Trờng đại học vinh
Khoa NGữ VĂN
------------
ĐặC ĐIểM Sử DụNG Từ NGữ Và CÂU
TRONG CÂU Đố VIệT NAM
khoá luận tốt nghiệp
chuyên ngành: NGÔN NGữ
Giáo viên hớng dẫn : GS. TS. Đỗ Thị Kim Liên
: Lê Thị Hoa
: 45E1 Văn
Sinh viên thùc hiƯn
Líp
Vinh – 2009
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Câu đố có vai trị, vị trí riêng trong đời sống tinh thần của một dân
tộc, đáp ứng được những yêu cầu nào đó của nhân dân, khơng chỉ trong một
thời gian nhất định mà trong cả một thời kỳ lịch sử. Qua câu đố, ta thấy được
tài quan sát của tác giả dân gian, thấy được trí tuệ dân gian Việt Nam. Câu đố
cả về hình thức và nội dung đều mang đậm tính dân tộc. Vì vậy việc tìm hiểu
câu đố là hết sức cần thiết.
1.2. Khảo sát và tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ, sử dụng câu trong
câu đố Việt Nam cho phép chúng ta tìm ra đặc trưng ngôn ngữ mà câu đố sử
dụng, trên cơ sở nghiên cứu đó có thể làm sáng tỏ đặc điểm về trí tuệ, cách
quan sát, miêu tả vật đố của người nơng dân Việt Nam về những đặc trưng
văn hố của người Việt. Từ đó có những đề xuất bổ ích cho việc dạy câu đố
trong nhà trường. Cho đến nay, ngồi một vài cơng trình nghiên cứu về câu
đố dưới góc độ văn học dân gian hoặc dưới góc độ ngơn ngữ thì chưa có cơng
trình nghiên cứu về đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu trong câu đố. Vì vậy đề
tài của chúng tơi đi vào tìm hiểu Đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu trong Câu
đố Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử nghiên cứu câu đố Việt Nam được các nhà nghiên cứu văn học
dân gian đề cập từ sau cách mạng là chủ yếu. Đó là: Nhóm tác giả Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (Trong Văn học dân gian Việt Nam,
NXB Giáo dục Hà Nội 1998); Bài tổng quan về câu đố của Ninh Viết Giao
(Trong Câu đố Việt Nam, tập 1, NXB KHXH, 1996). Trong các cơng trình
trên các tác giả chủ yếu tập trung phân tích mặt nội dung của câu đố nhằm
khẳng định: Câu đố là sản phẩm của tập thể nhân dân lao động để thử tài quan
2
sát của nhau về các đồ vật, công cụ… liên quan đến đời sống nông nghiệp,
đến sinh hoạt hằng ngày ở nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay. Về hình thức
câu đố, các tác giả cũng khẳng định câu đố có hình thức ngắn gọn, dễ nhớ, dễ
thuộc, đảm bảo được tính truyền miệng của thể loại văn học dân gian này.
Trong những năm gần đây cũng có vài ba cơng trình nghiên cứu về đặc
trưng ngơn ngữ của câu đố một cách tương đối đầy đủ nhưng họ đều chỉ dừng
lại tìm hiểu nguồn gốc hình thành, nguyên do cũng như những nhận xét sơ bộ
về câu đố, về ngôn ngữ trong câu đố, chẳng hạn “Câu đố Việt Nam biểu thị sự
giàu có, sinh động và tế nhị của ngôn ngữ Việt Nam” (Bài Tổng quan về câu
đố Việt Nam của Ninh Viết Giao, trang 83). Các luận văn, khóa luận tốt
nghiệp cũng nghiên cứu câu đố về cấu tạo từ, vốn từ, phương tiện tu từ...
Trong đề tài này, ở một mức độ nhất định, chúng tôi cố gắng làm sáng rõ đặc
điểm sử dụng từ ngữ và câu trong câu đố Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện khố luận này, chúng tơi chọn đối tượng nghiên cứu là
các từ ngữ và các kiểu câu trong cuốn Câu đố Việt Nam của Ninh Viết Giao,
NXBKHXH 1996 (In lần thứ 4). Sách gồm 1014 câu đố nhưng chúng tôi chỉ
nghiên cứu ở số lượng 551 câu về các chủ đề sự vật, sự việc ở nông thôn như:
Câu đố về công cụ lao động sản xuất, câu đố về những dụng cụ của một số
nghề thủ công, câu đố về trang phục, nhà cửa, về những dụng cụ âm nhạc và
du hý.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc xác định tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của đề tài, khoá luận
tập trung giải quyết các nhiệm vụ khoa học sau:
1. Tìm hiểu (Qua hệ thống, miêu tả) đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu
trong câu đố Việt Nam.
3
2. Trên cơ sở tìm hiểu các từ ngữ, đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu, từ
đó rút ra những những nhận xét về đặc điểm, vai trò của câu đố, về văn hoá
của người Việt thể hiện trong câu đố.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp miêu tả, phân tích tư liệu
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tham khảo những cơng trình đi trước với những mặt đạt
được và chưa đạt được đối với câu đố nói chung và câu đố về sự vật, sự việc ở
nơng thơn nói riêng, chúng tơi nhằm góp phần của mình vào việc tìm ra các
đặc điểm sử dụng từ ngữ và câu trong câu đố Việt Nam. Đồng thời qua đó
giúp cho người đọc hiểu thêm về giá trị của câu đố Việt Nam.
7. Bố cục khố luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khoá luận gồm
3 chương:
Chương 1: Một số giới thuyết xung quanh đề tài
Chương 2: Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong Câu đố Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm sử dụng câu trong Câu đố Việt Nam
4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1 Về khái niệm và thể loại câu đố
1.1.1 Khái niệm câu đố
Câu đố là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối
nói chệch đi. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của
từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thơng qua sự so sánh, hình tượng hố.
1.1.2 Thể loại câu đố
Câu đố là một loại hình văn học dân gian lâu đời và đặc sắc của người
Việt. “Câu đố phản ánh các sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách
quan theo lối nói chệch đi, lối nói một đằng hiểu một nẻo. Đó là những cách
định nghĩa dựa trên các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa (hầu hết là ngắn gọn) về
một hiện tượng hay một sự vật nào đó, nhưng câu đố khác tục ngữ ở chỗ định
nghĩa ấy được phát biểu dưới một dạng khác đi, khác đi ở chỗ nói ngược lại
và dùng liên tưởng”. (xem Ninh Viết Giao, 2 , trang 21).
Sở dĩ câu đố dùng lối nói chệch đi mà người ta vẫn hiểu được, bởi giữa
vật đố (lời giải đố) và vật được miêu tả (lời đố) có những điểm tương đồng về
hình dáng, chức năng hoặc một đặc trưng nào đó.
Câu đố được thể hiện dưới hình thức văn vần, ngắn gọn và có sức biểu
đạt cao. Câu đố gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân và đảm bảo được tính
truyền miệng như các loại hình văn học dân gian khác.
1.2 Phân biệt câu đố và tục ngữ
Cũng như tục ngữ, câu đố thể hiện sự chính xác, tài quan sát của nhân
dân về các hiện tượng xung quanh và thể hiện tài năng của nhân dân trong sự
xác định của hiện tượng đó bằng những phương tiện thi ca một cách ngắn
gọn, cơ đúc có vần điệu nhịp nhàng có sức biểu đạt cao. Tuy nhiên giữa câu
đố và tục ngữ có sự khác biệt ở những điểm sau:
5
Về hình thức: Tục ngữ có độ dài một câu là từ 4 đến 22 âm tiết, nhưng
chủ yếu là từ 6 đến 10 âm tiết. Câu đố có độ dài khơng xác định, có khi dài
hơn tục ngữ vì để miêu tả cho người hiểu lời đố, gợi những nét giống nhau
với vật đố thì cần một lượng từ ngữ vừa đủ.
Về cấu trúc: Tục ngữ có cấu trúc cân đối hài hòa, thường gồm hai kết cấu
đề - thuyết (Ai \ đắp nấm, người ấy \ ấm mồ; Miệng \ ông cai, vai \ đầy tớ; Bồi
Đ
T
Đ
T
Đ
T
Đ
T
Đ
\ ở, lở \ đi; Nhai kỹ \ (thì) no lâu, cày sâu \ (thì) tốt lúa…Cịn câu đố tn
T Đ T
Đ
T
Đ
T
theo một cấu trúc riêng, thường là nhiều kết cấu c – v hoặc kết cấu đặc biệt
(tỉnh lược chủ ngữ).
Về ý nghĩa: Tục ngữ có nội dung là một phán đoán. Tục ngữ nêu lên
một kinh nghiệm, một nhận định, một phương châm xử thế, một quan niệm…
Tục ngữ thường có hai nhóm: (a) nghĩa đen và (b) đồng thời cả nghĩa đen và
nghĩa bóng. Câu đố gợi sự liên tưởng, phản ánh những đặc trưng và chức
năng của sự vật, sự việc cụ thể với mục đích gián tiếp truyền đạt tri thức về
thế giới khách quan.
1.3. Đặc điểm của câu đố
1.3.1. Đặc điểm hình thức
Tất cả mọi câu đố Việt Nam đều được sáng tác theo thể văn vần, chúng
thường rất ngắn gọn, cô đọng. Một số câu đố cấu tạo giống tục ngữ về tính
nhịp nhàng, cân đối, bền vững.
+ Về số lượng âm tiết: Câu đố có từ 4 đến 56 âm tiết. Có những câu chỉ
cấu tạo 4 tiếng, như: “Ngày búp, đêm mở”- (Ngọn đèn)\ “Hữu ngư vơ thuỷ”(Cái mo cá)\ “Bán gió mua que”- (Bán quạt)...Cũng có một số câu đố có 5
tiếng, như: “Hai sổ, vô số ngang” - (Đường xe lửa)\ “Chợ đông không ai bán”
- (Trường học)...Nhiều câu đố được cấu tạo bởi 6 tiếng, như: “Cán một sãi,
6
lưỡi một gang” - (Cái cào rơm)\ “Trong nhà có bà hay lạy” - (Chày giã
gạo)...Có những câu đố gồm 7 tiếng, như: “Khơng có rừng mà lại có gấu” (Gấu áo)\ “Bằng con bò nằm co dưới ruộng” - (cái cồn)...Có 8 tiếng, như:
“Khơng chân khơng tay mà hay cặp háng” - (Cái nia)\ “ Khơng ăn thì đói, ăn
thì bị trói” - (Cái bao bị)...Có câu có đến 56 tiếng, như: “Khi nhỏ thì ở với
cha, trốc sài lở láy tiêm la đỏ lịm, bây giờ đó có người dòm, đem ra giữa chợ
lại hòng bán mua, mua về lập nghiệp sinh cơ, giữ nghề gia dụng là đồ làm ăn,
ra đi thì cứ xun xoăn, nặng nề phải chịu đòn lăn lên đầu” – (Quang mây).
+ Về vần: Vần trong câu đố thường là vần lưng, có khi vần liền (hoặc
cách nhau một vài từ). Nhờ có vần nên câu đố có nhịp điệu, dễ phát âm và dễ
lưu truyền. Vần lưng là vần ở giữa làm cho câu đố “gãy đơi”.
Ví dụ: Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
Ví dụ vần liền:
“Hai sổ, vơ số ngang”
Vần liền cách 3 âm tiết: “Khơng ăn thì đói, ăn thì bị trói”
+ Về thể thơ: Câu đố sử dụng một số thể thơ truyền thống như lục bát.
“Tên em khơng thiếu chẳng thừa
Tấm lịng vàng ngọt ngon vừa lịng anh”
Hay là:
“Chẳng chim mà hóa ra chim
Khúc nam gió thổi khơn tìm bát âm”
Do câu đố gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, nhưng nó lại
khơng phải là thơ trữ tình nên nhiều câu đố làm theo thể lục bát biến thể.
“Chồng cu li, vợ cũng cu li
Đẻ được thằng bé cho đi xe bò”
Hoặc là:
“Kén chồng chẳng gặp chồng sang
Quanh đi quẩn lại gặp anh chàng móc lươn”
Có cả những câu được làm theo thể vãn.
7
Vãn 3:
“Đỏ choen choét
Toét loe loe
Xanh lè lè
Quắp quặp quặp”
(Cái hoa chuối)
Vãn 4:
“Lẹo xẹo ba góc
Xọc xọc đâm vơ
Nước chảy ồ ồ
Đơi chân chạy miết”
(Cái nhùi cá)
Vãn 5:
“Giơ lên thì cánh phượng
Bỏ xuống thì mỏ loan
Kẻ có của cả gan
Kẻ có cơng cả quyết”
(Cái kéo)
Nhiều câu được sáng tác theo thể thất ngơn tứ tuyệt, như:
“Gặp tuần gió mát với trăng thanh
Trên dưới đang vui cảnh thái bình
Dồn dập Tràng An binh lửa động
Quân dân lũ lượt kéo quanh thành”
(Đèn kéo quân)
Trong câu đố, đa số là từ thuần Việt, ngồi ra cịn có các từ vay mượn
(chủ yếu là từ Hán Việt). Có những câu đố sử dụng tồn yếu tố Hán.
Ví dụ:
“Hữu thuỷ, vơ ngư”
(Bát nước)
Có những câu sử dụng cả yếu tố Hán lẫn Việt.
8
“Nhân nhân lưỡng phủ
Vơ vũ hữu phong
Mình cong cong như hình bán nguyệt”
(Cái võng)
Về cấu trúc tổng thể: Một câu đố thường có hai phần: lời đố và lời giải
đố.
Ví dụ:
Lời đố:
“Cầu bạch mà bắc qua dầm
Trâu ăn trâu đói, nghe nằm nghe no”
Lời giải:
“Cái khung cửi”
Hay lời đố là:
“Lão già đứng lung lay,
Có o con gái giơ tay lão bồng
Có con chim hồng,
Nó kêu ríu ra ríu rít
Người tình nhân chân hài vấn vít,
Bên ngọn đèn thân thiết thâu canh.
Có cái thuyền mọn lênh đênh trên lịng.
Cầu ai mà bắc qua sông
Để cho nguyệt lão tơ hồng xe dây.
Xe cho phỉ chí bồng tang,
Xe cho trấy lớn hoa tàn thì thơi”
Lời giải là:
“Cái khung cửi”
Hầu hết câu đố đều có hai phần tách biệt rõ ràng như vậy. Ngồi ra có
những bài hát đố. Trong bài hát đố thì một bên (nam hoặc nữ đưa ra lời đố) và
bên kia sẽ đáp lại bằng lời giải đố.
9
Như vậy, hình thức câu đố ngắn gọn, nhịp nhàng và khá linh động.
Hình thức câu đố mang đậm tính dân tộc và góp phần thể hiện nội dung của
một loại hình văn học dân gian rất đặc sắc của Việt Nam, của nền văn minh
lúa nước lâu đời.
1.3.2. Đặc điểm về nội dung
Cũng như các loại hình văn học dân gian khác, câu đố Việt Nam ra đời
cùng với q trình lao động có tính tập thể. Câu đố là một trong những
phương tiện để thư giãn trong lúc lao động và giải trí, lúc nghỉ ngơi. Câu đố
đặt ra vấn đề nhận thức và vấn đề này cũng quy định nội dung câu đố. Nhận
thức ở đây là nhận thức của người nông dân đối với những vấn đề liên quan
tới cuộc sống của họ.
Công cụ sản xuất và những con vật, cây cối phục vụ người nông dân
làm ra hạt lúa, củ khoai, phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp là những
điều đáng quan tâm, cần nhận thức. Người nông dân phải hiểu rõ và làm chủ
được cơng cụ sản xuất thì mới đem lại năng xuất cao, mùa màng bội thu.
Muốn vậy, họ phải quan sát tỉ mỉ để rút ra những đặc điểm về cơng dụng và
q trình của những vật, những việc đó. Người lao động miêu tả chúng ở
nhiều góc độ khác nhau để tạo ra lời đố thú vị. Vì thế, phần lớn câu đố việt
Nam là những câu đố về các sự vật, sự việc hằng ngày xung quanh đời sống
nơng thơn và có liên quan đến lao động sản xuất.
Trong 551 câu đố Việt Nam mà chúng tôi khảo sát có phạm vi đề tài
khá rộng: Câu đố về nhà cửa, đồ dùng trong bếp, dụng cụ âm nhạc, sự vật liên
quan đến phong tục, giao tiếp, câu đố về thời gian,về các hiện tượng tự nhiên,
về đồ dùng học tập, chữ nghĩa, bánh trái, phương tiện thông tin văn hố. Phần
lớn là nói về cuộc sống nơng thơn.
Những công cụ phục vụ lao động chủ yếu là: cái cày, cái bừa, cái liềm,
cái hái, cái cuốc, cái gầu,…cái nào cũng được người nông dân sử dụng
10
thường xuyên và giữ gìn cẩn thận. Những đồ dùng gia đình như: cối xay, chày
giã gạo, nong, bồ, chiếu, phản, nồi, bát, đũa…Đây là những vật dụng không
thể thiếu trong cuộc sống thường ngày cũng được người lao động đưa ra để
làm vật đố. Hoặc những câu đố về dụng cụ lao động thủ công như: khung cửi,
xa kéo sợi, cái cưa, cái bào, cái lò rèn…Rồi đến câu đố về y phục che thân
như: áo, quần, nón, mũ, dép, guốc…đều có mặt trong câu đố Việt Nam.
Những cơng việc đồng ánh như: đi cày, ngâm giống, nhổ mạ, cấy lúa, tát
nước, cắt cỏ…hay những cơng việc gia đình như: xay lúa, giã gạo, kéo sợi,
dệt vải, gánh nước…đều được phản ánh nhiều trong câu đố Việt Nam.
Những hoạt động nói trên diễn ra thường nhật ở nơng thơn, gắn bó với
người dân lao động nên khi sáng tác câu đố thì những việc làm đó là nội dung
quan trọng trong câu đố. Ở các vùng miền khác nhau, người dân lao động đều
làm cơng việc đó và đều đặt câu đố về nó nhưng lời đố lại được diễn đạt rất
khác nhau mà lời giải đố là một.
Về thực vật, câu đố chủ yếu tập trung sự quan sát vào các cây trồng
nông nghiệp, cây ăn quả và một số cây ở nông thôn Việt Nam như: lúa, ngơ,
khoai, sắn, bầu, bí, lạc, bưởi… cùng các bộ phận của chúng như: củ, quả….
Về động vật, ngoài một số câu đố nói về con người và những bộ phận
cơ thể người quen thuộc như: đôi mắt, hàm răng, cái miệng…phần lớn câu đố
nói về các loại gia súc, gia cầm như: Bị, trâu, lợn, vịt…và nói về các con vật
xuất hiện nhiều trong môi trường nông thôn như: đom đóm, cóc, ếch…
Có thể thấy sự vật, hiện tượng được đem ra đố là những vật, những sự
việc gần gũi, rất quen thuộc với cuộc sống người nông dân ở nơng thơn. Cha
ơng chúng ta khơng đố về những gì xa lạ với họ, với cuộc sống của họ. Qua
đó chúng ta thấy được óc thực tiễn của người nơng dân và tài quan sát, liên
tưởng của thế hệ cha ông.
11
Đề tài câu đố còn được mở rộng ở các sự vật hiện tượng khác nữa
nhưng nhìn chung đề tài nông thôn vẫn chiếm đa số, điều này chứng tỏ câu đố
đã ra đời từ xa xưa, tác giả của nó trước hết và hầu hết là nơng dân.
Nội dung câu đố chứa đựng tính hiện thực rất cao. Hiện thực ở đây xuất phát
từ thế giới quan duy vật của người lao động. Trình độ sản xuất của người xưa trước
đây cịn hạn chế, cơng cụ cịn thơ sơ, đơn giản với những kinh nghiệm thủ cơng. Vì
vậy khi miêu tả những vật dụng đó họ chỉ đưa ra những khái niệm đơn giản, rời rạc.
Người nông dân khi quan sát sự vật, sự việc chỉ mới dừng lại ở nhận thức cảm tính,
quan sát trực tiếp mà chưa hệ thống hoá, chưa khái quát hoá. Những sự việc, hiện
tượng nào thường được quan sát thì được đưa vào câu đố nhiều hơn. Tác giả dân
gian thường miêu tả sự vật, sự việc trong câu đố dưới các dạng thức sau: Trước hết
là miêu tả một cách mộc mạc những nét đặc trưng về hình dáng.
Chẳng hạn câu:
“Có răng mà chẳng có mơi
Ăn cỏ ăn rác cơm thời khơng ăn”
(Cái cào cỏ)
Hoặc:
“Mình dài một thước
Mỏ dài năm thước
Lưỡi mọc bên hông
Lỗ khu đút giẻ”
(Cái hái)
Dạng thức thứ hai: Một số câu đố trình bày cả về hình dáng và trạng thái
đang hoạt động của sự vật.
“Nhà đen đóng đố đen sì,
Trên thì sấm động dưới thì đèn chong”
(Nồi cơm đang sôi trên bếp)
12
Dạng thức thứ ba: Các câu đố nói về chức năng và cơng dụng của sự vật.
Ví dụ:
“Mình vàng mà thắt đai vàng,
Mình em dọn dẹp sửa sang trong nhà”
(Cái chổi rơm)
Dạng thức thứ tư: Các câu đố có thể nêu nguồn gốc của sự vật, nêu quá
trình phát triển, hoạt động của sự vật khi sử dụng.
Ví dụ câu đố nêu nguồn gốc của sự vật:
“Kể từ trên ngọn đào thơ,
Có hoa chín chiếng, có tơ mành mành.
Rủ nhau xuống huyện Thạch Thành,
Ai đem chiếu cuội mà vành cung trăng.
Mã đề xe mối xích thằng,
Một dây một buộc ai dằng cho ra”
Hay là:
“Vốn xưa tôi ở trên non
Cỏ cây hoa lá ngắm dịm thỏa th
Anh đào, anh mang tơi về
Anh thui, anh đập, tơi thì có con”
Câu đố nêu quá trình phát triển của sự vật :
“Thân em cùng lá xanh xanh
Về cùng anh chị ngả xanh ra vàng
Nhưng rồi thu tới xuân sang
Nhờ tay anh chị màu vàng hố thâm”
(Cái địn gánh)
Câu đố nêu hoạt động của sự vật khi sử dụng:
“Không ăn mà mổ cuống
Đục một cái chuồng nhốt lấy cái đuôi”
(Cái chày giã gạo)
13
Câu đố cũng có ý nghĩa xã hội nhất định. Một mặt câu đố bằng ẩn ngữ
đã phê phán kín đáo những thói tham lam, dốt nát của bọn thống trị. Ở mặt
này câu đố thực sự có tính đấu tranh giai cấp như các loại hình văn học dân
gian khác. Mặt khác, cũng bằng lối ẩn ngữ, câu đố đã phản ánh những con
người yêu cuộc sống lao động, sống có đạo đức, những con người lao động
cần cù, những cô gái đẹp, nhân ái, thuỷ chung, câu đố cũng phản ánh những
thân phận đau khổ bị đày đoạ dưới chế độ phong kiến và thực dân…
Như vậy xét về nội dung, câu đố phản ánh được khá nhiều đề tài nhưng
tập trung nhất là đề tài về cuộc sống lao động ở nông thôn. Câu đố miêu tả sự
vật, sự việc dưới những dạng thức khác nhau, lúc đầu thì đơn giản, mộc mạc
nhưng càng ngày càng trở nên tinh vi và khái quát hơn.
1.3.3. Đặc điểm về chức năng
Câu đố có vai trị, vị trí riêng trong đời sống tinh thần của một dân tộc,
đáp ứng được những u cầu nào đó của nhân dân, khơng chỉ trong một thời
gian nhất định mà trong cả một thời kỳ lịch sử. Và đối với văn học thành văn
câu đố khơng phải là khơng có ảnh hưởng.
Câu đố là một phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thức
về các sự vật, sự việc, các hiện tượng của thế giới khách quan.Cho nên đố
nhau tức là thử thách những kiến thức thông thường về các sự vật, sự việc, là
tìm hiểu trí phán đốn, óc suy xét, trí thơng minh của nhau, để kiểm tra nhau
những kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và kích thích năng lực tư duy
cùng phương pháp nhận thức. Đố nhau tức là trình bày sự vật, sự việc một
cách cụ thể mà kín đáo, sinh động mà chặt chẽ, dùng liên tưởng mà so sánh,
dung loại suy mà miêu tả, ám chỉ, lấy cái trước mắt ví với cái trước mắt, lấy
cái cụ thể mà giải thích cái cụ thể, dùng quan sát mà vẽ nên sự vật, sự việc
bằng hình ảnh để dễ nhớ. Cách vận dụng là quá trình hoạt động của nhận
thức để sáng tạo nghệ thuật.
14
Trong những lúc đố nhau câu đố đã đem lại cho người bình dân Việt
Nam những tràng cười thoải mái không chỉ ở sự giảng được mà ngay ở bản
thân câu đố. Hầu như câu đố nào đọc lên ta cũng thấy ngộ nghĩnh, hóm hỉnh,
tươi mát, đơi khi tục tĩu nữa, song hiện thực sự vật, sự việc lại khơng ngộ
nghĩnh tục tĩu tí nào. Giảng được hay khơng giảng được thì cả người đố và
người đốn đều buồn cười. Do đó ta thấy câu đố Việt nam trước hết là một
phương tiện để thư giãn gân cốt trong lúc lao động và mua vui trong lúc nghỉ
ngơi, ở một chừng mực nào đó câu đố đáp ứng nhu cầu giải trí nhiều hơn.
Ngồi ra câu đố Việt Nam còn được sáng tạo do nhu cầu chiến đấu nữa.
Sống trong xã hội mà con người mất quyền tự do, bị áp bức bóc lột thì câu đố
- một loại hình văn hố của người dân lao động - khơng thể khơng mang tính
chất đó được.
Tóm lại, câu đố Việt Nam ra đời và tồn tại theo dòng thời gian là do
nhu cầu giải trí trong lúc lao động, nhu cầu cần hiểu biết các sự vật, sự việc
hiện tượng xung quanh và giáo dục nhau những hiểu biết, những nhận xét đó
để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn và chiến đấu đạt thắng lợi nhiều hơn. Câu đố
Việt Nam thể hiện tài quan sát, tính thích quan sát, thấy cái gì cũng quan sát
của người bình dân Việt Nam, Câu đố biểu thị tính hóm hỉnh, thích vui, thích
cười, lạc quan trong đời sống của người bình dân Việt và đặc biệt câu đố Việt
Nam biểu thị sự giàu có sinh động và tế nhị của ngơn ngữ Việt nam.
1.4. Tiêu chí nhận diện câu đố
1.4.1. Phần lời đố
Câu đố Việt Nam chứa tính hiện thực rất cao, hiện thực ở đây xuất phát
từ thế giới quan duy vật của người lao động. Trình độ sản xuất trước đây của
họ cịn hạn chế, cơng cụ cịn thơ sơ, đơn giản với những kinh nghiệm thủ
cơng. Vì vậy khi đố, khi miêu tả những vật dụng đó họ chỉ đưa ra được những
khái niệm đơn giản, rời rạc. Người nông dân khi quan sát sự vật, sự việc chỉ
15
mới dừng lại ở nhận thức cảm tính, quan sát trực tiếp mà chưa hệ thống hoá,
chưa khái quát hoá. Những sự việc, hiện tượng nào thường được quan sát thì
được đưa vào câu đố nhiều hơn.
Lời đố có khi chỉ có cấu tạo 4 tiếng, như “ngày búp, đêm mở”, có khi lại
cấu tạo 5 tiếng như “chợ đơng khơng ai bán”…rồi có những câu đố có cấu tạo
6, 7, 8 tiếng hoặc 70, 80 tiếng. Lời đố có cấu tạo khá nhịp nhàng, dùng nhiều
lối nói ví von, nhiều hình ảnh gần gũi quen thuộc. Lời đố thường ngắn gọn,
nhịp nhàng và có vần nên càng dễ hiểu, dễ thuộc.
Câu đố gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, để miêu tả cho người ta
hiểu lời đố, gợi những nét giống nhau với vật đố thì câu đố cần có một lượng
từ ngữ vừa đủ. Vì vậy Có những câu đố được làm theo thể vãn, thất nggôn tứ
tuyệt, lục bát biến thể…
Ở phần lời đố trước hết là miêu tả một cách mộc mạc những nét về đặc
trưng hình dáng, như:
“Có răng mà chẳng có mơi
Ăn cỏ ăn rác cơm thời không ăn”
Một số lời đố thì trình bày cả về hình dáng và trạng thái hoạt động của sự
vật, lại có các câu đố nói về chức năng và công dụng của sự vật, nêu nguồn
gốc của sự vật…
Ở lời đố ln có các dấu hiệu để nhận biết, Có thể là bằng so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ, liên tưởng, nhân hoá để người ta có thể dựa vào đó để giải được
câu đố. Lời đố rất hóm hỉnh thể hiện ở cách vận dụng hình ảnh, từ ngữ để
sáng tạo câu đố, người đố đã so sánh, liên tưởng bất ngờ xa xôi mà rất trúng
lơgic, hóm hỉnh ở cả sự nêu được mâu thuẫn trong một sự vật, sự việc hay
giữa chúng với nhau. Lời đố cịn thể hiện tính chất chơi chữ như nói lái, từ
phản nghĩa, đồng âm khác nghĩa…cùng bao lối chơi chữ hiểm hóc, tinh vi
khác, như đố về cái cày: “Khi đi le lưỡi. Khi về cũng le lưỡi”. Dấu hiệu nhận
biết ở đây chính là đặc điểm của cái cày (le lưỡi).
16
Hay đố về cái cuốc: “Thân dài lưỡi cứng là ta. Hữu thủ vô túc đố là cái
chi?”. Dấu hiệu nhận biết đó chính là đặc tính của cái cuốc (thân dài, lưỡi
cứng, có đầu khơng có chân).
1.4.2. Lời giải đố: vật đố
Vật đố thường là những sự vật ở nơng thơn gần gũi với người dân Việt
nam: Đó là những công cụ lao động sản xuất, như cái cày, cái bừa, cái cuốc,
cái hái, cái liềm, cái xẻng, cái gầu, cái cào rơm…Về những đồ dùng trong nhà
có liên quan đến sản xuất, như cái địn gánh, đơi quang, cối xay lúa, chày giã
gạo, cái nia, cái bồ, cái thùng…hay là về những dụng cụ trong nhà như cái
phản, chiếc chiếu, cái ghế, cái bàn, cái nôi….cái nào cũng được người nơng
dân sử dụng thường xun và giữ gìn cẩn thận, những vật dụng không thể
thiếu trong cuộc sống thuờng ngày. Rồi y phục, che thân như quần, áo, mũ,
nón…những cơng việc đồng áng như đi cày, ngâm giống, nhổ mạ…những
cơng việc gia đình như xay lúa, giã gạo, kéo sợi, gang nước…tất cả đều được
phản ánh nhiều trong câu đố Việt Nam.
Lời giải đố là những vật rất cụ thể được gọi tên một cách chính xác, đó
là các loại cây hay các bộ phận cơ thể con người hoặc các loại động vật rồi
câu đố về thời gian (năm, tháng…), câu đố về không gian (con đường, cánh
đồng, cái cầu….), các hiện tượng tự nhiên….Cha ông chúng ta khơng đố
những gì xa lạ vơí họ, với cuộc sống của họ. Qua đó ta thấy được óc thực tiễn
của người nông dân và tài quan sát của họ.
1.4.3. Quan hệ giữa Lời đố và vật đố
Như chúng ta đã biết câu đố ln có cấu tạo 2 phần: Phần lời đố và vật
đố (phần lời giải đố), 2 phần này có quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau để
cấu tạo nên câu đố. Phần lời đố chính là trình bày sự vật, sự việc 1 cách cụ thể
mà kín đáo, sinh động mà chặt chẽ, dùng liên tưởng mà so sánh, dùng loại suy
mà miêu tả, dùng quan sát mà vẽ nên sự vật, sự việc bằng hình ảnh dễ nhớ, dễ
17
thuộc…Nó là những định nghĩa ngược lại, hầu hết ngắn gọn về một sự vật
hiện tượng (chính là vật đố). Từ những dấu hiệu có thể là trực tiếp hoặc cũng
có thể gián tiếp mà người ta có thể đốn được ra lời giải cho câu đố.
Nhưng cũng chính từ vật đố mà người ta mới có thể từ đó mà sáng tạo
nên những câu đố bằng hình ảnh, bằng những lời ví von hay và dí dỏm, độc
đáo đến thế. Như vậy giữa lời đố và vật đố có quan hệ chặt chẽ khăng khít
chặt chẽ với nhau, đó là một quan hệ thống nhất lơgíc.
1.5. Tiểu kết chương 1
Cũng như ca dao, tục ngữ, hò, vè…câu đố là một loại hình văn học dân
gian lâu đời của người Việt. Câu đố đặc sắc ở chỗ tác giả dân gian sáng tác để
thử tài quan sát, phát huy tính thông minh trong việc phát hiện ra được mối
liên hệ với nhau của các sự vật, sự việc với những đặc điểm cấu tạo, hình
thức, hoạt động, cơng dụng…của chúng để giúp nhau hiểu biết về các công cụ
lao động, các đồ vật liên quan đến sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt hàng
ngày ở nông thôn Việt Nam từ trước đến nay.
Hình thức câu đố ngắn gọn, cách sử dụng, vần ngữ, vần điệu…làm cho
câu đố dễ nhớ, dễ truyền miệng. Hình thức câu đố cũng mạng đậm tính dân
tộc. Nội dung câu đố chủ yếu phản ánh về các sự vật và hiện tượng liên quan
đến đời sống nông nghiệp nông thôn.
18
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG
CÂU ĐỐ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm từ và từ trong hành chức
Tõ là một đơn vị cơ bản, là đơn vị cốt lõi để tạo nên những đơn vị lớn hơn
nh cụm từ, câu, văn bản. Từ là đơn vị hết sức quan trọng, giống nh viên gạch để
xây nên toà lâu đài ngôn ngữ - phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin
của con ngời.
V nh ngha t: Các nhà ngôn ngữ học đa ra nhiều định nghĩa: “Từ của
tiếng việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có
hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết rời” (7, tr. 72); “Từ là đơn vị cơ bản
của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một
cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc
pháp ngữ) và chức năng ngữ pháp” (10, tr. 64)… Chúng tôi chọn định nghĩa
của tác giả Đỗ Hữu Châu làm cơ sở xác định đơn vị từ trong câu đố: "Từ của
tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, có một ý nghĩa nhất
định, nằm trong một phơng thức cấu tạo (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo
những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để
cấu tạo câu. (4, tr. 139).
2.2. Đặc điểm sử dụng từ trong "Câu đố Việt Nam"
2.2.1. Đặc điểm sử dụng các lớp từ về từ loại
ể phân chia từ loại chúng tôi dựa đồng thêi 2 tiêu chÝ:
a, ý nghÜa phạm trù: là ý nghĩa khái quát chung cho nhiều từ.
b, Khả năng kết hợp: b1, Da vo kh nng kt hp trong cụm từ (có
khả năng làm trung tâm của cụm từ, làm thành phần phụ của cụm từ hoặc liên
kết trong cụm từ); b2, Da vo kh nng kt hp trong câu (có khả năng làm
19
thành phần chính hay làm thành phần phụ trong cõu hoc không có khả năng
này.
Dựa vào 2 tiêu chí trên các tác giả chia loại từ làm 2 nhóm.
- Thực tõ có 5 từ loại: Danh tõ, ®éng tõ, tÝnh từ, đại từ, số từ.
- H từ cú 4 t loi: Quan hệ từ, phụ từ, trợ từ, tình thái
2.2.1.1. Thống kê định lợng
Da trờn tiờu chớ trờn, chỳng tụi đà khảo sát 551 câu đố trong "câu đố
Việt Nam" do Ninh Viết Giao su tầm và biên soạn và có đợc kết quả nh sau:
Bng 1: Cỏc lp t về từ loại trong lời giải và lời đố
Từ loại
Thực từ
Hư từ
Tổng
Số lượng từ sử dụng
9027
734
9761
Tỉ lệ %
91%
9%
100%
Bảng 2: Các thực từ được sử dụng trong lời đố
Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ
Số từ
Đại từ
Tổng
Số lượng từ sử dụng
3857
2204
1102
455
58
7766
20
Tỉ lệ %
49,66%
28,38%
14,19%
5,86%
1,91%
100%
2.2.1.2. Nhận xét
- Qua bảng thống kê 1 chúng tôi thấy nhóm thực từ chiếm số lượng lớn
trong Câu đố Việt Nam (91%), trong khi đó nhóm hư từ chỉ chiếm một số
lượng khiêm tốn (9%).
- Ở bảng 2 chúng tôi thấy:
+ Danh từ chiếm số lượng lớn nhất (40,9%). Danh từ gồm nhiều tiểu
loại: Trong câu đố chúng tôi chỉ gặp danh từ riêng (là những từ chỉ cá thể, cá
biệt, đơn nhất, các danh từ chỉ địa điểm cụ thể, như: huyện Thạch Thành, Can
lộc, Nghệ An...); Danh từ chung gồm: danh từ tổng hợp (Sớm hôm, cha mẹ,
nay mai..), danh từ chỉ loại (con, cái, chiếc,cày, bừa, dao, rựa...), danh từ chỉ
đơn vị (tấn, tạ, thước, tấc...), danh từ chỉ chất liệu (đất, bùn, lưỡi, sợi...), danh
từ chỉ người (anh lính, cơng nhân, nơng dân...), danh từ chỉ động thực vật (con
gà, cây tre...), danh từ chỉ đồ vật (liềm, bừa, cày, rơm, cỏ...). Danh từ xuất
hiện khá nhiều ở trong câu đố Việt Nam làm cho câu đố trở nên đa dạng,
phong phú.
+ Động từ trong câu đố cũng xuất hiện khá nhiều, chỉ đứng sau danh từ,
động từ chiếm 28,38%. Động từ có các tiểu nhóm: Động từ chỉ hoạt động và
động từ chỉ trạng thái của sự vật. Ngồi ra cịn có thể kể đến một số động từ
chỉ tình thái đánh gía. Động từ chỉ hoạt động của sự vật như:
“Cái dạng quan anh xấu lạ lùng
Khom lưng uốn gối cả đời cong
Lưỡi to ra sức mà ăn kht
Đành phải theo đi có thẹn khơng”
Hay là:
(Cái cày)
“Mình trịn vành vạnh
Tai thẳng đơ đơ
Ăn hết hàng bồ
Lưỡi không động đậy”
21
(Cái cối xay lúa)
Động từ chỉ trạng thái của các sự vật như:
“Sừng sững mà đứng giữa trời
Hễ ai đụng đến là òa khóc lên”
Động từ chỉ tình thái đánh giá sự vật như:
“Sinh ra phải tính nặng nề
Trong lưng có một lại khoe có mười”
+ Tính từ chiếm 14,19% trong 551 câu đố. Số lượng tính từ đứng vị trí
thứ 3( sau danh từ và tính từ). Tính từ trong câu đố thương chỉ về màu sắc,
tính chất của sự vật, sự việc ở nơng thơn, hoặc là tính chất, màu sắc, kích
thước, số lượng của những dụng cụ âm nhạc và du hý.
Ví dụ:
“Thân em cùng lá xanh xanh
Về cùng anh chị ngả xanh ra vàng
Nhưng rồi thu tới xuân sang
Nhờ tay anh chị màu vàng hóa thâm” (Cái địn gánh)
+ Số từ chiếm 5,86% trong tổng số 551 câu đố của Ninh Viết Giao. Số
từ xuất hiện ít hơn rất nhiều so với các lớp danh, động, tính từ. Số từ đứng vị
trí thứ 4 trong lớp thực từ được sử dụng trong câu đố, số từ xuất hiện trong
câu đố thường là những số từ chính xác như 1, 2, 3, 4... tiểu loại này thường
đứng trước danh từ làm định ngữ cho danh từ. Ngồi ra cịn có số từ ước
lượng như vô số, hàng vạn, hàng trăm...
+ Đại từ chiếm số lượng nhỏ trong câu đố (1,91%), đó là các đại từ
nhân xưng như: ta, tơi, chúng ta...( khi miêu tả về cái cày và cái bừa...).
2.2.2. Đặc điểm sử dụng từ về ngữ nghĩa
Ở câu đố Việt Nam các từ đa số xuất hiện theo các trường nghĩa, vì thế
chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các trường nghĩa của câu đố. Nói tới
trường là nói tới quan hệ rất rộng trong từ vựng, đó là sự tập hợp các từ có sự
giống nhau nào đó về nghĩa. Sau đây là những trường nghĩa cụ thể:
22
2.2.2.1. Trường nghĩa những từ chỉ sự vật
Lớp từ chỉ về sự vật xuất hiện rất nhiều trong câu đố, bao gồm: từ chỉ
về nông cụ , từ chỉ dụng cụ các nghề thủ công, từ chỉ trang phục và từ chỉ về
một số dụng cụ âm nhạc. Lời giải của những câu đố này đa số là danh từ.
Ngoài ra ở lời đố cũng được cấu tạo bằng những danh từ khác nữa.
a. Trường nghĩa những từ chỉ nông cụ:
+ Cày: Nơng cụ có lưỡi sắc, dùng sức kéo để làm vỡ đất, khi miêu tả về
cái cày tác giả dân gian đã dùng những dấu hiệu rất tài tình để từ đó người
giải có thể nhận biết và tìm ra lời giải một cách nhanh nhất.
Ví dụ:
“Cái dạng quan anh xấu lạ lùng,
Khom lưng uốn gối cả đời cong
Lưỡi to ra sức mà ăn khoét,
Đành phải theo đuôi có thẹn khơng?”
Hay là:
“Khi đi le lưỡi
Khi về le lưỡi”
+ Bừa: Nơng cụ có răng bằng sắt gắn vào càng ngang, dùng sức kéo
làm tơi đất, nhuyễn đất, san phẳng ruộng. Khi miêu tả cái bừa tác giả dân gian
đã sử dụng rất nhiều danh từ nêu đặc điểm sự vật để cấu tạo nên vật đố.
Ví dụ:
“Có răng mà chẳng có mồm,
Hai ngà bên mép lại ơm cái đầu,
Răng dài vuông vắn đều nhau,
Luôn luôn đi giữa trước sau mặc người.”
+ Cuốc: Nơng cụ có lưỡi sắc gắn vào một cái cán gỗ hoặc tre dùng để
cuốc ruộng, đắp bờ. Cái cuốc được tác giả dân gian miêu tả bằng những danh
từ như:
“Thân dài lưỡi cứng là ta
Hữu thủ vô túc đố là cái chi?
23
+ Liềm: Nơng cụ gồm một lưỡi sắt hình vịng cung khía chấu, tra cán
ngắn dùng để gặt lúa, cắt cỏ.
“Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Làm tơi vì chúa sửa sang cõi bờ.
Hay là:
“Có răng mà chẳng có mồm,
Nhai cỏ nhồm nhồm cơm chẳng chịu ăn.”
+ Hái: Nông cụ gồm một lưỡi thép có răng cưa gắn với một thanh gỗ
hay tre có móc dài để gặt lúa. Lời đố được cấu tạo bằng những danh từ khác
nhau nhưng người giải vẫn có thể dựa vào đó để đốn được vật đố.
“Có vịi khơng phải con voi,
Nó thấy bơng lúa nó địi ăn ngay.”
+ Gàu: là dụng cụ nơng nghiệp đan bằng tre hình trịn hoặc dẹp có gắn
4 dây buộc (gàu giai), cán gỗ (gàu sòng) dùng để tát nước lên ruộng.
“Em nay có đít có đầu,
Khơng trơn một miệng,bốn râu rõ ràng.
Cơm thì em chẳng chàng màng,
Nước thì em uống ao làng cạn khô.
Em làm trời cũng phải thua,
Ngữa lên úp xuống cho vừa lòng ai.”
(Cái gàu giai)
Hay là khi miêu tả cái gàu sịng:
“Một đi lại có ba càng,
Đêm đêm múc ánh trăng vàng bên ngăn.
Đuôi em khi có người cầm,
Làm mồm em nói ì ầm thâu đêm.”
24
+ Địn gánh: Dụng cụ làm bằng tre, có mấu hai đầu dùng để gánh. Danh
từ trong lời đố để cấu tạo nên câu đố để người giải có thể hiểu được cũng là
những từ chỉ bộ phận cơ thể con người.
Ví dụ:
“Có đầu mà chẳng có đi,
Có một khúc giữa cứng ruôi lại mềm.”
Hoặc là:
“Thân em cùng lá xanh xanh
Về cùng anh chị ngã xanh ra vàng.
Nhưng rồi thu tới xuân sang,
Nhờ tay anh chị màu vàng hóa thâm.”
+ Cái bồ: dụng cụ làm bằng tre (nứa) có hình trịn dùng để đựng thóc
lúa, có đáy thì người đố đã dùng các dấu hiệu liên tưởng về hình dáng và chức
năng để người giải dễ dàng nhận biết được sự vật.
“Trăm năm tính cuộc vng trịn
Phải dị cho đến ngọn ngn cuối sơng.”
+ Hịn đá trục lúa: là hịn đá có hình dáng trịn dùng để trục lúa.
“Q em ở tận núi cao
Mình trịn có cọc xun vào hai tai.
u em anh kéo em hồi,
Giúp anh cơng việc năm hai vụ mùa.”
Trong một lời đố xuất hiện nhiều danh từ để người giải có thể dựa vào
đó mà tìm ra lời giải.
Ngồi ra cịn rất nhiều danh từ chỉ về các loại nông cụ khác như: cái cối
xay lúa, đôi quang mây, cái quạt lúa, cái cối đá, cái địn xóc, cái nong, cái
sàng, cái thùng, cái nia, cái chày giã gạo...ở trong lời đố các tác gỉa dân gian
cũng đã sử dụng rất nhiều danh từ để miêu tả về hình dáng, kích thước, chức
năng của sự vật để từ đó người giải có thể hình dung ra sự vật và trong một
25