Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Luận văn " Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.54 KB, 70 trang )

Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
ĐỀ TÀI
“ Tội giết người trong luật hình
sự Việt Nam”

Giáo viên hướng dẫn : Ts Phạm Văn Beo
Sinh viên thực hiện : Phạm Văn Đạt
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 1 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam

2
L I NÓI UỜ ĐẦ 6
1. Tính c p thi t c a đ tàiấ ế ủ ề 6
2. N i dung và ph m vi nghiên c uộ ạ ứ 7
3. M c đích nghiên c uụ ứ 7
4. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 7
5. C c u đ tàiơ ấ ề 7
CH NG 1ƯƠ 9
NH NG V N CHUNG V T I GI T NG IỮ Ấ ĐỀ Ề Ộ Ế ƯỜ 9
1.Vài nét v các t i xâm ph m tính m ng trong Lu t hình s Vi t Namề ộ ạ ạ ậ ự ệ 9
1.1. Khái ni mệ 9
1.2. c đi mĐặ ể 9
2. Khái ni m chung v t i gi t ng iệ ề ộ ế ườ 9
2.1. Khái ni m theo t đi n Ti ng Vi tệ ừ ể ế ệ 9
2.2. Khái ni m theo quan đi m Lu t Hình Sệ ể ậ ự 10
2.3. c đi m c a t i gi t ng iĐặ ể ủ ộ ế ườ 10
T i gi t ng i là m t trong nh ng t i ph m đ c bi t nguy hi m, nó ộ ế ườ ộ ữ ộ ạ ặ ệ ể
không nh ng t c đi tính m ng c a con ng i mà còn nh h ng n ng ữ ướ ạ ủ ườ ả ưở ặ
n đ i v i d lu n xã h i, t i gi t ng i có m t s đ c đi m sauề ố ớ ư ậ ộ ộ ế ườ ộ ố ặ ể 12
2.3.1. c đi m v đ ng c c a t i ph m gi t ng iĐặ ể ề ộ ơ ủ ộ ạ ế ườ 12
2.3.2. c đi m v thân nhânĐặ ể ề 12


2.3.3. Nguyên nhân và đi u ki n c a t i gi t ng iề ệ ủ ộ ế ườ 12
2.3.3.1 S du nh p c a l i s ng b o l c, ích k d n đ n hình thành ý th cự ậ ủ ố ố ạ ự ỷ ẫ ế ứ
coi th ng tính m ng ng i khác trong m t b ph n dân cườ ạ ườ ộ ộ ậ ư 13
2.3.3.2 S phát tri n c a các t n n xã h i đ c bi t là nghi n ma tuý, c b cự ể ủ ệ ạ ộ ặ ệ ệ ờ ạ
14
2.3.3.3 L i s ng buông th , ích k và t t ng “đèn nhà ai nhà l y sáng” t n ố ố ả ỷ ư ưở ấ ồ
t i trong m t b ph n dân cạ ộ ộ ậ ư 14
2.3.3.4. Hi n t ng ch quan, thi u tinh th n c nh giác c a qu n chúng ệ ượ ủ ế ầ ả ủ ầ
nhân dân 15
2.3.3.5. Công tác qu n lý, ki m tra, giám sát xã h i ch a đ c ch t chả ể ộ ư ượ ặ ẽ 15
2.3.3.6. Ch a gi i quy t đ y đ vi c làm cho nh ng ng i trong đ tu i ư ả ế ầ ủ ệ ữ ườ ộ ổ
lao đ ngộ 15
2.3.3.7. Công tác thu h i, qu n lý và s d ng v khí còn s hồ ả ử ụ ũ ơ ở 15
2.3.3.8. Nh ng thi u sót và h n ch trong công tác c a các c quan b o v ữ ế ạ ế ủ ơ ả ệ
pháp lu tậ 16
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 2 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
3. L ch s các quy đ nh v t i gi t ng i trong Pháp lu t hình s Vi t Namị ử ị ề ộ ế ườ ậ ự ệ
16
3.1. Giai đo n phong ki nạ ế 17
3.2. Giai đo n 1945 – 1985ạ 17
3.3. Giai đo n t n m 1985 – 1999ạ ừ ă 17
1. T i gi t ng i đ c quy đ nh t i đi u 93 B lu t Hình sộ ế ườ ượ ị ạ ề ộ ậ ự 20
2. C u thành t i ph mấ ộ ạ 20
2.1. M t khách quan c a t i ph mặ ủ ộ ạ 21
2.2. M t khách th c a t i ph mặ ể ủ ộ ạ 22
2.3. M t ch th c a t i ph mặ ủ ể ủ ộ ạ 22
2.4. M t ch quan c a t i ph mặ ủ ủ ộ ạ 23
3.1. Gi t nhi u ng iế ề ườ 24
3.2. Gi t ph n mà bi t là có thaiế ụ ữ ế 25

3.3. Gi t tr emế ẻ 26
3.4. Gi t ng i đang thi hành công v ho c lý do công v c a n n nhânế ườ ụ ặ ụ ủ ạ 28
3.5. Gi t ông, bà, cha, m , ng i nuôi d ng, th y giáo ho c cô giáo c a ế ẹ ườ ưỡ ầ ặ ủ
mình 29
3.6. Gi t ng i mà li n tr c đó ho c ngay sau đó l i ph m t i r t nghiêm ế ườ ề ướ ặ ạ ạ ộ ấ
tr ng ho c t i đ c bi t nghiêm tr ngọ ặ ộ ặ ệ ọ 29
3.7. Gi t ng i đ th c hi n ho c che gi u t i ph m khác:ế ườ ể ự ệ ặ ấ ộ ạ 29
3.8. Gi t ng i đ l y b ph n c th n n nhânế ườ ể ấ ộ ậ ơ ể ạ 30
3.9. Th c hi n t i ph m m t cách man rự ệ ộ ạ ộ ợ 30
3.10. Gi t ng i b ng cách l i d ng ngh nghi pế ườ ằ ợ ụ ề ệ 31
3.11. Gi t ng i b ng ph ng pháp có kh n ng làm ch t nhi u ng iế ườ ằ ươ ả ă ế ề ườ . 31
3.12. Thuê gi t ng i ho c gi t ng i thuêế ườ ặ ế ườ 32
3.13. Gi t ng i có tính ch t côn đế ườ ấ ồ 33
3.14. Gi t ng i có t ch cế ườ ổ ứ 34
3.15. Gi t ng i thu c tr ng h p tái ph m nguy hi mế ườ ộ ườ ợ ạ ể 34
3.16. Gi t ng i vì đ ng c đê hènế ườ ộ ơ 35
4. Khung hình ph t đ i v i t i gi t ng iạ ố ớ ộ ế ườ 35
5. So sánh t i gi t ng i v i m t s t i xâm ph m tính m ng khácộ ế ườ ớ ộ ố ộ ạ ạ 37
5.1. i m gi ng nhauĐ ể ố 37
5.1.1. M t khách thặ ể 37
5.1.2. M t khách quan c a t i ph mặ ủ ộ ạ 37
5.1.3. M t ch th c a t i ph mặ ủ ể ủ ộ ạ 38
5.1.4. M t ch quan c a t i ph mặ ủ ủ ộ ạ 38
5.2. Hình ph tạ 38
5.3. T i gi t con m i đ (đi u 94 BLHS)ộ ế ớ ẻ ề 38
5.4. T i gi t ng i trong tình tr ng b kích đ ng.(đi u 95 BLHS)ộ ế ườ ạ ị ộ ề 38
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 3 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
5.5. T i vô ý làm ch t ng i. (đi u 98 BLHS)ộ ế ườ ề 39
5.6. Phân bi t t i gi t ng i v i m t s t i xâm ph m s c kho khácệ ộ ế ườ ớ ộ ố ộ ạ ứ ẻ 39

5.6.1. Phân bi t t i gi t ng i (hoàn thành) v i t i c ý gây th ng tích ệ ộ ế ườ ớ ộ ố ươ
trong tr ng h p d n đ n ch t ng iườ ợ ẫ ế ế ườ 39
5.6.2. Phân bi t t i gi t ng i (ch a đ t) v i t i c ý gây th ng tíchệ ộ ế ườ ư ạ ớ ộ ố ươ 43
1. Tình hình t i gi t ng i trên c n cộ ế ườ ả ướ 47
2. Tình hình t i ph m gi t ng i t nh Kiên Giangộ ạ ế ườ ở ỉ 50
3. Nh ng b t c p trong vi c áp d ng B lu t hình s đ i v i t i gi t ng iữ ấ ậ ệ ụ ộ ậ ự ố ớ ộ ế ườ
51
3.1. V n b n h ng d n đ nh t i danh đ i v i “hành vi m c dây đi n tr n ă ả ướ ẫ ị ộ ố ớ ắ ệ ầ
đ b o v tài s n nh ng đã gây ra h u qu ch t ng i” c a c quan có ể ả ệ ả ư ậ ả ế ườ ủ ơ
th m quy n ch a có s th ng nh t nên đã d n đ n nh ng sai sót trong vi c ẩ ề ư ự ố ấ ẫ ế ữ ệ
đ nh t iị ộ 52
3.2. V n b n h ng d n “phân bi t t i gi t ng i v i t i c ý gây ă ả ướ ẫ ệ ộ ế ườ ớ ộ ố
th ng tích” c a c quan có th m quy n còn ch a đ y đ và ch a có tính ươ ủ ơ ẩ ề ư ầ ủ ư
khái quát nên đã d n đ n nh ng sai sót trong vi c đ nh t iẫ ế ữ ệ ị ộ 53
3.3. Quy đ nh c a BLHS v TT KTN “Gi t nhi u ng i” còn ch a c ị ủ ề Đ ế ề ườ ư ụ
th l i ch a có v n b n gi i thích, h ng d n nên khi áp d ng còn có ể ạ ư ă ả ả ướ ẫ ụ
nhi u quan đi m trái ng cề ể ượ 57
3.4. H ng d n áp d ng TT KTN “Gi t ph n mà bi t là có thai” còn ướ ẫ ụ Đ ế ụ ữ ế
ch a đ y đ nên d d n đ n vi c áp d ng không th ng nh tư ầ ủ ễ ẫ ế ệ ụ ố ấ 58
3.5. nh t i danh saiĐị ộ 60
4. Các bi n pháp phòng ch ng t i ph m gi t ng iệ ố ộ ạ ế ườ 61
4.1. T ng c ng công tác giáo d c, tuyên truy n n p s ng lành m nh, ti n ă ườ ụ ề ế ố ạ ế
b cho nhân dânộ 61
4.2. Lo i tr nh ng nh h ng tiêu c c t l i s ng t s n đ c du nh p,ạ ừ ữ ả ưở ự ừ ố ố ư ả ượ ậ
bài tr t n n xã h iừ ệ ạ ộ 61
4.3. T ng c ng công tác qu n lý t t an ninh tr t t , b o đ m qu n lý xã ă ườ ả ố ậ ự ả ả ả
h iộ 62
4.4. T p trung gi i quy t t t v n đ công n vi c làm cho nh ng ng i ậ ả ế ố ấ ề ă ệ ữ ườ
trong đ tu i lao đ ngộ ổ ộ 62
4.5. Phát đ ng phong trào n ng cao ý th c trách nhi m đ u tranh phòng ộ ă ứ ệ ấ

ch ng t i ph m gi t ng i trong cán b và nhân dânố ộ ạ ế ườ ộ 63
4.6. Thu h i và qu n lý ch t ch v khí, không đ v khí, v t li u n vào ồ ả ặ ẽ ũ ể ũ ậ ệ ổ
tay t i ph mộ ạ 63
4.7. T ng c ng công tác đ u tranh phòng ch ng t i ph m gi t ng i c aă ườ ấ ố ộ ạ ế ườ ủ
các c quan b o v pháp lu tơ ả ệ ậ 63
5. M t s ý ki n đ xu t hoàn thi n B lu t hình s v t i gi t ng iộ ố ế ề ấ ệ ộ ậ ự ề ộ ế ườ 64
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 4 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
5.1. T i đi m i kho n 1 đi u 93 BLHS quy đ nh “Th c hi n t i ph m ạ ể ả ề ị ự ệ ộ ạ
m t cách man r ”ộ ợ 64
5.2. T i đi m c kho n 1 đi u 93 BLHS quy đ nh v hành vi gi t tr em ạ ể ả ề ị ề ế ẻ
nh ng l i không gi i thích rõ nh th nào thì đ c xem là tr emư ạ ả ư ế ượ ẻ 64
5.3. Các c quan có th m quy n c n s m ban hành v n b n h ng d n ơ ẩ ề ầ ớ ă ả ướ ẫ
đ nh t i danh v i ng i m c dây đi n tr n đ b o v tài s n nh ng đã gây ra ị ộ ớ ườ ắ ệ ầ ể ả ệ ả ư
h u qu ch t ng iậ ả ế ườ 64
5.4. Các c quan có th m quy n c n s m ban hành v n b n h ng d n (cóơ ẩ ề ầ ớ ă ả ướ ẫ
tính khái quát) phân bi t t i gi t ng i v i tôi c ý gây th ng tíchệ ộ ế ườ ớ ố ươ 65
K T LU NẾ Ậ 69
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 70
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 5 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm
thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. cùng với sự phát triển không
ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân
không những ổn định mà ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế
toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt

trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về
dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói
riêng.
Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiều
nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi
người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác. Hậu quả gây ra nhiều cái chết
thương tâm không gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình
trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng
cho quần chúng nhân dân tại địa phương.
Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ
phận người dân là nguyên nhân phạm tội. Có những vụ án giết người vì những thù tức
nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết
cha vì tài sản làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút. Nguy
hiểm hơn, kẻ phạm tội còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ
mang thai; giết người với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân điều đó
nói lên việc xem thường tính mạng của người khác. Đã đến lúc cần báo động, đồng
thời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ
tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
Việt Nam.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc
nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức
cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa
ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng và
tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới. Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội
phạm trong tình hình hiện nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội giết người,
người viết chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Tội giết người trong luật hình sự Việt
Nam”
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 6 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam

2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người
thì tội xâm phạm tính mạng là hành vi nguy hiểm nhất trong xã hội vì hành vi này đã
cướp đi mạng sống của người khác – một quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con
người. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung phân tích sâu
các vấn đề liên quan đến tội giết người như các yếu tố cấu thành; phân tích dấu hiệu
pháp lý, trách nhiệm hình sự; từng hành vi xâm hại đến từng đối tượng cụ thể; khung
hình phạt cho mỗi loại tội, so sánh tội này với một số loại tội phạm khác trong cùng
một chương để thấy được tính nguy hiểm đến xã hội của tội giết người và thực tiễn
đấu tranh phòng chống tội giết người của nước ta hiện nay, đồng thời người viết cũng
đưa ra một số giải pháp chủ quan của cá nhân nhằm góp phần chung trong đấu tranh
phòng ngừa tội phạm nguy hiểm này.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ tình hình tội giết người, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh
giá những yếu tố cấu thành nên tội giết người để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định
tình hình an ninh trật tự xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu
và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đến tội giết người, kết hợp với xem xét vụ án
trên thực tế tại địa phương để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Mặt khác,
người viết cũng đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. Cơ cấu đề tài
Luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người.
Chương 2: Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Thực trạng tội giết người ở Việt Nam và giải pháp phòng chống tội
giết người.

GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 7 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ
đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học để
em có thể tiếp thu những kiến thức quý giá giúp em hoàn thành bài viết này. Đặc biệt,
em xin chân thành cám ơn TS Phạm Văn Beo đã tận tình hướng dẫn và tao mọi điều
kiện , quan tâm tốt nhất để giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù trong quá trình
nghiên cứu đã có sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
của giáo viên nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 8 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
1.Vài nét về các tội xâm phạm tính mạng trong Luật hình sự Việt Nam
Con người được coi là vốn quí trong xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình
sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo
vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là ý nghĩa
quan trọng hàng đầu đối với con người.
1.1. Khái niệm
Các tội xâm phạm tính mạng của con người là những hành vi (hành động hoặc
không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ
về tính mạng của người khác.
1.2. Đặc điểm
Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những
tước đi sinh mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với dư luận xã hội, do
vậy tại điều 93 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) đã quy định khung hình phạt tối đa là tử hình
đối với kẻ phạm tội.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã để lại cho

thế hệ sau nhiều di sản vô cùng quý báu. Trong đó thành tựu về pháp luật hình sự là
một trong những di sản quý báu nhất. Sự phát triển của pháp luật hình sự gắn liền với
sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời đại.
Trong thời kỳ phong kiến và pháp thuộc, tuy pháp luật hình sự rất hà khắc, nhằm
bảo vệ nhà vua, chế độ phong kiến. Là công cụ của thực dân pháp và tay sai, đàn áp dã
man nhân dân ta, nhằm duy trì chế độ thực dân xâm lược, pháp luật rất dã man, tàn
bạo nhưng trong thời kỳ phong kiến thực dân vẫn chưa ghi nhận khái niệm tội phạm
nói chung, tội giết người nói riêng.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, hàng loạt văn
bản pháp luật hình sự được ban hành để trừng trị các tội phạm phản cách mạng, tội
xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và trừng trị các tội phạm tài sản của công dân
2. Khái niệm chung về tội giết người
2.1. Khái niệm theo từ điển Tiếng Việt
- Tội: Là hành vi trái với qui định của pháp luật, vi phạm về những điều cấm của
đạo đức xã hội, tôn giáo.
- Giết: Làm cho người chết hay gây ra cái chết một cách đột ngột.
- Chết: Là khả năng sống không còn.
- Người: là loài động vật có tổ chức cao nhất, có khả năng tư duy, có tư thế đứng
thẳng, có đầu óc sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động.
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 9 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
2.2. Khái niệm theo quan điểm Luật Hình Sự
Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội giết người nhưng không mô tả cụ
thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử, có thể định
nghĩa:
- Giết người: là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người ngoài ý muốn của nạn
nhân. Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con
người, chấm dứt sự sống của họ.
- Tội giết người: là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách
trái pháp luật.

Tội giết người là một trong những tội nguy hiểm nhất trong chương XII của Bộ
luật hình sự, chính vì vậy nên có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Hậu quả của hành vi trái pháp luật này là chết người. Như vậy, tội giết người chỉ
được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người
không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết
người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố
ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.
Một số hành vi khác, cũng làm chết người, nhưng không coi là hành vi của tội
giết người như:
- Hành vi không trái luật: Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật
cho phép (phòng vệ chính đáng, thi hành án tử hình v.v )
- Hành vi trái luật: Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, hành vi vô
ý làm chết người, hành vi bức tử, hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, hành vi
giết con mới đẻ, hành vi giết người do tinh thần bị kích động mạnh, giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Trong những trường hợp có hành vi trái luật như thế, người ta không quy định là
tội giết người mà quy định bằng một tội danh cụ thể, tương ứng với hành vi. Hình phạt
đối với những tội danh này không nghiêm trọng bằng tội giết người.
2.3. Đặc điểm của tội giết người
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của
người khác một cách trái pháp luật.
+ Hành vi tước đoạt tính mạng được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết
cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này
không thể coi là hành vi khách quan của tội giết người. hành vi có khả năng gây ra cái
chết cho con người có thể là hành động như bắn, chém, đâm … hành vi khách quan
của tội giết người cũng có thể là không hành động – đó là những trường hợp chủ thể
có nghĩa vụ phải hành động, phải làm một số việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 10 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam

tính mạng cho người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc
làm đó. Không hành động của họ trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết
cho người khác. Chẳng hạn, để trả thù người mổ, bác sĩ phụ sản trực tiếp xử lý ca mổ
đã cố trì hoãn không cho mổ với mục đích giết hại người đó và dẫn đến người đó chết.
+ Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người
phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi
tước đoạt tính mạng của chính mình không phải là hành vi khách quan của tội giết
người. Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không
phải là hành vi khách quan của tội giết người, như hành vi tước đoạt tính mạng của
người khác trong phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc thi hành hình phạt
tử hình…
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này.
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm có thể đang ở giai đoạn chuẩn bị
hoặc chưa đạt.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan – hành vi tước đoạt sinh mạng của
người khác – đã thực hiện và hậu quả chết người đã xảy ra cũng là một dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm giết người.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả là điều kiện cần thiết để có thể buộc người
có hành vi tước đoạt tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết
người đã xảy ra. Người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp
luật chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những hậu quả chết người đã xảy ra, nếu
hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Việc xác
định này trong nhiều trường hợp cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám
định pháp lý.
Lỗi của người phạm tôi giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý
trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
+ Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả
chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả đó
xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+ Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi

của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết
người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó.
Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp
hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng trong trường hợp hậu
quả chết người chưa xảy ra, việc xác định tội này có ý nghĩa rất quan trọng
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 11 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó không những
tước đi tính mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với dư luận xã hội, tội
giết người có một số đặc điểm sau
2.3.1. Đặc điểm về động cơ của tội phạm giết người
Động cơ phạm tội được hiểu là động cơ bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội. Bất kỳ hành động có mục đích của con người đều là kết quả
mối quan hệ qua lại của một hoặc nhiều động cơ khác nhau. Tương tự vậy, đối với các
vụ án giết người xảy ra hàng loạt tác động vào tâm lý, thái độ và các mối quan hệ của
người phạm tội. Động cơ phạm tội cũng có tác động tới việc lựa chọn phương thức
gây án và che giấu tội phạm.
Trong những năm gần đây ta thấy nổi lên một số động cơ chủ yếu sau đây:
- Giết người do mâu thuẫn thù tức, trong đó có giết người do mâu thuẫn càn quấy.
- Giết người để cướp của.
- Giết người do mê tín.
- Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác.
2.3.2. Đặc điểm về thân nhân
Nhân thân của tội giết người là tổng hợp những dấu hiệu về xã hội – chính trị,
tâm lý về thể chất của người đã gây ra hành vi phạm tội mà BLHS đã quy định.
Qua thực tế xét xử ta thấy đa phần có khoảng 94,5% người phạm tội là Nam giới,
trong đó có khoản 63% phạm tội trong trạng thái có chất kích thích như rượu; bia và
đa số họ có trình độ văn hoá thấp, không biết chữ, nghèo nàn. Độ tuổi phạm tội là từ
18 đến 40, nghề nghiệp thì đủ thành phần từ vô công rỗi nghề cho đến cán bộ công

chức, học sinh sinh viên, nông dân, công nhân, các vụ án giết người thường xảy ra vào
ban đêm, nơi vắng ít người qua lại. Công cụ gây án chủ yếu như súng các loại, thuốc
nổ, dao hoặc các loại công cụ khác tương tự.
Nghiên cứu những đặc điểm tội phạm giết người như: giới tính và độ tuổi của
người phạm tội giết người, trình độ học vấn và hoàn cảnh, nghề nghiệp và địa vị xã
hội, mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, động cơ và mục đích, công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian và địa điểm, nguyên nhân, đặc điểm
của người phạm tội sẽ góp phần trong đấu tranh phòng, chống tội giết người.
2.3.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội giết người
Tội giết người bắt nguồn từ những thói quen, tàn dư, tư tưởng tư hữu, coi thường
tính mạng con người; do khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội cũng như do hậu quả
nặng nề của chiến tranh để lại. Ngoài ra, tội giết người còn có những nguyên nhân đặc
thù riêng mà khi nghiên cứu những đặc thù này giúp chúng ta nhận thức đầy đủ và
hiểu rõ những tác động trực tiếp làm phát sinh các điều kiện phạm tội như:
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 12 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
- Sự du nhập lối sống bạo lực, ích kỷ dẫn đến hình thành ý thức coi thường tính
mạng người khác trong một bộ phận dân cư, lối sống đó dường như người phạm tội
chỉ tìm cách để bảo vệ quyền lợi của bản thân là yếu tố tìm thấy hầu hết trong các vụ
án giết người.
- Công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục ý thức lao động ý thức tôn trọng tài sản
của người khác còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Yếu tố này thường
được xem xét trong những trường hợp giết người gắn với động cơ chiếm đoạt tài sản
hoặc chiếm quyền thừa kế
- Sự phát triển của tệ nạn ma tuý, cờ bạc đã len lỏi vào khu làng, ngõ phố. Khi
con người đã “nghiện” các tệ nạn; muốn có tiền để sử dụng thì không loại trừ hành vi
giết người, cướp của.
- Lối sống buông thả ích kỷ và tư tưởng “đèn nhà ai nấy sáng”, hoặc hiện tượng
thiếu tinh thần chủ quan cảnh giác của quần chúng nhân dân cũng là nguyên nhân
thuận lợi để bọn tội phạm có cơ hội gây án.

- Việc tuần tra kiểm soát để giữ gìn an ninh trật tự trên từng địa bàn vẫn còn hạn
chế, các cơ quan chính quyền tại địa phương chưa lôi kéo, tập hợp được đông đảo
người dân tham gia thực hiện.
- Các cơ quan chức năng chưa giải quyết được việc làm cho những người ở tuổi
lao động, vì vậy không quản lý được những người thất nghiệp, họ không có công ăn
việc làm nên họ dễ dàng bị bế tắc cuộc sống, sa ngã vào những hoạt động tội phạm từ
những người xung quanh nhất và xã hội hiện nay.
Nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tồn tại của tội giết
người có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận cũng
như thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.
Ngoài những nhân thân của tội phạm nói chung, đó là những tàn dư, thói quen tư
tưởng tư hữu; coi thường tính mạng của người khác còn tồn tại, do tình hình khó khăn
về kinh tế xã hội cũng như do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Ngoài ra, tội giết
người còn có những nguyên nhân và điều kiện đặc thù.
2.3.3.1 Sự du nhập của lối sống bạo lực, ích kỷ dẫn đến hình thành ý thức
coi thường tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư
Từ khi nền kinh tế thị trường được hình thành ở Việt Nam, thì một bộ phận dân
cư trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên do ảnh hưởng của những băng hình, sách báo,
tranh ảnh mang tính bạo lực cao đã tự cho mình cách xử sự bằng bạo lực đối với người
khác có khi bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra kể cả khi đó chỉ là những va chạm nhỏ. Cũng
có thể phần nào đánh giá ý thức coi thường tính mạng người khác qua những trường
hợp có thể nhìn thấy người khác bị đánh đập, bị đe doạ tính mạng nhưng vẫn dửng
dưng không can thiệp. Lối sống bạo lực, ích kỷ còn thể hiện qua những vụ án mà
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 13 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
dường như can phạm chỉ tìm cách để bảo vệ quyền của mình bằng cách chăng dây
điện để bảo vệ vườn cây, dùng roi điện để tấn công người câu cá trộm.
Tóm lại tồn tại như một nguyên nhân của tội giết người, việc coi thường tính
mạng của người khác, đề cao mọi quyền lợi cá nhân của mình là yếu tố có thể tìm thấy
ở hầu hết các vụ án giết người ở nước ta tuỳ ở những mực độ khác nhau .

2.3.3.2 Sự phát triển của các tệ nạn xã hội đặc biệt là nghiện ma tuý, cờ bạc
Cũng trong những năm gần đây tệ nạn xã hội đã len lỏi vào từng ngôi làng, ngõ
phố, nó ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Thực tế cho thấy nhiều
vụ án mạng xảy ra lại gắn liền với những tệ nạn này. Tệ nạn này đã cướp đi cả nhân
cách của những con nghiện, đẩy họ đến chỗ làm bất cứ việc gì để có tiền hút hít kể cả
giết người thuê, giết người để cướp tài sản, thậm chí giết người thân khi họ ngăn cản
việc mang tài sản của gia đình đi bán. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội khác cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến loại tội phạm này. Tệ nạn cờ bạc làm khuynh gia bại sản nhiều
gia đình thì cũng cùng lúc kéo theo những hành vi tội lỗi liên quan đến tính mạng con
người như giết người để quỵt tiền thua bạc, giết người để cướp tài sản lấy tiền đánh
bạc, …. Nghiện rượu lại có trường hợp đẩy con người vào hoàn cảnh không thể nhận
thức và điều khiển tốt hành vi của mình từ đó dẫn đến việc có thể giết người do bất cứ
sự kích động nhỏ nào.
2.3.3.3 Lối sống buông thả, ích kỷ và tư tưởng “đèn nhà ai nhà lấy sáng” tồn
tại trong một bộ phận dân cư
Trước hết phải nói rằng với sự du nhập lối sống của các nước phương Tây, cách
sống theo truyền thống đạo lý của Việt Nam đã phần nào bị mai một. Nhiều người đã
tìm cách chạy theo những nhu cầu ích kỷ của bản thân bất chấp cả dư luận xã hội cũng
như sự lên án của các giá trị đạo đức. Chính lối sống buông thả này đã tạo ra nguyên
cớ cho những vụ giết người vì động cơ ghen tuông, giết vợ, giết chồng để tự do lấy vợ,
lấy chồng khác. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp thu sớm nhất những
tiến bộ từ các nước phương Tây nhưng cũng là nơi chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều của
lối sống này.
Bên cạnh đó tư tưởng “Đèn nhà ai nấy sáng” trong một bộ phận dân cư thành thị
trở thành yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm gây án. Tư tưởng này cũng là
yếu tố bất lợi đối với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo
vệ pháp luật.
Với lối sống buông thả, ích kỷ của một bộ phận dân cư thành thị như hiện nay có
thể tạo điều kiện cho môi trường thuận lợi để tội giết người còn tồn tại trên địa bàn
nước ta.

GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 14 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
2.3.3.4. Hiện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng
nhân dân
Qua nghiên cứu các vụ án giết người xảy ra trên thực tế, chúng ta thấy có những
vụ giết người chỉ có thể xảy ra khi nạn nhân thiếu tinh thần cảnh giác, cũng có những
vụ giết người mà can phạm dễ dàng hành động dựa vào sự chủ quan, thiếu cảnh giác
của nạn nhân.
Ngoài ra còn phải nói đến hiện tượng thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng
nhân dân nói chung. Có trường hợp một vụ giết người xảy ra trong khu tập thể, kẻ
phạm tội bịt miệng, kéo nạn nhân vào nhà tắm để bóp cổ, nạn nhân giãy giụa kêu la và
những người trong khu tập thể nghe thấy nhưng lại không cho rằng đó là một vụ án
mạng. Trong những trường hợp tương tự như vậy nếu những người hàng xóm chung
quanh có tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cao hơn nữa thì có thể tội phạm đã được
ngăn chặn kịp thời.
2.3.3.5. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát xã hội chưa được chặt chẽ
Thực trạng hiện nay là việc giữ gìn trật tự an toàn trên địa bàn các tỉnh, thành
phố còn nhiều khiếm khuyết. Có thể dễ dàng nhận thấy lực lượng chuyên trách còn
quá ít để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, do thiếu cả những điều kiện
làm việc cần thiết nên lực lượng chuyên trách đã không thu thập hết được những thông
tin từ quần chúng nhân dân. Việc tuần tra khu vực, tuần tra ở các khu tập thể còn yếu
và không thường xuyên, nhiều nơi hoạt động này chỉ là hình thức nên các đối tượng có
biểu hiện nghi vấn không được phát hiện để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.3.3.6. Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người trong độ tuổi lao
động
Giải quyết công ăn việc làm cho những người trong độ tuổi lao động hiện nay
đang là vấn đề nan giải đối với toàn xã hội nói chung và các cơ quan chức năng nói
riêng, Hiện nay chúng ta chưa thực sự quản lý được những người thất nghiệp, chưa tổ
chức, tập hợp được những người trong độ tuổi lao động mà chưa có việc làm. Mặt
khác cũng không hướng dẫn, rèn luyện làm hình thành nhân cách sống của con người

mới cho họ. Đối tượng những người thất nghiệp bị bế tắc trong cuộc sống do ảnh
hưởng của cách sống tiêu cực từ những người xung quanh do sự đe doạ, tác động trực
diện từ các tệ nạn xã hội nên họ đã trở thành một bộ phận đối tượng thực hiện tội giết
người.
2.3.3.7. Công tác thu hồi, quản lý và sử dụng vũ khí còn sơ hở
Hiện tượng tàng trữ, mua bán vũ khí trái phép còn tồn tại do đó chưa ngăn chặn
được việc luân chuyển vũ khí vào tay bọn tội phạm đặc biệt là những tên đã có tiền án,
tiền sự. Mặt khác, một số ít cán bộ nhân viên có trách nhiệm giữ gìn vũ khí đã vi phạm
các quy định về bảo quản và sử dụng. Những thiếu sót, sơ hở này thường bị bọn tội
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 15 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
phạm lợi dụng để tìm ra công cụ gây án. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử đã chỉ rõ
trong những năm vừa qua số người phạm tội giết người có dùng súng cà các loại vũ
khí khác đều có chiều hướng gia tăng gắn theo nó là sự thiệt hại rất lớn cả về vật chất
và tinh thần mà loại tội phạm này gây ra cho nạn nhân và xã hội.
2.3.3.8. Những thiếu sót và hạn chế trong công tác của các cơ quan bảo vệ
pháp luật
Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án và cán bộ chuyên trách làm công tác bảo
vệ an ninh trật tự ở địa phương chưa giám sát việc quản lý, giáo dục tốt những người
có tiền án, tiền sự, những người mãn hạn tù trở về, chưa có kế hoạch giáo dục họ trở
thành người tốt cho xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng.
Công tác thu nhập và xử lý thông tin mà quần chúng cung cấp về tội phạm nói
chung và tội giết người nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa có chế độ khen thưởng,
khích lệ quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tội phạm và tố giác tội phạm.
Công tác truy tố nhiều vụ án còn chậm, chất lượng còn hạn chế. Viện kiểm sát,
Toà án và các cơ quan điều tra chưa phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng nên thường có ý
kiến khác nhau trong quá trình xét xử vụ án dẫn đến kéo dài vụ án.
Công tác xét xử các vụ án giết người còn chưa thật kịp thời, điều đó làm hạn chế
vai trò giáo dục, phòng ngừa của công tác xét xử. Số vụ án giết người hàng năm còn
tồn đọng nhiều. Ngoài ra, một số vụ chưa được xử lý một cách nghiêm minh, tương

xứng với tính chất của nó từ đó tạo ra tâm lý coi thường pháp luật, làm mất lòng tin
của quần chúng nhân dân vào sự công minh của pháp luật.
Việc thi hành án của loại tội phạm này trong nhiều trường hợp cũng chưa kịp
thời, triệt để. Các cơ quan công an, kiểm sát, toà án, Tư pháp chưa phối hợp chặt chẽ,
chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội giết người nói
riêng.
Qua việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội giết người có thể thấy tội
phạm này tồn tại và gia tăng là do một hệ thống các yếu tố khác nhau, có yếu tố thuộc
về bản thân người phạm tội nhưng cũng có yếu tố thuộc về cơ chế quản lý xã hội, quản
lý kinh tế hiện nay. Do đó, việc triệt tiêu hết các yếu tố là nguyên nhân và điều kiện
của tội phạm này là công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự hưởng ứng, tham
gia tích cực của toàn thể nhân dân.
3. Lịch sử các quy định về tội giết người trong Pháp luật hình sự Việt
Nam
Bắt nguồn từ hình thành và phát triển các quy phạm Pháp luật hình sự về tội giết
người với nhiều tình tiết khác nhau, gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ
thống pháp luật ở nước ta từ thời phong kiến cho đến sự ra đời của Bộ luật hình sự
năm 1999 đã trải qua các giai đoạn sau:
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 16 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
3.1. Giai đoạn phong kiến
Trải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, tội giết người trong thời đại phong
kiến được quy định thành những tội cụ thể trong tất cả các Bộ Luật Lý, Trần, Lê,
Nguyễn. mà rõ nét nhất là Bộ luật Hồng Đức nhà Lê hay còn gọi là “Quốc triều hình
luật”.
Các tội được quy định khá rõ trong chương “Đấu tụng” (đánh nhau kiện cáo).
Chương này gồm 30 điều, từ 456 đến điều 499. Nhìn chung, trong “Quốc triều hình
luật” quy định chung, không mang tính chất hành vi cụ thể như các Bộ Luật sau này,
về dấu hiệu cấu thành tội phạm còn nhiều lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng (như giữa
tội giết người và tội cố ý gây thương tích). Mặc dù vậy, Bộ luật này đánh dấu sự tiến

bộ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam lúc
bấy giờ nhằm nghiêm trị kẻ phạm tội.
3.2. Giai đoạn 1945 – 1985
Đây là giai đoạn đất nước ta trong giai đoạn chống thực dân Pháp, chống đế quốc
Mỹ và cả nước tiến lên xây dựng XHCN.
Đầu tiên là sắc lệnh số 47/ST ngày 10/10/1945 do Bác Hồ ký, cho phép áp dụng
số văn bản pháp luật của phong kiến, của đế quốc mà không trái với nguyên tắc độc
lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà. Sắc lệnh số 27/ST ngày 28/02/1946 về việc
truy tố tội bắt cóc tống tiền và ám sát. Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 về việc
xử lý một số tội phạm như đánh bị thương, cố ý giết người được thể hiện trong điều 4
của thông tư này.
Năm 1955, do bối cảnh lịch sử và tình hình xã hội lúc bấy giờ nên Bộ Tư pháp đã
có thông tư số 19/VHH – HS ngày 30/06/1955 yêu cầu Toà án không áp dụng luật lệ
phong kiến vào việc định tội, từ đó đã cho ra đời hàng loạt văn bản mới như:
- Thông tư 24/TANDTC ngày 25/11/1974 về việc xét xử các tội cố ý giết người;
- Sắc lệnh số 03/ST – 76 ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng
lâm thời quy định các tội phạm và hình phạt, đồng thời ban hành thông tư hướng dẫn
các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của công dân như: Cố ý giết người, cố ý gây
thương tích
3.3. Giai đoạn từ năm 1985 – 1999
Năm 1985 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Bộ Luật Hình Sự
(BLHS) đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, BLHS đầu tiên của Việt Nam có hiệu
lực từ ngày 01/01/1985, trong đó tội giết người được quy định tại chương II điều 101,
bao gồm 4 khoản quy định cụ thể cho từng hành vi của tội này. Đây cũng là giai đoạn
áp dụng pháp luật Hình sự thống nhất cả nước. Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết
định số 04/HDTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp
dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS. Nghị quyết số 01/89 HĐTP
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 17 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
ngày 19/04/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung một số quy

định của BLHS.
Qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, tính chất của tội phạm giết người
ngày càng nguy hiểm, càng tinh vi, manh động. Nhằm phù hợp với tình hình thực tế
phát sinh, BLHS Việt Nam qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989; 1991; 1992;
1997, đến năm 1999, tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khoá X đã quyết định thông qua Bộ
Luật hình sự năm 1999 và có hiệu lực vào ngày 01/07/2000. Ở Bộ luật này, tội giết
người quy định tại Điều 93, bao gồm có 3 khoản quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn về
hành vi tội giết người, đồng thời quy định cụ thể về hình phạt cho từng loại hành vi.
Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội
thông qua năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Điểm mới cơ
bản của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung
Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự đã bỏ án tử hình đối với 8 tội, đó là: hiếp
dâm; buôn lậu; lừa đảo; làm, tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả, ngân phiếu giả,
công trái giả; tổ chức sử dụng trái phép ma tuý; chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ; đưa hối
lộ; huỷ hoại vũ khí quân dụng. Đối với các hành vi phạm tội nêu trên, chỉ áp dụng hình
phạt cao nhất là tù chung thân. Nâng mức định lượng với nhiều tội danh theo hướng
tăng lên. Cụ thể, nâng mức định lượng từ 500.000 đồng lên 2 triệu đồng để xử lý các
loại hành vi lừa đảo; đưa, nhận, môi giới hối lộ; trộm cắp; tham ô; công nhiên chiếm
đoạt tài sản; huỷ hoại tài sản; lợi dụng chức vụ để trục lợi Tuy nhiên, số tiền định
lượng này chỉ áp dụng cho người phạm tội lần đầu. Nếu người phạm tội thuộc các
trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính, hoặc đã bị kết
án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích thì dù số tiền phạm tội dưới 2 triệu đồng
vẫn có thể bị xử lý hình sự. Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản, luật mới nâng mức
vi phạm để truy cứu trách nhiệm từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng; nâng mức tiền trốn
thuế từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng mới xử lý hình sự…
Một bổ sung quan trọng về tội đánh bạc, đó là quy định số tiền đánh bạc từ 2 triệu
đồng trở lên mới có thể bị xử lý hình sự, thay vì quy định chung chung số tiền “có giá
trị lớn” như trước đây. Và để chấm dứt việc tranh cãi tại sao không xử lý hình sự các
tổ chức đánh bạc, gá bạc hợp pháp như chơi đua ngựa, dự đoán có thưởng Luật quy

định phải là tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép mới bị xử lý hình sự; đồng thời quy
định theo hướng nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm quy định về đất đai:
Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho
phép chuyển quyền sử dụng, mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý hình sự. Chỉ cần thuộc một trong các trường
hợp: Gây hậu quả nghiêm trọng; đất có diện tích lớn hoặc giá trị lớn; đã bị xử lý kỷ
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 18 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
luật mà còn vi phạm là có thể bị xử lý hình sự. Mức án cao nhất của tội này trong Bộ
luật Hình sự 1999 là 7 năm tù thì luật sửa đổi, bổ sung nâng lên 12 năm tù; nâng hình
phạt bổ sung cho loại tội này lên 100 triệu đồng (trước đây là 50 triệu đồng)… Lần sửa
đổi này, riêng tội giết người vẫn giữ nguyên quy định và chế tài.
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 19 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
CHƯƠNG 2
TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Tội giết người được quy định tại điều 93 Bộ luật Hình sự
Tội giết người được quy định tại điều 93 Bộ luật Hình sự như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong những trường hợp sau đây, tì bị phạt tù
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b)Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d)Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ)Giết ông bà, cho, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e)Giết người mà trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm hoặc
đặc biệt nghiêm trọng;
g)Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h)Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i)Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l)Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m)Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n)Có tính chất côn đồ;
o)Có tổ chức;
p)Tái phạm nguy hiểm;
q)Vì động cơ đê hèn.
2.Phạm tội không thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một
năm đến năm năm.
2. Cấu thành tội phạm
Điều 93 quy định tội giết người nhưng không mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội
này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa:
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Từ định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra những dấu hiệu pháp lý của tội giết người
như sau:
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 20 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
2.1. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của
người khác một cách trái pháp luật.
+ Hành vi tước đoạt tính mạng được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết
cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này
không thể coi là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái
chết cho con người có thể là hành động như bắn, chém, đâm … hành vi khách quan
của tội giết người cũng có thể là không hành động – đó là những trường hợp chủ thể
có nghĩa vụ phải hành động, phải làm một số việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về
tính mạng cho người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc

làm đó. Không hành động của họ trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết
cho người khác. Chẳng hạn, để trả thù người mổ, bác sĩ phụ sản trực tiếp xử lý ca mổ
đã cố trì hoãn không cho mổ với mục đích giết hại người đó và dẫn đến người đó chết.
+ Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người
phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi
tước đoạt tính mạng của chính mình không phải là hành vi khách quan của tội giết
người. Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không
phải là hành vi khách quan của tội giết người, như hành vi tước đoạt tính mạng của
người khác trong phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc thi hành hình phạt
tử hình…
+ Trong thực tiễn xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng của
người khác do được sự đồng ý của nạn nhân. Động cơ của những hành vi này có thể
khác nhau, trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ, tước đoạt tính mạng
của người mắc bệnh hiểm nghèo nhằm tránh đau đớn kéo dài cho họ theo sự yêu cầu
của nạn nhân và gia đình nạn nhân. Dù với động cơ gì, những trường hợp này cũng bị
coi là trái pháp luật theo luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây pháp luật
của một số nước trên thế giới lại cho phép và công nhận việc tước đoạt tính mạng
người khác trong những trường đó là hợp pháp.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này.
Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm có thể đang ở giai đoạn chuẩn bị
hoặc chưa đạt.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan – hành vi tước đoạt sinh mạng của
người khác – đã thực hiện và hậu quả chết người đã xảy ra cũng là một dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm giết người.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả là điều kiện cần thiết để có thể buộc người
có hành vi tước đoạt tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết
người đã xảy ra. Người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 21 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
luật chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những hậu quả chết người đã xảy ra, nếu

hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Việc xác
định này trong nhiều trường hợp cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám
định pháp lý.
2.2. Mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của
con người đang sống.
Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng, đó là những người đang sống đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách
là một con người - thực thể tự nhiên và xã hội. Nếu một người đã chết thì mọi hành vi
xâm phạm đến xác chết không phải là hành vi giết người, nhưng giết một người sắp
chết vẫn là giết người. Giết một đứa trẻ mới ra đời là giết người nhưng phá thai dù thai
đó ở tháng thứ mấy cũng không gọi là giết người. Thai nhi không được xem là hành vi
giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng
trong trường hợp giết người là phụ nữ mà biết là người đó đang mang thai.
2.3. Mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội
giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng
lực trách nhiệm hình sự.
Năng lực trách nhiệm hình sự: là trạng thái tâm lý bình thường của con người ở
thời điểm đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hành vi do mình
thực hiện và điều khiển hành vi đó. Khả năng con người phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với hành vi của mình trước xã hội gắn với trạng thái tâm lí đó.
Khả năng nhận thức được thực tế và ý nghĩa xã hội của hành vi và khả năng điều
khiển có ý thức hành vi đó là cơ sở phân biệt người có năng lực trách nhiệm hình sự
(NLTNHS) với người không có NLTNHS.
NLTNHS là điều kiện cần thiết của việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong quá
trình điều tra, truy tố và xét xử nếu có sự nghi ngờ về NLTNHS của người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan Điều tra,
Viện kiểm sát, Toà án) phải trưng cầu giám định tâm thần học tư pháp.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Khoản 2, Điều 302, Chương 32 Bộ Luật Tố Tụng
Hình sự quy định rõ “Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử với người chưa thành niên
phải xác định rõ tuổi, trình độ phát triển và mức độ nhận thức của người chưa thành
niên”.
Về độ tuổi, Điều 12, Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã nói rõ như sau:
1. Người từ đủ 16 trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 22 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo các quy định của pháp luật hiện hành, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm
hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý từ khi đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Bọn tội phạm
thường lợi dụng quy định này để phạm tội không phải là tội rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” khiến các cơ quan tố tụng vướng mắc trong việc
xử lý.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý
trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
+ Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả
chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả đó
xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+ Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi
của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết
người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quá đó. Ví dụ
trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn
nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.
Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp
hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội. Nhưng trong trường hợp hậu
quả chết người chưa xảy ra, việc xác định lỗi này có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể là:

+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực
tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng ở giai
đoạn chưa đạt;
+ Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián
tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích
(nếu có thương tích xảy ra) hay các tội phạm khác mà người phạm tội đã thực hiện
(không mong muốn hậu quả chết người nhưng có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra
nhưng nó chưa xảy ra), mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa
đạt.
Trong thực tiễn, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không phải
luôn đơn giản, mà trong nhiều trường hợp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc
biệt phức tạp hơn trong những trường hợp xác định lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô
ý do quá tự tin đối với hậu quả chết người.
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 23 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
Đứng trước tình hình nạn chuột phá lúa và hoa màu, bà con nông dân đã áp dụng
rất nhiều phương pháp khác nhau để diệt chuột, trong đó có biện pháp giăng bẫy điện
xung quanh ruộng lúa, hoa màu.
Do vườn mía phía sau nhà bị chuột cắm phá, Nguyễn Thị Sơn đã nhiều lần dùng
thuốc diệt chuột, keo diệt chuột nhưng không có hiệu quả. Thấy nhiều gia đình dùng
điện diệt chuột có hiệu quả, Sơn đã dùng điện giăng xung quanh vườn mía nhà mình
bằng giây điện trần. Xung quanh vườn mía có hàng rào cao khoảng 1-1,5m và không
có lối đi tắt qua cho những người hàng xóm.
Thường thường, Sơn cắm điện vào 22 giờ đêm hôm trước và rút phích cắm vào 5
giờ sáng hôm sau. Khi cắm điện diệt chuột, Sơn có nói với mọi người xung quanh,
hàng xóm biết việc này và thường cho họ những con chuột đã bẫy được.
Khoảng 24 giờ ngày 29/07/2008, có một thanh niên khác xã với Sơn (cách đó
khoảng 2,5km) đã trèo qua rào để vào vào vườn mía của Sơn và bị điện giật chết.
Trong trường hợp này, có hai quan điểm khác nhau: Sơn phạm tội giết người (lỗi
cố ý gián tiếp) và Sơn phạm tội làm chết người (lỗi vô ý vì quá tự tin). Tuy nhiên, nếu

phân tích chính xác, chúng ta có thể khẳng định Sơn gây hậu quả chết người với lỗi vô
ý vì quá tự tin.
- Mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội
giết người. Hành vi giết người nếu có mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ cấu
thành tội theo điều 84 Bộ luật hình sự. Động cơ phạm tội tuy không có ý nghĩa về mặt
định tội nhưng có một số động cơ phạm tội được quy định là tình tiết định khung tăng
nặng hay giảm nhẹ.
3. Một số trường hợp cụ thể của tội giết người
Điều 93 quy định hai khung hình phạt:
- Khoản 1 quy định các tình tiết định khung nặng; khoản 2 là cấu thành cơ bản.
+ Khung nặng có mức hình phạt từ từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình được áp dụng cho những trường hợp phạm tội giết người sau đây:
3.1. Giết nhiều người
* Giết nhiều người: là trường hợp giết (cố ý giết người hoặc có ý thức để mặc cho
hậu quả chết người xảy ra) từ hai người trở nên có thể cùng một lần hoặc nhiều lần
khác nhau. Nếu người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp thì hậu quả chết người có thể chỉ
là chết nhiều người có thể chỉ là chết một người (chỉ cần người phạm tội mong muốn
giết nhiều người) cũng xem là “giết nhiều người”. Tuy nhiên, nếu là lỗi cố ý gián tiếp
thì hậu quả “Chết nhiều người” là dấu hiệu bắt buộc để áp dụng tình tiết này.
Từ trước đến nay, trong các tài liệu chuyên ngành vẫn coi “Giết nhiều người” là
trường hợp cố ý tước đoạt tính mạng từ hai người trở lên. Tuy nhiên, do quy định về
tình tiết “Giết nhiều người” chưa cụ thể (vì chưa làm rõ được lỗi của người phạm tội
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 24 - SVTH: Phạm Văn Đạt
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam
đối với hậu quả chết nhiều người là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp và hậu quả
chết nhiều người có phải là dấu hiệu bắt buộc hay không?), lại chưa có văn bản giải
thích, hướng dẫn nên khi áp dụng tình tiết này còn có nhiều quan điểm trái ngược
Trong trường hợp người phạm tội chỉ giết một người do lỗi cố ý, nhưng người
khác là chết do vô ý thì người phạm tội sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều này, hậu quả
chết người do vô ý sẽ xét xử người phạm tội theo tội danh khác (vô ý làm chết người,

sẽ bàn sau). Ngoài ra, nếu có từ hai người chết trở lên, nhưng chỉ có một người chết do
sự cố ý của người phạm tội, những người còn lại chết do người phạm tội giết người
trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh, hoặc giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng … thì người phạm tội cũng không bị áp dụng tình tiết “giết nhiều
người”, trường hợp này sẽ định nhiều tội.
Ví dụ: Do cuộc sống khó khăn nên Ngô Văn B phải đi biển làm ngư phủ kiếm
tiền nuôi gia đình, đi đánh bắt cả năm nhưng khi thanh toán với chủ thì B vẫn còn
thiếu nợ, gia đình vợ coi thường và động viên con gái “mày đẹp mà phải chịu khổ”,
khuyên bỏ B để lấy người khác khá giả hơn. Khi về nhà B không nhận được sự thông
cảm của vợ mà có ý định chia tay, biết được ý định của vợ và gia đình, B bỏ nhà đi
uống hết hai chai rượu và ra sau quán lấy cây búa đi thẳng đến nhà cha vợ chém chết
ba người bên gia đình vợ.
3.2. Giết phụ nữ mà biết là có thai
* Giết phụ nữ mà biết là có thai: là trường hợp nạn nhân bị giết là người đang
mang thai và bản thân kẻ giết người khi thực hiện hành vi giết người đã nhận thức
được điều đó (không kể nạn nhân có thai bao lâu). Cũng áp dụng tình tiết này nếu
người phạm tội tưởng nhầm người phụ nữ đang có thai dù thực tế người này đang
không có thai. Ngược lại, nếu giết phụ nữ có thai nhưng người phạm tội không nhận
thức được thì không áp dụng tình tiết này.
Trường hợp nạn nhân là người tình hay người mà kẻ phạm tội muốn giết để trốn
tránh trách nhiệm thì còn có thể viện dẫn tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn”. Giết
phụ nữ mà không biết là có thai là dấu hiệu thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội
(Để xác định bị cáo có biết nạn nhân có thai hay không cần căn cứ hoàn cảnh cụ thể
mà bị cáo đã phạm tội, mối quan hệ giữa nạn nhân với bị cáo và những tình tiết khác
như thời gian, địa điểm phạm tội). Tình tiết này khác với tình tiết tăng nặng (tại khoản
1 Điều 48) “Người bị hại là phụ nữ có thai”. Đối với tình tiết tăng nặng, chỉ cần nạn
nhân là phụ nữ có thai thì có thể áp dụng, không cần biết người phạm tội có dấu hiệu
này hay không.
Ví dụ như trường hợp sau:
Tháng 9/2008, sau khi thi trượt đại học, Phan Thành Nhân (SN 1983, ngụ tại ấp

5, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xin vào học tại Trung tâm dạy
GVHD: Tiến sỹ Phạm Văn Beo - 25 - SVTH: Phạm Văn Đạt

×