quận 9 – TP.HCM
4. Phạm vi nghiên cứu

Em tiến hành quan sát, tìm hiểu thực tế về quy trình làm việc của chuyền trưởng tại
xưởng mẫu Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú
5.

Kế hoạch thực hiện đề tài

Tuần
1
2
3
4
5
6

7

8

Công việc
Đăng kí đề tài
Viết đề cương về đề tài nghiên cứu
Xin giấy giới thiệu và liên hệ với các doanh
nghiệp để tìm nơi thực tập nghiên cứu đề tài
Triển khai nghiên cứu đề tài tại doanh nghiệp
Điều chỉnh đề cương và gửi lại cho giáo viên
Khao sát và tìm thông tin từ thực tế sản xuất
Khảo sát thực tế, tìm thông tin
Tìm hiểu các vấn đề nảy sinh và hướng giải
quyết vấn đề
Đăng kí với giáo viên lịch báo cáo giữa kỳ
Trao đổi, báo cáo kết quả thực tập
Kiểm nghiệm, đối chiếu các dự kiến đề xuất với
thực tế
Hoàn tất các ghi chép thô, sưu tầm hình ảnh và
tài liệu cho đồ án
Đánh máy, vẽ hình
Hoàn tất đồ án
Chuẩn bị các mô hình, vật thật, video
Chuẩn bị bài báo cáo bang poưer point
Chuẩn bị cho buổi báo cáo cuối khóa

Sinh viên: Trần Thị Diễm

Thời gian thực hiện
12.2 – 18.2
19.2 – 25.2

26.2 – 3.3
4.3 - 10.3
11.3 - 17.3
18.3 - 24.3

25.3 - 31.3
1.4 - 7.4


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

9

Đăng kí thời gian báo cáo
Báo cáo đồ án
Phản biện đồ án

5

1.4 -14.4

PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
I.1 Các kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý của doanh nghiệp
I.1.1 Tổ chức
Tổ chức là sự sắp xếp, phân công con người một cách có hệ thống nhằm thực hiện một
mục đích nào đó.
I.1.2 Quản lý
Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó
gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.

I.1.3 Tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý là sự thiết lập và vận hành hệ thống cơ quan quản lý điều hành ở từng bộ
phận trong cả doanh nghiệp (hoặc cả ngành, cả nền kinh tế).
I.2 Giới thiệu về Công ty Cổ phần May Phong Phú
I.2.1 Thông tin cơ bản

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

6

Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú



Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ



Tên tiếng Anh: PHONG PHU INTERNATIONAL JOINT STOCK COMPANY



Tên viết tắt: PP.J.S.C



Trụ sở chính: 48 đường Tăng Nhơn Phú, khu phố 3, P.Tăng Nhơn Phú B, Q. 9, TP.Hồ Chí Minh.




Điện thoại: 84-8-35 147 340



Fax: 84-8-38 406 790



Email:







Website: www.ppj-international.com
Giấy phép ĐK kinh doanh số: 4103006465 - Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp
Mã số thuế: 0304995318
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 Đ
Tài khoản tiền Việt Nam số: 038 100 233 1686



Tài khoản ngoại tệ: số 038 137 223 1696 tại Ngân hàng Vietcombank - Tp.HCM

Sinh viên: Trần Thị Diễm



GVHD: Nguyễn Thành Hậu


Tổng Giám Đốc: Đặng Vũ Hùng



Giám đốc điều hành: Huỳnh Bảo Trí

7

I.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú tiền thân là Nhà máy Dệt Sicovina – Phong Phú trực
thuộc Công ty kỹ nghệ Bông, Vải, Sợi Việt Nam do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Nhà máy Sacovina – Phong phú được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1967 với quy mô nhỏ chỉ
gồm 3 xưởng sản xuất: Sợi – Dệt – Nhuộm, tổng số nhân viên là 1050 người. Trước năm 1975,
sản phẩm nhà máy sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho quân đội chính quyền Sài Gòn, một số ít là
vải calicot bán cho các vùng nông thôn.
Sau ngày giải phóng, Nhà máy Dệt Phong Phú được Nhà nước tiếp quản và duy trì sản
xuất. Trong những năm 1980, sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ lao động và calicot
giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước.
Từ năm 1976 đến năm 1985, Nhà máy Dệt Phong Phú là một trong những đơn vị liên tục
hoàn thành, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao - bình quân mỗi năm từ 10 đến 15%.
Từ năm 1986, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cán bộ công nhân viên Phong Phú
đồng lòng, chung sức đưa Tổng công ty trở thành một trong những tập đoàn dệt may lớn nhất
nước, luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.
Hòa cùng xu hướng phát triển chung của kinh tế cả nước, từ năm 2003, Phong Phú đã có
những bước phát triển vượt bậc và đáng ghi nhận về mọi mặt (doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi

nhuận, nộp ngân sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cán bộ công nhân viên…), từng
bước đa dạng hóa ngành nghề, và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp dệt may khác.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô hoạt động và tình hình thực tế hoạt động của
Tổng Công ty, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án và cho triển khai thực hiện. Ngày
11/01/2007 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng
Công ty Phong Phúvà các Công ty con.
Các Công ty con của Tổng Công ty Phong Phú là:
• PPJ – Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú (Phong Phú Jean)
• PPF – Công ty cổ phần vải Phong Phú (Phong Phú Fabric)
• Phong Phú Coast – là Công ty liên doanh của Phong Phú với nước ngoài, sản xuất, kinh doanh

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

8

các sản phẩm Dệt may.



PPP – là Công ty chuyên về xúc tiến thương mại
ITG - PP là Công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Phong Phú và Tập đoàn ITG Hoa Kỳ, cũng là
Công ty kinh doanh các sản phẩm Dệt may cho Tổng Công ty.
GĐ.ĐIỀU HÀNH (Ông Huỳnh Bảo Trí)
ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG
HĐ QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC (Ông Đặng Vũ Hùng)
Phònghành chính sựnghiệp

P.TỔNG GIÁM ĐỐC (Bà Nguyễn Thị Liên)
Phòng tài chính kế toán
PhòngQ.A và Fit tech
Phòngxuất -nhập khẩu
Phòng đầu tư và phát triển
Phòng kỹ thuật - IT
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh (Sale & Marketing)
Bộ phận sản xuất
BAN KIỂM SOÁT

I.2.3 Cơ cấu tổ chức
I.2.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

9

I.2.3.2 Chức năng của từng bộ phận
• Đại Hội đồng cổ đông
 Biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới
 Ra quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ đã hết

nhiệm kì.


Ban kiểm soát

 Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty
 Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần.

• Hội đồng quản trị
 Do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra
 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của
Công ty
 Thông qua các quy chế lao động, tiền lương, thưởng phạt và các chế độ phúc lợi trên cơ sở
chấp hành luật pháp của Nhà nước.
• Tổng giám đốc:người quản lý, đại diện cho toàn Công ty.
• Phó Tổng giám đốc:
 Thực hiện các chức năng kiểm soát sau khi có quyết định (bằng văn bản) của Hội Đồng
Thành Viên
 Phó Tổng giám Đốc có quyền đưa ra chiến lược cho công ty với điều kiện Tổng giám đốc là
người ký ban hành.
• Giám đốc điều hành:


Quản lý và kiểm soát việc kinh doanh của Công ty và các chi nhánh.



Lập kế hoạch và quản lý hoạt động của văn phòng Công ty.

• Phòng Hành chính sự nghiệp:






Kiểm soát các vấn đề thuộc về hành chính



Kiểm soát văn thư và các giấy tờ gửi tới Công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán:

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

10

 Thực hiện mọi chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước
 Tổng kết tình hình tài chính của Công ty (niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01
và kết thúc vào 31/12 dương lịch hàng năm).


Phòng QA và Fit Tech:


Kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu đầu vào



Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra cũng như toàn bộ quá trình sản xuất

• Phòng Xuất - Nhập khẩu:
 Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban hành

để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định
 Quản lý, theo dõi toàn bộ hoạt động xuất – nhập khẩu của Công ty
• Phòng Đầu tư & Phát triển:
 Nghiên cứu tình hình thực tế và đưa ra các gợi ý đầu tư cho Ban giám đốc quyết định về
các lĩnh vực có thể đầu tư, mức vốn đầu tư, xu hướng của thị trường để Công ty có thể
đạt lợi nhuận cao nhất.
• Phòng Kỹ thuật – IT:
 Vận hành, duy trì hệ thống máy móc trong Công ty
 Sửa chữa, điều chỉnh khi có trục trặc xảy ra
• Phòng Kế hoạch:
 Lên kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn
• Trên cơ sở các hợp đồng thương mại được ký kết, phòng kế hoạch lên lịch làm việc cho các
phòng ban.
• Phòng Kinh doanh (Sale & Marketing):
 Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến lược chung
 Nghiên cứu, đề xuất các phương án xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tìm kiếm
khách hàng
• Bộ phận sản xuất:
 Trực tiếp quản lý công nhân
 Sản xuất các sản phẩm mẫu cho đối tác lựa chọn và cho ý kiến

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

11

I.2.4 Thế mạnh của Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú
Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý và sản xuất hàng dệt may. Từ khi

được thành lập, Công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu, năng suất chất lượng sản phẩm và uy
tín ngày càng nâng cao, thương hiệu PPJ càng được nhiều người biết đến
Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý thành Tổng Công ty hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con sẽ tạo nên sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi, trách
nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa Công ty mẹ với các Công ty con, tăng cường năng lực sản
xuất, tiếp thị, cung ứng, nghiên cứu, đào tạo.v.v.. tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành
đơn vị kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
I.3 Sản phẩm chủ lực

Sản phẩm vải

Sản phẩm quần jeans nam

Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ:
• Bông xơ, sợi vải, sản phẩm may mặc.
• Hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ liệu ngành dệt may.
• Dịch vụ đại lý vận tải đường biển.
• Kinh doanh bất động sản.
Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

12

Trong đó sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là các loại bông xơ, sợi vải, may và các sản phẩm
may mặc cho xuất khẩu.
I.4Vai trò của chuyền trưởngở xưởng may mẫu đến hiệu quả của quá trình tổ chức quản lý
sản xuất may công nghiệp
Chuyền trưởng đóng vai trò quan trọng trong chuyền may. Nhiệm vụ chung của chuyền trưởng

là kiểm soát, điều phối, xử lý các công việc trên chuyền để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và
đúng kế hoạch giao hàng.
PHẦN II:
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CHUYỀN TRƯỞNG Ở XƯỞNG MẪU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ
II.1 Giới thiệu bộ phận may mẫu, công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú
II.1.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận may mẫu
II.1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức xưởng may mẫu

II.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chuyền trưởng ở bộ phận may mẫu tại Công
ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú
II.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ.


Sắp xếp, điều động nhân sự của chuyền may đồng thời phản hồi thông tin về kế hoạch lên
chuyền để đảm bảo giao hàng thành phẩm đúng kế hoạch



Kiểm soát, giải quyết các vấn đề phát sinh trên chuyền, đề xuất cải tiến và áp dụng các thiết bị,
dụng cụ hỗ trợ để công nhân may đạt năng suất, chất lượng tốt nhất



Chịu trách nhiệm chính khi xảy ra các vấn đề lỗi, sai sót do chuyền may gây ra



Phối hợp cùng các bộ phận xử lý vấn đề phát sinh liên quan đến chuyền may trong quá trình
thực hiện mẫu, sản xuất

II.1.2.3Quyền hạn.



Được quyền yêu cầu công nhân sửa chữa, khắc phục những sai sót trong quá trình may sản
phẩm
Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu


13

Được quyền yêu cầu các bộ phận có liên quan cung cấp tài liệu, rập, bán thành phẩm dựa trên
văn bản kế hoạch
II.2 Quy trình làm việc của chuyền trưởng tại xưởng mẫu
II.2.1 Lên kế hoạch sản xuất của chuyền



Dựa vào phiếu kế hoạch để nhận bán thành phẩm và phụ liệu



Sắp xếp thứ tự công việc cho hợp lý, khoa học



Tinh toán sản lượng của chuyền trong một ngày cần phải đạt được để đảm bảo tiến độ sản xuất

II.2.2 Chuẩn bị thiết bị, vật tư, tài liệu kỹ thuật



Thiết bị, vật tư đóng vai trò quan trọng trong sản xuất . Nó ảnh hưởng đến năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Thiết bị tốt, đầy đủ giúp cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và hiệu
quả. Vì vậy, một số mã hàng cần sử dụng thêm các loại máy chuyên dùng, chuyền trưởng có
trách nhiệm thông báo cho bộ phận về thiết bịđể bổ sung trước khi sản xuất.



Tài liệu kỹ thuật là văn bản không thể thiếu khi sản xuất một mã hàng. Vì thế khi nhận được văn
bản này, chuyền trưởng sẽphân tích đối chiếu với mẫu, rập bán thành phẩm hay thành phẩm để
hiểu rõ quy cách may, quy cách lắp ráp của sản phẩm.
II.2.3 Tính toán cân đối định mức sản xuất



Định mức sản lượng: là lượng sản phẩm được quy định cho công nhân có tay nghề tương đương
với tính phức tạp của công việc trong một thời gian với những điều kiện nhất định



Định mức quản lý: là số người hoặc số bộ phận do một hoặc một số người lãnh đạo phụ trách
với trình độ thành thạo phù hợp với điều kiện nhất định
II.2.4 Hướng dẫn kỹ thuật may đến từng công nhân



Người chuyền trưởng phải nắm rõ yêu cầu kỹ thuật của mã hàng để đảm bảo cho quá trình sản

xuất đạt hiệu quả, đồng thời có thể hướng dẫn cho công nhân khi công nhân không hiểu hay làm
sai theo yêu cầu kỹ thuật của mã hàng.

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu



14

Đây là xưởng may mẫu, công nhân được đào tạo kỹ càng nên khả năng hiểu tài liệu là
khá cao, chỉ có những mã hàng phức tạp họ mới có một số vướng mắc.
II.2.5 Sắp xếp, điều độ sản xuất


Trong quá trình sản xuất, chuyền may phải tiến hành nhiều công việc khác nhau. Điều
này đòi hỏi người chuyền trưởng phải biết cách điều hành, sắp xếp công việc sao cho hợp
lý, khoa học.



Điều độ sản xuất bao gồm:
 Sắp xếp thứ tự sản xuất các đơn hàng sao cho hợp lý
 Lên kế hoạch các công việc cần giải quyết ở từng vị trí để bộ phận giám sát theo dõi biết

được tiến trình sản xuất trong chuyền: đơn hàng, công đoạn được thực hiện ở đâu, ưu tiên
ra sao và lúc nào hoàn thành
II.2.6 Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Chuyền trưởng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trong quá trình sản xuất.
Nếu có xảy ra các vấn đề về lỗi, sai sót do chuyền may gây ra thì chuyền trưởng là người chịu
trách nhiệm chính.
II.2.7 Quản lý nhân sự


Phân công lao động: chuyền trưởng tiến hành phân công lao động trước khi sản xuất một mã
hàng:
Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

15

 Chuyền trưởng dựa vào yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng mà bố trí, sắp xếp công nhân
 Tay nghề công nhân: các mã hàng phức tạp cần phân công cho các công nhân có kinh

nghiệm, tay nghề cao. Các mã hàng đơn giản dành cho những công nhân có tay nghề thấp
hơn
 Số lao động hiện có trong xưởng: nếu chuyền may không đủ số lao động do vắng mặt quá

nhiều, chuyền trưởng cần sắp xếp sản xuất đơn hàng gấp trước, cho kịp tiến độ.



Chuyền trưởng tiến hành chấm công hàng ngày để nắm rõ số lượng công nhân, bố trí công
việc cho hợp lý
ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9


HỌ VÀ TÊN NV
Lê Thị Tuyền
Hoàng Thị Lạnh
Hoàng Lê Ngọc Anh
Trần Thị Bạch Ngọc
Nguyễn Thị Sen
Đỗ Thị Thu Diễm
Nguyễn Nữ Hoàng Thi
Nguyễn Thị Lỵ
Nguyễn Thị Bé Thảo


MSNV

CV

43508
5890
42620

43287
43289
43447
43505
43514
43803


CT
MM
MM
MM
MM
MM
MM
MM
TP


T4

T5 T6

1

2

3

T7

4

C
N
5

T2

T3

6

7

Công nhân nghỉ phép phải có giấy phép gửi cho chuyền trưởng ký nhận, ngườinào tự ý nghỉ mà
chưa có sự cho phép của chuyền trưởng sẽ bị nhắc nhở, nếu trong tháng mà nghỉ quá nhiều vượt
quá số ngày quy định sẽ không được xếp loại chuyên cần và mất nhiều quyền lợi. Biểu mẫu xin
nghỉ phép:
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ

Form no: 0316/KT

ĐƠN XIN PHÉP VẮNG MẶT
Họ tên: ………………………………… MSNV: …………. Tổ/ Chuyền : …………
Tôi xin phép được vắng mặt vớI lý do sau (Đánh dấu vào ô tương ứng):

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu


16

1
2
3
4
5
6
7

Đi trễ

Nghỉ ốm

Nghỉ thai sản

Về sớm

Nghỉ việc riêng

Nghỉ phép

Nghỉ tai nạn lao động

Thời gian từ: …….. giờ đến: ……… giờ ngày: …………… đến hết ngày: …………...…
Lý do: ……………………………………………………………………………………..
……………………………………
P. HCNS
Q. L XƯỞNG

CHUYỀN TRƯỞNG
NGƯỜI LÀM ĐƠN

TRẦN THỊ NHƯ HOA



………………………..

……………………….

Trong quá trình sản xuất, chuyền trưởng phải thường xuyên nhắc nhở công nhân chấp hành nội

quy lao động, ngăn chặn các hành vi vi phạm
• Trong quá trình làm việc nếu chuyền trưởng thấy công nhân nào làm việc chăm chỉ sẽ đề nghị
lên Công ty khen thưởng để khích lệ tinh thần làm việc. Còn công nhân nào làm việc ít hiệu quả,
năng suất lao động thấp sẽ có các biện pháp xử lý để họ cố gắng hơn.

II.2.8 Công tác phối hợp với các phòng ban liên quan


Đối với bộ phận kế hoạch: chuyền trưởng nhận phiếu kế hoạch sản xuất hàng ngày, có
các thông tin về mã hàng, khách hàng, tên vải, số lượng, ngày may, ngày wash…



Đối với bộ phận kỹ thuật: chuyền trưởng liên hệ phòng kỹ thuật để nhận tài liệu, các
thông tin liên quan đến mã hàng.




Đối với bộ phận cắt: chuyền trưởng trực tiếp nhận bán thành phẩm dựa vào bảng kế
hoạch



Đối với bộ phận kho: chuyền trưởng nhận tất cả phụ liệu của mã hàng cần sản xuất dựa
vào phiếu kế hoạch

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu


17

Đối với bộ phận văn phòng: chuyền trưởng làm việc với phòng nhân sự để báo cáo tình
hình lao động trong ngày của công nhân.

II.2.9Các thủ tục chuyển công đoạn


Kho nguyên phụ liệu

LỆNH CẤP PHÁT NGUYÊN PHỤ LIỆU
Product code
EXP4937.LOT1
EXP4937.LOT1


PO No
3611-SOHO
Samples

Sinh viên: Trần Thị Diễm

Vendor
size
REGULAR
REGULAR

Size_
0
84
5

Size_02
127
5

Size_0
4
192
5

Size_06
192
5



GVHD: Nguyễn Thành Hậu

18

Total

LOẠI

89

ST1012OD

DIỄN GIẢI
68.9%cotton
2.5%spandex
28.6%polyester

yards

NCC
FREEDO
M
DENIM

KF121

Interlining

yds


VILENE

PD9223

EXP (Keo dựng không
dệt ) (WHITE)

Ysd

VILENCE

Pcs

YKK
ZIPPER

486 Zipper - Anti
EXP486 3" – 580 silver/tape BLACK

EXCN601CC692
92

EXP Nhãn care
(69%CT,29%PLS ,2%SPD)
-Hàng nữ

EXWD6103A

EXP Nhãn size--Silver text




ĐVT

132

2 1/2"
(size00
->2)
3" (size4
->8)
3
1/2"(size1
0-12)

Size_0R
Size_02R
Size_04R
Size_06R
Size_08R
Size_10R
Size_12R

Phân xưởng cắt:
PHIẾU TÁC NGHIỆP CẮT

MÃ HÀNG : 58536 - SPANISH ROSE
SỐ LƯỢNG XUẤT :
SỐ LƯỢNG CẮT :
LOT : 1-3


Sinh viên: Trần Thị Diễm

Pcs

TAG

Cái

TAG

197

SL CẦN
1,033
1,033
1,033
1,033

197
ĐỊNH
MỨC
1.40
0.00

1,033
1,033

0.13


221

1.00

572

1.00

240
1,033

1.00

1,033
1,033
89
132
197
197
178
135
105

1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00

1.00


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

19

KHO VAI CHINH : 55 1/2''
DATE : 12/3/2012
TY LE SO DO VAI CHINH
TY LE
SIZE
SSĐ

MÀU

DANG 1

ROSE

DANG 2

BTP/SD

TOTAL
SỐ LỚP

LOT

972


1

ROSE

2
396

DANG 3

DANG 6

DANG 7

DANG 8

3

5

7

9

2

2

2


2

2

2

2

2

2

2

2

1

1

ROSE

1
201

DANG 5

1

ROSE

178

DANG 4

0

3

1

ROSE
74

1

105

1

10

1

7

1

SỐ LỚP

LOT


422

1

BLACK

BLACK

1

BLACK

1

TY LE
SO DO
VAI LOT
+ KEO

SSĐ

MÀU

TY LE
SIZE
BTP/SD

DANG 1


0

1

3

5

7

9

2

3

6

5

6

6

II.3 Các vấn đề phát sinh và hướng giải quyết
Nhiều vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất tại xưởng may mẫu và cần được giải
quyết thỏa đáng:

Sinh viên: Trần Thị Diễm



GVHD: Nguyễn Thành Hậu

20

Sản phẩm của chuyền là sản phẩm mẫu nên có nhiều khả năng khách hàng sẽ thay đổi
một vài yêu cầu để cho sản phẩm được hoàn thiện hơn. Sự thay đổi có thể thêm vào hay bớt đi là
tùy thuộc khách hàng, các thay đổi thường là vềquy cách may, kiểu wash, mẫu thêu…
Quá trình sản xuất một mã hàng bao giờ cũng có sai sót, nếu vấn đề nằm trong khả năng
xử lý, chuyền trưởng sẽ giải quyết trước và thông báo sau cho các bộ phận liên quan, ngược lại,
chuyền trưởng phải kịp thời thông báo nếu sự cố nằm ngoài khả năng tự giải quyết.
Vì quá trình sản xuất là một dây chuyền xuyên suốt nên một khi sai sót xảy ra và không
được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến sai phạm hàng loạt.

PHẦN III:
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
III.1 Kết luận

Sinh viên: Trần Thị Diễm


GVHD: Nguyễn Thành Hậu

21

Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú, em đã học hỏi được nhiều kiến
thức:


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chuyền trưởng




Quy trình làm việc của chuyền trưởng



Cách xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất
III.2 Đề nghị



Công ty cần tuyển chuyền trưởng không những có kinh nghiệm tay nghề mà còn phải có kỹ
năng quản lý con người



Công ty cần tạo nhiều điều kiện để người chuyền trưởng có thêm cơ hội học tập, nâng cao tay
nghề cũng như năng lực quản lý

PHỤ LỤC

Sinh viên: Trần Thị Diễm



×