Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

báo chí bình thuận thời kì đổi mới (1986 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Thuỳ

BÁO CHÍ BÌNH THUẬN THỜI KÌ
ĐỔI MỚI (1986 - 2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Minh Thuỳ

BÁO CHÍ BÌNH THUẬN THỜI KÌ
ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số

: 66 22 02 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG KIỀU LINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng lặp với bất kì đề tài nghiên
cứu khoa học nào.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Thuỳ

1


LỜI CẢM ƠN
Bình Thuận : cái tên gợi lên sự gần gũi . Bình là bình an , mong một cuộc sống yên
bình . Thuận là sự thuận hòa và phải chăng là thuận ý trời , thuận lòng người để đạt
đến ấm no , tự do và hạnh phúc .
Với quá trình phát triển của lịch sử, cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên , nhân dân
tỉnh Bình Thuận đang cùng chung tay góp sức xây dựng và phát triển đất nước Việt
Nam nói chung và tỉnh nhà nói riêng thời kì công ngiệp hóa – hiện đại hóa .
“ Báo chí Bình Thuận thời kì đổi mới ( 1986-2006 )” là đề tài nghiên cứu của luận
văn .
Để hoàn thành được luận văn này , người thực hiện đề tài chân thành cảm ơn những
chia sẻ , đóng góp ý kiến của các vị lãnh đạo qua nhiều thời kì của Báo Bình Thuận ,
Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận .
Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt thành , chu đáo của Tiến sĩ Dương Kiều
Linh cũng như sự quan tâm , giúp đỡ của các Thầy Cô khoa Lịch Sử trường Đại Học
Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh .
Bằng khả năng nghiên cứu khoa học và hiểu biết còn hạn chế , chắc chắn luận văn

không tránh khỏi những thiếu sót . Người viết chân thành cảm ơn và luôn lắng nghe ,
tiếp thu các ý kiến đóng góp đối với luận văn .
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Thùy

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 5
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 6
3. Mục đích của đề tài ......................................................................................................... 7
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 8
5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 9
6. Nguồn tài liệu ................................................................................................................ 11
7. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................ 12
8. Đóng góp của Luận văn................................................................................................ 12
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 13

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
BÌNH THUẬN ........................................................................................................... 14
1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 16
1.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................16
1.1.2. Địa hình .................................................................................................................17
1.1.3. Tài nguyên ............................................................................................................18
1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội .......................................................................... 20

1.2.1. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................................20
1.2.2. Đặc điểm dân cư ..................................................................................................25
1.2.3. Đặc điểm văn hoá – xã hội...................................................................................27

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ BÌNH THUẬN....... 35
2.1. Diện mạo báo chí Bình Thuận .................................................................................. 35
2.1.1. Các loại hình báo chí ............................................................................................35
2.1.2. Số lượng, thời lượng phát hành ...........................................................................36
2.1.3. Đội ngũ những người làm công tác báo chí .........................................................38
2.1.4. Sự tiếp nhận thông tin của nhân dân trong tỉnh ....................................................40
2.2. Hoạt động của báo chí Bình Thuận ........................................................................ 42
2.2.1. Vài nét về báo chí Thuận Hải từ 1975 đến 1992 ..................................................42
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đối với hoạt động
báo chí (1992-2006). .......................................................................................................48
3


2.2.3. Hoạt động của báo viết .........................................................................................50
2.2.4. Hoạt động của báo hình – báo nói ........................................................................53
2.2.5. Hoạt động quảng cáo trên báo chí Bình Thuận ....................................................56

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ BÌNH THUẬN TRONG THỜI KÌ ĐỔI
MỚI (1986-2006)........................................................................................................ 60
3.1. Với công tác chính trị, tư tưởng và nhiệm vụ tuyên truyền .................................. 60
3.2. Với việc phát triển nền kinh tế của Bình Thuận trong giai đoạn toàn cầu hóa... 63
3.3. Với các vấn đề văn hoá – xã hội ............................................................................... 67
3.4. Với công tác an ninh quốc phòng ............................................................................. 72
3.5. Với công tác đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội .............................................. 74

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 92

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 21/6/2013 cả nước kỉ niệm 88 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Sự
kiện 21/6/1925 là bước ngoặt quan trọng mà những người hoạt động báo chí luôn ghi
nhớ: tờ báo Thanh Niên – cơ quan ngôn luận của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí Hội ra số đầu tiên, đặt dấu mốc mở đầu cho dòng báo chí cách mạng
Việt Nam. Trải qua hai thời kì kháng chiến và hòa bình xây dựng bảo vệ Tổ quốc,
báo chí cách mạng ngày càng phát triển nhưng có thể nói rầm rộ nhất là trong thời kì
đất nước tiến hành công cuộc đổi mới.
Xây dựng và phát triển trong bối cảnh tình hình thế giới những năm cuối thập
niên 80 của thế kỉ XX có nhiều biến đổi, sự khủng hoảng trầm trọng của hệ thống xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chiến tranh lạnh đang đi vào giai đoạn thoái
trào, khuynh hướng đối thoại và hợp tác là lựa chọn được xem xét trong quan hệ đối
ngoại giữa các nước lớn... Việt Nam cũng nhanh chóng bắt nhịp với thời cuộc, đặc
biệt khi Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh
vực. Riêng đối với báo chí nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn
ra vào tháng 12 năm 1986 đã chỉ rõ nhiệm vụ của các cơ quan thông tin đại chúng:
“.... Truyền bá đường lối chính sách của Đảng, đi sát thực tế, thông tin kịp thời
và phân tích sâu sắc những sự kiện mới; phát hiện và phản ảnh trung thực những
điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh
chống những hiện tượng lạc hậu trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác...”
Và từ sự kiện mang tính chuyển giao thời đại đó, báo chí cách mạng Việt Nam
có những thay đổi phù hợp với tình hình. Thế nhưng nhìn từ góc độ lịch sử báo chí
thì việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu quá trình tự đổi mới của báo chí Việt Nam nói

chung và báo chí địa phương nói riêng vẫn còn nhiều bỏ ngõ dù rằng với đặc thù là
tiếng nói của cuộc sống đương đại thì báo chí là “nhân vật lịch sử” không thể thiếu
trong tiến trình phát triển của Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một đặc điểm dễ nhận thấy của lịch sử báo chí cách mạng nước ta đó là ngoài
báo chí của Trung ương còn có báo chí của các Đảng bộ địa phương cấu thành mạng
5


lưới của Đảng trong cả nước cùng làm công tác chính trị chung. Và với lực lượng báo
chí ngày càng tăng nhanh như hiện nay rõ ràng hệ thống báo chí Đảng bộ địa phương
do các cấp ủy tỉnh, thành phố quản lý có vị trí rất quan trọng. Nếu như báo Nhân Dân
là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thì 64 Đảng bộ tỉnh, thành
phố đều có báo xuất bản định kì đại diện cho tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân tại
địa phương đó Một hệ thống báo chí gồm báo của Trung ương và Đảng bộ địa
phương, báo điện tử và phát thanh truyền hình thể hiện sự hoàn chỉnh của báo chí
cách mạng Việt Nam. Báo chí từng bước chiếm ưu thế trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng
và thông tin với nhiệm vụ mới được giao là sát cánh cùng nhân dân xây dựng chủ
nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Nằm cuối dải dất ven biển Nam Trung bộ, Bình Thuận không những có vị trí
quan trọng về kinh tế, quân sự mà còn là đầu mối giao lưu văn hóa của cả hai miền
Nam Bắc nên ngay từ buổi đầu báo chí đã nhanh chóng được những những người yêu
nước ở Bình Thuận sử dụng là vũ khí sắc bén trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, đế quốc Mĩ cũng như một phương tiện truyền thông hiệu quả nhất trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của chúng tôi thì vấn
đề lịch sử báo chí Bình Thuận nói chung và báo chí Bình Thuận thời kì đổi mới nói
riêng nhận được rất ít sự quan tâm của giới nghiên cứu sử học. Chính điều đó là động
lực thúc đẩy chúng tôi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu báo chí Bình Thuận nhìn từ góc độ
lịch sử để góp thêm đôi dòng sự kiện cho trang sử của một địa danh rất đỗi tự hào với
truyền thống vẻ vang trong công cuộc giải phóng dân tộc suốt 30 năm của thế kỉ XX.
Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: "Báo chí Bình Thuận thời kì đổi mới (19862006)” cho công trình nghiên cứu khoa học này.

2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Thế kỉ XXI với hội nhập toàn cầu, gắn kết mọi người trên trái đất bằng sức
mạnh của công nghệ thông tin, đưa Việt Nam tiến gần hơn với thế giới. Trong bối
cảnh ấy, Việt Nam đã và đang đổi mới hơn hai mươi năm dẫu còn nhiều hạn chế, khó
khăn và trở ngại nhưng không thể phủ nhận những thành tựu đã có được trong công
cuộc xây dựng đất nước với sự đóng góp của nhiều nhân tố trong đó phải kể đến vai
6


trò của báo chí. Là cầu nối giữa thông tin với người đọc, báo chí phản ánh mọi vấn đề
của cuộc sống. Bên cạnh đó, sự phát triển một vùng đất, địa danh là một mảng màu
trong bức tranh tổng thể của quá trình hình thành và phát triển quốc gia Việt Nam.
Cùng với dòng chảy của lịch sử, báo chí Bình Thuận đã làm nên diện mạo chuyển
biến kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa của tỉnh nhà. Thế nhưng đến thời điểm này
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự về vấn đề này, nếu có chăng chỉ là
những dòng sự kiện tóm tắt viết về báo chí tỉnh nằm trong mảng văn hóa chung, đặc
biệt là báo chí tỉnh thời kì đổi mới, giai đoạn trở mình để thay đổi của đất nước. Một
góc hẹp nhưng lại là khoảng trống của lịch sử cần phải được phác thảo để nhân dân
trong tỉnh và bạn bè cả nước có thể biết và hiểu rõ hơn về một vùng đất không chỉ nổi
tiếng với biển xanh, cát trắng và “thủ đô” resort (khu du lịch nghỉ dưỡng)mà còn là
đời sống văn hóa đa sắc màu của cư dân Bình Thuận.
3. Mục đích của đề tài
Với nguồn tài liệu về báo chí tỉnh Bình Thuận còn quá ít chúng tôi vẫn muốn
dựng lại bức tranh toàn cảnh báo chí tỉnh Bình Thuận giai đoạn xây dựng đất nước
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vận động không ngừng để phát triển là
quy luật của lịch sử loài người và đất nước, con người Việt Nam không nằm ngoài
qui luật ấy, luôn đi cùng với sự vận động và phát triển của thế giới, báo chí Bình
Thuận trong thời điểm chuyển giao của lịch sử cũng đã biến đổi để phát triển cùng
với thời cuộc.
Với mong mỏi của người nghiên cứu khoa học, mục đích mà chúng tôi muốn đạt

được cụ thể đối với đề tài này:
Báo chí Bình Thuận trong bức tranh tổng thể báo chí cách mạng Việt Nam
thời kì đổi mới với những tác động và ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa của Việt Nam giai đoạn 1986-2006.
Báo chí Bình Thuận đã thực hiện như thế nào vai trò của mình trong công cuộc xây
dựng quê hương Bình Thuận, liệu có đúng với sự so sánh báo chí là cơ quan quyền
lực thứ tư sau “tam quyền phân lập”: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp của cơ cấu
một nhà nước hiện đại.
7


Đi vào tìm hiểu và ghi nhận những kết quả mà báo chí Bình Thuận đã làm
được trong thời kì đổi mới từ 1986 đến 2006 trên các lĩnh vực đời sống xã hội của
nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Bằng việc khảo sát một giai đoạn lịch sử của báo chí Bình Thuận, chúng tôi
vẫn muốn làm rõ diện mạo và đặc tính của báo chí Bình Thuận và qua đó giúp chúng
ta nhìn nhận một cách rõ nét chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát
triển báo chí cách mạng.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Không thể phủ nhận một thực tế là hiện nay báo chí rất quen thuộc với mỗi
chúng ta. Đó là điều kiện để giới nghiên cứu quan tâm nhiều đến vấn đề lịch sử
báo chí Việt Nam tuy nhiên mảng lịch sử báo chí địa phương vẫn còn nhiều
khoảng trống. Kể từ khi tờ báo đầu tiên của dòng báo chí cách mạng Việt Nam
được xuất bản năm 1925 – báo Thanh Niên, chúng ta có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu về lịch sử báo chí cách mạng:
Viện khoa học xã hội xuất bản kỷ yếu Hồ Chí Minh – Bậc thầy khai sáng
báo chí cách mạng Việt Nam.
Tác giả Hồng Chương với 120 năm báo chí Việt Nam, Lịch sử báo chí cách
mạng Việt Nam.
Các tác giả như Nguyễn Thành, Đỗ Quang Hưng, Dương Trung Quốc cho ra

tác phẩm Lịch sử báo chí Việt nam từ 1865 đến 1945
Bài viết của Nguyễn Trần Hải Sáu mươi năm cống hiến và trưởng thành của báo chí
cách mạng Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật năm 1985. Tác giả
Phan Toản với bài Báo chí cách mạng Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến
chống Pháp.
Năm 1984, nhà xuất bản khoa học xã hội cho ra cuốn Báo chí cách mạng Việt
Nam 1925-1945 của Nguyễn Thành
TS. Chu Thái Thành với bài viết đăng trên tạp chí Lý luận chính trị năm 2004 Về
tính Đảng của báo chí cách mạng, Báo chí với sự nghiệp đổi mới của Ngọc Đản.

8


Giáo trình nghiệp vụ báo chí Một số vấn đề cơ bản về quan điểm báo chí cách
mạng và mấy công tác lớn của báo của Khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương.
Chúng tôi cũng đọc các luận văn về báo chí tại các trường Đại học Sư Phạm
TP.HCM, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thư viện khoa học Tổng hợp… để
tìm kiếm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi nhìn thấy một thực tế là hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
thực sự về báo chí Bình Thuận. Khi tìm hiểu nguồn tư liệu của Thư viện tỉnh thì báo
chí được viết gộp trong một mảng chung dưới dạng địa chí, văn hóa.
Công trình nghiên cứu Địa chí Bình Thuận dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Thuận năm 2011, trong tác phẩm này lĩnh vực báo chí được trình bày trong
mục thành tựu văn hóa của tỉnh.
Một tác phẩm nữa mà chúng tôi được tìm hiểu là Báo Ninh Thuận (1930 –
2000)do Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận xuất bản. Sở dĩ có liên quan đến tác phẩm
này là vì trước năm 1992 Bình Thuận thuộc tỉnh Thuận Hải cũ bao gồm hai tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay nên hoạt động báo chí trước đổi mới cũng gắn
liền với tỉnh Thuận Hải trước khi tách để tái lập tỉnh.
Cũng có thể kể đến Tạp chí văn học nghệ thuật Bình Thuận xuất bản định kì với

một số bài viết có đề cập đến hoạt động báo chí nhưng còn mang tính khái quát.
Nhìn chung, quá trình đổi mới ở Bình Thuận gắn liền với công tác báo chí
nhưng vẫn chưa được tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể và chưa mang tính khoa học về
phương diện lịch sử báo chí. Bởi thế, chúng tôi muốn khảo sát một vấn đề còn đang
bị bỏ ngỏ nhưng bản thân nó lại chứa đựng nhiều sự kiện và hiện tượng của hoạt
động báo chí Bình Thuận cần được nhận định rõ hơn.
5. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Bằng cách tiếp cận của lịch sử, chúng tôi tập trung làm rõ quá trình phát triển
của báo Bình Thuận thời kì đổi mới từ 1986 đến 2006.
Sở dĩ, chúng tôi chọn mốc năm 1986 vì đây là thời điểm Việt Nam lựa chọn và
đi theo con đường đổi mới và khi thực hiện theo dấu mốc năm như trên cũng nhằm
đảm bảo tính phân kì lịch sử. Hòa vào dòng chảy của sự phát triển đất nước, tỉnh
9


Bình Thuận nói chung và báo chí nói riêng cũng bước vào thời kì đổi mới với những
nét khái quát như các tỉnh thành trong cả nước đồng thời cũng có một vài đặc tính
riêng biệt của địa phương.
Là một tỉnh đang vươn lên mạnh mẽ với cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo
hướng kinh tế dịch vụ đặc biệt là phát triển du lịch, báo chí Bình Thuận đã thể hiện
vai trò cầu nối giữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với quyền làm chủ
về mọi mặt của nhân dân trong giai đoạn đổi mới như thế nào, đó là vấn đề được
chúng tôi nêu ra và phân tích cụ thể.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý một vấn đề là từ năm 1992, tỉnh Thuận Hải cũ
được tách ra thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận như hiện nay. Vì vậy trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi thể hiện rõ diện mạo và đặc tính của báo
chí Bình Thuận từ năm 1992 đến năm 2006, riêng về báo chí Thuận Hải từ khi lập
tỉnh đến 1992 chúng tôi chỉ trình bày một cách tóm lược sự kiện theo thời gian.
Sự phát triển liên tục của mạng lưới thông tin và truyền thông ở Bình Thuận đã
và đang mang lại cho người dân nhiều cách tiếp cận với thông tin đang diễn ra hàng

ngày bằng nhiều loại hình khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ
nghiên cứu:
Thứ nhất, Báo Bình Thuận – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận
với hình thức báo giấy vì trong khuôn khổ hẹp của đề tài chúng tôi không có điều
kiện tìm hiểu những tờ báo được xuất bản dưới dạng nguyệt san, bán nguyệt san của
thành phố Phan Thiết và thị xã, các huyện trong tỉnh.
Thứ hai, Đài Phát thanh và truyền hình Bình Thuận – kênh thông tin giải trí của
nhân dân tỉnh nhà - đang không ngừng biến đổi và tự làm mới mình bằng sự đa dạng
và phong phú của các chương trình.
Riêng loại hình báo điện tử đang dần trở nên phổ biến với người dân Bình
Thuận là Binhthuanonline không nằm trong phạm vi khảo sát của luận văn vì đến
năm 2006 thì tòa soạn báo Bình Thuận mới chính thức đưa trang web này đi vào hoat
động.

10


6. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiếp cận với các nguồn tài liệu sau:
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam là vấn đề được trình bày bởi rất nhiều nguồn tư
liệu trên cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt là Văn kiện của các kì Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam từ khóa VI đến khóa XI. Ban Tuyên giáo Trung ương cũng có các bài
về chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đăng trên Tạp chí Cộng
sản, Tạp chí lý luận chính trị.
Báo chí Việt Nam thời kì trước và sau đổi mới. Có thể nói đây là nguồn tư liệu
phong phú với các thể loại công trình khảo cứu, bài viết về báo chí của giới nghiên
cứu khoa học thuộc chuyên ngành khoa học xã hội từ sau 1975 đến nay.
Văn bản pháp luật quy định về hoạt động báo chí của Nhà Nước và Chính phủ
từ 1986 đến nay nhằm định hướng cho sự phát triển của báo chí Việt Nam trong tình
hình mới phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, đảm bảo vấn đề tự do ngôn luận

của báo chí tại Việt Nam nhưng vẫn phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng tôi cũng có điều kiện tìm hiểu nguồn thông tin tư liệu tỉnh Bình Thuận.
Đây là văn bản tổng hợp tình hình chung của tỉnh nhằm cung cấp những thông tin
liên tục được cập nhật để nhân dân trong tỉnh có thể nắm bắt được các kết quả đạt
được trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh đang
diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Tư liệu dưới dạng ghi chép phỏng vấn của các hội viên Hội Nhà báo, Hội Văn
học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận. Để có thể thu thập được nguồn tư liệu này chúng tôi
tìm đến những nhân chứng sống của báo chí Bình Thuận đã gắn bó với nghề làm báo
lâu năm.
Kết quả điều tra xã hội học về vấn đề tiếp nhận thông tin của nhân dân trong
tỉnh. Bằng một số biện pháp khảo sát như phỏng vấn trực tiếp, phiếu điều tra thăm dò
khảo sát... chúng tôi có được những phản hồi của đại diện các tầng lớp nhân dân
trong tỉnh khi đón nhận thông tin mà báo chí Bình Thuận mang lại cũng như suy nghĩ
của người dân đối với công tác báo chí nói chung và báo giới Bình Thuận nói riêng.

11


7. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn tìm hiểu vấn đề thuộc báo chí học và lịch sử báo chí, chúng tôi
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử phản ánh các giai đoạn lịch sử quá trình hoạt động của báo
chí Bình Thuận cũng như những biến chuyển của đặc điểm tình hình kinh tế, chính
trị xã hội có sự tác động đến nhận thức và hành động của giới báo chí Bình Thuận.
Phương pháp logic nhằm đạt tới sự khái quát, tìm ra diện mạo và đặc tính, sự
phát triển của báo chí Bình Thuận trong suốt 20 năm đổi mới
Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng
một số phương pháp khác:

Phương pháp phân tích để thấy được những thuận lợi, khó khăn tức môi trường,
điều kiện hoạt động và những hạn chế của báo chí Bình Thuận trong quá trình xây
dựng và phát triển.
Phương pháp tổng hợp để đánh giá tổng quát vai trò của báo chí Bình Thuận với
tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngoài ra luận văn còn được trình bày bằng các cuộc phỏng vấn một số nhân vật
có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu để làm rõ thêm một số vấn đề mang
tính chất lịch sử.
8. Đóng góp của Luận văn
Khi tiến hành thực hiện đề tài Báo chí Bình Thuận thời kì đổi mới (19862006), chúng tôi muốn có một vài đóng góp vào công việc nghiên cứu của ngành
khoa học lịch sử với đặc thù nhìn nhận quá khứ để xây dựng tương lai Giúp người
đọc hiểu rõ hơn về lịch sử một vùng đất với những con người đã cống hiến tuổi trẻ và
sức lao động cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước bằng trí tuệ và lòng yêu
nghề của báo giới Bình Thuận.
Vai trò, vị trí của báo chí Bình Thuận trong 20 năm đổi mới bằng những tác
động và ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của tỉnh Bình Thuận
Rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác báo chí Bình Thuận trong tình
hình hiện nay.
12


9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Điều kiện và môi trường hoạt động của báo chí Bình Thuận
Chương 2: Tình hình hoạt động của báo chí Bình Thuận
Chương 3: Vai trò của báo chí Bình Thuận trong thời kì đổi mới (1986-2006)

13



CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA
BÁO CHÍ BÌNH THUẬN
Chiến thắng Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã đặt dấu chấm hết cho
tham vọng bành trướng của đế quốc Mĩ ở Đông Dương. Sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc thống nhất nước nhà trong suốt 30 năm (1945 – 1975) giành được
thắng lợi hoàn toàn. Niềm hân hoan phấn khởi của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ khi
cùng nhau bắt tay kiến thiết quê hương. Một quốc gia vừa thoát khỏi chiến tranh đầy
những khó khăn chồng chất đã quyết tâm tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa bỏ qua thời
kì tư bản với những bước chân chập chững. Liệu đó có phải là sự hoang tưởng viễn
vông?
Thời gian đầu bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã có khái
niệm về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là khái niệm dựa trên cơ sở xây
dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu. Lý tưởng được
hun đúc từ ước mơ về một xã hội công bằng dân chủ và hạnh phúc. Tuy nhiên trong
suốt hàng chục năm, các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã không thực hiện
được lý tưởng cao đẹp ấy. Vì sao? Trước hết là sự nhận thức chưa đầy đủ về chủ
nghĩa xã hội, sau là vận dụng một cách xơ cứng, rập khuôn thiếu sáng tạo dẫn đến
làm sai những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Marx – Lenin trong thực tiễn bởi quan
điểm ấu trĩ rằng ta có thể xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời gian
ngắn dựa trên sở hữu toàn dân rộng lớn. Hậu quả là những năm đầu của công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam có lúc rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách đầu tiên của thời
bình. Câu hỏi được đặt ra: Làm gì để giải quyết yêu cầu cấp bách của cuộc sống?
Làm như thế nào để bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại mà không đi lệch
hướng của sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong khi diễn biến của
các nước trên thế giới có những tác động nhất định đến nước ta? Người láng giềng
Trung Quốc tiến hành cải cách theo đường lối riêng, người anh cả Liên Xô và Đông
Âu cũng bắt đầu công cuộc cải tổ và có thể kể đến thành công cải cách trong chừng
14



mực của các nước không theo phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Á. Việt Nam cũng phải
tiến hành cải cách như các nước đã làm?Và lịch sử đã chứng minh chúng ta đang có
sự lựa chọn đúng: đổi mới ! Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1986)sự kiện trọng đại tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa hết sức quan trọng: công cuộc đổi mới
ở Việt Nam chính thức bắt đầu.
"Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Đảng
phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ
chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác “.
Đổi mới ở nước ta là quá trình xóa bỏ những yếu tố không phù hợp của mô hình
chủ nghĩa xã hội cũ để thay thế bằng các yếu tố mới tương thích với điều kiện xã hội
thực tế của Việt Nam bởi Đảng chủ trương lấy việc ổn định về chính trị và xã hội
làm tiền đề quan trọng nhất cho sự nghiệp “thay da đổi thịt” đất nước trong đó xác
định rõ trọng tâm là phải đổi mới kinh tế. Chỉ có thể giải quyết yêu cầu cấp thiết của
đời sống thì Đảng mới tạo dựng được niềm tin vào sự vững chắc của mái nhà xã hội
chủ nghĩa trong nhân dân.
Việc đổi mới tư duy được đề ra rất khái quát nhưng hết sức cơ bản và có ý
nghĩa rất quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới về sau. Khi công cuộc đổi mới được
triển khai vào chiều sâu thì đổi mới tư duy càng được đẩy mạnh, bất cứ một sự ngưng
trệ nào trong tư duy cũng đều làm ngưng trệ công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đổi mới về kinh tế chính trị xã hội vừa là kết quả
của đổi mới tư duy lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy
ở giai đoạn cao hơn. Ở Việt Nam, đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã
hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi. Đổi mới không phải là xa rời chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức vận dụng sáng tạo và
phát triển học thuyết, tư tưởng đó. Đổi mới không phải là phủ định quá khứ mà là
khẳng định những gì hiểu đúng, làm đúng; loại bỏ những gì hiểu sai làm sai, bổ sung
những nhận thức mới, cách làm mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ
mới. Thực hiện được những điều đó không đơn giản. Đây thực sự là cuộc đấu tranh
phức tạp giữa cái đúng và cái sai, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu lỗi thời, giữa cái cũ
cản trở và cái mới thúc đẩy sự phát triển.

15


Thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa trên thế giới diễn ra cách đây hơn 200
năm, nhưng tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa là sự nghiệp vô cùng mới mẻ, không đơn giản có thể phát triển nền kinh
tế thị trường – tức quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng dưới sự lãnh đạo của tổ
chức đảng cộng sản nếu không có tư duy và định hướng đúng.
Thấm nhuần chủ trương của Đảng, Tỉnh uỷ, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thuận
Hải ( nay là Bình Thuận)đã tạo nên một kì đại hội "đổi mới tỉnh nhà "– Đại hội VII
Đảng bộ tỉnh Thuận Hải ( từ 12 đến 18- 10-1986)
“…ra sức tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ, phát huy hiệu lực quản lý của
chính quyền.Đổi mới công tác quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, chuyển hẳn sang cơ chế quản lý hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa… Phát
triển giáo dục, văn hoá, y tế, xã hội đồng thời ra sức tăng cường nền quốc phòng toàn
dân, giữ vũng an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội..” [2, 132;133]
Hơn hai mươi năm tiến hành đổi mới cùng với đất nước, Bình Thuận đang có
những bước chuyển rõ rệt. Để nắm được điều kiện và môi trường hoạt động của báo
chí Bình Thuận, chúng tôi đi vào làm rõ diện mạo kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như
đặc điểm chính trị, lịch sử của tỉnh để có một cái nhìn tổng quát và nhiều góc độ
khác nhau của những nhân tố tác động đến hoạt động báo chí của địa phương.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Thuộc vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Thuận có ranh giới địa phận
hiện nay bao gồm: phía Đông bắc và phía Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và
Tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Quốc lộ 1A đi qua dài
178 km, đường sắt Bắc – Nam chạy qua dài 180 km.
Tọa độ địa lí: 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc; 107023’41’’ đến

108052’42’’ kinh độ Đông. Nơi xa nhất tỉnh (trong đất liền): Phía Bắc: xã Phan Dũng,
huyện Tuy Phong; phía Nam: xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân; phía Đông: xã Vĩnh
Tân, huyện Tuy Phong; phía Tây: xã Trà Tân, huyện Đức Linh. Diện tích đất tự
16


nhiên: 782.846 ha. Vùng lãnh hải: 52.000 km2. Bình Thuận có một đảo nhỏ rộng 32
km2 cách đất liền 56 hải lý là huyện đảo Phú Quý. [46, 37]
1.1.2. Địa hình

Bình Thuận là một dải đất hẹp, nằm dọc cuối dãy Trường Sơn Nam, uốn cong
về phía biển. Địa hình nhìn tổng quan thấp dần từ Tây sang Đông, có sự phân bậc,
xoải theo hướng Bắc – Nam, nên có đủ các dạng địa hình:
Vùng núi chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, đó là những dãy núi của khối Trường
Sơn Nam chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía bắc huyện Tuy Phong, Bắc
Bình, Hàm Thuận Bắc tới miền Đông Bắc huyện Đức Linh.

Vùng đồi gò với độ

cao 30 – 35m chiếm 33,66% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Bắc Bình, Hàm
Thuận Bắc và phía bắc sông La Ngà.
Vùng đồng bằng chiếm 9,43% diện tích tự nhiên: đồng bằng Tuy Phong tương
đối nhỏ hẹp nhưng bằng phẳng. Đồng bằng Phan Thiết (Phan Thiết – Hàm Thuận)là
một đồng bằng ven biển có diện tích lớn nhất. Đặc biệt, Bình Thuận có đồng bằng
thung lũng sông La Ngà (Tánh Linh)tương đối bằng phẳng, điểm nổi bật ở đây là
sông suối thường có sự xen kẽ và gờ sông, những nơi thấp nhất thường có những vệt
than bùn chưa tan chảy hết hoặc trở thành những hồ như Biển Lạc (280 ha), Bàu Cát
ở Gia An, Bàu Loan ở Đức Thuận, Bàu Sen (200 ha)ở Đa Kai v.v…
Vùng đồi và cồn cát ven biển chiếm 15,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo
các huyện từ Tuy Phong đến tận Hàm Tân và huyện Phú Quý, vùng rộng nhất là vùng

Tây Nam huyện Bắc Bình, chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam dài khoảng 52
km và rộng 20 km. Địa hình các đồi cát này không được bằng phẳng, chủ yếu là
những đồi lượn sóng, ở một vài nơi có sự xói mòn do gió gây nên. Nói chung địa
hình ven biển hầu hết được cấu tạo từ cát có độ hạt và màu sắc khác nhau.
Khí hậu Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực khô hạn
nhất nước. Hàng năm có hai mùa mưa – nắng, mỗi mùa kéo dài 6 tháng. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình
năm từ 270C đến 300C, lượng mưa trung bình năm từ 800 đến 1600mm (thấp hơn
mức trung bình cả nước 1.900mm), là tỉnh ven biển ít khi có bão.
17


1.1.3. Tài nguyên
1.1.3.1. Về núi và rừng

Bình Thuận có nhiều núi, nhưng núi không cao, hầu hết là những chi núi cuối
cùng của cao nguyên Lang – Biang, nhô ra tận biển (như Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo – Tuy
Phong). Có một số ngọn núi tương đối cao như núi Ông (Tánh Linh – khoảng
1300m), núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)núi Tà – Zôn (Hàm Thuận Bắc). Dọc theo biển
Hòn Rơm – Mũi Né (Phan Thiết), Bình Thạnh (Tuy Phong)… hình thành những động
(đụn)cát, có những động cao trên 100m, chiếm trên 70% diện tích tự nhiên, có những
loại gỗ quý như gõ, trắc, cẩm lai, giáng hương, căm xe… những loài chim thú quý
hiếm như voi, hổ, gấu, bò tót, hươu, nai, công…(hiện nay voi, bò tót không còn).
Diện tích khá lớn của rừng núi đã tạo nên những chiến khu nổi tiếng trong cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây, như chiến khu Lê Hồng Phong
(gồm các xã Hoà Thắng, Hồng Phong)thuộc huyện Bắc Bình; Hồng Sơn, Hồng Liêm
thuộc huyện Hàm Thuận Bắc; Thiện Nghiệp và khu vực Long Sơn, Suối Nước thuộc
thành phố Phan Thiết.
1.1.3.2. Bờ biển


Bờ biển Bình Thuận dài 192 km, từ xã Vĩnh Tân (phía Bắc Tuy Phong)đến
Thắng Hải (Hàm Tân). Dọc theo bờ biển có nhiều cửa sông, nhánh núi, đồi cát xen kẽ
tạo thành những bến bãi như Cà Ná – Vĩnh Hảo, Long Hương, Duồng – Chí Công,
Phan Rí Cửa (thuộc huyện Tuy Phong); Mũi Né, Phú Hài, Cồn Chà (thuộc thành phố
Phan Thiết); Tân Hải (thuộc thị xã La Gi). Có nhiều mũi đá, bãi, gành đẹp như Khe
Gà, Khe Cả, Quán Thùng, Ngọc Lâm, Đá Ông Địa, Hòn Rơm, Suối Nước… Ngoài
biển, gần bờ có cù lao Câu, Hòn Nghề, Hòn Lao, Hòn Bà và ngoài khơi, cách đất liền
100 km có đảo Cù lao Thu ( huyện Phú Quý). Tuy nhiên hầu hết các cửa biển của
Bình Thuận không sâu, không rộng, luồng lạch thường bị bồi lấp, không có điều kiện
để xây dựng các cảng nước sâu cho tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào.
Biển Bình Thuận có nhiều loài khá phong phú, đa dạng, các loài cá có giá trị kinh
tế như: cơm, nục, mú, hồng,…

18


1.1.3.3. Khoáng sản

Bình Thuận có diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2, thềm lục địa nhiều tiềm năng
về dầu khí, là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam, giàu nguồn lợi về các loại
hải sản có giá trị kinh tế cao; bờ biển dài 192 km, nhiều bãi biển bằng phẳng phong
cảnh đẹp là lợi thế phát triển du lịch. Ngoài khơi có đảo Phú Quý gần đường hàng hải
quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Bình Thuận có tổng diện tích đất lâm
nghiệp khoảng 371.072 ha; gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản như: sa khoáng
Ilmennit-ziscon, than bùn, dầu mỏ, vàng, thiếc, vonfram, chì, kẽm, saphia, thạch anh,
sét gạch ngói,… Đặc biệt có trữ lượng titan rất lớn, hàm lượng zircon trong quặng
cao.
1.1.3.4. Sông hồ

Bình Thuận có những dòng sông tương đối lớn như sông Lòng Sông (Tuy

Phong), sông Luỹ (Bắc Bình), sông Quao (Hàm Thuận Bắc), sông Phan Thiết (còn
gọi là sông Mường Mán, đoạn cuối chảy qua Phan Thiết còn gọi là sông Cà Ty), sông
Phan (Hàm Tân), sông Dinh (La Gi), sông La Ngà (Tánh Linh).
Hầu hết các con sông đều ngắn, hẹp, không thuận tiện để mở mang phát triển giao
thông đường thuỷ, nguồn nước để phục vụ cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp
cũng gặp nhiều khó khăn. Vùng hạ lưu của các con sông đã tạo nên những vùng đồng
bằng trồng lúa và chăn nuôi như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh.
Để tạo động lực cho phát triển kinh tế trên vùng khô hạn này, Đảng và Nhà nước đã
và đang xây dựng những công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn phục vụ cho phát triển
kinh tế của Bình Thuận như: Hồ sông Quao, hồ Cà Dây, hồ sông Lòng Sông, hồ sông
Dinh, thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi, Đại Ninh; đặc biệt đã xây dựng được hệ thống
thuỷ lợi nối mạng rất có hiệu quả cho các huyện ở phía Bắc tỉnh.
Thiên nhiên Bình Thuận đã ban tặng cho con người nhiều cảnh đẹp, tạo nên những
điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Phan Thiết, Hòn Rơm – Mũi Né, Tà Cú, Kê
Gà, Bình Thạnh, Vĩnh Hảo, Phú Quý… Ngày nay du lịch đang trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh.

19


1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Sau đổi mới, đặc biệt từ 1992 đến nay, Bình Thuận luôn đạt tốc độ tăng trưởng
khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)bình quân hàng năm tăng 12,3 %. Trong đó
GDP nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản tăng 7,3%; công nghiệp – xây dựng tăng
19,1%; dịch vụ tăng 14,3%. GDP bình quân đầu người đến 2011 đạt 26,8 triệu đồng,
tương đương 1.288 USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1991 (288 USD). Tỉ lệ tích luỹ
nội bộ từ 9,5% (1991)tăng lên 20% (2011). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.
Đến 2011, tỉ trọng ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm còn 20,1% (1991 chiếm 69,2%);

công nghiệp-xây dựng tăng lên 34,2% (1991 chiếm 7,4%); dịch vụ tăng lên 45,7%
(1991 chiếm 23,3%).[80, 5]
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 16,7%. Trong đó do có các
nhà máy thuỷ điện, phong điện đi vào hoạt động nên giá trị sản xuất công nghiệp
những năm gần đây đạt khá (từ 2000 đến 2010 bình quân tăng 20,9%). Nhiều sản
phẩm sản xuất khác tăng khá cao (đá xây dựng tăng gấp 60 lần, thuỷ sản đông lạnh
tăng gấp 41 lần, nước máy tăng gấp 10 lần, sản phẩm may mặc tăng gấp 25 lần…).
Một số sản phẩm khẳng định chỗ đứng trên thị trường như: hải sản chế biến, nước
khoáng Vĩnh Hảo, muối công nghiệp… và một số sản phẩm mới như: điện gió, sản
phẩm từ nhựa composite, đồ gỗ trang trí nội thất, tole mạ màu, giấy dích cao cấp…
Khu công nghiệp (KCN)Phan Thiết giai đoạn 1 thu hút 28 dự án đầu tư, lấp đầy
100% diện tích. KCN Phan Thiết giai đoạn 2, KCN Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II đang
xây dựng kết cấu hạ tầng và có một số doanh nghiệp đã hoạt động. Tỉnh đang triển
khai đầu tư 5 cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã, thành phố, Toàn tỉnh có 4 nhà
máy thuỷ điện, phong điện đang vận hành là nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi
(475 MW), nhà máy thuỷ điện Đại Ninh (300 MW), thuỷ điện Bắc Bình (33 MW),
phong điện Bình Thuận giai đoạn 1 (30 MW), phong điện Phú Quý (6 MW); đang
xây dựng trung tâm điện lực Vĩnh Tân (5.668 MW); chuẩn bị đầu tư trung tâm nhiệt
điện Sơn Mỹ (3.900 MW)và một số dự án phong điện với tổng công suất 850 MW.
Đến nay đã có 100% số xã đã có điện lưới quốc gia với trên 95,5% hộ được sử dụng
điện.[80, 7]
20


Hoạt động thương mại phát triển mạnh, thị trường được mở rộng lưu thông hàng
hoá, dịch vụ thông suốt giữa các vùng trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước. Mạng lưới
chợ, trung tâm thương mại và hạ tầng kỹ thuật được qui hoạch và phát triển ổn định.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân hàng năm
20,3%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 2%; năm 2011 đạt 290 triệu
USD (năm 1991: 7,35 triệu USD). Trong đó xuất khẩu hàng hoá đạt 215,3 triệu USD,

tăng bình quân 18,4%/năm. Các sản phẩm chế biến, xuất khẩu như: thuỷ - hải sản,
nhân điều, thanh long, hàng may mặc tăng trưởng ổn định. Thị trường xuất khẩu được
mở rộng trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Sau sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24/10/1995, tiềm năng du lịch Bình Thuận
được phát hiện, khai thác và phát triển khá nhanh. Nhiều dự án du lịch được đầu tư
dọc ven biển thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, các huyện Tuy Phong, Hàm Tân,
Hàm Thuận Nam, trong đó có một số dự án lớn, tổ hợp du lịch – dịch vụ. Hiện có 411
dự án du lịch được chấp nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký 54.719 tỷ đồng (150 dự án
đang hoạt động). Với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, sự phát triển đa
dạng, phong phú, hấp dẫn các sản phẩm dịch vụ du lịch, gắn với phát triển các hoạt
động văn hoá, thể thao, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch…đã nâng hình ảnh du
lịch Bình Thuận ra thị trường du lịch trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng của
ngành du lịch khá cao, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Doanh thu từ hoạt
động du lịch tăng bình quân 36,9%/năm. Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng
tăng bình quấn6,7%/năm. Riêng năm 2011 có 2,8 triệu lượt khách (năm 2000 là
513.000 lượt khách), trong đó khách quốc tế là 260.000 lượt khách. Sự phát triển của
ngành du lịch đã tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần
nâng cao vị thế của tỉnh Bình Thuận.
Hoạt động vận tải đã phát triển thêm nhiều loại hình mới, ngày càng nâng cao về
chất lượng. Trong đó vận tải hành khách bằng xe buýt đang phát triển, đáp ứng tốt
nhu cầu đi lại trong tỉnh. Vận tải đường biển tuyến Phan Thiết – Phú Quý đang hoạt
động ổn định. Hạ tầng giao thông phát triển mạnh. Tuyến đường ven biển từ LaGi
đến Bình Thạnh (Tuy Phong), đường 706B, đường Tôn Đức Thắng, quốc lộ 55, quốc
lộ 28, đường 720, 766, cầu sông Luỹ, cảng Phú Quý…đã xây dựng, tích cực góp
21


phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh.
Mạng lưới giao thông liên thông từ tỉnh đến các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn;
giao thông nông thôn phát trỉên mạnh, hệ thống giao thông từ huyện đến các xã, thôn,

xóm cơ bản liên thông và 100% xã có đường ôtô đến các trung tâm huyện lỵ.
Mạng lưới bưu chính viễn thông được mở rộng, phát triển nhanh với nhiều loại
hình dịch vụ. Trước năm 1992, mật độ điện thoại của tỉnh chưa đến 01 thuê bao/100
dân và chưa đến 40% số xã có điện thoại, đến cuối năm 2011, số thuê bao điện thoại
đạt 137 thuê bao/100 dân, và 100% số xã có điện thoại; tỉ lệ người sử dụng internet
đạt 30%, gấp 60 lần so với năm 2005.
Về hoạt động tài chính, tiền tệ, năm 2011 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
khoảng 7.820 tỷ đồng, trong đó thu nội địa khoảng 2.890 tỷ đồng, tăng gấp 55,6 lần
so với năm 1991: 77 tỷ đồng). Huy động nguồn tổng thu nhập vào ngân sách nhà
nước hàng năm đạt từ 9 – 12%. Điều hành chi ngân sách địa phương đảm bảo đúng
luật ngân sách nhà nước và cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Chi đầu tư
phát triển hàng năm chiếm khoảng 25 – 35% trong tổng chi ngân sách địa phương.
Hoạt động tín dụng, tiền tệ, dịch vụ thanh toán tiền điện tử, thanh toán quốc tế, dịch
vụ sử dụng tài khoản qua thẻ tín dụng đang ngày càng mở rộng, phụ vụ đắc lực kinh
tế - xã hội phát triển.
Thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp là hệ thống các công trình thuỷ lợi
được tỉnh tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, đưa tỉnh Bình Thuận từ một tỉnh khô
hạn nhất – nhì trong cả nước thành một tỉnh cơ bản chủ động nước. Nhờ đó đã nâng
diện tích tưới chủ động từ 30.000 ha năm 1991 lên 95.000 ha năm 2011, tạo điều kiện
thâm canh, tăng vụ, nâng cao hệ thống sử dụng đất. Một số công trình: Hồ sông
Quao, hồ Cà Giây, hồ sông Lòng Sông, kênh 812- Châu tá; kênh chuyển nước hồ Cà
Giây…đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tỉnh đang đầu tư xây dựng một số công trình
với nguồn vốn lớn: hố Sông Móng, hồ sông Dinh 3, dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết,
hệ thống thuỷ lợi Tà Pao, kênh tiếp Biển Lạc – Hàm Tân...Khi công trình thuỷ lợi này
hoàn thành đưa vào sử dụng nhân dân trong tỉnh sẽ chủ động được nước tưới.
Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và
cây ăn quả có tính chiến lược lâu dài. Năm 2011 diện tích cây lâu năm 94.907 ha
22



(tăng 81.016 ha so với năm 1991). Trong đó diện tích cây thanh long từ 620 ha (năm
1991)tăng lên 18.616 ha, tăng lên 17.996 ha, cây cao su từ 1.465 ha năm 1991 tăng
lên 36.334 ha (2011). Tiến bộ kỹ thuật đựơc áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông
nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nhiều loại cây trồng. Trong đó
năng suất lúa từ 30 tạ/ha (năm 1991)lên 53,5 tạ/ha (năm 2011); sản lượng lương thực
từ 183.652 tấn (năm 1991)tăng lên 706.442 tấn (năm 2011); thanh long 397.584 tấn
(2011), tăng gấp 79,5 lần và cao su 22.312 tấn, tăng gấp 79,5 lần so với năm 1991.
Chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, hàng năm đàn heo
tăng 4,3%, đàn bò tăng 4,5%, sản lượng thịt xuất chuồng tăng 6,5%. [80, 9]. Kinh tế
thuỷ sản phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm gắn với công
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản năm 1991
đạt 75.475 tấn, đến 2011 tăng lên 195.602 tấn (tăng gấp 2,5 lần). Sản xuất tôm giống
thu hút được nhiều nguồn đầu tư, góp phần khai thác lợi thế của tỉnh và chuyển dịch
cơ cấu nội bộ ngành, sản lượng 2011 đạt 10 tỷ Post, tăng tên 50 lần so với năm 1991
(năm 1991 dưới 200 triệu post). Tàu thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ gắn với
dịch vụ nghề cá tiếp tục tăng. Năm 2011 toàn tỉnh có 8.418 chiếc, tổng công suất
674.296 CV, bình quân 80,1CV/chiếc (năm 1991 bình quân 19,2 CV/chiếc). Mô hình
tổ, đội tàu thuyền đoàn kết trên biển phát triển mạnh, với 623 tổ đoàn kết/4002
thuyền và 25.385 lao động (trong đó 100% tàu thuyền hoạt động xa bờ tham gia),
chiếm 25,8% tổng số tổ đoàn kết sản xuất trên biển của cả nước, từng bước mang lại
hiệu quả trong khai thác, hỗ trợ phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và góp phần
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trong 20 năm tổng vốn xã hội đầu tư được huy động 74.920 tỉ đồng (giai đoạn
1992 – 1995: 1.260 tỉ đồng, giai đoạn 1996 – 2000: 3.000 tỷ đồng, giai đoạn 2001 –
2005: 12.660 tỷ đồng, giai đoạn 2006 – 2011: 58.000 tỷ đồng), bình quân hàng năm
tăng 28,5%, vốn ngoài nhà nước 55.753 ngàn tỷ đồng, chiếm 74,4% trong tổng số. Tỷ
trọng vốn đầu tư phát triển so với tổng thu nhập từ 17% (1991)tăng lên 43%
(2011)[80,11], góp phần đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của
các ngành, các lĩnh vực, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân
dân.

23


×