Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Thu Thủy

HỒI KÍ
CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỒI THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:

- Các thầy cô và cán bộ của Phịng Khoa học cơng nghệ và Sau Đại học
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học.

- Các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã hỗ trợ tơi
tận tình trong việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hồn thành tốt luận văn.

- Tất cả các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 23 chun ngành Lí luận
văn học.

- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần để tơi hồn thành


luận văn này.

- Đặc biệt tơi vơ cùng tri ân TS. Nguyễn Hồi Thanh, người đã gợi ý cho tôi
đề tài luận văn này đồng thời đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.

Tác giả
Lê Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................................ 6
6. Bố cục luận văn .................................................................................................................... 7
Chương 1: KHÁI QUÁT THỂ LOẠI HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ VÕ NGUYÊN GIÁP ............ 8

1.1. Thể loại hồi kí .................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm hồi kí ...................................................................................................... 10

1.1.2.1. Tính xác thực........................................................................................... 10
1.1.2.2. Tính chủ thể đậm nét ............................................................................... 12
1.1.2.3. Kể chuyện theo sự hồi tưởng .................................................................. 13
1.1.3. Phân biệt hồi kí với các khái niệm gần gũi ............................................................ 14

1.1.3.1. Hồi kí với bút kí ...................................................................................... 15

1.1.3.2. Hồi kí với kí sự........................................................................................ 17
1.1.3.3. Hồi kí với tự truyện ................................................................................. 18
1.2. Thể loại hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam ..................................... 20
1.2.1. Q trình phát triển của hồi kí trong văn học Việt Nam ........................................ 20
1.2.2. Vị trí của hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam............................................. 25

1.3. Hồi kí Võ Ngun Giáp ................................................................................... 28
1.3.1. Đơi nét về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp................................................. 28
1.3.2. Nhà văn Hữu Mai – người có “mối duyên” đặc biệt với Võ Nguyên Giáp ........... 32
1.3.3. Thời gian hình thành, nội dung cơ bản và giá trị hồi kí Võ Nguyên Giáp ............. 35
1.3.4. Vị trí hồi kí Võ Nguyên Giáp trong hồi kí cách mạng ........................................... 41


Chương 2: THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI ANH HÙNG TRONG HỒI KÍ VÕ
NGUYÊN GIÁP ..................................................................................................................... 43

2.1. Thời đại hào hùng ........................................................................................... 43
2.1.1. Buổi đầu cách mạng – “Từ nhân dân mà ra” ......................................................... 43
2.1.2. Nhà nước non trẻ - khó khăn chồng chất khó khăn................................................ 50
2.1.3. Kháng chiến trường kì và những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ............................ 53

2.2. Chân dung những con người anh hùng vĩ đại .............................................. 57
2.2.1. Chân dung lãnh tụ dân tộc – Hồ Chí Minh ............................................................ 58

2.2.1.1. Hồ Chí Minh – một trí tuệ tuyệt vời ....................................................... 59
2.2.1.2. Hồ Chí Minh – nhân cách sáng ngời....................................................... 63
2.2.1.3. Hồ Chí Minh – con người hết lịng vì dân vì nước ................................. 66
2.2.2. Chân dung các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân .......................................................... 68

2.2.2.1. Những con người gan dạ, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu .............. 68

2.2.2.2. Những con người luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi ....................... 72
2.2.2.3. Tập thể những con người đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi trong đời sống ...... 73
2.3. Võ Nguyên Giáp – chân dung một vị dũng tướng, trí tướng, nhân tướng 78
2.3.1. Võ Nguyên Giáp – thiên tài quân sự Việt Nam ..................................................... 78

2.3.1.1. Võ Nguyên Giáp - Nhà chiến lược tài ba................................................ 79
2.3.1.2. Võ Nguyên Giáp - Nhà chỉ huy xuất chúng............................................ 82
2.3.2. Võ Nguyên Giáp – vị tướng tiêu biểu cho dũng khí dân tộc Việt Nam ................. 86

2.3.2.1. Vị tướng tự tin và quyết đoán ................................................................. 87
2.3.2.2. Vị tướng với tinh thần quyết chiến quyết thắng ..................................... 91
2.3.3. Võ Nguyên Giáp – một nhân cách cao đẹp ............................................................ 93

2.3.3.1. Tình yêu tha thiết với tổ quốc, với nhân dân .......................................... 93
2.3.3.2. Cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng ....................................... 97
2.3.3.3. Khiêm nhường, bình dị, giàu lịng nhân ái ............................................. 99
Chương 3. HỒI KÍ VÕ NGUN GIÁP NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT102

3.1. Nghệ thuật khai thác và trình bày tư liệu ................................................... 102
3.1.1. Nghệ thuật khai thác tư liệu ................................................................................. 102


3.1.2. Nghệ thuật trình bày tư liệu .................................................................................. 108
3.1.3. Hiệu quả thông tin – thẩm mĩ ............................................................................... 112

3.2. Nghệ thuật kể chuyện.................................................................................... 114
3.2.1. Sự kết hợp giữa người kể và người ghi ................................................................ 115
3.2.2. Sự linh hoạt về kết cấu trần thuật ......................................................................... 118

3.2.2.1. Tuần tự, đảo chiều, hồi cố về thời gian ................................................. 118

3.2.2.2. Nghệ thuật giảm tốc, tăng tốc trong trần thuật...................................... 122
3.2.3. Giọng điệu người kể chuyện ................................................................................ 126

3.2.3.1. Giọng bình luận chính luận ................................................................... 126
3.2.3.2. Giọng trữ tình ........................................................................................ 129
3.2.3.3. Giọng dí dỏm, hài hước, châm biếm ..................................................... 131
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...................................................................... 134
3.3.1. Sự phong phú của các lớp từ ................................................................................ 134
3.3.2. Sự đa dạng của các kiểu câu ................................................................................. 137
3.3.3. Sự linh hoạt trong cách thức biểu đạt và sử dụng biện pháp tu từ ....................... 139
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 149


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tính từ mốc thời gian lịch sử năm 1975, đất nước Việt Nam đã lập lại hịa bình
thống nhất gần 40 năm nhưng đến hơm nay dư âm của chiến tranh vẫn cịn như vang
vọng trong tâm thức mỗi người dân đất Việt. Ngay trong những năm tháng kháng
chiến các áng văn thơ về đề tài chiến tranh đã rất nhiều, những năm hòa bình lập lại,
tiếng nói cá nhân được thể hiện mạnh mẽ, con người có dịp nhìn lại, chiêm nghiệm
những gì đã trải qua, nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau như truyện, thơ, tiểu
thuyết…đã có những thành cơng nhất định. Trong các thể loại ấy thì kí với đặc điểm
nặng về tính sự kiện, tính xác thực cũng đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh thành cơng,
sâu sắc những tháng năm nhiều gian khổ nhưng đầy vinh quang của dân tộc. Nhắc đến
kí chúng tơi khơng qn đề cập đến hồi kí. Hồi kí với những đặc điểm riêng của thể
loại không chỉ cung cấp cho người đọc những tư liệu chính xác mà trong đó cịn bao
hàm cả những suy nghĩ, trăn trở, cảm nhận mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết.

Từ sau những năm đổi mới nhiều tác phẩm nhật kí chiến tranh, hồi kí của các tướng
lĩnh được xuất bản với số lượng lớn, được đơng đảo bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
Hồi kí là một tiểu loại thuộc kí văn học. Từ xưa đến nay, người nghiên cứu khi
tìm hiểu thể loại này thường chỉ chú ý tới tác phẩm của các nhà văn như hồi kí Ngun
Ngọc, Tơ Hồi, Ma Văn Kháng, Đặng Thai Mai…hồi kí của các tướng lĩnh do nặng về
tính sự kiện nên nhiều khi chưa được quan tâm như một tác phẩm văn học.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng đại tài của dân tộc, một chứng nhân lịch
sử quan trọng, từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ngay
từ những ngày đầu tiên, ông cũng là người thân cận, là học trị xuất sắc của Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng so với các loại hình nghệ thuật khác như âm
nhạc, điện ảnh, điêu khắc thì chân dung Đại tướng trong văn học chưa được chú trọng.
Chân dung ấy mới chỉ cụ thể, đầy đủ và khá sắc nét trong những cuốn hồi kí của chính
Đại tướng. Hồi kí của Võ Nguyên Giáp ngay từ khi mới ra đời đã được bạn đọc nồng
nhiệt đón nhận. Các tác phẩm khơng chỉ có giá trị lịch sử mà cũng giàu giá trị văn học.
Qua hồi kí, Võ Ngun Giáp khơng chỉ giúp người đọc hình dung rõ nét bức tranh


2
hiện thực hào hùng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà còn thể hiện những cảm xúc,
những suy nghĩ, trăn trở của vị tướng về nhân dân, về cách mạng, về Bác Hồ. Và mặc
dù không nhiều lần nhắc đến mình nhưng ẩn sau bức tranh hiện thực người đọc vẫn
nhận ra chân dung một vị tướng tài, một con người tận tâm, tận sức với đất nước.
Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12, người viết sách đã trích một đoạn
trong hồi kí Những năm tháng khơng thể nào quên của Võ Nguyên Giáp đặt tên là
“Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” đưa vào nội dung bài học cũng cho thấy ý
nghĩa và giá trị của tác phẩm.
Với những lí do trên chúng tơi đã lựa chọn đề tài Hồi kí của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp làm vấn đề nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Trong các Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học và các bộ sách Lí luận văn
học, thể hồi kí cũng được nhắc đến một cách sơ nét. Phần lớn các ý kiến đều thống
nhất đây là một tiểu loại của thể kí, là thể loại chú trọng nhiều đến những biến cố,
những sự kiện trong quá khứ mà người kể là người tham dự trực tiếp hoặc đã từng
chứng kiến sự việc xảy ra.
Giữa tháng 5 – 1966, Tạp chí văn học đã mở đợt trao đổi về thể kí và vấn đề viết
về người thật việc thật. Từ 1966 đến 1967 đã có nhiều bài viết đề cập đến thể kí trong
đó cũng có điểm qua về thể loại hồi kí.
Viết về q trình hình thành cũng như những đổi mới của thể kí trong thời kì mới
trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2006 tác giả Đỗ Hải Ninh có bài viết “Kí
trên hành trình đổi mới”. Trong bài viết, tác giả cho rằng: hồi kí khơng phải là thể loại
xa lạ trong đời sống văn học tuy nhiên phải đến giai đoạn sau năm 1975 và đặc biệt
sau 1986 hồi kí mới phát triển mạnh mẽ. Tác giả đã đi vào lí giải nguyên nhân của vấn
đề này. Nguyên nhân thứ nhất phải kể đến đó là từ nhu cầu nội tại của nhà văn, muốn
lưu giữ lại những câu chuyện đã xảy ra, những kí ức xa xưa, những sự thật chưa được
khám phá; thứ hai trong thời kì đổi mới “khơng khí cởi mở và dân chủ tạo điều kiện
cho nhà văn có cơ hội bộch bạch, hé lộ những nỗi niềm gan ruột, nhưng trăn trở, suy
tư của cái tơi” [66, tr.74]. Trong số các tác phẩm hồi kí được xuất bản, tác giả điểm
qua các hồi kí cách mạng – hồi kí do các vị tướng, nhà hoạt động chính trị, những


3
người tham gia trực tiếp trong cuộc kháng chiến viết và thứ hai là hồi kí của các nhà
văn. Tác giả chỉ ra điểm khác biệt giữa hồi kí cách mạng và hồi kí của nhà văn từ đó đi
sâu vào tìm hiểu một số đặc điểm hồi kí thời kì đổi mới. Hồi kí thời kì đổi mới là hành
trình khám phá những số phận, nhân cách và thế giới tâm hồn con người. Các tác giả
không chỉ bao quát bức tranh cuộc sống, các chân dung thời đại mà trong đó chứa
đựng những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về số phận của đồng nghiệp, bạn
bè, người thân trong đó có hình ảnh của chính người viết. Về phương diện nghệ thuật,
tác giả Đỗ Hải Ninh chỉ ra rằng mỗi tác giả đều có một cách kể riêng với dụng ý nghệ

thuật rõ ràng. Phần cuối bài viết, tác giả chỉ ra những thách thức của các cây bút trong
việc viết hồi kí nhưng vẫn khẳng định rằng mặc cho những thách thức của thể loại, nhà
văn vẫn tiếp tục viết.
Năm 2008 cũng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 10, tác giả Lí Hồi Thu có
bài viết “Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới”. Mở đầu bài viết tác giả đi vào lí giải sức
hấp dẫn mà thể loại hồi kí mang đến. Sau đó người nghiên cứu phân tích hồi kí, bút kí
thời kì đổi mới trên hai phương diện nội dung và hình thức. Về phương diện nội dung,
tác giả Lí Hồi Thu nhấn mạnh: “bên cạnh bức tranh mn màu muôn sắc của cuộc
sống đương đại – vẫn là chân dung hiện thực của đất nước, của dân tộc qua chiều dài
thế kỉ, đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại” [86, tr.77]. Cùng với việc
khai triển nội dung trên, tác giả cũng chỉ ra rằng một vấn đề được các tác giả thời kì
này quan tâm là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và những biến động trên thế
giới. Bên cạnh những mảng đề tài lớn thì một vấn đề mà các tác giả cũng đặc biệt chú
ý sau thời kì đổi mới đó là cuộc sống thời bình với nhiều ngổn ngang, bề bộn, xơ bồ,
đó là những số phận và chân dung con người. Nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh và Lí Hồi
Thu đều cùng quan điểm cho rằng hồi kí sau đổi mới quan tâm đến nhiều vấn đề trong
cuộc sống, cả những vấn đề vĩ mô và vấn đề vi mô, cả đời sống xã hội và đời sống văn
học. Đặc biệt nhiều vấn đề mà trước đây né tránh thì đến nay với một độ lùi thời gian
nhất định và sự cởi mở, dân chủ trong đời sống văn học nhiều tác giả không ngại ngần
đề cập tới. Về mặt nghệ thuật, Lí Hồi Thu cho rằng hồi kí thời kì này khá đa dạng về
giọng điệu, mỗi tác giả đều có dụng ý trong việc kể để tạo nên giọng điệu riêng cho tác


4
phẩm của mình. Cũng chính sự phong phú về giọng điệu ấy đã góp phần đa dạng hóa
kết cấu cho tác phẩm.
Tháng 11- 2008, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Lan Anh Hồi kí của một số nhà
văn Việt Nam hiện đại (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội) nghiên
cứu khá công phu về thể loại hồi kí của văn học Việt Nam hiện đại. Do điều kiện cách
trở về không gian, người viết chưa có điều kiện tham khảo đề tài này.

Năm 2011, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thúy Đặc điểm của hồi kí
Văn học Việt Nam từ 1986 đến nay (Đại học Vinh) nghiên cứu một cách tổng quan về
thể loại hồi kí và đi vào phần chính của luận văn là tìm hiểu đặc điểm hồi kí văn học
Việt Nam từ 1986 qua hai phương diện nội dung và hình thức. Trong phạm vi luận
văn, tác giả tập trung khảo sát các hồi kí của tác giả Tơ Hoài, Ma Văn Kháng, Xuân
Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Tố Hữu, Đào Xuân Quý, Bùi Ngọc Tấn, Hoàng Minh Châu.
Ngoài ra cũng có nhiều đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn nghiên cứu về thể
loại hồi kí của một số nhà văn, có thể kể đến như luận văn tốt nghiệp Đặc điểm của tự
truyện và hồi kí Nguyên Hồng (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh); Đóng góp
của Ma Văn Kháng cho thể loại hồi kí (Đại học Vinh)…
Hồi kí Võ Nguyên Giáp gồm tổng tập sáu hồi kí, lúc đầu là những cuốn hồi kí
riêng lẻ được xuất bản vào những khoảng thời gian khác nhau, sau đó được tổng hợp
lại thành một tổng tập hồi kí Võ Ngun Giáp. Năm 1975 Nguyễn Cơng Hoan, có bài
viết “Suy nghĩ về Những năm tháng khơng thể nào qn” trên Tạp chí văn học. Tiếp
sau đó đến năm 1976, Đồn Thu Hương cũng trên Tạp chí văn học có bài viết: “Hình
ảnh Bác Hồ trong Những năm tháng không thể nào quên”. Tác giả đã đưa ra những
đánh giá mang tính tổng thể về cuốn hồi kí Những năm tháng không thể nào quên và
khẳng định giá trị nhiều mặt của tác phẩm. Người nghiên cứu tập trung vào hình tượng
nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm: hình tượng Bác Hồ, từ đó chỉ ra vẻ đẹp của Bác
qua những trang hồi kí.
Năm 1977 nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong bài viết “Đọc hồi kí cách mạng
nghĩ về vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam” in trên Tạp chí văn học đã
khẳng định giá trị của dịng hồi kí cách mạng. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một
điểm độc đáo, hiếm thấy ở hồi kí trên thế giới đó là hiện tượng phối hợp chặt chẽ giữa


5
người kể - chiến sĩ cách mạng và người ghi – nghệ sĩ cách mạng. Chính sự phối hợp
độc đáo này đã tạo nên nhiều tác phẩm hồi kí vừa giàu tính tư liệu, vừa giàu giá trị văn
học mà nếu thiếu nó thì “văn học của chúng ta sẽ nghèo đi biết bao nhiêu” [77, tr.18].

Trong bài viết, nhà nghiên cứu đề cập đến vẻ đẹp cao cả của những chiến sĩ cách mạng
và đặc biệt chú ý đến những người cộng sản lớp đầu, những con người “tràn đầy nhiệt
tình yêu nước”.
Năm 2013, năm đánh giá một mất mát lớn với dân tộc Việt Nam khi Đại tướng
Võ Nguyên Giáp qua đời. Trước sự ra đi của người con ưu tú của dân tộc, người dân
Việt Nam và cả thế giới, không kể già trẻ đã không quản ngại sự cách trở về không
gian tề tựu về bên Đại tướng để được thắp nén nhang cuối cùng trước ngày tiễn biệt
Đại tướng về nơi yên nghỉ cuối cùng. Tháng 11 năm 2013, khoảng một tháng sau ngày
Đại tướng qua đời, trên Văn học và Tuổi trẻ, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tùng đã có
bài viết Vẻ đẹp sáng ngời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài viết đi vào giới thiệu
những hình tượng trung tâm trong đoạn trích Những ngày đầu của nước Việt Nam
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1), đó là hình tượng Nhà nước, hình tượng lãnh tụ
Hồ Chí Minh và hình tượng nhân dân. Đằng sau những hình tượng trung tâm ấy, nhà
nghiên cứu chỉ ra vẻ đẹp sáng ngời của một nhà lãnh đạo cách mạng. Đó là “một Đại
tướng đã ghi những chiến công hiển hách, chấn động địa cầu, nhưng khơng hề có ý
khoa trương tên tuổi và cơng trạng” [90, tr.6]. Quả thật, dù Đại tướng đã ra đi những
những cống hiến và tấm lịng của ơng với dân tộc sẽ luôn được con cháu đời đời ghi
nhớ.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hồi kí là một thể loại cơ bản của loại hình kí. Như trên cũng đã đề cập tới, xưa
nay những cơng trình nghiên cứu về thể kí thường chỉ tập trung tìm hiểu tác phẩm của
các nhà văn và gần như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về các tác
phẩm kí của các tướng lĩnh, chiến sĩ cách mạng. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến
mục đích đầu tiên là hệ thống về thể loại kí và đánh giá về vị trí, vai trị các tác phẩm
kí của các tướng lĩnh, chiến sĩ nói chung và Võ Nguyên Giáp nói riêng trong văn học
cách mạng Việt Nam; thứ hai chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu cụ thể về hồi kí của Võ
Nguyên Giáp.



6
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát tất cả các tác phẩm hồi kí của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp được tổng hợp trong Tổng tập hồi kí gồm: Từ nhân dân mà ra,
Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới Điện
Biên Phủ, Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử và Tổng hành dinh trong mùa Xn tồn
thắng. Trên cơ sở tìm hiểu một cách có hệ thống về thể loại hồi kí chúng tơi hướng
đến nghiên cứu các tác phẩm hồi kí trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng tôi vận dụng
các phương pháp sau:
Phương pháp loại hình: Luận văn sử dụng phương pháp loại hình nhằm xác
định những điểm gặp gỡ giữa hồi kí Võ Ngun Giáp với thể kí nói chung và những
nét đặc trưng riêng của hồi kí so với các thể loại khác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng nhằm tiếp
cận và khảo sát từng tác phẩm cụ thể, từ kết quả phân tích, chúng tơi sẽ khái qt nên
những luận điểm chính về bức tranh thời đại, con người được phản ánh trong tác phẩm
và những đặc điểm nghệ thuật của hồi kí Võ Nguyên Giáp.
Phương pháp so sánh: so sánh giữa tác phẩm hồi kí của Võ Nguyên Giáp với
hồi kí của một số tướng lĩnh cách mạng khác để từ đó thấy rõ hơn về đặc điểm riêng
trong nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của hồi kí Võ Ngun Giáp.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng một số phương pháp như phương pháp thống kê,
phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống.

5. Đóng góp của luận văn
Tìm hiểu thể hồi kí nói chung và hồi kí của các tướng lĩnh cách mạng một cách
hệ thống, toàn diện.
Lấy hồi kí Võ Nguyên Giáp làm đối tượng cụ thể để nghiên cứu, chúng tôi muốn
thông qua tác phẩm của một vị tướng có vị trí quan trọng trong hai cuộc kháng chiến
của Việt Nam để tìm hiểu bức tranh xã hội, con người của một thời kì lịch sử đầy gian

khổ nhưng vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh đó những phương diện về mặt nghệ thuật cũng
được chúng tơi chú trọng nghiên cứu để lí giải tính hấp dẫn, sự đón nhận nồng nhiệt
của người đọc dành cho tác phẩm.


7

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần thư mục tham khảo, luận văn chia làm ba chương:
Chương 1: Khái quát thể loại hồi kí và hồi kí Võ Ngun Giáp. Trong chương
một chúng tơi tập trung tìm hiểu một cách hệ thống các hệ thống khái niệm, đặc điểm,
q trình phát triển của hồi kí và giới thiệu hồi kí Võ Nguyên Giáp.
Chương 2: Thời đại và con người anh hùng trong hồi kí Võ Nguyên Giáp.
Trong chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung phản ánh trong
cuốn hồi kí. Đó là bức tranh toàn cảnh đất nước trong suốt chiều dài của hai cuộc
kháng chiến, đó là hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh chiến sĩ, nhân dân qua cảm nhận của
tướng Giáp. Cũng qua cuốn hồi kí, chân dung của một vị tướng đại tài của dân tộc
cũng hiện lên rõ nét.
Chương 3: Hồi kí Võ Ngun Giáp nhìn từ phương diện nghệ thuật. Chương
này chúng tôi đi vào khám phá những đặc điểm nghệ thuật trong cuốn hồi kí gồm:
nghệ thuật khai thác tư liệu, nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ.


8

Chương 1: KHÁI QUÁT THỂ LOẠI HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ VÕ
NGUN GIÁP
1.1. Thể loại hồi kí
1.1.1. Khái niệm
Xưa nay khi nhắc đến những tác phẩm nghệ thuật, các nhà nghiên cứu thường

xem tính hư cấu là một đặc điểm quan trọng. Trong nhiều năm gần đây, bên cạnh văn
xuôi nghệ thuật hư cấu, văn xuôi nghệ thuật không hư cấu cũng giữ vị trí quan trọng.
Nói đến văn xi nghệ thuật khơng hư cấu là nhắc đến kí với đặc điểm cơ bản là coi
trọng tính xác thực. Trong các thể loại của kí, hồi kí địi hỏi rất cao việc tôn trọng sự
thật.
Theo Từ điển văn học hồi kí là “thuật ngữ chỉ một thể loại nằm trong nhóm thể
tài kí. Tác phẩm hồi kí là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải
“tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực xảy ra
trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến” [34, tr.646]. Từ điển tiếng Việt
(Hoàng Phê chủ biên) lại định nghĩa: “Hồi kí là thể kí ghi lại những điều còn nhớ sau
khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [68, tr.459]. Từ điển tường giải và liên tưởng
tiếng Việt do Nguyễn Văn Đạm chủ biên thì cho rằng “hồi kí là thể văn thuật lại theo
thứ tự thời gian những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến, một phần nào
trong mối quan hệ với thời đại” [20, tr.386]. Tác giả này trong phần khái niệm của
mình cũng đồng nghĩa tự truyện với hồi kí và giải thích khái niệm tự truyện là hồi kí.
Thể loại hồi kí khơng chỉ được nhắc đến trong các cuốn từ điển mà trong nhiều
giáo trình lí luận văn học cũng được đề cập đến.
Trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) dù không trực tiếp định
nghĩa về thể hồi kí nhưng trong khi nói về các thể kí văn học, nhóm tác giả cũng đề
cập tới hồi kí và cho rằng “chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự
việc trong quá khứ. Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể theo dạng kết cấu cốt truyện hoặc dạng kết cấu - liên tưởng” [56, tr.436]. Cuốn Lí luận văn học (Hà
Minh Đức chủ biên) chia kí làm ba loại: kí tự sự, kí trữ tình và kí chính luận trong đó
hồi kí được xếp vào kí tự sự. Trong hồi kí, người viết “kể lại những điều mình có dịp


9
quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu
sắc, gắn bó với những kỉ niệm riêng nhưng đồng thời lại có nội dung xã hội phong
phú. Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về một quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ
với cuộc đời hiện tại” [26, tr.230]. Nhà nghiên cứu cho rằng thể hồi kí phát triển nhiều

trong văn học Việt Nam những năm gần đây với đối tượng thơng thường là những
nhân vật có vai trị quan trọng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân. Bộ lí luận văn học
mới do Trần Đình Sử chủ biên trong phần phân loại cũng đề cập đến hồi kí: “Hồi kí là
thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thực hiện, cũng là một
hình thức văn học riêng tư, mình nói về mình, một dạng tự truyện của tác giả. Hồi kí
cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói được. Tuy
nhiên, do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ khơng chính xác, nhớ nhầm hoặc tưởng
tượng thêm mà không tự biết” [75, tr. 379-380]. Nhóm tác giả này cũng cho rằng “Hồi
kí chỉ thực sự có giá trị khi tác giả là người có địa vị xã hội, được nhiều người quan
tâm, có thái độ trung thực, khơng tơ vẽ cho mình và thêm thắt cho người khác. Chẳng
hạn hồi kí của các nhà văn hóa và các nhà cách mạng” [75, tr.380]. Trong Kí và giảng
dạy kí, Hồng Như Mai cho rằng: “Hồi kí ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những
sự việc ấy khơng phải thuộc vào một thời kì lịch sử xa xơi mà phải gần gũi, có liên
quan khá mật thiết đến hiện tại. Hồi kí thường là do người cịn sống kể lại” [58,
tr.218].
Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhau ở chỗ hồi kí ghi lại
các sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ và người kể là người trực tiếp tham gia hoặc
chứng kiến. Điều mà tác giả kể lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó chân thực, có ý nghĩa
xã hội.
Trong các ý kiến đã nêu trên, một số nhà nghiên cứu cũng đồng nhất tự truyện và
hồi kí hoặc cho rằng hồi kí là một dạng của tự truyện. Điều này có lẽ cũng chưa hồn
tồn chính xác. Chúng tơi cho rằng mặc dù giữa hồi kí và tự truyện có những điểm
tương đồng nhau nhưng không thể đồng nhất chúng với nhau. Trong sáng tác văn học
có những tác phẩm nằm ở thể loại giáp ranh giữa hồi kí và tự truyện, tuy nhiên xét trên
tổng thể về mặt thể loại, sự phân biệt giữa hai thể loại này thiết nghĩ là một việc cần
thiết. Mặc dù tên gọi là hồi kí tức “ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã


10
chứng kiến sự việc” thế nhưng những sự việc được ghi lại thường là những kỉ niệm

gây ấn tượng sâu sắc đối với cá nhân và có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Một đặc điểm
quan trọng của hồi kí là người viết thường khơng có tính chất “hướng nội” tức là kể về
mình mà “hướng ngoại” tức là kể những điều liên quan đến những sự việc, con người
xung quanh người viết. Chính vậy chúng tơi nhận thấy rằng việc làm rõ đặc điểm của
hồi kí và phân loại nó với những thể loại gần gũi là việc quan trọng.

1.1.2. Đặc điểm hồi kí
Hồi kí nằm trong loại hình kí văn học. So với một số thể loại khác trong thể kí,
hồi kí có những điểm tương đồng và khác biệt. Và để phân biệt giữa những thể loại có
nhiều điểm gặp gỡ nhau, việc xác lập những đặc điểm cơ bản là một việc cần thiết. Khi
bàn đến những đặc trưng cơ bản của hồi kí, chúng tơi xác định ba điểm chính: thứ nhất
đó là tính xác thực, thứ hai là tính chủ thể rõ nét và cuối cùng là kể chuyện theo sự hồi
tưởng.

1.1.2.1. Tính xác thực
Kí là một loại hình văn học có đặc trưng cơ bản là chú trọng đến người thật, việc
thực. Hà Minh Đức nhận xét: “Không gắn với sự thật xác thực của đời sống kí dễ chơi
vơi và tự xóa đi ranh giới giữa mình với các thể loại khác” [26, tr.211]. Ở một đoạn
khác ông cũng cho rằng: “Nguyên tắc cơ bản xác định đặc điểm của kí văn học là tính
xác thực trong việc miêu tả cuộc sống và con người có thật trong đời sống. Người viết
kí có thể viết về một chiến dịch, một cuộc hành qn, một phong trào, một nơng
trường hay xí nghiệp, một tập thể hay một cá nhân, nhưng những đối tượng này là
những đối tượng xác định, có địa chỉ cụ thể” [26, tr.217-218]. Đặc điểm tơn trọng tính
xác thực của đối tượng được miêu tả là một điểm quan trọng của thể kí và nó càng địi
hỏi cao với hồi kí. Mặc dù hồi kí có thể hiểu là những hồi ức của cá nhân, tuy nhiên vì
những sự việc được đề cập tới thường là những điều có ý nghĩa xã hội rộng lớn, hoặc
liên quan đến nhiều người, nhiều việc, chính vậy việc thêm thắt, bịa đặt những điều
khơng có thực sẽ làm cho tác phẩm khơng cịn giá trị.
Hồi kí ghi lại các sự kiện, sự việc trong q khứ theo sự hồi tưởng. Chính vậy có
những điều, những việc đã xảy ra nhưng do thời gian nên có thể nhiều sự kiện nhớ

khơng chính xác, nhớ nhầm. Nhà văn Hữu Mai đã từng tâm sự khi thể hiện hồi kí cho


11
tướng Giáp rằng: “Một việc rất quan trọng nữa là anh xác định sự đúng, sai của những
tư liệu mà tôi đã thu thập từ nhiều nguồn. Mặc dù anh Văn có một trí nhớ rất tốt,
nhưng tài liệu sử dụng trong hồi ức đều dựa đến mức tối đa vào những văn bản, hoặc
kiểm định bằng trí nhớ của nhiều người trong cuộc. Yêu cầu của anh Văn đặt ra là bộ
sách phải đảm bảo tính chính xác, có tính “tồn diện”, “tồn quốc”, khơng thiếu những
chiến trường quan trọng, những con người tiêu biểu, nhiều trận đánh cần được miêu tả
cụ thể. Thư viện riêng của anh có khá nhiều tư liệu, những cơng trình tổng kết về chiến
tranh của Trung ương cũng như địa phương. Nhưng vẫn tìm thêm ở những nơi khác.
Một việc quan trọng là gặp các nhân chứng lịch sử. Có lúc phải tổ chức cả một buổi
họp nhiều tướng, tá lão thành chỉ để xác minh một chi tiết. Có lúc phải tra cứu rất
nhiều tư liệu, sách nước ngồi để tìm hiểu về một trận đánh khơng có hoặc chỉ được
ghi lại rất sơ sài trong các hồ sơ của ta” [47, tr.60-61]. Đề cập đến điều này để thấy
rằng tính chân thực, khách quan, chính xác trong hồi kí là một yêu cầu rất nghiêm ngặt
đối với những tác giả có ý định lựa chọn thể loại này để sáng tác. Tất cả những điều
tưởng tượng, bịa đặt khơng chính xác sẽ phá hủy tính chân xác - một yêu cầu nhất thiết
cần phải có ở hồi kí.
Vậy vấn đề đặt ra, với thể loại yêu cầu cao về tính xác thực như trên, liệu trong
tác phẩm có tồn tại sự hư cấu? Và nếu có cần hiểu hai chữ “hư cấu” trong kí văn học
nói chung và hồi kí như thế nào cho chính xác? Hồng Phủ Ngọc Tường đã lí giải về
hư cấu trong sáng tác như sau: “Vì quen nghĩ rằng hư cấu có nghĩa là thêm vào thực
tại một cái gì đó tự nó khơng có, nhiều người đã quên đi quá trình ngược lại của hư
cấu, nghĩa là loại bỏ ra khỏi thực tại những gì bị xem là thừa thãi. Cho nên dù chỉ ở
dạng cấu tạo bằng những gì đã có sẵn trong thực tế, thì với sự lựa chọn trong lúc quan
sát, sự loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên và những chất thô, sự tổ chức các tài liệu theo
một cấu trúc nào đó (giống như trong trị chơi ghép hình của trẻ em), một tác phẩm kí
chỉ được sinh thành sau một q trình hư cấu, trong đó ý thức sáng tạo hoạt động kín

đáo nhưng quyết liệt” [92, tr.170]. Với một nhà văn có nhiều kinh nghiệm viết kí, quan
điểm của Hồng Phủ Ngọc Tường khơng phải khơng có lí. Chúng tơi cho rằng, trong
kí nói chung và hồi kí nói riêng vẫn có hư cấu. Tuy nhiên với mỗi thể loại khác nhau
thuộc loại hình kí, hư cấu sẽ ở những mức độ khác nhau và ngay trong kí nói chung,


12
mức độ của sự hư cấu cũng cần xác định giới hạn hợp lí. Rõ ràng đối với những tác
phẩm hồi kí lớn như hồi kí của Đại tướng Võ Ngun Giáp, khơng phải bất kì sự kiện,
con người nào người kể cũng được tiếp xúc, chứng kiến trực tiếp. Điều này dễ hiểu bởi
những sự kiện được kể rất nhiều, những con người được nói đến khơng phải là ít,
chính vậy những cách trở về không gian, thời gian khơng cho phép người kể lúc nào
cũng có điều kiện trực tiếp chứng kiến mọi chuyện xảy ra. Như vậy sẽ có những chi
tiết, những sự kiện được kể lại theo lối gián tiếp – đó là sự thể hiện qua tư liệu hoặc lời
kể của những người đáng tin cậy trực tiếp chứng kiến. Thứ hai, với đầy rẫy các sự kiện
và con người liên quan đòi hỏi người thể hiện cũng cần xây dựng, tổ chức, sắp xếp các
dữ kiện sao cho hợp lí, thống nhất thể hiện cho người đọc hiểu được tồn cảnh sự việc.
Chính vậy, theo chúng tơi trong hồi kí cũng có hư cấu nhưng mức độ, hình thức
thường dưới dạng hư cấu kĩ thuật tức là tổ chức, sắp xếp các sự việc theo một logic
hấp dẫn, có thể để tơ đậm cái này, cái kia hoặc làm nổi rõ điều này, điều nọ.

1.1.2.2. Tính chủ thể đậm nét
Ở trên chúng tơi đã đề cập đến tính chân xác của đối tượng được đề cập trong hồi
kí và coi đó là một u cầu nghiêm ngặt đối với loại hình kí nói chung và đặc biệt với
hồi kí nói riêng. Tuy nhiên, với thể loại hồi kí, ngồi tính chân thực lịch sử thì tác
phẩm cịn mang cách cảm, cách nhìn, tầm nhìn của tác giả. Hiện thực được nói đến là
hiện thực khách quan, tuy nhiên tác giả viết hồi kí hồn tồn có thể đưa vào những chi
tiết thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá đối với sự việc, con người được đề cập
đến. Hơn nữa do được viết ở một độ lùi thời gian nhất định, tức là ở hiện tại nhìn lại
q khứ, chính vậy những đánh giá, nhìn nhận được đề cập đến cũng là những ý kiến

đã qua một khoảng thời gian nhất định suy nghĩ, trăn trở. Nhà văn Hữu Mai từng chia
sẻ những chuyện xung quanh việc viết hồi kí cho tướng Giáp: “Với loại hình hồi ức,
ngồi tính khoa học, tính chân xác lịch sử, giá trị tổng kết, bộ sách còn phải mang cách
cảm nghĩ, cách nhìn, tầm nhìn, văn phong…của anh Văn. Anh Văn còn là một nhân
cách đặc biệt, rất thơng minh, giàu nghị lực, có tư duy rất biện chứng, luôn luôn nghĩ
đến cái chung tới mức cầu tồn, kết hợp với một tâm hồn giàu tình cảm, dễ rung động,
không muốn làm ai bị tổn thương” [47, tr.61]. Quả thực, xét về những hồi kí của các
tướng lĩnh, chiến sĩ cách mạng nói riêng, nếu nó khơng gắn với đặc điểm thể hiện


13
những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của bản thân tác giả có lẽ nó sẽ xóa nhịa ranh giới
giữa hồi kí với các thể loại khác. Nó có thể gần với dạng các tư liệu lịch sử đơn thuần.
Trong hồi kí của Đại tướng Võ Ngun Giáp, ngồi những nội dung tư tưởng lớn lao
cũng thể hiện nhiều những đánh giá của Đại tướng về các trận đánh, các nhân vật;
những suy nghĩ về nhân dân, về Bác Hồ; những cảm xúc khi rời xa quê hương, khi đất
nước được độc lập…Người đọc không khỏi xúc động trước những cảm xúc của một
cái tơi nồng nàn tình u với đất nước, bồi hồi xúc động trong những ngày đầu đất
nước được tự do: “Sau bao năm hoạt động bí mật, sinh sống trong rừng sâu, núi hiểm,
mỗi khi qua các làng mạc đều phải đi đêm, nén từng tiếng ho, nhẹ từng bước chân, đến
bây giờ, chúng tôi bỗng ra khỏi rừng, giữa ban ngày ung dung đi trên đường cái, trên
cánh đồng, được đồng bào nhiệt liệt đón mừng[…]. Những làng, bản, những mái nhà
lúc này như mới trở về tay nhân dân. Trời như cao hơn, nắng như ấm hơn, ngọn tre,
nhành lá đều có vẻ tươi sáng hơn mọi ngày. Hương vị tự do, độc lập tràn khắp núi
rừng, làng mạc. Thực không thể nào tả được cái khơng khí thơm nhẹ, cái cảm tưởng
hớn hở của những người lần đầu được hưởng hương vị độc lập, tự do” [28, tr.112113].
Khi bàn đến đặc điểm thứ hai của hồi kí, một vấn đề nảy ra, liệu rằng tính chủ thể
đậm nét của hồi kí có mâu thuẫn với yêu cầu đảm bảo tính xác thực nghiêm ngặt như
đã nói ở trên khơng? Câu trả lời theo chúng tôi là không. Những điều được kể lại
không được vi phạm tính trung thực của sự việc nhưng hiện thực được tái hiện cịn là

tư tưởng, tình cảm của chủ thể. Mặt khác, hồi kí khơng phải là những tác phẩm phản
ánh hiện thực “nóng hổi” mà nó cần một độ lùi thời gian nhất định thế nên cách nhìn
nhận, đánh giá ở thời điểm hiện tại nhìn lại quá khứ cũng có những điểm khác biệt.

1.1.2.3. Kể chuyện theo sự hồi tưởng
Một tác giả khi viết hồi kí thì sự việc được đề cập có thể ở một quá khứ gần với
hiện tại được nói đến hoặc cũng có thể là một quá khứ cách xa thời điểm hiện tại. Sự
việc được đề cập nhiều khi chỉ là một câu chuyện xoay quanh một chiến dịch, một con
người, một quyết định nhưng nhiều khi là cả một quá trình dài. Ngày nay nhiều người
u thích viết hồi kí và nó là thể loại mà bất kì ai cũng có thể sáng tác, tuy nhiên
khơng phải tác phẩm hồi kí nào cũng có giá trị nghệ thuật và được bạn đọc đón nhận.


14
Thơng thường, hồi kí địi hỏi người viết cần có một độ lùi nhất định về mặt thời gian
để chiêm nghiệm, suy ngẫm, đánh giá. Do đó, thường ít người trẻ tuổi chọn hình thức
viết hồi kí mà nó phổ biến hơn ở những người “đứng tuổi” đã ít nhiều có những trải
nghiệm trong cuộc sống.
Hồi kí của Võ Ngun Giáp từ những tập đầu tiên cho đến cuối cùng là những
hồi ức về nhân dân, về cách mạng, về lịch sử đấu tranh của dân tộc tính từ mốc thời
gian 1939 đến tận những năm 1975 (tác phẩm đầu tiên xuất bản năm 1964 và cuối
cùng là vào năm 2000). Nói đến vấn đề này để trả lời cho câu hỏi: Sự việc được nói
đến trong hồi kí thường được kể lại theo phương thức nào? Chúng ta có ngay câu trả
lời từ tên gọi của thể loại. Đó là theo sự hồi tưởng. Nó có thể bắt đầu từ những sự việc
đầu tiên cho đến sự việc cuối cùng để kết thúc câu chuyện tức là nội dung được kể lại
theo trật tự tuyến tính hoặc cũng có thể có sự xáo trộn, đảo lộn xen kẽ các khơng – thời
gian trong thế giới hồi niệm của mình. Trong q trình kể, khơng phải mọi chi tiết,
mọi sự việc đều được đề cập mà người kể chỉ lựa chọn những sự việc lớn, những chi
tiết để lại dấu ấn sâu đậm với tác giả. Về cơ bản câu chuyện được kể lại theo tuần tự,
tuy nhiên theo cơ chế của hồi ức nên câu chuyện hồn tồn có thể bị “tạt ngang” sang

một câu chuyện có liên quan. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng cách kể chuyện
theo sự hồi tưởng này cũng khơng hồn tồn được vận dụng như một thủ pháp nghệ
thuật như trong tiểu thuyết. Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn hiện nay sử dụng thủ pháp
“dòng ý thức” như một cách thức để tổ chức cốt truyện sao cho hấp dẫn, riêng với hồi
kí điều này vốn dĩ là một đặc điểm tự thân xuất phát từ đặc điểm sự việc được kể là
một sự việc xảy ra trong quá khứ. Mà cơ chế của hồi ức vốn dĩ không phải lúc nào
cũng tuân thủ theo trật tự thời gian thơng thường mà có sự xáo trộn, đảo lộn khi nhắc
đến các sự việc, con người. Đặc điểm kể chuyện theo sự hồi tưởng cũng là một đặc
điểm quan trọng góp phần phân biệt thể loại này với các thể loại gần gũi với nó.

1.1.3. Phân biệt hồi kí với các khái niệm gần gũi
Để làm rõ hơn các đặc điểm hồi kí, chúng tơi đặt kí trong tương quan so sánh với
những thể loại gần gũi để chỉ ra những điểm giống nhau, khác nhau từ đó có cách hiểu
đầy đủ và tồn diện hơn về hồi kí.


15

1.1.3.1. Hồi kí với bút kí
Bút kí và hồi kí đều là những thể loại thuộc loại hình kí, vì thế giữa chúng có
những điểm gần gũi nhất định; tuy nhiên chúng tơi nghĩ rằng việc phân định rạch rịi
giữa hai thể loại này là một việc cần thiết. Trong cuốn Lí luận văn học (tập 2) do Trần
Đình Sử chủ biên, bút kí được định nghĩa là “một thể của kí, thuộc loại trung gian
giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai
nghe, thường là trong một chuyến đi. Nó kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận,
tự sự, trữ tình. Nhiều khi nó nghiêng hẳn về trữ tình, có thể trình bày những nhận xét,
những liên tưởng triền miên, phóng túng như tuỳ bút. Có lúc nó lại tăng cường phần
nghị luận và trở thành bút kí chính luận” [75, tr.380]. Như vậy điểm giống nhau cơ
bản nhất của hai thể loại là chúng cùng thuộc loại hình kí. Cũng vì vậy nó mang những
đặc trưng chung của kí. Và đặc trưng quan trọng nhất đó là cả hai đều yêu cầu rất cao

trong việc tơn trọng tính chân xác của sự việc, con người được nói đến. Cùng dựa trên
những điều mắt thấy, tai nghe, những điều đã trải nghiệm nhưng cách thức phản ánh
và thể hiện của hai loại rất khác nhau. Khác với bút kí là những sáng tạo “nóng hổi”
ghi lại trực tiếp những điều trong thời điểm hiện tại thì ngược lại hồi kí yêu cầu một độ
lùi nhất định về thời gian. Ở đây cũng cần xác định rõ một điều, khơng phải bất cứ bút
kí nào cũng được sáng tạo trực tiếp ngay trong một chuyến đi nhưng dù sáng tác sau
đó một thời gian thì về mặt nguyên tắc nội dung, sự kiện được phản ánh cũng ở thì
hiện tại. Điểm thứ hai cũng thể hiện sự giống nhau tương đối của hai thể loại trên là nó
đều mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết. Với bút kí người viết để sáng tạo ra tác
phẩm cần phải dựa vào chuyến đi; phải trực tiếp nhìn, nghe, cảm nghĩ; phải làm nhân
chứng đảm bảo những điều được ghi lại là hoàn toàn đúng sự thật. Cùng với việc tái
hiện dồi dào những chi tiết xác thực về con người và sự việc mà người viết đã tìm
hiểu, nghiên cứu, bút kí cũng ghi lại những cảm nghĩ của tác giả về những sự việc,
hiện tượng được phản ánh, qua đó biểu hiện cách nhìn, cách đánh giá, khuynh hướng
cảm nghĩ cũng như quan niệm của nhà văn. Vì thế bút kí mang đậm dấu ấn cá nhân
của nhà văn. Người viết bút kí phải có nhiệt tình cơng dân và cảm hứng thời sự. Theo
Tơ Hồi: “Giáp mặt với thực tế, tình cảm và ngịi bút họ nhạy bén trước cái mới và
nhất định sáng tạo của họ phải sắc sảo, sức lực nhất. Bút kí là một thể văn luôn thúc


16
đẩy, đặt nhiệm vụ và mục đích chiến đấu rõ nhất cho người viết. Bút kí gắn chúng ta
vào kỉ luật tự giác và trách nhiệm với cuộc đời” [6, tr.64], qua đó bộc lộ cái nhìn, cảm
xúc suy nghĩ của người viết bút kí về cuộc sống, con người, sự kiện… Bút kí rất giàu
hình ảnh, ngơn ngữ linh hoạt. Trong bút kí văn học, tác giả thường khéo léo sử dụng các
biện pháp nghệ thuật để tô đậm những phát hiện, nhận thức riêng của mình, tác động
đến độc giả. Bút kí có thể thiên về khái qt các hiện tượng có vấn đề của đời sống
hoặc thiên về chính luận.
Như vậy, có thể thấy rằng dù cả hai đều thể hiện cái tôi của người nghệ sĩ nhưng
chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu rằng: bút kí là một thể loại

tự do, phóng khống và phát huy cao độ cá tính của người nghệ sĩ. Chẳng thế mà
những nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo thường tìm đến bút kí để thể hiện rõ
một cái tơi rất riêng trong sự khám phá, thể hiện những nét độc đáo từ hiện thực cuộc
sống được quan sát. Với hồi kí, sự thể hiện cái tơi lại có thể hiểu ở một góc độ khác.
Hiện thực được thể hiện khơng hồn tồn phải là “những khía cạnh nổi bật, những ý
tưởng mới mẻ và sâu sắc trong các mối quan hệ giữa tính cách và hồn cảnh, cá nhân
và mơi trường” [86, tr.85] mà đó là hiện thực gắn liền với những kỉ niệm sâu sắc của
người kể. Chính vậy, dù ai cũng có thể viết hồi kí nhưng khơng phải câu chuyện nào
cũng được mọi người quan tâm. Quay trở về với vấn đề dấu ấn cá nhân trong hồi kí,
chúng tơi cho rằng nó thiên về những cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá về việc, về người
liên quan đến câu chuyện được kể. Và tất nhiên, với những chiêm nghiệm của một con
người ở thời điểm hiện tại nhìn về những điều đã xảy ra trong quá khứ nên ắt hẳn đó
phải là những đúc rút lấy ra từ cả một quá trình suy ngẫm. Trong 150 thuật ngữ văn
học, Lại Nguyên Ân đã cho rằng: “Xét về chất liệu, về tính xác thực, khơng hư cấu, thì
số đơng hồi kí lại gần với văn xi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử. Tuy
vậy, khác với sử gia, khác với các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi kí chỉ tái hiện
cái phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, anh ta thường chỉ căn cứ chủ
yếu vào những ấn tượng và hồi ức của bản thân mình; bởi vậy khắp nơi trong tác phẩm
cái nổi lên hàng đầu chỉ hoặc là bản thân anh ta, hoặc là cái nhìn của anh ta vào tất cả
những gì được kể lại, tả lại. […]. Tính xác thực sự kiện của hồi kí khơng thể so đọ với
các tư liệu gốc, các chứng tích thực. Nhưng sự thiếu hụt về sự kiện, sự phiến diện hầu


17
như không thể tránh khỏi của thông tin trong hồi kí lại được bù đắp bằng sự diễn đạt
sinh động những ấn tượng, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả” [4, tr.154-155].
Tóm lại, khi đặt hai thể loại này song song để tìm ra sự tương đồng và khác biệt,
chúng tôi nhận thấy rằng chúng giống nhau ở hai điểm cơ bản là: phản ánh chân xác
hiện thực và mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết. Tuy nhiên ngay trong những
điểm tương đồng này cũng thấy sự khác biệt; hiện thực phản ánh và thái độ chủ quan

của người nghệ sĩ được xác định không giống nhau khi tìm đến hai thể loại này. Mặt
khác, điểm khác nhau cơ bản nhất để phân biệt hai thể loại đó là cách thức phản ánh:
một bên mang tính nóng hổi, thời sự một bên mang tính hồi cố, chiêm nghiệm.

1.1.3.2. Hồi kí với kí sự
Theo Từ điển văn học kí sự là “một thể loại nằm trong nhóm thể tài kí, chuyên
ghi chép một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà người ghi là người
trong cuộc, tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫn truyện hoặc nhân vật
chính, nhưng mục tiêu của sự trần thuật lại không hướng đến giãi bày cái “tơi” của
mình” [34, tr.766]. Như vậy đối tượng của kí sự là sự thật diễn ra ngoài ý định chủ
quan của tác giả, tác giả chỉ có thể lựa chọn để ghi lại theo cảm hứng và cảm quan cá
nhân chứ khơng có quyền hư cấu thêm. Cảm quan cá nhân trong kí sự cũng bộc lộ kín
đáo, thơng qua thao tác ghi chép khách quan, ít khi trở thành một phát ngôn lộ liễu. Sự
thật mà tác giả chứng kiến và nếm trải với những diễn biến liên tục của nó, theo trình
tự thời gian, làm nên tình tiết và kết cấu của một thiên kí sự. Như vậy mới tìm hiểu
qua, có thể thấy giữa kí sự và hồi kí có thật nhiều điểm tương đồng. Khác với tự
truyện, hồi kí và kí sự đều chú ý đến những dữ kiện bên ngồi cái “tơi” tác giả. Tuy
nhiên, một điểm dễ dàng nhận thấy ở sự khác biệt giữa hai thể loại đó là thời điểm của
sự việc được đề cập đến. Trong kí sự, điều được kể là điều đang diễn ra trước mắt, ở
thì hiện tại khác với hồi kí sự việc được đề cập ở thì q khứ. Cũng chính sự khác
nhau trong thời gian của điểm nhìn nên những cảm quan, đánh giá, cảm nhận cũng
mang tính “hiện tại” ở thời điểm đó, trái lại những đánh giá, suy ngẫm trong hồi kí là
những đánh giá của cái “tôi” tác giả đứng ở hiện tại để nhìn và chiêm nghiệm về quá
khứ. Bên cạnh đó, tác phẩm kí sự cũng thường được tường thuật theo trật tự thời gian
tuyến tính, các sự việc được nhắc đến theo trình tự diễn ra của sự việc; khác với kí sự,


18
hồi kí vì được trần thuật theo sự hồi tưởng mà cơ chế của hồi ức không phải lúc nào
cũng theo một trật tự nhất định mà thường có sự đảo lộn. Mặt khác như trên cũng đã

đề cập, ở kí sự, cảm xúc chủ quan thường được bộc lộ một cách kín đáo khác với hồi
kí được thể hiện rõ nét.
Chính vì nhiều điểm tương đồng thế nên có thời gian nhiều tác phẩm kí sự được
coi là những hồi kí. Tuy nhiên cần khẳng định rằng, rõ ràng giữa hai thể loại có nhiều
điểm tương đồng này vẫn chứa đựng những tiêu chí rõ ràng để phân biệt.

1.1.3.3. Hồi kí với tự truyện
Theo Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt hồi kí là: “thể văn thuật lại theo
thứ tự thời gian những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến, một phần nào
trong mối quan hệ với thời đại” [20, tr.386]. Khi đưa ra khái niệm tự truyện, tác giả đã
đồng nghĩa hai thể loại này với nhau.
Rõ ràng, giữa hồi kí và tự truyện có nhiều điểm tương đồng nhưng khơng thể
đồng nhất hai khái niệm này. Theo 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên
soạn thì tự truyện là “tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn xi trong đó
tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [4, tr.375]. Ơng cũng cho rằng:
“Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua (của tác giả) như
một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình”
[4, tr.376]. Như vậy, điểm khác nhau thứ nhất có thể thấy là mặc dù cả hai thể loại
cùng ghi về các sự kiện của một thời kì đã qua và thơng thường là có một độ lùi nhất
định về thời gian khi tác giả đã trải nghiệm, suy nghĩ, đúc kết nhưng trong tự truyện –
đó là câu chuyện của chính cái “tơi” tác giả. Cịn nội dung trong hồi kí thì khơng chỉ
như vậy, tác giả viết hồi kí khơng hồn tồn với chủ ý “kể về cuộc đời của bản thân”.
Nói về điều này trong 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân có đề cập: “Nếu tác giả
tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của
mình trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngồi, thì tác giả hồi kí thường lưu ý
trước hết đến cái thế giới bên ngoài ấy, đến những người mình đã gặp, những việc
mình đã thấy hoặc đã tham dự” [4, tr.376].
Thứ hai, người viết tự truyện có thể vận dụng hư cấu trong tác phẩm của mình,
việc “thêm thắt” hoặc sắp xếp lại những sự kiện, những điều đã trải qua trong cuộc đời



19
nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời trở nên hợp lí, nhất qn là điều hồn tồn có
thể. Nói về điều này, Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên đã hệ thống: “Tự
truyện thường là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác
giả…Theo Lơjơn, bởi vì, về q khứ, kỉ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi
viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp, bố cục
lại, suy ngẫm lại nên khó mà trùng hợp với sự thật…Tự truyện không phải là một tập
hợp những kỉ niệm tản mạn mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết” [34, tr.
1905-1906]. Đối với hồi kí, sự hư cấu hầu như chỉ thể hiện ở sự sắp xếp, trình bày sự
việc. Hồng Như Mai trong bài giảng Kí và giảng dạy kí cho rằng: “Những điểm khác
nhau cơ bản giữa hồi kí và tự truyện là tự truyện thiên về kể lại chuyện thân mật, bình
thường nhiều hơn mà một hồi kí thì thiên về những sự kiện có tính lịch sử. Cũng do
đặc điểm này mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của
người viết. Cho nên nói về giá trị lịch sử thì hồi kí hơn tự truyện nhưng đứng về tính
chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự truyện thuộc phạm trù của truyện”
[58, tr.218].
Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã từng đưa ra ý kiến rằng: “Nhà
văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mơ hình thể loại nhất định.
Thể loại tác phẩm văn học thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của
tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất
định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [84, tr.12]. Với mỗi thể loại
đều có những đặc trưng cụ thể để khu biệt, tất nhiên trong các sáng tác hiện nay, việc
luôn đổi mới, mở rộng đường biên từ phía thể loại của chủ thể đã dẫn đến sự giao thoa,
thâm nhập giữa các thể loại với nhau. Tơ Hồi đã từng nhận định rằng: “Bây giờ ta có
thể đọc một bài bút kí trong đó khơng thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự, lẫn hồi
kí, có khi cả truyện ngắn” [36, tr.70]. Nhưng điều này chỉ có ý nghĩa trong việc thể
hiện tính năng động, linh hoạt của thể kí nói chung, hồi kí nói riêng trong thời kì đổi
mới tư duy nghệ thuật chứ không phải tạo điều kiện cho việc tùy tiện trong việc quy
định một tác phẩm thuộc thể loại này hay thể loại kia.



20

1.2. Thể loại hồi kí trong văn học cách mạng Việt Nam
1.2.1. Q trình phát triển của hồi kí trong văn học Việt Nam
Ở phương Tây, hồi kí có nhiều điều kiện phát triển sớm. Nói đến tác phẩm hồi kí
sớm nhất ở phương Tây có thể kể đến tác phẩm Hồi ức về Socrates của Xenophon.
Xenophon được coi là nhà văn bậc thầy của văn xuôi tự sự Attica thế kỉ IV TCN –
người kế tục tài năng hơn cả của Socrates. Hình thức sáng tác ưa thích của nhà văn này
là hồi kí và tiểu sử. Tác phẩm Hồi ức về Socrates được coi là khởi đầu cho hình tượng
triết gia – nhà đạo đức học phổ biến về sau. Nói về nguyên nhân của sự phát triển sớm,
nhanh, phổ biến của hồi kí ở văn học phương Tây thì có thể đề cập đến ngun nhân từ
xã hội. Xã hội phương Tây tự do và ý thức cá nhân sớm được coi trọng, đề cao. Chính
vậy, những tác phẩm hồi kí manh nha từ rất sớm rồi tiếp đến các giai đoạn sau ln có
nhiều tác phẩm và từ thế kỉ XV nó đã phát triển mạnh mẽ và đến nay vẫn là thể loại
thông dụng, được quan tâm.
Ở phương Đông và cụ thể là Việt Nam thì có nhiều điểm khác biệt. Vốn là một
nước của nền nông nghiệp lúa nước, kinh tế phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên,
người Việt Nam sớm đã hình thành lối sống đồn kết, rất coi trọng tình nghĩa, sự
tương thân tương ái. Mặt khác, với ảnh hưởng mạnh mẽ từ nghìn năm Bắc thuộc với tư
tưởng Nho giáo nên con người cá nhân thời kì trước khơng được coi trọng. Cũng trong
khoảng thế kỉ X – XV văn học viết mới hình thành, văn xi tự sự chưa tách khỏi văn
học dân gian và văn học chức năng (tơn giáo, hành chính), về cơ bản tác phẩm kí xuất
hiện lúc này vẫn thuộc văn học chức năng. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến XVII, dù văn
xuôi tự sự đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng
nhưng thể kí vẫn chưa thành một thể riêng. Đến giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX,
xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Có thể nói chính những biến động, bão táp của xã
hội trong giai đoạn này như một nguồn thơi thúc nội tại khiến văn học cần hình thành
một thể loại mới ghi lại chân thực bức tranh xã hội. Kí Việt Nam thực sự ra đời vào

thế kỉ XVIII. Tác phẩm kí mở đầu có thể kể đến Cơng dư tiệp kí của Vũ Phương Đề,
và sau này với Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác và Vũ trung tùy bút của Phạm Đình
Hổ, kí thực sự đạt đến đỉnh cao và đa dạng về hình thức.


×