Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MINH THU
CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
(1986 - 2005)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MINH THU
CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
( 1986 - 2005)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Hoàng Ngọc La
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.3 Nhiệm vụ đề tài
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của luận văn
6. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TRƢỚC ĐỔI MỚI
1.1 Khái quát huyện Phú Lương (Thái Nguyên)
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2 Tình kinh kinh tế - xã hội huyện Phú Lương trước 1986
1.2.1 Tình hình kinh tế
1.2.2 Tình hình xã hội
Chƣơng 2
CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2005)
2.1 Huyện Phú Lương trong thời kì đổi mới đất nước
2.1.1 Bối cảnh lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
2.1.2 Đường lối đổi mới của Đảng
2.2 Chuyển biến về kinh tế huyện Phú Lương
2.2.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp
2.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
2.2.3 Thương mại, dịch vụ
2.2.4 Tài chính, ngân hàng
2.2.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng
Chƣơng 3
CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI ( 1986 - 2005 )
3.1 Giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông tin - thể thao
3.2 Y tế - môi trường
3.3 Lao động - việc làm
3.4 Thu nhập - đời sống
3.5 Thực hiện các chính sách xã hội
3.6 Công tác an ninh - quốc phòng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên
thế giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù đi theo thể chế xã hội nào thì
cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước.
Sau thắng lợi của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -
1975), nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ
nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực
hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm do Đại hộI IV (12/1976) và Đại hội V
(3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp
không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày
càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về
kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI
(12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991),
Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi
mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều lợi
thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng. Cách thành phố Thái Nguyên 22km
về phía tây bắc với hệ thống đường giao thông thuận lợi, Phú Lương có tiềm
năng là một thị trường lớn về cung cấp và tiêu thụ.
Trải qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Phú Lương
đã có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định
đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Phú Lương. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của
huyện Phú Lương trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2005) không chỉ có ý
nghĩa về mặt khoa học mà cả về thực tiễn.
Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về kinh tế -
xã hội huyện Phú Lương từ 1986 đến 2005, trên cơ sở đó rút ra những bài học
thành công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời, mong
muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương hướng
phát triển của huyện trong tương lai.
Nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá
của nhân dân Phú Lương trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ
của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Một
số nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy lịch sử địa phương.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chuyển biến kinh tế
- xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới (1986 -
2005)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức
viết về đề tài kinh tế - xã hội.
Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn
kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung rất quan trọng, mang tính
chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001 - 2010” và “Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2001 - 2005”; đặc biệt là “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương Đảng do Nhà xuất bản
Sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà
nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước
và thời đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987; cuốn “Sự
nghiệp đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội 1992; hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là “ Đổi mới sâu sắc và toàn diện
trên mọi lĩnh vực”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến
lên”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1991…Những tài liệu trên đã nêu lên yêu
cầu và định hướng đổi mới kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa
phương nói riêng.
Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở tỉnh Thái Nguyên, có: “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Bắc Thái - tập 1” (xuất bản năm 1980);” Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc
Thái - tập 2 “ (xuất bản năm 1991) của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc
Thái. Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 1 (1936 - 1965)” (xuất
bản năm 2003); “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 2 (1965 - 2000)”
(xuất bản năm 2005); của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1996, Huyện uỷ Phú Lương xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện
Phú Lương 1930 - 1954”. Cuốn sách đã giới thiệu về huyện Phú Lương trong
lịch sử, công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 và tiến hành cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 - 1954).
Năm 2005, huyện uỷ Phú Lương xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú
Lương tập 2 (1955 - 2000)”. Cuốn sách đã dựng lại quá trình xây dựng,
trưởng thành và thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế -
văn hoá - an ninh - quốc phòng trong 10 năm sau khi hoà bình lập lại, trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và
thực hiện công cuộc đổi mới ở huyện Phú Lương.
Năm 2001, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương đã xây dựng và đề nghị
tỉnh phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Phú Lương thời kì 2001 - 2010”.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương khoá
14, 15, 16, 17, 18, 20,21 đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế,
chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết
Đại hội đại biểu khoá trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và
những giải pháp cho nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện,
vững chắc.
Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương nêu
lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y
tế, môi trường. Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình hình thực hiện
nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm trước, đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm tới.
Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Bắc Thái, tỉnh Thái
Nguyên và phòng thống kê huyện Phú Lương cũng phản ánh tình hình kinh tế
- xã hội hàng năm của huyện.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự
chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương từ 1986 đến năm 2005. Vì
vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú
Lương từ 1986 đến năm 2005 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Phú
Lương trong thời kì đổi mới từ 1986 - 2005.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1986 khi đất nước bắt đầu bước
vào thời kì đổi mới đến năm 2005. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ sự chuyển biến
kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình hình kinh tế - xã hội
trước đổi mới.
Về không gian: Luận văn giới hạn trong huyện Phú Lương thuộc tỉnh
Thái Nguyên. Địa giới huyện gồm 14 xã và hai thị trấn (Giang Tiên và Đu).
3.3 Nhiệm vụ đề tài
Thứ nhất, khái quát về huyện Phú Lương: điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lý, tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của
huyện trước 1986.
Thứ hai, nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế -
xã hội của huyện từ 1986 đến 2005. Qua đó, rút ra, mặt mạnh và những hạn
chế của huyện Phú Lương trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1986 - 2005.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: các văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
và Nhà nước; các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên, Huyện uỷ Phú Lương, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương; các số
liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và huyện
Phú Lương.
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa
học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
tế - xã hội đăng trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên và Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tài liệu điều tra thực địa.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương lịch sử và
phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác
như: thống kê, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển
biến kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương trong giai đoạn đổi mới (1986 -
2005).
- Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới của
huyện Phú Lương, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nêu lên một số
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Phú Lương.
Với những đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
Đảng bộ huyện Phú Lương trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Đồng thời, có thể làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú lương trước đổi mới.
- Chương 2: Chuyển biến về kinh tế huyện Phú Lương trong thời kì đổi
mới (1986 - 2005).
- Chương 3: Chuyển biến về xã hội huyện Phú Lương trong thời kì đổi
mới (1986 - 2005).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TRƢỚC ĐỔI MỚI
1.1 Khái quát về huyện Phú Lƣơng
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng phía Bắc tỉnh Thái
Nguyên, trong tọa độ địa lý từ 21
o
36’ đến 21
o
55’ vĩ bắc, 105
o
37’ đến 105
o
46’ kinh đông; phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), phía nam và
đông nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Định Hóa, phía
tây nam giáp huyện Đại Từ, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ [86, tr 969].
“Dưới thời Hùng Vương huyện Phú Lương thuộc bộ Vũ Định, đến
thời Lý huyện Phú Lương thuộc phủ Phú Lương, thời thuộc Minh là huyện,
thuộc phủ Thái Nguyên. Thời Lê cũng gọi là huyện Phú Lương, thuộc phủ
Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai trị. Năm Minh Mạng thứ 16 (1836)
triều Nguyễn cắt Phú Lương về phủ Tòng Hóa, gồm 6 tổng, 20 xã trang,
phường. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851), triều Nguyễn bổ chức tri huyện Phú
Lương. Từ đó vùng đất này thuộc quyền cai quản của tri huyện Đại Từ”
[81,tr.160].
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Phú Lương trở thành một châu của tỉnh
Thái Nguyên gồm 7 tổng, 20 xã. Theo các nghị định của Toàn quyền Đông
Dương (20/8/1891, 24/8/1891, 9/9/1891) tỉnh Thái Nguyên bị cắt và chia
thành hai phần: phủ Tòng Hóa gồm 3 huyện Đại Từ, Phú Lương, Văn Lãng
và châu Định Hóa; phủ Phú Bình nhập với một số địa hạt khác thuộc tỉnh Lục
Nam và tỉnh Bắc Ninh, lập thành khu quân sự Thái Nguyên, thuộc đạo quân
sự thứ nhất [5,tr.6].
Theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tháng 10/1892 tỉnh
Thái Nguyên được tách khỏi các đạo quân sự và kể từ ngày 01/11/1892 lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
12
được lập thành 3 phủ, 8 huyện, 2 châu. Phú Lương là một trong 3 huyện thuộc
phủ Tòng Hóa.
Ngày 25/6/1901, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, tổng
Yên Đĩnh được tách khỏi huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) để nhập vào
châu Bạch Thông (tỉnh Bắc Cạn).
Sau Cách mạng tháng Tám, một số xã nhỏ được sáp nhập lại, Phú
Lương chỉ còn 12 xã. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa
bình lập lại năm 1954, một số xã lớn lại được chia ra, xã Tân Phú được chia
thành xã Tức Tranh và Phú Đô; xã Tam Hợp được chia thành 3 xã: Hợp
Thành, Phủ Lý và Ôn Lương.
Sau khi Bắc Cạn và Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái
(1965), đến năm 1967, 9 xã và thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Bạch Thông lại
được sát nhập vào huyện Phú Lương. Ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ
họp thứ 10, quyết định chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh: Thái Nguyên và Bắc
Cạn; 9 xã và thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Phú Lương lại được trả về huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn.
Hiện nay, huyện Phú Lương có 14 xã ( Ôn Lương, Phú Đô, Yên Lạc,
Tức Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh,
Hợp Thành, Cổ Lũng, Yên Đổ, Yên Trạch ) và hai thị trấn (Đu, Giang Tiên) ,
huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về
phía bắc (theo quốc lộ 3)
Về địa hình: Nằm trong hệ thống kiến tạo hình thành địa hình của
tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương thuộc phần cuối của cánh cung Ngân
Sơn. Cho nên, đồi núi Phú Lương có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi
phần nhiều là đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn
thoải, dạng đồi bát úp, hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang như
hiện nay. Địa hình Phú Lương chia thành hai vùng rõ rệt: các xã ở phía bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
13
thuộc vùng núi, có địa hình phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn, thảm thực vật
dầy, diện tích tán che phủ rộng phần nhiều là rừng xanh quanh năm. Các xã
phía Nam huyện thuộc dạng địa hình vùng núi thấp và đồi. Vì thế, địa hình
của Phú Lương độ cao giảm dần từ bắc xuống nam.
Do hình thái địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện khác trong
tỉnh nên mạng lưới giao thông vận tải từ trước đến nay của huyện Phú Lương
phát triển ở cả hai loại hình: đường thủy và đường bộ, song chủ yếu là đường
bộ. Đường số 3 chạy suốt theo chiều dọc của huyện theo hướng bắc, lên các
tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, và biên giới Việt - Trung, theo hướng nam về Hà
Nội. Ngoài trục đường chính này, Phú Lương còn có mạng lưới đường liên
xã, liên bản, liên huyện đã và đang được củng cố và mở rộng tạo điều kiện
cho Phú Lương mở rộng quan hệ giao lưu với các huyện trong tỉnh và ngoài
tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.
Về khí hậu: Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa
nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống
thấp, thường xuyên có các các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ
tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập
trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22C, tổng tích nhiệt khoảng
8000C. Lượng mưa trung bình từ 1800 - 2000 mm/ năm, độ ẩm trung bình
80%. Đặc biệt gió mùa đông bắc trung bình mỗi năm có khoảng từ 21 - 22 đợt
tràn qua làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột, có giông đi kèm, nhất là vào
đầu tháng chín, tháng mười, cuối tháng tư, tháng năm. Điều này đã làm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi.Ngoài ra, Phú Lương
còn chịu ảnh hưởng của thời tiết nồm vào mùa xuân, nóng khô vào mùa hè.
Với khí hậu trên, xưa kia “các châu huyện Vân Lãng, Đại Từ và Phú Lương
có cấy lúa bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác.
Các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam chướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
14
hơi nhẹ còn các huyện khác thì nặng mà huyện Đại Từ và Võ Nhai nặng hơn
cả” [81,tr.162 -163]
Phú Lương là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng
sản, được thiên nhiên ưu đãi. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử
quán triều Nguyễn, ở Phú Lương :“ Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác sa
nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa (tức ban trúc có vân tròn, hình trôn ốc, rất cứng
rắn, người ta dùng làm đòn càng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ xoan.
Chè nam, củ nâu, nhung hươu, mật gấu, sáp ong, chim công đều có” [81,
tr.181- 182]
Tuy nhiên, trải qua thời gian, rừng cây bị phá, những sản vật quí cũng
khan hiếm dần. Hiện nay, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, phong trào trồng cây gây rừng được mở rộng, nhờ đó môi trường sinh
thái được bảo vệ và cải thiện.
Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thì Phú Lương có các
loại khoáng sản sau:
Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã điển hình ở mỏ
than Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn.
Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, magan, titan, thiếc…đặc biệt Titan
thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn.
Nhóm nguyên liệu và vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch
ngói mà điển hình sét gạch ngói có ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh.
Về đất đai: Phú Lương có ba loại đất chính: đất feralit vàng đỏ trên
phần thạch sét, đất feralit vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácma
bazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu là các
cây chè, cà phê, cây ăn quả và được huyện bố trí theo hướng nông - lâm kết
hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
15
Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Phú Lƣơng năm 2005
Loại đất
Tổng số
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Chƣa sử
dụng và
sông suối
núi đá
Đất ở
(nông
thôn và
thành
thị)
Diện tích
(ha)
36.881,55 11.978,74 16.498,32 3.136,65 5.267,84
Tỉ lệ % 100 32,5 44,7 8,5 14,3
[80]
Phú Lương có sông, suối, con sông lớn nhất là sông Đu, dài khoảng
45km. Sông Đu được tạo bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ đông
bắc xã Hợp Thành, một nhánh bắt nguồn từ phía bắc xã Động Đạt. Hai nhánh
này hợp lưu ở phía trên thị trấn Đu, chảy dọc theo địa bàn huyện, qua thị trấn
Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm. Sông Đu có vai trò quan
trọng đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Phú Lương. Hàng
năm, con sông này cung cấp cho đồng bào Phú Lương nhiều cá, tôm, từ xa
xưa nhân dân đã lưu truyền câu thành ngữ “Cơm làng Giá, cá làng Đu”. Hơn
nữa, nguồn nước của sông Đu có vai trò tưới tiêu cho những cánh đồng nhiều
xã của huyện.
Sông Cầu, xưa còn gọi là sông Phú Lương, với tổng chiều dài 17 km
chảy qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm, là nguồn cung cấp
nước chủ yếu đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của các xã phía nam huyện.
Ngoài ra, còn có nhiều con suối nhỏ len lỏi trong các làng bản, bảo đảm nước
sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất của đồng bào.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế
Phú Lương. Ngoài ra, nhân dân Phú Lương còn trồng các loại cây lương thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
16
và hoa màu khác như: ngô, khoai, sắn. Trồng các cây công nghiệp như: cây
chè, cây lạc, cây đỗ tương…trong đó cây chè có vị trí chủ đạo trong nền kinh
tế. Phú Lương là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 2 trong tỉnh Thái
Nguyên (sau huyện Đại Từ), không những thế chè Phú Lương còn nổi tiếng
về chất lượng.
Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc
như: trâu, bò, lợn, gà, vịt…để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân
bón cho đồng ruộng. Trong chăn nuôi, ngành cá phát triển nhất tại xã Cổ
Lũng. Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, Phú Lương còn
đẩy mạnh việc trồng cây lâu năm nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp
trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre, nứa…
Phú Lương là huyện có nhiều nghề thủ công, giỏi nghề đan lát, đồng
bào Tày ở các xã như Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý; đồng bào Sán Dìu ở
các xã Cổ Lũng, Vô Tranh giỏi các nghề làm trống, sản xuất gạch ngói.
Chợ phiên là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa,
lớn nhất là chợ Đu. Ngày nay, thương mại và dịch vụ phát triển rộng hầu khắp
các xã, Đu là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của huyện.
Đặc điểm xã hội:
Theo số liệu thống kê của huyện Phú Lương đến tháng 8 năm 2004,
Phú Lương có 104.518 người, mật độ 286 người/km [79,tr.2]. Sinh sống trên
địa bàn huyện là 8 thành phần dân tộc chính, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn
một nửa, tiếp đến là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Dao, H Mông
và người Hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
17
Bảng 1.2: Thống kê các dân tộc ở huyện Phú Lƣơng - Thái Nguyên
Dân tộc Số ngƣời Tỷ lệ % so với
tổng số dân
Ghi
chú
1
Kinh 61.200 58,5
2
Tày 20.100 19,2
3
Sán Chí 10.700 10,2
4
Nùng 4.720 4,5
5
Sán Dìu 4.635 4,4
6
Dao 2.537 2,4
7
H
’
Mông, Hoa 626 0,8
Tổng cộng 104.58 100
(Nguồn Ủy ban dân số huyện Phú lương năm 2004)
Cư dân Phú Lương gồm nhiều bộ phận hợp thành. Một bộ phận vốn là
dân bản địa có mặt từ lâu đời, một bộ phận là dân phu được tuyển mộ và làm
thuê cho bọn tư bản Pháp, trong các đồn điền và hầm mỏ, một bộ phận khác
vốn là đồng bào ở các tỉnh miền xuôi di cư lên khai phá đồi nương, mở rộng
làng bản, sinh cơ lập nghiệp. Cũng tương tự như đặc thù dân cư của tỉnh Thái
Nguyên là điểm chuyển tiếp giữa miền xuôi và miền ngược, huyện Phú
Lương cũng có nhiều dân tộc sinh sống, đây là một trong những nét cơ bản
tạo nên những nét văn hóa chung của cư dân ở đây, là điểm hội tụ giao thoa
văn hóa giữa các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Dân tộc Kinh: Chiếm 58,5% dân số trong huyện, cư trú ở hai thị trấn
(Giang Tiên và Đu) và các xã Sơn Cẩm, Tức Tranh, Vô Tranh, cùng sống xen
kẽ với các dân tộc khác.Vốn cư trú ở vùng thấp, người Kinh quen với việc
trồng lúa nước kết hợp với một số nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, họ
còn có mở rộng thêm một số nghề khác như buôn bán tại nhà, tại chợ. Người
Kinh không những giàu kinh nghiệm sản xuất mà còn có khả năng tiếp thu
nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Văn hóa tín ngưỡng quan trọng nhất
của người Kinh là thờ thần Thành Hoàng. Người Kinh sinh sống trên đất Phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
18
Lương đã có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc khác, điều này làm cho Phú
Lương có nền văn hóa đa dạng, phong phú.
Dân tộc Tày: Chiếm tỷ lệ 19,2% dân số trong huyện, sống chủ yếu ở
các xã giáp ranh với huyện Định Hóa và Đại Từ như: Yên Ninh, Yên Trạch,
Yên Đổ, Ôn Lương, Hợp Thành. Họ cư trú ven thung lũng, triền đồi núi thấp
nơi có cánh đồng nhỏ phì nhiêu, thuận lợi nguồn nước, người Tày có nền kinh
tế nông nghiệp khá phát triển, bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi người Tày còn
có một số nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải…Người Tày có đời
sống tinh thần đặc sắc, trong đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự nhiên
được duy trì khá bền vững. Ngoài ra, họ còn có vốn văn nghệ dân gian, trò
chơi dân gian truyền thống phong phú và đặc sắc.
Dân tộc Sán Chí: Chiếm 10,2% dân số huyện Phú Lương. Họ sống chủ
yếu bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đời sống văn hóa tinh
thần của họ cũng rất phong phú như: thơ ca, hò vè, múa…
Dân tộc Nùng: Chiếm 4,5%, họ cùng hệ ngôn ngữ với người Tày; do
đó, đời sống văn hóa và vật chất của người Nùng có nhiều nét tương đồng với
người Tày.
Dân tộc Sán Dìu: chiếm 4,4% dân số của huyện, họ sống chủ yếu ở các
xã Cổ Lũng và Sơn Cẩm. Người Sán Dìu sống chủ yếu bằng nghề nông và
chăn nuôi, khai thác lâm thổ sản, làm gạch ngói, đan lát. Người Sán Dìu chịu
tác động mạnh mẽ văn hóa của người Kinh, điều này thể hiện khá rõ trong tín
ngưỡng thờ thần Thành Hoàng cùng các lễ hội dân gian diễn ra ở đình làng
trong mỗi dịp lễ tết.
Dân tộc Dao: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số huyện 2,4%, họ sống ở các
xã vùng cao như: Phú Đô, Yên Lạc. Văn hóa của người Dao có nhiều nét độc
đáo như tục cấp sắc, thờ cúng Bàn Vương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
19
Dân tộc H
’
Mông và dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong huyện
(0,8%). Người H
’
Mông cư trú duy nhất ở xã Phú Đô, chủ yếu trồng lúa nương
và ngô; chăn nuôi trâu, bò, ngựa...Họ có hai nhạc cụ đặc sắc là khèn và đàn
môi. Dân tộc Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Hán, họ cần cù lao động, họ có các
hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú như: ca kịch, múa sư tử, thổi
sáo...
Các dân tộc trên địa bàn Phú Lương sống xen kẽ nhau trong các làng,
bản trên khắp địa bàn huyện. Mỗi làng bản có từ 20 đến 40 nóc nhà. Mỗi nóc
nhà là một gia đình sinh sống thường là 2 đến 3 thậm chí đến 4 thế hệ. Quan
hệ gia tộc dòng họ trong mỗi gia đình được biểu hiện rất rõ ở tinh thần đùm
bọc, thương yêu nhau. Họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất, hỗ
trợ nhau về mặt trí tuệ, tinh thần, dìu dắt nhau, là chỗ dựa cho nhau trong
cuộc sống. Mối quan hệ dòng tộc trong xã hội Phú Lương còn thể hiện qua
tính tôn ti, trật tự của các thế hệ sống trong mỗi dòng tộc.
Cư dân Phú Lương có rất nhiều lễ hội trong năm như: tết nguyên đán,
lễ hội khai xuân, cầu mùa, tết thanh minh, lễ thượng điền, lễ hạ điền…tùy
theo mỗi xóm mà có một ngày hội chính.
Cư dân Phú Lương có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú đa dạng.
Họ có tục thờ cúng tổ tiên, thổ công và các vị thần.
Trên địa bàn của huyện có một số công trình văn hóa, nghệ thuật thể
hiện đời sống tâm linh của nhân dân như: đền Đuổm, đền Giang Tiên, đền
Đình Báng…
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng trƣớc năm 1986
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
trường kì của dân tộc ta, giải phóng miền Nam, thống nhất đẩt nước. Cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
20
mạng nước ta bước sang giai đoạn mới - giai đoạn đất nước độc lập, thống
nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phấn khởi và tự hào trước những thắng lợi của dân tộc, thực hiện các
chỉ thị nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc huyện Phú Lương đã hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế, góp phần cùng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thu được nhiều thành
tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2.1 Tình hình kinh tế
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1977),
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái vòng 2 (19 - 24/4/1977) đã quyết
định : Tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm để làm tròn nhiệm vụ hậu
cần tại chỗ cho công nghiệp phát triển và cải tạo đời sống nhân dân.
Xuất phát từ đường lối chung, đuờng lối kinh tế của Đảng, Nghị quyết
23, 24 (1977) của Trung ương, Nghị quyết 40,45,46 (1977) của Tỉnh ủy Bắc
Thái đề ra, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương đã xác định 4 thế mạnh
để phát triển kinh tế của Phú Lương là: lương thực, trồng rừng, cây công
nghiệp, chăn nuôi.
Trên cơ sở phân tích mặt mạnh, mặt yếu của huyện, Đại hội đại biểu
huyện Phú Lương lần thứ XIV đã khẳng định: “Ra sức phát triển sản xuất
nông - lâm nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp một cách toàn diện, ổn
định và đảm bảo đời sống nhân dân. Tích cực thâm canh cây trồng và chăn
nuôi, phát triển ngành giao thông, thủy lợi. Củng cố, hoàn thiện quan hệ sản
xuất, ra sức cải tiến quản lí kinh tế, quản lí xã hội, lưu thông phân phối, tăng
cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ an ninh, sẵn sàng chiến đấu
chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc” [6,tr 202]
Về nông nghiệp: Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII,
Đảng bộ huyện tập trung phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ, đi đôi với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
21
tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, cải tiến kĩ thuật canh tác. Với ý chí
cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường ,vượt qua mọi khó khăn trước mắt,
năm 1977 huyện đã thu được kết quả: diện tích trồng lúa là 6.668 ha, sản
lượng lúa đạt 12.982,342 tấn, diện tích trồng màu là 2.163,2 ha. Chăn nuôi
vẫn được duy trì, đàn trâu là 14.187 con, đàn bò là 307 con, ngựa 400 con, lợn
19.570 con, dê 414 con, cá thu hoạch được 30.786 kg [34,tr.1-2]
Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100-
CT/TW về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và
người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp”. Quán triệt sâu sắc Chỉ
thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Huyện ủy đã lãnh đạo nhân dân
trong huyện nêu cao lòng yêu nước, phát huy ý thức tự lực, tự cường để vượt
qua mọi khó khăn giành các mục tiêu về kinh tế - xã hội do Đại hội đại biểu
Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra.
Năm 1980, diện tích lúa là 1.762 ha, đến năm 1982 đã tăng lên 2.020
ha. Sản lượng lúa xuân các năm cũng đều tăng: từ 3.167 tấn (năm 1980) lên
3.554 tấn (năm 1981) và 3.526 tấn (năm 1982). Diện tích cấy lúa mùa năm
1980 đạt 4.718 ha, năng suất 21,7 tạ, sản lượng đạt 10.206 tấn; đến năm 1982,
năng suất đạt 27 tạ/ha, sản lượng đạt 13.159 tấn [6,tr.205].
Trong chăn nuôi, nhờ Huyện ủy kịp thời chuyển đổi phương thức, giao
cho các hộ gia đình xã viên nên có bước phát triển. Đàn trâu từ 14.263 con
(năm 1980) đã tăng lên 14.554 con (năm 1982) [6, tr.206]. Đàn lợn nái cũng
tăng lên hàng năm, tạo điều kiện để cung cấp con giống cho nhân dân trong
huyện. Với mục đích dùng làm phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa đàn
ngựa cũng được quan tâm, phát triển. Năm 1980 có 423 con, đến 1982 tăng
lên 567 con [6,tr.207].
Đảng bộ huyện Phú Lương rất coi trọng phát triển hệ thống thủy lợi. Số
vốn đầu tư cho thủy lợi là 2.800.000 đồng, hoàn thành xây dựng 10 công trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
22
thủy nông, trong đó có hai công trình loại vừa, đảm bảo tưới tiêu cho 2.000 ha
lúa trong cả hai vụ.
Trong thời gian từ 1970 - 1982, với sự cố gắng và quyết tâm cao, Đảng
bộ và nhân dân trong huyện đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được
nhiều thắng lợi mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra. Đời sống của
nhân dân bước đầu được cải thiện, các yêu cầu về ăn, ở, mặc, học hành…
từng bước được đáp ứng, tình hình sản xuất ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó
còn một số chỉ tiêu huyện chưa thực hiện được như diện tích ao hồ của huyện
là 250 ha nhưng mới tổ chức chăn thả được 200 ha, các cơ sở ươm cá giống
hàng năm mới sản xuất được hơn 2.000.000 con chưa đảm bảo nhu cầu cung
cấp cho địa phương.
Đó còn là sự mất cân đối giữa sản xuất và đời sống, giữa trồng trọt và
chăn nuôi, sự phân công lao động ngành, nghề chưa hợp lý. Việc vận dụng
Chỉ thị số 100 về khoán sản phẩm chưa đồng bộ, thậm chí ở nhiều xã và hợp
tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện. Việc vận dụng đường lối,
chính sách của Đảng vào cuộc sống còn máy móc, thiếu linh hoạt, sáng tạo,
còn nặng nhiều về hình thức.
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Lương lần thứ XV đã nghiêm
khắc nhận ra những sai sót, khuyết điểm và đề ra phương hướng nhiệm vụ ba
năm 1983-1985 là “Ra sức phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công
nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch. Đảm bảo sản xuất lương thực, thực phẩm
đủ cân đối trên địa bàn huyện, đồng thời đóng góp cho Tỉnh và Trung ương”
[6,tr.214]. Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng bộ huyện lần XV, Đảng bộ
và nhân dân Phú Lương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đoàn kết
thực hiện các mục tiêu mà Đại hội đề ra.
Năm 1985, tổng sản lượng lương thực của huyện đã đạt 25.071 tấn
(vượt 2%, riêng năng suất lúa vượt 4,7% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
23
huyện đề ra) [6,tr.218]. Lần đầu tiên huyện Phú Lương có 108 tấn lương thực
được đưa vào nguồn dự trữ. Đây là thành tích nổi bật nhất trong sản xuất, là
thành tích đạt được cao nhất từ trước đến nay, nó thể hiện sự đúng đắn của
cấp ủy các cấp trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương về “Nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, sản xuất lương thực là nhiệm vụ trung tâm số 1”
Cũng trong năm 1985, toàn huyện đã thu được 2.544 tấn chè búp tươi
(vượt 696 tấn so với chỉ tiêu); 70 tấn thuốc lá (đạt 112% kế hoạch); 5.303 tấn
mía (đạt 217% kế hoạch) [37,tr.3]. Riêng cây lạc năm 1985 đã trồng được 142
ha, vụ xuân 1986 trồng được 210 ha, là cây công nghiệp ngắn ngày hứa hẹn
cho sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn, đồng thời là một loại cây cải tạo đất.
Ngành chăn nuôi có bước phát triển tốt, đàn trâu có 25.883 con (tăng
9%); đàn bò có 450 con (tăng 136,4%); đàn lợn có 24.359 con (tăng 12%)
[37,tr.3].
Về lâm nghiệp: Là một huyện miền núi, nhân dân các dân tộc trong
huyện sống phụ thuộc nhiều vào nguồn khai thác lâm sản nên Đảng bộ và
chính quyền Phú Lương rất quan tâm đến công tác lâm nghiệp. Năm 1977, về
trồng rừng đạt 62,3% so với kế hoạch, trong đó khu vực quốc doanh đạt 92%,
khu vực hợp tác xã đạt 55,5% [34,tr.4]. Công tác bảo vệ rừng còn nhiều thiếu
sót, hàng nghìn ha rừng đầu nguồn các loại bị tàn phá (cả rừng đầu nguồn và
rừng già). Các vụ vi phạm phá rừng cũng chưa được xử lý kịp thời và kiên
quyết (kể cả cán bộ, đảng viên và nhân dân). Lực lượng kiểm lâm hoạt động
còn yếu, chủ trương giao đất giao rừng cho hợp tác xã chưa được thực hiện.
Bước sang năm 1985, công tác trồng và bảo vệ rừng đã có nhiều tiến bộ
đáng kể. Trồng rừng tập trung đạt 5,8% tăng 2%, trồng cây phân tán vượt
39,1%, khai thác gỗ vượt 11% [37,tr.3], tệ đốt rừng làm nương rẫy và nạn
cháy rừng đã giảm nhiều so với trước. Đảng bộ huyện đã ra nghị quyết thực