Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Truyền thống và cách tân trong mỹ thuật sân khấu đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.95 KB, 2 trang )

Truyền thống và cách tân trong mỹ thuật sân khấu
đương đại















Một nền sân khấu phát triển bền vững là một nền sân khấu biết dựa vào truyền
thống tốt đẹp của mình trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, truyền thống không
phải bao giờ cũng là khu mỏ lộ thiên phong phú về tài nguyên thiên nhiên để ta có
thể khai thác lâu dài, ít nhất là trong mỹ thuật sân khấu.

Sân khấu đương đại Việt Nam cũng giống như nhiều nền sân khấu của các nước châu Á,
vốn xuất xứ từ nghệ thuật diễn xướng dân gian. Tuồng, Chèo - hai loại hình tiêu biểu của
sân khấu Việt Nam - nếu tính từ buổi phôi thai cho đến nay cũng đã có ngót một nghìn
năm trường tồn. Và từ ngàn xưa, trong điều kiện xã hội từ sơ khai đến trước cận hiện đại,
các nghệ sĩ dân gian, đến khắp mọi nẻo đường cùng với đạo cụ, phục trang biểu diễn còn
đơn sơ, để đến chốn sân đình, quán chợ... những khoảng không gian bất kỳ, miễn là tiện
ích cho cả người biểu diễn lẫn người xem. Trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy,
người nghệ sĩ dân gian đã buộc phải thích nghi với mọi hoàn cảnh để từ đó tạo ra các
biện pháp nghệ thuật, mà giới chuyên môn chúng tôi sau này gọi là thủ pháp ước lệ,


tượng trưng.
Xét từ góc độ giữa chủ thể sáng tạo và người thưởng thức nghệ thuật thì cũng đủ thấy
mối giao lưu và cảm xúc thẩm mỹ cũng cần thông qua tính ước lệ và tượng trưng. Ðộ
đậm đặc của ước lệ và tượng trưng trước hết được uyển chuyển trong cấu trúc không gian
- một trong hai yếu tố quan trọng (không gian, thời gian) của sân khấu. Và cái lý của vấn
đề chính là ở chỗ, ngoài sự sáng tạo mang tính ước lệ của nó, còn mang tính khách quan
tiếp cận hoàn cảnh xã hội, sân khấu dân tộc tự nó đã hình thành một nội sinh trong quan
niệm về diễn tả không gian: Người biểu diễn ngoài nhiệm vụ thể hiện tính cách vai diễn
do mình phụ trách, còn "kiêm" luôn cả nhiệm vụ của họa sĩ thiết kế không gian sân khấu!
Ði vòng quanh nơi biểu diễn đã có thể được hiểu là nhân vật đi từ triều đình tới chốn biên
thùy; hoặc cùng là cái bàn, chiếc ghế, phút trước còn là nơi công đường, sau mấy câu hát
giao đãi bắc cầu, nó đã biến thành một quán nước ven đường, v.v. Nói cách khác, không
gian được thay đổi nhờ ở thái độ ứng xử của người nghệ sĩ dân gian đối với các vật thể
Một trong những cảnh thiết kế mỹ thuật
sân khấu trong vở Kiều báo ân báo oán.
trong môi trường biểu diễn. Như thế đủ thấy, từ ngàn xưa, sân khấu dân gian dân tộc tuy
không có khái niệm trang trí không gian thì vẫn được xem đã hình thành không gian sân
khấu bởi tính sân khấu đã quy định nên. Thí dụ, dù chỉ bằng vài nét vẽ thô sơ trên phông
hậu nhằm gợi tả cho người xem nhận ra địa điểm của hành động kịch, chưa nói gì đến
tính hình tượng của nó, như sau này các nhà thiết kế mỹ thuật sân khấu đã có công nêu
bật bằng ngôn ngữ tạo hình của mình.
Như trên đã nói, cha ông chúng ta đã để lại cho hậu thế không phải là những kho báu cụ
thể về cảnh trí, đạo cụ hay trang phục, mà chúng ta đang thừa hưởng từ truyền thống
những nguyên tắc xử lý đối với những vấn đề nêu trên. Từ nguyên lý không nhằm tả thực
trên sân khấu, từ cung cách tái hiện cuộc sống cho đến những vật thể dùng cho nghệ thuật
trình diễn đều phát triển theo hướng tượng trưng hóa, ước lệ hóa và thậm chí mỹ lệ hóa...
Xu hướng đó cho thấy sự giản lược tối đa, lấy cái tiêu biểu, cái đại diện để nói lên cái
toàn thể. Một mái chèo dùng tả cảnh chèo thuyền trên sông nước, một chiếc roi cho thấy
nhân vật đang đi ngựa, một võ quan chỉ cần cắm sau lưng ba ngọn cờ nhỏ đủ biết đó là
người chỉ huy ba quân, v.v. Có thể nói, nguyên tắc đó được xây dựng trên tiền đề mỹ học

sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian: Không chủ trương biến đối tượng miêu tả
thành cái như thật, mà chỉ có vẻ giống như thật, được gợi ra gần giống với cái thật để
dành một phần trí tưởng tượng của người thưởng thức nghệ thuật trong quá trình đồng
hành với nghệ thuật biểu diễn của diễn viên.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã có những tiến bộ vượt trội hơn nhiều theo đà tăng trưởng
kinh tế ở mỗi quốc gia. Người nghệ sĩ không còn chịu bó tay trước sự tưởng tượng phong
phú, phi thường của mình. Trong điều kiện của những tiến bộ khoa học - công nghệ,
trước những phát minh ngoài sức tưởng tượng bình thường của con người, sân khấu
đương đại của thế giới cũng đã biết vận dụng chúng nhằm gia tăng hiệu quả nghệ thuật,
đặc biệt trong lĩnh vực âm thanh, ánh sáng sân khấu.
Những hiệu ứng hiện đại của khoa học công nghệ đối với sân khấu đương đại thì vô vàn.
Vấn đề là, chúng ta nên giữ truyền thống như thế nào. Liệu có nên tiếp tục mài những
viên ngọc quý của nó bằng phương pháp thủ công như trước đây vẫn làm, hay nên truyền
dạy cho các họa sĩ trẻ, những người sẽ nối nghiệp cha ông hiện đang theo học tại các
trường nghệ thuật có khoa thiết kế mỹ thuật sân khấu bằng những kỹ năng, kỹ xảo của
khoa học - công nghệ hiện đại? Phải chăng, nếu có sự phối hợp ngoạn mục giữa truyền
thống và hiện đại ở khâu này, sẽ đem lại cho sân khấu một diện mạo mới mà sự tác động
tới thị giác của người xem biết đâu còn mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhiều./.


×