Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở á vùng nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TÔ HOÀNG KIA

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU
PHỤC VỤ CHO DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
VÀ DU LỊCH CHỮA BỆNH
Ở Á VÙNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh 12-2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TÔ HOÀNG KIA

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU
PHỤC VỤ CHO DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
VÀ DU LỊCH CHỮA BỆNH
Ở Á VÙNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 603195
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG VĂN PHAN


Thành phố Hồ Chí Minh 12-2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan với Khoa Địa lý, Hội đồng khoa học Trường Đại học sư
phạm Tp.Hồ Chí Minh, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện trên cơ sở hướng
dẫn của PGS.TS Đặng Văn Phan. Và nội dung của luận văn là công trình nghiên
cứu của tôi, không có sự sao chép bất kì luận văn, luận án hay đề án khác. Nếu có
sai phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tp.Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 10 năm 2012
Người cam đoan

TÔ HOÀNG KIA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

2.

Lịch sử các vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 4

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 6


4.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6

5.

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 7

6.

Những đóng góp của luận văn ..................................................................................... 9

7.

Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KHÍ HẬU, DU LỊCH
NGHỈ DƯỠNG, DU LỊCH CHỮA BỆNH. ................................................................. 11
1.1.

TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU DU LỊCH ................................................................. 11

1.2.

SINH KHÍ HẬU VÀ SINH KHÍ HẬU SỨC KHỎE CON NGƯỜI ............... 13

1.2.1.

Khái niệm về SKH ....................................................................................... 13


1.2.2.

Sinh khí hậu sức khỏe con người ................................................................ 14

1.2.3.

Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết đối với cơ thể người ........... 15

1.2.4.

Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện SKH ......................................................... 37

1.3.

DU LỊCH .............................................................................................................. 40

1.3.1.

Khái niệm...................................................................................................... 40

1.3.2.

Các loại hình du lịch .................................................................................... 41

1.3.3.

Du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh. ................................................. 42

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SKH ĐỐI VỚI DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ
DU LỊCH CHỮA BỆNH Ở Á VÙNG NAM BỘ ............................................................. 44

2.1. tổng quan về á vùng nam bộ ..................................................................................... 44
2.1.1Tổng quan về á vùng du lịch Nam Bộ ................................................................. 46
2.1.2.

Các yếu tố khí hậu của Á vùng du lịch Nam Bộ........................................... 54


2.2. đánh giá điều kiện skh tổng hợp phục vụ cho dlnd và dlcb á vùng nam bộ bằng các
chỉ số di và rsi .................................................................................................................. 70
2.1.3. Cơ sở dữ liệu để tính toán các chỉ số SKH ........................................................ 70
2.2.2.

Đánh giá DI và RSI đối với DLND và DLCB vùng Nam Bộ ......................... 70

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC HIỆU QUẢ DU
LỊCH Ở Á VÙNG NAM BỘ DỰA VÀO ĐIỀU KIỆN SKH.......................................... 91
3.1.

Định hướng ........................................................................................................... 91

3.1.1.

Theo định hướng chung của cả nước............................................................. 91

3.1.2.

Theo định hướng của á vùng ......................................................................... 92

3.1.3.


Dựa trên kết quả tính toán SKH .................................................................... 98

3.1. Giải pháp sử dụng điều kiện SKH để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở á
vùng Nam Bộ ................................................................................................................. 110
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 115
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 117


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. SKH: sinh khí hậu
2. DLND: du lịch nghỉ dưỡng
3. DLCB: du lịch chữa bệnh
4. ĐNB: Đông Nam Bộ
5. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
6. DI (discomfort index): chỉ số bất tiện nghi
7. RSI (Relative Strain Index): chỉ số căng thẳng tương đối


DANH MỤC BẢNG

Trang
1. Bảng 1.1: Một số giới hạn sinh lí liên quan đến nhiệt độ ....................................18
2. Bảng 1.2: Nhiệt trở chung của bộ quần áo ............................................................22
3. Bảng 1.3: Tổng hợp phân loại ảnh hưởng của độ ẩm ...........................................24
4. Bảng 1.4: Phản ứng của cơ thể với tốc độ gió ......................................................24
5. Bảng 1.5: Bảng phân loại khí hậu tốt xấu đối với sức khỏe .................................25
6. Bảng 1.6: Chỉ tiêu sinh học đối với con người .....................................................35
7. Bảng 1.7: Mức cảm giác nhiệt của con người.......................................................36

8. Bảng 1.8: Giá trị về giới hạn của các tác động khác nhau của chỉ số RSI............38
9. Bảng 2.1: Danh sách các trạm khí tượng, khí hậu ................................................43
10. Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá tài nguyên khí hậu tiểu vùng ĐNB
du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh ....................................43
11. Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá tài nguyên khí hậu vùng ĐNB
du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh .....................................44
12. Bảng 2.4: Thời gian hoạt động của một số loại thời tiết gây trở ngại
đến phát triển du lịch ở một số khu vực của Việt Nam .......................................44
13. Bảng 2.5: So sánh các điều kiện SKH của các địa phương ở 2 tiểu vùng ..........44
14. Bảng 2.6: Lượng mây trung bình tháng và năm .................................................53
15. Bảng 2.7: Số giờ nắng trung bình tháng và năm .................................................54
16. Bảng 2.8: Nhiệt độ trung bình tháng và năm ......................................................56
17. Bảng 2.9: Biên độ nhiệt ngày đêm của trung bình tháng và năm .......................57
18. Bảng 2.10: Độ ẩm trung bình tháng và năm .......................................................59
19. Bảng 2.11: Lượng mưa trung bình tháng và năm ...............................................60
20. Bảng 2.12: Số ngày có mưa trung bình tháng và năm ........................................61
21. Bảng 2.13: Tốc độ gió trung bình tháng và năm.................................................63


22. Bảng 2.14: Số ngày sương mù trung bình tháng và năm ....................................64
23. Bảng 2.15: Số ngày dông trung bình tháng và năm ............................................65
24. Bảng 2.16: Thời gian hoạt động của một số loại thời tiết gây trở ngại đến
phát triển du lịch ở một số khu vực của Việt Nam ...................................................66
25. Bảng 2.17: Đánh giá tài nguyên khí hậu đối với hoạt động
DLND và CB ở vùng Nam Bộ ..................................................................................67
25.Bảng 2.18: Kết quả tính toán DI trung bình 5 năm (2007-2011) .........................69
26. Bảng 2.19: Tổng hợp đánh giá điều kiện DI á vùng Nam Bộ
phục vụ cho DLND và DLCB ...................................................................................74
27. Bảng 2.20: Kết quả tính toán RSI trung bình 5 năm (2007-2011) ......................75
28. Bảng 2.21: Tổng hợp đánh giá điều kiện SKH tổng hợp RSI á vùng Nam Bộ

phục vụ cho DLND và DLCB ...................................................................................82
29. Bảng 2.22: Kết quả đánh giá điều kiện SKH cho DL và ND bằng
phương pháp thang điểm có trọng số ........................................................................85


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Trang
1. Hình 1.1: Sơ đồ về SKH........................................................................................13
2. Hình 1.2: Bức xạ Mặt trời đến Trái Đất ...............................................................14
3. Hình 2.1: Lược đồ á vùng Nam Bộ .......................................................................42
4. Hình 2.2: Lược đồ các trạm khí tượng khảo sát trong luận văn ...........................44
5. Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện mức DI trung bình 5 năm (2007-2011)
của tiểu vùng ĐNB ....................................................................................................70
6. Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện mức DI trung bình 5 năm (2007-2011)
của các địa phương vùng ĐBSCL .............................................................................72
7. Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện mức RSI trung bình 5 năm (2007-2011)
của các địa phương vùng ĐNB .................................................................................76
8. Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện mức RSI trung bình 5 năm (2007-2011)
của các địa phương vùng ĐBSCL .............................................................................79
9. Hình 2.7: Lược đồ SKH á vùng du lịch Nam Bộ ..................................................88


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khí hậu là yếu tố gắn liền với lịch sử phát triển của Trái Đất và nó tác động
đến tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như đời sống con người.
Thật vậy, ở những vùng địa lý khác nhau thì hình thành các dạng địa hình,

các loại đất, chế độ thủy văn hay các thảm thực vật khác nhau và điển hình cho từng
vùng. Tại sao lại như vậy? Tất cả đều do một yếu tố gây ra: đó là khí hậu.
Và trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thì những nơi có điều
kiện tự nhiên thuận lợi nhất là những nơi có điều kiện khí hậu ôn hòa, không quá
khắc nghiệt chính là những nơi con người tập trung đông nhất.
Xã hội loài người đã và đang trải qua các nền văn minh: nông nghiệp, công
nghiệp và bây giờ là nền văn minh hậu công nghiệp với sự phát triển vũ bão của
khoa học công nghệ. Tuy nhiên, dù là nền văn minh nào đi nữa, con người và xã hội
loài người cũng không thể tách rời và không chịu tác động của các yếu tố khí tượng
khí hậu (mây, mưa, nắng,…). Vì con người của chúng ta cần phải thở,… nông
nghiệp thì cần có nắng, mưa,…công nghiệp thì cần có nước để làm dung
môi,…ngay cả trong kiến trúc xây dựng thì ở mỗi vùng miền địa lý khác nhau cũng
có các kiểu kiến trúc khác nhau do tác động của yếu tố khí hậu.
Chính vì sự tác động và tầm ảnh hưởng quan trọng của khí hậu như vậy, mà
từ lâu nay khí hậu vẫn luôn là yếu tố được quan tâm nghiên cứu, từ nông dân cho
đến các nhà khoa học. Nếu trước đây việc nghiên cứu khí hậu chưa có sự gắn kết
với việc nghiên cứu mối liên hệ giữa khí hậu với các cơ thể sống, thì ngày nay, việc
xem xét tác động khí hậu đến đời sống con người và các hoạt động sản xuất, các
nhà khoa học thường kết hợp với quan điểm sinh thái. Chính sự kết hợp này, đã làm
cho việc nghiên cứu khí hậu được toàn diện và đầy đủ hơn, thiết thực và cụ thể hơn,
mang đậm tính sinh thái hơn và phục vụ trực tiếp cho những mục đích chuyên sâu.


2

Nói một cách ngắn gọn nghiên cứu khí hậu ứng dụng trên quan điểm sinh thái học
chính là nghiên cứu sinh khí hậu (bioclimate).
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã từng bước làm
nên những ngôi nhà từ thô sơ đến phức tạp để chống lại những điều kiện bất lợi của
thời tiết và thoả mãn nhu cầu sống ngày càng cao. Từ đó, dẫn đến việc xuất hiện các

loại hình nhà khác nhau trên những khu vực có điều kiện khí hậu khác nhau. Đặc
biệt, các loại hình nhà này đã không ngừng được cải tiến, biến đổi và hoàn thiện để
(thích nghi) tận dụng tối đa những thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những bất
lợi của điều kiện khí hậu, thời tiết khu vực mà con người sinh sống.
Ngày nay, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến trúc, khí hậu và con người
vẫn đang được các kiến trúc sư tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi nhằm thiết kế và xây
dựng nên những công trình kiến trúc hiện đại và giàu bản sắc dân tộc. Các công
trình này phải vừa thoả mãn được nhu cầu của con người vừa tiết kiệm năng lượng
và bảo vệ môi trường,… thể hiện qua các xu hướng kiến trúc tiêu biểu hiện nay như
Kiến trúc có hiệu quả năng lượng (Energy efficient building), Kiến trúc bền vững
(Sustainable Architecture), Kiến trúc xanh (Green Architecture),… Hạt nhân của
các xu hướng này chính là Kiến trúc Sinh Khí hậu (Bioclimatic Architecture).
Còn trong nông nghiệp, thì thể hiện rõ nhất trong bài thơ “Đi Cấy”: ….Trông
trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm….Như
vậy, trong nông nghiệp thì yếu tố khí hậu càng đóng quan trò quan trọng, mang tính
quyết định thời vụ, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Hoạt động du lịch thì sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu cũng là rất lớn, nhất là
đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch chữa bệnh,…
Và một mối quan hệ không thể tách rời, đó chính là diễn biến thời tiết với
sức khỏe cũng như tâm trạng tâm lý con người. Những điều kiện thời tiết diễn biến
khác nhau, có thể gây nên những biến đổi sinh lý trong cơ thể người ta khác nhau.


3

Điều này ngay từ thời xa xưa con người đã nhận ra và ngày nay đã được khoa học
chứng minh.
Ngày nay y học đã chứng minh sự thay đổi thời tiết có thể kích thích hàng
loạt người gây ra những ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở não, nhức đầu, đau lưng,
nhức xương, mệt mỏi, đau nhói vùng tim. Ở những người đứng tuổi có bệnh mạn

tính thì thời tiết thay đổi làm cho tình trạng bệnh tăng lên. Các công trình nghiên
cứu trên thế giới 100 năm gần đây cho thấy có sự liên quan giữa thời tiết nóng bức
với sự gia tăng các loại tội phạm hình sự. Con người ta trở nên hung hăng hơn khi
thời tiết quá nóng. Còn ở Mỹ, một số nhà khoa học nước này nhận xét: sự chuyển
mùa, thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đến hành vi cư xử của hơn 27%
dân Mỹ. Ngoài những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, tâm trạng và tâm lý
con người như trên, khí hậu còn có một số tác dụng có thể chữa một số bệnh như:
diệt khuẩn trên da,….Và chính điều này đã thôi thúc các nhà y học nghiên cứu ứng
dụng của khí hậu vào việc chữa một số bệnh.
Như vậy, khí hậu ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sản xuất từ nông
nghiệp, công nghiệp cho đến hoạt động du lịch, y tế,….Việc nghiên cứu sinh khí
hậu trong các lĩnh vực sản xuất cũng như sinh khí hậu người hiện nay rất được quan
tâm. Đã có nhiều bài báo, nhiều quyển sách viết về sinh khí hậu phục vụ trong nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch, mối quan hệ giữa khí hậu với vấn đề lao động,….hay
những đề tài về sinh khí hậu của một quốc gia, sinh khí hậu Việt Nam, sinh khí hậu
vùng biển,….Tuy nhiên, sinh khí hậu từng vùng của Việt Nam thì chưa được
nghiên cứu một cách cụ thể, đặc biệt là sinh khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng và
du lịch chữa bệnh (sinh khí hậu người). Nhận thấy, đây là một hướng đề tài khá mới
mẻ ở Việt Nam và khá hay, có tính ứng dụng thực tiễn cao, nhưng với khả năng
cũng như thời gian có hạn, tôi chọn đề tài: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ
HẬU ĐỐI VỚI DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ DU LỊCH CHỮA BỆNH Ở Á
VÙNG NAM BỘ.


4

2. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu
Sinh khí hậu đã được các nhà khoa học các nước trên thế giới nghiên cứu từ
rất lâu. Còn ở Việt Nam thì đây là lĩnh vực khá mới mẻ, còn non trẻ; tuy vậy, việc
nghiên cứu sinh khí hậu ứng dụng cũng đã được nghiên cứu khá đầy đủ và trong

nhiều lĩnh vực.
a. Trên thế giới
-

Cơ sở sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng – điển hình ở Ba Lan của

Giáo sư Krzysztof Blazejczyk, Khoa Địa lý và nghiên cứu vùng thuộc đại học
Warsaw, Ba Lan. Bài báo nói về sự đánh giá của tác giả đối với tài nguyên sinh khí
hậu đối với việc nghỉ dưỡng ở Ba Lan. Tác giả đưa ra các tiêu chuẩn về các thành
phần trong khí quyển đối với việc chăm sóc sức khỏe của người Ba Lan, cũng như
bảng phân loại thời tiết nhiệt sinh học.
-

Sự so sánh đơn giản về điều kiện sinh khí hậu người trong thời kì nóng/lạnh

ở một số thành phố của Mexico của A.Têjêda-Martinez (Đại học Veracruzana) và
O.R.Garcia-Cueto (Đại học Autónama de Baja). Để so sánh sinh khí hậu giữa các
thành phố, 2 tác giả đưa ra 4 chỉ số: DI (Discomfort Index - chỉ số bất tiện nghi), ET
(Effective temperature – Nhiệt độ phù hợp), I (Enthalpy Index – chỉ số bức xạ
nhiệt), và HIS (Heat Strain index – chỉ số nhiệt căng thẳng). Trên cơ sở tính toán
các chỉ số trên, so sánh các chỉ số này giữa 2 thành phố, trong 2 thời kì nóng/ lạnh,
các tác giả đã đưa ra kết luận về sự thuận lợi và khó khăn của sinh khí hậu giữa các
thành phố của Mexico.
b. Ở Việt Nam
-

Trong sách Địa lý du lịch Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ

biên) và những người khác, cũng có đưa ra các chỉ số sinh khí hậu người nhưng
chưa đưa ra kết quả nghiên cứu sinh khí hậu người đối với hoạt động du lịch của

từng vùng cụ thể.
-

Một nghiên cứu khá đầy đủ và là tài liệu tham khảo rất quan trọng về SKH,

đó là Giáo trình cơ sở SKH của PGS.TS.Nguyễn Khanh Vân. Tác giả đã trình bày


5

một cách khái quát nhất về SKH thảm thực vật tự nhiên, SKH vật nuôi và SKH
người, cũng như mối quan hệ giữa SKH với các khoa học khác.
-

Nguyễn Khanh Vân ngoài Luận án Tiến sĩ “ Phân loại SKH thảm thực vật tự

nhiên Việt Nam (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh)”, 1993 – Liên Bang Nga, cùng
những người khác cũng thực hiện các đề tài về SKH như: Đánh giá điều kiện SKH
phục vụ công tác điều dưỡng ở miền núi Việt Nam (năm 1995 – Đề tài cấp Viện
Địa lý); Điều kiện SKH hậu dải ven biển Việt Nam (1998); Cơ sở khoa học và ý
nghĩa thực tiễn của việc xây dựng bản đồ SKH ở Việt Nam (1991); Xây dựng bản
đồ SKH Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 (1992); Sử dụng hợp lý tài nguyên SKH cho
phát triển sản xuất và cho dân sinh, du lịch vùng hồ Hòa Bình (1993); Nghiên cứu
sinh khí hậu người phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam (2000);
Classification and assessment of bioclimatic conditions for tourism, health resort
and some weather therapies in Viet Nam (2008). Gần đây nhất, Nguyễn Khanh
Vân-Hoàng Bắc và Hoàng Thị Kiều Oanh đã thực hiện bài báo: Nghiên cứu đánh
giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển - đảo bờ đông
và bờ tây vùng Nam Bộ Việt Nam; bài báo này các tác giả một mặt đánh giá các tác
động riêng rẽ của các yếu tố khí hậu đến sức khỏe con người, mặt khác sử dụng các

chỉ số SKH tổng hợp. Qua bài báo, các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt về một số điều
kiện SKH giữa bờ đông (Vũng Tàu, Côn Đảo) và bờ tây (Rạch Giá, Phú Quốc), chỉ
sự khác biệt đó đã ảnh hưởng tới tính mùa vụ có khác nhau của hoạt động du lịch
của bờ đông – tây của Nam Bộ.
-

Bài báo khoa học: Đánh giá tài nguyên SKH phục vụ phát triển du lịch tỉnh

Thừa Thiên – Huế của Nguyễn Thám và Nguyễn Hoàng Sơn, đánh giá SKH phục
vụ du lịch ở Thừa Thiên – Huế và trong bài báo này 2 tác giả sử dụng Chỉ số bất
tiện nghi – DI, để đánh giá SKH.
-

Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và du lịch – Tạp chí khí

tượng thủy văn tháng 5/2011, cũng đưa ra các chỉ số: TCI (Tourism Climate Index –
Chỉ số khí hậu du lịch); RSI (Relative Strain Index).


6

Như vậy, qua lịch sử nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học viên
thấy rằng: việc nghiên cứu SKH phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở
á vùng Nam Bộ (Việt Nam) là chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục đích của đề tài:
-

Tìm hiểu sâu hơn về điều kiện sinh khí hậu con người, mối quan hệ giữa khí


hậu với sức khỏe con người, giữa khí hậu với du lịch.
-

Tìm ra những khoảng thời gian, những địa phương có điều kiện SKH thuận

lợi nhất, tương đối thuận lợi và ít thuận lợi ở á vùng Nam Bộ đối với hoạt động du
lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh.
-

Kiến nghị một số giải pháp để quy hoạch và phát triển du lịch bền vững ở á

vùng Nam bộ trên cơ sở SKH.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
-

Làm rõ mối quan hệ giữa khí hậu với sức khỏe con người và các hoạt động

du lịch trên các cơ sở lý luận và thực tiễn.
-

Thông qua việc đánh giá SKH đối với du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa

bệnh ở vùng Nam Bộ, đề tài đưa ra những điểm du lịch có SKH tốt và thời gian du
lịch tốt nhất đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng Nam Bộ.
-

Sử dụng các chỉ số tính toán SKH tại một số điểm du lịch ở vùng Nam Bộ.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
a. Không gian: nghiên cứu SKH phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch

chữa bệnh ở vùng Nam Bộ (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long); mỗi tiểu
vùng, tác giả chỉ đánh giá SKH ở một vài địa điểm chứ không đánh giá tất cả các
địa điểm du lịch trong mỗi tiểu vùng. (Cụ thể, trong luận văn này học viên sẽ tính
toán số liệu của 10 trạm khí tượng; riêng tỉnh Bình Phước học viên lấy số liệu tại
trạm Phước Long – mỗi tiểu vùng là 5 trạm đại diện).


7

b. Nội dung: 2 chỉ số khí hậu tổng hợp thống kê, phân tích, đánh giá điều
kiện SKH phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh. Bên cạnh đó, học viên
cũng sử dụng các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó để so
sánh và làm hoàn thiện nội dung của bài luận văn tốt nghiệp.
c. Thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu quan trắc khí tượng trong 5 năm
gần đây nhất và sẽ được thực hiện kể từ khi đề cương được hội đồng khoa học
thông qua.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
a. Hệ thống các quan điểm
-

Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và

được xem là đặc trưng của địa lý học. Đó là khi xem xét các sự vật hiện tượng địa
lý phải đặt chúng trong mối quan hệ về không gian. Quan điểm này luôn được sự
đồng thuận cao bởi trong thực tế các sự vật và hiện tượng địa lý luôn có sự phân
hóa về mặt không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn đặt các tỉnh thành phố trong vùng và
các vùng trong quan hệ không gian với các vùng khác trong cả nước.
-


Quan điểm hệ thống: Khí hậu, con người và hoạt động du lịch, cũng như các

quá trình vận động của tự nhiên, kinh tế - xã hội không phải là một quá trình đơn lẻ,
độc lập mà còn gắn kết với các quá trình vận động tự nhiên, xã hội khác. Chúng là
bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và
phát triển không ngừng, do đó, phải xem xét trên quan điểm hệ thống.
-

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Các sự vật hiện tượng trong quá trình vận

động và phát triển của mình không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự
thay đổi theo thời gian. Đặc biệt là vấn đề khí hậu, con người và nhu cầu của con
người luôn có sự đa dạng và biến đổi phức tạp. Sự phát triển con người từ quan
niệm, nhận thức, bản chất, thái độ đối xử,…với vấn đề này trong quá khứ luôn có sự
ảnh hưởng nhất định đến quá trình đánh giá trong hiện tại và tương lai. Nhất là,
trong bối cảnh hiện nay, tình trạng biến đồi khí hậu đang diễn ra rất căng thẳng. Do


8

đó, việc nghiên cứu đề tài luôn được xem xét trong mối liên hệ quá khứ-hiện tạitương lai để làm rõ hơn bản chất vấn đề theo thời gian, đảm bảo được tính logic,
khoa học và chính xác.
-

Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Quá trình phát triển con người

luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đồng thời con ngời cũng có những
tác động làm biến đổi môi trường xung quanh. Trong tình trạng biến đổi khí hậu
đang diễn ra và tác động xấu đến cuộc sống loài người. Do đó, để hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, con người trong quá trình phát triển của

mình cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững khi nghiên cứu
vấn đề này. Phát triển con người phải đi đôi với phát triển kinh tế, công bằng xã hội
và phát triển môi trường bền vững, mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống.
b. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng

trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, Trên cơ sở sưu tầm nhiều nguồn tài liệu
có liên quan, chúng ta tiến hành lựa chọn và xử lý nguồn thông tin, số liệu đáng tin
cậy nhất phục vụ hiệu quả cho đề tài.
-

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa trên việc phân tích nguồn tài liệu đã

có cũng như nhận định từ quan sát thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn diện về
vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất
đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đặt ra.
-

Phương pháp thống kê các số liệu thu thập nhằm lượng hóa các thông tin,

làm tăng tính định lượng trong khi lập luận nghiên cứu các sự vật hiện tượng địa lý,
sẽ là giảm đi sự suy đoán định tính.
-

Phương pháp dự báo: Đề tài sử dụng phương pháp dự báo trên cơ sở tính

toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật

hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.


9

-

Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính

khoa học và đưa ra những dự báo chính xác, hợp lý,…cần phải tham khảo ý kiến
của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu có liên quan với nội dung của đề tài.
6. Những đóng góp của luận văn
-

Góp phần là phong phú thêm cơ sở lý luận về nghiên cứu SKH sức khỏe con

người nói chung cũng như mối quan hệ giữa khí hậu – sức khỏe – du lịch.
-

Xác định rõ điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH đối với sức khỏe con

người, đối với du lịch và nghỉ dưỡng ở á vùng Nam Bộ.
-

Tạo cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển

kinh tế vùng, nhất là chính sách phát triển kinh tế du lịch.
-

Góp phần vào định hướng phát triển du lịch bền vững của á vùng.


7. Cấu trúc của luận văn
-

PHẦN MỞ ĐẦU:
+ Tính cấp thiết của đề tài
+ Lịch sử nghiên cứu
+ Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
+ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
+ Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
+ Những đóng góp của luận văn

-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

-

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

-

NỘI DUNG: Gồm 3 chương:
+ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KHÍ
HẬU VÀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG, DU LỊCH CHỮA BỆNH.
+ Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SKH ĐỐI VỚI DU LỊCH
NGHỈ DƯỠNG VÀ DU LỊCH CHỮA BỆNH Ở Á VÙNG NAM BỘ


10


+ Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG Á VÙNG NAM BỘ DỰA VÀO ĐIỀU KIỆN SKH.
-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

PHỤ LỤC


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KHÍ HẬU,
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG, DU LỊCH CHỮA BỆNH.
1.1. TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU DU LỊCH
Khí hậu là một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát triển
du lịch. Từ cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều dự án quy
hoạch phát triển du lịch ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ở những nơi có khí
hậu trong lành, mát mẻ như: Dovos, Crans-Montan, Lesyin ở Thụy Sĩ,
Kitzibunel,…ở Đức, Shimla, Dazilung, Neinitan ở Ấn Độ, núi Thái Sơn ở Trung
Quốc; Sapa, Đà Lạt, Bạch Mã, Ba Vì, Mẫu Sơn, Bà Nà, Tam Đảo ở Việt Nam. Các
điều kiện của tài nguyên khí hậu khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển du
lịch khá đa dạng như: tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người; tài
nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng; tài nguyên khí hậu phục vụ
cho các hoạt động thể thao mùa đông; tài nguyên khí hậu thích hợp cho các hoạt
động du lịch tắm, lặn biển và thể thao biển,….
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người: Tài nguyên khí hậu
là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió,

bức xạ nhiệt.
Các yếu tố khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến 2 cực, theo độ
cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa
lý, thủy văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con người.
Vì vậy, các yếu tố của khí hậu ở nhiều nơi trong từng thời gian nhất định có
thể tạo ra những điều kiện sống thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con người,
hấp dẫn du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai nhiều loại hình du lịch.
Ngược lại, có nhiều địa phương, quốc gia, các yếu tố khí hậu có những ảnh hưởng
không tốt cho sức khỏe con người, giảm sức hấp dẫn du khách, gây khó khăn cho
việc triển khai các hoạt động du lịch.


12

Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để
xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người (sinh khí hậu người). Các
nhà nghiên cứu du lịch cũng như các nhà quản lý kinh doanh du lịch thường vận
dụng các chỉ tiêu khí hậu, sinh học để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, mức độ
phù hợp với sức khỏe con người của khí hậu hoạt động du lịch. Trong thực tế,
những điều kiện khí hậu ôn hòa thường hấp dẫn khách du lịch. Du khách thường
không thích những nơi có các yếu tố khí hậu quá lạnh, quá nóng, độ ẩm quá cao
hoặc quá thấp, tốc độ gió mạnh, ít ánh nắng. Những người ở xứ nóng trong những
ngày hè oi bức thường thích đi nghỉ mát ở các vùng biển hoặc ở các vùng núi, cao
nguyên có khí hậu mát mẻ, khả năng chịu lạnh kém hơn. Những người sống ở xứ
lạnh thường đi nghỉ đông ở những vùng ấm áp và khả năng chịu lạnh tốt hơn.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình
du lịch chữa bệnh, an dưỡng. Một số loại bệnh như huyết áp, tim mạch, thần kinh,
hô hấp rất cần được điều trị, có sự kết hợp giữa các liệu pháp y học với tài nguyên
du lịch tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ. Các điều

kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng, độ trong lành của
không khí có tác dụng tốt cho việc chữa lành bệnh và phục hồi sức khỏe của con
người.
Ngoài việc phân bố ở những nơi có nguồn tài nguyên khác nhau như nước
khoáng, bãi biển đẹp, có nhiều ánh nắng, nơi có phong cảnh đẹp, các điểm du lịch
chữa bệnh, nghỉ dưỡng ở Việt Nam cũng như trên thế giới thường được xây dựng,
phát triển ở những nơi có khí hậu tốt, thích hợp với sức khỏe của con người như ở
ven các hồ, ven biển và các vùng núi, cao nguyên.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao,
vui chơi giải trí.


13

Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như bơi thuyền, lướt ván, bơi
lội, lặn, tắm biển, hồ, thường được triển khai ở những vùng ven biển, hồ có các điều
kiện về tốc độ gió và nhiệt độ của nước phù hợp và nhiều ánh nắng.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch
và hấp dẫn du khách được coi là tài nguyên du lịch như: có nhiều ngày thời tiết tốt,
số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không khí không
quá cao cũng không quá thấp, không có hoặc ít thiên tai và những diễn biến thời tiết
đặc biệt. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch của khí hậu, ở
các địa phương, các quốc gia trong nhiều thời kỳ trong năm còn có những yếu tố
khí hậu không thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch như: những thời
kỳ mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, tốc độ gió lớn, có nhiều thiên
tai. Để khắc phục được tính mùa vụ, những hạn chế của khí hậu đối với các hoạt
động du lịch cần phải nghiên cứu, đánh giá cả những điều kiện thuận lợi và không
thuận lợi để có những định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các điều kiện
thuận lợi, hạn chế những tác động tiêu cực của khí hậu với các hoạt động du lịch.

1.2. SINH KHÍ HẬU VÀ SINH KHÍ HẬU SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1.2.1. Khái niệm về SKH
Theo Từ điển Bách Khoa Nông nghiệp. Trung tâm quốc gia biên soạn Từ
điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1991, tr.365: “SKH là bộ môn khoa học liên
ngành giữa Khí hậu học và Sinh thái học, nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu
đối với cơ thể sống. SKH chú trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu
(bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm,…) trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết
trong phạm vi từng vùng và trong từng khu vực nhỏ (vi khí hậu), trong cảnh quan
và thiết bị chuồng trại do con người tạo nên cho cây trồng vật nuôi. Nghiên cứu


14

SKH là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật để nâng cao sức sản
xuất của một môi trường nhất định”.
Theo nhận định của học viên: “SKH là việc nghiên cứu khí hậu ứng dụng
trong các lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, y học, du lịch, xây dựng trên quan
điểm sinh thái”.

Khí hậu học

Sinh thái học

SKH
nông
nghiệp

SKH
thảm
thực vật


Sinh khí hậu
SKH sức
khỏe con
người

Kiến trúc
SKH

Hình 1.1: Sơ đồ về SKH

Như vậy, SKH ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống và việc
nghiên cứu SKH cũng là cơ sở cho việc phát triển bền vững về lâm nghiệp, nông
nghiệp, du lịch,…
1.2.2. Sinh khí hậu sức khỏe con người


15

SKH sức khỏe con người nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu-thời
tiết lên cơ thể người (các cơ quan cảm thụ, sức khỏe con người nói chung) phục vụ
dân sinh, phát triển kinh tế du lịch, điều dưỡng cũng như các hoạt động sản xuất
khác của con người.
1.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết đối với cơ thể người
1.2.3.1.

Bức xạ Mặt Trời

Hình 1.2: Bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất



16

Bức xạ Mặt Trời gồm một dãy phổ từ khoảng 108 đến 1010cm. Tuy nhiên, chỉ
có một ít tia có thể lọt qua được một số “cửa ngăn” nhất định trong khí quyển.
Mắt người có thể cảm thụ được ánh sáng và phân biệt được màu sắc trong
phạm vi từ 302μm đến 780μm nhưng nhạy cảm nhất với các tia có bước sóng
550μm.
Các bức xạ của Mặt Trời và của tia hồng ngoại có bước sóng dài và được
phát mạnh hay yếu đều gây ra những tác động quang hóa. Những tia này không
phản xạ hắt lại, nhưng có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua da và mắt. Những
tia phản xạ được trên bề mặt của lớp da người bao gồm các tia nhìn thấy được (đỏ,
da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) và các tia gần sát với tia hồng ngoại. Da trắng
phản xạ được trên 40% bức xạ Mặt Trời, khả năng phản xạ của da màu thấp hơn da
trắng. Mức độ phản xạ đó thực tế đã làm giảm nhẹ gánh nặng nhiệt cho người da
trắng. Mức độ phản xạ đó đối với tia tử ngoại cũng tương tự như tia hồng ngoại
nhỏ. Các tia nhìn thấy được và các tia gần sát với tia hồng ngoại có thể lọt qua lớp
thượng bì, nên sức nóng của bức xạ Mặt Trời có thể lưu lại một phần trong lớp bì và
các lớp mô ở sâu hơn. Tia tử ngoại và tia hồng ngoại được hấp thụ chủ yếu ở lớp
sừng của da.
Trong điều kiện môi trường nóng quá hoặc ẩm quá, nhiệt lượng sẽ cộng thêm
vào tải trọng nhiệt toàn phần làm cho chúng ta bị râm nắng hoặc say nắng. Ở các
vùng như sa mạc nhiệt đới hoặc ở các khu rộng lớn phủ đầy tuyết, gặp lúc quang
mây, ánh sáng Mặt Trời thường có độ chói sáng đến lóa mắt, vì thế những người
sống ở các vùng đó cần có kính râm để bảo vệ mắt.
Về tác dụng quang hóa xảy ra trên da, trong tự nhiên người ta thường thấy
các tia có bước sóng khoảng 0,3μ thúc đẩy việc tạo ra vitamin D và làm cho da bị
xạm màu. Những hậu quả như hình thành các sắc tố da, làm dày lớp sừng ở da, sớm
lão hóa da và cuối cùng gây ung thư da là kết quả thường thấy do tác động ban đầu



×