BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO II
TRẦN THỊ HÀ
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
VÙNG DÂN TỘC KHMER-TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP. HỒ CHÍ MINH - 2003
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi trân trọng cảm ơn
Lãnh đạo và quý thầy cô trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo và quý thầy cô trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo II.
Lãnh đạo và cán bộ-công nhân viên Sở giáo dục và Đào tạo Trà Vinh.
Phòng giáo dục đào tạo các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Cầu Kè và Tà
Cú.
TS. Trần Thị Quốc Minh đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt thời gian chúng
tôi thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho đề
tài.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và tiến hành luận
văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 2 năm 2003
Trần Thị Hà
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 4
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN ................................... 9
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 10
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI ...................................................................................................... 10
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 11
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 12
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 12
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................................. 12
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 12
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ
TUỔI VÀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI ......... 14
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 14
1.2. PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI ................................................. 17
1.2.1. Phổ cập giáo dục Tiểu học ....................................................................................... 17
1.2.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi .................................................................. 21
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ
TUỔI ....................................................................................................................................... 26
1.3.1. Lý luận về quản lý..................................................................................................... 26
1.3.2. Lý luận về quản lý giáo dục ...................................................................................... 28
1.3.3. Nội dung của quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ............................... 31
5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ
TUỔI VÀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG
DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH ....................................................................... 37
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH ............................... 37
2.1.1. Tình hình phát triển dân số và dân cư ...................................................................... 37
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ......................................................................... 38
2.1.3. Ảnh hưởng của tình hình dân cư và kinh tế - xã hội đôi với công tác phổ cập giáo
dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer................................................................. 38
2.2. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN
TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH. ......................................................................................... 40
2.2.1. Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. .............................. 40
2.2.2 Ngành học Mẫu giáo với việc chuẩn bị cho học sinh vào lớp một. .......................... 45
2.2.3 Việc giảng dạy chữ dân tộc (Khmer) với phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc
tỉnh Trà Vinh. ...................................................................................................................... 47
2.2.4 Hoạt động của địa phương đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc. ....................... 48
2.2.5 Tình hình giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và điều kiện có liên quan
đến giáo dục Tiểu học ở vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh. ........................................................ 52
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
VÙNG DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH .................................................................................... 53
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch .................................................................... 54
2.3.2. Thực trạng quản lý số lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
............................................................................................................................................ 54
2.3.3 Thực trạng quản lý chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học. ..................................... 58
2.3.4 Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên ....................................................................... 61
2.3.5. Thực trạng quản lý tài chính, cơ sở vật chất ............................................................ 62
6
2.3.6 Thực trạng quản lý sự tham gia của các lực lượng xã hội ........................................ 65
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ...................................................................................................... 66
2.4.1 Mặt mạnh ................................................................................................................... 66
2.4.2. Nguyên nhân mặt mạnh ............................................................................................ 67
2.4.3. Mặt hạn chế .............................................................................................................. 68
2.4.4. Nguyên nhân của sự hạn chế .................................................................................... 68
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH. ................ 70
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ......................................................................................... 72
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động. .......................................................... 72
3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong
quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc........... 76
3.2.3 Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập
giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở
vật chất. .............................................................................................................................. 78
3.2.4 Tăng cường vai trò của trường Tiếu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ
cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.............................................................. 80
3.2.5. Tăng cường quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học vùng dân tộc.
............................................................................................................................................ 82
3.2.6. Tăng cường quản lý sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh trong
thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc....................................... 82
3.3. THẨM ĐỊNH THỰC TẾ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU
HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH. ........................... 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 92
7
A. VĂN KIỆN, TÀI LIỆU CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ NGÀNH 92
B. CÔNG TRÌNH CỦA CÁC TÁC GIẢ ................................................................................ 93
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 95
8
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN
PCTH
: Phổ cập Tiểu học
TNTH
: Tốt nghiệp Tiểu học
PTCS
: Phổ thông cơ sở
HSMG
: Học sinh Mẫu giáo
MO
: Mẫu giáo
SL
: Số lượng
CBQL
: Cán bộ quản lý
PHHS
: Phụ huynh học sinh
TB
: Trung bình
GV
: Giáo viên
DT
: Dân tộc
9
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc biệt
quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến khoảng 50% tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước,
từ bậc Mầm non đến Đại học. Đây là bậc học đầu tiên dạy cho trẻ những kiến thức ban đầu, cơ
bản, giúp trẻ hình thành nhân cách. Có thể xem Tiểu học là bậc đào tạo chính để cung cấp nền
giáo dục cơ bản mà trẻ em có quyển được hưởng.
Những việc làm được ở bậc học này sẽ tạo ra hiệu quả rõ rệt (hơn bất cứ ngành học, cấp
học nào) cho toàn xã hội, vì nó liên quan đến từng gia đình. Do đó, giáo dục Tiểu học là nền
tảng văn hóa căn bản nhất, là trình độ tối thiểu cần phải có, để một quốc gia có thể hòa nhập
với cộng đồng thế giới trong bối cảnh chung của nền văn minh hiện đại. Chính vì thế, các nước
trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến giáo dục Tiểu học. Những nước phát triển đã hoàn
thành phổ cập giáo dục Tiểu học từ đầu hoặc giữa thế kỷ XX như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn
Quốc ... Một số nước khác về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học như
Philippin, Inđônêxia...
Năm 1991, ở nước ta, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học được ban hành. Trong suốt lo năm
thực hiện Luật phổ cập giáo dục Tiểu học, ngày 28 tháng 12 năm 2000 nước ta đã cơ bản hoàn
thành phổ cập giáo dục Tiểu học.
Để giữ vững kết quả đã đạt được về phổ cập giáo dục Tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện ở Tiểu học, chuẩn bị cho bước phát triển mới của bậc Tiểu học sau năm
2000, theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục được Đảng hoạch định trong Nghị quyết
Trung ương n, cùng với việc xây dựng trường Tiểu học theo chuẩn quốc gia, là việc thực hiện
phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đây là chủ trương lớn nhằm xây dựng nhà trường
Tiểu học theo hướng chuẩn hóa, tạo điều kiện để có bậc học bền vững, phát triển lành mạnh với
đúng nghĩa là bậc học nền tảng.
Trà Vinh là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng
bào dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 30% dân số trong toàn tỉnh. Thực hiện Luật phổ cập giáo dục
10
Tiểu học trong nhiều năm qua, với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và sự phấn đấu của
ngành Giáo dục & Đào tạo, tháng 12/1998 tỉnh Trà Vinh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia
về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học - Xóa mù chữ và tiếp tục đạt chuẩn trong những năm
tiếp theo 1999, 2000, 2001. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê vào cuối năm 2001, toàn tỉnh có
9.270 trẻ trong độ tuổi 6 đến 14 tuổi chưa đi học hoặc bỏ học ở Tiểu học (trong đó có 3.999 trẻ
dân tộc). Huy động được 96,6% trẻ ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1, và có 43,2% trẻ ở độ tuổi 11 tốt
nghiệp Tiểu học. Riêng đối với vùng dân tộc Khmer có 6.335 trẻ trong độ tuổi 6-14 tuổi chưa
đi học hoặc bỏ học (trong đó có 3.528 trẻ dân tộc), tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 96,5%, và trẻ ở
độ tuổi 11 tốt nghiệp Tiểu học là 37,9%.
Như vậy, về nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học mặc dù đã được công nhận đạt chuẩn,
nhưng tỉnh vẫn phải tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, nhất là đối với
vùng dân tộc Khmer để hạn chế trẻ em Khmer thất học, bỏ học, góp phần nâng cao dân trí, làm
cơ sở cho việc thực hiện ngày càng đầy đủ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở các
cấp, nhằm mục đích đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học. Nhưng phổ cập giáo dục
Tiểu học đúng độ tuổi là chủ trương tương đối mới, chỉ được Bộ Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo từ
tháng 6/1999, đặc biệt là phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà
Vinh thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
:"Các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiếu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer
tỉnh Trà Vinh" nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ thị 68 -CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
(khóa VI) "về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer", góp phần nâng cao vai trò cộng đồng
người Khmer đối với sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp
hóa-hiện đại hóa.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc
Khmer tỉnh Trà Vinh, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Tiểu học đối với vùng dân
tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
11
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể
Hoạt động phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
3.2. Đối tượng
Các biện pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc
Khmer tỉnh Trà Vinh.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng, đặc biệt là biện pháp quản lý phổ cập giáo dục
Tiểu học đúng độ tuổi trong vùng dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh, bao gồm các huyện Cầu
Kè, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành và Cầu Ngang, địa phương có người dân tộc Khmer chiếm
từ 30% đến 69% dân số.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và tổ
chức thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất thì hiệu quả công tác phổ cập giáo
dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Trà Vinh.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Xác lập cơ sở lý luận về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và quản lý phổ cập
giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
6.2. Tìm hiểu thực trạng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và quản lý phổ cập giáo
dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi có hiệu quả
hơn ở vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận : Sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu, đọc
sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
12
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu: Phiếu trưng cầu ý
kiến được xây dựng dựa trên sự tham khảo những đề tài có liên quan đã nghiên cứu trước đây,
cũng như dựa vào cơ sở lý luận, mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Gặp gỡ cán bộ quản
lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh để thực hiện phiếu trưng cầu ý kiến. Tiến hành phân
loại, xử lý số liệu, thống kê tần số, tính phần trăm (%) và nhận xét từng vấn đề.
7.3.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá kết quả.
- Tổng kết các số liệu có liên quan : Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, tình hình phát
triển giáo dục Tiểu học, số lưu ban, bỏ học, hiệu quả đào tạo bậc Tiểu học, giảng dạy chữ dân
tộc ... trong từng năm học, tính tỷ lệ và nhận xét kết quả thực hiện.
7.4. Phương pháp thống kê.
- Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý các số liệu điều tra.
- Thống kê các kết quả của bảng trưng cầu ý kiến.
- Thống kê tần số, tính tỷ lệ phần trăm.
13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐÚNG ĐỘ TUỔI
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, Đảng ta chủ trương từng bước thực hiện công bằng xã
hội. Bước đầu tiên của việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục chính là làm cho đại bộ
phận những người lao động trẻ đều biết chữ và hầu hết trẻ em trong độ tuổi đều học xong bậc
tiểu học, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, bất kể ở thành phố hay nông thôn,
miền xuôi hay miền núi. Đặc biệt phải quan tâm đến các gia đình chính sách, các vùng sâu,
vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định phổ cập giáo dục
Tiểu học là một mục tiếu quan trọng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo phổ cập giáo dục Tiểu học qua những thời kỳ khác
nhau với những chỉ tiêu phấn đấu khác nhau.
Năm 1973 chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học với chỉ tiêu 80% trẻ em học
hết Tiểu học ở độ tuổi 11.
Năm 1983 với chỉ thị 06/CT ngày 22/3/1983 xác định mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học
cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi với hai mức độ khác nhau cho hai địa bàn, vùng giáo dục phát triển
và vùng giáo dục chậm phát triển.
Năm 1987, phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục 3 năm 1987-1990 về phổ cập giáo
dục Tiểu học cho trẻ em từ 6 tuổi đến 15 tuổi đã xác định : Vùng giáo dục phát triển đến năm
1990 cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học (70% số trẻ em ở độ tuổi 6 đến 15 tuổi hoàn
thành chương trình cấp 1 cải cách giáo dục, 20% trẻ hoàn thành chương trình tối thiểu), vùng
giáo dục chậm phát triển (vùng cao phía Bắc, vùng xa xôi hẻo lánh ở Tây Nguyên, vùng sâu
đồng bằng sông Cửu Long) sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học trong các kỳ kế hoạch
sau.
14
Tháng 9/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số
173/HĐBT, thành lập Ủy ban quốc gia chống nạn mù chữ. Ủy ban quốc gia chống nạn mù chữ
có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ chức "Năm quốc tế chống nạn mù chữ - 1989" và tham mưu
cho Chính phủ về các chương trình và dự án nhầm thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa
mù chữ trong thời kỳ 1990-2000.
Ngày 02/01/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ra chỉ thị số 01/CT về công tác xóa nạn mù chữ.
Chỉ thị đề ra một số chủ trương, biện pháp để đạt được mục tiêu chống mù chữ - phổ cập giáo
dục Tiểu học trong những năm 1990-2000 và nhiệm vụ này trong các năm 1990-1995.
Tháng 3/1990, Chính phủ Việt Nam tham gia Hội nghị toàn thế giới về giáo dục cho mọi
người tại Giômchiên, Thái Lan và đã ký vào tuyên bố chung của Hội nghị cũng như chương
trình hành động về giáo dục cho mọi người.
Ngày 12/8/1991, Quốc hội đã thông qua luật phổ cập giáo dục Tiểu học. Đây là bộ luật
đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục của cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật này khẳng định
cam kết của Chính phủ về một nền giáo dục Tiểu học cưỡng bách và miễn phí cho tất cả trẻ em
Việt Nam.
Ngày 26/10/1991, Chính phủ ban hành Nghị định số 338/HĐBT về thi hành luật phổ cập
giáo dục Tiểu học, quy định trách nhiệm của các ngành, các cấp và công dân đối với việc thực
hiện luật phổ cập giáo dục Tiểu học.
Thực hiện Nghị định số 338/HĐBT và chỉ thị số 01/CT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành chỉ thị số 27/CT ngày 27/8/1990, văn bản số 2454/TH ngày 15/4/1995, thông tư số
14/TT-GD-ĐT ngày 5/8/1997 hướng dẫn tiêu chuẩn về thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả
chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi
mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã nhấn mạnh phải thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học
trong chiến lược nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài của đất nước thời kỳ
đổi mới. Xác định vị trí của giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân trên cơ sở có
chính sách đầu tư các nguồn lực cho giáo dục Tiểu học một cách thỏa đáng.
15
Đại hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định, đến năm 2000, cơ bản hoàn thành phổ
cập giáo dục Tiểu học trong cả nước, trước hết là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14, phổ
cập Trung học cơ sở ở thành phố lớn và những nơi có điều kiện.
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII một lần nữa đã xác định,
đến năm 2000, thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học trong cả nước, phổ cập giáo dục Tiểu học
đúng độ tuổi ở hầu hết các địa phương, phần lớn học sinh Tiểu học được học đủ chín môn theo
chương trình quy định.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong phát triển giáo dục đào tạo đã nêu
rõ, phải củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học, tiến hành phổ
cập Trung học cơ sở trong cả nước.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong mục tiêu phát triển các cấp bậc học đã
nêu, củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục Tiểu học trong cả nước.
Kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã xác định, hoàn thành cơ bản phổ cập Trung
học cơ sở vào năm 2010, củng cố kết quả phổ cập Tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu,
vùng xa. Thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Tăng tỷ lệ huy động học sinh
trong độ tuổi đến trường Tiểu học từ 95% năm 2000 lên 97% vào năm 2005 và 99% vào năm
2010.
Ngày 23/6/1999 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định số 28/1999/QĐBGD.ĐT, về việc ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục Tiểu
học đúng độ tuổi.
Có thể nói rằng đã có nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục
Tiểu học, cũng như các chương trình, kế hoạch của ngành Giáo dục-Đào tạo, của chính quyền
các cấp cơ sở, đồng thời còn có một số đề tài nghiên cứu về phổ cập giáo dục Tiểu học nói
chung nhằm phấn đấu để các địa phương đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi còn rất hiếm đặc
biệt là phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh chưa có công
trình nghiên cứu nào.
16
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về phổ cập giáo dục Tiểu
học đã để lại những tư liệu và những cơ sở lý luận khoa học quí giá đối với việc nghiên cứu của
luận văn này. Nó tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu toàn diện hơn về biện pháp quản lý phổ
cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
1.2. PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi xuất phát từ chủ trương phổ cập giáo dục Tiểu
học nhằm thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với trẻ em Việt
Nam. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là chủ trương có sau chủ trương phổ cập giáo
dục Tiểu học, và được tiến hành khi các địa phương đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục
Tiểu học. Có thể nói rằng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là nền tảng vững chắc để xây
dựng bậc Tiểu học lành mạnh, ổn định, bền vững và có chất lượng, là điều kiện quyết định cho
phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là một quá trình với những bước đi có tính khoa
học và thực tiễn ; vì sau khi đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học, nếu không
chú ý thực hiện tiếp công việc này, không có những giải pháp hữu hiệu để duy trì và nâng cao
kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, nói khác đi nếu không thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học
đúng độ tuổi, nhất định rằng đến một lúc nào đó số trẻ em thất học, chưa đạt được trình độ giáo
dục Tiểu học sẽ lại tăng lên.
Từ phổ cập giáo dục Tiểu học ở trình độ ban đầu, đến các tiêu chuẩn ban hành năm 1990,
được khẳng định và làm rõ thêm năm 1997, chuyển sang phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ
tuổi là cả một quá trình thực hiện giáo dục Tiểu học một cách cơ bản. Trong quá trình này phổ
cập giáo dục Tiểu học là cơ sở cung cấp kinh nghiệm để thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học
đúng độ tuổi. Do đó trong nghiên cứu về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, chúng ta
cũng cần tìm hiểu về phổ cập giáo dục Tiểu học.
1.2.1. Phổ cập giáo dục Tiểu học
a. Khái niệm
Phổ cập có nghĩa là làm cho trở thành rộng khắp, đến với quần chúng rộng rãi [27, tr.758]
17
Giáo dục Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em,
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. (Điều 2 - Luật phổ cập giáo dục Tiểu học).
Phổ cập giáo dục Tiểu học là thực hiện giáo dục tối thiểu đạt trình độ Tiểu học cho trẻ
trong độ tuổi quy định một cách phổ biến trên phạm vi cả nước.
Phổ cập giáo dục Tiểu học là chính sách bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ
em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Hình thức giáo dục bắt buộc này vừa bảo đảm
quyền cơ bản của trẻ em là được học tập và phát triển, vừa tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân
trí, đồng thời là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công
dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong
giai đoạn mới.
Nhằm thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học trong phạm vi cả nước, ngày 12 tháng 8 năm
1991 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ chín khóa VIII đã
thông qua Luật phổ cập giáo dục Tiểu học, đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về
giáo dục, đặc biệt dành cho một bậc học cơ sở, luật này khẳng định cam kết của Chính phủ về
một nền giáo dục Tiểu học cưỡng bách và miễn phí cho tất cả trẻ em Việt Nam. Trong điều 1
của luật phổ cập giáo dục Tiểu học đã ghi rõ : "Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo
dục Tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến
14". Đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có khó khăn luật cũng đã có quy định : "Nhà nước
đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học ở vùng dân tộc thiểu
số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn" (Điều 6 - Luật phổ cập
giáo dục Tiểu học).
Văn bản quy định cụ thể việc thực hiện luật này là Nghị định số 338/HĐBT của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ), được ban hành và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 10 năm 1991.
Qua các văn bản đã thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước là: Tập trung sức
phổ cập giáo dục Tiểu học, đảm bảo mọi trẻ em đến tuổi đều được đi học, đại bộ phận thanh
thiếu niên có học vấn từ cấp li trở lên, chống mù chữ và mù chữ lại, củng cố và nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non, đẩy mạnh bổ túc văn hoa ... có chính sách đặc biệt để phát triển giáo
18
dục - đào tạo ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng và nâng cao chất lượng trường học
nội trú, coi trọng việc đào tạo cán bộ và trí thức người dân tộc.
b. Mục tiêu và chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học
• Mục tiêu của quốc gia và mục tiêu của từng vùng về phổ cập giáo dục Tiểu học đến năm
2000 [38, tr.3]
Mục tiêu quốc gia :
• Thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học trên phạm vi cả nưởc (90% số xã, các xã còn lại
đều có trường lớp cho các em học tập) tạo đà cho sự phát triển về số lượng giáo dục của các
cấp.
• Hình thành hệ thống trường có chất lượng cao (khoảng 500 trường, chiếm 20% số
trường thuộc vùng thuận lợi), thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục chung. Mục tiêu đối vói từng vùng :
* Đối với các xã đặc biệt khó khăn :
• Có trường lớp cho trẻ em trong độ tuổi học tập (từ lớp 1 đến lớp 5)
• 40% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi đạt trình độ lớp 3, một số em đạt trình độ lớp
5 ; trẻ em trong độ tuổi 6-14 tuổi thất học đuôi 40%.
* Đối với các xã khó khăn :
• Có trường lớp cho con em học tập.
• 40% số xã đạt chuẩn phổ cập, số còn lại 50% số xã có 40% trẻ em trong độ tuổi đạt
chuẩn phổ cập, 40% đạt trình độ lớp 3.
* Đối với các xã tương đối thuận lợi:
• Có đủ trường lớp cho con em học tập, không có lớp ca 3, 20% số phòng học đạt chuẩn,
10% số lớp học 2 buổi/ngày.
• 100% số xã, phường đạt chuẩn phổ cập.
* Đối với các xã thuận lợi:
19
• Có đủ trường lớp cho con em học tập, trong đó có khoảng 40-50% số lớp học 2
buổi/ngày.
• 100% xã-phường đạt chuẩn phổ cập, trong đó có 20% số trường đạt chuẩn trường chất
lượng cao.
* Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học được thực hiện theo các quy định tại chỉ
thị 27/CT ngày 27/8/1990 của Bộ Giáo dục-Đào tạo, công văn số 2454/TH ngày 15/4/1995 của
Bộ Giáo dục-Đào tạo, thông tư số 14/TT-GD-ĐT ngày 5/8/1997 của Bộ Giáo dục-Đào tạo với
những nội dung như sau :
- Đối với cá nhân : Trẻ em được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học phải tốt
nghiệp chương trình tiểu học trước 15 tuổi.
- Đối vói đơn vị cơ sở (xã - phường và cấp tương đương): Đơn vị cơ sở được công nhận
đạt chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học phải có 80% trở lên số trẻ trong độ tuổi 14 tuổi tốt
nghiệp chương trình tiểu học.
Riêng đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tốt
nghiệp chương trình tiểu học.
- Đối với tỉnh, huyện và cấp tương đương :
Lấy đơn vị cơ sở (xã-phường) để tính công nhận đạt chuẩn.
Tỉnh, huyện được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học phải có 90% trở lên
số đơn vị cơ sở (xã - phường) được công nhận đạt chuẩn. Riêng đối với miền núi, vùng khó
khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở (xã-phường) được công nhận đạt chuẩn.
c. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phổ cập giáo dục Tiểu học
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, tất cả các nước đi vào công nghiệp hóa đều phải
bắt đầu từ việc nâng cao dân trí, trước hết là thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học. Nước Pháp,
ngay sau cách mạng tư sản Pháp 1789, đã chủ trương tiến hành phổ cập giáo dục Tiểu học. Đài
Loan, kể từ khi tự tách ra khỏi lục địa Trung Quốc năm 1949, cũng tiến hành phổ cập giáo dục
Tiểu học.
20
Dẫn hai ví dụ ở hai nơi có kinh tế phát triển hơn nước ta để thấy phổ cập giáo dục Tiểu
học là tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ
trẻ trở thành những công dân tốt với những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt
Nam trong giai đoạn mới, những phẩm chất đó là : trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.
Phổ cập giáo dục Tiểu học có một vị trí hết sức trọng yếu, là cơ sở thúc đẩy mọi ngành học
phát triển. Có thể nói rằng, qua phổ cập giáo dục Tiểu học sẽ tạo được mặt bằng dân trí tối
thiểu với trình độ Tiểu học. Trình độ tối thiểu này, trong thời đại ngày nay, trực tiếp liên quan
đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của mỗi người ; cải thiện chất lượng đội
ngũ người lao động ; đặt nền móng vững chắc cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài đáp ứng yêu cầu cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
a. Khái niệm
Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là thực hiện giáo dục Tiểu học cho trẻ em đúng
tuổi quy định của đầu vào bậc Tiểu học đối với lớp 1 là 6 tuổi và đầu ra của bậc Tiểu học học
sinh tốt nghiệp Tiểu học là 11 tuổi. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là bước phát triển
cao hơn nhằm duy trì nâng cao hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học.
Điều 1 : Luật phổ cập giáo dục Tiểu học qui định : "Nhà nước thực hiện chính sách phổ
cập giáo dục Tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ
tuổi từ 6 đến 14 tuổi và trong điều 8 của luật này có nêu rõ :
" .Trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1 ngay từ đầu năm học.. Trẻ em vì lý do sức khỏe, vì
hoàn cảnh gia đình có khó khăn đặc biệt hoặc ở những vùng quy định tại điều 6 của luật này
(vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn), có
thể bắt đầu học lớp 1 sau 6 tuổi".
Như vậy, trên bình diện chung nếu trẻ em vào lớp 1 khi 6 tuổi và sau đó học tiếp tục mỗi
năm một lớp, thì đến 11 tuổi đã học xong Tiểu học. Và trong những trường hợp đặc biệt, trẻ có
thể vào lớp 1 sau 6 tuổi nhưng phải học xong Tiểu học trước 15 tuổi. Nội dung của luật phổ cập
giáo dục Tiểu học đã thể hiện rõ yêu cầu trẻ em phải học Tiểu học đúng độ tuổi, và hạn chế trẻ
sau 6 tuổi vào học lớp 1, nhằm tạo điều kiện bình đẳng cho trẻ về cơ hội học tập và phát triển.
21
Quyết định số 28/1999/QĐ.BGD-ĐT ngày 23/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo về
việc ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ
tuổi, chính là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về bậc học nền tảng trong nền
giáo dục quốc dân sau khi đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Tiểu học.
b. Điều kiện và tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
• Điều kiện
Để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, các đơn vị huyện (quận),
tỉnh (thành) cần đạt được một số điều kiện sau [33, tr.1]
- Mạng lưới trường, lớp thích hợp theo yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và yêu
cầu của cuộc sống thực tiễn.
- Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đội ngũ này đáp ứng
được yêu cầu giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục ; đồng thời có khả năng phát
triển.
- Cơ sở vật chất - thiết bị của các trường Tiểu học đạt yêu cầu của giai đoạn phát triển
mới, có hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia, các trường khác phát triển theo hướng trường
chuẩn quốc gia.
- Có hệ thống trường lớp mẫu giáo thu hút đại bộ phận trẻ 5 tuổi vào trường. Có kế hoạch
và triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong một số năm sắp tới (khoảng 3-4
năm).
- Điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, có được ba môi trường giáo dục (gia
đình- nhà trường - xã hội) thuận lợi, địa phương thực hiện được các kế hoạch kinh tế-xã hội
như dân số, kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo ...
* Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
Theo quyết định số 28/1999/QĐ.BGD-ĐT ngày 23/6/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được quy định như sau :
* Đối vói cá nhân :
22
Trẻ em được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi phải tốt nghiệp
Tiểu học ở độ tuổi li (tính theo năm, không tính theo tháng).
* Đối với các xã, phường và đơn vị hành chính tương đương :
Đơn vị xã, phường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
phải có những điều kiện sau :
- Huy động ít nhất 95% số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1 ; có ít nhất 80% số trẻ em ở
độ tuổi 11 tốt nghiệp Tiểu học ; số trẻ em còn lại trong độ tuổi đang học các lớp Tiểu học.
- Đội ngũ giáo viên đạt các yêu cầu :
. Đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định.
. Trình độ đào tạo : Có ít nhất 80% số giáo viên đạt chuẩn Trung học sư phạm, trong đó
có một số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, theo Quyết định số 3856/GD-ĐT ngày 14/12/1994
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ sở vật chất:
. Có mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi, có đủ phòng
học, bàn ghế cho học sinh ; có thư viện, phòng đồ dùng dạy học và được sử dụng thường
xuyên, theo Quyết định số 2164/GD-ĐT ngày 27/6/1995.
. Thực hiện quy định về vệ sinh trường Tiểu học, theo Quyết định số 2165/GD-ĐT ngày
27/6/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Đối với các tỉnh, huyện và đơn vị hành chính tương đương :
- Lấy đơn vị cơ sở (xã, phường) để tính công nhận đạt chuẩn.
- Tỉnh, huyện được công nhận là đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
phải có ít nhất 90% số đơn vị cơ sở (xã, phường) được công nhận đạt chuẩn, 10% số còn lại đạt
chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học theo quy định tại Thông tư số 14/GD-ĐT ngày 5/8/1997 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
23
- Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi có ý nghĩa thiết thực vì nó tạo được sự bình
đẳng của trẻ em về quyền lợi học tập. Có nghĩa là trẻ đến tuổi đi học sẽ được vào trường và ra
trường cùng lúc như nhau, không phân biệt thành phần gia đình, địa vị xã hội cũng như hoàn
cảnh kinh tế, cuộc sống.
- Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được xem là nền tảng vững chắc, là điều kiện
quyết định để thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, đồng thời là cơ sở để xây dựng một
nền giáo dục lành mạnh có được sự ổn định và phát triển.
- Làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, hay nói cách khác là đáp ứng
được yêu cầu trẻ em đến trường đúng độ tuổi, là một việc làm thể hiện tính nhân bản, tính nhân
văn, tính phổ cập của giáo dục Tiểu học ; đồng thời phản ảnh được sự quan tâm, sự chăm lo
của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Trong nhiều công trình nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi, các nhà nghiên cứu đã phân
chia các giai đoạn tuổi học sinh như sau :
* Giai đoạn trước tuổi học :
. Tuổi sơ sinh : Thời kỳ 2 tháng đầu sau khi sinh. . Tuổi hài nhi : Thời kỳ 2 tháng đến 12
tháng. . Tuổi nhà trẻ : Từ Ì tuổi đến 3 tuổi. . Tuổi mẫu giáo : Từ 3 đến 6 tuổi.
* Giai đoạn tuổi học sinh :
. Thời kỳ tuổi học sinh Tiểu học hay nhi đồng từ 6 đến 11 tuổi.
. Thời kỳ tuổi học sinh Trung học cơ sở từ 11 tuổi đến 14, 15 tuồi.
. Thòi kỳ tuổi học sinh Trung học phổ thông từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi.
Mỗi thời kỳ có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ mới sinh
sang một nhân cách trưởng thành. Qua các công trình nghiên cứu, cho thấy tuổi trẻ em bắt đầu
vào lớp 1 của bậc Tiểu học thích hợp nhất là 6 tuổi. Nếu vào học muộn hơn độ tuổi quy định,
sẽ có những ảnh hưởng không thuận lợi về mặt tâm lý của trẻ do sự chênh lệch tuổi dẫn đến sự
thiếu hòa đồng trong học tập và sinh hoạt vui chơi.
Vào học lớp 1 sau 6 tuổi còn ảnh hưởng đến quá trình học tập ở các bậc học tiếp theo của
trẻ, nhất là đối với trẻ vừa phải học muộn, vừa phải ở lại lớp. Ngoài ra, tình trạng học sinh với
24
nhiều độ tuổi khác nhau trong cùng một lớp sẽ làm nẩy sinh nhiều tình huống sư phạm khác
nhau, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức.
Trong bài phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21/2/1998, đồng
chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nêu "Ngày nay cả 100% trẻ em đều đến trường, cả 100% dân
cư đều phải học. Nếu được hưởng một nền giáo dục nhà trường tốt, mỗi người dân nước ta,
ngay từ khi học lớp một, đều có cơ hội thành công trong cuộc đời, mỗi gia đình đều có cơ hội
sống hạnh phúc, được như thế thì chắc chắn xã hội sẽ yên lành, chính trị ổn định, kinh tế phát
triển, đất nước vững vàng tiến lên" [42, tr.5]
Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi nói chung, và cụ thể hơn là trẻ 6 tuổi được đi học
và bắt buộc đi học lớp 1 cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đây là tiền đề hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa sự nghiệp đổi mới của
đất nước.
d. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc
Khmer.
Nước ta gồm nhiều dân tộc anh em, có truyền thống đoàn kết, đấu tranh trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Mỗi dân tộc có những đặc thù và bản sắc riêng gắn vận mệnh của mình
với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là thành viên trong đại gia đình tổ quốc Việt Nam, đồng
bào Khmer ở miền Nam đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống
ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Xét từng khu vực, các dân tộc cư trú tương đối tập trung, nhưng trên phạm vi cả nước thì
các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến. Do mối quan hệ gần gũi trong cuộc sống hàng ngày giữa
đồng bào kinh và Khmer, nên nhiều đồng bào Khmer biết nói tiếng phổ thông (tiếng Việt) kể cả
trẻ em và người lớn (có gần 90% nhân dân nghe, hiểu và nói được tiếng phổ thông). Có thể nói
rằng, tiếng Việt và chữ quốc ngữ được tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
thừa nhận là công cụ giao tiếp chung, là phương tiện chủ yếu để nâng cao dân trí, phát triển
kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật ... tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc.
25
Từ trước đến nay, việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc luôn chiếm vị trí quan trọng
hàng đầu trong chương trình giáo dục phổ thông. Nó trang bị cho học sinh một công cụ thiết
yếu để học tập và phát triển. Như vậy, ở trường Tiểu học vùng dân tộc, tiếng Việt là ngôn ngữ
dạy học, là cơ sở học vấn chung, là nền tảng cho việc thực hiện toàn bộ mục tiêu cấp học. Chỉ
với tiếng Việt, học sinh dân tộc mới có thể tiếp thu kiến thức khoa học - kỹ thuật và mới có thể
học lên.
Do vậy, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer càng có ý nghĩa và
tầm quan trọng đặc biệt, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, tạo nguồn cán bộ khoa
học trí thức người Khmer ; làm cơ sở cho việc thực hiện ngày càng đầy đủ quyền bình đẳng
giữa các dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc cùng hòa nhập vào tiến trình xây dựng kinh
tế, xã hội, văn hóa trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là sự cụ thể hóa
chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục vùng đồng bào Khmer.
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ
TUỔI
1.3.1. Lý luận về quản lý
Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp
cận khác nhau [37, tr.3]
- Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việc với con
người.
- Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo kiểm soát công việc và những
nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
- Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng), kể cả nguồn nhân
lực, để đạt đến những kết quả kỳ vọng.
- Quản lý là sự tác động của con người (cơ quan quản lý) đối với con người và tập thể
người nhằm làm cho hệ thống quản lý hoạt động bình thường có hiệu lực giải quyết được các
nhiệm vụ đề ra, là sự trông coi giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều hành các
hoạt động theo những yêu cầu nhiệm vụ nhất định.
26