Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

phân tích chuỗi giá trị vú sữa lò rèn vĩnh kim huyện châu thành tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.97 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÚ SỮA LÒ RÈN
VĨNH KIM HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN QUỐC NGHI

MAI HÒA AN
MSSV: 4085298
Lớp: TCDN - K34

Cần Thơ - 2012


Luận văn tốt nghiệp

LỜI CẢM TẠ
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô
trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã
trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức
con người trong suốt 4 năm học qua.
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Quốc Nghi


đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình để tôi có thể hoàn thành
cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân, bạn bè - những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày …. tháng …. năm 2012
Sinh viên thực hiện

Mai Hòa An

Trang i


Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm 2012
Sinh viên thực hiện

Mai Hòa An

Trang ii



Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Cơ quan công tác chuyên môn: Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: MAI HÒA AN
Mã số sinh viên: 4085298
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp - K34
Tên đề tài: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÚ SỮA LÒ RÈN VĨNH KIM
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Về hình thức:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nội dung và các kết quả đạt được:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Các nhận xét khác:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Kết luận:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Người nhận xét

ThS. Nguyễn Quốc Nghi
Trang iii


Luận văn tốt nghiệp


MỤC LỤC
-----0o0-----

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU -----------------------------------------------------1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------------2
1.2.1 Mục tiêu chung------------------------------------------------------------------2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể------------------------------------------------------------------3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU -----------------------------------------------------------3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU -----------------------------------------------------------3
1.4.1 Không gian nghiên cứu --------------------------------------------------------3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu-----------------------------------------------------------3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------------------------4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ------------------------------------------------------------4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN -------------------------------------------------------------9
2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị --------------------------------------------------------9
2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị ------------------------------------------------------------ 10
2.1.3 Người vận hành chuỗi giá trị------------------------------------------------ 10
2.1.4 Thúc đẩy chuỗi giá trị -------------------------------------------------------- 10
2.1.5 Chủ thể trong chuỗi giá trị--------------------------------------------------- 11
2.1.6 Người hỗ trợ chuỗi giá trị/nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ ----------------- 11
2.1.7 Kênh phân phối --------------------------------------------------------------- 11
2.1.8 Phân tích chuỗi giá trị -------------------------------------------------------- 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------ 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ----------------------------------------------- 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ---------------------------------------------- 13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở TỈNH TIỀN GIANG --------------------------------- 15
3.1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------- 15

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ------------------------------------------------------------ 15
3.1.2 Kinh tế xã hội ----------------------------------------------------------------- 15
Trang iv


Luận văn tốt nghiệp
3.1.3 HTX VSLR Vĩnh Kim ------------------------------------------------------- 16
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY VIỆT NAM ---- 17
3.2.1 Tình hình chung cả nước ---------------------------------------------------- 17
3.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây tại Tiền Giang------------------- 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM------------ 20
4.1 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ
TRỊ VSLR VĨNH KIM ------------------------------------------------------------------ 20
4.1.1 Tác nhân nông dân trồng VSLR -------------------------------------------- 20
4.1.2 Phân tích tác nhân người thu mua VSLR --------------------------------- 29
4.2 MÔ TẢ CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM ----------------------------------- 39
4.2.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị ------------------------------------------------------- 39
4.2.2 Mô tả hoạt động của chuỗi -------------------------------------------------- 40
4.3 PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM---------------- 42
4.3.1 Đối với trường hợp tiêu thụ nội địa ---------------------------------------- 42
4.3.2 Đối với trường hợp xuất khẩu ---------------------------------------------- 44
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH
KIM – TIỀN GIANG------------------------------------------------------------------- 47
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VSLR
VĨNH KIM TIỀN GIANG -------------------------------------------------------------- 47
5.1.1 Thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ VSLR tại Tiền Giang ------------- 47
5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ VSLR tại Tiền Giang---- 47
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ VSLR VĨNH KIM ------------- 48
5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ------------------------------------- 48
5.2.2 Giải pháp nâng cao hoạt động phân phối---------------------------------- 49

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ--------------------------------------- 51
6.1 KẾT LUẬN--------------------------------------------------------------------------- 51
6.2 KIẾN NGHỊ -------------------------------------------------------------------------- 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------- 53

Trang v


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU BẢNG

BẢNG 1: PHÂN PHỐI MẪU VÀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT ---------------------------- 13
BẢNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ -------------------------------------- 20
BẢNG 3: THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC ------ 21

BẢNG 4: LÝ DO TRỒNG VSLR CỦA NÔNG HỘ------------------------------------ 23
BẢNG 5: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VSLR ------------------------------- 24
BẢNG 6: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN VSLR------------------------------------------ 28
BẢNG 7: LỢI NHUẬN TỪ VSLR CỦA NÔNG HỘ ---------------------------------- 29
BẢNG 8: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ VỰA --------------------------------------- 30
BẢNG 9: CHI PHÍ THU MUA VÀ TIÊU THỤ VSLR CỦA CHỦ VỰA----------- 31
BẢNG 10: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CHỦ VỰA--------------- 33
BẢNG 11: CHI PHÍ THU MUA VÀ TIÊU THỤ VSLR CỦA HTX----------------- 35
BẢNG 12: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN TỪ VSLR CỦA HTX--------- 37
BẢNG 13: GTGT THUẦN TỪNG TÁC NHÂN KÊNH TIÊU THỤ NỘI ĐỊA---- 43
BẢNG 14: GTGT THUẦN TRONG KÊNH XUẤT KHẨU -------------------------- 44

Trang vi



Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim ------------------------------------------------- 39
Sơ đồ 02: Kênh tiêu thụ nội địa ------------------------------------------------------------ 42
Sơ đồ 03: Kênh xuất khẩu ------------------------------------------------------------------- 44

Trang vii


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

DNXK

Doanh nghiệp xuất khẩu

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long


GTGT

Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

NN-PTNT

Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VSLR


Vú sữa Lò Rèn

Trang viii


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về cây ăn quả, trong đó có nhiều loại
trái cây đặc sản nổi tiếng được thế giới biết đến như thanh long, bưởi da xanh, vú
sữa Lò rèn (VSLR), bưởi năm roi,...Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi,
Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả lớn. Trong đó, khu vực
Nam Bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Theo Cục
Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nam Bộ hiện có trên
400.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm (chiếm 52,6% diện
tích và 57,41% về sản lượng so với cả nước) [6]. Theo quy hoạch, đến năm 2020,
diện tích cây ăn trái khu vực Nam Bộ sẽ đạt từ 418.000-438.000ha, cho sản
lượng hơn 5 triệu tấn/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu quả tươi và các sản phẩm
qua chế biến đạt 500 triệu USD/năm [6]. Để đạt được mục tiêu này, các địa
phương đang đẩy mạnh công tác quảng bá và phát triển các vùng chuyên canh
lớn theo lối sản xuất hàng hóa bằng những mô hình phát triển bền vững theo tiêu
chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Theo đó, mỗi địa phương sẽ chú trọng vấn đề
sản xuất theo hướng an toàn sinh học và tập trung phát triển những giống cây chủ
lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Tiền Giang – tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn
nhất cả nước đã và đang sản xuất trái cây theo hướng bền vững đó.
Hiện nay, Tiền Giang có khoảng 68 nghìn hecta cây ăn quả, chiếm 10%

diện tích cây ăn quả của cả nước. Ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh đều
trồng được cây ăn quả, mỗi vùng đất có một loại cây đặc trưng riêng, như: thanh
long (huyện Chợ Gạo), khóm (huyện Tân Phước), sơ ri Gò Công, xoài cát Hòa
Lộc (Cái Bè), VSLR Vĩnh Kim (Châu Thành),...[2]. Cùng với việc hình thành
vùng chuyên canh cho từng loại trái cây, tỉnh đang hướng sản xuất theo mô hình
HTX, tổ hợp tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để nâng cao giá
trị gia tăng, tạo điều kiện cho những mặt hàng trái cây chủ lực của tỉnh xuất khẩu
vào những thị trường khó tính. Kết quả thật đáng mừng khi mà có nhiều loại trái
cây của tỉnh đã có thể xuất ngoại: sơri, thanh long, xoài cát Hòa Lộc,...xuất khẩu
Trang 1


Luận văn tốt nghiệp
sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, thị trường chính ngạch chủ yếu xuất
khẩu trái cây đóng hộp sang EU, thị trường châu Á, Australia; xoài cát chu, thanh
long, xoài cát Hòa Lộc đã xuất sang Mỹ, Nga, Nhật Bản,...[9]. Tuy số lượng chưa
nhiều nhưng bước đầu đã quảng bá thương hiệu trái cây Tiền Giang ra thị trường
thế giới. Kết quả thuyết phục nhất phải kể đến cây VSLR Vĩnh Kim (huyện Châu
Thành) đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể và
hiện được trồng ở qui mô công nghiệp, đã được chứng nhận sản xuất nông
nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, đã xuất khẩu sang các thị
trường khó tính như Anh, Canada,...
Như vậy, để có thể tiếp tục nâng cao vị thế của loại trái cây đặc sản này,
cần có những nghiên cứu dành riêng cho nó mà đặc biệt là nghiên cứu về chuỗi
giá trị. Đã có khá nhiều nghiên cứu phân tích về chuỗi giá trị các mặt hàng nông
sản, chẳng hạn như: nghiên cứu của Trần Hoài Phong, Thái Anh Hòa (2009)
Phân tích chuỗi giá trị gạo của tỉnh An Giang, nghiên cứu của Đoàn Văn Hổ,
Nguyễn Tri Khiêm (2009) Phân tích chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang, nghiên
cứu của Trương Thị Kim Chi, Nguyễn Ngọc Đệ (2010) Phân tích chuỗi giá trị
đậu nành tỉnh Vĩnh Long,,...Tuy nhiên, chưa có bất cứ đề tài nào đề cập đến

chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim. Với mục tiêu tìm hiểu sự gia tăng giá trị của trái
VSLR Vĩnh Kim từ nông hộ tới khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng (nội địa
hoặc xuất khẩu) thì phần mà nhà vườn hưởng lợi là bao nhiêu? Sự chênh lệch
giữa cái mà nông dân thụ hưởng so với giá trị thực sự của sản phẩm mà họ tạo ra
có khoảng cách quá lớn hay không? Sự phân phối thu nhập giữa những tác nhân
trong chuỗi giá trị VSLR có hợp lý chưa? Tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích
chuỗi giá trị vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim nhằm đánh giá lại hoạt
động của chuỗi, từ đó có những đề xuất và giải pháp phân phối lợi ích hợp lý hơn
cho từng tác nhân trong chuỗi, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi.

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích cơ cấu chi phí và hiệu quả sản xuất của các tác nhân trong
chuỗi kết hợp với so sánh lợi ích giữa các tác nhân cũng như phân phối thu nhập
của từng tác nhân trong chuỗi giá trị;
- Phân tích kinh tế chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim thông qua đánh giá toàn
bộ giá trị gia tăng được tạo ra bởi chuỗi và tỷ trọng giá trị gia tăng của các giai
đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của chuỗi giá trị và nâng cao
thu nhập cho nông hộ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim hiện tại có bao nhiêu tác nhân tham gia?
Vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi như thế nào?

(2) Sự chênh lệch lợi ích-chi phí giữa các tác nhân ra sao? Ai là đối tượng
hưởng lợi và thiệt thòi nhiều nhất trong chuỗi?
(3) Các giải pháp nào để điều chỉnh khoản chênh lệch một cách có hiệu quả
nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao thu
nhập cho nhà vườn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 04 xã của huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang bao gồm: xã Vĩnh Kim, xã Bàn Long, xã Phú Phong và xã Kim Sơn (04
địa phương trên là nơi trồng tập trung VSLR của tỉnh, nằm lân cận chợ đầu mối
Vĩnh Kim).
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Luận văn sử dụng thông tin và số liệu thống kê (2008-2011) từ trang web
tỉnh Tiền Giang để viết về địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên và tình hình
kinh tế xã hội tỉnh. Đề tài được thực hiện từ 02/01-23/04/2012, bao gồm thời gian
hoàn chỉnh đề cương, soạn bảng câu hỏi, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp đến
khi hoàn chỉnh luận văn. Số liệu mà đáp viên cung cấp (chi phí đầu vào, giá bán,
sản lượng,…) là số liệu của vụ thu hoạch năm 2011.

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chuỗi giá trị VSLR thông qua các tác nhân chính hoạt động
trong chuỗi: nhà vườn, thương lái, chủ vựa, người bán lẻ, Hợp tác xã,…
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
[1] Fresh Studio Innovations Asia Ltd, Chương trình phát triển MPI-GTZ.
Phân tích chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk. Nghiên cứu này nhằm tạo ra hiểu biết chung
giữa các liên đới bơ chủ chốt, xây dưng chương trình can thiệp để ngành bơ hoạt

động hiệu quả hơn, trong đó các tác nhân tham gia trong chuỗi đều được hưởng
lợi. Để đạt mục tiêu này Fresh Studio đã chia công việc thành 4 gói: phân tích
ngành bơ, đào tạo và chuẩn bị cho nhóm phân tích chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk, thực
hiện phân tích chuỗi giá trị, phát triển kế hoạch hành động can thiệp. Fresh
Studio đã phỏng vấn 224 người trong chuỗi, tác giả sử dụng phương pháp tiếp
cận phân tích chuỗi thị trường để miêu tả mối liên kết giữa các tác nhân và
phương pháp đánh giá nhanh có chẩn đoán (RDA) để phân tích tình huống, phân
tích khó khăn và đưa giải pháp. Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại
ảnh hưởng đến chuỗi giá trị bơ ở hầu hết các tác nhân. Thứ nhất: những phương
pháp thu hái không đúng cách làm giảm thời gian giữ quả, hao hụt trong thu
hoạch, thiếu kiến thức về công nghệ sau thu hoạch và đóng gói làm thiệt hại về
mặt tài chính trong chuỗi giá trị. Thứ hai: Nguồn cung không đồng nhất do trồng
nhiều giống khác nhau nên chưa thể xuất khẩu với quy mô lớn, điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến giá trị gia tăng của trái bơ. Thứ ba, thương hiệu bơ chất
lượng chưa được xây dựng. Thứ tư: do nhu cầu bơ đang tăng mạnh nên thu nhập
của hầu hết những tác nhân tham gia chuỗi đều tăng, ngoại trừ người nông
dân,...Và thông qua nghiên cứu này, tác giả cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm
nâng cao hoạt động của chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk.
[2] Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm, Đinh Hoàng Tú (2009), Phát triển
chuỗi giá trị-công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp (đại diện là trái
bơ và cá basa). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề cập đến trường hợp điển
hình về phát triển chuỗi giá trị thực hiện tại Việt Nam: chuỗi giá trị trái bơ và cá
basa. Nhóm tác giả tiếp cận bằng phương pháp phỏng vấn rộng bao gồm 15 cơ sở
buôn bán trái bơ ở Việt Nam và hộ nông dân trồng bơ chủ yếu ở thành phố Buôn
Trang 4


Luận văn tốt nghiệp
Mê Thuột-là nơi thu nhận và phân phối trái bơ đi các thị trường trong nước. Mục
đích chính của việc phân tích chuỗi giá trị trái bơ là để tạo ra tầm nhìn chung cho

tất cả các đơn vị có liên quan trong chuỗi và xây dựng một kế hoạch can thiệp
dựa trên nhu cầu thị trường để phát triển thành công chuỗi giá trị trái bơ mang
tính cạnh tranh và có lợi cho tất cả các bên tham gia chuỗi. Phân tích cũng được
tiến hành ở các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Để xác định
các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng trái bơ, nhóm nghiên cứu đã đi theo
các mẫu bơ trái từ thời điểm thu hái đến khi tới tay người tiêu dùng ở thành phố
Hồ Chí Minh. Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiếp cận hầu hết các tác nhân
tham gia vào chuỗi: từ người cung cấp giống đến nông dân trồng bơ, người thu
gom, bán sỉ ở tỉnh và bán sỉ tại các chợ đầu mối, các siêu thị, cửa hàng và điểm
bán lẻ cho người tiêu dùng. Nhóm nghiên cứu đã chia ra thành 12 gói công việc
để tiến hành can thiệp nâng cấp chuỗi. Cuối cùng, kết quả mà nhóm nghiên cứu
đạt được khá lạc quan: mối quan hệ hợp tác dài hạn giữa những tác nhân trong
chuỗi và các tập đoàn siêu thị lớn đã được thiết lập, giá bán bơ cao hơn giá thông
thường khoảng 25%-30%, giá bán bơ tại vườn cho nông dân cũng cao hơn 25%30%, 480 nông dân và 90 người thu gom đã được đào tạo,...
[3] Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải
(2004), Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng
ĐBSCL, Tạp chí khoa học- Đại học Cần Thơ. Nhóm tác giả sử dụng phương
pháp phân tích SCP để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nông dân
có hiệu quả về mặt tài chính, người bán lẻ có hiệu quả lợi nhuận biên cao nhất
trong nhóm các trung gian phân phối. Dựa vào phương pháp phân tích và kết quả
nghiên cứu của đề tài trên có thể giúp cho chúng ta có được phương pháp phân
tích tốt về hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân trong kênh phân
phối cam ở ĐBSCL.
[4] Trần Hoài Phong, Thái Anh Hòa (2009), Phân tích chuỗi giá trị gạo
của tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ kinh tế trường Đại học Cần Thơ. Đề tài
được tiến hành dựa trên phương pháp tiếp cận của GTZ và M4P (2007) về phân
tích chuỗi giá trị, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter, lý thuyết lợi thế so
sanh, lợi thế cạnh tranh. Đề tài tập trung phân tích quá trình vận hành của chuỗi
Trang 5



Luận văn tốt nghiệp
giá trị gạo tỉnh An Giang thông qua hầu hết các tác nhân tham gia chuỗi (tác giả
đề cập đến 4 tác nhân: nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu, người bán
lẻ), xác định mối liên hệ giữa các tác nhân hình thành nên chuỗi, tính công bằng
trong phân chia lợi ích giữa các tác nhân. Thông qua đề tài tác giả cho thấy được
còn có quá nhiều chi phí trung gian xuất hiện dọc theo chuỗi mà đặc biệt là chi
phí về marketing khi tiêu thụ tại thị trường nội địa đã làm giảm giá trị gia tăng
của gạo. Tác giả đưa ra một nghịch lý đối với sản xuất lúa hiện nay: nông dân là
người hưởng lợi nhiều nhất dù là gạo làm ra tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu nhưng
lại là đối tượng có cuộc sống khó khăn nhất do nhiều nguyên nhân: chi phí đầu
vào quá cao, giá bán không ổn định, bị giới hạn về diện tích,...Đối với tác nhân
thương lái là đối tượng có lợi nhuận tuy thấp hơn nhiều so với với tác nhân nông
dân nhưng được cho là ổn định nhất, mức lợi nhuận này không phân biệt giữa
gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, điều này được cho là hợp lý. Còn đối với
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thì là tác nhân có sự phân biệt lợi ích rõ nhất
giữa gạo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Qua đề tài, tác giả cũng đã đề cập một số
giải pháp nâng cao hoạt động của chuỗi.
[5] Đoàn Văn Hổ, Nguyễn Tri Khiêm (2009), Phân tích chuỗi giá trị cá
tra tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ PTNT trường Đại học Cần Thơ. Đề tài
nghiên cứu nhằm: phân tích, xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và
đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi. Đề tài nghiên cứu tại huyện
Châu Phú và Châu Thành tỉnh An Giang với số mẫu phỏng vấn trực tiếp là 130
đáp viên, trong đó: trại cá giống (10 mẫu), nông dân nuôi cá (30 mẫu), thương lái
(19 mẫu), công ty chế biến (2 mẫu), người tiêu dùng (71 mẫu), nguồi hỗ trợ và
thúc đẩy chuỗi (8 mẫu). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất: hiện tại trong
toàn chuỗi thì người sản xuất cá giống và người nuôi cá còn đối mặt với nhiều rủi
ro. Thứ hai: lợi nhuận chuỗi phân phối chưa hợp lý giữa các tác nhân trong
chuỗi, chủ yếu cho các công ty chế biến. Thứ ba: Sự cạnh tranh về thương hiệu,
thị trường tiêu thụ,...ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuỗi.

[6] Võ Ngọc Niên, Bùi Văn Trịnh (2010), Phân tích chuỗi giá trị sản
phẩm thức ăn chăn nuôi bổ sung ở thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế
trường Đại học Cần Thơ. Đề tài thực hiện nhằm phân tích hiệu quả hoạt động của
Trang 6


Luận văn tốt nghiệp
các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và đề ra biện pháp nâng cao hoạt động của
chuỗi bằng cách phỏng vấn đáp viên bằng bảng câu hỏi phù hợp với từng tác
nhân, bao gồm: chủ các cơ sở cung cấp nguyên liệu (10 mẫu), chủ sơ sở cung cấp
thức ăn chăn nuôi bổ sung (10 mẫu), cửa hàng bán sỉ (15 mẫu), cửa hàng bán lẻ
(25 mẫu), hộ nuôi heo (60 mẫu). Kết quả cho thấy: lợi nhuận bình quân/tháng của
nhà cung cấp nguyên liệu là cao nhất, chiếm đến 64% trong tổng lợi nhuận và
thấp nhất là hộ nuôi heo thịt (0,4% trong tổng lợi nhuận).
[7] Công ty nghiên cứu thị trường Axis Research (2005), Chuỗi giá trị rau
quả của thành phố Cần Thơ. Tài liệu đã sử dụng các phương pháp: phân tích
chuỗi giá trị thị trường, mô hình logit, phân tích giá trị gia tăng trong chuỗi giá
trị. Tài liệu đã phân tích thực trạng nền nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong
việc trồng trọt rau quả, phân tích chuỗi giá trị rau quả. Từ đó tác giả đề xuất các
giải pháp hỗ trợ cho chuỗi giá trị ngày càng phát triển.
[8] Lưu Thanh Đức Hải (2005), Cấu trúc thị trường và chuỗi ngành hàng
cá tra, cá basa tại ĐBSCL, Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp phân
tích SCP, phân tích thực trạng sản xuất và chế biến cá tra, cá basa, xác định chi
phí marketing và lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Dựa vào
phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu của đề tài trên có thể giúp cho
chúng ta có được phương pháp phân tích tốt về chi phí marketing và lợi nhuận
của các tác nhân tham gia kênh phân phối cá tra, cá basa tại ĐBSCL.
[9] Nguyễn Hữu Phúc, Mai Văn Nam (2011), Phân tích kênh phân phối
sản phẩm bưởi năm roi ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế trường Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung phân tích kênh phân phối sản

phẩm bưởi năm roi từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ bưởi.
Với số lượng mẫu được thu thập là 144: trong đó nông hộ là 86 mẫu, thương lái
là 20 mẫu, vựa bưởi 7 mẫu, người bán lẻ 30 mẫu và doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu 1 mẫu. Số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên, phân
tầng (phân tầng theo đối tượng và vùng nghiên cứu). Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích thống kê mô tả, chi phí, CBA để tính hiệu quả sản xuất
của nông hộ, phương pháp phân tích thị trường, phân tích phân biệt để xác định
sự khác biệt lợi nhuận của nông hộ, phân tích hồi quy tương quan để xác định các
Trang 7


Luận văn tốt nghiệp
nhân tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác nhân tham gia đều có lãi
trong đó doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất. Kết quả phân tích hàm phân biệt
cho thấy sự khác biệt về lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc và chi phí, số năm
canh tác, năng suất và giá bán trung bình. Các tác nhân tham gia vào kênh tiêu
thụ như là thương lái, người bán lẻ, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về thị
trường tiêu thụ. Và cuối cùng tác giả dùng ma trận SWOT để đề ra giải pháp.
Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi giá trị trái VSLR Vĩnh
Kim ở Tiền Giang. Qua các tài liệu trên, bản thân kế thừa và phát triển vào luận
văn những vấn đề như sau: (1) Vận dụng các phương pháp phân tích chuỗi giá
trị, phân tích lợi ích-chi phí, phương pháp tổng hợp và quy nạp để phân tích
chuỗi giá trị VSLR Vĩnh Kim. (2) Tìm hiểu về thực trạng tình hình sản xuất và
tiêu thụ trái VSLR, mô tả chuỗi giá trị sản phẩm này, phân tích hiệu quả kinh tế
của các tác nhân tham gia vào chuỗi. Từ đó đề xuất giải pháp cho từng thành viên
nhằm mục tiêu hoàn thiện và phát triển cho toàn chuỗi giá trị sản phẩm này.

Trang 8



Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo GTZ, một chuỗi giá trị là:
- Một loạt các hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau từ việc cung cấp
các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing,
đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng;
- Là một loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng này,
có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một sản
phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao
dịch kinh doanh trong đó, sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất sơ chế đến
tay người tiêu dùng cuối cùng.
Tuy nhiên cũng có những định nghĩa khác về chuỗi giá trị, như sau:
- Theo Kaplinsky (1999), Kaplinsky và Morris (2000): Chuỗi giá trị của một
sản phẩm là hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặc
một dịch vụ bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, thông qua những giai đoạn sản
xuất khác nhau, cho đến khâu phân phối sản phảm đến tay người tiêu dùng cuối
cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Định nghĩa này có thể được giải thích theo
nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.
+ Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực
hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này
có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư
đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,… Tất cả
những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu
dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
+ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do
nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế

biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,…) để biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản
Trang 9


Luận văn tốt nghiệp
xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp
khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…
Chúng ta hiểu một cách đơn giản chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế, có
thể được mô tả như:
- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau từ khi
mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hoàn
chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho tác nhân sau cùng;
- Các nhà vận hành thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà cung
cấp đầu vào, nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản
phẩm cụ thể. Các nhà vận hành này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt
động kinh doanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu
tới đối tượng sau cùng với sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ để tạo ra
sản phẩm cụ thể.
2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị
Theo GTZ thì: Sơ đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình
ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô và cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định
nghĩa về chuỗi giá trị thì sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm một sơ đồ chức năng và một
sơ đồ về các chủ thể của chuỗi. Lập sơ đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết
phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị.
2.1.3 Người vận hành chuỗi giá trị
Người vận hành chuỗi là các tác nhân thực hiện những chức năng cơ bản
của chuỗi giá trị. Những người vận hành điển hình là nông dân, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các công ty doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn và
các nhà bán lẻ. Họ có một điểm chung là tại một khâu nào đó trong chuỗi giá trị,

họ sẽ trở thành người chủ sở hữu của sản phẩm (nguyên liệu thô, bán thành phẩm
hay thành phẩm). Do đó nhà vận hành chuỗi và nhà cung cấp dịch vụ vận hành là
hai khái niệm khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ vận hành là nhà thầu phụ được
các nhà vận hành thuê lại.
2.1.4 Thúc đẩy chuỗi giá trị
Thúc đẩy chuỗi giá trị có nghĩa là thúc đẩy sự phát triển của chuỗi bẵng
cách tạo điều kiện từ bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị.
Trang 10


Luận văn tốt nghiệp
2.1.5 Chủ thể trong chuỗi giá trị
Thuật ngữ này bao gồm tất cả các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan
Nhà nước có quan hệ với một chuỗi giá trị, cụ thể là những nhà vận hành chuỗi,
các nhà cung cấp dịch vụ vận hành và những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
2.1.6 Người hỗ trợ chuỗi giá trị/nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Những người hỗ trợ chuỗi giá trị là những người tạo điều kiện giúp chuỗi
phát triển như chính quyền địa phương các cấp, viện/trường và những dịch vụ hỗ
trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.
2.1.7 Kênh phân phối
Kênh phân phối được coi như là con đường đi của sản phẩm từ người sản
xuất đến người tiêu dùng hoặc đến người tiêu thụ cuối cùng. Kênh phân phối là
một dãy quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau
trên thị trường.
Tuy nhiên tuỳ từng doanh nghiệp với quy mô phù hợp sẽ có kênh phân
phối khác nhau. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các trung gian cần dùng
để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy kênh phân phối là các hình thức
di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người tiêu dùng quan niệm
kênh phân phối có nhiều trung gian khác nhau, đứng giữa họ và người sản xuất
sản phẩm mà họ đang cần sử dụng.

2.1.8 Phân tích chuỗi giá trị
Là phân tích mối quan hệ tương tác của các tác nhân đang kinh doanh
cùng một loại sản phẩm trên một thị trường cụ thể. Phân tích chuỗi giá trị mô tả
hệ thống kinh tế được tổ chức xoay quanh các thị trường sản phẩm cụ thể. Phân
tích chuỗi cung cấp một cái nhìn tổng thể và một bí quyết sản xuất sâu sắc về các
thực tiễn kinh tế cụ thể. Kết quả của các phân tích này được sử dụng để chuẩn bị
cho các quyết định về mục tiêu và chiến lược. Dựa trên một phân tích chuỗi được
chia sẻ, các doanh nghiệp có thể xây dựng một tầm nhìn chung và xác định các
chiến lược nâng cấp phối hợp. Các cơ quan chính phủ sử dụng phân tích chuỗi
giá trị để định dạng và lập kế hoạch về các hoạt động hỗ trợ cũng như để giám sát
các tác động có thể xảy ra. Ngoài ra, phân tích chuỗi giá trị không chỉ được sử

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp
dụng trong bối cảnh phát triển mà còn giúp các doanh nghiệp tư nhân đưa ra các
quyết định kinh doanh. Các công việc chủ yếu trong phân tích chuỗi giá trị là:
2.1.8.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ
thống chuỗi giá trị. Các sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh
doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng
như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các sơ đồ chuỗi là cốt lõi
của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu.
2.1.8.2 Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ
thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi. Tuỳ thuộc
vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía
cạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ thể, các dịch vụ hay các
điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc

khuyến khích phát triển chuỗi.
2.1.8.3 Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
Là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Trong phân tích kinh tế có
hai nội dung quan trọng là xác định giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của
chuỗi.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài gồm có:
a. Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền
Giang, niên giám thống kê tỉnh, thông tin từ báo chí, internet, tài liệu, các ấn
phẩm được công bố.
b. Số liệu sơ cấp
Được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn
trực tiếp bằng bảng câu hỏi phù hợp với từng đối tượng hoạt động trong chuỗi giá
trị trên địa bàn nghiên cứu với cỡ mẫu phỏng vấn từng đối tượng được phân phối
như sau:
Trang 12


Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1: PHÂN PHỐI MẪU VÀ ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
STT
1
2
3
4

Tác nhân
Nông dân

Chủ vựa
Hợp tác xã
Người bán lẻ
Tổng

Số mẫu
Địa bàn khảo sát
86
Xã: Bàn Long, Vĩnh Kim, Phú Phong,
Kim Sơn-Châu Thành-Tiền Giang
5
Chợ Vĩnh Kim – Tiền Giang
1
Chợ Vĩnh Kim –Tiền Giang
10
Tại Tiền Giang & thành phố HCM
102

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2012

- Nông hộ được chọn nghiên cứu: 86 mẫu, bao gồm 58 hộ trồng VSLR
theo tiêu chuẩn GlobalGAP, 28 hộ trồng VSLR theo phương thức truyền thống
tại 04 xã (Vĩnh Kim, Bàn Long, Phú Phong và Kim Sơn) thuộc huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang.
- Chủ vựa được chọn nghiên cứu là 05 chủ vựa hoạt động kinh doanh tại
chợ Vĩnh Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang – chợ đầu mối VSLR lớn nhất
cả nước.
- HTX được chọn nghiên cứu là HTX VSLR đặt tại chợ đầu mối Vĩnh
Kim huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
- Đối tượng bán lẻ được chọn nghiên cứu là 10 mẫu, trong đó 04 mẫu thu

thập tại địa phương, 06 mẫu bán lẻ tại các chợ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí để phân
tích cơ cấu chi phí và lợi ích giữa các tác nhân cũng như phân phối thu nhập của
từng tác nhân trong chuỗi;
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp
cận GTZ:
Phân tích chuỗi giá trị theo các tiếp cận GTZ (Deutsche Gesellschaftur
Technische Zusammenarbeit - Đức) gồm ba bước chính. Trong đó bước quan
trọng và cốt lõi nhất là lập bản đồ giá trị. Xây dựng trên một bản đồ giá trị, các
phân tích bổ sung có thể trở nên cần thiết tùy thuộc vào nhu cầu thông tin.

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp
Các bước chính trong phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ:
(1) Lập bản đồ chuỗi giá trị: Nhằm định dạng các hoạt động kinh doanh của
các tác nhân tham gia chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ
trợ nằm trong chuỗi giá trị.
(2) Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: Dựa vào bản đồ chuỗi giá trị
để lượng hoá các thông số của các bên tham gia chuỗi liên quan đến chủ thể,
lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn thị trường cụ thể trong chuỗi.
(3) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị: Toàn bộ giá trị gia tăng được sinh ra bởi
chuỗi giá trị và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau trong chuỗi. Chi phí tiếp thị
(marketing) và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí
của các giai đoạn trong chuỗi. Năng lực vận hành của các tác nhân tham gia
chuỗi (năng lực sản xuất, sản lượng, lợi nhuận).
- Mục tiêu 3: Từ những kết quả thu được thông qua việc phân tích mục

tiêu 1 và 2, đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động của chuỗi, nâng cao thu nhập
cho nông dân.

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

Chương 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY Ở TỈNH TIỀN GIANG

3.1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện Châu Thành nằm phía Tây của tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp
huyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho, phía Tây giáp huyện Cai Lậy, phía Nam
giáp sông Tiền, phía Bắc giáp huyện Tân Phước-Tiền Giang và tỉnh Long An.
Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành là được chia thành 2 vùng rõ
rệt: vùng nam Quốc lộ 1A giáp với sông Tiền, nước ngọt quanh năm, đất phù sa
màu mỡ, sông ngòi chằng chịt, thích hợp cho việc tưới tiêu, nuôi trồng. Vườn cây
ăn trái xen kẽ với ruộng đồng tạo thành miệt vườn trù phú. Vùng này cũng là nơi
tập trung dân cư đông đúc. Vùng bắc Quốc lộ 1A là vùng lúa, về phía cực bắc đất
hoang hoá, chua phèn, đường giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt hơn.
Những năm gần đây do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn xâm nhập
xâu các xã trong huyện, gây ảnh hưởng đến cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.
Hiện nay, huyện có 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã và 1 thị trấn. Các di tích
quan trọng trong huyện gồm: di tích gò Tân Hiệp (thị trấn Tân Hiệp), di tích gò
Gạch, di tích gò Sao, Rạch Gầm Xoài Mút, Chợ Giữa - Vĩnh Kim, đình Tân Lý
Tây,...Địa điểm du lịch: cù lao Thới Sơn, khu tượng đài và di tích Rạch Gầm
Xoài Mút, vườn cây ăn trái Vĩnh Kim, trại rắn Đồng Tâm,...

3.1.2 Kinh tế xã hội
Về nông nghiệp: Chủ yếu là kinh tế vườn với diện tích 11.359 ha với các
loại cây chủ yếu như sapô, nhãn, vú sữa và các loại cây có múi với sản lượng
hàng năm khoảng 135.000 tấn. Cây lúa có diện tích canh tác 4.990 ha, sản lượng
hàng năm khoảng 8.000 tấn. Cây rau màu thực phẩm diện tích xuống giống hàng
năm khoảng 7.200 ha.
Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Huyện có 709 cơ sở sản xuất kinh
doanh tiểu thủ công nghiệp, qui mô vốn 950,34 tỷ đồng, giải quyết việc làm
18.642 lao động.
Trang 15


Luận văn tốt nghiệp
Về thương mại - dịch vụ:
- Huyện có 18 chợ, trong đó có 01 chợ đầu mối là Vĩnh Kim, có sức mua
bán trao đổi khá lớn, huyện đang kêu gọi đầu tư mở rộng.
- Các loại hình dịch vụ tương đối đa dạng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và
tiêu dùng. Ngoài ra còn có các di tích lịch sử như Đình Long Hưng, Rạch Gầm
Xoài Mút, có khả năng phát triển du lịch gắn với giáo dục truyền thống.
Về văn hóa xã hội:
- Giáo dục: huyện có 17 trường THCS, 29 trường TH và 1 trường mầm
non, 11 trường mẫu giáo; đội ngũ giáo viên có 1.896 người, cơ bản đạt chuẩn; số
lượng học sinh năm học 2009-2010 có 35.276 em, trong đó THCS 12.397 em,
TH 18.176 em, mẫu giáo 4.703 cháu. Huyện đạt chuẩn PCTHCS năm 2005.
- Y tế: có 01 bệnh viện đa khoa Trung tâm, 01 Trung tâm y tế dự phòng và
phòng khám khu vực ở Vĩnh Kim và Dưỡng Điềm; có 64 bác sĩ, 145 y sĩ, 100 %
xã có bác sĩ phục vụ.
- Trung tâm văn hóa, thể thao:105/134 ấp đạt chuẩn văn hóa. Phong trào
đàn ca tài tử nam bộ có 11 xã được duy trì thường xuyên hàng tháng. Đã đầu tư
xây dựng Trung tâm văn hóa huyện; có 01 sân vận động huyện và 09 xã có sân

vận động.
- Chính sách xã hội: có 13 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng
LLVT, 3.554 liệt sĩ, 1.926 thương binh và 5.518 gia đình có công cách mạng.
3.1.3 Hợp tác xã VSLR Vĩnh Kim
VSLR Vĩnh Kim được trồng từ những năm 1970 nhưng việc chăm sóc rất
tùy tiện nên trái VSLR không được giá. Khoảng năm 2004-2005, giá VSLR rẻ
thê thảm nên nhiều nông dân quay lưng với loại trái cây này nhưng kể từ khi
HTX VSLR Vĩnh Kim thành lập năm 2006 thì cả vùng VSLR như bừng sống lại
sao bao năm thất bát. Khi mới thành lập, HTX chỉ có khoảng trên 50 xã viên với
vốn góp ban đầu nhỏ nhoi (01triệu đồng/xã viên) nhưng đến nay HTX đã có 131
hộ tham gia phân bố ở 13 xã thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang với diện
tích 55,3 ha sản xuất theo mô hình GlobalGAP. Kể từ năm 2008, khi VSLR của
HTX được chứng nhận GlobalGAP thì loại trái cây đặc sản này đang rộng đường
xuất khẩu. Thời gian qua, VSLR của HTX đã có đơn đặt hàng xuất sang Anh,
Trang 16


×