Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm của lê hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.53 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thủy Ngân

ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG TIỂU PHẨM CỦA LÊ HOÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thủy Ngân

ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG TIỂU PHẨM CỦA LÊ HOÀNG
Chuyên ngành

:

Ngôn ngữ học

Mã số

:

60 22 01 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thủy Ngân

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, người đã tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè tôi, những người đã
quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong quá trình học tập và nghiên cứu.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2013

Tác giả

Phạm Thị Thủy Ngân

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ............................................................................................ 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................................8
7. Kết cấu của luận văn......................................................................................................9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 10
1.1. Một số vấn đề về thể loại tiểu phẩm ........................................................................10
1.1.1. Quan niệm về tiểu phẩm .......................................................................................10
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại tiểu phẩm ......................................12
1.1.3. Đặc trưng của tiểu phẩm.......................................................................................14
1.1.4. Kết cấu của tiểu phẩm ..........................................................................................16
1.1.5. Ngôn ngữ của tiểu phẩm ......................................................................................16
1.2. Khái quát về tiểu phẩm Lê Hoàng...........................................................................17
1.2.1. Vài nét về tác giả Lê Hoàng .................................................................................17

1.2.2. Các vấn đề xã hội được phản ánh trong tiểu phẩm Lê Hoàng .............................18
1.2.3. Các hình thức thể hiện trong tiểu phẩm Lê Hoàng ..............................................21
1.3. Tiểu kết.......................................................................................................................25

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ, CÚ PHÁP TRONG TIỂU
PHẨM CỦA LÊ HOÀNG ......................................................................................... 26
2.1. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ ............................................................................26
2.1.1. Sử dụng lớp từ khẩu ngữ ......................................................................................26
2.1.2. Sử dụng lớp từ ngữ gốc Âu ..................................................................................31
2.1.3. Sử dụng lớp từ ngữ địa phương và tiếng lóng ......................................................34
2.1.4. Sử dụng thành ngữ và chất liệu văn học ..............................................................38
2.2. Đặc điểm cú pháp ......................................................................................................42
2.2.1. Về cấu tạo ngữ pháp .............................................................................................42
3


2.2.2. Về mục đích phát ngôn .........................................................................................51
2.3. Tiểu kết.......................................................................................................................61

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VĂN BẢN VÀ CÁC PHÉP TU TỪ
TRONG TIỂU PHẨM CỦA LÊ HOÀNG .............................................................. 63
3.1. Đặc điểm tổ chức văn bản ........................................................................................63
3.1.1. Dung lượng văn bản .............................................................................................63
3.1.2. Cách đặt tiêu đề văn bản.......................................................................................63
3.1.3. Kết cấu văn bản ....................................................................................................64
3.1.4. Các phương thức liên kết văn bản ........................................................................70
3.2. Các phép tu từ ...........................................................................................................73
3.2.1. So sánh..................................................................................................................74
3.2.2. Nhân hóa ...............................................................................................................77
3.2.3. Ngoa dụ ................................................................................................................79

3.2.4. Liệt kê và tăng cấp................................................................................................81
3.2.5. Phép điệp ..............................................................................................................83
3.3. Tiểu kết.......................................................................................................................86

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 90
NGUỒN DẪN LIỆU .................................................................................................. 95

4


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
-

Tên tài liệu tham khảo và tên tác phẩm trích dẫn, chúng tôi in nghiêng và để trong

dấu ngoặc kép. Trường hợp liệt kê tên tác phẩm, chúng tôi in nghiêng và không đặt trong
dấu ngoặc kép.
-

Các trích dẫn từ tài liệu tham khảo và các ví dụ được trình bày theo quy ước sau:
1. Các trích dẫn từ tài liệu tham khảo được đặt trong dấu ngoặc kép. Dấu ngoặc

vuông [ ] đặt sau các trích dẫn, bao gồm các chi tiết: số thứ tự trong danh mục tài liệu tham
khảo, số trang trích dẫn.
Ví dụ: Các tác giả của “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa “Thành ngữ là tập hợp từ cố
định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng
nghĩa các từ tạo nên nó.” [38, tr.915]
Đối với các trích dẫn không nguyên văn, trong dấu [ ] chỉ có số thứ tự tài liệu tham
khảo mà không có số trang.

2. Các ví dụ được trình bày theo số thứ tự, in thường và gạch chân dưới những chữ
cần nhấn mạnh. Dấu ngoặc đơn ( ) đặt sau các ví dụ gồm những chi tiết: số thứ tự ngữ liệu,
số trang trích dẫn.
Ví dụ: (36) Ở đây nhận đề-dzai bìa đĩa nhạc. (3, 412)

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử thể loại báo chí, tiểu phẩm đã xuất hiện từ hơn hai trăm năm trước. Ngay
từ khi mới ra đời, tiểu phẩm đã mang tính chiến đấu cao, nó là vũ khí sắc bén trong cuộc
đấu tranh với cái xấu, cái cũ, cái lạc hậu, vì một xã hội công bằng, tiến bộ và văn minh hơn.
Ngày nay, thể loại này ngày càng phát triển và trở nên quen thuộc hơn với công chúng. Trên
các phương tiện truyền thông, các cuộc thi,… ở đâu cũng thấy có sự góp mặt của tiểu phẩm.
Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi khi cuộc sống trở nên hối hả, gấp gáp hơn, con người đòi hỏi
lượng thông tin cao hơn, nhanh gọn hơn thì với đặc điểm ngắn gọn, hài hước, cập nhật và vô
cùng sâu sắc, tiểu phẩm luôn là một “món ăn” thú vị với người đọc, người xem.
Nhắc tới những cây bút nổi tiếng ở thời kì đổi mới như Hữu Thọ, Lý Sinh Sự, Thảo
Hảo, Lê Văn Nghĩa,…, người ta không thể không nhắc đến Lê Hoàng. Ông không chỉ được
biết đến với tư cách là một đạo diễn nổi tiếng mà còn là một cây bút quen thuộc với độc giả
trên các báo An ninh thế giới cuối tháng, Tuổi trẻ cười, Thể thao văn hóa, Thanh niên dưới
bút danh Lê Thị Liên Hoan. Bằng ngòi bút thép luôn bám sát hơi thở của cuộc sống, tác giả
đã không ngần ngại vạch mặt chỉ tên những điều trái tai gai mắt trong xã hội dưới một cái
nhìn nhân bản. Với bốn cuốn sách gồm hàng trăm tiểu phẩm đã được xuất bản, Lê Hoàng
thực sự đã khẳng định tên tuổi của mình ở địa hạt này. Đây là một tác giả có bút lực dồi dào,
phong cách độc đáo. Đặc biệt, Lê Hoàng có một kho từ vựng vô cùng phong phú, được sử
dụng rất linh hoạt và sắc sảo với một giọng điệu đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Đọc
tiểu phẩm của Lê Hoàng, không ít người đã “ưu ái” gọi tác giả là một “gã” “đanh đá”,
“chua ngoa”, “cay nghiệt” nhưng cũng không kém phần “đôn hậu”.

Tiểu phẩm của Lê Hoàng đã mang lại một hiệu quả xã hội đặc biệt mà không ai có thể
phủ nhận được. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về tiểu phẩm của tác
giả này, đặc biệt, ngôn ngữ trong tiểu phẩm của ông vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ
thể và hệ thống. Chúng tôi thấy đây là vấn đề khá lý thú và bổ ích nên quyết định chọn đề
tài “Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Lê Hoàng” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu chung về tiểu phẩm báo chí.
Công trình tiêu biểu nhất hiện nay là giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật”
của Dương Xuân Sơn (2012), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã dành
6


một chương để nói về tiểu phẩm. Ngoài ra, thể loại này còn được nhắc đến trong một số
giáo trình của Phân viện Báo chí tuyên truyền và trong tiểu luận của các tác giả khác.
Về một tác giả tiểu phẩm cụ thể, hầu hết các công trình trước đây đều chỉ tập trung
nghiên cứu về hai tác giả nổi tiếng đầu thế kỉ XX là Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố. Chẳng
hạn như “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố” của Hà Minh Đức (1998), tạp chí
Văn học số 11; “Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh” của Tạ Ngọc Tấn (2000), Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội; “Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn” của Phan Cự
Đệ (2005), Nxb Văn học, Hà Nội… Gần đây, một số tiểu phẩm của tác giả khác như Lê Văn
Nghĩa, Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh), Lý Sinh Sự (Trần Đức Chính), Lê Thị Liên Hoan
(Lê Hoàng)… cũng được quan tâm nghiên cứu nhưng chủ yếu trên bình diện phong cách, ví
như luận văn thạc sĩ của Trần Xuân Thân (2006) “Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo
chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo”, Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Riêng về tác giả Lê Hoàng, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về tiểu phẩm của
ông. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ mới chỉ có công trình của Trần Xuân Thân (2006) đã nhắc
đến ở trên. Trong công trình này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về phong cách hài của Lê
Hoàng trong tương quan so sánh với các tác giả khác, bình diện ngôn ngữ tuy có đề cập đến

nhưng chưa được tìm hiểu một cách cặn kẽ, thấu đáo. Ngoài ra, vào năm 2012, trên blog cá
nhân của mình, Nguyễn Bùi Khiêm có viết một tiểu luận với đề tài “Tiểu phẩm báo chí của
Lê Hoàng - hiệu quả của một hướng đi riêng”. Ở bài viết này, tác giả chỉ tìm hiểu tiểu phẩm
của Lê Hoàng trong phạm vi 29 bài phỏng vấn giả tưởng, từ đó, rút ra những điểm tích cực
và hạn chế của nó chứ chưa tìm hiểu toàn bộ tiểu phẩm của Lê Hoàng. Bên cạnh đó, các bài
báo viết về chân dung nhà báo Lê Thị Liên Hoan cũng xuất hiện trên một số tờ báo. Tuy
nhiên, các bài viết này chỉ mang tính riêng lẻ, chưa hệ thống.
Như vậy, nghiên cứu về tiểu phẩm Lê Hoàng đã có những cơ sở nhất định. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm của tác giả này vẫn là một
vấn đề còn bỏ ngỏ. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu
trước đây, luận văn này sẽ xem xét vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm Lê Hoàng một
cách đầy đủ và toàn diện hơn.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống những
đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Lê Hoàng để thấy được những ưu điểm và
7


nhược điểm trong cách sử dụng ngôn ngữ ở nhà báo này. Từ đó, rút ra bài học cho hoạt
động viết tiểu phẩm và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của thể loại này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy 358 tiểu phẩm của Lê Hoàng đã được xuất bản trong bốn cuốn sách sau
đây làm ngữ liệu nghiên cứu: Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí (2009), Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh; Phỏng vấn con bò (2011), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội; Thư của Trứng Gà gửi Chứng
Khoán (2011), Nxb Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh; Xuất khẩu cười (2011), Nxb Thanh
Niên, TP. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu phẩm của Lê Hoàng được viết bằng cả văn xuôi và văn vần. Tuy nhiên, vì số
lượng tiểu phẩm được viết bằng văn vần quá ít (8/358 tác phẩm) nên trong công trình này,
chúng tôi lấy những tiểu phẩm được viết bằng văn xuôi làm ngữ liệu chính và chỉ tập trung
nghiên cứu ngôn ngữ trên các mặt: từ ngữ, cú pháp, văn bản và tu từ.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp miêu tả - phân tích – tổng hợp
Phương pháp này dùng để miêu tả và phân tích các đơn vị ngôn ngữ trong tiểu phẩm
của Lê Hoàng như từ ngữ, câu văn, văn bản và tu từ. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tổng hợp,
khái quát lên những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở nhà báo này.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu tiểu phẩm của Lê Hoàng với tiểu phẩm
của một số tác giả khác (Hữu Thọ, Ba Thợ Tiện, Lý Sinh Sự) trên các phương diện khác
nhau để làm nổi bật đặc điểm riêng trong tiểu phẩm của ông.
Ngoài những phương pháp vừa kể trên, để có được những số liệu minh chứng đáng tin
cậy, chúng tôi còn sử dụng thủ pháp khảo sát, thống kê.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm và hệ thống hóa lại những đặc điểm
sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm, một thể loại đang rất được ưa chuộng hiện nay.

8


Về mặt thực tiễn, với những kết quả đạt được ở quá trình nghiên cứu, luận văn hi vọng
sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình gia tăng sáng tạo trong hoạt động báo chí. Đồng thời, luận văn
sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu tiểu phẩm nói chung và tiểu phẩm
của Lê Hoàng nói riêng.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương này trình bày những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu như:
quan niệm về tiểu phẩm, lịch sử ra đời và phát triển của tiểu phẩm, đặc trưng, kết cấu, ngôn
ngữ của tiểu phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn dành một phần để nói về tác giả Lê Hoàng,
những vấn đề xã hội và các hình thức thể hiện trong tiểu phẩm của ông.
Chương 2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ, cú pháp trong tiểu phẩm của Lê Hoàng
Ở chương này, thông qua những dữ liệu thu thập, chúng tôi sẽ khảo sát, phân loại,
miêu tả để làm rõ những đặc điểm sử dụng các phương tiện từ ngữ, cú pháp trong tiểu phẩm
Lê Hoàng.
Chương 3. Đặc điểm tổ chức văn bản và các phép tu từ trong tiểu phẩm của Lê
Hoàng
Chương này trình bày về cách đặt tiêu đề, kết cấu, dung lượng, các phép liên kết văn
bản và các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng.

9


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số vấn đề về thể loại tiểu phẩm
1.1.1. Quan niệm về tiểu phẩm
Tiểu phẩm tiếng Latinh là “Satira” tiếng Pháp là “feuilleton” gốc ở từ “feuille” nghĩa
là “tờ giấy, chiếc lá”.
Trong cuốn “Dictionary of Literary Terms and Literary Theory”, khái niệm
“feuilleton” được hiểu là “một bổ sung ban hành kèm theo một tờ báo. Nó được khai sinh
bởi Julien Louis Geoffroy – chủ bút của tờ báo Journal des Débats. Đó là một loại phụ
trương, được in ở phần dưới cùng của một trang báo và có thể tháo rời.” [58, tr.340]
Ở Séc, người ta còn gọi tiểu phẩm là “bài dưới vạch” (podcara) hay khu vực “phi
kiểm duyệt”. Ở Đức, “khái niệm “feuilleton” được dùng để chỉ tất cả các bài báo ngắn in

trên các trang phụ trương, viết về văn hóa, xã hội, giới thiệu và phê bình văn học nghệ thuật,
kể cả những bài bình luận chính trị và không tính tới chất hài hước, châm biếm ở đó có hay
không.” [dẫn theo 27, tr.193]
Trong sự vận động và phát triển của mình, tiểu phẩm có sự giao thoa loại hình và ngày
càng xích lại gần văn học. Chính vì thế, nhà nghiên cứu J. Táborská cho rằng “đây chỉ là
một thể loại văn học xuất hiện và phát triển nương nhờ trên đất báo.” [dẫn theo 27, tr.193]
Nhìn chung, tùy từng khu vực mà có những quan điểm khác nhau về tiểu phẩm.
“Người Trung Quốc xem các loại tự, bạt, ký, truyện, văn tế, thư tín,… có ngôn ngữ trau
chuốt, tình cảm phong phú đều là văn tiểu phẩm. Người phương Tây xem văn tiểu phẩm
(tiếng Anh: essay) là thể loại văn xuôi nhỏ, kết cấu tự do, thiên về thể hiện các ấn tượng và
ý kiến cá nhân trước các sự việc và vấn đề cụ thể, không nhằm đưa ra cách lý giải bao quát
và xác định hoàn toàn, điều cốt yếu là có cách kiến giải mới mẻ, gây ấn tượng sâu đậm.” [19,
tr.422]
Ở Việt Nam, có rất nhiều quan niệm khác nhau về tiểu phẩm. Theo tổng hợp của
chúng tôi, có thể chia thành hai quan niệm chính sau:
Quan niệm thứ nhất được không ít các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà lý luận văn
học tán đồng. Các tác giả theo quan niệm này cho rằng tiểu phẩm là một thể loại văn học
đặc biệt, rất gần gũi với báo chí, mang tính thời sự và tính chiến đấu cao. “Văn tiểu phẩm là
văn tố cáo, vạch trần, châm biếm, đả kích, có khi phải đả kích thật mạnh.” [28, tr.432]

10


Theo Đức Dũng, “tiểu phẩm là thể loại văn học tồn tại trong môi trường báo chí, thể
hiện những tính chất báo chí rất mạnh mẽ và năng động. Nói cách khác, tiểu phẩm là thể
loại văn học tồn tại và phát huy sức mạnh của nó trong môi trường báo chí.” [60]
Tác giả Phan Cự Đệ cho rằng “Loại văn châm biếm này phù hợp với yêu cầu kịp thời,
gọn nhẹ, súc tích của thể loại văn học chiến đấu trên báo chí hàng ngày, khuôn khổ của nó
phù hợp với điều kiện thì giờ của cả người viết lẫn người đọc.” [35, tr.395]
Bên cạnh đó, các tác giả của “Từ điển thuật ngữ văn học” còn xem tiểu phẩm là “thể

loại tản văn ngắn gọn, xinh xắn nhưng giàu chất trữ tình (…) Văn tiểu phẩm có loại thiên về
triết lý, có loại thiên về tiểu sử, phong tục, phong cảnh; có loại nghiêng về phê bình văn học;
có loại nghiêng về phổ biến khoa học, lại có loại thuần túy trữ tình. Phong cách chung của
văn tiểu phẩm là tính hình tượng cô đọng, tính ngụ ý, ngữ điệu trò chuyện, tâm tình, bộc lộ
trực tiếp nhân cách cá tính của tác giả, để lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt.” [19, tr.422]
Quan niệm thứ hai cho rằng tiểu phẩm là một thể loại báo chí, mang tính văn học. Đại
diện tiêu biểu cho quan niệm này là Bùi Đình Khôi, Dương Xuân Sơn… Theo Bùi Đình
Khôi, “Tiểu phẩm là một thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn
đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ thể, hoặc khái
quát, mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước những sự việc hoặc hiện
tượng đó.” [34, tr.248]
Tác giả Dương Xuân Sơn [41, tr.120] cho rằng “Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở
nhóm chính luận – nghệ thuật, mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm,
đả kích hoặc hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát,
qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó.” Quan điểm này về
cơ bản không khác với Bùi Đình Khôi.
Cũng theo quan điểm này, khái niệm “tiểu phẩm” được các tác giả của “Từ điển tiếng
Việt” định nghĩa: “1. Bài báo ngắn về vấn đề thời sự, có tính chất châm biếm, 2. Màn kịch
ngắn mang tính chất hài hước, châm biếm hoặc đả kích.” [38, tr.1269]
Như vậy hầu hết các tác giả theo quan niệm này đều dựa vào ba tiêu chí: ngắn, thời sự,
có tính châm biếm để định nghĩa tiểu phẩm. Về cơ bản, tiểu phẩm là một thể loại báo chí
nhưng ít nhiều vẫn mang tính văn học.
Ngoài hai quan niệm trên, tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí
Minh” lại khẳng định không có ranh giới tồn tại giữa “tiểu phẩm báo chí” và “tiểu phẩm văn

11


học”, mà chỉ có một thể loại được gọi với những tên gọi khác nhau như: “tiểu phẩm”, “tiểu
phẩm báo chí” hay “tiểu phẩm văn học”.

Những tranh cãi xung quanh các quan niệm về tiểu phẩm cho đến nay vẫn chưa đến
hồi kết. Lý giải về điều này, Đức Dũng [60] cho rằng nguyên nhân cơ bản là do “sự năng
động và linh hoạt của tiểu phẩm trong quá trình phản ánh hiện thực”. Chính sự đa dạng về
hình thức thể hiện (văn xuôi, văn vần, thơ, ca dao, tranh biếm họa,…) cùng với việc vận
dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật đã dẫn đến những quan niệm khác nhau về tiểu
phẩm nói trên.
Theo quan điểm của chúng tôi, dù có vay mượn một số yếu tố, thủ pháp của văn học
nhưng tiểu phẩm vẫn là một thể loại báo chí bởi sự ra đời của tiểu phẩm nằm trong sự vận
động của báo chí. Hơn nữa, chức năng chính của nó là chức năng thông tin, phản ánh trực
tiếp các vấn đề của đời sống xã hội một cách khách quan. Tính lý luận, lập luận sắc bén là
yếu tố thuyết phục người đọc, cũng là yếu tố tạo nên bản lĩnh, chính kiến của người viết.
Còn tính châm biếm, tính hài và một số thủ pháp vay mượn của văn học là cái vỏ hình thức
để tăng thêm tính hấp dẫn cho tác phẩm. Nguyễn Thị Minh Thái đã từng khẳng định: “Khi
làm báo thì tư cách nhà báo là số một. Anh có thể vay mượn phương pháp từ các loại hình
khác nhưng phải nhận thức rằng mình là người đưa thông tin, đưa cái mới.” [67] Chính bởi
lẽ đó, chúng tôi coi tiểu phẩm là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận nghệ thuật.
Tóm lại, tuy quan niệm của các tác giả chưa có sự thống nhất, nhưng dựa vào những ý
kiến trên, chúng tôi rút ra những nhận xét cơ bản về thể loại này như sau:
Thứ nhất, tiểu phẩm là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận nghệ thuật.
Thứ hai, tiểu phẩm có dung lượng nhỏ, ngắn gọn, cô đọng.
Thứ ba, tiểu phẩm có tính chiến đấu cao thông qua nghệ thuật trào phúng, đả kích,
châm biếm.
Thứ tư, tiểu phẩm thể hiện rất rõ thái độ, quan điểm, lập trường của người viết đối với
vấn đề được đề cập.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại tiểu phẩm
1.1.2.1. Trên thế giới
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng tiểu phẩm ra đời trong thời kì cách mạng dân chủ
tư sản Pháp lần thứ nhất - cuối thế kỉ thứ XVIII. Lúc bấy giờ, tiểu phẩm được gọi là
“feuilleton" với đặc điểm ngắn gọn và có tính châm biếm. Ngay từ khi ra đời, tiểu phẩm đã
trở thành “tiếng nói của giai cấp cách mạng, tiếng nói của khuynh hướng vận động tích cực

12


hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp phản động, những thế lực cản trở bánh xe lịch sử.”
[42, tr.5]
Một số tài liệu báo chí Xô Viết lại ghi nhận sự ra đời của tiểu phẩm vào những năm
60-70 của thế kỉ XVIII với sự xuất hiện các bài viết châm biếm sắc sảo của N. I. Novikov và
A. I. Gercen trên báo chí Nga. Quan điểm này cho rằng ở Pháp tiểu phẩm xuất hiện muộn
hơn vì phải đến đầu thế kỉ XIX mới xuất hiện các bài viết của cố đạo Julien Louis Geoffroy
trên báo chí Pháp.
Lịch sử tiểu phẩm thế giới đã ghi nhận nhiều tác giả nổi tiếng dùng ngòi bút của mình
như một vũ khí đấu tranh, cải tạo xã hội như: A. I. Gercen, A. P. Chekhov, Maxim Gorky,
Anatole France, Voltaire, Lỗ Tấn,…
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Do báo chí ở nước ta ra đời khá muộn – khoảng giữa thể kỉ XIX nên tiểu phẩm cũng
xuất hiện muộn hơn so với thế giới. Theo các tài liệu nghiên cứu, những bài viết trào phúng
ban đầu chỉ mang tính “hài” đơn thuần, về sau mới hình thành nên dạng thức tiểu phẩm.
Đến những năm đầu thế kỉ XX, tiểu phẩm mới xuất hiện trên báo chí.
Vào những năm hai mươi của thế kỉ này, khi hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái
Quốc đã viết nhiều bài trên những tờ báo Pháp như Le Paria (Người cùng khổ), L’Humanité
(Nhân đạo). Với tinh thần chiến đầu không khoan nhượng, Người đã vạch trần bộ mặt tàn
bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp và thức tỉnh các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập.
Ở trong nước, cũng trong thời kì này, nhiều tiểu phẩm in trên báo đã gây được tiếng vang
lớn. Ngô Tất Tố là một trong những cây bút tiêu biểu đó. Ông được Vũ Trọng Phụng đánh
giá là “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám làng Nho”, có những đóng góp quan trọng cho
sự phát triển thể loại
tiểu phẩm.
Đến thời kì Mặt Trận Dân Chủ (1936-1939), khi báo chí hoạt động công khai, bên
cạnh Nguyễn Ái Quốc và Ngô Tất Tố, ngày càng xuất hiện nhiều cây bút viết tiểu phẩm đặc
sắc như: Tam Lang, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thông Reo. Với kết cấu ngắn

gọn, linh hoạt, bám sát những vấn đề thời sự, tiểu phẩm thời kì này đã lật tẩy bản chất xấu
xa của chế độ thực dân phong kiến, cỗ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đến thời kì chống Mỹ, tiểu phẩm phát triển mạnh với những cây bút như Xích Điểu,
Lê Kim, Lã Vọng, Tú Mỡ, Hoàng Trung Thông,… Nội dung của các tác phẩm thời kì này

13


chủ yếu hướng vào đả kích, châm biếm, vạch trần những âm mưu thâm hiểm, những thủ
đoạn đê tiện của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Khi đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại, những tệ nạn xã hội như tham ô, hối lộ,
cửa quyền, hách dịch,… mỗi ngày một tinh vi và phức tạp hơn, đòi hỏi tiểu phẩm phải đa
dạng, linh hoạt hơn. Chính vì thế, nội dung và hình thức thể hiện của tiểu phẩm thời kì này
ngày một phong phú và hấp dẫn. Những cây bút “ăn khách” hiện nay như Hữu Thọ, Lê Văn
Nghĩa, Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh), Lý Sinh Sự (Trần Đức Chính), Lê Thị Liên Hoan
(Lê Hoàng),… đã bắt kịp với yêu cầu của thời đại, biến ngòi bút thành con dao mổ sắc nhọn
để chích vào những ung nhọt của cuộc sống, góp phần bồi dưỡng cái tốt đẹp, tích cực, vì sự
phát triển của xã hội.
1.1.3. Đặc trưng của tiểu phẩm
1.1.3.1. Tính ngắn gọn, súc tích
Ngắn gọn, súc tích là yếu tố nhận diện quan trọng và cũng là một yêu cầu khắt khe đối
với thể loại này. Tiểu phẩm rất kị lối viết kể lể dài dòng vì như vậy sẽ kém hấp dẫn, dễ lạc
đề, mất điểm nút. Một tiểu phẩm thông thường chỉ độ 300 - 1500 chữ, thậm chí có tiểu
phẩm cực ngắn - dưới 300 chữ (tiểu phẩm của Bút Bi). Ngắn gọn, cô đọng nhưng phải nêu
bật những thông tin có ý nghĩa thời sự, qua đó thể hiện được quan điểm, lập trường của
người viết là một yêu cầu khó. Vì thế, để viết một tiểu phẩm thành công, ngoài vốn sống
phong phú, tác giả phải làm chủ được ngôn ngữ, có khả năng quan sát tinh tế và trình độ
khái quát cao mới có thể chuyển tải được những thông điệp có ý nghĩa theo kiểu “ý tại ngôn
ngoại”. Do đó, những tác giả thành công ở thể loại này thường là những cây bút cứng cỏi,
có tài hoạt ngôn.

Tóm lại, tiểu phẩm càng ngắn gọn, súc tích càng gây được ấn tượng mạnh. Trong thời
đại thông tin hiện nay, đặc trưng này chính là là một ưu thế của tiểu phẩm trong các thể loại
báo chí.
1.1.3.2. Tính châm biếm, đả kích
Vì đối tượng phản ánh của tiểu phẩm là những thói hư tật xấu, những điều trái tai gai
mắt, những cái ác, cái lạc hậu còn tồn tại trong xã hội, cho nên tính châm biếm đả kích là
một đặc điểm rất quan trọng của thể loại này. Châm biếm – đả kích là dùng lời lẽ thâm thúy
để phê phán, vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên,
tùy vào đối tượng phản ánh mà sự châm biếm, đả kích có những sắc thái khác nhau. Nếu là
14


bài đánh địch, người viết phải chiến đấu không khoan nhượng để đánh gục, hạ bệ đối
phương bởi có những kẻ “thân lừa ưa nặng”, “mặt trơ trán bóng”, nếu không quyết liệt
chúng sẽ vẫn nhơn nhơn tự đắc. Nếu là bài phê phán những mặt trái trong nội bộ dân tộc,
người viết phải châm biếm – đả kích trên tinh thần “chống để xây” nhằm định hướng người
đọc ủng hộ lẽ phải, xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, châm biếm, đả kích như thế nào để người đọc hả hê, không cảm thấy bài
viết mang tính giáo huấn khô khan, nặng nề là một điều không dễ. Chính vì thế, để khắc sâu
ấn tượng trong lòng độc giả, người viết đã sử dụng cái hài như một vũ khí đắc lực để truyền
tải thông điệp của mình.
1.1.3.3. Tính hài hước
Trong tiểu phẩm, cái hài gắn liền với phạm trù Mỹ học, phản ánh những nghịch lý,
những mâu thuẫn đáng cười của các sự vật, hiện tượng trong đời sống. Tùy theo thái độ,
quan điểm của tác giả đối với đối tượng phản ánh mà tiếng cười mang những cung bậc, ý
nghĩa khác nhau. Đối với kẻ thù, đó là tiếng cười khinh bỉ, tiếng cười đả kích để đánh đổ cái
ác. Đối với những thói hư tật xấu trong xã hội, đó là tiếng cười chua chát, cười nghiêm khắc
để phê bình cái xấu, xây dựng cái đẹp. Dù ở cung bậc nào, cái hài cũng được tạo thành từ ba
yếu tố cơ bản:
- Bản chất mang tính hài hước của đối tượng mà ai cũng dễ dàng cảm nhận được.

- Sự cường điệu của những đường nét, kích thước và những liên hệ của chúng trong việc
mô tả đối tượng.
- Sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng thêm hiệu quả của tiếng
cười.
Nhìn chung, tiếng cười trong tiểu phẩm không khoa trương, lộ liễu mà kín đáo, thâm
trầm với cách nói hàm ngôn nhiều ẩn ý. Hiệu quả mà tiếng cười mang lại là khiến cho kẻ
“có tật” phải “giật mình”, còn người khác thì bật cười thích thú vì được tác giả “gãi đúng
chỗ ngứa”. Đó không phải là tiếng cười mang tính giải trí thuần túy mà là tiếng cười giáo
dục, tiếng cười của trí tuệ, cười để chiến đấu vì sự trong sạch, văn minh của xã hội. Chính vì
thế, nếu thiếu đi cái hài, tiểu phẩm chỉ còn là một ý kiến ngắn, một bài giáo huấn khô khan.
Hài hước chính là một đặc điểm quan trọng góp phần tạo nên linh hồn của một tiểu phẩm.

15


1.1.4. Kết cấu của tiểu phẩm
Kết cấu của tiểu phẩm rất ngắn gọn và chặt chẽ. Một tiểu phẩm thường có 3 phần: vào
đề, diễn giải, kết luận.
- Phần vào đề: Đây là phần có tính chất gợi mở vấn đề cần bàn, kích thích sự tò mò của
người đọc.
- Phần diễn giải: Là phần người đọc vào cốt lõi của vấn đề, tạo sự thắt nút và cởi nút
hoặc tạo tình huống rồi giải đáp tình huống đó.
- Phần kết luận: Là phần khái quát vấn đề đang bàn, đưa ra lời bình (nếu cần thiết), lời
bình có khi là của tác giả, có khi là của nhân vật.
Theo sự vận động, phát triển của xã hội truyền thông, các cây bút viết tiểu phẩm ngày
nay luôn cố gắng tìm tòi, xây dựng những kiểu kết cấu độc đáo, ngắn gọn, linh hoạt dưới
nhiều hình thức khác nhau. Có kết cấu dưới hình thức một bài phỏng vấn hoặc một cuộc trò
chuyện, lại có kết cấu dưới dạng một bản tin, một bức thư,…
Nhìn chung, một tiểu phẩm thành công phải có kết cấu kịch tính. Nghĩa là người viết
phải biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết một cách hợp lý, biết cài đặt mâu thuẫn “tự nhiên

một cách hữu ý”, đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm rồi mới mở nút để tạo sự bất ngờ và cuốn hút
độc giả, khiến độc giả “thích mà nhớ, nhớ mà suy ngẫm, cười mà ghét, biết mà đánh giá,
hoặc để cảnh tỉnh, cảnh báo, cảnh giác.” [64]
1.1.5. Ngôn ngữ của tiểu phẩm
Ngôn ngữ được sử dụng trong tiểu phẩm rất đa dạng, linh hoạt. Đó là sự kết hợp đầy
ngẫu hứng giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng, thâm thúy, hàm
súc của văn học.
Trong các tiểu phẩm, người viết không dùng ngôn ngữ theo kiểu hàn lâm, bác học mà
sử dụng ngôn ngữ bình dân, mộc mạc, hóm hỉnh với sự vận dụng linh hoạt, thông minh,
sáng tạo vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao của văn học dân gian,… Đôi lúc, những điển tích,
điển cố và tiếng lóng cũng được đưa vào rất tự nhiên. Điều này làm cho tiểu phẩm gần gũi
với đại chúng, đem lại hiệu quả thông tin cao.
Bên cạnh đó, những thủ pháp văn học như lối ví von, so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, phúng
dụ, cài bẫy,… cũng được vận dụng triệt để trong tiểu phẩm để tạo nên lối diễn đạt sinh động,
giàu hình ảnh và hài hước, làm “mềm” cách truyền tải thông tin.

16


Mỗi tác giả tiểu phẩm đều có một phong cách ngôn ngữ riêng nhưng muốn thành công,
người viết phải có một kho ngôn từ khổng lồ, đặc biệt, phải biết lựa chọn và vận dụng khéo
léo, sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ để chiêu đãi người đọc một “món ăn” tinh thần bổ dưỡng.
Tiểu phẩm muốn hay, ngôn ngữ phải được lựa chọn kĩ càng và hấp dẫn. Nếu không, tác
phẩm sẽ nhạt nhẽo, khô khan như một bản tin thời sự.

1.2. Khái quát về tiểu phẩm Lê Hoàng
1.2.1. Vài nét về tác giả Lê Hoàng
Lê Hoàng sinh ngày 20 tháng 1 năm 1956 tại Hà Nội. Ông là người có vốn hiểu biết sâu
rộng và là một nghệ sĩ đa tài trên nhiều lĩnh vực: nhà biên kịch, đạo diễn, nhà báo. Ngoài ra,
ông còn là một giám khảo đắt “show” trong các chương trình truyền hình.

Lê Hoàng học Đại học Xây dựng Hà Nội, sau chuyển sang Đại học Sân khấu điện ảnh,
Khoa Quay phim. Năm 1982, ông tốt nghiệp và chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh làm
việc cho Hãng phim Giải Phóng.
Trong thập niên 1980, Lê Hoàng khởi nghiệp với tư cách là một nhà biên kịch. Một số
vở kịch của ông được nhiều người biết đến như: Tôi chờ ông đạo diễn (1985), Ngụ ngôn
năm 2000 (1986), Đi tìm những gì đã mất (1987),… Năm 1990, bộ phim Vị đắng tình yêu
do ông viết kịch bản đã gây được tiếng vang lớn, đoạt khá nhiều giải thưởng và bắt đầu từ
đây sự nghiệp của ông “lên như diều gặp gió”.
Trong vai trò là một đạo diễn, ông đã gặt hái được nhiều thành công trong liên hoan
phim Việt Nam với các tác phẩm nổi tiếng như Lưỡi dao (1995), Ai xuôi vạn lý (1996).
Nhưng phải đến Gái nhảy (2002), tên tuổi của Lê Hoàng mới thực sự “nổi như cồn”. Bộ
phim đã đem về doanh thu khoảng 12 tỷ đồng - con số kỉ lục của điện ảnh Việt Nam tính từ
khi đổi mới. Có thể nói, ông là một trong những đạo diễn xuất sắc có ảnh hưởng lớn đến nền
điện ảnh Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau thành công vang dội của Gái nhảy, sự
nghiệp điện ảnh của ông không được khởi sắc như trước.
Ngoài vai trò là một đạo diễn kiêm nhà biên kịch nổi tiếng, Lê Hoàng còn là một cây
bút “nhẵn mặt”, “nhẵn tên” trên các báo Tuổi trẻ cười, Thể thao & Văn hóa, An ninh thế
giới cuối tháng, Thanh Niên… Dưới bút danh Lê Thị Liên Hoan, Lê Hoàng đã “múa bút”
và gây không ít “sóng gió”, khiến cho nhiều “vị” phải tức anh ách. Tính đến thời điểm này,
ông đã xuất bản 6 cuốn sách với rất nhiều tiểu phẩm có giá trị: Phỏng vấn một anh hề
(2007), Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí (2009), Thư của Trứng gà gửi Chứng khoán (2009),
17


Xuất khẩu cười (2010), Phỏng vấn con bò (2011), Sao trong mắt Lê Hoàng (2013). Bằng
ngòi bút thâm thúy hài hước, tài hoạt ngôn, châm biếm sắc sảo đi kèm với cái giọng chua
ngoa, “đanh đá cá cày”, tác giả đã phản ánh, mổ xẻ nhiều vấn đề thú vị, kịch tính của đời
sống xã hội, đem đến những trận cười hả hê và những chiêm nghiệm sâu sắc cho người đọc.
Độc giả Lê Thị Mẫu Hậu đã dành nhiều lời khen tặng cho Lê Hoàng: “Giọng điệu của Lê
Hoàng luôn tỏ ra là kẻ “ngốc một cách sâu sắc và toàn diện”, chính vì vậy mà những bài viết

của ông luôn có trí tuệ và luôn được bạn đọc tranh nhau chăm sóc như chăm sóc hoa hậu.
Văn của ông là loại “nam phụ lão ấu đều dùng được”, vừa hài hước vừa ý nghĩa, đọc rất
khoái. Ông viết có khi còn hay hơn làm phim.”
Trong vài năm trở lại đây, Lê Hoàng còn là gương mặt quen thuộc với vai trò giám
khảo ngồi “ghế nóng” hay làm MC cho các chương trình truyền hình. Ông nổi tiếng với rất
nhiều phát ngôn gây “sốc” và vấp phải không ít những ý kiến trái chiều từ dư luận và những
người trong nghề. Nhiều người cho rằng Lê Hoàng kém duyên, thậm chí ông từng bị gắn
“mác” “pêđê” bởi chất giọng ẻo lả, lắt léo như đàn bà. Đương nhiên, một cá tính mạnh như
Lê Hoàng không thể ngồi im nhận “gạch đá”, “búa rìu” của dư luận. Ông đã thẳng thắn đáp
trả “tại sao tôi phải sợ búa rìu dư luận khi bản thân tôi cũng là một thứ búa rìu” hay “tôi
không sợ bị ghét, chỉ sợ bị coi là hèn”,… Tất cả những điều đó tạo nên độ “hot” cho tên tuổi
Lê Hoàng. Và dù bị đánh giá là một kẻ “khó tính, cau có, chua cay, độc ác”, nhưng ông vẫn
khẳng định mình là “một người không ác tâm, thậm chí hiền lành”. Đôi lúc, ông cũng tự
trào “Tôi ác một cách đặc biệt, tôi ngu một cách phi thường, tôi đẹp trai một cách ngây thơ,
tôi tham lam một cách lộ liễu và tôi ngớ ngẩn một cách thường xuyên.”
Có thể thấy, dù gặp không ít “xì-căng-đan” nhưng ở lĩnh vực nào, Lê Hoàng cũng tạo
dựng cho mình một thương hiệu riêng. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi không bàn về Lê Hoàng
với tư cách là một đạo diễn, nhà biên kịch, giám khảo hay MC truyền hình mà chỉ tìm hiểu
ông ở vai trò là một tác giả viết tiểu phẩm “ăn khách”, có uy tín. Hi vọng thông qua việc tìm
hiểu tiểu phẩm của ông, chúng ta sẽ hiểu hơn về Lê Hoàng – một người mà nếu thiếu đi sẽ
để lại rất nhiều khoảng trống buồn tẻ.
1.2.2. Các vấn đề xã hội được phản ánh trong tiểu phẩm Lê Hoàng
Lê Hoàng là người có bút lực mạnh mẽ, ông viết nhanh, viết nhiều, duy trì được
“phong độ” khá ổn định qua mỗi bài viết. Tiểu phẩm của ông luôn bám sát hơi thở của cuộc
sống, đề cập đến đủ mọi vấn đề thú vị, kịch tính. Từ những vấn đề thời sự nóng hổi như
những bất cập trong công tác quản lý, điều hành xã hội; những biến đổi về đời sống tinh
18


thần dân tộc; nạn tham nhũng, cửa quyền, hách dịch,… đến những câu chuyện về người nổi

tiếng trong giới “showbiz” như Việt Trinh, Xuân Lan, Phương Thanh, Hiền Thục,… hay
thậm chí là những câu chuyện vụn vặt đời thường như chuyện phụ nữ đi gội đầu ở tiệm, phụ
nữ ăn quà, phụ nữ ngồi lê đôi mách,… cũng đều được tác giả đưa vào bài viết của mình một
cách tự nhiên, sinh động, hài hước. Với tư duy lật xới vấn đề nhanh nhạy và con mắt sắc sảo,
tinh tế của một người trải đời, lúc nào Lê Hoàng cũng nhanh chóng tìm thấy những sự vật,
hiện tượng “có vấn đề”, chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lý cần được tháo gỡ. Cho nên,
chưa bao giờ ông bí đề tài. Dưới đây là những mảng đề tài chính được Lê Hoàng đề cập đến.
1.2.2.1. Về văn hóa - nghệ thuật
Ở mảng đề tài này, đạo diễn Gái nhảy đã phân tích, mổ xẻ kĩ lưỡng những vấn đề về
điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, văn chương, sự bùng nổ các cuộc thi nhan sắc hay vấn đề bảo
tồn di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
Với tư cách là một người có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí, Lê
Hoàng đã phơi bày một hiện thực đáng buồn của nền nghệ thuật nước ta. Đó là một sân
khấu kịch mà “một số nhà quản lý đã không có khả năng tổ chức và khả năng thẩm định ra
những kịch bản vừa nghiêm túc vừa nóng bỏng như cuộc sống hôm nay.”(2, 142), một nền
văn học “âm thầm trong hiệu sách nhưng lại sôi động trên diễn đàn, mà sự sôi động thường
thiên về những chuyện cá nhân!” (2, 93), một nền điện ảnh thiếu chuyên nghiệp, một nền
âm nhạc “thiếu hẳn tính hàn lâm, tính chuyên môn và tính định hướng.” (4, 52)
Bên cạnh đó, thế giới của những người nổi tiếng trong làng giải trí, sự bùng nổ của các
cuộc thi hoa hậu mà thực chất là kinh doanh thương hiệu cũng được Lê Hoàng mổ xẻ kĩ
lưỡng.
Trong nhiều tiểu phẩm khác, tác giả còn đề cập đến hiện tượng sùng ngoại, bài nội
đáng báo động ở nước ta. Cùng với đó là “cuộc xâm lăng văn hóa” đang ngày càng diễn ra
khốc liệt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ được truyền thống văn hóa của dân tộc, để
hòa nhập mà không bị hòa tan.
1.2.2.2. Về kinh tế - thị trường
Đây cũng là một đề tài hấp dẫn trong tiểu phẩm Lê Hoàng. Ở đề tài này, tác giả đề cập
đến các vấn đề như: việc đầu tư ngân sách nhà nước không đúng chỗ, nạn thất nghiệp, vấn
đề tăng giá xăng dầu, cuộc sống người dân trong cơn bão giá,…


19


Trong tiểu phẩm “Giá tăm và giá xăng”, tác giả đã miêu tả rất chân thật, hóm hỉnh
cuộc sống của vợ chồng anh Tư trong cơn bão giá:
(1)

Gia đình chị Tư, cũng như hàng ngàn gia đình khác trong thành phố này, đang

vật lộn, chống chọi, kháng cự và cố thủ trong cơn bão giá… Mới đây, xăng lại bất ngờ lên
giá. Chị Tư lập tức đề ra kế hoạch cắt giảm tất cả những gì liên quan tới xăng trong sinh
hoạt gia đình. Hai vợ chồng đi chung một xe máy, không dùng xăng chùi vết bẩn trên quần
áo, không châm xăng vào hộp quẹt, thậm chí lúc cãi nhau nặng với chồng, chị sẽ không còn
dọa sẽ … tự thiêu. (3, 48)
Ngoài các vấn đề trên, Lê Hoàng còn đề cập đến những vấn đề liên quan đến sự bất ổn
của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,… Đặc biệt, những vấn đề về thị trường
thực phẩm được tác giả mổ xẻ rất kĩ lưỡng, nhất là tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc nặng
nề, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ: sữa có mê-la-min, nước
tương có chất gây ung thư, nước mắm có u-rê, cà phê có bột bắp, trái cây có thuốc trừ
sâu,…
1.2.2.3. Về giáo dục, thể thao, giao thông
Ở đề tài về giáo dục, Lê Hoàng đề cập đến những bất cập như: tình trạng dạy thêm,
học thêm tràn lan, những bi hài khi phụ huynh đổ xô chạy trường điểm cho con, việc nhận
hối lộ của giáo viên,… Không dừng lại ở việc phê phán, tác giả còn lý giải nguyên nhân vì
sao nền giáo dục nước nhà lại kém chất lượng. Trong tiểu phẩm “Cuộc trò chuyện giữa một
thầy giáo và học sinh”, Lê Hoàng đề cập đến phương pháp dạy học theo khuôn mẫu, giết
chết khả năng sáng tạo của học sinh.
(2)

Thầy giáo: giáo dục không bao giờ có mặt trái, nhưng phương pháp giáo dục


thì có. Phương pháp thuận tiện, có ý nghĩa nhất, dễ làm nhất và đơn giản nhất của giáo dục
là dạy học sinh phải làm giống cái này hoặc làm làm giống cái kia. Nó có cái lợi là tiện và
nhanh, lại an toàn, nhưng phương pháp đó sẽ thủ tiêu sự sáng tạo – vốn là hành vi quan
trọng nhất của mọi con người.
Học sinh: Chính vì thế mà…
Thầy giáo: Thầy khuyên em đọc sách để biết thôi. (2, 186)
(những chỗ in nghiêng là cách trình bày trong tác phẩm)
Ở đề tài về thể thao, tác giả đã đề cập đến những vấn đề như: văn hóa cỗ vũ thể thao,
sự ngây thơ vô lý của một vận động viên khi tham gia thế vận hội Bắc Kinh mà dùng

20


dopping (chất kích thích bị cấm dùng trong thi đấu thể thao),… Trong một số tiểu phẩm, tác
giả còn đưa ra chính kiến của mình về việc tuyển cầu thủ ngoại là không cần thiết,…
Bên cạnh giáo dục và thể thao, tác giả còn luận bàn về vấn đề giao thông. Đó là việc
người điều khiển xe không nắm luật giao thông, chủ xe “cứ hễ vi phạm là năn nỉ”, cảnh sát
xử phạt cũng chưa nghiêm. Ngoài ra, tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông, lấn chiếm vỉa hè
để kinh doanh, bán hàng rong ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân cũng được phản ánh
rất cụ thể, sinh động.
1.2.2.4. Về tình yêu, hôn nhân – gia đình
Đây là mảng đề tài rất hấp dẫn và thú vị. Từ những câu chuyện yêu đương, lãng mạn
cho đến những hờn giận, ghen tuông, ngoại tình, những mâu thuẫn trong cuộc sống vợ
chồng hay xung đột giữa mẹ chồng – nàng dâu,… đều được tác giả miêu tả một cách hóm
hỉnh và sinh động.
Nhìn chung, đề tài trong tiểu phẩm Lê Hoàng khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
nhiều lúc Lê Hoàng quá sa đà vào những câu chuyện tủn mủn, nhỏ nhặt của đời sống mà bỏ
qua những vấn đề thời sự nóng hổi, khiến cho hàm lượng thông tin trong tiểu phẩm của ông
ít nhiều bị giảm sút .

1.2.3. Các hình thức thể hiện trong tiểu phẩm Lê Hoàng
Hình thức là một yếu tố quan trọng góp phần định hình và biểu hiện nội dung tác phẩm.
Đối với một thể loại năng động như tiểu phẩm, sự sáng tạo về hình thức luôn được đề cao
bởi đây là một yếu tố góp phần tạo nên sức hút với người đọc. Sự phát triển mạnh mẽ của
báo chí hiện đại đã làm xuất hiện các hình thức tiểu phẩm khác nhau. Ngoài hình thức
truyền thống là văn xuôi, thơ trào phúng, còn có ca dao, kịch ngắn, phim hài, tranh biếm
họa,… Ở mỗi hình thức lại chia thành nhiều tiểu loại khác nhau.
Xét riêng tiểu phẩm Lê Hoàng, chúng tôi nhận thấy tiểu phẩm của ông rất đa dạng về
hình thức thể hiện. Điều đặc biệt là tác giả luôn cố gắng bước ra khỏi những khuôn mẫu,
những lối mòn để có những phá cách, “xé rào” trong việc tìm ra hình thức thể hiện hiệu quả
nhất. Dưới đây là một số hình thức thể hiện chủ yếu trong tiểu phẩm của ông.
1.2.3.1. Hình thức diễn đạt thông thường
Theo thống kê, có 150/358 (41, 9%) tiểu phẩm sử dụng hình thức này. Trong hầu hết
tác phẩm, Lê Hoàng thường đóng vai trò là người thứ ba, lắng nghe và kể lại. Đôi khi tác
giả cũng hóa thân vào nhân vật, kể về những vấn đề mà mình chứng kiến hoặc trải nghiệm.
21


Các cuộc hội thoại, chuyện trò giữa hai hay nhiều người xuất hiện với mật độ dày đặc trong
tác phẩm.
Một số tác phẩm tiêu biểu: Trận đấu cuối cùng, Tượng tham nhũng, Giấc mơ ngoại
tình, Vì tương lai bóng đá,…
1.2.3.2. Hình thức cách tân, sáng tạo
Theo thống kê, Có 208/358 (58,1%) tiểu phẩm được diễn đạt dưới nhiều hình thức mới
lạ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể từng hình thức.
a. Phỏng vấn giả tưởng
Phỏng vấn là hình thức trò chuyện có mục đích rõ ràng giữa hai hoặc nhiều người,
trong đó câu hỏi đưa ra nhằm thu nhận thông tin trả lời. Tuy nhiên, khác với phỏng vấn
thông thường, Lê Hoàng đã có những cách tân riêng để sáng tạo ra một dạng thức phỏng
vấn khác - phỏng vấn giả tưởng. Đây là kiểu bài được tác giả rất ưa thích sử dụng. Lý giải

về điều này, trong một lần phỏng vấn, ông phát biểu như sau:
“Thể loại phỏng vấn phiếm chủ theo tôi rất tạo biện. Nó cho phép người viết được
quyền tự tranh luận với mình, được quyền dồn bản thân vào thế bí. Nó lật đi lật lại vấn đề,
xét vấn đề ở nhiều mặt. Nó cũng không phụ thuộc vào trình độ người trả lời nếu như anh
ta … dốt. Tôi không biết mình có phải là người “phát minh” ra thể loại này hay không,
nhưng ở Việt Nam có lẽ tôi xài kiểu này nhiều hơn ai hết.”
Trong kiểu bài phỏng vấn giả tưởng, Lê Hoàng đã “tự biên tự diễn” sắm luôn cả hai
vai người hỏi và người trả lời. Tuy nhiên, trên bề nổi của câu chuyện, cái tôi của tác giả bị
ẩn đi, nhường chỗ cho sự tranh luận của các nhân vật. Điều này đã tạo nên một không gian
thoải mái, không áp đặt cho tác phẩm. Thông tin được nêu ra trở nên khách quan, có chiều
sâu và đáng tin cậy.
Trong các cuộc phỏng vấn giả tưởng, phóng viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt,
còn nhân vật được hỏi là trung tâm của bài báo. Các nhân vật được hư cấu, có tính điển hình
cao, thường đại diện cho một tầng lớp nào đó trong xã hội. Đó là một nhà văn, một đạo diễn,
một giám khảo, giáo sư hay cô Tấm, bà Huyện, Hoạn Thư, vua hề Sạc –lô, thậm chí ngay cả
chảo, bông hoa đào, con mèo, con bò, con tê giác cũng được Lê Hoàng đem ra phỏng vấn.
Đặc biệt, con bò đã được tác giả ưu ái phỏng vấn đến 7 kỳ.
Có thể thấy, Lê Hoàng đã kết hợp rất nhuần nhuyễn kiểu bài phỏng vấn (báo chí thông
tấn) với ngôn ngữ châm biếm, hài hước, đả kích của thể loại tiểu phẩm (nhóm chính luận
nghệ thuật) tạo nên một diện mạo mới cho báo chí nói chung và tiểu phẩm nói riêng. Thông
22


qua hàng loạt những câu hỏi có tính gài bẫy, khiêu khích hoặc ngẫu hứng của người phỏng
vấn cùng với cách trả lời tự nhiên, dí dỏm, thông minh của đối tượng bị phỏng vấn, hình
thức này đã tạo nên một hiệu quả thông tin cao và sức hấp dẫn đặc biệt với độc giả. Việc
sáng tạo ra kiểu bài phỏng vấn giả tưởng là một đóng góp không nhỏ của Lê Hoàng đối với
sự phát triển của thể loại tiểu phẩm.
b. Trò chuyện giả tưởng
Tiểu phẩm Lê Hoàng thường xuyên xuất hiện những mẩu đối thoại, những cuộc trò

chuyện giữa hai hay một nhóm người. Ví dụ: Cuộc trò chuyện giữa Bụt và cô bé bán hàng
rong, Cuộc trò chuyện giữa Nhà văn và ông Đồ, cuộc trò chuyện giữa báo điện tử và báo
giấy,…
Với hình thức này, Lê Hoàng đã tạo nên một không gian thân mật, gần gũi trong tác
phẩm. Đây chính là một đặc điểm quan trọng thể hiện xu thế chung của báo chí hiện nay:
ngôn ngữ báo chí ngày càng được “hội thoại hóa”, xích lại gần với ngôn ngữ đời sống.
c. Thư từ
Đây là hình thức trao đổi thông tin gián tiếp giữa các nhân vật. Thư đi, thư lại đã trở
thành một mô típ quen thuộc trong tiểu phẩm Lê Hoàng. Có những bức thư đã trở nên nổi
tiếng như: Thư của bồ nhí gửi cho bà vợ, Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí, Thư của ông chồng
gửi vợ và bồ nhí,…
Ở kiểu bài này, tác giả đã “múa bút”, thể nghiệm nhiều vai diễn khác nhau và vai nào
cũng rất thành công, từ cô bồ nhí, bà vợ, ông chồng, thầy giáo, học trò, ông già Noel cho
đến con gấu, con chó, con cóc, quả trứng gà,… Các bức tâm thư thường dùng để “trần tình”
một cách đau khổ và hài hước về những bất công mà nhân vật gặp phải. Đó là nỗi khổ của
ông chồng khi bị vợ và bồ nhí kiểm soát, là niềm mong mỏi được giải cứu của một chú chó
bị bắt trộm,…
Hình thức này đã tạo thuận lợi cho các nhân vật giãi bày những vấn đề tế nhị, riêng tư.
Giọng điệu của các bức thư rất đa dạng, biến hóa linh hoạt nhưng nhìn chung đều hài hước,
thâm thúy, và tính “khẩu chiến” rất cao.
d. Tin tường thuật
Tin là thể loại cơ bản và nổi bật nhất của loại tác phẩm báo chí thông tấn. Nó đưa ra
một thông điệp mới, ngắn gọn, xác định, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định và được
nhiều người quan tâm.

23


×