Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên Khóa 2006 - 2010)
TÊN ĐỀ TÀI

TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. PHẠM VĂN BEO
BỘ MÔN TƯ PHÁP

PHAN THỊ HỒNG THẮM
MSSV: 5062286
Lớp: Tư pháp 1- K32

Cần Thơ, tháng 10- 2009


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ 1986 đến nay, qua hơn 20 năm
thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự tăng
trưởng không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do sự tác
động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách mở
cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh những thành tựu đạt
được, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu
cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, tệ
nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh nói riêng.
Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình trạng giết người nói
chung và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng
đang diễn ra trầm trọng, trong đó có nhiều vụ giết người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ,
những tranh chấp không đáng kể đã làm cho người thực hiện hành vi phạm tội
trong lúc thiếu bình tĩnh, không còn khả năng tự chủ.., hành vi giết người này
chủ yếu xảy ra trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm, vợ chồng vì
ghen tuông tình ái. Tội phạm giết người này diễn ra với tính chất nhất thời,
không thấy được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xem thường tính
mạng của người khác chỉ vì thù tức bộc phát mà gây nên đau thương tang tóc

cho gia đình nạn nhân không những thế còn gây mất trật tự trị an ở địa phương,
gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì
việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh nói riêng đang là một vấn đề hết sức cấp bách nhằm
tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những
giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người trong

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

1

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng và tiến tới hạn chế đẩy lùi tội
phạm trong thời gian tới.
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu.
Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người thì tội xâm phạm tính mạng là hành vi nguy hiểm nhất trong xã hội
vì hành vi này đã cướp đi mạng sống của người khác – một quyền thiêng liêng
và cao quí nhất của con người. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài
này chỉ xoay quanh vấn đề về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh là trường hợp đặc biệt của tội giết người, để tìm ra những vấn đề
cốt lỗi, trọng tâm của tội phạm này để có biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội
phạm có hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu.

Làm rõ tình hình tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu
thành nên tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh để từ đó
đề ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức chuyên
ngành, thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan đến tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh, kết hợp với việc xem xét các vụ án trên thực
tế để chứng minh và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Mặt khác, người viết cũng
đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập tài liệu
-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp

5. Cơ cấu.
Luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương I: Vấn đề lý luận về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh.
Chương II: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
trong luật hình sự Việt Nam hiện hành..

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

2


SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

Chương III: Thực trạng và giải pháp về tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô khoa Luật đã truyền
đạt kiến thức cho em trong thời gian ngồi trên giảng đường đại học để em có
thể tiếp thu những kiến thức quý giá đó để hoàn thành bài viết này. Đặc biệt,
em xin chân thành cám ơn TS. Phạm Văn Beo đã tận tình hướng dẫn, tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ để em hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù trong quá trình
nghiên cứu đã có sự cố gắng, nổ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn nhiệt tình
của giáo viên nhưng do hạn chế nhất định về thời gian, nguồn tài liệu tham
khảo nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của quý thầy, cô để bài viết của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn!.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam.

MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I:VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG
THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
1.1 Một số khái niệm về tội giết người trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. .... 4
1.1.1 Khái niệm theo từ điển Tiếng việt ............................................................. 4
1.1.2 Những khái niệm liên quan đến tội giết người .......................................... 4
1.2 Khái quát về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ..... .4
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh. ................................................................. 4
1.2.1.1 Khái niệm .............................................................................. 4
1.2.1.2 Đặc điểm.. ............................................................................. 5
1.2.2. Nguyên nhân và điều kiện tạo nên tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh ........................................................... 8
1.2.3. Lịch sử hình thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh. ............................................................................... 12
1.2.3.1 Giai đoạn 1985 đến 1999 ....................................................... 12
1.2.3.2 Giai đoạn 1999 đến nay.......................................................... 13
1.2.4. Một số điểm mới về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999............ 15
1.2.5. Tính chất nghiêm trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu của tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. ............... 16
1.2.5.1 Tính chất nghiêm trọng ........................................................... 17
1.2.5.2 Ý nghĩa .................................................................................... 20
CHƯƠNG II:TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ
KÍCH ĐỘNG MẠNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1 Cấu thành tội phạm và dấu hiệu pháp lí của tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh ..................................................................................... 22
2.1.1 Cấu thành tội phạm............................................................................... 22
2.1.2 Dấu hiệu pháp lí................................................................................... 22
2.1.2.1 Khách thể. .................................................................................... 22

2.1.2.2 Khách quan .................................................................................. 23
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam.

2.1.2.3 Chủ quan ...................................................................................... 27
2.1.2.4 Chủ thể ......................................................................................... 27
2.2 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với
một số tội khác...................................................................................................... . .27
2.2.1 Với tội giết người .............................................................................. .27
2.2.2 Với trường hợp phạm tội bị kích đông về tinh thần do hành vi trái
pháp luật của nạn nhân hoặc của người khác .......................................................... 30
2.2.3 Với trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng..... ................................................................................................... 30
2.2.4 Với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác dẫn đến chết người ......................................................................... 33
2.2.5 Với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ................................. 34
2.3 Trách nhiệm hình sự đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh .............................................................................................................. 36
2.3.1 Tình tiết định tội.................................................................................. 36
2.3.2 Hình phạt ............................................................................................ 43
2.3.2.1 Nguyên tắc xử lí ........................................................................ 43
2.3.2.2 Khung cơ bản ............................................................................ 44
2.3.2.3 Tình tiết giảm nhẹ định tội........................................................ 46
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH

3.1. Thực tiễn về hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
3.1.1 Thực tiễn trên cả nước....................................................................... 53
3.1.2. Thực tiễn ở Cần Thơ........................................................................... 59
3.2. Những bất cập và các giải pháp phòng chống tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh............................................................................ 60
3.2.1 Những bất cập ..................................................................................... 60
3.2.1.1 Trong việc xác định tội danh ...................................................... 61
3.2.1.1.1 Về vấn đề xác định trạng thái tinh thần của người phạm
tội............................................................................................... 61
3.2.1.1.2 Về vấn đề lỗi của người bị hại liên quan đến việc xác
định tội danh. ..................................................................................... 62
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam.

3.2.1.2 Trong lĩnh vực pháp luật ........................................................... 68
3.2.1.2.1 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.......................... 68
3.2.1.2.2 Vi phạm trong việc áp dụng pháp luật hình sự. ........ 69
3.2.1.2.3 Trình độ pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của công tác bảo vệ pháp luật chưa ngang tầm nhiệm vụ ................. 73
3.2.2 Giải pháp. ....................................................................................... 73
3.2.2.1 Trong việc xác định tội danh. ..................................................... 73
3.2.2.1.1 Giải pháp để xác định trạng thái tinh thần của người
phạm tội .... ........................................................................................ 73
3.2.2.1.2 Giải pháp về xác định lỗi của người bị hại liên quan
đến việc xác định tội danh. ................................................................ 74
3.2.2.2 Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật. ............................................ 75

3.2.2.2.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự..................................... 75
3.2.2.2.2 Trong việc áp dụng pháp luật hình sự. ...................... 77
3.2.2.2.3 Nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ làm công
tác bảo vệ pháp luật. .......................................................................... 78
Kết luận. ...................................................................................................... 81
Danh mục tài liệu tham khảo

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
1.1 Một số khái niệm về tội giết người trong luật hình sự Việt Nam hiện hành
1.1.1. Khái niệm theo từ điển Tiếng việt.
- Tội: Hành vi trái với quy định của pháp luật, vi phạm những điều cấm
của đạo đức, tôn giáo.
- Giết: Làm cho chết hay gây ra cái chết đột ngột, là mất khả năng sống.
- Người: Loài động vật có tổ chức cao nhất, có khả năng tư duy, có tư thế
đứng thẳng, tay và chân khác hẳn về chức năng, có óc lớn, có ngôn ngữ,
có khả năng trừu tượng và khái quát
1.1.2. Những khái niệm liên quan đến tội giết người
Bộ luật hình sự năm 1999 Điều 93 quy định về tội giết người nhưng
không hề nêu lên khái niệm giết người là gì?
Một số nhà nghiên cứu luật học đã nêu định nghĩa tội giết người như
sau: “Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một

cách trái pháp luật”.
Như vậy, trước tiên hành vi giết người phải là hành vi cố ý (cố ý trực
tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Người phạm tội mong muốn gây ra cái chết cho
nạn nhân và nhận thức được hành vi phạm tội của mình có khả năng tước
đoạt tính mạng nạn nhân. Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác là
hành vi trái pháp luật tức là pháp luật không cho phép làm mà vẫn làm.
1.2 Khái quát về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh
1.2.1.1 Khái niệm
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế
tức thời ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế
đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi.1
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường
hợp giết người do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội.

1

Theo từ điển pháp luật hình sự, Nhà xuất bản Tư pháp, trang 247

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


Đây cũng là trường hợp phạm tội được tách từ tội giết người quy định
tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự 1985. Vì là trường hợp giết người có
tính chất giảm nhẹ đặc biệt nếu quy định trong cùng một điều luật với tội
giết người như trước đây là không phản ánh đúng tính chất của tội phạm
này. Việc nhà làm luật tách trường hợp giết người này ra thành một tội
phạm riêng biệt không chỉ bảo đảm chính xác về lí luận và kỷ luật lập pháp
mà còn phù hợp với thực tiễn xét xử.
1.2.1.2 Đặc điểm
- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành
vi nguy hiểm cho xã hội vì người phạm tội đã xâm phạm đến tính mạng của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với
người thân thích của người đó làm cho tinh thần của họ bị kích động mạnh
dẫn đến hành vi giết người. Tuy hành vi đó nguy hiểm cho xã hội nhưng
mức độ không cao lắm vì người phạm tội thực hiện hành vi đang trong lúc
họ không còn sáng suốt và khả năng nhận thức về hành vi của mình không
còn đầy đủ như lúc bình thường. Lúc đó, họ không tự chủ được mình và
không thấy hết được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
Họ đã bị hạn chế về hoạt động ý chí và lý trí. Nếu một người bình thường
không mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm ảnh hưởng đến khả năng
nhận thức của họ thì họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự do hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà mình gây ra. Tuy nhiên với một người thực hiện
hành vi phạm tội trong lúc tinh thần bị kích động mạnh thì họ vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự do hành vi mình gây ra nhưng với mức hình phạt thấp
hơn nhiều so với người thực hiện hành vi trong lúc bình thường.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đi làm đồng về thấy nhà mình có đông người,
A hỏi thì mọi người cho biết kẻ trộm vào nhà đã đánh chết con của A (trên
thực tế, con của A chỉ bị kẻ trộm đạp ngã lúc bỏ chạy). Kẻ trộm đã bị bắt
giải về Ủy ban nhân dân xã. Nghe vậy, A chạy thẳng ra ủy ban xã, xông vào
đánh kẻ trộm là Nguyễn Văn B đến chết, bất chấp sự ngăn cản của những

người đang làm nhiệm vụ ở đó. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều xử phạt
A 10 năm tù về tội giết người. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng
nghị để Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm
giảm hình phạt cho bị cáo, vì đây là trường hợp bị cáo phạm tội trong tình
trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

- Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi và
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình. Do đó, khi người phạm tội thực
hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có
thể coi là tội phạm trong trường hợp người thực hiện có lỗi khi thực hiện
hành vi đó. Mặt khác khi phân tích về tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh thì thừa nhận lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực
tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Quan điểm trên xuất phát từ sự phân tích mặt chủ
quan của tội giết người Điều 93 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, qua việc phân
tích “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” cho thấy, khi phạm tội, người
phạm tội không nhận thức rõ hậu quả nguy hiểm cho xã hội nào sẽ xảy ra từ
hành vi của mình và do đó cũng không thể nói họ mong muốn hậu quả cụ
thể nào đó xảy ra. Trong khi đó, để xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực
tiếp thì khi thực hiện hành vi đó họ phải nhận thức được hậu quả chết
người, mong muốn hậu quả đó xảy ra. Vì vậy, đối với tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh này chỉ có thể nói người phạm tội

với lỗi cố ý gián tiếp trong khi thực hiện phạm tội. Khẳng định này có ý
nghĩa quan trọng trong việc xem xét tội phạm này có giai đoạn tội phạm
chưa hoàn thành hay không. Theo đó, tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh sẽ không có giai đoạn chưa hoàn thành vì người
phạm tội thực hiện hành vi trong lúc mất tự chủ, không kiềm chế được bản
thân vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó và trạng thái bị kích
động chỉ xảy ra trong chốc lát rồi thôi và chỉ cấu thành tội phạm khi có hậu
quả chết người xảy ra. Mặt khác, giai đoạn chưa hoàn thành chỉ xảy ra khi
đối với tội phạm có dấu hiệu chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp.
- Con người là vốn quí của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp
luật nói chung, luật hình sự nói riêng bảo vệ đặc biệt. Bảo vệ con người –
trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tự do của
con người. Vì đó là những vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với bất kỳ một
con người nào.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy
định tại Điều 95 Bộ luật hình sự là một trong những tội được quy định
nhằm bảo vệ trực tiếp tính mạng con người, có mức hình phạt cao nhất là 7
năm tù. Người thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh đã thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự vì đã cướp đi
quyền sống là quyền thiêng liêng cao quí nhất của con người. Thật vậy, tại
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định “công dân có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm”. Vì lẽ đó, mà Bộ luật hình sự Việt Nam đã có những quy phạm pháp
luật trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ
xã hội.
Chính vì lẽ đó mà việc quy định tính trái pháp luật hình sự là một
dấu hiệu của tội phạm không những là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu
tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, đảm bảo quyền dân chủ của
công dân không bị vi phạm bởi hành vi tùy tiện mà còn thúc đẩy các cơ
quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật theo sát với sự thay đổi của
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Tính trái pháp luật hình sự tuy là dấu
hiệu về mặt hình thức pháp lý nhưng vẫn có tính độc lập tương đối và có ý
nghĩa quan trọng. Nếu chỉ coi trọng dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm thì sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong xử lý hình sự.
- Tính chịu hình phạt được xem là dấu hiệu của tội phạm bởi nó là
một thuộc tính khách quan của tội phạm. Chỉ hành vi phạm tội mới phải và
tất yếu bị áp dụng hoặc đe dọa áp dụng hình phạt, là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của nhà nước. Chính vì thế, trên thực tế có những hành vi
phạm tội bị áp dụng hình phạt nhưng cũng có những hành vi phạm tội
không bị áp dụng hình phạt – trường hợp miễn trách nhiệm hình sự hay
miễn hình phạt. Điểm này không có nghĩa phủ nhận quan điểm xem hình
phạt là dấu hiệu của tội phạm. Chúng ta nhận thấy rằng, dù trên thực tế có
những trường hợp có hành vi phạm tội nhưng không bị áp dụng hình phạt
nhưng khả năng đe dọa bị áp dụng hình phạt là vẫn có. Mọi hành vi khác
không phải là tội phạm thì không có nguy cơ đe dọa bị áp dụng hình phạt.
Phải nhìn nhận như thế mới thấy được mối liên hệ giữa tội phạm và hình
phạt, hình phạt luôn gắn liền với tội phạm và chỉ có thể áp dụng hình phạt
đối với người có hành vi phạm tội.
Như vậy, đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu hình phạt do hành

vi của mình gây ra nhưng mức hình phạt lại thấp hơn rất nhiều so với hành
vi giết người trong lúc tinh thần bình thường vì người thực hiện hành vi giết
người này trong lúc tinh thần đang bị kích động mạnh tức là lúc đó họ mất
khả năng tự chủ (nhưng chưa mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi) và tình trạng đó chỉ diễn ra trong chốc lát rồi biến mất.
Chính vì lẽ đó mà người thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

7

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

thần bị kích động mạnh sẽ phải chịu hình phạt vì đã có hành vi cướp đi
mạng sống của người khác một cách trái pháp luật.
1.2.2 Nguyên nhân và điều kiện tạo nên tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh.
- Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng là đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học. Bởi vì quá trình nghiên cứu tội phạm luôn
gắn với quá trình tìm tòi phát hiện ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Tình hình tội phạm nói chung và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh nói riêng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại trong nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, nó có mối quan hệ tác động
qua lại với các hiện tượng quá trình xã hội khác mang tính chất tiêu cực và
cả những hiện tượng xã hội tích cực. Nó chịu sự chi phối và quyết định của
các hiện tượng, quá trình xã hội. Vì vậy, để phòng ngừa tội phạm nói chung
và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng, tội

phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ những hiện tượng, quá trình xã hội làm
nảy sinh và quy định tội phạm như là hậu quả của hiện tượng, quá trình đó.
Nếu không xác định được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
thì không thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm. Nhìn từ góc độ tội
phạm học, nguyên nhân của tình hình tội phạm được thể hiện là các hiện
tượng kinh tế, tư tưởng, xã hội, văn hóa, chính trị, tâm lý, tổ chức tiêu cực
trong tác động qua lại và thâm nhập lẫn nhau làm phát sinh, quyết định tình
hình tội phạm.
- Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên các lĩnh
vực kinh tế, tư tưởng, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị…dẫn đến sự hình
thành các quan điểm cá nhân mang tính chống đối xã hội và từ quan điểm
cá nhân này sẽ dẫn đến hình thành phạm tội nói chung và tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng. Tội phạm học còn
tìm ra các điều kiện, các hiện tượng có vai trò ngăn ngừa sự ảnh hưởng của
các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và khám phá ra cơ chế tác động
qua lại giữa các nguyên nhân và điều kiện với nhau dẫn đến thực hiện hành
vi phạm tội cụ thể.
- Giữa tội phạm nói chung, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh nói riêng với hành vi tiêu cực khác không phải là tội phạm
có mối quan hệ qua lại với nhau. Vì vậy, tội phạm học cần phải nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

8

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


các hiện tượng chống đối xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm, đưa ra các
biện pháp phòng chống chúng.
- Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng được tội phạm
học nghiên cứu thể hiện qua: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm
tội phạm; nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm cụ thể.
Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,
chúng ta đi sâu vào nghiên cứu, xem xét các nguyên nhân và điều kiện được
thể hiện một cách khái quát sau:
- Nguyên nhân từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối
với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó: Sẽ không
có hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xảy ra
nếu như không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong
trường hợp này, và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đó có thể là một
hành vi cụ thể tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, nhưng
cũng có thể hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là một chuỗi
các hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi lặp lại trong thời gian dài và
liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội, làm cho họ bị dồn nén về
mặt tâm lí, và đến một thời điểm nào đó khi có một hành vi trái pháp luật cụ
thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và
người phạm tội lâm vào tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Trong
trường hợp này, nếu chỉ xét một hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh sẽ không thấy được hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân.
- Người phạm tội thực hiện hành vi giết người trong điều kiện khách
quan là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó làm cho người phạm
tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Lúc đó, họ không thể
kiềm chế được tình cảm của mình, tầm nhận thức bị hạn chế, lỗ mảng. Tuy
nhiên, vẫn không hề có một chuẩn mực nào để đo được vì trạng thái tâm lý

của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, cùng một sự việc mà họ có cách xử
sự khác nhau, có người bị kích động mạnh về tinh thần nhưng có người
không hề bị kích động họ vẫn bình thường và chọn một giải pháp khác chứ
không phạm tội. Do đó, để xác định một người trong lúc phạm tội tinh thần
có bị kích động hay không thì chúng ta phải kết hợp xem xét toàn bộ các

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

tình tiết của vụ án và nhân thân của bị cáo như: quá trình sự việc xảy ra như
thế nào, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, điều kiện sống, tính tình….
- Hầu hết, những khuynh hướng phạm tội nói chung và tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng là sản phẩm của một
quá trình giáo dục kém, là hậu quả của quá trình xã hội hóa cá nhân không
đúng mức, gần gũi với bản năng sinh vật của con người và được hình thành
do những nguyên nhân và điều kiện khách quan. Thực tế cho thấy có nhiều
vụ án chỉ do mâu thuẫn nhỏ nhưng do nhận thức, hiểu biết về cuộc sống và
pháp luật kém mà người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người hoặc chỉ
vì ghen tuông tình ái, nghi nhờ vợ (hoặc chồng) có quan hệ bất chính với
người khác nên trong lúc tức giận nhất thời không thể kiềm chế được bản
thân nên đã có hành vi giết người một cách trái pháp luật.
Ví dụ: Hẳn mọi người còn nhớ câu chuyện buồn của đôi vợ chồng
giáo viên ở Bắc Giang. Đến giờ, dĩ vãng đã lùi xa, nhưng ký ức đau buồn
và bi kịch thương tâm về người bố, người mẹ của hai đứa trẻ trong vụ án

này chắc sẽ còn đọng lại trong đầu óc non nớt của chúng. Hai đứa trẻ, đứa
lớn giờ 6 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi là con của Lê Chí Dũng, trú tại Thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Nguyên nhân bắt đầu từ việc phát sinh tình cảm ngoài vợ, ngoài
chồng. Dũng đi học lái xe ôtô và thân thiết với người bạn cùng lớp tên là
Ninh Bình Thư, cán bộ Cục Thuế Bắc Giang. Sau nhiều lần đưa bạn về nhà
chơi, ăn uống, Dũng không ngờ, anh này đã thầm thương trộm nhớ vợ
mình. Cho đến một ngày vợ Dũng đòi bỏ chồng, con để đi theo người tình.
Rất yêu vợ và thương hai đứa con nhỏ, Dũng cố gắng khuyên can vợ. Tuy
nhiên, mọi cố gắng từ phía Dũng chỉ là vô nghĩa khi đôi tình nhân kia tình
cảm ngày càng sâu nặng. Cho đến một lần, khi được vợ "thông báo" sẽ đi
ăn tối với người tình, Dũng "cay mũi" cầm dao nhọn bám theo vợ đến một
nhà hàng trong thành phố Bắc Giang và đâm nhiều nhát vào người tình
địch. Nạn nhân chết, Dũng đến cơ quan Công an tự thú. Một ngày sau vụ án
mạng, vợ anh ta cũng gieo mình xuống sông Thương (Bắc Giang) tự vẫn.
Lê Chí Dũng bị phạt ba năm tù về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh.
Để hạn chế tình trạng này, các cặp vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ cần
có thái độ hợp tác, thậm chí cần gạt bỏ cái "tôi" cá nhân của mình để cùng
ngồi nói chuyện thẳng thắn, cùng tìm ra phương cách tốt nhất cứu vãn hạnh
phúc gia đình. Điều quan trọng nữa là, những đôi trai gái chỉ nên tiến tới
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

10

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


hôn nhân trên cơ sở tình yêu, sự tôn trọng và thông cảm với nhau. Có như
vậy, những kết cục buồn sẽ chẳng có cơ hội xảy đến.
Chúng ta điều biết, các hiện tượng và quá trình xã hội nói chung, tội
phạm và các hành vi phạm tội nói riêng không thể giải thích bằng các quy
luật tự nhiên, đành rằng các yếu tố như bệnh tật, thần kinh, tính cách,…có
ảnh hưởng nhất định đến khả năng ý thức của con người và thông qua đó
ảnh hưởng đến hành vi của họ nhưng không phải là những yếu tố quyết
định. Thật vậy, con người sinh ra không phải trở thành kẻ phạm tội. Tính
cách, tính khí không phải bẩm sinh mà có, nó được hình thành dần dần
trong quá trình học tập, lao động rèn luyện, vui chơi, giao tiếp và quan hệ
với xã hội xung quanh.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, tình hình tội phạm đang diễn ra
với xu hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế kinh tế thị trường đã hình thành ở
Việt Nam, một bộ phận dân cư trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên do ảnh
hưởng của những băng hình, sách báo, tranh ảnh… mang tính bạo lực cao
đã tự cho mình cách xử sự bằng bạo lực với người khác khi có bất kỳ mâu
thuẫn nào xảy ra kể cả khi đó là những va chạm nhỏ. Mặt khác, hành vi giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mang tính bộc phát nhất
thời, thường họ có thái độ xử sự thiếu suy nghĩ, nông nổi và hung hãn. Hầu
hết những vụ án xảy ra là do sự mâu thuẫn từ hai phía, ở một thời điểm
ngắn, do bực tức nhất thời vì một lý do đơn giản như va chạm xe trên
đường, nói khích nhau trong quán rượu… ở trường hợp này thì nguyên
nhân một phần xuất phát từ phía bị hại. Do bản thân họ chưa có cách xử sự
tế nhị nên đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chết người. Trên thực tế, có rất
nhiều vụ án giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xảy ra
chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trong đời sống mà dẫn đến hậu quả chết người để
lại nhiều đau thương mất mát cho gia đình và xã hội.
Ví dụ: Tháng 6.2006, Nguyễn Tạ Báu (sinh năm 1989) trú tại xã Văn
Bình có va chạm giao thông với Huy và bị bố Huy bắt bồi thường 600.000
đồng. Báu cho rằng bố Huy bắt ép nên đã cùng Việt nhiều lần chặn đánh

Huy trên đường đi học và bắt phải trả tiền.
Bức xúc trước hành vi của Báu và Việt, ngày 28.9.2006, trước khi đi
học, Huy đã mang theo con dao nhọn để phòng thân. Khi đi đến cổng
trường học, Huy lại bị Việt đe dọa và đòi tiền, khi đến giờ ra chơi, Huy
đã đến bàn học nơi Việt ngồi, dùng dao đâm vào ngực của Việt và làm Việt
bị tử vong.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

11

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, các bậc cha mẹ nên lưu ý đến
cách giáo dục con cái ngay từ nhỏ, rèn luyện cho con em một ý thức tôn
trọng người khác, tâm hồn trong sáng, có cách xử sự tích cực trong mọi tình
huống để không dẫn đến những hậu quả chết người đáng tiết xảy ra chỉ vì
những mâu thuẫn nhỏ trong đời sống.
Tóm lại, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện
phát sinh tồn tại của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đáp ứng được yêu cầu về mặt lý
luận cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.2.3 Lịch sử hình thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh.
Ở những giai đoạn trước thời kỳ 1985 thì chỉ mới quy định về tội giết
người chứ không hề đề cập đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là như thế nào. Và mãi đến khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời
thì vấn đề này mới được quy định một cách cụ thể.

1.2.3.1 Giai đoạn 1985 – 1999
Đất nước thống nhất tất yếu nền pháp luật cũng phải thống nhất là đòi
hỏi khách quan đáp ứng kịp thời trong giai đoạn mới. Trong một quốc gia,
pháp luật được áp dụng mỗi nơi khác nhau là công việc hết sức khó khăn,
thiếu sự đồng bộ. Do đó ngày 27/6/1985 Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã cho ra đời Bộ luật hình sự 1985. Đây là Bộ luật hình
sự đầu tiên của nước ta đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển
của pháp luật nhà nước. Có thể nói Bộ luật hình sự 1985 là thành tựu nổi
bật của trí tuệ pháp luật hình sự Việt Nam, có tác dụng hết sức quan trọng
trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy
định tại chương II (phần các tội phạm) của Bộ luật, bao gồm 17 Điều luật
(từ Điều 101 đến Điều 117) và hình phạt bổ sung (Điều 118).
Cụ thể 17 tội đó là: Tội giết người, tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ, tội vô ý làm chết người, tội bức tử, tội xúi giục hoặc giúp
người khác tự sát, tội cố ý không cứu giúp người khác đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, tội đe dọa giết người, tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại người khác, tội hành hạ người khác, tội hiếp dâm, tội
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

12

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


cưỡng dâm, tội giao cấu với người dưới 16 tuổi, tội mua bán phụ nữ, tội
làm nhục người khác, tội vu khống.
Hình phạt áp dụng đối với 17 tội đó là: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật quân đội, tù có thời hạn, tù chung
thân hoặc tử hình …. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định các hình phạt bổ sung
bao gồm: cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc
nhất định, quản chế, cấm cư trú, tước danh hiệu quân nhân….
Với cơ cấu bao gồm 12 chương, 280 điều luật. Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại khoản 3 Điều 101
trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người bao gồm 2 khung hình phạt. Tùy theo mức độ nguy hiểm cho
xã hội mà người phạm tội phải chịu mức hình phạt tương ứng. Đây là
trường hợp phạm tội với những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vì
phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Lại một lần nữa, Bộ
luật hình sự năm 1985 cũng thể hiện một bước tiến mới cao hơn, xa hơn
nhiều văn bản trước đó với việc phân hóa trách nhiệm hình sự cho người
phạm tội. Ngoài việc quy định những tình tiết tăng nặng, những tình tiết
giảm nhẹ, nhà làm luật còn quy định thêm trường hợp gây ra hậu quả chết
người nhưng không phải là tội phạm.
Tóm lại, Bộ luật Hình sự năm 1985 qua bốn lần sửa đổi đã bổ sung
thêm một số điều luật mới, cụ thể các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người đã bổ sung thêm hai tội mới ở lần sửa
đổi bổ sung thứ tư. Tuy có sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng nhìn chung
những quy định đó vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế đạt được những thành
tựu đáng kể. Vì vậy, nền pháp luật nước nhà phải được thay đổi, hoàn thiện
sao cho phù hợp với tình hình mới. Măc dù Bộ luật hình sự 1985 đã qua
bốn lần sửa đổi, bổ sung nhưng cơ bản không còn phù hợp trong tình hình
mới.
1.2.3.2 Giai đoạn 1999 đến nay

Bộ luật hình sự năm 1985 là bước tiến vượt bậc của pháp luật Việt
Nam. Trải qua mười mấy năm tồn tại, Bộ luật hình sự năm 1985 đã qua bốn
lần sửa đổi, bổ sung cho đến nay nhìn chung vẫn chưa hoàn chỉnh để phù
hợp với tình hình mới của đất nước. Các quy định về tội giết người tuy có
nhiều thay đổi nhưng nhìn chung vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như
khoản 2 Điều 101 khung hình phạt quy định quá rộng từ năm năm đến hai
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

13

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

mươi năm tù dễ dẫn đến tình trạng áp dụng thiếu chính xác, thiếu sự đồng
bộ…. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, trên cơ sở tiếp thu
Bộ luật hình sự năm 1985 và tham khảo Bộ luật hình sự của các nước trên
thế giới, ngày 21/12/1999 Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình sự
năm 1999 thay thế cho Bộ luật hình sự 1985, có hiệu lực ngày 01/07/2000.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung một cách toàn
diện, phù hợp với thực tiễn hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Hơn nữa,
Bộ luật này còn đánh dấu bước phát triển vượt bậc nền lập pháp Việt Nam,
là cơ sở để xây dựng xã hội chủ nghĩa phồn vinh, người dân có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người được quy định tại chương XII gồm 30 tội quy định
từ Điều 93 đến Điều 122 (Bộ luật hình sự 1985 gồm 19 tội, 20 Điều luật).
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều điểm mới so với
Bộ luật hình sự 1985: Năm tội trong Bộ luật hình sự 1985 được tách ra

thành mười tội trong Bộ luật hình sự năm 1999; bổ sung thêm bốn tội danh
mới; chia nhỏ các khung hình phạt ra; tăng nặng hình phạt trong sáu tội
danh và bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng định khung; hình phạt bổ
sung không quy định riêng tại một điều luật (Điều 118 Bộ luật hình sự
1985) mà được đưa vào trong từng điều luật cụ thể; hình phạt tiền được bổ
sung trong ba tội; tỷ lệ thương tật trong các điều luật được quy định một
cách cụ thể; phạm tội đối với trẻ em nhất thiết phải bị xử lý nghiêm
khắc….. Tội giết người được quy định tại điều 93 chương các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người bao gồm hai
khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung. Khoản 1 bổ sung
thêm một số tình tiết định khung tăng nặng mà Bộ luật hình sự năm 1985
không quy định: Giết trẻ em; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy
giáo, cô giáo của mình; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người
hoặc giết người thuê. Việc bổ sung thêm các tình tiết định khung tăng nặng
thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự cao hơn, chặt chẽ hơn phù hợp
với thực tiễn, giúp cho việc chọn lựa hình phạt phù hợp với tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Tội giết người (Điều 101) được tách thành 3 tội trong Bộ luật hình sự
năm 1999. Tội giết người (Điều 93), Tội giết con mới đẻ (Điều 94), Tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95). Với quy định
này đã khắc phục được điểm hạn chế trong Bộ luật hình sự 1985 đồng thời
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

14

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


giúp Tòa án trong công tác xét xử được thuận lợi hơn. Bộ luật hình sự năm
1999 còn hạ mức hình phạt tối đa và nâng mức hình phạt tối thiểu lên
(Khoản 2 Điều 93 từ “năm năm” lên “bảy năm” và từ “hai mươi năm”
xuống “mười lăm năm”) bởi vì hình phạt áp dụng đối với tội giết người
trong cấu thành cơ bản (Khoản 2 Điều 93) và hình phạt đối với người phạm
tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người lại bằng nhau. Như vậy là
không hợp lí trong việc quy định khi căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của
hành vi phạm tội.
Bộ luật hình sự 1999 tồn tại cho đến nay, cơ bản phù hợp đáp ứng
được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những đổi mới trong quy định về tội giết người là thành tựu khoa học của
các nhà làm luật góp phần trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm,
đưa đất nước đi lên bắt kịp nhịp độ chung của thế giới.
1.2.4 Một số điểm mới về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Từ khi ra đời Bộ luật hình sự năm 1985, trải qua 14 năm tồn tại với
bốn lần sửa đổi và bổ sung đã được thay thế bằng Bộ luật hình sự năm
1999; với các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung; các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói
riêng (trong đó có tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh) đã bộc lộ những bất cập, không phù hợp thực tiễn. Chúng ta có thể
nhận thấy một số điểm mới như sau:
So với Bộ luật hình sự năm1985, Bộ luật hình sự năm 1999 đã tách ra
riêng lẽ một số tội phạm thành các tội độc lập, quy định thành những tội
danh mới. Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm một số cấu
thành tội phạm cơ bản mới dựa vào các tình tiết định khung tăng nặng trong
điều luật cũ. Điều này phản ánh nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
được thực hiện thêm một bước cao hơn, phù hợp với nguyên tắc xử lý của
Bộ luật hình sự là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh, nhanh chóng theo đúng pháp luật. Qua thực tiễn xét xử, ta

nhận thấy có rất nhiều vụ án mà tính chất, mức độ nguy hiểm rất khác nhau
nhưng lại nằm trong quy định của một điều luật gây khó khăn trong việc
vận dụng sao cho phù hợp, sao cho hợp lý, đảm bảo tính chính xác. Việc
tách các hành vi phạm tội ra thành một số tội phạm độc lập không chỉ tạo
điều kiện thuận lợi cho các Thẩm phán khi áp dụng, phục vụ công tác đấu
tranh phòng ngừa tội phạm mà còn thể hiện bước phát triển hoàn thiện nền
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

15

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

lập pháp Việt Nam phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Do đó, Bộ
luật hình sự 1999 đã tách một số điều luật thành các tội phạm riêng lẽ (cụ
thể là 5 tội trong Bộ luật hình sự năm1985 tách thành 12 tội trong Bộ luật
hình sự năm 1999) .
+ Tội giết người (Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985) tách thành ba
tội: Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mới đẻ (Điều 94); Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95).
+ Tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ (Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1985) tách thành 2 tội: Tội
làm chết người trong khi đang thi hành công vụ (Điều 97) và tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công
vụ (Điều 107).
+ Tội vô ý làm chết người (Điều 104 Bộ luật hình sự 1985) tách thành
2 tội: Tội vô ý làm chết người (Điều 98) và Tội vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99).

+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác (Điều 109 Bộ luật hình sự 1985) tách thành 3 tội: Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104); Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105); tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng (Điều 106).
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của
người khác (Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1985) tách thành 2 tội: Tội vô ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108);
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 109).
Trên đây là một số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung, tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng trong Bộ luật
hình sự năm 1999. Việt Nam đang trên đà phát triển vận hành chung vào
nhịp độ chung của thế giới. Song song đó nền lập pháp cũng linh hoạt thay
đổi phù hợp; mong rằng việc hoàn thiện các quy định pháp luật góp phần
vào công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.5 Tính chất nghiêm trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

16

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam


1.2.5.1 Tính chất nghiêm trọng
Con người là vốn quí nhất của xã hội. Các Mác viết: “Bản chất con
người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của những quan hệ
xã hội”2. Con người với tư cách là cá nhân đồng thời đặt trong mối quan hệ
với gia đình và xã hội. Do vậy, con người quyết định sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Đối với con người, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hiến pháp năm 1992 cũng đã khẳng định điều
đó: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm” và “nghiêm cấm mọi hình
thức truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Mặt khác, quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con
người đã được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong pháp luật quốc tế. Điều
3 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ghi nhận: “Mọi người đều có quyền
sống, quyền tự do và an ninh cá nhân”3. Quyền sống cũng là nội dung quan
trọng của các quyền dân sự và chính trị, khoản 1 Điều 6 công ước quốc tế
và các quyền dân sự và chính trị ghi nhận: “Mỗi người đều có quyền được
sống. Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng sống
một cách vô cớ”4. Nội dung của quyền sống được Công ước quy định rất
phong phú, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đưa ra nhiều biện pháp để
bảo vệ. Những quy định của Công ước về quyền sống, trực tiếp liên quan
đến tính mạng con người còn được thể hiện rõ nét ở các khoản 2 - 6 Điều 6,
các điều 7, 8, 9, 10, 11.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân, trong đó đặc biệt là quyền bất khả xâm
phạm tính mạng, sức khỏe. Nhà nước Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/09/1982.
Xuất phát từ tầm quan trọng của khách thể cần bảo vệ là tính mạng,
sức khỏe của con người, Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta đã có một
chương XII quy định về “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người”, chương này chỉ xếp sau chương “Các tội
xâm phạm về an ninh quốc gia” trong phần các tội phạm của Bộ luật hình
2

Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự của con người, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, trang 59
3
Được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quết số 217A(III) ngày 10/12/1948.
4
Theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 2200 (XXI) ngày 16/12/1996, có hiệu lực ngày
23/3/1976

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

17

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

sự. Trong chương XII của Bộ luật hình sự đã quy định 18 tội danh nhằm
trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền sống của con người.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường
hợp đặc biệt của tội giết người là một trong những tội được quy định nhằm
bảo vệ trực tiếp tính mạng con người. Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh đã cướp đi quyền được sống là quyền thiêng liêng,
quý giá của con người, gây ra nhiều đau thương về tinh thần cho người
thân, bạn bè của người bị hại, gây mất trật tự, trị an xã hội, gây tư tưởng
hoang mang, sợ hãi trong nhân dân; người phạm tội giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh thường bị xử phạt với loại và mức hình
phạt khá cao, nên cũng gây ra nhiều đau buồn cho những người thân của
người phạm tội. Đối với đa số các loại tội phạm khác, hậu quả của tội phạm
có thể khắc phục được, nhưng đối với tội phạm giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh thường dẫn đến người bị hại chết, không thể
khắc phục được hậu quả. Do đó, việc phát hiện kịp thời, xử lí nghiêm minh
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh góp phần rất
quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng.
Thực tế có rất nhiều vụ án giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh xảy ra chỉ vì những bất đồng, những mâu thuẫn xảy ra trong đời
sống hàng ngày, trong quan hệ vợ chồng, cha con…mà đáng lẽ hậu quả chết
người sẽ không xảy ra nếu người trong cuộc có cách xử sự đúng đắn, biết
bình tĩnh, kiềm chế tình cảm của bản thân thì sẽ không xảy ra hậu quả chết
người.
Ví dụ: Khoảng 9h30 ngày 27-12-2006, Công an phường Bạch Mai
nhận được tin báo: Tại số nhà 10, ngách 7, ngõ 300 Bạch Mai, quận Hai Bà
Trưng xảy ra vụ đâm chém nhau giữa hai anh em Lê Chí Tuấn (sinh năm
1968) và Lê Chí Tú (sinh năm 1978). Hậu quả là Lê Chí Tuấn tử vong. Cơ
quan điều tra đã phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm
hiện trường, pháp y tử thi. Sau khi vụ án xảy ra đến 12h30 ngày 27-122006, Lê Chí Tú đã đến Công an phường Bạch Mai đầu thú, nộp tang vật là
con dao mà Tú dùng để chém anh trai và khai nhận toàn bộ hành vi phạm
tội.
Lê Chí Tuấn và Lê Chí Tú đều là con trai bà Lê Thị Hoan và cùng ở
số nhà 10, ngách 7, ngõ 300 Bạch Mai. Tối 26-12-2006, do cần tiền để
chuộc lại xe máy, Tuấn đã đến quán nước của mẹ ở A17 tập thể Bách Khoa,
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

18


SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

Hà Nội yêu cầu bà Hoan đưa sổ đỏ của gia đình để Tuấn đi đặt lấy tiền
chuộc xe máy.
Vì nhiều lần Tuấn đến làm tình làm tội bà Hoan theo kiểu này nên khi
Tuấn vừa đặt vấn đề như vậy, bà Hoan kiên quyết không đồng ý. Thấy mục
đích không đạt được, Tuấn tức giận đập phá quán nước, chửi bới và đánh bà
Hoan. Khi Công an phường Bách Khoa đến giải quyết thì Tuấn đã bỏ đi.
Đêm hôm đó, khi bà Hoan dọn hàng về nhà, Tuấn lại gặp bà và yêu cầu
phải đưa ngay sổ đỏ. Bà Hoan vẫn không chấp nhận. Tuấn chửi bới ầm ĩ
nhà cửa đến gần sáng thì bỏ đi. Sáng ngày hôm sau, vợ chồng anh Lê Chí
Bằng (là con trai cả) đưa mẹ đến Công an phường Bạch Mai để trình báo về
việc xảy ra tối hôm trước và nhờ giải quyết việc mâu thuẫn gia đình. Sau
đó, bà Hoan về nhà, còn vợ chồng anh Bằng đi làm. Bà Hoan ngồi nhà nghỉ
một lúc thì Tuấn lại xuất hiện và chửi bà thậm tệ: Bà là con già lưu manh,
đưa ngay sổ đỏ đây! Đó là điều đau đớn nhất của người mẹ. Bà ngồi chết
lặng, không muốn trả lời Tuấn. Thấy vậy, Tuấn càng tức giận và rút trong
người ra một con dao phay chuôi sắt, dài khoảng 40 cm và nói với mẹ: Nếu
hôm nay bà không đưa sổ đỏ, tôi sẽ chém chết mày!.
Cũng tưởng Tuấn nói với ý định đe dọa, buộc bà Hoan phải đưa sổ đỏ
cho Tuấn đi đặt, chuộc lại xe máy, ai ngờ Tuấn làm thật. Tuấn vung dao
định chém bà Hoan nhưng bà nhìn thấy và chạy vụt ra ngoài. Nhìn thấy Lê
Chí Tú đi từ ngoài vào, bà nói: Con đừng vào, nó chém đấy! Cùng lúc, Tú
nhìn thấy một cảnh tượng hãi hùng, Tuấn đang vung dao lên để chém mẹ
liền xông vào nhà, đẩy Tuấn ngã xuống giường. Con dao phay Tuấn đang
cầm trong tay bị rơi xuống đất, Tú nhặt lên, không kìm được cơn nóng giận
về người anh của mình đã vung dao chém một nhát vào đầu, ba nhát vào

chân Tuấn. Chém xong, Tú cầm dao chạy ra đầu ngõ và nhìn thấy bà Hoan
đang đứng ở quán nước nhà anh Nghĩa. Tú nói với mẹ: Con bắt được dao
của thằng nghiện. Con chém nó chết rồi! Đoạn quay ra nói với anh Nghĩa
và anh Tân cũng đang đứng ở đó: Em chém chết thằng Tuấn rồi! Sau đó, Tú
đi ra đầu ngõ, lấy xe máy bỏ đi. Khoảng 12h30 cùng ngày, Tú đến Công an
phường Bạch Mai đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình. Lê Chí
Tuấn được đưa ngay vào Bệnh viện Thanh Nhàn cấp cứu nhưng do vết
thương quá nặng nên đã chết vào hồi 9h30 ngày 27-12-2006.
Theo biên bản giám định pháp y của phòng Kỹ thuật hình sự - Công
an thành phố Hà Nội kết luận nguyên nhân chết của nạn nhân Lê Chí Tuấn
như sau: “Vết thương sọ não cắt sâu vào bán cầu đại não hai bên. Các vết
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

19

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong luật hình sự Việt Nam

thương trên nạn nhân phù hợp với loại dao một lưỡi dao, sắc, có trọng
lượng tương đối nặng, tác động dạng chém với lực mạnh gây nên”. Ngay
khi vụ án xảy ra, Lê Chí Tú bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội giết
người. Sau khi hồ sơ vụ án chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Hà Nội, quá trình nghiên cứu hồ sơ, lập cáo trạng, Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội đi đến nhận định: Trong vụ án này, nguyên nhân do lỗi
của Lê Chí Tuấn đã có hành vi chửi bới, dùng dao chém bà Lê Thị Hoan (là
mẹ đẻ). Khi Lê Chí Tú đi về, thấy sự việc trên, bị kích động mạnh về tinh
thần, không kiềm chế được bản thân nên đã xông vào đẩy Tuấn ngã ra, nhặt
được con dao của Tuấn rồi Tú chém vào đầu, chân làm Tuấn tử vong. Hành

vi của Tú phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Do đó,
ngày 4-6-2007, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định
thay đổi quyết định khởi tố bị can với Lê Chí Tú từ tội giết người (theo điều
93 Bộ luật hình sự) sang tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh (theo điều 95 Bộ luật hình sự) 5.
Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu
của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, đó cũng là ước vọng của toàn thể nhân
dân ta. Để tăng trưởng và phát triển bền vững không những phải sử dụng và
phát huy tốt các nguồn lực cho sự phát triển, phải chú ý giải quyết tốt cả hai
mặt kinh tế và xã hội, sự đầu tư đúng hướng và phù hợp với xu hướng
chung của thời đại, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ
tri thức và cả sự hoàn thiện hệ thống pháp luật. Pháp luật là biểu hiện của
văn minh và văn hóa, là công cụ quan trọng để bảo đảm an toàn xã hội.
Trong thực tiễn có rất nhiều vụ án giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh xảy ra mang tính chất rất nguy hiểm như cha giết con, vợ
giết chồng vì ghen tuông.....gây hậu quả đau thương cho gia đình, xôn xao
dư luận xã hội. Thực trạng trên tồn tại một phần là do nền lập pháp còn
nhiều sơ hở, chứng tỏ thiếu sự đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước. Do đó, các hành vi phạm tội nói chung hành vi phạm tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng càng là mối
quan tâm lo lắng cho các cấp, các ngành, có thẩm quyền… Bởi lẽ nó vẽ ra
một tương lai không được sáng cho vận mệnh của đất nước.
1.2.5.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh.

5

Báo an ninh thủ đô ngày 29/07/2007

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


20

SVTH: Phan Thị Hồng Thắm


×