Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đặc trưng truyện ngắn sơn nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.06 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHỎNG DIỀU

ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN
SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2004



MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3
DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 5
1. Mục đích và ý nghĩa của luận văn ...................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 6
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 11
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................... 12
6. Câu trúc của luận văn ....................................................................................................... 12

Chương 1: CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN
NGAN SƠN NAM........................................................................................................... 14
1.1. Cảm hứng về thiên nhiên ............................................................................................... 14
1.1.1. Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc .............................................................................. 14
1.1.2. Thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người ..................................................................... 18
1.2. Cảm hứng về con người ................................................................................................. 24
1.2.1. Con người nghĩa khí, hào hiệp ................................................................................. 26


1.2.2. Con người yêu quê hương, đất nước ........................................................................ 29

Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGAN SƠN NAM ......................................................................... 35
2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam ................................................... 35
2.1.1. Không gian sông rạch Nam Bộ ................................................................................ 35
2.1.2. Không gian chợ búa .................................................................................................. 40
2.1.3. Không gian tâm tưởng .............................................................................................. 43
2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam ....................................................... 46
3


2.2.1. Thời gian lịch sử ....................................................................................................... 47
2.2.2. Thời gian tâm lý........................................................................................................ 51
2.2.3. Thời gian sự kiện ...................................................................................................... 53

Chương 3: NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM . 60
3.1. Ngôn ngữ nhân vật ......................................................................................................... 61
3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện ............................................................................................ 68
3.3. Giọng điệu ....................................................................................................................... 77

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 87
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 89
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................ 89
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 90
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................................ 91

THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................................ 92

4



DẪN LUẬN
1. Mục đích và ý nghĩa của luận văn
Sơn Nam là nhà văn chuyên viết về Nam Bộ. Ông lấy bối cảnh và con người Nam Bộ làm
nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình. Vì vậy, trong từng trang viết của ông luôn mang đậm
nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Nhưng Sơn Nam được bạn đọc biết nhiều hơn là ở các
công trình biên khảo về vùng đất phía Nam của tổ quốc. Cho nên, ông mới được mệnh danh là
nhà Nam Bộ học. Chính vì bạn đọc biết nhiều về ông ở mảng biên khảo mà mảng sáng tác của
ông ít được nhắc đến ,và có nhắc đến đi nữa thì cũng chưa xứng với cái tầm của ông, dù nó có
một số lượng không nhỏ.
Sơn Nam là nhà văn đa tài. Ông viết thành công ỏ nhiều thể loại khác nhau. ở mỗi thể
loại, ông đều để lại một dấu ấn riêng cho phong cách của mình. Sơn Nam cũng thuộc loại nhà
văn viết nhiều, viết bền và dẻo dai. Riêng ở mảng truyện ngắn, Sơn Nam đã viết khoảng 300
truyện - một số lượng không phải là nhỏ đối với người viết dưới sự kiểm duyệt gắt gao của kẻ
thù.
Hầu hết truyện ngắn của Sơn Nam đều đề cập đến thiên nhiên và con người Nam Bộ thời
khẩn hoang. Mỗi truyện ngắn của Sơn Nam là một bức tranh về thiên nhiên và con người Nam
Bộ. Do đó, nhiều truyện ngắn của ông gom lại tạo thành một bức tranh chung về vùng đất và
con người Nam Bộ, như Hoàng Phủ Ngọc Phan gọi là "nửa mảnh dư đồ" của đất nước. Gần
như không có nơi nào trên vùng đất Nam Bộ này mà không có dấu chân ông đi qua. Cứ thế,
qua bao năm tháng thăng trầm, ông vừa đi vừa viết, miệt mài, cặm cụi, gom góp vẽ lại những
giá trị truyền thống của dân tộc : lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm của vùng đất,
của thiên nhiên, tính cách con người... Cho nên, dù qua bao lớp bụi thời gian, truyện ngắn Sơn
Nam cho đến nay vẫn còn là mảnh đất hấp dẫn và có ý nghĩa nhất định đối với những người
thích tìm tòi, nghiên cứu mảng văn học Nam Bộ, đặc biệt là mảng văn học đô thị miền Nam
giai đoạn 1954-1975.
Với đề tài: Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam, chúng tôi tập trung khảo sát, hệ thống và
phân tích một số nét được xem là đặc trưng truyện ngắn của ông, từ đó chúng tôi thử tìm cách
lý giải những vấn đề mà thực tế đang nghiên cứu về ông đặt ra.


5


Công trình này không những giúp cho chúng tôi nâng cao một bước khả năng nghiên cứu,
mà còn giúp chúng tôi hiểu thêm về một mảng văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975.

2. Lịch sử vấn đề
Sơn Nam là một nhà văn gần gũi, quen thuộc với công chúng trong mấy chục năm qua.
Sự nghiệp cầm bút của ông cho đến nay đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đóng góp
không nhỏ cho kho tàng văn hóa, văn học nước nhà. Vì vậy, cho đến nay, có hàng chục bài viết
về Sơn Nam. Nhưng phần lớn đó là giới thiệu cho một tập truyện, các bài phỏng vấn, viết về kỉ
niệm với Sơn Nam. Ngay từ các tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau. NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí
Minh-1986; 26 truyện ngắn Sơn Nam. NXB Mũi Cà Mau- 1987, Viễn Phương và Lê Minh
Đức đã có lời giới thiệu cho hai tập truyện ngắn này. Từ đó cho đến nay, rải rác trên các báo và
tạp chí cũng có viết về Sơn Nam. Nhưng phần lớn các bài viết trên báo và tạp chí cũng chỉ đề
cập đến một Sơn Nam với tư cách là nhà biên khảo hơn là một Sơn Nam với tư cách là nhà
văn. Vì vậy, tìm hiểu Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam cũng là một cách tiếp cận ở mảng
sáng tác của ông để có một cái nhìn về ông toàn diện hơn và cũng là để thấy được phần đóng
góp của ông vào nền văn học hiện đại Việt Nam.
Với yêu cầu của đề tài đặt ra, chúng tôi đi vào nghiên cứu truyện ngắn Sơn Nam ở các
phương diện: cảm hứng về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Sơn Nam; không gian
nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam; ngôn từ và giọng điệu trong
truyện ngắn Sơn Nam.
Về phần thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam, năm 1986, trong lời giới thiệu cho tập
truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, Viễn Phương đã nhấn mạnh sức sống và giá trị các truyện
ngắn trong tập truyện này. Viễn Phương cho rằng: "Đọc Hương rừng Cà Mau đồng bào hiểu
được thêm về thiên nhiên, về lịch sử, về đời sống, về con người của vùng đất xa xôi huyền bí
này.
Đọc Hương rừng Cà Mau đồng bào sẽ hiểu thêm về Hòn Cổ Tron, về sông Gánh Hào, về

đàn ong mật, về đàn rắn, đàn sấu u Minh, về mùa len trâu, về những đêm hát bội giữa rừng, về
những cuộc đua ghe ngó, về điệu hò trên sông nước..." [26,6].

6


Năm 1987, Lê Minh Đức có lời giới thiệu cho tập truyện ngắn 26 truyện ngắn Sơn Nam
cũng đánh giá rất cao tập truyện ngắn này. Ông viết: "Đối với các bạn trẻ hôm nay, truyện
"xưa" của Sơn Nam giúp anh chị em sống lại cảnh đời của cha ông đì khai phá thời trước,
sống lại cái không khí hoang sơ mà hào hứng của buổi đầu lập nghiệp, dõi theo cách sống mộc
mạc mà "điệu nghệ " cửa ông cha.
Đối với các bạn đọc ở khắp các miền của đất nước, những trang khảo cứu và truyện ngắn
của Sơn Nam là những chìa khóa mở cửa vào tâm hồn của người Việt ở Nam Bộ" [27,11].
Tuy nhiên, hai ý kiến trên chủ yếu đi vào đánh giá, nhận xét sơ lược cho một tập truyện
ngắn của Sơn Nam, chứ chưa phải là những đánh giá mang tính khái quát về toàn bộ truyện
ngắn của Sơn Nam.
Tiêu biểu cho những công trình nghiên cứu về thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam có
thể kể đến các công trình: Thiên nhiên và con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam luận văn cử nhân Đại học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh của
Đoàn Trần Ái Thy, năm 1996 và Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975- luận
văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Thị Thùy Trang, năm 2003.
Tác giả Đoàn Trần Ái Thy khảo sát thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ở ba
phương diện: Thiên nhiên hoang sơ, hùng tráng; Thiên nhiên ưu ái, gần gũi với con người;
Thiên nhiên đa dạng sắc màu. Mặc dù chia thiên nhiên ra thành ba dạng khác nhau để khảo sát,
nhưng cuối cùng tác giả đi đến nhận định chung về đặc điểm thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn
Nam: "Thiên nhiên trong các tập truyện ngắn Sơn Nam muôn màu muôn vẻ với nét nguyên thủy
của buổi đầu con người đặt chân đến. Con người phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại
nhưng cũng nhờ vào thiên nhiên mà con người mới duy trì và tiến lên được. Từ sự đấu tranh và
tương trợ lẫn nhau đó, giữa thiên nhiên và con người đã trở nên gắn bó thân thiện và gần gũi.
Hai yếu tố hợp thành một thể thống nhất trong vũ trụ dựa vào nhau cùng phát triển. Thiên
nhiên hào phóng ban tặng cho con người nhiều thứ cần thiết và quý hiếm. Đáp lại sự hào hiệp

đó, con người luôn nâng niu, trân trọng giữ gìn những sản vật của thiên nhiên. Hình như ở đây
thiên nhiên với con người là một" [63,35].

7


Còn tác giả Lê Thị Thùy Trang thì tiếp cận thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn
Nam ở hai mảng: Một thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và hoành tráng; Một thiên nhiên gần gũi,
hiền hòa, gắn bó với cuộc sống con người.
Trong đó, tác giả có đoạn viết: "Gần gũi, gắn bó với thiên nhiên nên Sơn Nam đã thấy
được rằng mặc dù rừng là nơi đe dọa tính mạng con người nhưng đó cũng là nơi nuôi sống con
người. Những rừng tràm, rừng đước, rừng mắm mọc đầy bãi biển là nguồn lợi lớn giúp cho
con người cổ thể khai thác gỗ quí làm nhà, làm xuồng... phục vụ đời sống. Rừng còn cung cấp
cho con người bao nhiêu lâm sản quí giá, bao nhiêu loại thượng cầm hạ thú khác. Đó là thế
giới của những rắn, rùa, ong mật... ông đã dựng lại nhiều hình ảnh của những buổi ăn ong, bắt
rùa, rắn rất thú vị" [65,43].
Mặc dù xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau về thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn
Sơn Nam, nhưng hai tác giả trên đã có một điểm chung. Đó là thiên nhiên Nam Bộ trong truyện
ngắn Sơn Nam trong buổi đầu khai phá có phần khó khăn, luôn đe dọa tính mạng con người với
bao muỗi mòng, rắn, rết, cọp, sấu và khí hậu khắc nghiệt. Nhưng thiên nhiên ở đây cũng ban
tặng cho con người nhiều nguồn lợi từ rừng, từ sông. Tuy nhiên, hai tác giả trên chỉ đừng lại ở
việc chỉ ra các đặc điểm thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, chứ chưa có sự lý
giải vì sao Sơn Nam lại chọn thiên nhiên làm cảm hứng cho sáng tác của mình. Hai tác giả trên
cũng chưa có sự so sánh, đối chiếu giữa thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam với
thiên nhiên trong truyện ngắn của các nhà văn Nam Bộ khác.
Kế thừa thành tựu của hai công trình trên, chúng tôi xác định thiên nhiên là nguồn cảm
hứng chính trong truyện ngắn của Sơn Nam, đồng thời chúng tôi cũng cố gắng phân tích, lý
giải tại sao Sơn Nam lại chọn thiên nhiên làm nguồn cảm hứng cho mình. Ngoài ra, chúng tôi
cũng so sánh thiên nhiên ương truyện ngắn của Sơn Nam với thiên nhiên trong truyện ngắn của
một số nhà văn Nam Bộ khác để chỉ ra sự giống nhau cũng như khác nhau, từ đó đi tìm đặc

trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam.
Về phương diện con người trong truyện ngắn Sơn Nam, ngoài hai công trình kể trên còn
có công trình của Đinh Thị Thanh Thủy: Văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện của
Sơn Nam - luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2004. Trong số công trình của các tác giả kể trên, tác giả Đoàn Trần Ái Thy tập trung
8


nghiên cứu con người trong truyện ngắn Sơn Nam ở ba dạng: Con người bộc trực, giàu tình
cảm và trọng nghĩa khinh tài; Con người yêu nước, có lòng tự hào dân tộc; Con người thông
minh, có óc sáng tạo, chịu khó học hỏi tìm tòi. Trong luận văn của mình, tác giả có phần nhận
định: "Con người trong truyện ngắn Sơn Nam mang đậm bản sắc Nam Bộ. Họ cũng là người
có lòng yêu nước sâu sắc, cũng hào hiệp phóng khoáng và trọng nghĩa khinh tài. Những nét cốt
cách này không phải chỉ thể hiện lẻ tẻ ở một vài người mà nó hiện hữu ở hầu hết mọi con
người. Khi ta đọc đến những trang viết về họ, dù Sơn Nam không nói rõ ràng, giải thích tỉ mỉ ta
vẫn cảm thấy được, nhận ra được những phẩm chất quý giá ấy. Con người trong truyện ngắn
Sơn Nam vừa mang tính cách chung của người dân Nam Bộ vừa có cái rất riêng mà cuộc đời
mở rừng lập ấp đã tạo nên cho họ" [63,38].
Tác giả Lê Thị Thùy Trang thì xem xét con người trong truyện ngắn Sơn Nam ở các khía
cạnh: Những phẩm chất tốt đẹp của con người Nam Bộ; Tinh thần gan dạ dũng cảm, thông
minh và đầy sáng tạo; Tinh thần trọng nghĩa khinh tài.Trong đó tác giả có đoạn viết: "Sơn Nam
đã đề cập trực tiếp đến cuộc sống của con người trước những thử thách nghiệt ngã cửa rừng
rậm hoang vu, của đồng bằng dậy sóng. Không phải một ngày, một nơi nào riêng biệt mà qua
tác phẩm của ông chúng ta có thể hình dung được toàn bộ quá trình lập nghiệp của con người
ở vùng đất mới. Trong cuộc hành trình đầy gian lao của những người đi mở đất, dường như
ông đã đặt họ trong tứ bề gian khổ như cái vốn dĩ hiện có của cuộc sống mà không bỏ sót một
chỉ tiết nào. Tác giả đã đề cập đến cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người với các thế
lực của tự nhiên, qua đổ ông đã hết lời ca ngợi sự dũng cảm, gan dạ, thông minh và đầy sáng
tạo của họ" [65,47].
Tác giả Đinh Thị Thanh Thủy lại có cách nhìn nhận con người trong truyện ngắn Sơn

Nam ở các phương diện: Con người chất phác, bộc trực; Con người nhân ái, nghĩa khí; Con
người thực tế, linh hoạt, thông minh, sáng tạo. Trong luận văn của mình, tác giả có những nhận
định như sau: "Song song với tính chất phác là sự bộc trực, thẳng thắn. Tâm lý và tình cảm của
người Nam Bộ ví như những dòng sông miền Nam êm đềm và tháng thuật, cứ từ mương rạch ra
sông rồi về biển, không có lắm ghềnh thác. Trong cuộc sống, gặp điều không vừa lòng là nói
thẳng, đúng cũng thẳng mà sai cũng thẳng, không quanh co, che đậy. Yêu thì nói yêu, ghét thì
nói ghét, người Nam Bộ cởi mở tấm lòng, bộc bạch ước mơ, đồng thời cũng rất cộc tính"
[62,84]. Và: "Người dân đặc biệt trọng nghĩa khỉnh tài. Sống hành xử theo "Nghĩa" là phẩm
9


cách của người Việt. Đến người Việt phương Nam , bên cạnh trọng nghĩa là một thái độ khinh
tài, xem tiền tài là vật ngoài thân. Người quân tử, anh hào phải là người sống có nghĩa khí,
thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ mà không yêu cầu người ta phải đáp lại"[62,88].
Nhìn chung, các công trình trên đều thống nhất ở chỗ: Con người trong truyện ngắn Sơn
Nam là những con người trọng nghĩa khinh tài; có lòng yêu quê hương đất nước và thông minh
sáng tạo. Tuy nhiên các công trình trên cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những đặc điểm về con
người trong truyện ngắn Sơn Nam, chứ chưa có sự lý giải quá trình hình thành nên những đặc
điểm đó.
Tất cả những công trình trên là những gợi ý quý báu và là những nguồn tư liệu vô cùng
quý giá giúp chúng tôi kế thừa, để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Về phần không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam; Ngôn
từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam, từ trước đến nay ít thấy công trình nào nghiên
cứu một cách thấu đáo. Có chăng chỉ là những nhận định mang tính chất chung chung, như:
"Ngôn ngữ trong truyện ngắn Sơn Nam mang sắc thái phương ngôn Nam Bộ đậm nét. Đọc
truyện của ông ta thấy nhiều từ đặc biệt riêng có ở Nam Bộ được Sơn Nam sử dụng nhiều như:
cúm núm, ô rô, cóc kèn..." [63,68]. Và: "Ngôn ngữ Nam Bộ được Sơn Nam đưa vào truyện
ngắn của ông là những câu văn giản dị, dễ hiểu nhưng đó là sự lựa chọn, tinh lọc, đặt đúng
nơi, đúng lúc, phù hợp với những hoàn cảnh, sự kiện, vì vậy mà có sức biểu đạt, chuyển tải ý
nghĩa rất mạnh và sâu sắc" [63,69].

"Văn của Sơn Nam không ào ào như gió chướng, lại không trong veo như nước cất trong
phòng thí nghiệm, mà nó là thứ chất lỏng hồng hào có tên là phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy
mỡ màu cả bàn tay (...). Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông dù với tính cách hảo
hớn, hào hùng nhất, sảng khoái và chịu chơi nhất bao giờ cũng pha một giọng kể trầm buồn, u
hoài, xa vắng." [14].
Việc nghiên cứu không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật; Ngôn từ và giọng điệu
trong truyện ngắn Sơn Nam một cách hệ thống, thiết nghĩ là một công việc hết sức cần thiết,
nhằm chỉ rõ những giá trị đích thực trong truyện ngắn của ông, và cũng là góp phần khẳng định
vị trí của ông ương nền văn học Việt Nam hiện đại.

10


3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu trong truyện ngắn của Sơn
Nam. Nhưng tựu chung vẫn là tìm hiểu đặc trưng về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn
của ông. Để thực hiện công việc này, người viết bắt đầu khảo sát các truyện ngắn của Sơn
Nam, sau đó phân tích lý giải, hệ thống, nhằm chỉ ra những nét đặc trưng riêng trong truyện
ngắn của ông ở phương diện nội dung cũng như ở phương diện nghệ thuật.
Truyện ngắn của Sơn Nam phần lớn được sáng tác trong giai đoạn từ 1954- 1975 và được
đăng rải rác trên các tờ tuần báo lúc bấy giờ, như: Nhân Loại, Tiếng Chuông... Qua một thời
gian dài, tác giả cũng như các nhà xuất bản chưa làm đầy đủ công tác sưu tầm, tập hợp để giới
thiệu cho người đọc, cho nên truyện ngắn của ông hiện nay còn nằm rải rác khắp nơi, vì vậy rất
khó khăn cho công việc sưu tầm, nghiên cứu. Một khó khăn nữa trong việc nghiên cứu truyện
ngắn của Sơn Nam là, việc trùng lập tên của các tập truyện. Chẳng hạn: tập truyện ngắn: Tục lệ
ăn trộm do NXB Tổng hợp Kiên Giang in năm 1988 thì đến năm 1995, NXB Văn học in lại
lấy tên là: Biển cỏ miền Tây.
Để giải quyết tốt yêu cầu của luận văn, đáng lẽ ra, người viết phải khảo sát toàn bộ truyện
ngắn của Sơn Nam, nhưng do khó khăn trong việc sưu tập tư liệu, hạn chế về thời gian, hạn chế
về khả năng nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung khảo sát 84 truyện ngắn của ông ở các tập

truyện ngắn như sau:
- Hương rừng Cà Mau 1
- 26 truyện ngắn của Sơn Nam (tương đương với Hương rừng Cà Mau 2)
- Hương rừng Cà Mau 3
- Biển cỏ miền Tây

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau đây:
a. Phương pháp phân tích

11


Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có sử dụng một số dẫn chứng để minh họa
cho lập luận của mình. Do đó, phương pháp phân tích được sử dụng rất nhiều ương tất cả các
chương, nhằm để tình bày cặn kẽ các vấn đề, hoặc bình giá các vấn đề cụ thể trong luận văn.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh truyện ngắn của Sơn Nam và truyện ngắn của
các nhà văn Nam Bộ khác để chỉ ra những khác biệt về mặt nội dung cũng như nghệ thuật, từ
đó mà khẳng định nét đặc trưng trong truyện ngắn của ông.
c. Phương pháp thông kê
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2, chương 3 và phần phụ lục, nhằm chỉ
ra một số từ ngữ cứ trở đi trở lại nhiều lần trong truyện ngắn của Sơn Nam, và thông qua việc
chuộng sử dụng lớp từ ngữ này mà đi tìm tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện qua tác phẩm.
Cũng như chỉ ra sự tài tình trong việc sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện trong tác
phẩm, làm cho tác phẩm gần gũi với người đọc, nhất là người đọc ở Nam Bộ.
d. Phương pháp phỏng vân trực tiếp
Ngoài việc nghiên cứu trên tự liệu, chúng tôi còn thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp
nhà văn Sơn Nam để tìm hiểu thêm về cuộc đời, tư tưởng và quan niệm sáng tác của ông.


5. Đóng góp của luận văn
Chúng tôi hoàn toàn không có tham vọng gì lớn lao ở luận văn này, mà chỉ mong muốn
góp chút sức mình trong việc nghiên cứu về truyện ngắn của Sơn Nam, để từ đó hiểu ông nhiều
hơn và cũng là để thấy được những đóng góp của ông đối với nền văn học đô thị miền Nam
giai đoạn 1954- 1975.
Đồng thời qua đó, bản thân cũng như người đọc hiểu thêm về con người và vùng đất Nam
Bộ được thể hiện qua từng trang viết của ông.

6. Câu trúc của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Cảm hứng về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Sơn Nam

12


Chương 2: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam
Chương 3: Ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam

13


Chương 1: CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG
TRUYỆN NGAN SƠN NAM

1.1. Cảm hứng về thiên nhiên
Sơn Nam là nhà văn sinh ra và lớn lên ở miền cực Nam của tổ quốc. Tuổi thơ của ông trải
dài cùng những cánh rừng bạt ngàn của vùng u Minh Hạ, tắm mình trong những dòng nước bao
la với lượng phù sa bồi đắp quanh năm của vùng sông nước Nam Bộ. Quê hương ông là quê
hương của những con rạch chằng chịt, chim trên bờ, cá dưới sông, cây trái bốn mùa tươi tốt,
với cảnh sắc hoang sơ nhưng đầy vẻ trù phú. Ông lại là người đi nhiều, ham hiểu biết, ông tìm

hiểu cặn kẽ từng sự vật, hiện tượng của cuộc sống quanh mình. Chính những bức tranh thiên
nhiên Nam Bộ từ buổi đầu tiếp xúc này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông. Chúng ta cũng
không lấy làm ngạc nhiên khi mà hầu hết trong các truyện ngắn của ông đều đầy ắp khung cảnh
của thiên nhiên Nam Bộ. Thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam thường đa dạng sắc
màu với cảnh trời nước mênh mông, cảnh trăng sáng vằng vặc, có màu xanh của tràm, màu
vàng của lúa chín, có mùi hương của tràm, mùi hương mật ong, mùi rơm rạ của cánh đồng lúa
chín... Mỗi một câu chuyện trong sáng tác của ông là một bức tranh tả thực về cuộc sống của
con người và làng quê Nam Bộ. Có khi đó là một vùng đất hoang sơ hùng tráng; cũng có khi là
một vùng đất đai trù phú; có lúc là một mảng thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt... Nhưng tựu
chung, có thể chia thiên nhiên Nam Bộ ương truyện ngắn Sơn Nam ở hai nét lớn như sau:
Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc và thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người.
1.1.1. Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc
Thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam là thiên nhiên thời khẩn hoang Nam Bộ, chưa
qua nhiều bàn tay khai phá của con người, nến vùng đất Nam Bộ được xem là vùng đất mới.
Mới còn vì một lẽ, cho đến nay thì lịch sử vùng đất Nam Bộ chỉ trên dưới ba trăm năm, mà ba
trăm năm thì không phải quá dài đối với lịch sử hình thành một vùng đất. Kể từ những bước
chân đầu tiên của lưu dân miền Trung vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ thì vùng đất này
lúc bấy giờ còn hoang hóa, thiên nhiên còn lắm khắc nghiệt, thú dữ hoành hành:
Cà Mau khỉ khọt trên bưng,
14


Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Hay:
Tới đây xứ sở lạ lùng,
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Và biết bao người ra đi mở đất tìm kế sinh nhai đã chết vì sấu bắt, hùm tha:
Hồn ở đâu đây
Hồn ơi hồn hỡi
Xa cây xa cối

Xa cội xa nhành
Đầu bãi cuối gánh
Hùm tha sấu bắt
Bởi vì thắt ngặt
Manh áo chén cơm...
Trong cảnh ngộ đó, để sống được con người phải biết liên kết với nhau, sống dựa vào
nhau để chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, bắt thiên nhiên phải phục vụ con người.
Nhưng thiên nhiên thì biến đổi muôn hình vạn trạng mà sức người thì có hạn. Cho nên, không
phải lúc nào con người cũng chiến thắng được thiên nhiên. Trong Bác vật xà bông, Sơn Nam
cho ta thấy một bức tranh chung của cuộc sống cư dân thời mở đất: "Đôi mươi mái nhà lá, vài
ba gốc dừa không trái, ngọn Xeo Bần xơ rơ như vậy đó. Chung quanh là cánh đồng cò bay
thẳng cánh nhưng đầy năn kim, ô rô, cỏ ống. Cò lông bông, trích, cúm núm bay lượn tối ngày"
[26,44]. Rõ ràng là một khung cảnh vô cùng hoang vắng, có phần âm u, tĩnh mịch. Đặc điểm
của địa hình vùng đất Nam Bộ là có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nước giăng tứ bề. Có nơi,
người ta sống giữa bốn bề sóng nước. Mặc dù mỗi con nước lớn, nước ròng không phải là
không đem đến cho con người ở đây nhiều nguồn lợi về thủy hải sản, tưới tiêu ruộng đồng, phù
sa bồi đắp... Nhưng cũng chính cảnh sông nước bao la này mà con người có khi cũng phải điêu
đứng, nhất là những khi con nước quá lớn: "Núi Ba Thê bên này, núi Cấm trước mặt, hòn Sóc,
hòn Đất bên kia bình thường xem hùng vĩ, thơ mộng thì nay trở thành lè tè, bé bóng trong cảnh
15


bao la trời nước (...) Sau hè nhà, nước dậy đùng đùng, sóng gọn từng lượn lớn, vỗ lát chát vào
vách (...) Đồi trâu bước lên nền chuồng trâu lúc trước, tuy đã đắp cao thêm gần một thước vậy
mà nước leo lên lé đè". [26,100-101]. Do nước nhiều như vậy, nên khi lão Bích chết, xác không
được chôn đàng hoàng, tử tế mà phải bó xác lại, dằn đá, neo ở đáy ruộng: "Nói chôn cho đúng
tục lệ chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: mội là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi
treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều
quạ hoành hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng..." [26,117].
Thiên nhiên Nam Bộ ương truyện ngắn Sơn Nam đâu chỉ có thời tiết thất thường, khí hậu

không chiu lòng người mà còn có thú dữ tràn đầy, lúc nào cũng trực chờ đe dọa con người: "Kỳ
dư, ven sông Cái Lớn này toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu. Mình chèo ghe ban
ngày, chừng vài trăm thước là thấy sấu nổi trước mũi ghe. Trời chạng vạng, nghe cọp rống,
mấy ổng úp mặt xuống đất nên có tiếng dội..." [27,15]. Quả là một khung cảnh rợn người,
"dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um". Chính vì sống giữa cảnh mà tính mệnh mình luôn bị các
loài thú dữ đe dọa nên con người Nam Bộ tự bản thân mỗi người phải biết đề phòng, đồng thời
phải có sự liên kết với cộng đồng làng xóm để đánh đuổi các loài ác thú, bảo toàn cho tính
mạng của mình. Trong Hết thời oanh liệt, ta thấy Sơn Nam miêu tả một buổi đánh cọp vô
cùng thú vị, mang tính chất hào hùng nhưng cũng đầy bi ai. Đánh đuổi thú dữ là nhiệm vụ
chung của mỗi người để giữ gìn an ninh cho làng xóm chứ đâu chỉ cho bản thân mình. Nhưng
đôi khi gặp cọp quá hung dữ, con người phải tiêu hao nhiều sức lực, nhiều lúc dẫn đến thất bại,
có khi bỏ mạng như chơi: "Gặp cọp đánh trống lên, ai nấy xách gậy tầm vong chạy tới. Cọp ỉm
lặng, trụ mình một chỗ. Thinh không ổng thét lên. Tức thì ai nấy chạy tán loạn. Có người thiếu
điều đỗ ruột vì chạy càn đụng nhầm ngọn tầm vong của bạn mình. về sau, có người gài bẫy
được một ông cọp. Họ đút mũi tầm vong vô miệng cọp để đâm. Dè đâu cọp nhai nát như...
mình ăn mía" [27,16].
Đó là chuyện về cọp, còn chuyện về sấu cũng không kém phần rùng rợn và ghê người.
Sơn Nam miêu tả con sấu đang nổi trên mặt nước: "Đằng xa một vật gì từ từ nổi lên, đi ngược
gióng nước đang chảy xiết (...) Nhưng dường như vật đổ không phải là chiếc xuồng: khi thì nó
thối lui, cập vào bờ, khỉ thì tiến tới, day ngang qua, chậm chạp (...) và chiếc mũi của chiếc
xuông quái dị nọ, hai tia sáng xanh ngời rọi tới như hai cái đèn ''bin" " [26,185-186]. Chỉ cần
đọc qua đoạn văn ngắn ngủi này, người đọc không cần thấy hình thù của con sấu ở ngoài thực
16


tế cũng đủ tái mặt vì run sợ. Và con sấu to chừng ấy, ghê rơn chừng ấy lúc nào cũng là tai họa
của con người: "Sấu cỡ này lộng quá rồi. Hôm kia nó đập đuôi nhận chiếc xuồng trên đó có hai
mẹ con. Mẹ mất xác, đứa con gái bị táp cụt chân" [26,187]. Thật là một cảnh đau thương, đầy
tang tóc. Nhưng tang thương hơn là cảnh rước dâu nhà ông cai tổng Hy, sâu cản mũi ghe, làm
lật ghe, để rồi cô dâu phải nằm trọn trong miệng sấu. Đám rước dâu mà lại không có cô đâu,

mọi người ai cũng ngậm ngùi đau xót: "Một tai họa vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy.
Hôm ngày cưới vợ của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la
ỏm tỏi, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể.
Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ
đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong
miệng sấu" [27,106]. Giữa thiên nhiên bạt ngàn này, cuộc sống của con người sao mỏng manh
quá. Vùng đất Nam Bộ xưa quả là đầy bất trắc, cuộc sống của con người ở đây chủ yếu dựa vào
nguồn lợi của rừng và nguồn lợi từ các dòng sông. Mà lên rừng thì đầy cọp, xuống sông thì sấu
nằm chi chít nên cuộc sống con người mỏng manh là phải:
"Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù lí chín rụng!
So sánh như vậy khống phải là quá đáng ! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơi.
Cái ao lớn ước chừng một công đất, bên bờ dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. sấu nổi
lên, chen vào bức tranh màu xám ấy những vệt đen chi chít: Con thì nằm dài như chiếc xuồng
lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần
công đại bác" [26,167]. Và cũng có một câu chuyện nực cười về sấu là, diễn viên hát bội đang
diễn giữa rừng bỗng gặp sấu nổi lên, hoảng hốt bỏ chạy vào buồng: "Cũng chuyến nọ, con Tỳ
Bà tỉnh đang hát bỗng nhiên mặt mày xanh lét, tay run run chỉ xuống sông rồi chạy trở vào
buồng. Rõ ràng là Tỳ Bà tinh thấy hai con sấu đang ngóng mỏ vô hàng rào" [26,145]. Qua câu
chuyện này cũng cho ta thấy rằng, vùng đất Nam Bộ xưa sâu nhiều vô kể. Ngoài sấu và cọp ra,
con người Nam Bộ xưa còn phải chịu sự tàn phá của heo rừng và rùa biển. Trong truyện Con
Bà Tám, ta thấy Hai Nhiệm phải lao đao, khốn khổ khi vay nợ 40 ngàn đồng để xây nò nhưng
lại bị con rùa biển phá tan tành cái nò đó: "Dường như con Bà Tám biết nghe. Đột nhiên nó cựa
quậy vòng vo, quậy nước ầm ầm rồi nhắm vào hông nò mà xắn tới. Hàng chục cây nọc gãy rôm

17


rốp, dây mây đứt tiện. Như một giấc chiêm bao! Con Bà Tám đã đi rồi, to bằng hai cái lu thứ
lớn, sau khi đập phá.
Cái nò còn vài di tích mơ hồ trên mặt biển. Hàng rào vô dụng dài cỡ cây số còn đó, bụng

nò bị bể. Mấy cây nọc còn sót lại đu đưa, rồi biến mất khi sóng ngoài khơi bỏ vòi báo hiệu trận
giông Nam" [33,162]. Cuộc sống của người Nam Bộ thuở xưa quả là cơ cực, dưới sông thì sấu
và rùa biển, trên bờ thì cọp và heo rừng... heo rừng thì tàn phá mùa màng, làm cho bao công
sức của con người bỏ ra đều mất trắng: "Phải! Tôi có nghe danh nó từ lâu. Chú vợ của tôi ở
Rạch Ruộng có nói lại: nội một đêm, nó ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì. Củ lớn ăn đã
đành, củ nhỏ cũng không chừa" [27,96].
Thiên nhiên Nam Bộ thời khẩn hoang là vậy. Khí hậu, thời tiết thất thường, đất rừng
hoang hóa, khung cảnh vắng tanh, thú dữ tràn đầy, lúc nào cũng đe dọa cuộc sống của con
người. Và thực tế, con người cũng đã bỏ lại máu xương mình trong hoàn cảnh thiên nhiên Nam
Bộ như vậy: "Nhưng có tiếng khóc sụt sùi đâu đây. Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ
tiên, đến bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh,
có thân nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này. Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái
chết của họ không chớ?" [26,173]. Nhưng thiên nhiên Nam Bộ đâu chỉ toàn là bất trắc, rủi ro
đối với con người, mà thiên nhiên Nam Bộ cũng ưu ái, ban tặng cho con người nhiều đặc ân,
quyền lợi về các sản vật đặc trưng của một vùng đất ,nhất là thiên nhiên đó đã qua bàn tay khai
phá của con người.
1.1.2. Thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người
Thực tế ở Nam Bộ cho thấy rằng, không phải lúc nào thiên nhiên cũng bất lợi đối với con
người, mà nhiều khi thiên nhiên cũng ưu ái đối với con người, ban tặng cho con người nhiều
đặc ân, ngay cả khi ương hoàn cảnh bất lợi nhất. Như mùa nước nổi ở Nam Bộ đã làm úng
ngập ruộng đồng, phá hoại hoa màu, cướp đi nhiều sinh mạng con người... Nhưng cũng chính
mùa nước nổi này đã đem lại phù sa cho ruộng đồng, đem lại nhiều nguồn lợi về thủy hải sản.
Chính vì hiểu rất rõ về đặc tính của thiên nhiên mà hầu hết trong các truyện ngắn của mình, khi
đề cập đến thiên nhiên Nam Bộ Sơn Nam cũng đều đề cập đến hai yếu tố có lợi và bất lợi này.
Thiên nhiên Nam Bộ có thời tiết thất thường, có thú dữ hoành hành, nhưng thiên nhiên Nam Bộ
cũng có cảnh sắc thanh bình, có mật ong đầy rừng, tôm cá đầy sông: "Loài cá nhỏ bu lại nhởn
18


nhơ mỗi con khoe một vẻ riêng. Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhúm đang há miệng,

le lưỡi bò chậm chạp trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nổi gân trắng. Hoàng hôn
tràn tới chính là cảnh vật dưới nước ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm. Đêm về,
trăng mọc. Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian! Từng đợi rong chìm lững lờ mơn
trớn, khoác thêm lớp xiêm lụa mỏng cho bầy cá hường. Và muôn vì sao trên dải Ngân Hà sa
xuống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô trắng bạc." [26,12] . Quả là một bức tranh thiên nhiên
vô cùng tươi đẹp, một cảnh sắc rất đổi thanh bình, hiện lên một khung trời êm ả của một làng
quê miền sông nước. Làng quê Nam Bộ không chỉ có cảnh sắc thanh bình, mà còn có mật ong,
có cá, có chim... "Muôn ngàn hữ mật của trời ban xuống cho trần gian còn treo lủng lẳng như
mù sương trên nửa lừng đó..." [26,157]. Hay trong Tháng chạp chim về, Sơn Nam miêu tả về
sân chim nơi vùng Rạch Giá quê ông cũng đủ cho thấy nguồn chim trời, cá nước nhiều vô kể:
"Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập hợp nhiều sân chim của trời đất dành riêng cho.
Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: Sân Cái Nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ
Nhất... Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng
mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn" [27,36-37]. Mỗi sân chim tụ hợp hàng
vạn con, với hàng chục chủng loại. Ngần ấy sân chim đủ thấy "trời cho" con người xứ này biết
bao đặc ân. Chim nhiều đến nỗi, thịt ăn không hết chất thành đống, người ta chỉ vặt lông chim
để bán cho các thương lái Hoa kiều. Cho nên nguồn lợi từ chim đem lại không phải là nhỏ.
Ngoài nguồn lợi về chim, con người Nam Bộ còn được tận hưởng rất nhiều nguồn lợi
thủy hải sản khác: cá, tôm, cua, rùa, rắn,... Như trên đã nói, đặc điểm của địa hình Nam Bộ là
có hệ thống sông ngòi chằng chịt, chính các hệ thống sông ngòi này là nơi trú ngụ và sản sinh
của các loài thủy hải sản. Cho nên, trong các truyện ngắn của Sơn Nam, ta thấy ông miêu tả ở
một địa phương nào đó của làng quê Nam Bộ có quá nhiều cá tôm cũng không phải là điều lạ.
Cá nhiều đến nỗi khi người ta ăn chỉ ria thịt sơ sơ rồi bỏ, mặc dù trong đó còn thịt : "Sau khi
dùng đũa xẻ một lằn dưới bụng cá, chúng tôi trải con cá ra, gắp chừng ba bốn đũa là quăng bỏ
cái xương sống cá, mặc dầu trong xương còn dính khá nhiều thịt" [27,139]. Và cá nhiều đến
nỗi, khi đánh bắt xong, ghe chạy ngang nhà những người quen, người ta liệng lên trước cửa nhà
họ vài ba con cá to tướng để ăn lấy thảo. Đôi khi chủ nhà đi vắng, về đến nhà thấy có vài ba
con cá bự ở trước sân nhà mình cũng không lấy làm ngạc nhiên, biết rằng ai đó đã thảy lên cho
mình. Và người ta đánh bắt cá đến nỗi hiểu cả đặc tính của cá, của sông, con nước nào thì có cá
19



nhiều, có loại cá nào, cá sinh sản từ mùa nào, ở đâu đổ về... "Ở Rộc Lá này, cá tôm quá nhiều
so với mấy nơi khác trong ấp. Từ tháng mười đến tháng giêng, cá lội từng bầy trở về sông cái,
suốt ngày suốt đêm không ngừng. Ban ngày, cá đi đớp bọt, trắng bờ rạch. Ban đêm thức giấc
vào bất cứ lúc nào ta cũng nghe cá lóc táp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà. Nguồn lợi to tát
vô cùng" [26,174-175]. Ngay chính tác giả cũng khẳng định đây là một nguồn lợi vô cùng to
lớn. Và có lẽ cũng chính vì nhiều nguồn lợi này mà thiên nhiên Nam Bộ đã tạo cho con người ở
đây có tâm lí "làm chơi ăn thiệt".
Trong truyện Cấm bắt rùa, ta thấy nhân vật ông Bảy Đặng nói có vẻ cà chớn nhưng đó là
sự thật. Rùa nhiều đến nỗi ông phải ăn trừ cơm: "Ở đây, nhiều bữa tôi ăn rùa trừ cơm, ăn độn
với cơm như người ta ăn khoai lang. Ăn thét rồi ngán quá. Rùa nướng, rùa rang, rùa nấu cháo,
rùa xào lá cách, lá lốt. Riết rồi ăn gan, ăn trứng, bỏ thịt" [33,22]. Qua đoạn văn này, ta có thể
tưởng tượng rùa nhiều đến nỗi vớ tay ra là bắt được. Ăn rùa riết rồi ngán, nên ông Bảy Đặng
mới đem rùa chế biến ra thành nhiều món khác nhau, hầu cho bớt ngán, thế mà vẫn ngán. Cuối
cùng ông đành ăn trứng, ăn gan mà bỏ thịt. Do xứ này quá nhiều rùa nên ông Bảy phải dựng bồ
mà rộng lại: "Trong chòi, chú Bảy đã xây cái hồ to lớn, chứa chấp biết bao là rùa. Đôi ba trăm
con rùa đủ cỡ, đủ loại, đang cỡi đè lên nhau, chen lấn nghe lộp cộp. Con thì ngả ngửa, khoe
cái yếm vàng lườm, bốn cẳng ngoe nguẩy ben trong không khí. Con khác cố gắng quào vào
vách bồ bằng sậy, lú cổ dài nhằng..." [33,21]. Rùa đã nhiều như thế, rắn cũng không kém gì,
trong truyện Con rắn ri voi, Sơn Nam cho ta thấy một số lượng rắn nhiều vô kể ở xứ sở Nam
Bộ này: "Loại rắn rí voi, hàng hà sa số. Nó lội dưới sông rạch, trong rừng vào tháng ngập
nước như vầy" [27,57]. Rắn ri voi khổng chỉ có ở vùng sông rạch mà ngay ở trong rừng những
tháng ngập nước cũng có. Do rắn quá nhiều nên ông Bảy Đặng chỉ cần câu trong một ngày
được hơn ba chục con. Nếu rắn không nhiều thì tại sao mỗi đợt Xin Phóc xuống mua da rắn
đến cả ngàn tấn da.
Rõ ràng, thiên nhiên trong truyện ngắn của Sơn Nam là thiên nhiên thời khẩn hoang Nam
Bộ. Tuy buổi đầu có phần khó khăn, trắc trở do thiên tai địch họa, thú dữ hoành hành nhưng
không phải lúc nào thiên nhiên cũng gây khó khăn cho con người, mà trái lại nó như một kho
tàng luôn ưu ái, ban phát cho con người những đặc sản về rừng, về sông nước, như: mật ong,

gỗ, cá, tôm, rùa, rắn,... Đặc biệt là thiên nhiên đã qua bàn tay khai phá của con người thì thiên
nhiên cũng ngày càng gần gũi với con người, bớt gây khó khăn cho con người hơn, ban tặng
20


cho con người nhiều sản vật hơn. Và chính bàn tay của con người cải tạo thiên nhiên mà thiên
nhiên đã hứa hẹn một tương lai xán lạn cho cư dân ở đây bằng chính mồ hôi và công sức của
mình. Rừng rậm đã khai thác thành rẫy, không còn sợ cọp, sợ sấu như trước nữa, tâm hồn con
người trở nên thanh thản và cởi mở hơn. Thay vì câu hát xưa:
U Minh Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp tha.
Nay đổi thành:
Đường đi Rạch Giá thị quá sơn trường
Gió rung bông sậy dạ buồn nhớ ai.
Hay câu hát xưa là:
Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu phải sợ con cá vùng phải ghê.
Được đổi sang:
Đến đây thì ở lại đây
Bao giở bén rễ xanh cây hãy về.
Nam Bộ đã trở thành nơi "đất lành chim đậu", nhờ có mưa thuận gió hòa mà nơi đây ngày
càng trù phú, phồn thịnh:
Ruộng đồng mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua.
Có thể nói, thiên nhiên Nam Bộ tuy mang đầy tính khắc nghiệt nhưng đồng thời cũng ưu
ái, ban phát cho con người nhiều nguồn lợi từ rừng và từ sông mà Sơn Nam gọi là của "trời
cho", là một trong những đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam.
Nhưng thiên nhiên Nam Bộ đâu chỉ có xuất hiện trong các sáng tác của Sơn Nam mà còn
xuất hiện ở một số nhà văn khác viết về Nam Bộ nữa. Trong Đất rừng phương Nam, Đoàn
Giỏi cũng miêu tả về thiên nhiên Nam Bộ ở các góc nhìn khác nhau. Thiên nhiên Nam Bộ

trong Đất rừng phương Nam phần lớn là thiên nhiên đã qua bàn tay khai phá của con người.
21


Nguồn lợi do thiên nhiên mang lại rất lớn, nào cá, tôm, rùa, rắn, chim, cò,... đủ cả. Đoàn Giỏi
miêu tả các sản vật do thiên nhiên mang lại qua một buổi chợ quê: "Một con ba ba to gần bằng
cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt.
Những con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tấp, như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ
trong mấy chiếc giỏ cần xé. Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên
chưa lột da bày giữa đống thịt đỏ hỏn trên một tấm lá chầm. Cua biển cũng cổ, ếch cũng có,
nghêu sò cũng có. Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ các loại tôm, không kể xiết. Tôi bước thêm mấy
bước, qua những đống trái khóm chín vàng tỏa thơm mùi mật, thấy hai con trút nằm khoanh,
vảy xếp lại như những đồng hào lấp lánh. Cổ tiếng chim gì mổ nhau kêu quang quác trong
chiếc lồng kẽm chỗ tối tối" [11,8-9]. Chỉ một đoạn văn ngạn mà tác giả nói lên được rất nhiều
điều về thiên nhiên Nam Bộ. Thiên nhiên ưu đãi con người, ban phát cho con người những
nguồn lợi tự nhiên. Nhiửig những nguồn lợi này không chỉ là do sự ưu ái của thiên nhiên mà
còn do bàn tay của con người nữa. Con người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ đi vào
khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ. Thiên nhiên Nam Bộ thời khẩn hoang khi chưa qua nhiều
bàn tay khai phá của con người chỉ là một vùng đầm lầy, nê địa. Để tồn tại được, con người
phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt của mình, thậm chí cả tính mạng để chống chọi lại với
thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ hoành hành. Và để chiến thắng được thiên nhiên, con người
không phải chỉ cần có sức mạnh là đủ mà còn phải có sự gan dạ và mưu trí nữa. Nhận thấy
được điều này cho nên cũng như Sơn Nam, khi miêu tả về thiên nhiên Nam Bộ, Đoàn Giỏi
cũng chú ý đến quá trình chinh phục thiên nhiên của những con người ở vùng đất Nam Bộ này.
Trong quá trình chinh phục đó con người Nam Bộ thể hiện được sự khôn ngoan và mưu trí của
mình: "Thả bổi xuống rồi, mình ném lửa đốt cháy. Khỉ lửa tắt thì mặt bàu đã bị phủ kín dưới
một lớp tro dày chừng hai ba đốt ngón tay. Cá sấu trừng lên thở thì bị tro cay mắt, trầm lâu thì
ngạt, mà hễ bị tro cay là y như trự ra đập đuôi chạy lên bờ tức khắc. Mà không phải chạy lung
tung đâu. Chúng nối nhau trườn theo con đường mương đào sẵn, bò lên rừng. Thấy người, con
nào cũng há họng ra, toan đớp. Ông nội tôi bèn đút vô họng nó một khúc gỗ móp, dài chừng ba

tấc. Nó liền táp phập một cái, hai hàm răng dính chặt lại như ngậm cục kẹo mạch nha, không
há ra được. Tôi lập tức cầm mác xắn lên sống lưng, chỗ giáp chân sau, để cắt gân đuôi. Cái
đuôi chỉ còn có nước đập qua đập lại nhè nhẹ như đuổi ruồi chứ còn quật nổi ai? Ông cháu tôi
bèn lấy dây lạt dừa trói thúc ké hai chân sau lên lưng, còn hai chân trước thả tự do. Khớp mỏ
22


rồi, bỏ đấy, bắt con khác...". [11, 200]. Đọc qua đoạn văn này, ta thấy tác giả là người có vốn
sống thực tế vô cùng phong phú. Nếu chưa từng sống và trải nghiệm ở vùng đất Nam Bộ này
thì tác giả không thể nào có được những trang viết vừa sâu sắc vừa tinh tế như thế được. Và
đọc xong đoạn văn này, người đọc cảm thấy có sự gần gũi với truyện ngắn Bắt sấu rừng U
Minh Hạ của Sơn Nam. Nếu như ở Tháng chạp chim về Sơn Nam miêu tả nhiều sân chim với
mỗi lần tụ hợp hàng vạn con thì ở Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi cũng có cái nhìn tương
tự về sự đa dạng của các loài chim ở Nam Bộ: "Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu
cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng
những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đây, đầu hói như những ông
thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như ngỗng đậu
đến quằn nhánh cây" [11,226]. Và: "Những con chàng bè đồ sộ như con ngỗng, mỏ to bằng cổ
tay cứ gõ vào nhau lộp cộp, làm rung rung mảnh da mềm thòng xuống tận cổ như cái diều lụa
mỡ gà. Những con giang sen cổ cẳng cao lêu nghêu, nặng hàng nấm bảy cân thịt, bị khớp mỏ,
tréo cánh đứng giữa đám sếu đen, sếu xám màu đỏ, đầu không ngớt nghiêng qua nghiêng lại
ngổ theo mấy con ó biển đang lượn vòng trên kênh. Cò thì không biết bao nhiêu mà kể. Cò ngà,
cò trắng, cò xanh, cò ma... buộc từng xâu, chất nằm hàng đống (...) Chỗ này mươi giỏ le đặt
bên cạnh một đống lồng nhốt đầy chim trích. Những con trích lông xanh, mỏ đỏ như quả ớt
ngắn cặp chân hồng như đôi đũa son, coi bộ tốt mã nhất. Con nào con nấy lộng lẫy như con gà
tre, cứ ngước cổ kêu trích... trích., ché, nghe đến nhức màng tai. Chỗ kia lổn ngổn hàng sọt
chim cồng cộc lông đen như nhọ chảo, không ngớt cựa quậy, mổ vào nhau kêu léc chéc " [11,
222].
Thiên nhiên Nam Bộ cũng là nguồn cảm hứng để Đoàn Giỏi viết nên tác phẩm Đất rừng
phương Nam. Nhưng thiên nhiên Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam khác với thiên nhiên

Nam Bộ trong các truyện ngắn của Sơn Nam ở chỗ: Thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam
phần lớn là đã qua bàn tay khai phá của con người, chứ không mấy xuất hiện thiên nhiên thời
còn hoang sơ. Hơn nữa, ở Đất rừng phương Nam thiên nhiên chỉ là cái nền để làm tô đậm
thêm những vấn đề khác mà nhà văn muốn thể hiện, chứ không phải là cảm hứng chủ đạo của
tác phẩm này. Cảm hứng chủ đạo của Đất rừng phương Nam là những người con Nam Bộ có
tấm lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc. Thiên nhiên Nam Bộ xuất hiện nhiều
trong Đất rừng phương Nam nhưng đó không phải là đối tượng chính để nhà văn miêu tả. Nó
23


chỉ là những nét chấm phá để tô điểm thêm cho chủ đề chính của câu chuyện mà thôi. Đó là
nhân đan Nam Bộ trong không khí của buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Cảm hứng về thiên
nhiên là một ương những cảm hứng trong quá trình sáng tác của Sơn Nam. Cảm hứng này bắt
nguồn từ thực tế cuộc sống mà ông đã trải qua. Ông sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ cho nên ông
thuộc lòng từ con sông, dòng nước, cánh rừng... những mảng thiên nhiên này đã để lại nhiều ấn
tượng mạnh mẽ trong ông. Có những truyện ta thấy ông miêu tả vừa là cảnh sắc thiên nhiên
vừa là những chuyện về con người, như: Hương rừng, Tháng chạp chim về. Nhưng cũng có
những truyện, ông lấy thiên nhiên làm cảm hứng chính cho tác phẩm của mình. Cho nên thiên
nhiên là đối tượng miêu tả chính, các chi tiết khác chỉ là phụ trợ mà thôi. Có khi là những sản
vật do thiên nhiên mang đến cho con người, có lúc lại là thiên nhiên khắc nghiệt, lại có khi là
một cảnh con người đang chinh phục thiên nhiên, như: Con rắn ri voi, Một cuộc biển dâu,
Bắt sâu rừng u Minh Hạ. Ở Con rắn ri voi, tác giả cho ta thấy một số lượng rắn rất lớn mà
thiên nhiên ban tặng cho con người, nó là nguồn lợi vô cùng to lớn cho những người buổi đầu
đi mở đất; ở Một cuộc biển dâu thì tác giả cho ta thấy một cảnh thiên nhiên vô cùng khắc
nghiệt đối với con người, gây bao trở ngại cho con người. Khó khăn đến mức ba thằng Kìm
chết không có chỗ chôn vì nước ngập lênh láng, đành treo trên cây vậy. Còn ở Bắt sấu rừng U
Minh Hạ thì là cảnh con người chinh phục thiên nhiên- cảnh ông năm Hên dùng mưu bắt sấu,
thể hiện được quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên của con người, và đồng thời cũng là
thể hiện được tài năng và mưu trí của những người con Nam Bộ.
Có thể nói, thiên nhiên Nam Bộ là một trong những đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn

Nam. Và cũng chính yếu tố thiến nhiên này đã định hình được phong cách của ông.

1.2. Cảm hứng về con người
Con người là sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, là trung tâm của cuộc sống xã hội. Từ xưa
đến nay, văn học thường lấy con người làm đối tượng để phản ánh cuộc sống xã hội. Duy có
điều, ở mỗi thời đại, con người trong văn học được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Hơn nữa, một trong những chức năng của văn học là phản ánh cuộc sống, mà trung tâm của
bức tranh cuộc sống là con người. Con người vừa là đối tượng vừa là mục tiêu mà văn học
hướng đến. Văn học với những đặc trưng riêng của mình cho phép nó đi sâu vào việc nhận
thức, khám phá những giá tri của con người bằng hình ảnh, âm thanh...làm cho con người được
24


nhìn nhận một cách ngày càng hoàn hảo hơn, về những nỗi đau, những niềm hạnh phúc và các
khía cạnh khác trong mối quan hệ với cuộc sống. Nền văn học nào mà quan tâm đến những số
phận của con người, có sự cảm thông, chia sẻ với con người phần lớn đều thể hiện được giá trị
nhân đạo sâu sắc.
Cũng như những vấn đề khác trong văn học, con người được thể hiện trong văn học
không bao giờ là bản sao của con người trong cuộc sống, mà con người trong văn học là dạng
con người đã qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được nhà văn nhìn nhận với những dạng
thức khác nhau. Do đó, cảm hứng về con người cũng là một cách cảm nhận chủ quan của nhà
văn về con người trong cuộc sống, nhìn nhận con người theo quan niệm riêng của mình thông
qua phương tiện nghệ thuật. Thực chất của vấn đề này là việc thể hiện "tính năng động của
nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật,
là vấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng
thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời." [57,117-118]. Sơn Nam là nhà văn
sinh ra và lổn lên ở Nam Bộ, cho nên dấu ấn về con người Nam Bộ đã để lại một ấn tượng
mạnh mẽ trong ông. Điều này lí giải tại sao ông lại khắc họa rất thành công về tính cách của
con người Nam Bộ. Con người trong truyện ngắn Sơn Nam có thể được nhìn nhận ở nhiều
phương diện khác nhau, nhưng do hạn chế về năng lực, luận văn chủ yếu khảo sát con người

trong truyện ngắn Sơn Nam ở hai phương diện: Đó là con người nghĩa khí hào hiệp và con
người yêu quê hương đất nước.Con người trong truyện ngắn Sơn Nam có thể có nhiều tính
cách khác nhau, nhưng đây là hai tính cách cơ bản, xuyên suốt ương quá trình sáng tác của ông.
Sở dĩ xây dựng được những nhân vật có tính cách này là do quá trình ông thâm nhập thực tế,
lấy chất liệu từ thực tế cuộc sống mà xây dựng nên. Bởi:"(...) Trí tượng của nhà văn dù có
phong phú đến đâu, cũng không thể phong phú bằng chính bản thân thực tế. Cho nên không thể
không biết cách quan sát những sắc thái và diễn biến tỉnh vi trong cuộc sống. Bản chất con
người và cuộc sống khổng phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng qua những hiện tượng dễ thấy. Chỉ
có quan sát kĩ lưỡng, nhà văn mới có thể phát hiện được những ý nghĩa sâu xa trong từng chi
tiết cùng những diễn biến đa dạng của nó" [22,202]. Như vậy, nhà văn không chỉ là người biết
quan sát thực tế mà còn phải biết quan sát một cách thật kĩ lưỡng mới mong tìm được những ý
nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Và chính trong hồi ký của mình, Sơn Nam có một đoạn ông viết
về quá trình quan sát của ông như sau: "Rời sân vận động, về nhà, dọc đường gặp một ông lão
25


×