Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

nghệ thuật kể chuyện của nguyên du, truyền thống và cách tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRỌNG THIỀU

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA NGUYÊN DU:
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngày 28 tháng 8 năm 2002

ĐOÀN TRỌNG THIỀU

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 3
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
MỞ DẦU............................................................................................................................ 7
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .................................................................... 7
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU. ...................................................................... 9


3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ............................................................................................. 20
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................................................... 22

Chương 1: TỪ CÁCH KỂ CHUYỆN "SIÊU CÁ THỂ" ĐẾN CÁCH KỂ CHUYỆN
CÓ CÁ TÍNH .................................................................................................................. 24
1.1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN " SIÊU CÁ THỂ " VÀ CHỦ THỂ KỂ
CHUYỆN CÓ CÁ TÍNH. ....................................................................................................... 24
1.1.1. Chủ thể kể chuyện "siêu cá thể". .............................................................................. 24
1.1.2. Chủ thể kể chuyện có cá tính. ................................................................................... 26
1.2. CÁC HÌNH THỨC XUẤT HIỆN CỦA CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN
KIỀU. ...................................................................................................................................... 28
1.2.1. Chủ thể kể chuyện vô hình (chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng "vô nhân xưng").
............................................................................................................................................ 28
1.2.2. Nhân vật kể về nhân vật khác. .................................................................................. 46
1.2.3.Nhân vật tự kể chuyện mình. ..................................................................................... 54

Chương 2: TỪ CÁCH KỂ "RĂN ĐỜI" ĐẾN CÁCH KỂ "HIỂU ĐỜI" ................. 66
2.1. VỀ THUẬT NGỮ CÁCH KỂ "RĂN ĐỜI" VÀ CÁCH KỂ "HIỂU ĐỜI". ................. 66
2.1.1. Cách kể "răn đời"...................................................................................................... 66
2.1.2. Cách kể "hiểu đời". ................................................................................................... 67
2.2. DÒNG TƯỜNG THUẬT NỘI TÂM .............................................................................. 69
4


2.2.1. Kể lướt qua sự kiện, hành động bên ngoài. .............................................................. 69
2.2.2. Hướng về miêu tả thế giới bên trong của nhân vật................................................... 72
2.3. VỊ TRÍ CÁC BIẾN CỐ TRONG TƯỜNG THUẬT. ...................................................... 81
2.3.1. Kiều như là hiện thân của nỗi đau. ........................................................................... 81
2.3.2. Những biến cố bất hạnh trong cuộc đời Kiều. .......................................................... 83
2.4. KỂ THEO QUAN NIỆM MỚI VỀ NHÂN VẬT. ........................................................... 88

2.4.1. Lối kể với kiểu nhân vật bất biến trong truyện Nôm trước Truyện Kiều. ................ 88
2.4.2. Tính khả biến của nhân vật và cách kể của Nguyễn Du. .......................................... 89
2.5. KỂ CHUYỆN THEO TINH THẦN PHÂN TÍCH ........................................................ 96
2.5.1. Kể chuyện từ nhiều điểm nhìn.................................................................................. 96
2.5.2. Giải thích tính tất yếu của hành động bằng động cơ hành động. ........................... 100
2.5.3. Ý thức thời gian. ..................................................................................................... 104
2.6. TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI TRONG LỐI KỂ............................................................... 108
2.6.1. Ý đồ kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. ............................................. 108
2.6.2. Tính chất đối thoại. ................................................................................................. 111
2.7. SỰ LINH HOẠT VÀ ĐA DẠNG CỦA GIỌNG KỂ. ................................................... 122
2.7.1. Giọng kể thâm đẫm cảm xức. ................................................................................. 123
2.7.2. Giọng buồn đau. ..................................................................................................... 127
2.7.3. Giọng suy tư chiêm nghiệm. .................................................................................. 128

Chương 3: TỪ LỜI KỂ CỦA TRUYỆN THƠ TRUYỀN THỐNG ĐẾN LỐI KỂ
TIẾP CẬN VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI............................................................. 134
3.1. TỪ KỂ NÓI ĐẾN KỂ VIẾT ......................................................................................... 134
3.1.1. Chất "văn xuôi" trong câu thơ lục bát. ................................................................... 135
3.1.2. Tính cụ thể xác định của lời kể. .............................................................................. 139
5


3.1.3. Lời kể chuyện giàu chất thơ, chất trữ tình. ............................................................. 141
3.1.4. Lời kể chuyện với vẻ đẹp tu từ. .............................................................................. 143
3.1.4.1.Sự phong phú của loại lời kể. ........................................................................... 143
3.1.4.2.Sự súc tích, đa nghĩa, nhiều tầng, gợi liên tưởng sáng tạo.............................. 144
3.1.4.3.Sự trau chuốt, mượt mà của lời kể chuyện. ...................................................... 144
3.1.4.4.Xu hướng xích gần lời nói bình thường. .......................................................... 147
3.2. NHỊP KỂ ĐA DẠNG ..................................................................................................... 149
3.2.1. Nhịp kể trong truyện Nôm trưởc Truyện Kiều. ...................................................... 150

3.2.2. Sự biến đổi của nhịp kể. ......................................................................................... 150
3.2.3. Kể chậm như là một thủ pháp nổi bật..................................................................... 154
3.3. SỰ TÍCH HỢP VỀ MẶT THỂ LOẠI .......................................................................... 163
3.3.1. Tái hiện ngôn ngữ đối thọai và dùng ngôn ngữ đối thoại để kể lại câu chuyện. .... 163
3.3.2. Sự kế thừa sáng tạo về mặt thể loại. ....................................................................... 164
3.3.2.1. Sự kế thừa và cách tân trong sử dụng điển tích, điển cố. ............................... 164
3.3.2.2. Sự kế thừa sáng tạo các thể loại. .................................................................... 167

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 171
DANH MỤC CÁC CANG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÔ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 179
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 192
Phụ lục 1: NHÓN VẬT CỦA TÁC PHẨM THAM GIA KỂ VỀ NHÂN VẬT KHÁC
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU ................................................................... 192
Phụ lục 2: VƯƠNG THÚY KIỂU TỰ KỂ CHUYỆN MÌNH TRONG TRUYỆN KIỂU
CỦA NGUYỄN DU .............................................................................................................. 194

6


MỞ DẦU
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nguyễn Du và Truyện Kiều là một đối tượng nghiên cứu gần như không bao giờ cạn của
những người làm văn học qua nhiều thời đại. Càng ngày người ta càng phát hiện được những
giá trị mới hơn, càng có những cách nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn, toàn diện hơn về Truyện
Kiều. Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được tìm hiểu trên nhiều bình diện khác nhau. Nhìn chung
ở bình diện nào các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được những điểm sâu sắc, độc đáo của
Nguyễn Du. Đề tài chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ở luận án này là Nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du: Truyền thống và cách tân.

Lâu nay trong các công trình nghiên cứu về nghệ thuật của Truyện Kiều thì vấn đề nghệ
thuật kể chuyện của Nguyễn Du là một vấn đề ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới
nghiên cứu, nhưng nhìn chung đây là một lĩnh vực đang còn đòi hỏi phải đi sâu thêm để có
nhiều khám phá mới. Trong luận án này chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề này, tức là vấn đề nghệ
thuật kể chuyện của Nguyễn Du và cũng chỉ soi sáng nó dưới góc độ truyền thống và cách tân.
Đọc Truyện Kiều người ta có cảm giác nó vừa lạ vừa quen. Đây là một điều hấp dẫn đặc
biệt. Quen vì những yếu tố truyền thống được Nguyễn Du sử dụng lại, lạ vì những yếu tố này
đã được Nguyễn Du sử dụng theo những cách mới, đưa lại hiệu quả thẩm mỹ mới, lạ cũng vì
bên cạnh truyền thống lại có thêm những sáng tạo mới của Nguyễn Du.
Tính chất quen và lạ trong Truyện Kiều được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có nghệ thuật
kể chuyện với toàn bộ cấu trúc tự sự và các yếu tố chủ thể kể chuyện, cách kể chuyện, giọng
điệu kể chuyện, lời kể chuyện (diễn ngôn tự sự), v.v... Trong cách kể chuyện của mình, Nguyễn
Du luôn luôn kế thừa những giá trị tốt đẹp của lối tự sự vốn có đặc biệt là của truyện Nôm thời
kì trung đại trước Truyện Kiều, kế thừa những giá trị đã có của văn học dân tộc trước đó đồng
thời có sự đổi mới. Kế thừa truyền thống và cách tân là một quy luật vận động phát triển của
lịch sử xã hội ương đó có văn học nghệ thuật. Nói tới phát triển là nói tới cách tân, nói tới phát
triển đồng thời cũng là nói tới sự kế thừa truyền thống. Đây là hai mặt của quá trình phát triển
biện chứng của cuộc sống và của văn học.

7


Nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp hiểu thêm một cách hệ thống nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du trong Truyện Kiều mà còn có một ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Nghệ
thuật chân chính không bao giờ có sự lặp lại giản đơn, cũng không bao giờ có sự cách tân hoàn
toàn thoát li cái cũ mà trong kế thừa đã có cách tân, trong cách tân đã có kế thừa. Đây là một
quy luật phát triển của nghệ thuật, là hai mặt của quá trình phát triển biện chứng như đã nói ở
trên.
Hiện nay, tự sự học, một phân ngành chủ yếu của thi pháp học hiện đại đang rất được
quan tâm ở Việt Nam. Tự sự học hiện là một vấn đề thời sự của thi pháp học. Truyện Kiều là

một đỉnh cao của văn học Trung đại. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
cũng là đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện của văn học dân tộc thời kỳ Trung đại. Thi pháp kể
chuyện của Nguyễn Du là một mảng rất đáng quan tâm của tự sự học Việt Nam. Nghiên cứu thi
pháp kể chuyện của Nguyễn Du cũng là một yêu cầu cần thiết hiện nay.
Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du được biểu hiện ở các tác phẩm có nội dung tự sự
trong toàn bộ trước tác của ông, trong đó Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu. Chúng tôi tiến
hành khảo sát nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du ở các tác phẩm có nội dung tự sự trong đó
chủ yếu là Truyện Kiều. Truyện Kiều là nơi kết tinh tài năng nhiều mặt của Nguyễn Du trong
đó có nghệ thuật kể chuyện. Cho nên, tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong Truyện Kiều là tìm
hiểu nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du ở trạng thái hoàn mỹ của nó.
Nghệ thuật kể chuyện là một vấn đề mới và khó. Ngay trên phương diện lí luận, thi pháp
kể chuyện là mảng còn ít được giới nghiên cứu Việt Nam đề cập tới. Thêm vào đó vấn đề
truyền thống và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du cũng là một vấn đề phức
tạp. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ
thêm tính chất kế thừa và cách tân trên phương diện nghệ thuật kể chuyện, và chủ yếu là làm
rõ những đóng góp mới của Nguyễn Du so với trước đó. Thông qua việc chứng minh rằng với
Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xác lập được một số nguyên tắc của lối kể chuyện có nhiều điểm
mới để đáp ứng một nhu cầu thẩm mỹ mới đang nảy sinh, luận án khẳng định tính chất cách tân
của Nguyễn Du, khẳng định cống hiến lớn lao của Nguyễn Du trong việc tạo ra những tiền đề
đầu tiên cho quá trình hiện đại hoa văn học dân tộc. Qua việc xác định tính chất kế thừa và
những điểm cách tân của Nguyễn Du trên phương diện nghệ thuật kể chuyện, luận án cũng

8


muốn gián tiếp khẳng định rằng không có văn học dân gian và văn học viết dân tộc, thì Nguyễn
Du không thể sáng tạo được Truyện Kiều và ngược lại.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.
Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã ít nhiều được bàn đến trong

một số công trình của giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Tuy nhiên quan hệ giữa truyền thống
và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du là vấn đề vẫn đang chờ đợi những
nghiên cứu có hệ thống và những khám phá cụ thể hơn nữa.
Từ những nhận xét rất chung ban đầu ngay từ thời Truyện Kiều mới ra đời đến những
phân tích cụ thể hơn về các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm, trong đó có nghệ thuật tự sự của
Nguyễn Du, vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du đã nhiều lần được đề cập đến.
Nhữ Bá Sĩ (1788- 1867) người cùng thời với Nguyễn Du (1766 - 1820) đã bình luận về
Truyện Kiều: "Kỳ tài diệu bút, Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm". (Với ngòi bút tài năng đặc
biệt, Thanh Hiên đã vượt xa Thanh Tâm). [83, tr.159]
Nhữ Bá Sĩ mới so sánh Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân chứ chưa so sánh với văn
học Việt Nam trước đó và trong nội dung "Kỳ tài diệu bút" này chắc chắn có nghệ thuật kể
chuyện của Nguyễn Du.
Mộng Liên Đường chủ nhân trong bài viết về Truyện Kiều năm 1820 đã khen Nguyễn
Du: "Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không
phải có con mắt trông thấy cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có bút lực
ấy." [134, tr, 282].
Năm 1898, Đào Nguyên Phổ đã khen Truyện Kiều: "Lời lẽ xinh xắn, mà văn hoá; vần
điệu tròn trịa mà êm ái; tài liệu lựa rất rộng, sự tích kể rất thương, lượm lặt những diễm khúc
tình từ ở đời trước, nồng nàn vụn vặt không sót, quê mùa, tao nhã đền thu (...). Người đã kỳ,
việc đã kỳ, mà văn chương càng thêm kỳ". [134, tr. 282-283].
Bước sang thế kỷ XX, nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du tiếp tục được bàn và kết quả
thu được ngày một nhiều hơn. Đào Duy Anh trong sách Khảo luận về "Truyện Thúy Kiều" đã
nêu thêm một số vấn đề mới khi bàn về nghệ thuật của Truyện Kiều trong đó có nghệ thuật kể
chuyện: "nguyên văn thì tự thuật rườm rà, tỉ mỉ, kết câu theo một trình tự dễ dàng đơn giản, mà
9


Nguyễn Du thì châm trước và sắp đặt lại thành một tổ chức có giàn giá chặt chìa, có mạch lạc
khít khao." [1, tr. 45]
"Nguyễn Du đã hoán cốt đoạt thai Kim Vân Kiều Truyện mà tạo thành một tác phẩm

hoàn toàn mới (...) Nguyễn Du thì tự sự rất vắn tắt, gọn gàng, chỉ kể những việc quan trọng,
mà vừa tự thuật vừa nghị luận, (...) là một tay tâm lí học sành"[1, tr. 65-66]
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã có nhận định khá toàn diện về nghệ
thuật Truyện Kiều ở phương diện kết cấu, miêu tả, sử dụng điển tích "Kết cấu đã có phương
pháp, sắp đặt phân minh. Các câu chuyện thần tình khéo léo, tả cảnh thì theo lối phác hoa mà
cảnh nào cũng linh hoạt khiến cho người đọc cảm thấy cái thú vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn
của mỗi vai trong cảnh ấy. Tả người thì vai nào rõ ra tính cách vai nấy, chỉ một vài nét mà như
vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lí của vai ấy, khiến cho nhiều vai
(như Sở Khanh, Tú Bà) đã thành ra nhữhg nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau. Văn tả tình
thì thật là thấm thìa, thiết tha làm cho người đọc phải cảm động. Cách dùng điền thì đích đáng,
tự nhiên, khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn uẩn súc, mà người thường
cũng hiểu được đại ý của câu văn" [134, tr. 284].
Học giả Hoàng Xuân Hãn, năm 1943 đã có ý kiến bàn đến nguồn gốc Văn Kiều trên báo
Thanh Nghị. Hoàng Xuân Hãn cho rằng: Nguyễn Du "viết câu văn Kiều, trí cụ đã tiêm nhiễm
lối văn của một nhà, một xứ, một văn phái". Ông đã viết hai bài Nguồn gốc vấn Kiều (Văn phái
Hồng Sơn) và Nguồn gốc văn Kiều (Hát phường vải) [115, tr. 1055 và 1062]. Hoàng Xuân Hãn
trong bài: Nguồn gốc văn Kiều (Văn phái Hồng Sơn), sau khi khẳng định: "ngày nay ai cũng
biết gốc Truyện Kiều là ở Kim Vân Kiều Truyện do một văn sĩ Trung Hoa hiệu Thanh Tâm Tài
Nhân, soạn" đã nói tiếp "nhưng còn có nhiều người vẫn tưởng là vận văn bằng quốc âm đã tự
nhiên đột xuất ra một áng văn kiệt tác và cụ Nguyễn Du là một thi sĩ không tiền khoáng hậu".
Tiếp đó ông đã khẳng định "hồi cuối Lê có một văn phái ở xung quanh Hồng Sơn đã sản xuất
ra ba tác phẩm hay nhất ương văn quốc âm, và Kiều chỉ là giai đoạn cuối cùng của văn phái ấy
"[Ì 15, tr. 1055]. Qua hai bài viết này, Hoàng Xuân Hãn đã nói tới việc Nguyễn Du kế thừa
truyền thống tốt đẹp của văn phái Hồng Sơn và Folklore địa phương cụ thể ở đây là hát phường
vải. Trong nội dung của khái niệm "văn Kiều "này chắc chắn có nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du.

10



Sau cách mạng tháng tám 1945, việc nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều đã có được những
thành tựu mới, trong đó có thi pháp kể chuyện. Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai đã cắt
nghĩa về nguyên nhân thành công của yếu tố hiện thực trong Truyện Kiều là:
"Nguyễn Du khi tả người cũng như tả cảnh, khi tự sự cũng như khi phân tích tâm trạng,
vẫn luôn luôn chú ý đến một sự thực sâu xa, chân thật! Ẩy là sự thực của tâm cảnh". [134, tr.
287].
Lê Trí Viễn ở chương viết về Nguyễn Du trong trong giáo trình: Lịch sử văn học Việt
Nam (tập III) [184]khi bàn về nghệ thuật của Nguyễn Du, đã đề cập đến bốn vấn đề: Nguyễn
Du và ngôn ngữ văn học Việt Nam; Nguyễn Du và câu thơ lục bát; Nguyễn Du đã "diễn ca"
Kim Vân Kiều Truyện như thế nào? và vài nét về bút pháp của Nguyễn Du.
Khi nói về bốn vấn đề trên, Lê Trí Viễn ở một số chỗ đã có lưu ý đến nghệ thuật kể
chuyện của Nguyễn Du. Ví dụ:
"Truyện Kiều là cả một xã hội phức tạp, nhiều màu nhiều vẻ,... nhưng ngòi bút của
Nguyễn Du - mặc dù đã bị hạn chế trong khuôn khổ văn vần - luôn luôn đủ tiếng, đủ lời, tiếng
và lời thực chính xác để lột tả được tinh thần, diện mạo của từng trường hợp một, không hề lúc
nào bị lúng túng, khó khăn cả" [184, tr. 183-184].
"Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện và những sự việc lớn, về chi tiết cũng giữ, chỉ thêm
bớt một số. Sự sáng tạo của Nguyễn Du tập trung ở chỗ thêm bớt các chi tiết ấy, xây dựng nhân
vật thành những tính cách rõ rệt, có diện mạo, có tâm lí sắc sảo hơn, đem thiên nhiên vào trong
văn thơ, làm cho câu chuyện dồi dào, sâu sắc hơn" [184, tr. 188].
"Có lúc đang đóng vai người kể chuyện, Nguyễn Du bỗng kêu thét lên như bản thân mình
cùng xen vào cảnh ngộ của nhân vật." [184, tr.195].
Trong cuốn Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam [187], khi bàn về đặc trưng của văn
học trung đại Việt Nam, Lê Trí Viễn cũng đã có một số kiến bàn về nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du.
"Người ta biết Nguyễn Du có tài miêu tả cảnh chiêm bao, ngòi bút đang thực mà chuyển
qua hư lẹ làng, liền mạch, không dấu vết. Đạm Tiên hiện lên với Kiều lần đầu là vậy (...) Vừa
tự sự vừa miêu tả" [187, tr. 217 ].
11



"Rồi thái độ hiểu biết của Thúy Kiều mấy lần gặp gỡ Kim Trọng, tâm tư của nàng khi
bước chân ra đi theo tên họ Mã, nỗi niềm của nàng khi ở lầu Ngưng Bích, lúc "say, cười" ở lầu
xanh V. V... chỗ K.V.K.T. lướt qua thì chỗ ấy Nguyễn Du dừng lại, khắc hoa cho được tâm
trạng của Thúy Kiều trong từng hoàn cảnh một. Đối với nhân vật Thúy Kiều là thế, đối với các
nhân vật khác cũng vậy." [187, tr. 240].
"Cách tiếp cận và chuyển hoá của người thành của mình vốn là một hiện tượng của giao
lưu văn hoa văn học thời trung đại, ở trường hợp Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du đã diễn
ra như vậy. Sức sáng tạo kiệt xuất đã biến một công trình đáng quý nhưng còn thô tháp, thành
một lâu đài tráng lệ, trong đó con người chủ yếu vượt qua bao quy phạm để có một đời sống rất
người ở một xã hội xấu xa khiến người đọc đời đời còn thương cảm, nhưng vẫn chưa thoát trọn
cái kiếp làm người con gái trong những quy phạm khắt khe của lễ giáo phong kiến." [187, tr.
240].
Trong cuốn Văn học Việt Nam, thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, Hoàng Hữu Yên trong
chương viết về Nguyễn Du khi nói về nghệ thuật thờ văn Nguyễn Du đã đề cập tới ba nội dung:
Cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn học trong Truyện Kiều và ảnh hưởng qua lại giữa
Truyện Kiều và ca dao dân ca.
Khi bàn về các nội dung trên, Hoàng Hữu Yên đã có một vài ý kiến nói về nghệ thuật kể
chuyện của Nguyễn Du. Xin dẫn một số ví dụ:
"Nguyễn Du vui mừng, thông cảm, xót thương, phẫn nộ khi Thúy Kiều có hạnh phúc hay
bị đày đoa. Ngòi bút âu yếm của nhà thờ không một giờ phút nào xa rời cuộc đời Thúy Kiều
(...) Nhà thơ đã nhập tâm vào Thuý Kiều."
"Ngôn ngữ Truyện Kiều là một thứ ngôn ngữ chải chuốt, đẹp, trong sáng, vô cùng thi vị
và đại chúng sâu sắc." [188, tr. 313 và 315]
Nguyễn Lộc trong cuốn: Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX,
(tập li), cũng đã có những ý kiến bàn về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du:
"Nguyễn Du viết Truyện Kiều đã dựa khá sát vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, có
nghĩa là Nguyễn Du đã giữ lại của tác phẩm này những tình tiết chính, những biến cố quan
trọng, chứ không phải mọi tình tiết của tác phẩm đều được giữ lại. Thực tế thì nhà thơ đã bỏ đi
12



khoảng một phần ba những chi tiết trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và thêm vào một
khối lượng cũng khá lớn. "[93, tr.65].
Trong cuốn sách nói trên khi bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ,
Nguyễn Lộc cũng đã nêu một số ý kiến liên quan đến nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.
Lê Đình Kỵ trong Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du [77], Đặng Thanh
Lê trong Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm [83] cũng đã có một số ý kiến bàn về nghệ thuật
kể chuyện của Nguyễn Du trong chuyên luận của mình.
Trong Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm [83] tại chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân
vật Truyện Kiều khi bàn về hệ thống nhân vật của Truyện Kiều, môi trường hoạt động của nhân
vật, vấn đề miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại trong miêu tả nội tâm
nhân vật, Đặng Thanh Lê đã có một sấy kiến bàn về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du. Ví
dụ, "Là tác phẩm tự sự, Truyện Kiều đã tập trung vào vận mệnh nhân vật trung tâm" [83,tr.
262].
"Trên cái nền chung tự sự, Nguyễn Du chú trọng khai thác một phương thức chủ yếu biểu
hiện sự tồn tại của con người: con người cảm nghĩ luôn luôn xuất hiện trong Truyện Kiều.
Chính vì vậy, có thể nói Truyện Kiều là một bước phát triển hoàn chỉnh, thành công của thể
loại tiểu thuyết cổ điển Việt Nam vì đã biểu hiện trọn vẹn hai phương thức tồn tại ( đời sống
bên trong và đời sống bên ngoài) của con người" [83,tr. 250 ].
"Nguyễn Du chú trọng miêu tả nội tâm con người ở những chặng đường có ý nghĩa bước
ngoặt đổi mới vận mệnh nhân vật, ở những trường hợp kịch tính cao của tình huống, của sự bộc
lộ tính cách. ở những đỉnh điểm ấy của tình tiết sự kiện, Nguyễn Du có phác hoa một vài dòng
thơ miêu tả nội tâm thông qua ngôn ngữ tự sự của tác giả nhưng thường nhà thơ để nhân vật tự
bộc lộ là chính." [83, tr. 251].
"Truyện Kiều phảng phất mà rất đậm đà đằm thắm một "bản sắc trữ tình". Thấp thoáng
trên những trang Kiều ta thấy bóng dáng của ca dao, của Chinh phụ ngâm, của thơ Đường...
Bản sắc ấy được xây dựng nên bởi nhiều yếu tố ương đó có phần đóng góp của nghệ thuật miêu
tả nội tâm nhân vật. [83, tr. 248 ].


13


Những ý kiến trích dẫn trên đây của các tác giả trong một số giáo trình đại học và chuyên
luận có thể xem như phần nào đó đã đại diện cho ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề
nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.
Như đã nói ở phần trên, các tác giả của các công trình chúng tôi vừa kể chưa đặt vân đề
nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, chỉ đề cập sơ qua về vấn đề này khi bàn về
những vấn đề khác và đặc biệt lại càng chưa đặt vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong mối quan
hệ giữa truyền thống và cách tân. Mặc dù còn lẻ tẻ, chưa có hệ thống, nhiửig đố là những nhận
xét đúng gợi ra nhiều hướng để suy nghĩ.
Hai nhà nghiên cứu có những đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du là Phan Ngọc và Trần Đình Sử. Phan Ngọc trong cuốn sách Tìm hiểu phong
cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều [116] có một chương bàn về Phương pháp tự sự của
Nguyễn Du. Với cách tiếp cận, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề mới mẻ, Phan Ngọc đã tạo
được sự thu hút cho cuốn sách. Ông đã có những ý kiến sắc sảo. Phan Ngọc cho rằng: "Nguyễn
Du đã đổi mới hoàn toàn bố cục của Kim Vân Kiều Truyện. Ta có thể thấy điều đó qua quan hệ
về số lượng giữa các bộ phận. Các sự việc chính trong Kim Vân Kiều Truyện và trong Truyện
Kiều về căn bản là như nhau nhưng quan hệ số lượng của chúng lại khác nhau" [116, tr. 86].
Khi nói tới "con người cô đơn "trong Truyện Kiều, ông khẳng định: Nguyễn Du "cố tình không
cho họ hành động, bởi vì số câu tự sự hết sức ít, mọi hành động của họ đều bị ông dùng
phương pháp kể lại vắn tắt" [116, ứ. 91].
Phan Ngọc cũng đã nói tới ảnh hưởng của ngôn ngữ thể ngâm đối với ngôn ngữ tác giả
mang tính chủ quan trong Truyện Kiều. [116, tr.120]. Phan Ngọc đã khẳng định "Truyện Kiều
là tiểu thuyết phân tích tâm lý" [116, tr. 183]. "Truyện Kiều đã được bố cục như một vở bi kịch
lớn" [116, tr.184]. "Truyện Kiều là tác phẩm tổng hợp được các thành tựu nghệ thuật của nhiều
thể loại của thời đại. Ở đây có những thành tựu của thể truyện Nôm, của thể ngâm khúc, thể
kịch" [116, tr.191]. Ông cũng đã có sự phân tích lý thú về câu thơ Truyện Kiều, ngôn ngữ
Truyện Kiều, ngữ pháp Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Trong các thao tác của Nguyễn Du, Phan Ngọc có nói đến thao tác "đặt sự việc vào một

thế đối lập "và khẳng định "tự thân Nguyễn Du không thể nghĩ ra thao tác này, bởi vì đó là thao
tác của kịch. Ông học tập nó ở kịch Trung Quốc và nhất là ở tuồng."[116, tr. 84]. Tính chất
14


kịch mà Phan Ngọc nói thực ra trong Kim Vân Kiều Truyện đã có, Nguyễn Du kế thừa và nâng
cao lên. Sức hấp dẫn của nhiều bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc một phần nằm ở tính kịch
của sự kiện được kể, mỗi hồi của tác phẩm gần như kể về một mứu mô, một sự kiện có tính
chất kịch. Nhiều hồi của Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử,... được chuyển thành kịch có
nguyên nhân từ đặc điểm này. Vấn đề đáng lưu ý trong ý kiến trên của Phan Ngọc là ông đã
chú ý tới sự kế thừa, tiếp thu của Nguyễn Du đối với thể loại kịch, tuồng trong khi sáng tạo
Truyện Kiều.
Cho tới thời điểm hiện nay, Trần Đình Sử là nhà nghiên cứu có nhiều bài viết nhất về thi
pháp Truyện Kiều, trong đó có nhiều ý kiến bàn về thi pháp kể chuyện của Nguyễn Du. Những
đóng góp của Trần Đình Sử về phương diện này được thể hiện qua nhiều bài viết như: Thời
gian nghệ thuật trong "Truyện Kiều" và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du ( Tạp chí Văn học,
số 5, 1981), Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" (Tạp chí Văn học, số 6,
1983), Mấy chặng đường nghiên cứu thi pháp " Truyện Kiều" (Trong sách Những thế giới nghệ
thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, H, 1995), " Truyện Kiều" và văn hoá Trung Quốc (Tạp chí
Hán Nôm, số 3, 1998), "Truyện kiều" từ sự thật lịch sử đến sáng tạo nghệ thuật (Tạp chí Văn
học, số 2, 1992), "Truyện Kiều"và tiểu thuyết tài tử giai nhân (Trong sách Những thế giới nghệ
thuật thơ, H, 1995), Không gian nghệ thuật trong "Truyện Kiều" (Trong sách Những thế giới
nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, H, 1995), Thêm một đóng góp mới vào việc nghiên cứu
văn học cổ điển Việt Nam (Tạp chí Văn học, số 5, 1987), Chân dụng Nguyễn Du trong "
Truyện Kiều" (Báo Văn nghệ Tết Giáp Tuất, 1994), Màu sắc trong "Truyện Kiều" (Trong sách
Những thế giới nghệ thuật thơ, Nhà xuất bản Giáo dục, H, 1995), Phép sóng đôi trong "Truyện
Kiều”(Tạp chí Sông Hương, Số 1, 2001), Điển cố trong "truyện Kiều" (Tạp chí Văn học, số 5,
2001), Độc thoại nội tâm và cấu trúc tự sự "Truyện Kiều" (Tạp chí Văn học, số 12, 2000), Đối
ngẫu trong "Truyện Kiều" (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9, 2001), Mô hình tự sự "Truyện
Kiều" (Hội thảo tự sự học 2001, khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội, 9-11-2001), Ẩn dụ trong "Truyện

Kiều" (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 2002). Gần đây (tháng 7-2002), Trần Đình Sử đã
cho ra đời cuốn sách Thi pháp Truyện Kiều, Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là một công trình
nghiên cứu có giá trị. Trong cuốn sách này, Trần Đình Sử đã có bàn đến nhiều vấn đề liên quan
đến nghệ thuật tự sự của Truyện Kiều như mô hình tự sự, điểm nhìn trần thuật, lời trần thuật,
độc thoại nội tâm, lời đa chủ thể, trần thuật từ bên trong, chất thơ của tự sự, cái nhìn nhiều
15


chiều, sự kế thừa và cách tân từ ngâm khúc, Truyện Nôm, tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa và
một số phương thức tu từ như phép đối ngẫu, sóng đôi, ẩn dụ, điển cố mà Nguyễn Du đã vận
dụng tài tình trong nghệ thuật tự sự của ông. Sau đây là một số ý kiến chính của Trần Đình sử
được thể hiện qua các công trình của ông.
Trong bài: Tư tưởng nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du, ở góc độ nghệ thuật kể
chuyện, Trần Đình Sử nhận xét: "Nguyễn Du không đặt trọng tâm ở việc, mà ở khúc đoạn
trường. Muốn vậy, ông phải làm cho tấm lòng nhân vật nổi lên ở bình diện thứ nhất và đồng
thời lược bỏ bớt chi tiết"[134, tr. 343].
"Nguyễn Du thay đổi điểm nhìn trần thuật: Không phải kể chuyện từ bên ngoài, mà kể
theo cái nhìn của nhân vật, từ tâm trạng nhân vật mà nhìn ra" [134, tr. 345].
"... sáng tạo một nhân vật người kể chuyện mới. Người kể chuyện Truyện Kiều vừa giới
thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, phong cảnh, vừa bình luận, phân tích (...), người kể
chuyện Truyện Kiều là một người được cá tính hoá, hơn thế, lời kể chuyện được kịch tính hoá."
[134, tr. 349].
"Đặc biệt là người kể chuyện Truyện Kiều đồng thời là một nhà thơ trữ tình (...) Nguyễn
Du đã sử dụng chủ yếu không phải là kinh nghiệm tự sự Trung Hoa, mà là truyền thống trữ tình
lâu đời. Nguyễn Du đã huy động tối đa các thủ pháp trữ tình để miêu tả tình cảm nhân
vật"[134, tr. 349 và 350]. Cuối bài viết nói trên Trần Đình Sử viết "Nguyễn Du đã sáng tạo lại
Truyện Kiều (...) đưa vào người kể chuyện mới, tổng hợp các truyền thống văn học Việt Nam
và Trung Quốc, truyền thống tự sự và nhất là trữ tình, để tạo ra một kiệt tác vô song trong văn
học Việt Nam và văn học thế giới "[134, tr. 351].
Như đã nói ở trên; trong Thi pháp truyện Kiều Trần Đình Sử đã bàn đến nhiều vấn đề

quan trọng trong thi pháp tự sự của Truyện Kiều.
Trần Đình Sử đã đặt Truyện Kiều của Nguyễn Du trong mối quan hệ so sánh với văn hoa,
văn học Việt Nam và đặc biệt với ngâm khúc và truyện Nôm để khẳng định Nguyễn Du "đã kế
thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc" [139, ÍT. 65]. "Từ cái nhìn
một chiều thường thấy trong truyện cổ tích, trong Phật thoại, ngụ ngôn... Nguyễn Du đã tạo ra
một cái nhìn gần gũi, nhiều chiều, vừa có cái nhìn quan phương, vừa có cái nhìn phi quan

16


phương, vừa có cái nhìn theo thói tục, vừa có cái nhìn cởi mở của cá nhân con người. Bằng
cách thể hiện cái nhìn nhiều chiều Nguyễn Du là người đầu tiên đem vào truyện Nôm một cái
nhìn dân chủ, chống lai ý thức hệ phong kiến độc tôn" [139, tr. 348].
Về lời trần thuật: "Truyện kể bằng lời văn đa chủ thể, nhiều lời nửa trực tiếp, độc thoại
nội tâm đậm đà tính chất chủ quan, biểu hiện rõ nét sự cảm thụ cá nhân, điểm nhìn cá thể của
nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính" [139, tr. 205].
"Nguyễn Du đã mở rộng thành công một cách cổ điển lời độc thoại nội tâm ( dòng ý thức,
lời nửa trực tiếp ) trong tự sự. Ông đã chuyển một tiểu thuyết tự sự thành một tác phẩm thơ có
sức lay động mạnh mẽ.Ông đã đưa giọng điệu cảm thương, một giọng điệu của thời đại đã thể
hiện trong các khúc ngâm và một số truyện Nôm thành giọng điệu nghệ thuật réo tắt thiết tha
bậc nhất, làm cho Truyện Kiều thực sự là một tiếng kêu thương, là tiếng khóc ai oán, phẫn nộ
cho những kiếp sống vùi dập và chà đạp" [139, tr. 349 ]. "Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp
từ chương học thịnh hành của thời đại - phép đối ngẫu, sóng đôi, ẩn dụ, điển cố, màu sắc,
nhưng ông đã biến chúng thành một chất lượng mới, mang quan niệm của ông về chất văn, chất
thơ."[139, tr. 349 ].
Bằng cái nhìn văn học so sánh Trần Đình Sử cũng đã đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ
với văn hoa, văn học Trung Quốc và đặc biệt có Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm tài
Nhân để khảo sát sự kế thừa và cách tân của Nguyễn Du. Khi phân tích ở một số phương diện
cụ thể, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nét kế thừa và đổi mới của Nguyễn Du về mặt nghệ
thuật kể chuyện. Ví dụ: "Nguyễn Du sử dụng thành thạo các phép đổi và sử dụng chúng dày

đặc trong Truyện Kiều, tạo thành một chất lượng mới của truyện thơ lục bát. Nguyễn Du lại
dùng nhiều điển cố, cụm từ, câu sẵn của thơ ca Trung Quốc, một tập quán sáng tác mà các nhà
thơ Trung quốc thường có" [139, tr. 58 ].
"Sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện trước hết ở việc đổi thay điểm nhìn trần thuật. Những
chỗ Kim Vân Kiều Truyện trần thuật theo quan điểm của người đứng ngoài, thì Nguyễn Du trần
thuật theo con mắt nhân vật, tự bên trong, mang nội dung tâm lý. Những chỗ Thanh Tâm Tài
Nhân chỉ giản đơn kể việc thì Nguyễn Du bổ sung thêm các chi tiết tâm lý, tình cảm" (...)
Nguyễn Du để các việc gối đầu nhau tạo nhịp điệu thúc bách, dồn dập" [139, tr. 62 ] và ông đã

17


kết luận "Truyện Kiều là kết tinh của sự tiếp nhận và sáng tạo từ nguồn thơ và văn Trung
Quốc" [139, tr. 59].
Về mô hình tự sự, Trần Đình Sử cho rằng: " Nguyễn Du tuy có vay mượn cốt truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều Truyện, song ông đã đổi thay mô hình tự sự của
Thanh Tâm Tài Nhân, từ mô hình kể ngôi thứ ba, khách quan, kèm bình luận đánh giá thiên về
mặt lý trí, sang mô hình tự sự ngồi thứ ba mang cảm thụ cá nhân, kèm theo bình luận, đánh giá
thiên về cảm xúc. Mô hình ấy chưa từng có trong truyền thống truyền kỳ và tiểu thuyết chương
hồi Trung Quốc. Đó là một sáng tạo đột xuất trên cơ sở tổng hợp truyền thống tự sự và trữ tình
của dân tộc như các khúc ngâm, thơ trữ tình và truyền thống thi ca trữ tình Trung Quốc như thơ
luật Đường, thơ tự sự như Trường hận ca... Chính việc chuyển đổi mô hình tự sự đã làm cho
Truyện Kiều đạt được một chất lượng mới chưa từng có " [139, tr.198,199].
Trần Đình Sử đã cắt nghĩa nguyên nhân chủ yếu của những thành cổng trong việc kế thừa
và đổi mới của Nguyễn Du về các mặt nói trên là Nguyễn Du đã có một cái nhìn nghệ thuật
mới về con người. "Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã kéo theo sự đổi mới hệ
thống các nguyên tắc tự sự, nâng nghệ thuật thể hiện con người lên một đỉnh cao chưa từng
có." [139, tr.133] và nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định rất chừng mực: "Tuy nhiên Nguyễn
Du nới rộng tối đa mà chưa phá vỡ hệ thống nghệ thuật trung đại. Truyện Kiều trước sau vẫn là
câu chuyện một tấm lòng trong cơn dâu bể. Tâm lý, tính cách con người chưa trở thành đối

tượng nghiên cứu độc lập. Khái niệm vận mệnh lấn át khái niệm hoàn cảnh. Nguyên tắc " tỏ
lòng" làm cho hệ thống miêu tả mang nặng tính trữ tình hơn tự sự" [139, tr. 133 ].CÓ thể nói,
Trần Đình Sử trong các bài viết của mình, ông đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về nghệ
thuật kể chuyện. Trong luận án này chúng tôi đã tiếp thu, kế thừa các luận điểm nói trên.
Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm
nhiều hơn. vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du, trừ hai
trường hợp Phan Ngọc và Trần Đình Sử mà chúng tôi vừa lược thuật ở trên, nói chung mới
được các nhà nghiên cứu khác đề cập sơ qua khi bàn đến các vấn đề khác. Các ý kiến này chủ
yếu mới ở mức những nhận định tổng quát và có tính chất gợi mở nhưng rất đáng quý. Các nhà
nghiên cứu này chủ yếu mới đặt nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong quan hệ so sánh
với nghệ thuật kể chuyện của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều Truyện, từ đó chỉ ra

18


những điểm kế thừa, những điểm sáng tạo của Nguyễn Du và chủ yếu nhấn mạnh điểm sáng
tạo của Nguyễn Du, chứ hầu như chưa đặt nghệ thuật kể chuyện cửa Nguyễn Du trong mối
quan hệ với truyền thống thể loại của văn học dân tộc để từ đó phát hiện sự kế thừa và cách
tân của Nguyễn Du về mặt nghệ thuật kể chuyện.
Và một điều hay thường gặp là một số nhà nghiên cứu trong khi so sánh, để thấy rõ cái tài
của Nguyễn Du thì lại vô tình hạ thấp Thanh Tâm Tài Nhân. Trong lúc khẳng định giá trị, đặc
biệt là giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều với tư cách là một truyện thơ, một số nhà nghiên cứu
lại so sánh nó với một tác phẩm khác thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc,
sáng tác trước Truyện Kiều hơn một trăm năm. Như vậy là thiếu quan điểm lịch sử và thể loại
lúc đánh giá. Muốn phê phán Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là "tự sự rất tỉ mỉ
mà khô khan", là "chi tiết rườm rà",... thì phải đặt nó trong hệ thống thi pháp của tiểu thuyết
chương hồi của Trung Quốc thời Minh - Thanh. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một truyện thơ
của Việt Nam được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX, nó có những đặc điểm riêng về thể loại. So
sánh hai tác phẩm để thấy sự kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Du thì được, còn từ đó phê phán
Thanh Tâm Tài Nhân thì cần phải xem xét lại. cần lưu ý là, theo viện sĩ B.L. Riptin, nhà nghiên

cứu văn học phương Đông, người Nga, thì: "Truyện Kim Vân Kiều vào thế kỷ thứ XVIII đã
được dịch ra tiếng Mãn Châu, khoảng cuối thế kỷ XVIH đầu thế kỷ XIX

đồng thời đều được

nhà tiểu thuyết Nhật Bản Bakin và nhà thơ Việt Nam Nguyễn Du chú ý. Khi Bakin dựa vào cốt
truyện đó để sáng tác ra tiểu thuyết đạo đức Con cá vàng thì Nguyễn Du sáng tác ra cả một
truyện thơ. Và thoạt nhìn thì thật lạ lùng, tác phẩm được gia nhập vào văn học thế giới không
phải tiểu thuyết Trung Quốc, bản phỏng tác Nhật Bản, mà lại là Truyện Kiều của Nguyễn Du,
mà cho đến nay, nó lại được dịch ra cả tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật. Và nhờ có nó mà cuốn
tiểu thuyết Trung Quốc được nói tới trong văn học sử." [134, tr. 309].
Như vậy, Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chưa được xếp vào hàng ngũ
những tác phẩm nổi tiếng của văn học thế giới, nhưng cũng không phải là tác phẩm dở trong
văn học Trung Quốc. Nó đã được coi là có giá trị, được Kim Thánh Thán đánh giá cao qua
những lời bình, được dịch ra tiếng Mãn Châu và đã được Bakin của Nhật Bản cũng như
Nguyễn Du của Việt Nam chú ý như một tư liệu gốc - tư liệu chủ yếu tạo nguồn cảm hứng để
từ đó sáng tạo nên tác phẩm mới mang bản sắc của dân tộc mình.

19


Trong lịch sử văn học thế giới, hiện tượng dựa vào một tác phẩm của dân tộc khác để
sáng tạo nên một tác phẩm khác mang bản sắc của dân tộc mình không phải là một hiện tượng
hiếm hoi. Anh hùng ca Ramayana của Ấn Độ và các tác phẩm tự sự của các dân tộc chung
quanh như Rama Kiên (Thái Lan), Ramayana (Inđônêxia), Ramayna (của người Chàm, Việt
Nam)... là một ví dụ. Trong lúc khẳng định giá trị các tác phẩm tự sự của các dân tộc khác dựa
vào Ramayana của Ấn Độ để sáng tác, người ta vẫn đánh giá rất cao bản anh hùng ca vĩ đại
Ramayana của Ấn Độ cô đại.
Nói tóm lại, nhiều nhà nghiên cứu trong những ý kiến và công trình của mình với những
mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp đều đã khẳng định Nguyễn Du rất xuất sắc trong việc

kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật kể chuyện, trước hết là trong Truyện Kiều.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Vấn đề truyền thống và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện kể chuyện của Nguyễn Du,
như đã nói ở trên, đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong đó, một số nhà nghiên cứu
đã đi sâu vào một số vấn đề. Đó là những thành quả rất có giá trị trong việc nghiên cứu Truyện
Kiều nói chung và nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du nói riêng. Trên cơ sở kế thừa thành
quả của những người đi trước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ mấy nội dung chính sau đây. Đó
cũng là những đóng góp mới của chúng tôi trong luận án này.
3.1.Xem xét một cách hệ thống vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều từ ý đồ kể chuyện, chủ thể kể chuyện, cách kể chuyện, giọng kể, nhịp kể, lời kề, ...đến
nguyên nhân sâu xa của sự đổi mới về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.
3.2.Đi sâu khảo sát vấn đề nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du dưới góc độ truyền
thống và cách tân. Hướng nghiên cứu này giúp cắt nghĩa được giá trị của các tác phẩm văn học
cụ thể, tác giả cụ thể trong dòng chảy lịch sử của mỗi nền văn học dân tộc. Nói như Roman
Jakobson: "Nghiên cứu chủ nghĩa hình thức đã chỉ ra rằng tính liên tục và tính đứt đoạn với
truyền thống đã tạo nên bản chất của tác phẩm nghệ thuật mới” [122, tr. 204]
3.3.Tập trung làm sáng tỏ những điểm kế thừa và cách tân trong nghệ thuật kể chuyện
của Nguyễn Du bằng cách khảo sát Truyện Kiều dưới ánh sáng dưới ánh sáng của những quan
20


niệm chung về sự vận động của lịch sử văn học viết Việt Nam, cụ thể là xu hướng vận động từ
văn học sáng tác theo nguyên lý "siêu cá thể" đến văn học cá nhân, từ văn học nhằm mục đích
"răn đời" đến văn học thể hiện sự "hiểu đời", thể hiện nhận thức cửa nhà văn đối với cuộc sống
và giúp người đọc "hiểu đời", từ văn học bình dân đến văn học bác học. Sự vận động này là
một quá trình lâu dài và giai đoạn văn học có tính chất bản lề là từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu
thế kỷ XIX, trong đó Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu. Ba hướng vận động này đã góp phần
chuyển văn học Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại.
3.4.Trên cơ sở các quan niệm trên đây, luận án trình bày những điểm kế thừa và những

điểm cách tân của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện của ông.
Trong nghệ thuật kể chuyện của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã kế thừa sáng tạo văn học
quá khứ, chủ yếu là truyền thống văn học dân tộc. Bởi vì, như M.Bakhtin trong bài: Một số vấn
đề cần lưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ, đã khẳng định: "Mọi tác phẩm đều bắt rễ rất sâu
vào quá khứ xa xôi. Mỗi tác phẩm văn học vĩ đại được chuẩn bị qua nhiều thế kỷ, lúc nó hình
thành tức là lúc người ta thu hoạch cả cái thành quả của một sự tìm kiếm lâu dài và phức tạp
đến lúc chín muồi." [121, tr. 364- 365].
Nguyễn Du không chỉ kế thừa truyền thống truyện Nôm Việt Nam, một thể loại đã có bề
dày thời gian mà ông còn kế thừa, tích hợp truyền thống của nhiều thể loại khác của văn học
dân tộc (chủ yếu là các thể loại trữ tình như ngâm, vãn, thơ trữ tình cổ điển) và của văn học
dân gian (như hát phường vải, tục ngữ, ca dao). Sự kế thừa của Nguyễn Du được thể hiện trên
nhiều phương diện, cả nội dung và hình thức, nhưng ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu
sự kế thừa trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du.
Nguyễn Du có những điểm cách tân độc đáo về mặt nghệ thuật kể chuyện. Luận án chủ
yếu là làm rõ những cái mới của Nguyễn Du so với trước đó. Đây là trọng tâm của luận án.
Nguyễn Du đã tạo ra các chủ thể kể chuyện có cá tính, cách kể mang tinh thần phân tích, kể
theo quan niệm mới về nhân vật, kể theo tinh thần đối thoại để mờ cho sự đánh giá nhiều chiều,
tập trung kể về những biến cố khổ đau, bất hạnh, giọng kể đa dạng, nổi bật là giọng buồn đau
và giọng suy tư chiêm nghiệm, nhịp kể đa dạng, nổi bật là nhịp kể chậm, sự tích hợp về mặt thể
loại,... Đó là lối kể kiểu mới, tiếp cận với lối kể của tiểu thuyết hiện đại.

21


3.5.Luận án cố gắng cắt nghĩa nguyên nhân sâu xa của sự đổi mới về nghệ thuật kể
chuyện trong Truyện Kiều, chứng minh rằng Nguyễn Du đã xuất phát từ những nguyên tắc
sáng tạo mới: Văn học không chỉ là hình thức bộc lộ mà còn là nhận thức, là hình thức giao
tiếp chứ không chỉ là phương tiện giáo dục, là sáng tác thành văn chứ không chỉ còn kể bằng
miệng. Các nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật này là những yêu cầu của thời đại mới.
3.6.Từ các nội dung khảo sát trên, luận án chứng minh sự đống góp to lớn của Nguyễn Du

ương việc chuyển dần truyện Nôm Việt Nam từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn
học hiện đại, trong việc tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình hiện đại hoá văn học
dân tộc. Với Truyện Kiều, truyện Nôm Việt Nam từ phạm trù văn học truyền miệng, khuyết
danh, "siêu cá thể" đã chuyển dần sang phạm trù sáng tác văn học mang tính cá thể hoa cao;
từ văn học "răn đời" chuyền dần sang văn học "hiểu đời"; từ văn học bình dân sang văn học
bác học. Đó là những đóng góp to lớn của Nguyễn Du vào quá trình đổi mới văn học dân tộc.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1.Tác phẩm văn học là một hệ thống lớn, trong đó có nhiều hệ thống nhỏ. Kể chuyện là
một phần trong hệ thống nghệ thuật của Truyện Kiều, một tác phẩm thuộc loại hình tự sự pha
trữ tình của Nguyễn Du. Nội dung và hình thức của Truyện Kiều được thể hiện dần theo lời kể
của những người kể chuyện trong tác phẩm. Các đặc điểm cụ thể của nghệ thuật Truyện Kiều
đều được phản ánh trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du. Nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du là một phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du.
Như đã nói ở phần nội dung nghiên cứu, nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du vừa có
tính kế thừa vừa có sự cách tân, và chỉ có thể xác định được giá trị đích thực của các yếu tố
truyền thống được kế thừa hoặc những điểm đổi mới của Nguyễn Đu về mặt nghệ thuật kể
chuyện khi xếp các đặc điểm đó trong hệ thống, trước tiên là hệ thống nghệ thuật của Truyện
Kiều và rộng hơn là hệ thống thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Vì vậy, phương pháp
nghiên cứu chủ yếu chúng tôi áp dụng ở đây là phương pháp hệ thống - cấu trúc.
4.2.Để khẳng định tài năng của Nguyễn Du, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh,
nhưng không đặt trọng tâm ở sự so sánh giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều
Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà đặt trọng tâm ỏ sự so sánh nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều với truyền thống tự sự trong truyện Nôm Việt Nam, với các hệ
22


thống biểu hiện nghệ thuật của các thể loại có bề dày lịch sử trong văn học Việt Nam như
ngâm, vãn, ca dao dân ca,...
Sự so sánh này không chỉ áp dụng giữa Truyện Kiều với các tác phẩm của các thể loại

trước đó, mà còn so sánh với các giá trị nghệ thuật có được trong thời đại Nguyễn Du sống.
Đặt Nguyễn Du vào thời đại của ông chúng ta sẽ thấy được những cách tân mà chỉ Nguyễn Du
làm được, người cùng thời với ông chưa làm được, người đời sau ông kế thừa phát huy. Đây
chính là một biểu hiện của thiên tài nghệ thuật Nguyễn Du.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng đối chiếu Truyện Kiều với các tác phẩm có nội
dung tự sự trong thơ Nguyễn Du như Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả... Cách kể chuyện
giản đơn nhưng có sức mạnh nghệ thuật lớn lao trong những bài thơ này có thể giúp người
nghiên cứu hiểu thêm nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Ngoài ra chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp thống kê như là một phương pháp hỗ
trợ đắc lực trong quá trình nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên đây thường không được áp dụng riêng biệt mà
phối hợp với nhau trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Văn bản Truyện Kiều chúng tôi khảo sát chủ yếu là bản Truyện Kiều do Nguyễn Thạch
Giang khảo đính và chú giải, được Nhà xuất bản Giáo dục in năm 1996 [31].

23


Chương 1: TỪ CÁCH KỂ CHUYỆN "SIÊU CÁ THỂ" ĐẾN CÁCH KỂ
CHUYỆN CÓ CÁ TÍNH
1.1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ KỂ CHUYỆN " SIÊU CÁ THỂ " VÀ CHỦ THỂ KỂ
CHUYỆN CÓ CÁ TÍNH.
Ở chương này, chúng tôi bàn về người kể chuyện, chủ thể kể chuyện. Trước hết chúng tôi
trình bày quan niệm về người kể chuyện mang tính chất "siêu cá thể"(chữ dùng của Trần Đình
Sử)[139, tr. 137] và người kể chuyện có tính chất cá nhân.
1.1.1. Chủ thể kể chuyện "siêu cá thể".
Văn học nghệ thuật sản phẩm sáng tạo của con người bao giờ cũng mang dấu ấn chủ quan
của người đã sáng tạo ra nó. "Dù mức độ đậm nhạt có khác nhau, tác phẩm bao giờ cũng ít
nhiều in dấu ấn cá nhân" [129, tr. 24]. Mức độ đậm nhạt này tuy thuộc vào nhiều yếu tố như
đặc điểm. lịch sử, quan điểm thẩm mỹ của thời đại,... Nhìn chung dấu ấn tinh thần cá nhân càng

ngày càng rõ ở trong văn học, tuy quá trình này xảy ra chậm chạp. Và mỗi một giai đoạn lớn,
dấu ấn của chủ thể sáng tạo lại có những đặc điểm riêng, thông thường là giai đoạn sau kế thừa,
phát triển đặc điểm của giai đoạn trước.
Trong một thời gian dài, khi tác phẩm văn học đã là sản phẩm tinh thần của cá nhân nhà
văn, do sự chi phối của nhiều yếu tố, đặc biệt là quan điểm thẩm mỹ của thời đại, nhiều nhà văn
vẫn cố kiềm chế việc biểu hiện cái "tôi" cá nhân của họ ở trong tác phẩm; có thể gọi đó là giai
đoạn cái "tôi" cá nhân của nhà văn tồn tại ở dạng "siêu cá thể". Trong tác phẩm thuộc loại hình
tự sự, cái "tôi" của tác giả được biểu hiện ở nhiều phương diện, trước hết ở vai trò chủ thể kể
chuyện.
Người kể chuyện luôn luôn tồn tại trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự dân gian như thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn cũng như trong các loại truyện thời
trung đại, thời cận hiện đại như truyên Nôm, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết. Người kể
chuyện là chiếc cầu nối giữa câu chuyện về các nhân vật, các sự kiện với thính giả, độc giả.
Chủ thể kể chuyện (hay người kể chuyện) là "chủ thể của lời kể chuyện, người đứng ra kể
trong tác phẩm văn học."[164, tr. 149].

24


Người kể chuyện là người có nhiệm vụ kể lại câu chuyện. Trong truyện, chủ thể kể
chuyện có nhiều hình thức xuất hiện và có những đặc điểm khác nhau ở các tác phẩm, tác giả,
ưào lưu văn học khác nhau. Thông thường người kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm như một
nhân vật trung gian để kể lại câu chuyện. Tác giả có lúc giao nhiệm vụ này cho nhiều người, cụ
thể là nhiều nhân vật ở trong tác phẩm cùng tham gia kể chuyện. Khi chủ thể kể chuyện ẩn
mình ở ngôi trung gian ở dạng "vô nhân xưng" thì chủ thể kể chuyện hoàn toàn ở ngoài cốt
truyện. Người kể chuyện biết hết ưước mọi việc, luôn luôn theo dõi nhân vật, sự kiện và dường
như không bao giờ trực tiếp can thiệp vào câu chuyện. Khoảng cách giữa người kể và câu
chuyện rất xa nhau, ví dụ: "Ngày xửa, ngày xưa, ở một làng nọ,..." trong truyện cổ tích.
Trong các truyện, dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
ngôn, người kể chuyện ở dạng "vô nhân xưng "(người kể chuyện vô hình) không để lại dấu vết

riêng của mình, vì đó là truyện kể của tập thể, có tính chất truyền miệng. Chúng ta chỉ có thể
khái quát hình tượng người kể chuyện ở các loại truyện này ở dạng trung bình lý tưởng mà thôi
(chữ dùng của Timôphiep) [160].
Tất nhiên vai trò của người kể chuyện ở dạng vô nhân xưng này cũng đổi thay theo lịch sử
phát triển của truyện mà rõ nhất là ở thời điểm chuyển từ giai đoạn văn học chưa in rõ dấu ấn
cá tính sáng tạo, có thể gọi là giai đoạn văn học "siêu cá thể" sang giai đoạn văn học cá nhân.
Hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật ngày càng được cá thể hoa, chủ thể kể chuyện
trong loại hình văn học tự sự ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt khi tác phẩm trở thành sản phẩm
của tác giả có tên cụ thể. Trong một thời gian dài, khi văn học còn ở giai đoạn "siêu cá thể",
mặc dù tác phẩm đã là sản phẩm của cá nhân, mang tên tác giả cụ thể nhung dấu ấn tinh thần cá
nhân của hình tượng người kể chuyện vẫn còn mờ nhạt, chưa được rõ rệt. Lúc đó người kể
chuyện mới tồn tại ở dạng người kể chuyện mang tính chất "siêu cá thể".
Tiêu chí để xác định người kể chuyện có tính chất "siêu cá thể" và người kể chuyện cá
nhân là cái "tôi"cá nhân. Cái "tôi" là gì? "Cái "tôi" (trong triết học) -trung tâm tinh thần của cá
nhân con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực với thế giới và với chính bản thân
mình. Chỉ có người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ
động toàn diện mới có cái tôi của mình" [182, tr. 66].

25


×