Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Tâm Minh

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON NỘI THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Tâm Minh

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON NỘI THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH VĂN SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là thành quả lao động của
chính tôi, không sao chép của bất kỳ ai cũng như chưa từng công bố toàn văn dưới bất
kỳ hình thức nào.


Lời cám ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, thầy cô giáo, bạn bè đã không ngừng động
viên tinh thần tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi
lời cám ơn đến BGH cùng quý GVMN đã nhiệt tình hợp tác để tôi có thể hoàn thành
việc nghiên cứu. Và tôi đặc biệt cám ơn PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, người Thầy tận tâm
đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, không ngừng nhắc nhở để tôi có thể nhận ra khuyết
điểm của mình và phấn đấu hơn. Bên cạnh đó, Thầy cũng luôn khích lệ tinh thần để tôi
có thể hoàn thành luận văn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn toàn thể mọi người!


Danh mục các chữ viết tắt
BGH: Ban giám hiệu
CNTT: Công nghệ thông tin
CSVC: Cơ sở vật chất
GAĐT: Giáo án điện tử
GVMN: Giáo viên mầm non
HĐGD: Hoạt động giáo dục
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh



Danh mục hình vẽ
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT
của GVMN ........................................................................................................... 99

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ % các mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN .................... 50
Biểu đồ 2.2. Tương quan giữa “Trình độ tin học” với “Khả năng ứng dụng CNTT
của GVMN” .......................................................................................................... 54
Biểu đồ 2.3. Phân bố các nhóm tuổi theo mức độ khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ............................................................ 56
Biểu đồ 2.4. Tương quan giữa “Trình độ tin học” và “Khả năng sử dụng phần
mềm” của GVMN ................................................................................................. 59
Biểu đồ 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GVMN..... 64
Biểu đồ 2.6. Nguyên nhân khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên chưa cao ............ 65
Biểu đồ 2.7. Hiệu quả các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN đã tiến hành trong thời gian qua .............................................................. 74
Biểu đồ 2.8. Những điều cần lưu ý khi tiến hành các biện pháp nâng cao khả
năng ứng dụng CNTT cho GVMN ....................................................................... 77
Biểu đồ 3.1. Mức độ tán thành của GV đối với các biện pháp nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ........................................... 100
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn ở từng mức độ của các biện pháp nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT của GVMN trong tổ chức HĐGD cho trẻ ............................... 103
Biểu đồ 3.3. Điểm trung bình của các nhóm trước và sau thử nghiệm ....................... 113


Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá khả năng tương tác với máy tính ...................................... 34
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng phần mềm............................................ 35

Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng Internet ................................................ 36
Bảng 1.4. Tiêu chí đánh giá khả năng thiết kế GAĐT .................................................. 37
Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá khả năng thiết kế trò chơi, bài tập, kiểm tra ..................... 38
Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá tần suất sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm thông
tin, soạn thảo văn bản, thiết kế bài tập - trò chơi, thiết kế GAĐT ........................ 38
Bảng 1.7. Tiêu chí đánh giá tần suất sử dụng GAĐT ................................................... 39
Bảng 2.1. Mô tả khách thể khảo sát thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ............................................................ 46
Bảng 2.2. Thống kê về trình độ của nhóm giáo viên khảo sát thực trạng ..................... 47
Bảng 2.3. Mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN ........................................... 48
Bảng 2.4. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa điểm trung bình ở các nội dung đánh
giá so với điểm trung bình tổng thể (độ tin cậy α = 0,05) .................................... 51
Bảng 2.5. Tương quan giữa khả năng ứng dụng CNTT với các yếu tố trong mô tả
sơ bộ về giáo viên (độ tin cậy α = 0,05) ............................................................... 52
Bảng 2.6. So sánh tỉ lệ giáo viên ở các mức độ trong thống kê về “Trình độ ngoại
ngữ” và “Khả năng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động GDMN” ............. 55
Bảng 2.7. Tương quan giữa “Trình độ tin học” và “Khả năng sử dụng phần mềm”
(độ tin cậy α = 0,05).............................................................................................. 58
Bảng 2.8. Tương quan giữa “Trình độ tin học” và kết quả đánh giá ở các phương
diện (độ tin cậy α = 0,05) ...................................................................................... 62
Bảng 2.9. Tương quan giữa “Hiểu biết về ứng dụng CNTT” với “Khả năng ứng
dụng CNTT của GVMN” và “Tích hợp CNTT” .................................................. 67
Bảng 2.10. Những biện pháp giáo viên muốn được tiến hành hoặc tham gia............... 79
Bảng 3.1. Mức độ tán thành của GV đối với các biện pháp nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................. 99
Bảng 3.2. Mô tả khách thể tham gia thử nghiệm biện pháp nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT trong tổ hức HĐGD cho trẻ..................................................... 110


Bảng 3.3. Kiểm nghiệm t khác biệt điểm số các nhóm thử nghiệm so với điểm

trung bình khả năng ứng dụng CNTT của GVMN ............................................. 112
Bảng 3. 4. Kiểm định sự khác biệt kết quả đánh giá trước thử nghiệm của các
nhóm (độ tin cậy α = 0,05) ................................................................................. 112
Bảng 3.5. Kiểm định khác biệt điểm số của các nhóm giáo viên trước và sau thử
nghiệm (độ tin cậy α = 0,05)............................................................................... 113
Bảng 3.6. Kiểm nghiệm t với các cặp điểm số của từng nhóm trước và sau thử
nghiệm (độ tin cậy α = 0,05)............................................................................... 115


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình vẽ
Danh mục biểu đồ
Danh mục bảng
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN
TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ ...................... 7
1.1.

Vài nét về lịch sử nghiên cứu khả năng ứng dụng CNTT và biện

pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức
HĐGD ..................................................................................................................... 7
1.2.


Lý luận về khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp nâng cao khả

năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ................. 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀ BIỆN
PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN
TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ .................... 42
2.1.

Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................. 42

2.2.

Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của

GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................................ 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 82
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ ............................................................................ 83


3.1.

Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của

GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................................ 83
3.2.

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng


CNTT của GVMN trong việc tổ chức hoạt giáo dục cho trẻ ................................ 98
3.3.

Thử nghiệm biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của

GVMN trong việc tổ chức hoạt giáo dục cho trẻ ................................................ 105
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 121


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lúc ra đời cho đến nay, CNTT đã và luôn khẳng định vai trò quan trọng của
mình đối với sự phát triển của nhân loại. CNTT tham gia hầu hết các lĩnh vực trong
cuộc sống, từ những hoạt động lớn đến các hoạt động nhỏ, cải tạo và thúc đẩy các hoạt
động này phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu, nâng cao đời sống của con
người. Trong HĐGD cũng vậy. Việc ứng dụng CNTT trong GDMN như một làn gió
mang đến bao hứng khởi, bao thích thú cùng bao điều mới lạ cho trẻ đồng thời hỗ trợ
tích cực cho GVMN trong quá trình tổ chức HĐGD.
Tuy nhiên, một thiết bị hay phương tiện kỹ thuật dù hiện đại đến đâu, nhưng nếu
chúng ta không biết sử dụng đúng phương pháp thì những máy móc công nghệ cũng
trở nên vô ích, đôi khi còn để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt đối với việc giáo dục
trong giai đoạn đầu đời, là giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
trong tương lai, hậu quả của việc giáo dục không đúng phương pháp sẽ càng nghiêm
trọng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được nếu ứng dụng CNTT trong tổ chức
HĐGD cho trẻ không đảm bảo nguyên tắc giáo dục, phương pháp sư phạm, phương
pháp ứng dụng CNTT... sẽ dẫn đến việc giáo dục kém hiệu quả và còn làm tổn hại đến

trẻ như các bệnh về thị giác và vận động [66], [91], [112].
Do đó, để HĐGD với sự hỗ trợ của CNTT đạt kết quả cao, tác động tích cực đến
sự phát triển của trẻ, đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định
khi sử dụng phương tiện hiện đại này như đảm bảo khả năng sử dụng phần mềm, hiểu
biết lý thuyết ứng dụng CNTT trong giáo dục, vận dụng theo phương pháp sư phạm...
Tuy nhiên, hành trình ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ mầm non
hiện nay, dù đã trải qua chặng đường dài nhưng khả năng ứng dụng CNTT của giáo
viên, hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT hay những tồn tại liên quan đến việc
ứng dụng CNTT... là lĩnh vực chưa được làm sáng tỏ.
Việc tìm hiểu về mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN cùng những vấn
đề liên quan là rất cần thiết. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá, so sánh khả năng ứng dụng
CNTT của giáo viên trong bối cảnh phát triển GDMN nói chung và các bậc học khác


2

nói riêng, tại địa phương cũng như trên quy mô lớn hơn. Nói khác đi, nghiên cứu về
nội dung này sẽ đem lại cái nhìn tổng thể trong lịch sử phát triển của vấn đề, xác định
được vị trí hiện tại cũng như mục tiêu cần đạt được trong tương lai của khả năng ứng
dụng CNTT của GVMN. Từ đó thúc đẩy xây dựng những biện pháp tác động phù hợp
đưa khả năng ứng dụng CNTT của GVMN lên tầm cao mới, bắt kịp với nhịp độ phát
triển chung.
Và trong thời điểm hiện tại, việc cải thiện và nâng cao khả năng ứng dụng CNTT
trong giáo dục là nhu cầu rất bức thiết. Bởi vì khi xã hội ngày càng phát triển nhanh
chóng như vũ bão, thiết bị ngày càng tân tiến siêu việt, không cho phép con người dậm
chân tại chỗ. Đơn cử một ví dụ, trong cuộc khảo sát nhỏ về quan điểm của GVMN liên
quan đến việc “trang bị máy tương tác”, đa số ý kiến đều cho rằng việc làm này chỉ
góp phần tăng thêm khó khăn cho giáo viên trong vấn đề ứng dụng CNTT để tổ chức
HĐGD cho trẻ (75%, N = 96). Bởi vì trình độ tin học của nhiều GVMN có giới hạn,
việc sử dụng máy tính hiện đã không dễ dàng, với bảng tương tác khó khăn tăng lên

gấp bội vì đòi hỏi trình độ tin học ở mức cao. Một số cán bộ quản lý cũng có quan
điểm tương tự khi nhận định rằng nhiều giáo viên chỉ sử dụng bảng tương tác trong
HĐGD với mục đích cho trẻ tìm kiếm thông tin và chơi trò chơi điện tử vì khả năng
ứng dụng CNTT của giáo viên chưa cao. Như vậy, thiết bị càng tối tân, khả năng điều
khiển và sử dụng của con người nhất thiết phải trỗi vượt, phải phát triển tương xứng
với tầm phát triển của thiết bị đó. Có như vậy, mới khai thác hiệu quả những tính năng
ưu việt của các phương tiện kỹ thuật hiện đại ấy. Ngược lại, hạn chế về khả năng sử
dụng sẽ biến máy móc tối tân trở thành những công cụ tầm thường, đôi khi còn dẫn
đến tình trạng lãng phí vì trang bị máy móc nhưng không sử dụng.
Từ những vấn đề trên cho thấy, nghiên cứu về khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN cũng như về những biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì thế,
đề tài “Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong việc tổ chức
HĐGD tại một số trường Mầm non nội thành Tp. HCM” được xác lập.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức
HĐGD tại một số trường Mầm non nội thành Tp. HCM. Từ đó đề xuất các biện pháp
nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức
HĐGD cho trẻ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình tổ chức HĐGD cho trẻ có ứng dụng CNTT của GVMN.
3.3. Khách thể khảo sát
- GVMN của một số trường Mầm non tại Tp.HCM.

- Một số cán bộ quản lý tại các trường Mầm non là khách thể khảo sát bổ trợ.
4. Giả thuyết khoa học
Khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ hiện
nay chưa cao. Nếu xây dựng các biện pháp phù hợp như tập huấn, cung cấp tài liệu
hướng dẫn hoặc những sản phẩm dữ liệu điện tử để tham khảo, kích thích động cơ... sẽ
góp phần nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD
cho trẻ.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1. Về Nội dung nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động học
tập có sự hướng dẫn chủ đích của giáo viên.
- Việc thử nghiệm chỉ tiến hành 3 biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất
trong đề tài.
- Đề tài chỉ xem xét CNTT như phương tiện dạy học cho trẻ Mầm non trong quá
trình tổ chức HĐGD, đồng thời chỉ nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong tổ
chức HĐGD dưới hình thức sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính.
5.2. Về Khách thể nghiên cứu


4

- Đề tài được thực hiện tại 25 trường mầm non nội thành TP.HCM (quận 1, quận
3, quận 5, quận 6, quận 9, quận 10, quận Tân Bình, quận Gò Vấp) trên cỡ mẫu
196 GVMN.
- Việc nghiên cứu thực trạng tiến hành trên 196 giáo viên dạy trẻ Mẫu giáo.
- Việc thử nghiệm tiến hành trên 28 giáo viên phụ trách lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số lý luận về biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ: khả năng, khả năng ứng dụng CNTT, khả
năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ, biện pháp nâng cao khả năng

ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ...
- Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức
HĐGD cho trẻ cũng như tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng thực trạng này.
- Đề xuất biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ
chức HĐGD cho trẻ và thử nghiệm một vài biện pháp trong số các biện pháp được đề
xuất.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo và phân tích các công trình nghiên cứu cùng các tài liệu văn bản
liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý
luận làm nền tảng cơ bản của đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích
- Nhằm khảo sát thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong
việc tổ chức HĐGD.
- Điều tra về những biện pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ.
b. Yêu cầu thực hiện


5

- Trao đổi kỹ càng, chi tiết về mục đích, cách thức trả lời cũng như định
hướng sử dụng kết quả trả lời với giáo viên.
- Tạo bầu không khí làm việc nghiêm túc nhưng cũng không quá căng
thẳng, để giáo viên nhiệt tình hoàn thành bảng hỏi một cách kỹ lưỡng và
đầy đủ.
7.1.2. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn
a. Mục đích

Tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến khả năng ứng dụng CNTT trong tổ
chức HĐGD cho trẻ của GVMN (cách thức giáo viên tìm kiếm và xử lý
thông tin, thiết kế các sản phẩm ứng dụng như GAĐT, bài tập, trò chơi;
những khó khăn cũng như thuận lợi của giáo viên khi ứng dụng CNTT
trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ); đồng thời thu thập ý kiến về các biện
pháp đã được tiến hành trong thời gian qua.
b. Yêu cầu thực hiện
- Phỏng vấn sau khi đã có kết quả đánh giá sơ bộ về khả năng ứng dụng
CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ.
- Phỏng vấn trong tinh thần trao đổi nhẹ nhàng, gợi mở khi cần thiết.
- Việc phỏng vấn được tiến hành với 10 cán bộ quản lý và 15 giáo viên,
trong đó: 5 giáo viên có kết quả đánh giá cao nhất và 5 giáo viên kết quả
đánh giá trung bình và 5 giáo viên có kết quả đánh giá thấp nhất.
7.1.3. Phương pháp phân tích sản phẩm
a. Mục đích
Thông qua việc đánh giá GAĐT để thu thập thêm thông tin hỗ trợ
khảo sát thực trạng khả năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của
GVMN; đồng thời ghi nhận những ưu - khuyết điểm trong kĩ năng thiết kế
của giáo viên để làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp cũng như soạn tài
liệu tham khảo cho phần thử nghiệm.
b. Yêu cầu thực hiện
- Tiến hành song song với việc khảo sát bằng bảng hỏi.


6

- Sử dụng thang đánh giá GAĐT được xác lập trong đề tài để đánh giá sản
phẩm.
7.1.4. Phương pháp thống kê toán học
a. Mục đích

Sử dụng kiểm nghiệm thống kê để thống kê và phân tích số liệu, khẳng
định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
b. Yêu cầu thực hiện
- Sử dụng phần mềm SPSS 16 for Windows là phần mềm máy tính chuyên
ngành thống kê để xử lý số liệu thu thập được.
- Phân tích số liệu theo tỉ lệ %, tần số, điểm trung bình.
- Phân tích tương quan, mức khác biệt ý nghĩa thông qua các kiểm nghiệm
t, kiểm nghiệm Chi trung bình, hồi quy tuyến tính.
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ
như: định nghĩa, vai trò, biểu hiện, các yêu cầu thực hiện, tiêu chí và thang đánh giá,
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GVMN, biện pháp nâng cao
khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ.
- Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong việc tổ chức
HĐGD cho trẻ cùng nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong
việc tổ chức HĐGD cho trẻ.
- Thử nghiệm một số biện pháp trong mô hình nghiên cứu của đề tài.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào cơ sở lý luận cho những nghiên cứu sau.


7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN
TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp
nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD
Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được tiến hành tại nhiều
nơi trên thế giới, trong quá khứ cũng như hiện tại. Một trong những hướng nghiên

cứu được nhiều người quan tâm là khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trực tiếp
giáo dục ở các bậc học nói chung, ở bậc Mầm non nói riêng.
1.1.1.

Lịch sử nghiên cứu về khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp nâng

cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD trên
thế giới
Tại Mỹ cũng như một số nước Đông Âu, việc ứng dụng CNTT trong giáo
dục đã sớm được triển khai và phát triển mạnh từ những năm 1980 [10, tr.58],
[60, tr.14], [79, tr.5] với mục đích ban đầu là giúp người học có thể học nhanh và
nhiều hơn đồng thời giảm tải bớt công việc cho giáo viên trong việc dạy học. Tuy
nhiên, việc làm này gặp phải phản ứng gay gắt từ phía giáo viên vì họ phải
khiêng cưỡng tiếp cận với công nghệ khi chưa sẵn sàng, quản trị viên phòng máy
cảm thấy quá tốn kém vì máy móc không ai sử dụng [92, tr.15].
Đứng trước thất bại ngoài dự kiến này, đã có nhiều nghiên cứu được tiến
hành nhằm tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp cải thiện tình hình. Chẳng
hạn dự án Pronto được thực hiện tại đại học Twente (Hà Lan) năm 1985 đã tìm ra
nguyên nhân chính của vấn đề là do giáo viên không có khả năng thích ứng với
việc dạy học bằng máy tính, bên cạnh đó là sự thiếu linh hoạt trong hệ thống giáo
dục, thiếu lý thuyết về thiết kế môi trường giảng dạy tương tác, thiếu kỹ thuật
viên hỗ trợ giáo viên, thiếu phần mềm [92]. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo
giáo viên có khả năng sử dụng CNTT trong giảng dạy với nhiều chiến lược cụ
thể được triển khai. Dần dần, vấn đề này không còn giới hạn ở một quốc gia nào
mà mở rộng trên toàn thế giới. Nhiều đại hội khoa học khu vực cũng như quốc tế


8

do Unesco chủ trì đã được tổ chức (năm 1988 và năm 1990 ở Paris, năm 1996 và

năm 2012 ở Moscow, năm 2009 ở Trung Quốc, v.v.v.) nhằm đào sâu những vấn
đề liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong đó có vấn đề nâng
cao khả năng ứng dụng CNTT cho giáo viên.
Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giáo dục của Unesco
(Unesco IITE) đã ra đời và hoạt động hiệu quả trong việc nghiên cứu phục vụ
cho công tác giảng dạy của giáo viên trong thời đại công nghệ, xây dựng nhiều
chỉ số về ứng dụng CNTT dành cho giáo viên (chỉ số đánh giá chung, chỉ số đánh
giá theo khu vực hoặc theo quốc gia...). Tổ chức Unesco nói chung và cách riêng
là Unesco IITE cũng xuất bản nhiều ấn phẩm về những nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực này: Information Technologies in Teacher Education (1995) [92],
Current www Information Systems on Information Technologies in Education
(2002) [93], Developing and Using Indicators of ICT Use in Education (2003)
[94], Internet in Education (2003) [95]; Unesco ICT Competency Framework for
Teachers (2011) [97], Pedagogies of Media and Information Literacies (2012)
[98], ICT in Teacher Professional Development (2013) [99]...
Một số ấn phẩm khác như “Intergrating Computer Technology into The
Classroom” (Garry R.Morrison và Deborah L.Lowther, 2005) [79], “Education
for an Information Age” (Bernard J.Poole, 1997) [85], “The Internet and Young
Learners” (Gordon Lewis, 2004) [72] hay “Thinking and Learning with ICT Raising Achievement in Primary Classroom” (Rupert Wegerif, Lyn Dawes,
2004) [100]... ngoài việc trình bày các vấn đề liên quan đến vai trò, hình thức
ứng dụng CNTT trong giáo dục còn đề cập đến yêu cầu mà giáo viên cần phải có
về khả năng ứng dụng CNTT. Các ấn phẩm này cũng đi sâu vào phân tích cách
thức ứng dụng CNTT sao cho hiệu quả, như một biện pháp hỗ trợ khả năng ứng
dụng CNTT của giáo viên.
Riêng ở lĩnh vực GDMN, cũng có nhiều nghiên cứu được triển khai theo
hướng: khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của GVMN, khảo sát và phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GVMN, khảo sát


9


hoặc thử nghiệm một số giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của
GVMN. Cụ thể như đề tài “CNTT và truyền thông với giáo viên và trẻ mầm non
Bồ Đào Nha” của Rita Brito (Đại học Malaga, Tây Ban Nha, công bố năm 2010),
tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT của giáo viên và xác định biện pháp trang bị
khả năng ứng dụng CNTT cho giáo viên là tự học và các lớp bồi dưỡng của
chuyên gia [60]; hay nghiên cứu về thái độ và việc sử dụng đối với máy
tính của GVMN tương lai do Tamer Kutluca (Đại học Dicle, Thổ Nhĩ Kỳ) thực
hiện và công bố trong năm 2011 đã phân tích rõ những yếu tố tác động đến vấn
đề sử dụng CNTT của sinh viên GDMN, định hướng cho việc xây dựng biện
pháp thích hợp để các giáo viên tương lai ứng dụng CNTT được tốt hơn [70].
Nhiều đề tài của các tác giả ở nhiều quốc gia trên thế giới như Belinda
Gimbert, Dean Cristol (2004) [63], I Chen Hsu (2007) [66], Sameerchand
Pudaruth và Bibi Rushda Bahadoor (2011) [86], Karl F. Wheatley (2003) [101]...
có cùng định hướng nghiên cứu về lợi ích của CNTT đối với sự phát triển của trẻ,
những yêu cầu về khả năng ứng dụng CNTT cho giáo viên đồng thời đề xuất
hoặc thử nghiệm các biện pháp cụ thể để trang bị cho GVMN những khả năng
cần thiết ấy.
Một số tác giả khác cũng triển khai hai nội dung nghiên cứu trên nhưng kết
hợp với việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng này của GVMN.
Chẳng hạn nghiên cứu của Anjali Khirwadkar (2007), ngoài việc khẳng định vai
trò của CNTT đối với sự phát triển của trẻ, tác giả còn xác định một số nguyên
nhân khiến khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên bị hạn chế như: thiếu tự tin,
nhận thức chưa đầy đủ, không có nhiều cơ hội luyện tập, nhưng quan trọng nhất
là vấn đề đào tạo không triển khai đúng cách. Trên cơ sở đó, tác giả đã thực hiện
các biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề trên mà trọng tâm là chương trình
đạo tạo về ứng dụng CNTT [69].
Một nghiên cứu dài hạn trong ba năm được tiến hành với kế hoạch hội thảo
chuyên sâu về ứng dụng CNTT trong GDMN (cách sử dụng các thiết bị ngoại vi
và các phần mềm từ cơ bản đến nâng cao) cùng việc học tập qua Internet (mỗi



10

tháng một lần) do nhóm tác giả ở Đại học Massachusetts và Đại học Đông
Connecticut (Mĩ) thực hiện. Dự án này ngoài việc nâng cao khả năng ứng dụng
CNTT của giáo viên còn làm tăng hứng thú, khiến giáo viên tích cực thay đổi
môi trường giáo dục trong lớp, đồng thời đổi mới cách tương tác với trẻ [74].
Ngoài ra, khi đề cập đến ứng dụng CNTT trong GDMN không thể bỏ qua
tác phẩm “Recognizing the Potential of ICT in Earlychildhood Education” do
Unesco IITE xuất bản. Đây là công trình nghiên cứu của 17 trung tâm thuộc
Unesco tại 17 quốc gia trên thế giới. Tài liệu đề cập đến nhiều khía cạnh liên
quan đến vấn đề ứng dụng CNTT trong GDMN, bao gồm cả định hướng và nội
dung đào tạo khả năng ứng dụng CNTT cho GVMN trong việc tổ chức HĐGD
cho trẻ [67].
Và còn rất nhiều đề tài của nhiều tác giả khác thuộc nhiều quốc gia trên thế
giới như Ấn Độ, Ghana, Hy Lạp, Phần Lan, Trung Quốc... Tóm lại, nghiên cứu
về lĩnh vực này trên thế giới đã và đang được quan tâm triển khai đồng thời đem
lại kết quả trong việc nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong tổ
chức HĐGD cho trẻ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Tuy xuất phát từ
nhiều quốc gia với đặc điểm phát triển giáo dục khác nhau, nhưng định hướng
cũng như kết quả của những nghiên cứu này vẫn phản ánh nhiều điểm tương
đồng. Cụ thể như những khó khăn phát sinh trong quá trình ứng dụng CNTT, các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức
HĐGD, các giải pháp được đề xuất...
1.1.2.

Lịch sử nghiên cứu về khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp nâng

cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ

ở Việt Nam
So với thế giới, ở nước ta có muộn màng hơn trong việc đưa máy tính vào
trường học. Tuy vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu xung quanh nội dung này, như
đề án Ứng dụng CNTT trong dạy học phổ thông do PGS.TS Đào Thái Lai (Viện
nghiên cứu Khoa học Giáo dục Việt Nam, mã số B 2003–49–42-TĐ) chủ nhiệm.
Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia lân cận như Hàn Quốc,


11

Thái Lan, Singapore... đề tài đưa ra một số chỉ tiêu cũng như lý thuyết liên quan
đến việc ứng dụng CNTT trong giáo dục, tiêu chí đánh giá hoạt động ứng dụng
CNTT cũng như đánh giá khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên. Bên cạnh đó,
đề tài cũng triển khai các ứng dụng cụ thể của một số phầm mềm dạy học giúp
giáo viên hiểu rõ hơn và có thể sử dụng chúng tốt hơn trong quá trình giảng dạy
của mình [30].
Một số cuộc khảo sát do Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kỹ thuật
vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) thực hiện liên quan đến vấn đề nâng
cao khả năng CNTT của giáo viên như chương trình phát triển chuyên môn ứng
dụng CNTT cho giáo viên [113], khảo sát về sự lựa chọn của giáo viên về những
giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT [102]; dự án Chương trình khung
năng lực truyền thông và thông tin cho giáo viên do Unesco xây dựng năm 2012;
dự án IMHI (2003-2008) tập trung vào việc đào tạo cán bộ cốt cán làm nòng cốt
phát triển nhân lực cho việc ứng dụng CNTT tại các trường...
Ngoài ra còn có nhiều bài báo khoa học của nhiều tác giả ở các cấp học chuyên ngành khác nhau trình bày về mối quan tâm hoặc kết quả nghiên cứu liên
quan đến nội dung này. Như trong bài “Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho
giáo viên trung học phổ thông” của Trần Minh Hùng (2011), tác giả bàn luận đến
những định hướng nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT mà giáo viên cần có như sử
dụng máy tính, phần mềm, Internet, thiết bị ngoại vi, phần mềm dạy học và thiết
kế GAĐT trong hành trình nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên

[25]. Hay với “Phương hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học”,
ngoài việc xác định các định hướng ứng dụng CNTT hiệu quả, tác giả còn khẳng
định rằng muốn triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học tốt giáo viên cần định
hướng rõ ràng vị trí của mình trong HĐGD với CNTT, từ đó quyết định hình
thức sử dụng để giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết [42].
Trong khi đó, hai tác giả Trần Đình Châu và Đặng Thu Thuỷ (2011) thì đề
cập đến những biện pháp hỗ trợ giáo viên: xây dựng phần mềm công cụ, xây
dựng thư viện tư liệu giáo dục, hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng điện tử


12

cũng như khai thác Internet có hiệu quả, đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá cụ
thể vừa giúp giáo viên dễ định hướng khi thiết kế vừa giúp việc đánh giá chính
xác hơn. Những biện pháp này được tiến hành với mục đích nâng cao nhận thức
cũng như kĩ năng về CNTT vì hai yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến khả
năng ứng dụng CNTT [8]. Tương tự, trong “Bồi dưỡng giáo viên ứng dụng
CNTT trong dạy lịch sử ở trường phổ thông”, tác giả Đỗ Hồng Thái xác định
nguyên nhân khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên chưa cao là do nhận thức
và kĩ năng liên quan còn kém. Từ đó đề xuất việc bồi dưỡng nhận thức gắn liền
kĩ năng, trong đó nhận thức giữ vai trò quyết định. Đồng thời tác giả cũng kiến
nghị nên tổ chức hình thức bồi dưỡng phong phú để đạt hiệu quả cao: học tập
hợp tác, tập huấn tập trung và tự bồi dưỡng [46]. Không chỉ dừng ở đây, còn rất
nhiều những bài báo khoa học, những nghiên cứu tương tự và rất nhiều hội thảo
khoa học đã được triển khai.
Tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục mầm non, lại có rất ít nghiên cứu về ứng
dụng CNTT trong tổ chức HĐGD nói chung và về việc nâng cao khả năng ứng
dụng CNTT của giáo viên nói riêng. Đây vừa là một thách thức vừa là một gợi
mở lâu dài cho hướng nghiên cứu này.
Một nghiên cứu chính thức về thực trạng ứng dụng CNTT ở các trường

mầm non Tp.HCM năm 2010 của Đào Thị Minh Tâm đã điều tra sơ bộ về những
vấn đề liên quan đến việc ứng dụng CNTT ở trường mầm non, trong có có thống
kê một số biện pháp đã được áp dụng để thúc đẩy giáo viên tích cực ứng dụng
CNTT hơn đồng thời chỉ ra rằng những biện pháp này cũng chưa thực sự hiệu
quả [45].
Những nghiên cứu về khai thác ứng dụng phần mềm để thiết kế một số sản
phẩm cụ thể của sinh viên khoa GDMN - trường Đại học Sư phạm TP.HCM
cũng có thể xem như giải pháp hỗ trợ GVMN trong việc tổ chức HĐGD: “Tìm
hiểu việc sử dụng dữ liệu điện tử hỗ trợ xây dựng kế hoạch dạy học cho trẻ 5-6
tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh” (Trần Thị Tâm Minh,
2009) [35]; “Ứng dụng CNTT vào việc thiết kế các tình huống có vấn đề hướng


13

dẫn trẻ 5-6 tuổi tự bảo vệ bản thân” (Trần Thị Hằng, 2011) [15]; “Ứng dụng
CNTT vào việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện một số kĩ năng nhận
thức cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh” (Đặng
Thu Hiền, 2012) [17]...
Tóm lại, tuy việc ứng dụng CNTT trong GDMN đã được triển khai trong
một thời gian khá dài, nhưng những nghiên cứu liên quan đến khả năng ứng
dụng CNTT và biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên
trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ vẫn là một nội dung chưa được khai thác
nhiều, dù nó là chìa khoá của thành công của việc ứng dụng CNTT trong tổ chức
HĐGD cho trẻ.
1.2. Lý luận về khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp nâng cao khả năng
ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ
1.2.1.

Ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ


1.2.1.1. Định nghĩa
a. CNTT
Theo Wikipedia, CNTT (tiếng Anh: Information Technology) là một
nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,
lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin [115].
Trong “Luật CNTT Của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam” (số 67/2006/qh11 ngày 29 tháng 6 năm 2006) thì CNTT được xác
định là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật
hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin
số. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số
[34].
Theo hai tác giả Phó Đức Hoà và Ngô Quang Sơn, CNTT có thể hiểu là
công nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin và cũng có thể hiểu đó là thuật
ngữ bao gồm tất cả những dạng công nghệ được dùng để xây dựng, sắp xếp,
biến đổi, và xử dụng thông tin trong các hình thức đa dạng của nó. Hay nói
cách khác, CNTT là một tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện


14

và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông
nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội
[20, tr.89-90].
Ngoài ra, CNTT trong tiếng Anh là “Information technology (IT)”, được
từ điển “Oxford Advanced Learner’s” định nghĩa là nghiên cứu hoặc sử dụng
các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính để lưu trữ và phân tích thông tin (82,
tr.798).
Theo tài liệu của Unesco, CNTT là thuật ngữ dùng để mô tả các hạng

mục thiết bị (Phần cứng) và các chương trình máy tính (phần mềm) cho phép
chúng ta truy cập, tải về, lưu trữ, tổ chức, thao tác và trình bày thông tin bằng
phương tiện điện tử. Các loại phần cứng như máy tính cá nhân, máy quét và
máy ảnh kỹ thuật số, các phần mềm như các chương trình lưu trữ CSDL và
các chương trình đa phương tiện [94, tr.22].
Tóm lại, có thể hiểu CNTT là thuật ngữ chỉ các thiết bị điện tử đặc biệt là
máy tính và các sản phẩm ứng dụng của máy tính như cơ sở dữ liệu điện tử,
phần mềm cho phép chúng ta khai thác (truy cập, tải về, lưu trữ, tổ chức, thao
tác) và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin.
b. Ứng dụng CNTT
Theo từ điển tiếng Việt, ứng dụng được định nghĩa là đem lý thuyết dùng
vào trong thực tiễn [58, tr.1090]. Và theo Hán Việt từ điển, ứng dụng nghĩa là
đem ra dùng thực sự [1].
Kết hợp với thuật ngữ CNTT, có thể hiểu ứng dụng CNTT là việc sử
dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính (phần cứng) và các chương trình
máy tính (phần mềm) vào một hoạt động nào đó để khai thác (truy cập, tải về,
lưu trữ, tổ chức, thao tác) và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin.
c. Tổ chức HĐGD cho trẻ
Tổ chức HĐGD cho trẻ là tổ chức quá trình tác động sư phạm một cách
có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm thực hiện mục tiêu và


15

nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non [21, tr.127]. Cũng có thể hiểu tổ chức HĐGD
cho trẻ là hoạt động của giáo viên có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có tổ
chức nhằm điều khiển hoạt động học tập của trẻ, qua đó phát triển các chức
năng tâm lý chung và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách cho trẻ
[56].
Nói cách khác, tổ chức HĐGD cho trẻ là việc giáo viên lập kế hoạch và

tiến hành các HĐGD trẻ (hoạt động học tập có sự hướng dẫn chủ đích của giáo
viên, hoạt động vui chơi, lao động, vệ sinh cá nhân, ăn uống, nghỉ ngơi...),
đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra trong
chương trình.
d. Ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ
Từ (b), (c) và (d), có thể định nghĩa “Ứng dụng CNTT trong việc tổ chức
HĐGD cho trẻ là việc sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính (phần
cứng) và các chương trình máy tính (phần mềm) vào tổ chức quá trình tác
động sư phạm để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin
nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non” hay “Ứng dụng
CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ là việc sử dụng các thiết bị điện tử,
đặc biệt là máy tính (phần cứng) và các chương trình máy tính (phần mềm)
vào việc lập kế hoạch và tiến hành các các HĐGD cho trẻ (hoạt động học tập
có sự hướng dẫn chủ đích của giáo viên, hoạt động vui chơi, lao động, vệ sinh
cá nhân, ăn uống, nghỉ ngơi...) để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thông tin nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, đáp ứng các
mục tiêu đã đề ra trong chương trình.
Tuy rằng việc ứng dụng CNTT bao gồm việc sử dụng các thiết bị điện tử
lẫn máy tính và các chương trình máy tính, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu ở khía cạnh sử dụng máy tính và các chương trình máy tính. Bên cạnh đó,
ứng dụng CNTT vào tổ chức HĐGD có hai xu hướng chính: CNTT là một nội
dung học và CNTT là phương tiện dạy học [10], [18], [79], [103]. Nghiên cứu


×