BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS.2010.19.94
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH GIỎI
TOÁN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG
HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Văn Điều
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu:...................................................................................................... 8
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: .............................................................................. 8
4. Giả thuyết nghiên cứu:.................................................................................................... 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 9
7. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 10
1.1.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ..................................................................................... 10
1.1.1.
Một số tài liệu ở nước ngoài: .............................................................................. 10
1.1.2.
Một số tài liệu ở trong nước: .............................................................................. 12
1.2.
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 15
1.2.1.
Một số khái niệm: ............................................................................................... 15
1.2.2.
Đặc điểm nhân cách tích cực .............................................................................. 16
1.2.3.
Đặc điểm nhân cách của học sinh năng khiếu và tài năng: ................................ 22
1.2.4.
Một số đặc điểm của học sinh trường trung học ................................................ 25
1.2.5.
Cơ sở tâm lý của việc học giỏi toán ................................................................... 26
1.2.6.
Mối quan hệ giữa học tập và sự phát triển trí lực: .............................................. 40
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT .......................................... 52
2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu: .................................................................... 52
2.1.1. Quá trình soạn thảo dụng cụ nghiên cứu ............................................................... 52
2.1.2 Kết quả khảo sát trên sinh viên khoa Toán, Trường ĐHSPTP. HCM để tính các
tham số của các thang đo và trắc nghiệm suy luận trừu tượng ........................................ 54
2.2. Kết quả khảo sát tham số của khách thể nghiên cứu và trắc nghiệm suy luận
trừu tượng trên học sinh lớp chuyên Toán, Trường Trung học Phổ thông ................ 58
2.2.1.
Kết quả một số tham số của khách thể nghiên cứu: ........................................... 58
2.2.2.
Kết quả một số tham số của trắc nghiệm:........................................................... 58
1
2.2.3.
Kết quả trắc nghiệm suy luận trừu tượng ........................................................... 60
2.3. Kết quả về thang đo đặc điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán theo học sinh
Trung học Phổ thông: ....................................................................................................... 66
2.3.1. Kết quả chung về thang đo đặc điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán theo học
sinh Trung học Phổ thông ................................................................................................ 66
2.3.2. Kết quả so sánh về thang đo đặc điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán theo các
tham số nghiên cứu của khách thể ................................................................................... 70
2.4. Kết quả về thang đo kinh nghiệm có cơ sở từ đặc điểm tâm lý để học giỏi Toán
theo học sinh Trung học Phổ thông: ................................................................................ 80
2.4.1. Kết quả chung về thang đo kinh nghiệm có cơ sở từ đặc điểm tâm lý để học giỏi
Toán theo học sinh Trung học Phổ thông ........................................................................ 80
2.4.2. Kết quả so sánh về thang đo kinh nghiệm áp dụng đặc điểm tâm lý để chuẩn bị
thi vào lớp chuyên Toán theo tham số nghiên cứu .......................................................... 84
2.4.3.
Một số nhận xét rút ra từ kinh nghiệm có cơ sở từ đặc điểm tâm lý .................. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 99
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khảo sát đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán ở một số trường phổ
thông trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh
-
Mã số: CS.2010.19.94
-
Chủ nhiệm: PGS.TS. Đoàn Văn Điều
-
Cơ quan chủ trì: Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
-
Thời gian thực hiện: từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011
2. Mục tiêu:
Trên cơ sở khảo sát các đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán ở trường trung học phổ
thông, đề tài xây dựng một thang đo về kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc điểm tâm lý của
học sinh trung học phổ thông.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 loại khách thể chính:
- 323 sinh viên khoa Toán, trường ĐHSPTP.HCM để thành lập nội dung các thang đo về đặc
điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán và thang đo về kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc
điểm tâm lý đồng thời để tính toán các tham số của dụng cụ nghiên cứu của hai thang đo vừa
nêu và trắc nghiệm suy luận trừu tượng.
- 301 học sinh các lớp chuyên Toán ở hai trường THPT Thực hành ĐHSPTP.HCM và THPT
Trần Đại Nghĩa.
3.2. Một số kết quả nghiên cứu:
3
- các tham số của dụng cụ nghiên cứu của hai thang đo về đặc điểm tâm lý cần để học giỏi
môn Toán và thang đo về kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc điểm tâm lý và trắc nghiệm
suy luận trừu tượng của cả hai loại khách thể đều có những trị số phù hợp với tiêu chí của
các dụng cụ đo lường mang tính giá trị;
- kết quả nghiên cứu của trắc nghiệm suy luận trừu tượng được thực hiện trên học sinh cho
thấy học sinh ở các trường THPT có khả năng suy luận trừu tương đương với khách thể đã
được nghiên cứu cho trắc nghiệm (độ xiên của tuyến bình thường là 0,198 bên trái);
- kết quả nghiên cứu thang đo về đặc điểm tâm lý cần để học giỏi môn Toán thực hiện trên
học sinh THPT cho thấy các em xem xét các đặc điểm của một nhân cách toàn diện, chứ
không xem xét trên cơ sở học thuật đơn thuần. Kết quả này cho thấy muốn đào tạo học sinh
trở thành những người giỏi Toán, ngoài việc xem xét các yếu tố về nhận thức, cần phải xem
xét các mặt khác như tình cảm và hành động;
- kết quả nghiên cứu thang đo về kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc điểm tâm lý thực hiện
trên học sinh THPT cho thấy các em trưởng thành trong việc chuẩn bị nhiều mặt để trở thành
những học sinh thành công trong học tập như các em quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe,
định hướng việc học, có những mối quan hệ tốt đẹp với thầy/cô và bạn bè, cần cù nhẫn nại
trong học tập, v.v…
Tóm lại, kết quả nghiên cứu phản ánh được những đặc điểm tâm lý và những kinh nghiệm
có cơ sở từ các đặc điểm tâm lý của học sinh các trường THPT được nghiên cứu. Theo tác
giả, kết quả cho thấy một số đặc điểm tâm lý cần hình thành cho học sinh giỏi Toán nói
riêng, học sinh THPT nói chung để giúp các em học tập thành công.
4. Sản phẩm:
- một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ theo quy định;
- một tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ;
- một thang đo kinh nghiệm có cơ sở từ những đặc điểm tâm lý thực hiện trên học sinh
THPT;
4
- một bài báo liên quan đến đề tài “Khảo sát đặc điểm tâm lý của người học thành công”
được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường ĐHSPTP.HCM, Số 26 (60) KHXH & NV. Tháng
3.2011.
5. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
- xác lập những đặc điểm tâm lý của học sinh học tập thành công,
- chuyển giao qua các bài viết đến các giảng viên, giáo viên và nhà giáo dục quan tâm đến
việc hình thành những đặc điểm tâm lý tích cực cho sinh viên, học sinh.
Xác nhận của cơ quan chủ trì,
Chủ nhiệm đề tài,
PGS.TS. Đoàn Văn Điều
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Theo khuynh hướng giáo dục hiện nay việc đào tạo một nhân cách sáng tạo được quan tâm
và đề cập cũng như việc đào tạo một nhân cách tinh thần đạo đức. Thế giới hiện đại nhấn
mạnh một nền giáo dục hữu ích là một nền giáo dục đào tạo được những công dân có óc suy
nghĩ độc lập, và cũng khẳng định rằng giáo dục là sáng tạo những giá trị tinh thần vật chất
cho xã hội. Do đó, phương pháp giáo dục tích cực “coi trọng chủ thể học tập là người học,
coi trọng việc tự học, tự thân vận động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo để thực hiện
mục đích học tập của mình” [4 - 5] cũng như phương thức hợp tác trong hoạt động giáo dục
“phát huy tối đa khả năng của học sinh trong hoạt động. Giáo viên chỉ tạo nên cơ hội cho
mọi học sinh tự thể hiện và tự khẳng định mình, không làm thay các em trong mọi bước của
quá trình tổ chức hoạt động” [2 - 17].
Xuất phát từ những mục tiêu đào tạo trên, các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đề ra các
nguyên tắc, các nội dung, các phương pháp dạy học ở các trường phổ thông. Một trong
những nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học là định hướng phát triển “Giáo dục phải tập
trung vào các nhu cầu phát triển học sinh từ cấp độ vĩ mô đến cấp độ vi mô, phải lấy học
sinh làm đối tượng, làm trung tâm cho mọi tác động giáo dục. Mặt khác, bên cạnh việc bồi
dưỡng các năng lực về mọi mặt cho học sinh, phải tạo điều kiện, tạo tiềm lực để học sinh có
thể tự phát triển các năng lực của mình” [23 - 18]. Do đó, việc xây dựng nội dung dạy học
cũng như những việc làm hỗ trợ đều chú ý định hướng phát triển năng lực của người học.
“Trong lĩnh vực xây dựng chương trình, đặc biệt khi xác định nội dung dạy học, cần chú
trọng hơn nữa đến việc góp phần hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Nên
nghiên cứu sâu sắc hơn, cơ bản hơn về khái niệm năng lực, về các thành tố tạo nên năng lực
của học sinh Việt Nam, vai trò của nó trong dạy học, giáo dục” [20 - 21].
Định hướng phát triển này đã được nhiều nhà nghiên cứu của từng bộ môn quan tâm và
đã tiến đến nêu ra những mặt cụ thể năng lực trí tuệ của học sinh có liên quan như “Phương
pháp tư duy và làm việc khoa học”. Như trong một giờ học vật lý các hoạt động có liên quan
đến phương pháp và thao tác tư duy.
6
Các mặt của việc phát triển tư duy trên đây có liên quan chặt chẽ với đặc điểm dạy học
của môn Toán. Tuy nhiên, một trong những khía cạnh của việc dạy học toán chưa được quan
tâm nhiều là năng lực nhận thức của học sinh và được nêu ra trong những nguyên tắc chỉ đạo
việc xây dựng chương trình môn toán ở trung học cơ sở:”Phù hợp với năng lực nhận thức
của học sinh, điều kiện thực tế của giáo dục, nhà trường và xã hội, kế thừa và phát huy
truyền thống giáo dục toán học của nước ta, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển lâu dài”
[5-20].
Việc chẩn đoán đúng khả năng học tập toán của học sinh là một việc làm mang tính giáo
dục, nhân văn và kinh tế cao vì nó giúp học sinh học đúng khả năng của mình để phát triển
các lĩnh vực nhận thức, tình cảm và hành động cũng như các đặc điểm khác của một con
người. Hơn nữa, khi các em học phù hợp với khả năng của bản thân thì xã hội, gia đình và
nhà trường tiết kiệm được công sức, tiền bạc và thời gian để giúp trẻ học tập hiệu quả theo
khả năng của mình.
Ngoài việc sử dụng các công cụ chẩn đoán trên cở sở tâm lý và kết quả học toán, việc khảo
sát các đặc điểm của học sinh giỏi toán trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong hoạt động
học tập toán là một việc khả thi. Khi công cụ khảo sát được soạn thảo và được chứng minh
tính tin cậy và giá trị thông qua thực tiễn và được sử dụng để đánh giá các học sinh giỏi toán
sẽ đóng góp một phần vào việc giúp bản thân học sinh tự đánh giá khả năng học toán; và
giúp nhà trường tuyển chọn các học sinh vào ngành học phù hợp.
Nói tóm lại, khuynh hướng giáo dục hiện nay ở nước ta cũng như khuynh hướng giáo dục
chung trên thế giới là phát trtiển năng lực trí tuệ, năng lực tư duy để đào tạo ra những nhân
cách sáng tạo. Một trong những môn học đóng góp tích cực vào quá trình này là môn Toán.
Do đó, việc nghiên cứu các đặc điểm nhân cách đóng góp vào việc khả năng học toán của
học sinh là một trong những việc làm cần thiết nhằm giúp các nhà giáo dục, các nhà soạn
thảo chương trình, các nhà quản lý giáo dục định hướng được công việc của mình nhằm đào
tạo những con người cần thiết, hữu dụng cho xã hội tương lai; đồng thời cũng giúp học sự tự
đánh giá bàn thân để phấn đấu hình thành những đặc điểm nhân cách của bản thân làm cho
việc học tập môn Toán hiệu quả hơn. Từ những lý do trên đề tài “Khảo sát đặc điểm tâm lý
7
của học sinh giỏi Toán ở một số trường phổ thông trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát các đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán ở trường trung học phổ
thông, đề tài xây dựng một số kinh nghiệm học giỏi môn Toán theo ý kiến của học sinh
trung học phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán ở một số trường
phổ thông trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Khách thể nghiên cứu: học sinh giỏi Toán ở một số trường trung học phổ thông tại Tp.
HCM
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Học sinh giỏi Toán ở các trường trung học phổ thông không chỉ có khả năng trí tuệ cao mà
còn có những đặc điểm tâm lý tích cực của một nhân cách toàn diện. Khi phát hiện được
những đặc điểm tâm lý này sẽ giúp các em định hướng cho việc rèn luyện, phấn đấu trong
học tập và đời sống của bản thân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-
Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán
của học sinh trung học phổ thông để làm cơ sở lý luân cho đề tài nghiên cứu;
- Khảo sát các đặc điểm của học sinh giỏi toán ở một số trường phổ thông trung học tại
Thành phố Hồ Chí Minh;
-
Xây dựng một thang đánh giá một số kinh nghiệm học tập để chuẩn bị thi vào lớp chuyên
Toán của học sinh trung học phổ thông.
8
6. Phương pháp nghiên cứu:
+ Cách tiếp cận: theo quan điểm hê thống và quan điểm thực tiễn. Việc nghiên cứu các đặc
điểm tâm lý của học sinh học giỏi môn Toán được thực hiện một cách hệ thống gồm các mặt
trọn vẹn của một nhân cách hoàn chỉnh: nhận thức, tình cảm và hành động thể hiện qua trí
thông minh, thái độ và hành vi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Phương pháp nghiên cứu trong đề tài:
- phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
- phương pháp trắc nghiệm tâm lý (trắc nghiệm “suy luận trừu tượng”) để đánh giá khả
năng học Toán của học sinh vì khả năng suy luận trừu tượng là một trong những yếu tố đóng
góp vào việc học tập thành công môn Toán.
- phương pháp khảo sát mẫu: đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi Toán của học sinh
trung học phổ thông. Từ đó, xây dựng một thang đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh
trung học phổ thông cần thiết cho việc học giỏi toán nhằm tăng cường khả năng học tập toán
của các em.
- phương pháp Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu: dùng để xử lý số liệu. Phương
pháp này được thực hiện bằng phần mềm SPSS for Win, phiên bản 13.0
7. Phạm vi nghiên cứu:
Những đặc điểm tâm lý của học sinh giỏi toán ở một số trường trung học phổ thông Thành
phố Hồ Chí Minh có lớp chuyên Toán. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện tại hai trường:
Trung học Thực hành ĐHSP TP. HCM và Trường PTTH chuyên Trần Đại Nghĩa.
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1.1. Một số tài liệu ở nước ngoài:
Theo David McClelland, mô hình khả năng gồm:
- Các thuộc tính cá nhân gồm có: Khả năng nhận thức nói chung, khả năng nhận thức, động
cơ và tính cách.
- Năng lực là trọng tâm của mô hình: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá xã hội và
kiến thức (25)
Mary M. Frasier, et. al. nói về những những đặc điểm cốt lõi của trẻ có khả năng trí
tuệ:
Xác định thuộc tính cốt lõi kết hợp với khái niệm trẻ thông minh cung cấp cơ sở tốt hơn thiết
lập cách thức để nhận biết, xác định, và lập kế hoạch kinh nghiệm giáo dục cho học sinh giỏi
từ dân tộc thiểu số hoặc gia đình khó khăn kinh tế và khu vực. Phương pháp phân tích nội
dung định tính đã được sử dụng để phân tích các cụm từ và câu trong văn học về trẻ có năng
khiếu để thiết lập các thuộc tính cốt lõi của trẻ thông minh. Dữ liệu cho phân tích này được
thu thập từ hai nguồn: (a) tài liệu về đặc điểm của trẻ thông minh nói chung, và tài liệu về
(b) đặc điểm của trẻ thông minh từ nhóm văn hóa cụ thể, ví dụ, người Mỹ gốc Phi, thổ dân
châu Mỹ, và gốc Tây Ban Nha. Mười thuộc tính cốt lõi đã được xác định: kỹ năng giao tiếp,
trí tưởng tượng / sáng tạo, tính hài hước, óc nghiên cứu, sự bừng sáng, hứng thú, trí nhớ,
động cơ, giải quyết vấn đề, và lập luận. Những ảnh hưởng được thảo luận cho việc sử dụng
những thuộc tính cốt lõi này: (a) để tạo điều kiện cho nhà giáo dục nhận biết khả năng của
trẻ thông minh trong học sinh dân tộc thiểu số hoặc gia đình khó khăn kinh tế và khu vực, và
(b) để hướng dẫn các nhà giáo dục trong việc lựa chọn các biện pháp để xác định dân tộc
thiểu số hay gia đình khó khăn kinh tế và khu vực. (9)
10
Peggy Golfin et. al. viết về tăng cường kỹ năng Toán học ở trình độ sau trung học
như sau:
Tài liệu này là bước đầu tiên trong quá trình tăng cường kỹ năng Toán học ở trình độ sau
trung học. Để thiết lập cơ sở hiểu biết về chương trình toán học phát triển sau trung học,
chúng tôi xem xét ba vấn đề sau đây:
-
Định nghĩa, hoặc ngưỡng kỹ năng, của viện người học chuẩn bị phù hợp trong toán
học ở trình độ sau trung học là gì?
-
Tổ chức nào cung cấp giáo dục toán học phát triển, và làm thế nào việc giáo dục được
tạo cung cấp tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức này?
-
Cách tiếp cận và chiến lược nào có thể tiếp tục tạo điều kiện cho học viên người lớn
tăng cường kỹ năng toán học của họ và để vào học các khóa học toán trình độ đại học
hoặc hoàn thành nhiệm vụ được phân công đòi hỏi khả năng toán học trình độ cao
hơn?
Chiến lược được xác định trong tổng quan này sẽ tạo cơ sở cho giai đoạn thứ hai của dự án
này có mục đích là xác định các chương trình toán học tại các trường cao đẳng cộng đồng,
doanh nghiệp, tổ chức lao động, và quân đội có bằng chứng hỗ trợ bằng chứng cho thấy như
vậy chiến lược này, quả thật vậy, thành công. (10)
Sau đây là một số kết quả rút ra từ những nghiên cứu hiện nay về việc tiếp thu các chiến
lược tư duy và những năng lực then chốt độc lập với nội dung như sau:
-
Trí thông minh và sự sáng tạo được coi là các hệ thống phức hợp của các năng lực học
tập và tư duy chung không thể học và cải thiện về lâu dài thông qua các chương trình
huấn luyện mang tính hình thức và bị giới hạn về thời gian.
-
Việc học tư duy hay phương pháp học là việc tiếp thu một hệ thống phương pháp để sử
dụng một cách linh hoạt các chiến lược học tập, ghi nhớ và tái hiện tổng quát thì việc sử
dụng này chỉ ở mức độ hạn chế và lợi ích thực tiễn của nó ít hơn so với những gì mong
đợi.
11
-
Nếu người ta cho rằng học cách học là sự tiếp thu những quy tắc, chiến lược và phương
pháp học tập và giải quyết vấn đề có tính chất chung diễn ra trong mối liên quan với việc
xây dựng hệ thống các tri thức có nội dung mang tính đặc thù (“từ dưới lên”) thì đó là
một chiến lược hữu hiệu để cải thiện những năng lực mang tính khái quát đối với việc
giải quyết các lớp khác nhau của các vấn đề mới(“từ trên xuống”).
-
Nếu người nào càng ý thức được sự hiểu biết, sự tiếp thu và sử dụng tri thức của mình thì
người đó càng có thể sử dụng sự hiểu biết này trong tư duy và trong việc tiếp thu tri thức
mới bấy nhiêu. [3, 145-146]
1.1.2. Một số tài liệu ở trong nước:
Từ xưa đến nay, trí thông minh được nhắc đến nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực học
thuật. Điều mong muốn của nhiều thế hệ là làm sao đo lường được trí thông minh một cách
chính xác, nhưng trong thực tế con người không thể đo lường trực tiếp trí thông minh mà chỉ
có thể đo lường những biểu hiện của nó là khả năng trí tuệ và có một số tác giả cho rằng:
“Người ta giả định rằng năng lực trí tuệ của một người nói lên trí thông minh thực
của người đó, vì khối lượng năng lực trí tuệ mà một người có thì tương xứng với khả năng
tiếp thu của mình để đạt được khả năng trí tuệ đó” [19, 301].
Hoặc
“Những nhà tâm lý học tài năng vào cuối thế kỷ 19 coi trí thông minh là một tập hợp
các “năng lực trí tuệ” mà Alfred Binet đầu tiên mô tả [15, 22].
Như thế, năng lực trí tuệ của con người gồm có:
-
Khả năng tính toán
-
Khả năng tri giác
-
Nhớ
-
Khả năng phát triển và sử dụng các mô hình mang tính chất khái niệm
-
Khả năng phân loại
-
Khả năng học tập [7, 82].
12
-
Khả năng diễn đạt các ý tưởng và sử dụng các khái niệm
-
Khả năng thích ứng với các điều kiện mới hoặc khả năng người đó dùng để giải quyết
vấn đề mà người đó gặp [14, 84 – 85].
-
Khả năng hoạt động hiệu quả để giải quyết tất cả các yếu tố và hoàn cảnh trong môi
trường sống của mình hoặc khả năng quan hệ với con người, với sự vật, và với các ý
tưởng.
-
Khả năng đáp ứng về mặt cảm xúc, sự sáng tạo, và tất cả các đặc điểm hành vi của một
người [21, 279].
Một cách ngắn gọn, năng lực trí tuệ gồm:
-
Khả năng đáp ứng và ứng dụng vào tình huống mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
-
Khả năng sử dụng các khái niệm trừu tượng một cách hiệu quả.
-
Khả năng nắm bắt các mối liên hệ và học tập nhanh chóng.
Ba khả năng này không độc lập với nhau, chúng chỉ nhấn mạnh các mặt khác nhau của một
quá trình [16, 244].
Trong thực tế có nhiều năng lực trí tuệ mà mỗi quan điểm nghiên cứu đều đưa ra những đặc
điểm cụ thể. Theo ông Thái Duy Tuyên, khả năng thích ứng của con người trong xã hội biểu
hiện phẩm chất nhân cách trong hành động, bao gồm các yếu tố:
Tính tháo vát, năng động
Tính mục đích (tính kỹ thuật và tính nguyên tắc)
Tính sáng tạo
Tính tích cực xã hội
Khả năng tự điều chỉnh, tự thực hiện nhân cách
Tư duy lý luận.
Do đó, có thể nói rằng năng lực của con người nói chung là vô hạn. Tuy nhiên, các khả năng
này không bộc lộ một cách hoàn toàn độc lập mà là có những mối liên hệ với các mặt khác
như tình cảm, như hoạt động trong một con người hoàn chỉnh.
13
“Năng lực trí tuệ có thể biểu hiện ở mặt nhận thức như mau biết, nhanh hiểu và mau
nhớ hoặc biết suy xét tìm ra nhanh các quy luật, biểu hiện ở khả năng tưởng tượng như óc
tưởng tượng phong phú, hình dung ngay và đúng điều người khác nói, thể hiện ở hành động
như sự nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo; thể hiện ở các phẩm chất như óc tò mò, lòng
say mê, hứng thú lao động, sự kiên trì miệt mài …”.
Nói tóm lại, khi nói đến năng lực trí tuệ chúng ta không thể bao hàm tất cả các mặt
của nó trong một định nghĩa được do tính đa dạng và phong phú của nó. Nếu chúng ta chú ý
nhiều đến mặt nhận thức thì bị coi là duy trí vì nó không nói đến các mặt khác như hành
động có hiệu quả, tính thích ứng, v.v… của trí óc; ngược lại nếu chúng ta chú ý đến tính hiệu
quả của năng lực trí tuệ, thì bị coi là không biết đến nội dung của khả năng trí tuệ, là chủ
nghĩa hành vi vì không phân biệt được giữa sự thành thục với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của
một hoạt động nhất định [6, 11].
“Năng lực trí tuệ là năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo và bước đầu là giải các “bài
toán” nhận thức, và vận dụng để giải các bài toán thực tiễn ở các mức độ khác nhau. Năng
lực trí tuệ có liên quan với năng lực quan sát, trí nhớ, và tưởng tượng cũng như tình cảm.
Năng lực trí tuệ có thể phát triển qua việc học các nội dung mang tính khoa học và thực tiễn
cao thông qua các phương pháp giảng dạy giúp cho người học chủ động, tích tực, sáng tạo”.
- Thực trạng về sự phát triển trí lực của học sinh lớp 8 và lớp 9 thông qua việc sử dụng thang
đo trí lực Otis. [8]
- Về việc xác định nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học.
“Giáo dục phải tập trung vào các nhu cầu phát triển học sinh từ cấp độ vĩ mô đến cấp độ vi
mô, phải lấy học sinh làm đối tượng, làm trung tâm cho mọi tác động giáo dục. Mặt khác,
bên cạnh việc bồi dưỡng các năng lực về mọi mặt cho học sinh, phải tạo điều kiện, tạo tiềm
lực để học sinh có thể tự phát triển các năng lực của mình” [23, 21]
Như vậy, qua những tài liệu, chúng ta có thể thấy trí lực bao gồm nhiều thành tố và được
phát triển tốt trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể và người nào càng tham gia vào các
hoạt động cụ thể thì người đó lại càng phát triển năng lực chuyên biệt đó bấy nhiêu. Tuy
14
nhiên, các tác giả chưa nhấn mạnh đến các phẩm chất tâm lý cần thiết cho việc học giỏi
Toán.
1.2.
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm:
Đặc điểm:
Theo “The American Heritage® Dictionary of the English Language”
Một tính năng giúp xác định, phân biệt, hoặc mô tả thể nhận ra, một dấu hiệu phân
biệt hay đặc điểm. [26]
Theo WordNet 3.0, Farlex clipart collection
Đặc điểm là:
tính năng đặc biệt, phân biệt đặc trưng, đặc thù - một đặc tính kỳ lạ hoặc bất thường
khả năng tương thích - khả năng hiện hoặc thực hiện kết hợp hài hòa hoặc đồng tình
sự không tương thích - chất lượng không có khả năng tồn tại hoặc làm việc trong sự
kết hợp hòa hợp [27]
Theo Collins Thesaurus of the English Language:
đặc trưng - một thuộc tính nổi bật hoặc khía cạnh của một cái gì đó
đặc tính - một chất lượng phân biệt
đặc trưng - bất cứ đặc điểm đo của thiết bị đo trong điều kiện quy định chặt chẽ,
thiết bị đặc trưng [28]
Đặc điểm tâm lý là những phẩm chất cá nhân được sử dụng trong bất cứ tình huống
nào cần đến sự chú ý và năng lực. Những phẩm chất này gồm cách bạn hòa hợp với
người khác, cách quan hệ với các cấp thẩm quyền, cách bạn sử dụng thời gian và
trách nhiệm cá nhân.
Đặc điểm và đặc tính là những thuật ngữ có nghĩa tương tự. Đặc điểm là một đặc tính phân
biệt, đặc trưng hoặc chất lượng. Theo thuật ngữ tâm lý, chúng ta thường nghĩ về đặc điểm
nhân cách và đặc điểm hành vi để xác định một cá nhân. Những nhà tâm lý học thường đề
cập đến đặc điểm tính cách. Sự kết hợp độc đáo của các đặc điểm nhân cách mỗi người hiện
có làm cho chúng ta thành những cá nhân.
15
Nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu đặc điểm nhân cách, và đã cố gắng xác định hoặc định
nghĩa tất cả các đặc tính con người khác nhau. Hiện nay, còn nhiều tranh luận về việc có bao
nhiêu đặc điểm nhân cách khác nhau hiện diện ở con người. Việc này có lẽ chúng ta muốn
nói về mỗi người đều sở hữu một chuỗi những đặc điểm nhân cách.
Nếu chúng ta nghiên cứu nhiều người, chúng ta có thể xác định một số lượng trung bình của
mỗi đặc điểm là bao nhiêu. Đó chính là điều mà các nhà tâm lý đã làm. Chúng ta đều có một
số đặc điểm này nhiều hơn người khác, và có một số đặc điểm khác ít hơn người khác, và có
những đặc điểm khác vẫn nằm trong một khoảng trung bình. Sự kết hợp độc đáo của những
đặc điểm làm cho chúng ta thành các cá nhân, và số kết hợp của những đặc điểm có thể lên
đến hàng triệu.
Đây là một số ví dụ về tính cách đặc điểm tâm lý học đã xác định và nghiên cứu:
-
nhiệt tình
-
tình cảm ổn định
-
độc lập
-
tính thống trị
-
bốc đồng
-
nhạy cảm
-
trí tưởng tượng phong phú
-
hướng nội – hướng ngoại
-
tính nghi ngờ
-
can đảm [32]
1.2.2. Đặc điểm nhân cách tích cực
Dưới đây là một số trong những đặc điểm tính cách tích cực được nhìn nhận rất tích cực và
được kính trọng trong xã hội chúng ta. Việc thu thập những đặc điểm này giúp phát triển
nhân cách và cải thiện bản thân.
16
- Thông minh: Thông minh là một trong những đặc điểm tích cực cơ bản nhất có giá trị cao
ở một người. Nó ảnh hưởng đến không chỉ cách bạn suy nghĩ mà còn là quyết định cách bạn
thực hiện và do đó nói lên tính cách tổng thể của mình. Việc sở hữu của đặc điểm này tạo
niềm tin nhiều về người đó.
- Trung thực: Một đặc điểm rất được tôn trọng. Trung thực là cách bạn ứng xử và tương tác
với người khác cũng như thái độ đối với công việc của bạn theo đúng quy định của xã hội về
đạo đức cũng như pháp luật.
- Sự tự tin: Tự tin là một trong những mong muốn nhất trong những đặc điểm tích cực mà
một người có thể có. Tự tin có nghĩa là một người có khả năng làm những việc lớn và thực
hiện những việc do cơ hội đem cho bản thân. Tự tin tạo niềm tin cho bạn đạt được một vị trí
cần thực hiện những công việc có vẻ như khó có thể đạt được.
- Sự hiểu biết: Đồng cảm, lịch sự, không ích kỷ và sự hiểu biết - tất cả những đặc điểm này
cho thấy rằng một người nghĩ về người khác và không tự kỷ ám thị hay ích kỷ. Nó là đặc
điểm làm cho người khác tôn trọng
Mười đặc điểm của người tư duy tích cực
Những người cố gắng cải thiện bản thân cũng như kiến thức của họ, biết rất rõ cuộc sống là
cách dễ dàng hơn để sống khi họ suy nghĩ tích cực. Nhưng có ít người biết cách rèn luyện
bản thân để cho suy nghĩ tích cực chiếm ưu thế trong tâm trí của họ. Dưới đây là một số đặc
điểm của người có suy nghĩ tích cực:
Họ nhìn nhận vấn đề như là sự thử thách bản lĩnh của bản thân. Điều này trái ngược
với cách thức một số người nhìn nhận vấn đề là thử thách quá lớn không thể chịu
đựng được làm cho cuộc sống của họ khổ sở hơn.
Họ tận hưởng cuộc sống của họ. Tích cực tư duy làm cho người ta chấp nhận nhẹ
nhàng bất cứ điều kiện nào trong cuộc sống, không nhất thiết có nghĩa là họ không cố
gắng để làm cuộc sống của họ tốt hơn.
Họ luôn luôn mở tâm trí để chào đón những ý tưởng và các đề xuất từ những người
khác. Bằng cách đó, họ có cơ hội để đạt được một điều gì đó mới mẽ cho phép cải
thiện rất nhiều điều trong cuộc sống.
17
Họ loại bỏ ngay lập tức bất cứ ý nghĩ tiêu cực khi nó thoáng qua tâm trí của họ. Giữ
bất cứ ý nghĩ tiêu cực nào lâu hơn cũng như cho phép một “con hổ” ngủ trong tâm trí.
Nó có vẻ vô tư nhưng có tiềm năng mang lại nhiều rắc rối.
Họ cảm tạ điều tốt đẹp họ được hưởng. Họ không phàn nàn về thứ bản thân không có
hoặc không nhận được những thứ họ muốn.
Họ không nghe tin đồn. Tin đồn liên quan chặt chẽ đến suy nghĩ tiêu cực vì thế những
người tư duy tích cực không phép bản thân nghe các cuộc nói chuyện vô bổ và vô
nghĩa.
Họ không nói hối tiếc nhưng hành động ngay lập tức. Bạn có thể đã nghe nói cách
viết tắt của NATO (No Actions, Talk Only” là cách nói đùa: “Mồm miệng đỡ chân
tay”. Những người suy nghĩ tích cực không sống theo cách đó.
Họ áp dụng cách nói tích cực. Họ sử dụng câu với giọng điệu lạc quan. Cách nói này
làm cho người khác vui vẻ, phấn khởi hơn.
Họ thể hiên ngôn ngữ cơ thể tích cực. Cụ thể là: khuôn mặt mỉm cười, những bước
tiến vững chắc, cử chỉ biểu cảm, gật đầu thuyết phục, v.v…
Họ quan tâm về hình ảnh của bản thân. Họ chăm sóc tốt dáng vẻ bề ngoài cũng như
nội tâm của họ. [29]
Những đặc điểm tâm lý của một học sinh tốt:
Một học sinh tốt không phải luôn luôn học sinh đạt được điểm giỏi. Một số học sinh có thể
nhận được điểm giỏi mà không cần cố gắng và họ sẽ thực hiện bất kỳ cách thức họ cần để
đạt được điểm giỏi. Trong khi đó, có những học sinh làm việc chăm chỉ và đạt được điểm
khá hoặc đôi khi điểm trung bình nhưng họ là những học sinh tốt hơn các học sinh đề cập ở
trên. Một học sinh tốt là người muốn tìm hiểu và nghiên cứu để làm cho bản thân tốt hơn.
Dưới đây là những đặc điểm tâm lý của một học sinh tốt:
- Kỷ luật tự giác là điều quan trọng nhất. Nếu nó không hiện hữu, thì làm sao các em có
được các phẩm chất khác. Kỷ luật tự giác có nghĩa là người học suy nghĩ về lời nói và hành
động của bản thân, sau đó lựa chọn điểu gì là đúng cho mình và cho người khác. Những
18
người có kỷ luật tự giác chấp nhận những thứ không phù hợp với mong muốn và sở thích
của họ. Nói cách khác, những học sinh này làm xong công việc của bản thân trước khi chơi
đùa;
- Tôn trọng người khác và những đặc điểm của những người đó hiệ hữu trong học sinh tốt.
Các em đối xử với người khác theo cách mà người đó muốn được đối xử. Phá hoại hoặc lấy
tài sản của người khác và làm tổn hại đến chúng là thứ học sinh tố không làm;
- Kiên trì: học sinh tốt làm việc chăm chỉ và không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Các em kiên
định với công việc đến khi hoàn thành;
- Tinh thần công dân: học sinh tốt tuân thủ các quy định của xã hội và cộng đồng. Mục đích
làm việc của các em là để cho cộng đồng, (trường học) thành một nơi tốt hơn;
- Lòng yêu người hiện diện trong học sinh tốt. Các em tử tế với người khác và giúp đỡ họ
thay vì xúc phạm bằng lời nói và hành động;
- Tính toàn vẹn của nhân cách: học sinh tốt có những lựa chọn giúp các em thực hiện tốt
nhất công việc của bản thân. Các em làm những điều họ nghĩ là đúng và làm việc hết sức
mình.
- Tinh thần trách nhiệm luôn luôn hiện diện trong học sinh tốt. Các em là người đáng tin cậy
và có những lựa chọn tốt cho cuộc sống và học tập. Các em trân trọng những thứ thuộc về
bản thân và thể hiện trách nhiệm cao hơn khi tự chăm sóc bản thân mình và những gì các em
làm.
- Lòng tin là phải làm những việc bản thân cho là đúng. Những học sinh này có thể được
người khác tin tưởng làm việc đúng, thậm chí khi người lớn không có mặt. Họ trả lại những
thứ đã mượn và thực hiện những gì họ hứa.
- Công bằng là một đặc điểm có trong các học sinh tốt. Các em thay phiên nhau, chia sẻ và
lắng nghe những gì người khác nói; đồng thời, chỉ nhận phần được hưởng của họ và tuân
theo các quy định và luật lệ.
- Trung thực được tìm thấy trong học sinh tốt. Các em trung thực và chân thành khi làm
công việc của mình; đảm bảo rằng điểm số của bản thân được nhận là tương xứng với khả
năng, ngay cả khi có thể các em nhận được phần thiệt thòi hơn.
19
Các đặc điểm của học sinh có khả năng toán học cao
Nhóm công tác về triển vọng toán học Hội đồng Quốc gia giáo viên Toán học (NCTM) định
nghĩa triển vọng toán học như là một chức năng của
- động lực,
- niềm tin
- kinh nghiệm hay cơ hội
Các biến số này không cố định và cần được phát triển để thành công đối với các học sinh
triển vọng này có thể được tối đa hóa. Định nghĩa này bao gồm những học sinh theo truyền
thống được xác định là có năng khiếu, tài năng, sớm phát triển, v. v… và ghi thêm vào
những học sinh theo truyền thống bị loại trừ khỏi định nghĩa trước đó là có năng khiếu và tài
năng và do đó bị loại khỏi các cơ hội phong phú toán học. Định nghĩa này thừa nhận rằng
các học sinh có triển vọng toán học có phạm vi rộng lớn của khả năng và một chuỗi liên tục
các nhu cầu cần được đáp ứng "(Richard Wertheimer).
Có nhiều đặc điểm để xem xét khi xác định học sinh nào có năng khiếu toán học. Các mô tả
sau đây về các đặc điểm của học sinh có khả năng toán học cao cần được xem như là các ví
dụ về các chỉ số về tiềm năng. Rất ít học sinh thể hiện tất cả các đặc điểm và những đặc
điểm này có thể xuất hiện vào những thời điểm khác nhau khi đứa trẻ đang trong giai đoạn
phát triển nhận thức, tình cảm xã hội, và thể chất.
Các học sinh có khả năng toán học cao thể hiện độc lập khả năng để:
- trình bày tư duy toán học và có một nhận thức sắc bén đối với thông tin định lượng trong
môi trường xung quanh;
- suy nghĩ theo logic và biểu tượng về các mối quan hệ định lượng, không gian, và trừu
tượng;
- nhận thức, hình dung, và khái quát các mô hình bằng số và không có số cũng như các mối
quan hệ;
- lập luận phân tích, diễn dịch và quy nạp;
- đảo ngược các quá trình lý luận và phương pháp chuyển đổi một cách linh hoạt nhưng theo
hệ thống;
20
- làm việc, giao tiếp, và chứng minh cho khái niệm toán học một cách sáng tạo và trực quan,
cả bằng lời nói và bằng văn bản;
- chuyển di học tập vào các tình huống mới;
- xây dựng thăm dò các câu hỏi toán học mở rộng hoặc áp dụng các khái niệm;
- kiên trì tìm kiếm giải pháp đối với những nhiệm vụ phức tạp của họ mang tính "lộn xộn",
hoặc "không xác định";
- cấu trúc thông tin và dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau và không quan tâm đến dữ liệu
không liên quan;
- nắm bắt được khái niệm và các chiến lược toán học một cách nhanh chóng, bằng cách duy
trì tốt, và liên kết khái niệm toán học bên trong và giữa các lĩnh vực nội dung và tình huống
thực tế;
- giải quyết vấn đề bằng nhiều giải pháp đa dạng và/hoặc thay thế;
- sử dụng thành tựu Toán học với sự tự tin;
- chấp nhận rủi ro với việc sử dụng các khái niệm và chiến lược toán học;
- áp dụng kiến thức của một loạt các chủ đề Toán học chính một cách rộng rãi và sâu sắc;
- áp dụng các chiến lược dự toán và tính toán mang tính trí tuệ.
Điều quan trọng là nhận ra rằng các biến này không cố định và cần được tiếp tục phát triển.
[24]
Nói các khác, một học sinh giỏi Toán có các đặc điểm tâm lý đa dạng của một nhân cách
trọn vẹn. Học sinh có năng khiếu và tài năng là đa dạng và được tìm thấy trong tất cả các
nhóm dân tộc và nền văn hóa. Xác định các học sinh giỏi là bước đầu tiên hướng tới việc
quy định hiệu quả cho giáo dục, trên cơ sở sự hiểu biết về tài năng và kiến thức về việc làm
thế nào để thực hiện phương pháp nhận dạng đúng đắn.
Xác định các vấn đề được thảo luận trong tài liệu này có sự tham khảo tài liệu của Gagné
(2003) phân biệt mô hình của năng khiếu và tài năng (DMGT). Mô hình Gagne chấp nhận
năng khiếu như là một khái niệm rộng lớn bao gồm các khả năng khác nhau, kể cả kỹ năng
21
trí tuệ, sáng tạo, lãnh đạo, xã hội và thể chất. Mô hình DMGT đề xuất bốn lĩnh vực năng lực:
trí tuệ, sáng tạo, tình cảm xã hội và cảm giác vận động.
Các tính năng phân biệt của các tài năng trở nên rõ ràng từ rất sớm. Silverman (1993) cung
cấp một khái quát hữu ích về trí tuệ và có liên quan tính cách đặc trưng của các nhóm có
năng khiếu. Không phải tất cả các tính năng này là độc quyền đối với học sinh có năng khiếu
và tài năng, nhưng học sinh như được mô tả là có năng khiếu và tài năng ở một mức độ cao
hơn.
1.2.3. Đặc điểm nhân cách của học sinh năng khiếu và tài năng:
- khả năng lý luận sâu sắc
- tò mò trí tuệ
- tốc độ học tập nhanh chóng
- khả năng trừu tượng cao
- quá trình tư duy đa dạng
- tưởng tượng phong phú
- quan tâm đến đạo đức
- đam mê học tập
- cường độ tập trung cao
- tư duy phân tích
- tư duy phân kỳ/sáng tạo
- ý thức công bằng nhạy bén
- năng lực phản ánh cao
- suy nghĩ sâu sắc
- có nhu cầu hiểu biết
- có nhu cầu được tạo động lực
- cầu toàn
22
- có nhu cầu chính xác/theo logic
- có tính hài hước tuyệt vời
- nhạy cảm/đồng cảm
- cảm xúc mãnh liệt
- bền chí
- tự ý thức cao
- không suy nghĩ theo khuôn mẫu
- đặt vấn đề xem xét quy luật/quyền lực
- có khuynh hướng nội tâm (Silverman, 1993, trang 53) [25]
Không phải tất cả các đặc điểm của học sinh có năng khiếu và tài năng được xem là
tích cực. Davis và Rimm (1998) liệt kê các đặc tính tiêu cực dưới đây của học sinh giỏi có
thể thể hiện. Những đặc điểm thường được bày tỏ bởi những học sinh năng khiếu không
thành đạt và học sinh khó khăn học tập:
+ bướng bỉnh
+ không tham gia vào các hoạt động trong lớp
+ không có tinh thần hợp tác
+ hoài nghi
+ luộm thuộm và vô tổ chức
+ có khuynh hướng đặt câu hỏi với người có thẩm quyền (về chuyên môn và xã hội)
+ thất vọng trong cảm xúc
+ đãng trí
+ ít quan tâm đến chi tiết
Các mô hình khác nhau của đặc điểm được tìm thấy trong cá nhân học sinh bởi vì các em
khác nhau về trình độ phát triển trí tuệ, khả năng cụ thể và hoạt động trí tuệ (Silverman,
1993). Học sinh năng khiếu cao hơn có xu hướng bày tỏ nhiều cảm xúc mãnh liệt và sử dụng
23
nhiều năng lượng hơn (Clark, 2002). Không phải tất cả học sinh thể hiện tất cả những đặc
điểm này, mọi lúc. Nhiều tiêu chí được yêu cầu xác định học sinh có năng khiếu và tài năng
vì sự đa dạng của các em. Sáu loại hồ sơ của học sinh có năng khiếu và tài năng đã được xác
định (Betts & Neihart, 1988):
- Loại I, các học sinh có thành tích cao, phổ biến nhất được xác định trong các chương trình
học sinh có năng khiếu và tài năng. Học sinh được các giáo viên và bạn học ưa thích và đạt
kết quả cao. Họ bày tỏ sự phụ thuộc chứ không phải là độc lập và không chấp nhận rủi ro.
Họ không phát triển tính tự chủ và có thể đạt được thành tích cao hơn nếu họ tự khẳng định
nhiều hơn.
- Loại II là học sinh chịu thách thức, thường những học sinh sáng tạo. Sự thiếu sự hỗ trợ cho
học sinh sáng tạo có thể dẫn đến hành vi nổi loạn và thách thức đối với giáo viên và cha mẹ/
người chăm sóc.
- Loại III là các học sinh không lộ diện cố gắng giấu năng khiếu của mình. Học sinh này,
thường là giới nữ ở những năm học trung học, thường cảm thấy lo lắng và không an toàn.
Điều này là do sự xung đột giữa sự trãi kinh nghiệm sự thành công mang tính xã hội và học
tập.
- Loại IV là các học sinh bỏ học. Học sinh này có một lịch sử lâu dài của việc không thành
công trong học tập và đòi hỏi một chương trình hỗ trợ đáng kể để cải thiện trình độ học vấn
của mình. Học sinh không thành công có thể là do ảnh hưởng của việc mất động lực thúc
đẩy của các chương trình không phù hợp.
- Loại V được gán cho hai tên. Đây là những học sinh có thể gặp khó khăn về thể chất, tình
cảm hay học thuật. Thông thường học sinh khuyết tật được quan tâm và tiềm năng tài năng
bị bỏ qua, làm cho học sinh muốn được xác định như người khuyết tật chứ không phải là
loại tài năng.
- Loại VI là người học tự chủ. Học sinh này là người học độc lập và tự định hướng. Những
học sinh này phát triển khi các các em được cung cấp chương trình giáo dục thích hợp (Betts
& Neihart, 1988). [30]
24