Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất bột giấy OCC MIXED WASTE PAPER 400 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 41 trang )

Luận văn
Tìm hiểu về quy trình làm
việc của dây chuyền sản
xuất bột giấy OCC MIXED
WASTE PAPER 400
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng
nghìn năm. Thành phần chính của giấy là xelluloz, một loại polyme mạch thẳng và
dài có trong gỗ, nằm bên trong lõi cây.
Theo thống kê của Hiệp hội giấy Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2011, tình
hình sản xuất của ngành giấy Việt Nam vẫn tương đối ổn định, sản lượng giấy, bìa các
loại ước đạt 925,7 nghìn tấn. Với lượng sản phẩm cao như vậy, cùng với gia tăng giấy
nhập khẩu đã tạo ra một lượng giấy đã sử dụng rất cao. Việc sử dụng số lượng
giấy này vào một mục đích khác sao cho có hiệu quả đang đặt một thách thức không
hề nhỏ cho những giải pháp mới. Giấy đã qua sử dụng nếu không được đem tái sản
xuất sẽ rất lãng phí. Không phải nguồn nguyên liệu lúc nào cũng sẵn có trong tự
nhiên, sau một thời gian sẽ không còn đủ cho sản xuất giấy nữa, và không còn đủ để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do vậy chúng ta phải tìm ra một
phương pháp hay một hướng đi mới cho ngành giấy, và phương pháp sản xuất giấy từ
giấy đã qua sử dụng là một hướng đi mới cho ngành giấy.
Từ nhứng lý do trên em xin trình bày về quy trình sản xuất bột giấy OCC từ các
loại giấy đã qua sử dụng.
1.2 Mục tiêu đề tài


Xây dựng quy trình sản xuất bột OCC cung cấp cho sản xuất giấy Cacton từ
nguồn nguyên liệu giấy đã qua sử dụng để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp.
1.3 Nhiệm vụ đề tài
 Đưa ra được quy trình sản xuất bột giấy OCC từ giấy đã qua sử dụng.
 Làm rõ quá trình làm việc của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất bột OCC.
1.4 Nội dung đề tài
 Tìm hiểu về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất bột giấy OCC MIXED
WASTE PAPER 400.

4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
 Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.
 Tên tiếng giao dịch đối ngoại: Saigonpaper Corporation.
 Tên viết tắt: SGP Corp.
 Mã số thuế: 3500813231
 Địa chỉ: KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 Điện thoại: 064-899338
 Fax: 064-899338
 Email:
 Website: www saigonpaper.com.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân được thành lập từ năm
1997.
Tháng 12/1998, công ty trách nhiệm hữu hạn giấy Sài Gòn với vốn đầu tư là 5 tỷ
đồng.
Tháng 6/2003, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn
(saigonpaper corporation) vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, giấy đăng ký kinh doanh số

4103001675 ngày 25 tháng 06 năm 2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.
Tháng 4/2004, công ty đầu tư xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công
nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên diện tích 45ha với số vốn đầu tư là
392 tỷ đồng.
Tháng 10/2005 xây dựng khu nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên nhà máy
Mỹ Xuân.

5
Tháng 6/2006 đầu tư xây dựng tổng kho quận 12 tại phường An phú đông Q.12
TP.HCM trên diện tích 7.000m
2
chuyên về thu mua giấy phế liệu và chứa thành phẩm.
Tháng 7/2007 công ty giấy Mỹ xuân chuyển thành công ty TNHH một thành
viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân với 100% vốn góp từ công ty cổ phần giấy Sài Gòn.
Tháng 10/2007 khởi công dự án mở rộng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại Khu Công
Nghiệp Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trên diện tích đất 6,8 ha, tổng số vốn đầu
tư 110 triệu USD, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các loại giấy cao cấp như giấy
testliners, coated board, tissue có công suất 230.000 tấn/năm.
Năm 2010, tiến hành lắp đặt các dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Châu
Âu với công nghệ hiện đại nhất hiện nay tại ASEAN trong ngành giấy. Sau khi chính
thức đưa vào vận hành sẽ nâng tổng công suất hàng năm của Giấy Sài Gòn lên 35.000
tấn giấy Tissue, 230.000 tấn giấy công nghiệp.
1.1.2. Các thành tựu đạt được
Công ty đã đầu tư vốn để xây dựng nhà máy Mỹ Xuân với quy mô lên đến
50.000 m
2
tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vốn đầu tư
lên dến 20 triệu USD. Hiện nay, nhà máy là nhà máy sản xuất giấy hàng đầu Việt Nam
với công suất 90.000 tấn/năm. Đây là nhà máy có quy trình sản xuất hiện đại nhất
Đông Nam Á, với các thiết bị được nhập khẩu từ các nước hàng đầu như công nghệ

Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ, với quy trình sản xuất hiện đại, nhà máy cũng đáp ứng
được nhu cầu xử lý chất thải theo tiêu chuẩn xanh, đảm bảo về sự an toàn cho môi
trường.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bằng sự nỗ lực hết mình của từng
thành viên trong công, công ty đã đạt được nhiều thành tựu như: thương hiệu nổi tiếng
Việt Nam, Sao vàng đất Việt, được người tiêu dung bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao 10 năm liền.
Đặc biệt trong năm 2007, công ty đạt được danh hiệu doanh nghiệp ASEAN
được ngưỡng mộ nhất về tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao động
nhân dịp kỉ niệm 40 thành lập ASEAN.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

6
1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân là chi nhánh của công
ty cổ phần giấy Sài Gòn, được thành lập từ năm 2004 tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A,
huyện TânThành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà Nội là đại
diện bán hàng thuộc công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân có địa
chỉ tại 157 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tổng kho: kho chứa hàng thuộc công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn –
Mỹ Xuân ở địa chỉ số 10 đường An Phú Đông 25, khu phố 3, phường An Phú Đông,
Q.12, TP.HCM.
Kho miền Tây: được thành lập từ năm 2007 tại địa chỉ D5/36B ấp 4 xã Tân Túc,
huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Kho miền đông: kho chứa hàng tại Đồng Nai, số 756 Ngũ Phúc, Hố Nai, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn – Miền Bắc liên doanh của công ty cổ phần giấy
Sài Gòn với các cổ đông khác. Địa chỉ: thôn Bình Minh, xã Lạc Hồng, huyện Văn

Lâm, tỉnh Hưng Yên.

7
CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY SÀI GÒN
Công ty TNHH một thành
viên Giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân
Chi nhánh Hà Nội
Tổng kho
Kho miền Tây
Kho miền Đông
Công ty cổ phần Giấy Sài
Gòn – Miền Bắc
Ghi chú:
Góp vốn
Chi nhánh
Hình1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
1.2.2. Quy mô của công ty
a) Quy mô
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân là công ty có quy mô
lớn, với nhiều thành viên như: công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ
Xuân, sự góp vốn của công ty cổ phần giấy Sài Gòn – Miền Bắc, sự góp vốn từ các cổ
đông…
Tính tới tháng 7/2007, số vốn điều lệ của công ty là 294,08 tỷ đồng. Vốn điều lệ
hiện tại: 204.285.700.000 VND.
b) Năng lực sản xuất
Nhà máy của công ty là nhà máy có công suất lên đến 90.000 tấn mỗi năm, và
dây truyền sản xuất hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.


8
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM
ĐỐC
GIÁM ĐỐC
KHỐI NHÂN SỰ
VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
NGÂN HÀNG IP
GIÁM ĐỐC NHÀ
MÁY
GIÁM ĐỐC
KHỐI THƯƠNG
MẠI
GIÁM ĐỐC KHỐI
TÀI CHÍNH VÀ
CHUỖI CUNG
ỨNG
TRƯỞNG
PHÒNG TIẾP
THỊ
GIÁM ĐỐC KINH
DOANH NGÂN
HÀNG TISSUE
Sản phẩm của công ty có chất lượng cao và phù hợp với nhiều đối tượng tiêu

dùng. Đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu công việc, biết nắm bắt quy trình công
nghệ sản xuất
Dây truyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp
tiên tiến:
- 3 dây chuyền sản xuất công nghiệp với sản phẩm là giấy tistliner, giấy Medium,
giấy White Top có công suất 70.000 tấn mỗi năm.
- 9 dây chuyền sản xuất giấy tiêu dùng với công suất 14.400 tấn mỗi năm.
- 1 dây chuyền sản xuất giấy Tissue cao cấp nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất
7.200 tấn mỗi năm.
Công ty cũng đầu tư xây dựng một nhà máy bột để phục vụ sản xuất
- Sản xuất giấy tiêu dùng 60 tấn/ngày.
- Sản xuất giấy công nghiệp 200 tấn/ngày.
Để đáp ứng được nhu cầu rộng lớn, công ty đã lập dự án mở rộng nhà máy Mỹ
Xuân, đầu tư thêm 3 dây chuyền được nhập khẩu từ Mỹ, Tây Ban Nha, Áo sản xuất
giấy Testliner, Coated Board, Tessue. Dự kiến dự án hoạt động với công suất 230.000
tấn mỗi năm. Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000 do QUACERT chứng
nhận.
CHƯƠNG II
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘT OCC 450
2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bột OCC 450

9
Hình 2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bột OCC 450
2.1 Nguyên liệu:
Nguyên liệu để sản xuất bìa carton tại nhà máy giấy Mỹ Xuân gồm rất nhiều
chủng loại như giấy hồ sơ, giấy vụn, giấy báo, giấy tập, bìa carton, hộp giấy phế liệu,

10
Máy cô đặc trống
Bể chứa

Cấp xeo
Screen 1
Giấy phế liệu Băng tải Hồ quậy thủy
lực
HDC1
Tháp chứaBể chứaMDL 1
Sàng phân tách
giai đoạn 1
Bể chứa
Sàn phân tách giai đoạn 2
Bể chứa
Lọc cát
nồng độ thấp
1
Sàng khe
Giai đoạn 1
Hệ thống
phân tán
Gyroclean
Cô đặc
đĩa
Bể chứa
Bể chứa Máy nghiền
Cấp xeo
… Thông thường được chia thành hai loại chính: nguyên liệu thường và nguyên liệu
cao cấp.
 Nguyên liệu thường:
Là loại nguyên liệu thông thường đã qua sử dụng, chất lượng không cao như:
giấy vụn, giấy báo, giấy tập, các loại giấy bao bì, thu hồi trong nước, một số loại
nhập về từ nước ngoài.

 Nguyên liệu cao cấp:
Là loại nguyên liệu có chất lượng cao, đồng đều, chủ yếu được nhập từ nước
ngoài như: giấy hồ sơ ngoại, giấy OCC cao cấp, bìa carton ngoại, một số loại bột
giấy… thường được dùng để sản xuất lớp mặt của bìa carton Duplex.
2.2 Băng tải
Băng tải xích được lắp với góc nghiêng là 21
0
,chiều dài 27m, năng suất làm
việc từ 450-480 tấn giấy nguyên liệu/ ngày. Đoạn cuối của băng tải xích có gắn thiết
bị cân điện tử để theo dõi số lượng giấy đi qua trên một đơn vị thời gian, giúp cho
người vận hành xác định được nồng độ bột tại hồ quậy thủy lực. Và người vận hành
cũng có thể điều chỉnh tốc độ băng tải để đạt được lượng giấy vào như mong muốn.
2.3 Hồ quậy thủy lực ( hydrapulper)
2.3.1 Mô tả
Hydrapulper gồm có:
Phần Pulper bằng thép không gỉ, với một thể tích thích hợp cho sản xuất. Bột
được hút đi thông qua buồng tháo liệu bên dưới đĩa sàng có trang bị nhiều lỗ. Rotor
đúc bằng thép, truyền động nhờ trục đặt theo phương thẳng đứng của cơ cấu cơ khí.
Chụp hút ngăn dòng bột bắn tung tóe từ Pulper và giữ cho khu vực Pulper sạch sẽ.
Rotor tạo ra lực va đập mạnh để phân tách giấy nguyên liệu thành huyền phù bột.
Junk Trap kết hợp giữa Pulper & Hydrapurge để xử lí dòng bột chứa tạp chất không
lọt qua được đĩa sàng của Pulper.
2.3.2 Hoạt động

11
Nguyên liệu OCC cho lên băng tải cấp vào Hydrapulper, tại đây có bổ xung
nước pha loãng bơm từ bể nước cho
Pulper làm việc ở mức nhất định và
nồng độ ~5%. Cánh khuấy quay sẽ cắt
các tấm giấy thành những miếng nhỏ,

các mảnh nhỏ này chuyển động trong
thùng phân tán. Cánh khuấy quay tạo sự
di chuyển mạnh từ tâm cánh khuấy đến
thành thiết bị, rồi lên phía đỉnh, quay về
phía trung tâm và rơi xuống phần cánh
khuấy phía dưới để bắt đầu chu kì mới.
Bảng 2.1 Các thông số hoạt động
- Nồng độ làm việc : 4-5 %. - Kích thước lỗ sàng :10 mm.
- Thể tích : 42 m
3
- Công suất motor : 355kW.
- Vận hành liên tục. - Số vòng quay : 1500 vòng/phút.
- Công suất : 480 bdmt/24h . - 480 bdmt/24h ở nồng độ 4~5%
2.3.4 Thiết bị phụ trợ
2.3.4.1 Ragger
Automatic Ragger là thiết bị công suất lớn dạng bánh có xẽ rảnh thiết kế để rút 1
cách chầm chậm “rag rope” (bộ phận cuộn các dây kim loại, chất dẻo, giẻ rách, dây
buộc, giấy có độ bền ướt khó phân rã và rác…) từ giấy phế liệu quậy trong
Hydrapulper. Thiết bị “ragger” có khung bằng thép để phù hợp với việc vận hành nâng
lên cao của ragger bên mép của Hydrapulper. Thiết bị Rag Rope Cutter được lắp đặt
sau Ragger để cắt rag rope thành các phần nhỏ, thuận lợi cho việc thải loại.

12
Hình 2.2 Cánh khuấy
Hình 2.3 Ragger Hình 2.4 Hydrapurge
2.3.4.2 Hydrapurge
Hydrapurge II thiết bị phụ trợ cho hệ thống Pulper được thiết kế xử lý gián đoạn,
để rửa, sàng xơ sợi thô và ngăn sự tạo thành xơ sợi bẩn vụn trong Pulper. Dòng bột lọt
qua sàng đem hòa với dòng bột chính.
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Hydrapulper

Năng lượng, cường độ Loại nguyên liệu
Thời gian lưu của nguyên liệu trong thiết bị Nhiệt độ
Hình dạng của thùng phân tán Nồng độ
Thao tác vận hành của người công nhân Kiểu vận hành, thời gian
2.4 Thiết bị lọc nồng độ cao H.D Cleaning
Hệ thống lọc nồng độ cao gồm 2 thiết bị lọc .
2.4.1 Cấu tạo
 Phần đầu được tráng phủ bằng gang (hợp kim nickel-chrome)
 Phần vỏ thiết bị
 Một chóp bằng gốm chứa phần tạp chất thải được cố định bởi mặt bích ở
phần đáy của vỏ thiết bị lọc.
2.4.2 Hoạt động

13
Dòng bột đi vào tiếp tuyến với đỉnh thiết bị, dưới tác động của lực li tâm các tạp
chất có tỉ trọng lớn sẽ xoáy mạnh vào thân thiết bị và đi xuống bồn chứa tạp chất
(reject trap). Dòng bột sạch chuyển động từ tâm thiết bị xuống phía dưới gặp phần côn
thiết bị sẽ dội ngược lại và đi ra ngoài qua
cửa tháo bột tốt trên đỉnh thiết bị.
Tại phần hình trụ (Trap) có bố trí
lượng nước cân bằng áp suất cao (nước
sau lọc cấp liên tục) để thu hồi lượng xơ
sợi lẫn trong dòng tạp chất nặng. Tạp chất
ở đáy “reject trap” của thiết bị lọc thu
gom về “heavy reject”. Sau thời gian set
sẽ xả lượng tạp chất này bằng van khí.
Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật H.D Cleaning
- Tỉ lệ lưu lượng với độ giảm áp 1.5 bar : 5880 lít/phút
- Nước rửa :Tiêu dùng : khoảng 50 - 150 lít/phút.
- Công suất ở chế độ bình thường của lọc cấp1 khoảng 740~750m

3
/h ở ~4%.
- Công suất ở chế độ bình thường của lọc cấp2 khoảng 250-300m
3
/h ở ~2%.
- Áp suất : 100 kPa - (1 bar). - Áp suất vào : Max 500 kPa ( 5 bar).
- Nồng độ làm việc : 3-5 % - Độ giảm áp : 120 - 180 kPa (1,2 to 1,8 bar)
Bảng 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến H.D Cleaning
 Loại nguyên
liệu
 Độ chênh áp
 Nồng độ bột
vào
 Áp lực nước cân
bằng
 Áp lực dòng bột
2.5 Sàng lỗ cấp 1
2.5.1 Cấu tạo

14
Hình 2.5 Lọc nồng độ cao
Sàng “Ultra-V screen” là thiết bị sàng áp lực dạng đứng, vận hành liên tục ở
nồng độ 4%.
 Thân hình trụ đặt theo phương đứng bằng thép không gỉ, lắp với đỉnh
bằng bulông.
 Lồng sàng bằng thép không gỉ (dạng lỗ), bắt bulông với phần thân
bằng vòng cố định. Kích thước lỗ sàng phụ thuộc vào yêu cầu xử lí.
 Rotor bằng thép không gỉ, quay bên trong lồng sàng, giúp làm sạch
lồng sàng và được lắp trên trục bằng khung hình nón có rảnh then.
 Một khung đở cho thân sàng và cơ cấu cơ khí.

Hình 2.6 Hệ thống sàng thô
2.5.2 Hoạt động
Bột ở nồng độ ~3.5% cấp vào sàng theo phương tiếp tuyến thông qua đường ống
vào ở đáy thiết bị và đi vào bên trong xylanh sàng. Lồng sàng dạng lỗ cho phép xơ sợi
hợp cách đi qua để ra ngoài qua cửa tháo liệu. Bột không hợp cách ra ngoài ở phần
đỉnh của xylanh. Phần không hợp cách của sàng 1 đưa qua cho sàng 2. Phần hợp cách
của sàng 2 hòa cùng với dòng chính. Phần không hợp cách gom về feed chest.
Rotor với hệ thống dao thủy lực, được thiết kế phù hợp với ứng dụng nhất định,
làm sạch lồng sàng 1 cách liên tục, phần bề mặt tự do của lồng sàng có khả năng bị bịt
kín.

15
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật sang lỗ cấp 1
- Nồng độ làm việc : max 4 %. - Kích thước lỗ sàng : 2 mm.
- Độ giảm áp : khoảng 20 - 50 kPa. - Công suất motor : 250 kW.
- Truyền động đai. - Số vòng quay : 1000 vòng/phút
- Áp lực vào : min 120 kPa (1,2 bar); max : 500 kPa (5 bars).
- Công suất: 530 tấn bột KTĐ/24h ở 3.2%, bao gồm:
+ Dòng hợp cách từ sàng cấp 1: ≈ 420 tấn bột KTĐ/24h ở 3.2%.
+ Dòng hợp cách từ sàng cấp 2: ≈ 110 tấn bột KTĐ/24h ở 3.2%.
2.6 Thiết bị lọc MIDLE CLEANER
Hệ thống lọc “MD Cleaning” giống như lọc
nồng độ cao “HD Cleaning”, nhưng vận hành ở
nồng độ trung bình.
Lọc NĐT là thiết bị lọc li tâm cho phép tách
loại các tạp chất nặng, thậm chí các mảnh nhỏ
như cát, mảnh thủy tinh, ghim dập…, có trong
giấy loại hoặc bột cellulose vón cục ở nồng độ
thấp hoặc trung bình.
Bảo đảm bảo vệ hiệu quả chống lại các sự cố

mài mòn, ma sát cho các thiết bị phía sau như sàng
hoặc nghiền. Lọc NĐT có cấu trúc lớn và không đòi
hỏi bảo trì đặc biệt.
1Bảng 2.6 Thông số kỹ thuật MD Cleaning
- Tỉ lệ lưu lượng với độ giảm áp 1.5 bar : 4360 lít/phút
- Nồng độ làm việc : max 5 % - Áp suất vào: Max 500 kPa ( 5 bar).
- Độ giảm áp : 120 - 180 kPa (1,2 to 1,8 bar). - Áp suất : 100 kPa (1 bar).
- Tiêu dùng : khoảng 50 - 150 lít/phút.
2.7 HỆ THỐNG SÀNG PHÂN LOẠI THỨ CẤP
2.7.1 Cấu tạo
Là một loại sàng áp lực thẳng đứng vận hành một cách liên tục.Chức năng chính
của nó là phân tách xơ sợi ngắn và dài.

16
Hình 2.7 MD Cleaning
Thiết bị gồm có :
- Thân sàng thẳng đứng làm bằng thép không gỉ, trên nắp có thiết bị làm kín được
lắp chặt bằng bulong
- Tấm sàng đục lỗ làm bằng thép không gỉ gắn với thân sàng bằng một vòng cố
định. Kích thước khe sàng phụ thuộc vào quá trình ứng dụng.
- Rotor quay bên trong tấm sàng, gắn
với các cánh gạt làm sạch lồng sàng và định
trên một cái giá đỡ hình côn.
- Một cơ chế truyền động rotor của
sàng gồm một trục thẳng đứng quay quanh
hai ổ bi bôi trơn, một miếng đệm làm kín,
puli và đai truyền động.
- Một bệ đỡ thân sàng và bộ phận cơ khí.
2.7.2 Hoạt động
Bột đưa vào sàng phân tách xơ sợi theo phương tiếp tuyến qua ống bột phía dưới

thân sàng và chuyển lên phía trên vào khu sàng bên trong trục sàng. Phần xơ sợi ngắn,
mịn đi qua khe sàng và ra ống bột hợp cách. Phần xơ sợi dài, thô thải ra ống bột không
hợp cách ở phía trên. Rotor có các cánh gạt thủy lực làm sạch sàng một cách liên tục
giúp cho sàng không bị bít kín. Áp lực dòng bột hợp cách (xơ sợi ngắn) đòi hỏi nhỏ
nhất là 10mWC. Áp lực dòng bột không hợp cách (xơ sợi dài) điều chỉnh theo vận
hành. Độ chêch áp qua sàng là 3-5 mWC. Giá trị này được kiểm tra thích hợp khi vận
hành.
Chú ý: Sàng ADS phải được làm kín với nước trước khi vận hành để tránh làm
mất cân bằng rotor , tổn hại đến cánh gạt của rotor, tấm sàng và thiết bị làm kín.
Bảng 2.7 Thông số kỹ thuật sang phân loại thứ cấp
- Nồng độ làm việc: max 4 %. - Kích thước khe sàng: 0.15 mm.

17
Hình 2.8 sàng phân loại
- Độ giảm áp: khoảng 20 - 50 kPa . - Chuyền động đai.
- Công suất motor: 160 kW. - Số vòng quay: 1500 vòng/phút .
- Áp lực vào: min 120 kPa (1,2 bar) - Áp lực vào: max 500 kPa (5 bars)
 Công suất
- Sàng giai đoạn 1 : 450 T/D.Tỉ lệ dài (trung bình) : ngắn là 60:40 .
- Sàng giai đoạn 2 : 274 T/D.Tỉ lệ dài : ngắn (trung bình ) là 40:60.
Xơ sợi ngắn và trung bình là dòng bột hợp cách qua khe sàng có kích thước
0.15mm và được đưa trực tiếp vào trống cô đặc. Xơ sợi dài chứa trong bể chứa để tiếp
tục đi đến hệ thống lọc và sàng tinh tiếp theo.
2.8 Máy cô đặc dạng tang trống ( bột sợi ngắn và trung bình)
Hình 2.9 Máy cô đặc dạng tang trống
2.8.1 Cấu tạo
2.8.1.1 Rotor
Rotor của máy cô đặc ( A) được lắp với khung trống hình trụ có bọc lưới, tùy
thuộc vào kích cỡ của máy và những yêu cầu khác mà dùng trục truyền động rỗng hay
đặc. Ở 2 đầu của trục thường là trục đặc và lắp với ổ bi C. Mỗi dãy đĩa lọc F gồm 6


18
mảnh nhỏ được lắp với trống N. Phần cuối của trống gắn với phần truyền động thường
khép kín. Phần không được truyền động của trống lắp với vòng bi làm kín để phân
tách trống quay với thùng chứa. Tại phần không được truyền động, trống hoàn toàn hở
để thoát nước trắng sau lọc qua ống tháo liệu. Bộ truyền động cho trống cô đặc bao
gồm hộp số B lắp với trục, hộp số này lắp với motor A. Cánh tay đòn T hạn chế sự
rung của trục gắn với hộp số khi motor đang chạy.
2.8.1.2Các mảnh đĩa lọc ( Filter segments )
Các mảnh lọc thường có dạng hình tròn và có một vài mảnh hình chữ V. Mỗi
mảnh có bọc lưới lọc làm bằng polypropylene với kích cỡ lỗ là 425 micron được nén
chặt bằng dây kim loại SS và sau đó làm co chúng lại bằng khí nóng hoặc hơi. Các
mảnh được gắn bên ngoài trống. Mỗi dãy gồm 6 mảnh giống nhau xếp thành vòng
tròn. Mỗi máy cô đặc gồm từ 2 đến 6 dãy. Cách thiết kế hình chữ V của mảnh lọc tạo
vùng lọc lớn với cùng một lượng bột đưa vào máy cô đặc. Có thể thay thế bằng vải lọc
polypropylen.
2.8.1.3 Máng lọc hay bể lọc ( filter vat )
Máng lọc hay bể lọc D làm bằng thép không gỉ và chịu lực ở hai đầu. Ở phía
dưới máng có ống thoát nước H. Bộ chuyển đổi tín hiệu V gắn với máng có thể điều
chỉnh tự động tốc độ của trống quay dựa vào mức nước bên trong máng và lưu lượng
bột vào máy cô đặc. Đối với những trống cô đặc có kích thước lớn, thùng ổn định lưu
lượng (Level box) J có gắn máng lọc đặt kế cận với bộ phận không được truyền động.
Level box tiếp nhận lưu lượng nước lọc từ máng lọc đặt nằm ngang và chảy xuống
bằng trọng lực.
2.8.1.4 Vòng làm kín ( Sealing Ring )
Một vòng làm kín bằng thép không gỉ gắn với ống cao su có chia rãnh riêng biệt,
vòng này để làm kín máng lọc của trống tại bộ phận không được truyền động và được
giữ chặt vào trống quay. Nó có một cái thắt vòng tròn và cần được kiểm tra đều đặn độ
kín ở giữa các khoảng thời gian. Vòng làm kín này có thể bỏ đi và thay thế định kì
bằng cái khác.


19
2.8.1.5 Thùng cấp bột ( Inlet feed box )
Thùng cấp bột G được hàn với máng lọc và lắp với nắp quan sát bột vào P. Bột
đưa vào thùng cấp bột bằng van đảo chiều phân phối lưu lượng, tạo sự phân bố đồng
nhất dòng bột vào theo suốt chiều dài máy cô đặc. Đối với những trống cô đặc có kích
thước lớn, có hai ống cấp bột trong thùng để tạo lưu lượng lớn.
2.8.1.6 Thùng chứa bột đã cô đặc
Thùng chứa bột đã cô đặc L được hàn với máng lọc và lắp với nắp quan sát R.
Thùng này nghiêng ở hai đầu và đưa bột đến ống bột ra. Đối với những trống cô đặc
kích thước lớn có hai ống bột ra, bột sau khi cô đặc chảy ra bằng trọng lực.
2.8.1.7 Hệ thống dao gạt
Hệ thống dao gạt khối bột hình thành trên các mảnh lọc và nó sẽ đưa bột sang
thùng chứa bột. Dao gạt gồm có những miếng đệm cao su hình chữ V gắn trên tấm
kim loại PP, tất cả chúng đều nằm trên một thanh xà dài có bọc lưới bên ngoài. Dao
gạt có thể co ra thục vào và điều chỉnh được để duy trì góc nghiêng chính xác của
miếng đệm cao su thẳng hàng với các mảnh lọc. Dao gạt có thể bị mòn một thời gian
và cần phải thay thế.
2.8.1.8 Nắp chụp
Nắp chụp làm bằng thép không gỉ có gắn với một vài cửa quan sát trên một phía
để quan sát dễ dàng trong quá trình vận hành. Cửa quan sát có thể di chuyển dọc theo
FRP. Vòi phun nước được gắn cố định bên trong chụp hút. Việc di chuyển các cửa
quan sát tạo liên kết với vòi phun nước và cố định các mảnh lọc khi thay đổi lưới lọc.
2.8.1.9 Hệ thống phun rửa
Hệ thống này gồm có một đầu phân phối nước rửa chính, gắn bên trong nắp
chụp. Đầu phân phối này có một vài chỗ lồi cách đều nhau ở giữa các vòi phun tia
dạng tròn phẳng. Hình dạng tia phun tạo ra có sự kết hợp với góc nghiêng “V” của
mảnh lọc.Bằng cách này sẽ cung cấp được một hiệu suất làm sạch cao trên lưới lọc.

20

Mỗi vòi phun có thể tạo lưu lượng 6 l/ph ở áp suất 4 bar. Đầu phân phối tạo ra một
hiện tượng “chổi quét ” làm sạch bên trong và có van S ở một đầu, đầu còn lại có vòi
nước phun rửa. Nếu nước lọc sử dụng cho phun rửa có độ đục cao sẽ tạo ra cặn bã bám
vào đầu phun rửa và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả rửa, cần phải được làm sạch theo định
kỳ. Mỗi lần làm sạch như vậy, có thể mở van tay trong một vài giây và sau đó đóng
lại. Khi mở và xoay van tay, nó tạo ra tác động quét bên trong, vì vậy ở cùng một thời
điểm của quá trình làm sạch các mảnh lọc bằng vòi phun bên trong ống, van tay sẽ đạt
độ mở và nước đổ vào mảnh lọc. Khi van này đóng , “chổi quét” làm sạch mảnh lọc lại
một lần nữa. Việc tháo bỏ các vòi phun nước là không cần thiết. Nếu nước sạch hoặc
nước lọc thấp hơn lượng dùng ppm thì xác suất xuất hiện “chổi quét” rất thấp.
2.8.2 Hoạt động
Bột sợi ngắn và trung bình đi vào máng G chảy tràn bể lọc ngập khoảng 2/3 tang
trống. Tang trống quay theo chiều kim đồng hồ khi ngập vào dòng bột. Nước rút vào
lòng tang trống kéo theo lượng xơ sợi bị dính lên lưới lọc. Nước được lấy ra ngoài qua
từ máng J. Bột dính lên lưới lọc quay đến máng L thì được dao gạt lớp bột rớt xuống
máng. Cùng lúc đó các tia nước rửa lưới lọc phun nước với áp lực cao làm sạch lưới
lọc. Bột sau khi cô đặc thì đưa về bể chứa cung ứng cho máy xeo.
Bảng 2.8 Thông số kỹ thuật hệ thống phun lửa
- Bột cấp : 350 T/ngày, nồng độ : 2.1% . - Công suất motor : 7.5 kW.
- Bột tốt ra : 338 T/ngày, nồng độ : 4 - 5%. - Số vòng quay : 1500 vòng/phút.
2.9. Lọc cát cấp độ thấp ( xơ sợi dài)
Chức năng chính của hệ thống này được mô tả như sau :
Đây là giai đoạn lọc 3 cấp, nồng độ thấp, hệ thống này loại bỏ cát và mảnh xơ sợi
vụn nặng có trong bột rất hiệu quả. Giai đoạn lọc 3 cấp có trang bị bộ phận DFRC để
thu hồi xơ sợi có trong dòng thải. Hệ thống này được điều chỉnh hoàn toàn bằng DCS.
2.9.1 Hệ thống lọc Kadant

21
Là hệ thống lọc tinh hình côn có tác dụng loại bỏ tạp chất nặng có trong dòng bột
nồng độ thấp (1%) bằng lực ly tâm. Bột đưa vào hệ thống lọc thông qua tấm chắn bột

hình xoắn ốc tạo sự chuyển động xoáy cho dòng bột. Tạp chất nặng ly tâm đến thành
thiết bị và do hình dạng của lọc ly tâm là hình côn nên chúng có khuynh hướng đi
xuống phía dưới. Dòng bột đi ra từ tâm thiết bị gọi là dòng bột hợp cách. Ở giai đoạn
lọc cuối, dòng thải được pha loãng và bơm cấp vào thiết bị thu hồi xơ sợi nhằm làm
giảm tổn thất xơ sợi và ảnh hưởng đến môi trường.
2.9.2 Hệ thống lọc nhiều cấp
Lưu lượng dòng thải ở mỗi cấp lọc chứa hàm lượng xơ sợi giới hạn ở mức độ tối
ưu. Vì vậy các thiết bị lọc được lắp ráp theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Dòng thải ở
cấp 1 đưa sang cấp 2; dòng thải cấp 2 đưa sang cấp 3 …Cũng tương tự như vậy, dòng
hợp cách ở lọc cấp 2 quay về lọc cấp 1, dòng hợp cách ở lọc cấp 3 quay về lọc cấp 2,
…Nồng độ bột giảm từ lọc cấp 1 đến lọc cấp 2, 3 cùng với sự pha loãng vào mỗi giai
đoạn ở bơm cấp bột .
Hình 2.10a. Thiết bị lọc cấp 1 Hình 2.10b. Thiết bị lọc cấp 2
Bảng 2.9 Thông số kỹ thuật thiết bị lọc
- Độ giảm áp : 120 kPa (1.20 bar). - Nhiệt độ lớn nhất : 60°C.
- Áp lực ra nhỏ nhất
: 20 kPa (0.20 bar).
: 80 kPa (0.80 bar) cho lọc nghiêng.
- Áp lực vào lớn nhất
: 300 kPa
: 500 kPa cho những lọai thiết bị chịu lực.
- Áp lực nước pha loãng cho lọc nghiêng DFR : 200 kPa.
- Lưu lượng vào bộ lọc cấp 1: 547 m3/h, ở nồng độ 1.21%.
- Lưu lượng vào bộ lọc cấp 2: 219 m3/h, ở nồng độ 0.74 %.
- Lưu lượng vào bộ lọc cấp 3: 108 m3/h, ở nồng độ 0.43 %.

22
1
Duy trì vận hành hệ thống với độ chêch áp thích hợp là 12-18 mWC.
Công suất vận hành cơ bản:

- Công suất lọc cấp 1 : 540 m
3
/h.
- Công suất lọc cấp 2 : 216 m
3
/h.
- Công suất lọc cấp 3 : 108 m
3
/h.
2.10 Sàng tinh ( xơ sợi dài)
2.10.1 Mô tả
Sàng Ultra-V là một sàng áp lực vận hành liện tục dạng đứng
Thiết bị bao gồm: Một thân hình trụ đứng bằng thép, phía trên của thân được lắp
bằng bu lông với thiết bị làm kín. Lồng sàng bằng thép (với sàng tinh loại khe), đóng
chốt với thân sàng bởi một vòng cố định. Kích thước khe sàng dựa vào sự ứng dụng
của chu trình. Rotor bằng thép, xoay bên trong khung sàng, các foil làm sạch được
chống đỡ trong lồng sàng và được chốt bởi vành hình côn trên trục. Rotor sàng truyền
động xoay, với một trục đứng chạy giữa hai vòng bi bôi trơn dầu mỡ và nước làm trơn
với một miếng đệm làm kín, pullys and đai truyền động hình thang. Một chân đế đỡ
của thân sàng và máy.
2.10.2 Hoạt động
Bột vào tiếp tuyến phần dưới của thân, đi vào bên trong của lồng sàng. Lồng
sàng dạng khe cho phép dòng bột tốt đi qua ống xả bột tốt. Dòng bột thải từ phía trên
của thân hình. Rotor với thiết bị foil dao, được thiết kế cho thích hợp với ứng, làm
sạch lồng sàng một cách liên, thiết kế này nhằm đảm bảo thông thoáng bề mặt sàng.
Sàng Ultra-V screen phụ thuộc vào áp lực lưu lượng bột ra ít nhất là 10mWC. Lưu
lượng tạp chất là thông số điều khiển chính của quá trình vận hành. Sự chênh áp qua
lồng sàng (đầu vào/ đầu ra) là 3-5 mWC là điều kiện vận hành chung.

23

Hình2.11 Sàng khe
Bảng 2.10 Thông số kỹ thuật
- Nồng độ làm việc : max 4 %. - Kích thước khe sàng : 0.15 m.
- Độ giảm áp : khoảng 20 - 50 kPa. - Truyền động đai.
- Công suất motor : 90 kW. - Số vòng quay : 1500 vòng/phút.
- Áp lực vào :
- min 120 kPa (1,2 bar).
- max 500 kPa (5 bars).
- Công suất sàng UV ≈ 91 tấn bột khô tuyệt đối/ngày, nồng độ ~1%.
2.10.4 Sàng thứ cấp FiberNet
Sàng FiberNET là sàng hai giai đoạn và vận hành liên tục với nồng độ 1~2%.
Kích thước khe và sự điều chỉnh nồng độ dựa trên ứng dụng trong quá trình vận
hành.Sàng FiberNET bao gồm :
Một thân hình trụ đứng bằng thép, gắn với nắp quan sát ở phía sau phần đầu và
buồng thải tạp chất hình xoắn ốc ở phía sau phần cuối của thân. Một lồng sàng có khe.
Một rotor với foil gạt nước ở bên trong thích hợp với mỗi ứng dụng. Rotor xoay bởi
một trục nằm ngang.
Rotor sàng truyền động xoay, với một trục đứng chạy giữa hai vòng bi bôi trơn
dầu mỡ và nước làm trơn với một miếng đệm làm kín, pullys and đai truyền động hình
thang. Một chân đỡ cho thân sàng và hệ thống cơ khí.

24
Hình 2.12 FiberNET
Dòng bột cấp vào lồng sàng và rotor của FiberNET. Dòng bột thoát qua lồng
sàng dạng khe là dòng bột hợp cách. Sàng hai giai đoạn FiberNET có 2 vùng sàng và
hai đầu bột ra. Tạp chất được thải ra theo hình xoắn ốc vào thùng chứa tạp chất.
2.11. Quá trình lọc tinh (sợi dài ) bằng thiết bị GYROCLEAN
GyroClean là thiết bị lọc nằm ngang, dùng để loại bỏ các mảnh vụn nhẹ có trọng
lượng nhỏ hơn 1 như là hạt nhựa, kim loại, polystyren…
2.11.1 Mô tả

Thân thiết bị gồm một trục có hai gối đỡ nằm trên hai ổ bi trong đó có ổ bi trượt
gắn trên một bệ bằng thép. Trống quay hình trụ được gắn ở hai đầu như sau :
- Đầu bột vào: là một ống hình xoắn ốc có tác dụng phân kỳ được gắn mặt bích
bên ngoài của Gyroclean.
- Đầu bột ra: là một ống hội tụ cho dòng bột hợp cách và một ống cho dòng thải
tạp chất nhẹ nằm ở giữa.
 Hai bộ phận làm kín ở hai đầu có mạ cacbua, do đó yêu cầu nước làm kín phải
là nước sạch.
 Bộ phận làm kín dòng thải tạp chất được đòi hỏi bôi trơn.
 Hai ổ đũa hình cầu có bôi trơn.
 Một thiết bị bôi trơn có chứa dầu bôi trơn cho bơm và đường ống.
 Một bộ phận bảo vệ cho trống quay.
 Một motor có dây đai truyền động
 Một thiết bị bảo vệ truyền động đai.

25

×