Đặc điểm hồi kí của các nhà thơ Lưu Trọng Lư
- Huy Cận - Xuân Diệu
Đặng Ngọc Huyền
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam hiện đại; Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Văn Lân
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Luận văn tổng hợp các thành tựu nghiên cứu trước đây về giới thuyết về hồi
kí. Tìm hiểu nội dung của các cuốn hồi kí của các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Huy Cận,
Xuân Diệu để tái hiện chân dung người kể chuyện với các tư cách đời sống: con người
nghệ sĩ, con người bình thường và nhân chứng lịch sử xã hội. Làm sáng rõ đặc điểm
nghệ thuật trong các cuốn hồi kí từ cách chọn lọc, dẫn dắt tình tiết, đến ngôn ngữ trần
thuật và giọng điệu trần thuật.
Keywords: Hồi ký; Nhà thơ; Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồi kí phát triển mạnh mẽ ở Phương Tây từ thế kỉ XIX và đã trở thành một thể loại văn
học Việt Nam vào những năm 30, 40 của thế kỉ XX. Sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội về tất cả
mọi mặt, sự giao lưu văn hóa Đông Tây trở nên gần gũi và sâu rộng hơn bao giờ hết đã thúc
đẩy tinh thần dân chủ phát triển. Nhu cầu bộc lộ bản thân, hoặc trình bày thẳng thắn những
suy tư, quan điểm được tự do thoải mái hơn trước. Hồi kí như một dòng sông âm ỉ chảy theo
dòng phát triển xã hội khi nhiều người có nhu cầu viết về mình. Người ta có quyền nói ra tất
cả sự thật mà họ biết, đã trải qua, hay đã được chứng kiến; có quyền lên tiếng đánh giá sự
việc, hiện tượng nào đó theo cách nhìn của cá nhân. Hồi kí là thể loại hữu dụng được lựa
chọn, vì không thể loại văn học nào cho phép người biết tự do trình bày kí ức, tâm tư, tình
cảm của mình như hồi kí. Viết hồi kí, cũng không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, lĩnh vực
hoạt động. Người viết có thể là chính trị gia, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhà văn, nhà thơ,
nhà phê bình văn học…thậm chí có thể là một cá nhân vô danh nào đó nhờ các trang báo điện
tử, diễn đàn mạng đăng tải. Sự xuất hiện của các tác phẩm hồi kí đều được dư luận chú ý.
Trong số đó, hồi kí do các nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động ở lĩnh vực văn học nghệ
2
thuật viết vẫn được độc giả quan tâm hơn cả. Đề tài nghiên cứu Đặc điểm hồi kí Lưu Trọng
Lư, Huy Cận, Xuân Diệu của chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé làm sáng rõ
những đặc trưng nội dung và hình thức của thể loại này qua các tác phẩm hồi kí của ba nhà
thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, là ba nhà thơ tiêu biểu, với ba phong cách riêng tạo
nên sự phong phú cho thơ ca Việt Nam. Trong cả sự nghiệp cầm bút, Lưu Trọng Lư, Huy
Cận, Xuân Diệu đã gặt hái được nhiều thành công và có vị trí xứng đáng trong nền văn học
nước nhà. Xuân Diệu, Huy Cận được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(đợt I) năm 1996, đến năm 2000 – Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cũng có
tên Lưu Trọng Lư.
Bên cạnh những vần thơ tha thiết, nồng nàn, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu cũng
viết hồi kí như để tổng kết lại quãng thời gian cuộc đời đã qua. Ki ức của bất kì ai cũng có
những điểm tối và những ánh sáng lấp lánh. Hồi kí của các ông bên cạnh những câu chuyện
riêng tư vẫn đậm đà tư liệu xã hội. Dù thơ ca mới là lĩnh vực sáng tác chính nhưng hồi kí vẫn
mang dấu ấn phong cách đặc sắc của các nhà thơ. Cùng những công trình nghiên cứu sâu sắc
về sự nghiệp thơ văn của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, chúng tôi, muốn góp thêm một
tiếng nói khẳng định sự đa dạng trong sáng tác của các nhà thơ thông qua việc khảo sát một số
tác phẩm hồi kí: Những bước đường tư tưởng của tôi (Xuân Diệu – 1958), Hồi kí song đôi
(Huy Cận – 1986), Mùa thu lớn (Lưu Trọng Lư – 1978), Nửa đêm sực tỉnh (Lưu Trọng Lư
1987) Số lượng tác phẩm dù không nhiều nhưng những cuốn hồi kí của các nhà thơ thực sự có
một nội dung tư tưởng phong phú và đặc sắc về nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu khái quát về sự nghiệp của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu.
Là những nhà thơ lớn, có phong cách độc đáo, sáng tác của các Lưu Trọng Lư, Huy Cận,
Xuân Diệu rất được giới nghiên cứu phê bình quan tâm. Số lượng công trình nghiên cứu về ba
nhà thơ mới tài hoa này thực sự đồ sộ và phong phú. Dường như việc nghiên cứu về họ là
nguồn không bao giờ cạn. Sau gần một thế kỉ xuất hiện trên văn đàn, cho đến nay Lưu Trọng
Lư, Huy Cận, Xuân Diệu vẫn là những chân dung được chú ý.
- Thơ Lưu Trọng Lư – Những lời bình. Mai Hương - tuyển chọn và biên soạn. Nxb. Văn
hóa thông tin, 2000
- Xuân Diệu – về tác gia và tác phẩm. Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu. NXb
Giáo dục, 1995.
- Huy Cận – về tác gia và tác phẩm. Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới
thiệu. NXb Giáo dục, 2000
3
…
2.2 Nghiên cứu về hồi kí của Lưu Trọng Lư – Huy Cận – Xuân Diệu
Hồi kí không phải là lĩnh vực sáng tác chính của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu.
Viết hồi kí với các nhà thơ chỉ là nhu cầu tâm lí, muốn được giãi bày, được sống lại một thời
đã qua. Những câu chuyện của các nhà thơ chính là nguồn tư liệu phong phú để người đọc
hiểu thêm về bức tranh xã hội mà họ đã sống, về cuộc đời, về những tác động sâu sắc đến tư
tưởng thơ văn của họ.
Mùa thu lớn (1976), Nửa đêm sực tỉnh (1989) của Lưu Trọng Lư viết về kí ức tuổi thơ và
những mối tình thơ mộng, đã thu hút người đọc ở những câu chuyện cảm động và lối kể có
duyên.
Hồi kí song đôi (2000) được Huy Cận viết từ những năm 90 nhưng đến năm 2000 sau khi
sửa chữa, bổ sung mới cho xuất bản. Đây là hồi kí Huy Cận viết khi Xuân Diệu mất, ông đang
ở Pari không về kịp. Nỗi đau ấy ngoài Huy Cận không ai có thể hiểu được. Xuân Diệu đâu chỉ
là đồng nghiệp mà trên hết Xuân Diệu với Huy Cận là người bạn thân thiết nhất. Hai người
như hai anh em sinh đôi. Vì vậy mà Huy Cận đặt tên hồi kí của mình là “Hồi ki song đôi”.
Cuộc sống và thơ đã cho tôi người bạn thân nhất, cho tôi tâm hồn tri kỉ, tấm lòng tri âm nơi
Xuân Diệu(…). Tôi đang viết hồi kí chung cho cả hai người…Phần hồi kí của Xuân Diệu do
Xuân Diệu kể lại với Hoàng Trung Thông và Tịnh Hà (em trai ông) nhưng được Huy Cận viết
lại cho gọn lời và mạch lạc.
Những bước đường tư tưởng của tôi (1959) được biết đến là tác phẩm tiểu luận, phê bình.
Trong đó ông cũng kể lại một cách thành thực quá trình lột xác của mình, chuyển bờ tư tưởng,
từ ý thức cá nhân, tiểu tư sản trở thành ý thức công dân, ý thức Cách mạng. Cách mạng đã
thay đổi đời và thay đổi thơ ông, đem lại cho ông cũng như nhiều nhà Thơ mới cuộc giải
phóng thực sự về tư tưởng, hướng tới cái chung của Tổ quốc, của cộng đồng và nhân dân.
Qua những trang hồi kí, các nhà thơ đã thể hiện được suy nghĩ của mình ở nhiều phương
diện: nghệ thuật, xã hội và con người.
Có thể nói rằng việc nghiên cứu hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu còn là
một đề tài mới mẻ, chưa được chú ý. Nhưng chúng tôi hi vọng rằng sau công trình này sẽ có
thêm nhiều nghiên cứu, chuyên luận cùng đề tài để hoàn thiện và làm phong phú hơn sự
nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu cũng như của văn học Việt Nam
hiện đại.
Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào về hồi kí của ba nhà thơ. Có
chăng chỉ là một số bài báo nhận xét, đánh giá khi các cuốn hồi kí xuất bản, hoặc trong một
4
vài bài báo nghiên cứu về hồi kí của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam nói chung có nhắc đến
như:
- Đặc điểm của Hồi kí 1975-2000, Nguyễn Quang Hưng, (Tạp chí văn học nghệ thuật,
số 4.2006).
- Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, Lý Hoài Thu, Tạp chí văn học nghệ thuật số 10.2008
Vì thế hi vọng qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ đem tới cái nhìn tương đối đầy đủ
về số lượng hồi kí hạn chế của ba nhà thơ.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm nổi bật trong hồi kí của các nhà thơ
Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu qua các tác phẩm Mùa thu lớn, Nửa đêm sực tỉnh (Lưu
Trọng Lư), Hồi kí song đôi (Huy Cận), Những bước đường tư tưởng của tôi (Xuân Diệu).
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong việc nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở
phân tích các dẫn chứng tiêu biểu, giá trị nội dung và nghệ thuật của các cuốn hồi kí chúng tôi
sẽ khái quát đặc trưng nổi bật ở hồi kí Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu.
3.2.2 Phương pháp khảo sát thống kê.
Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê để có được những dẫn chứng cho
việc nghiên cứu đề tài.
3.2.3 Phương pháp so sánh
Để làm nổi bật đặc trưng ở mỗi cuốn hồi kí của các nhà thơ, chúng tôi sử dụng phương
pháp so sánh, đối chiếu với các tác phẩm hồi kí của nhiều nhà văn, nhà thơ khác.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có gắng tổng hợp các thành tựu nghiên cứu trước đây về giới thuyết về hồi kí.
Đồng thời, luận văn đi tìm hiểu nội dung của các cuốn hồi kí để tái hiện chân dung người kể
chuyện với các tư cách đời sống: con người nghệ sĩ, con người bình thường và nhân chứng
lịch sử xã hội. Cùng với khía cạnh nội dung, luận văn cũng làm sáng rõ đặc điểm nghệ thuật
trong các cuốn hồi kí từ cách chọn lọc, dẫn dắt tình tiết, đến ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu
trần thuật.
4.2 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần tạo một cái nhìn rộng mở, linh hoạt hơn về thể loại hồi kí, đồng thời
có những đóng góp nhất định nhằm làm sáng rõ vị trí, đặc điểm của các nhà thơ ở thể loại này. Có
5
thể khẳng định, đây là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu đặc trưng về nội dung và nghệ
thuật của hồi kí Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu.
Từ những cuốn hồi kí được nghiên cứu, độc giả sẽ có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc
đời, sự nghiệp và con người của các nhà thơ thông qua những gì họ bộc lộ qua dòng hồi ức.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba
chương:
Chương 1: Khái quát về hồi kí
Chương 2: Đặc điểm nội dung hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu.
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật biểu hiện hồi kí của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân
Diệu.
References
1. Lại Nguyên Ân, (2003)150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Vũ Bằng, (2000)Bốn mươi năm nói láo, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
3. Huy Cận, (2002)Hồi kí song đôi, tập 1, Nxb Hội Nhà văn, H.
4. Huy Cận, (2002)Hồi kí song đôi, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, H.
5. Xuân Diệu, (1958) Những bước đường tư tưởng của tôi, tiểu luận và phê bình văn
học, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức, (2002)Huy Cận, đường thơ đến với đích xa, Tạp chí Nhà văn, Hội
Nhà văn Việt Nam, số 10.
7. Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Thành, (2007)Tuyển chọn và giới thiệu, Lưu Trọng Lư
về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H.
8. Đặng Thị Hạnh, Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, TCVH số 5
9. Lê Bá Hán, (1999)Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đỗ Đức Hiểu,(1983) Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, H.
11. Tô Hoài, (2005)Hồi kí, Nxb Hội Nhà văn.
12. Trương Thị Huyền, (2007) Đặc trưng của thể loại hồi kí Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Mai Hương, (2000)Tuyển chọn và biên soạn, Thơ Lưu Trọng Lư – Những lời bình,
NXB Văn hóa thông tin.
14. Trần Thị Hường, (2006) Lăng xê tự truyện, Báo Phụ nữ thủ đô
15. Nguyễn Quang Hưng, (2006)Đặc điểm hồi kí văn học 1975-2000, Nghiên cứu văn
học, số 4.
6
16. Trịnh Thị Thu Hồng, (1999)Thể loại tự truyện trong một số sáng tác của một số nhà
văn nữ, TCVH số 6.
17. Nguyễn Thuỵ Kha, (1995)Xuân Diệu thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
18. Mã Giang Lân, (1999) tuyển chọn và biên soạn, Thơ Xuân Diệu - Những lời bình,
NXB Văn hóa Thông tin.
19. Phong Lê, (2001) Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại, Nbx
Giáo dục, H.
20. Nguyễn Văn Long, (2002)Truyện và kí 1945-1975, Lịch sử văn học Việt Nam tập
1,2,3, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Lưu Trọng Lư, (1998) Chiếc cáng xanh – Khói lam chiều, Nxb Văn nghệ thành phố
Hồ Chí Minh.
22. Lưu Trọng Lư, (1978) Mùa thu lớn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
23. Lưu Trọng Lư, (2001) Nửa đêm sực tỉnh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
24. Phương Lựu (chủ biên), (2002)Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
25. M.B.Khrapchenko, (1987) Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn
học, NN
26. Nguyễn Đăng Mạnh,(2006) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb
Giáo dục
27. Nguyễn Đăng Mạnh, (1979)Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Tác phẩm mới
28. Trần Hoàng Nhân, (2006) Nỗi niềm chung từ những tâm sự riêng, Báo Đời sống văn
nghệ thứ 3 ngày 10-10
29. Vũ Ngọc Phan, (1998) Nhà văn hiện đại, Nxb Giáo dục
30. Hoàng Phê (chủ biên), (2002) Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
31. Hoài Thanh, Hoài Chân, (2000)Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học
32. Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú, (2000)Tuyển chọn và giới thiệu, Huy Cận về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
33. Minh Thi, (2006) Viết hồi kí để nói ra sự thật, Báo Lao động Vietnam.net
34. Lý Hoài Thu, (2008)Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, Tạp chí nghiên cứu văn học, số
10
35. Lưu Khánh Thơ, (2003)Xuân Diệu về tác gia, tác phẩm (tuyển chọn và giới thiệu),
Nxb Giáo dục
36. Sơn Tùng, (1961) Các thể kí văn học, NCVH số 8, 1961