Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ XUÂN ĐỊNH

NHÂN VẬT BẤT HẠNH
TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2006



LỜI CÁM ƠN

Tôi xin được tri ân công lao truyền thụ kiến thức của tập thể quý thầy, cô khoa ngữ văn
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ chí giành cho chúng tôi, học viên cao học khoá 14.
Tôi xin chân thành, cám ơn sự nhiệt thành giúp đỡ của ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng khoa học công nghệ -sau đại học, cùng tất cả các bạn
đồng học, đồng sự đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn cao học này.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Hồ Sĩ Hiệp – một người thầy đã tận
tụy, không ngại khó khăn, nhọc nhằn hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu – học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng đón nhận và biết ơn sự khích lệ, động viên của khoa Trung văn va
gia đình trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa xin chân thành cảm tạ tất cả.
Tp. HCM, tháng 6 - 2006.
Học viên

Vũ Xuân Định



3


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................... 3
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
MỞ DẦU............................................................................................................................ 7
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 7
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 8
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 10
4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................... 11
5.KẾT CẤU LUẬN VĂN ....................................................................................................... 12

CHƯƠNG 1: CUỐC ĐỜI, TƯ TƯỞNG VÀ SỰ NGHIÊP SÁNG TÁC CỦA LỖ
TẤN .................................................................................................................................. 15
1.1.THỜI ĐẠI VÀ THÂN THỂ: ........................................................................................... 15
1.1.1.Thuở ấu thơ ................................................................................................................ 15
1.1.2.Tuổi trưởng thành ...................................................................................................... 19
1.2. TƯ TƯỞNG VĂN NGHỆ ............................................................................................... 22
1.2.1.Các giai đoạn phát triển tư tưởng .............................................................................. 22
1.2.2.Các giai đoan phát triển tư tưởng văn nghệ............................................................... 23
1.2.3.Tư tưởng văn nghệ tiến bộ......................................................................................... 28
1.3.SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC: ............................................................................................... 32
1.3.1.Khối lượng sáng tác đồ sộ ......................................................................................... 32
1.3.2.Tác phẩm vì con người .............................................................................................. 33

CHƯƠNG 2 : THÂN PHẬN CON NGƯỜI BẤT HẠNH TRONG TÁC PHẨM
CỦA LỖ TẤN.................................................................................................................. 36
2.1.NGƯỜI NÔNG DÂN BẤT HẠNH.................................................................................. 36

2.1.1.Người nông dân muốn làm nô lệ ............................................................................... 38
2.1.2.Người nông dân tạm được làm nô lệ ......................................................................... 43
4


2.1.3.Người nông dân tha hóa ............................................................................................ 45
2.2.NGƯỜI TRÍ THỨC BẤT HẠNH.................................................................................... 48
2.2.1.Người trí thức đang "chết mòn" ................................................................................ 51
2.2.2.Người trí thức tiểu tư sản ........................................................................................... 53
2.2.3.Người trí thức giác ngộ.............................................................................................. 57
2.3.NGƯỜI PHỤ NỮ BẤT HẠNH ....................................................................................... 63
2.3.1.Người phụ nữ bất hạnh do mê muội .......................................................................... 64
2.3.2.Người phụ nữ có tinh thần phản kháng ..................................................................... 66
2.3.3.Người nữ trí thức bất hạnh ........................................................................................ 70
2.4.NHÂN VẬT BẤT BÌNH THƯỜNG ................................................................................ 74
2.4.1.Nhân vật có hình dáng bất thường............................................................................. 75
2.4.2.Nhân vật có tâm lý, tính cách và hành động bất thường ........................................... 77

CHƯƠNG 3: LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN ................................................................... 85
3.1.TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA TÁC GIẢ .................................................................... 85
3.1.1.Tinh thần cách mạng. ................................................................................................. 85
3.1.2.Mổ xẻ lạnh làng bệnh tật xã hội ................................................................................ 86
3.1.3.Am hiểu sâu sắc số phận bất hạnh. ............................................................................ 91
3.2.NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ ............................................................................................... 93
3.3.Ý NGHĨA THỜI ĐẠI - THỜI SỰ. .................................................................................. 97

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 108
Tiếng Việt .............................................................................................................................. 108
Tiếng Trung Quốc ................................................................................................................ 111


5


6


MỞ DẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đề tài nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, có khá nhiều sách tham khảo của các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác. Đã có rất nhiều khía cạnh về Lỗ Tấn
được bàn luận, học tập, phê bình như: Tư tưởng văn nghệ, tư tưởng chính trị, quá trình sáng
tác, cuộc đời cá nhân, phong cách văn chương ... thể hiện ở trên mọi thể loại sáng tác của ông:
truyện ngắn, tạp văn, thơ, kịch... Tuy nhiên, phân tích những nhân vật bất hạnh để đi đến khẳng
định giá trị nhân văn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là một đề tài mang tính chuyên biệt lâu nay
chưa có tác giả nào tìm hiểu giải quyết. Chọn nghiên cứu đề tài này trong tổng thể giá trị các
tác phẩm của Lỗ Tấn, luận văn nhằm hướng đến sự khẳng định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của
các tác phẩm Lỗ Tấn nhất là trong truyện ngắn- một thể loại văn học nổi bật của nhà văn.
Truyện ngắn Lỗ Tấn khá phổ biến với quần chúng nhân dân Trung Hoa và trên thế giới. Ở
Việt Nam các tác phẩm có sức thu hút bởi cốt truyện, bút pháp sâu sắc và nghệ thuật xây dựng
nhân vật độc đáo...Tác phẩm của Lỗ Tấn cũng được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn
học, các khoa Văn ở trường Đại học, Cao đẳng và trường phổ thông. Hơn nữa, những nhân vật
của Lỗ Tấn cũng là những hình tượng hết sức gần gũi, thân thiết với nhân dân Việt Nam trước
đây và hiện nay.
Riêng với người viết, việc tìm hiểu và phân tích các nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn
Lỗ Tấn còn là luận văn tổng kết những chặng đường nghiên cứu về chuyên ngành văn học
Trung Quốc, về Lỗ Tấn của bản thân từ khoa luận đại học đến luận văn cao học. Người viết
yêu mến Lỗ Tấn trước tiên và nhiều nhất là ở phẩm chất hiếm có của một trí thức "ưu thời mẫn
thế", quan tâm và tự nhận lãnh trách nhiệm, của bản thân và vai trò của kẻ sĩ trong xã hội một

cách tự giác. Điều mà những tác gia lớn như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ (Trung .Quốc), Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Việt Nam) đã từng làm. Bên cạch đó những nhân vật
trong truyện ngắn của ông càng đọc lại càng thấy hay mà qua mỗi thời kỳ, qua nhiều chiêm
nghiệm, từng trải, suy tư người viết càng thấy lấp lánh những giá trị vĩnh hằng của nó. Vì vậy,
khám phá thân phận nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn sẽ giúp chúng tôi sáng tỏ
7


thêm một số vấn đề về kiểu nhân vật tiêu biểu này trong sáng tác của Lỗ Tấn. Những khám phá
ấy sẽ rất bổ ích cho chúng ta trong việc giảng dạy văn học Trung Quốc cũng như văn học
phương đông, trong việc hoàn thiện nhân cách làm Người, nhất là trong giai đoạn hiện nay giai
đoạn quyền sống quyền làm người và con người bất hạnh được xã hội đang rất quan tâm.
Thực hiện luận văn này chính là một dịp để người nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu nắm
vững, đi đến tìm hiểu sâu hơn những giá trị to lớn mà nền văn học Trung Hoa, cái nôi của nền
văn minh thế giới mang lại cho nhân loại. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp thêm một
suy nghĩ, cách đánh giá ở bình diện mới về Lỗ Tấn và tác phẩm của ông mà còn cảm nhận
thêm được sự rực rỡ của nền văn hoa và văn minh Trung Hoa nói riêng và châu Á nói chung
trong việc xây dựng nhân vật, miêu tả thân phận con người ở mọi thời đại và mọi quốc gia.
Với mong muốn soi sáng vấn đề cốt tủy của luận văn, chúng tôi cố gắng phân tích từng
tính cách, hành động của nhân vật để làm rõ thân phận bất hạnh của họ. Qua việc tìm hiểu nhân
vật bất hạnh trong truyện ngắn của Lỗ Tấn chúng ta hiểu thêm ý thức công dân và tinh thần
nhân đạo, nhân văn cao cả của ông.

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là nhà văn hiện đại Trung Quốc được giới thiệu và nghiên cứu sớm
nhất. Ngay từ 1931 Vũ Ngọc Phan có dịch truyện ngắn "Khổng Ất Kỷ" ra tiếng Việt. Sau đó,
một số bài giới thiệu về văn học hiện đại, có nhắc qua về Lỗ Tấn như các tác giả Trực Tâm,
Nguyễn Tiến Lãng, Phan Khôi... nhưng ý kiến còn rất sơ lược. Phải đến Đặng Thai Mai thì việc
giới thiệu về Lỗ Tấn và văn hoa, văn học hiện đại Trung Quốc mới có hệ thống và sâu sắc. Từ
năm 1942, Đặng Thai Mai bắt đầu dịch và giới thiệu Lỗ Tấn rất nhiều và cho ra đời tập sách

"Lỗ Tấn, thân thế, văn nghiệp" - (NXB Thời đại -1944). Tập sách này có khoảng 50 trang viết
về thân thế, nhân cách và địa vị Lỗ Tấn trong nền văn học hiện đại Trung Quốc, phần còn lại là
tuyển dịch tác phẩm Lô Tấn.
Nếu Đặng Thai Mai có công khởi đầu thì Trương Chính là người khai phá và mở rộng
việc giới thiệu Lỗ Tấn. Ngoài việc dịch truyện ngắn, tạp văn Lỗ Tấn một cách tương đối hệ
thống và hoàn chỉnh ông còn viết cuốn Lỗ Tấn (NXBVăn hoa, 1977) nói về cuộc đời Lỗ Tấn,
trong đó có những chi tiết cần thiết trong việc phân tích nhân vật; một loạt bài báo liên quan
8


đến nhân vật như về A.Q, về vai trò của Lỗ Tấn trong văn học Ngũ Tứ. Tiếp theo Trương
Chính, nhiều tác giả đã có những nghiên cứu về Lỗ Tấn rất đáng chú ý đó là: những ý kiến về
cách xây dựng nhân vật, về các kiểu nhân vật cua Lỗ Tấn. Trong các giáo trình về văn học
Trung Quốc các nhà nghiên cứu cũng dành một khối lượng đáng kể cho Lỗ Tấn và nhân vật
của ông. Cụ thể như "Giáo ưình văn học Trung Quốc" của Lương Duy Thứ( 80 trang từ trang
317-397), "Lịch sử văn học Trung Quốc" của Trần Xuân Đề: (27 ừang từ trang 251-277), "Văn
học Trung Quốc hiện đại" của Nguyễn Hiến Lê: (23 trang từ trang 137-160). Ngoài ra, chúng
tôi cũng tham khảo một số bài báo về nhân vật Lỗ Tấn: "Ý nghĩa điển hình của nhân vật A.Q"
(Nguyễn Năm, Tạp chí Văn học số 10-1961), "Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện
ngắn Lỗ Tấn" (Lê Nguyên Cẩn, Tạp chí văn học số 10-2001), "Số phận con người trong văn
chương Lỗ Tấn", (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn), "Đôi điều so sánh giữa A.Q
và Chí Phèo" (Phạm Tú Châu trong cuốn Đi giữa đỗi dòng, NXB Khoa học xã hội 1999), một
số luận văn cao học, luận án tiến sĩ liên quan đến nhân vật của Lỗ Tấn: về hình tượng người
nông dân, hình tượng người tri thức, người phụ nữ hoặc so sánh giữa Lỗ Tấn và Nam Cao, giữa
Lỗ Tấn và Sê khấp. Đó cũng là một nguồn tư liệu tham khảo đáng quý. Qua đó, chúng tôi cũng
đã có sự chắt lọc, tìm tòi để làm rõ hơn số phận các nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ
Tấn. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này tức la tìm đến tận cùng số phận con
người thông qua các nhân vật, đó cũng là một hướng tiếp cận mang tính chuyên sâu cần được
định hướng rõ nét hơn trong việc nghiên cứu văn học nhất là nghiên cứu về nhân vật, con
người - trọng tâm của tác phẩm văn học.

Trong quá trình thu thập, tìm hiểu, đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài
chúng tôi cũng nhận thấy các bài viết của tập thể tác giả phòng nghiên cứu văn học thuộc Viện
khoa học xã hội Trung quốc, phần nghiên cứu của các giáo sư Việt Nam như Đặng Thai Mai,
Trương Chính, Bùi Văn Ba, Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề ... đã gợi mở cho chúng tôi rất
nhiều trong việc việc tìm hiểu các nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn.
Nhìn chung, việc nghiên cứu về nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn tại Việt nam
đã có nhiều công trình nhưng còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống. Tuy nhiên, do vấn đề này là vấn đề
mới, chưa được nhiều tác giả nêu lên thành một công trình nghiên cứu riêng. Vì vậy, với tất cả
sự cố gắng của mình, cùng những ý tưởng đã được các vị học giả đi trước khám phá chúng tôi
9


cố gắng tìm tòi, nhằm đưa ra những minh chứng mới, phục vụ cho chủ đề chính của đề tài:
Nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Như tên gọi đề tài này chỉ giới hạn đến sự bất
hạnh, nghĩa là một mảng nhân vật trong vô số nhân vật mà nhà văn đã tạo ra.

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt mục đích và đối tượng nghiên cứu tìm hiểu nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn
Lỗ Tấn, luận văn chúng tôi sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau đây:
■Phương pháp xử lý tư liệu:
Đối với tác phẩm truyện ngắn Lỗ Tấn: Với thái độ tôn trọng công sức của người dịch,
chúng tôi sử dụng bản dịch (tất nhiên có ghi xuất xứ rõ ràng). Những tác phẩm nào có nhiều
bản dịch, chúng tôi chọn bản dịch tốt nhất. Chúng tôi chủ yếu sử dụng bản dịch của Trương
Chính. Những bản dịch của Phan Khôi, Giản Chi, Nguyễn Hữu Văn người viết chỉ dùng để
tham khảo.
Đối với các tư liệu nghiên cứu-phê bình về Lỗ Tấn: chúng tôi cố gắng sử dụng tư liệu gốc
sưu tầm được bằng tiếng Hoa. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm các tư liệu do những nhà
nghiên cứu Việt Nam viết hoặc dịch.
■Phương pháp nghiên cứu chung:
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét hệ thống nhân vật

trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Từ đó tìm ra đặc điểm điển hình và đặc trưng của nhân vật. Đặc
điểm này gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử-kinh tế-xã hội nhất định, đồng thời cũng có
liên quan chặt chẽ với sự phát triển tư tưởng, chính trị, đạo đức của nhà văn. Nó cũng chịu ảnh
hưởng của các nhân vật trong văn học Trung Quốc truyền thống, liên quan đến những trào lưu
thế giới mà nhà văn có tiếp xúc và tiếp tục phát triển trong điều kiện xã hội và lịch sử Trung
Quốc.
Tim hiểu về hệ thống nhân vật bất hạnh của Lỗ Tấn, chúng tôi cố gắng xem xét tất cả các
điều kiện ấy với một thái độ khách quan, trung thực nhằm làm nổi bật tính chất "bất hạnh" của
nó trong mọi hoàn cảnh và sự việc cụ thể khác nhau.
■ Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
10


Phương pháp hệ thống-phân tích: Chúng tôi thống kê những truyện ngắn để hình thành
một hệ thống những loại nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và phân tích một cách thấu đáo
từng tính cách của mỗi con người ở những hoàn cảnh khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu-so sánh: Trong khi tìm hiểu hệ thống nhân vật của Lỗ Tấn, luận
văn luôn đặt hệ thống này trong tình hình chung của văn học Trung Quốc, so sánh với những
tác gia Trung Quốc và thế giới cùng thời kỳ cùng thể loại để thấy được những cách tân, đóng
góp của Lỗ Tấn về mặt xây dựng nhân vật trong tiến trình hiện đại hoa văn học Trung Quốc
theo đặc điểm của nền văn học dân chủ mới từ sau phong trào "Ngũ Tứ" 1919.
về đối tượng nghiên cứu cụ thể là tác phẩm Lỗ Tấn, chủ yếu là các truyện ngắn của ông,
ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm các tạp văn, thơ, kịch, nhật ký, nghiên cứu.Những tác
phẩm nào đã dịch ra tiếng Việt thì người viết sử dụng bản dịch (chủ yếu là của Trương Chính),
còn những văn bản nào chưa được dịch sang tiếng Việt thì tham khảo qua bản tiếng Hoa. Điều
đó đòi hỏi người viết một sự cố gắng lớn trong khi khả năng Hoa văn và Ngữ văn còn hạn chế.

4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của người viết tìm hiểu về vấn
đề này. Người viết đã chú ý khảo sát một cách cặn kẽ, nghiêm túc về nhân vật bất hạnh trong

truyện ngắn Lỗ Tấn. Từ việc tìm hiểu lịch sử vấn đề, phân loại, phân tích và so sánh các hình
tượng nhân vật, luận văn khái quát những vấn đề lý luận cụ thể. Qua luận văn, chúng tôi hy
vọng có một số đóng góp cụ thể như sau:
- Luận văn góp phần kiểm tra lại tình hình tư liệu về nghiên cứu Lỗ Tấn một cách toàn
diện, đầy đủ và hệ thống về hình tượng nhân vật, về số phận của các nhân vật mà nhà văn miêu
tả.
- Luận văn đưa ra một hệ thống tương đối đầy đủ về nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn
Lỗ Tấn nhăm góp phần vào việc nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam trên bình diện khảo sát, bình
luận nhân vật.
- Luận văn xem xét hệ thống nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn với một cái nhìn
mới hiện đại và cởi mở. Việc đơn thuần gắn nó với những đặc điểm chính trị- xã hội hoặc gạt
bỏ tất cả chỉ xem xét bản thân tác phẩm một cách cực đoan đều không được luận văn đề cập
11


đến. Nhân vật của Lỗ Tân được luận văn xem xét trên quan điểm gắn nó với những đặc điểm
chính trị- xã hội và tư tưởng thời đại, đồng thời cũng liên hệ với phong cách, cá tính, tố chất,
cuộc đời của Lỗ Tấn- người sáng tạo nên tác phẩm- người mở đường cho chủ nghĩa nhân đạo
trong nền văn học mới.
Dưới góc độ thưởng thức và tiếp nhận, kết quả của hướng nghiên cứu với ý nghĩa nhân
sinh sẽ đóng góp ý kiến bổ sung vào việc tìm hiểu giá trị tác phẩm. Điều này mang ý nghĩa sâu
sắc trong việc thưởng thức, tiếp nhận, góp phần vào khẳng định những giá tri trong các tác
phẩm của Lỗ Tấn đối với đương thời và hậu thế.
Từ sự tìm hiểu về nhân vật bất hạnh, luận văn đi đến khẳng định: với sự vận dụng sáng
tạo và tư duy nghệ thuật độc đáo Lỗ Tấn đã chiêm nghiệm và thể hiện nhuần nhuyễn ý tưởng
về con người trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ ở nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra khá lớn nhưng khả năng người nghiên cứu dù đã có những cố gắng cũng không tránh
khỏi những sơ xuất, rất mong được sự chỉ dẫn giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia
văn học trong lĩnh vực này.


5.KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu (8 trang) và phần kết luận (3 trang), nội dung của luận văn được sắp
xếp thành ba chương như sau:
- Chương một: Cuộc đời tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn (23 trang)
- Chương hai: Thân phận con người bất hạnh trong tác phẩm của Lỗ Tấn (62 trang)
- Chương ba: Lý giải nguyên nhân (25 trang)
Phần chú giải trong luận văn được trình bày theo quy ước như sau [stt, tr ], với stt là số
thứ tự của tài liệu trong phần tài liệu tham khảo, còn là số trang của phần trích dẫn trong tài liệu
đó. Kết cấu của luận văn thể hiện đầy đủ và sáng rõ quan điểm nghiên cứu của người viết. Kết
cấu này là sự suy nghĩ bước đầu của một vấn đề khó, rộng lớn.

12


Chủ Tịch Hổ Chí Minh tiếp bà Hứa Quảng Bình Tác giả cuốn sách "Hồi ức về Lỗ Tấn"
Trong dịp Bà cùng đoàn đại biểu Quốc Hội Trung Quốc thăm Việt Nam 9/1962

13


14


CHƯƠNG 1: CUỐC ĐỜI, TƯ TƯỞNG VÀ SỰ NGHIÊP SÁNG TÁC
CỦA LỖ TẤN

1.1.THỜI ĐẠI VÀ THÂN THỂ:
1.1.1.Thuở ấu thơ
Như chúng ta đã biết, sách báo nghiên cứu và giới thiệu về Lỗ Tấn tương đối nhiều, đặc
biệt sách báo giới thiệu về thời đại, thân thế của ông ở Việt Nam không phải là ít. Tìm hiểu ông

qua các sách tham khảo khó có hy vọng tìm được điểm gì mới mẻ vẻ cuộc đời ông và đó cũng
không phải là mục đích chính của luận văn này. Song việc điểm qua một số nét chính về thời
đại và thân thế của tác giả là điều cần thiết giúp cho chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn về sự
ảnh hưởng của thời đại, gia đình đối với việc lựa chọn con đường đi, sự hình thành tư tưởng và
các sáng tác sau này của ông đồng thời góp phần lý giải "cái hồn" hình tượng nhân vật bất hạnh
trong các tác phẩm Lỗ Tấn.
Cuộc đời Lỗ Tấn trải qua hai giai đoạn lịch sử: Cận đại (1840-1919) và hiện đại (19191949). Đó là 80 năm đầy biến động, đau khổ và tủi nhục của nhân dân Trung Hoa dưới chế độ
thực dân nửa phong kiến. Là giai đoạn của những cuộc chiến tranh nhân dân đẫm máu, mâu
thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc cực kỳ gai góc và phức tạp chưa từng có trong lịch sử cận
đại.
Nguyên nhân là từ sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nha phiến (1840), Trung Quốc trở
thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Các nước phương Tây lần lượt nối gót kéo nhau đến
xâu xé Trung Quốc và đế quốc Nhật ở phương Đông cũng thừa cơ ấy kéo đến xâm lược (1894).
Chúng tiến hành các chính sách ngu dân cực kỳ thâm độc hòng biến nhân dân Trung Hoa thành
những kẻ nô lệ. Chúng cướp ruộng đất, tài nguyên, thị trường, bóc lột sức lao động của nhân
dân Trung Quốc một cách thậm tệ. Trong khi đó, triều đình Mãn Thanh và giai cấp thống trị
phong kiến lại nhu nhược, hèn kém, không chỉ cắt đất bồi thường, ký những hiệp ước bất bình
đẳng mà còn cấu kết với bọn xâm lược ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân lao động trong nước.
Đêm dài thăm thẳm, mưa dập gió vùi, đất nước Trung Hoa chịu biết bao tai hoa, nhân dân
Trung Hoa phải chịu biết bao tai ương. Tuy vậy, trong suốt quá trình các thế lực xâm lược nước
15


ngoài biến Trung Quốc thành một đất nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến cũng chính là quá
trình nhân dân Trung Quốc phản kháng chống chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai của chúng một
cách oanh liệt. Lớn nhất phải kể đến là cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình thiên quốc (1851 1862) vừa chống phong kiến vừa chống ngoại bang. Tuy cuối cùng bị thất bại nhưng nó đã
giáng một đòn chí tử vào chủ nghĩa đế quốc và nền thống trị của triều đình Mãn Thanh, gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh đồng bào dân tộc Trung Hoa phải mạnh mẽ lên vùng lên cứu nước và
giữ nước trước sự thống trị của ngoại bang.
Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), một nhóm người khác lại nổi lên hô hào cải

lương xã hội. Họ tiến hành dịch sách khoa học, lịch sử, triết học phương Tây nhằm khích lệ
lòng yêu nước của những trí thức và đưa họ đến với con đường giải phóng dân tộc, độc lập tự
chủ. Năm 1898, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tiến hành làm cuộc chính biến Mậu Tuất
(1898). Năm ấy Lỗ Tấn 18 tuổi và tất nhiên ông cũng chịu ảnh hưởng một số tư tưởng của
phong trào vận động cải lương này. Đến năm 1919, cuộc cách mạng Tân hợi do Tôn Trung Sơn
lãnh đạo đã lật đổ vương triều phong kiến lập lên nước Trung Hoa dân quốc. (Cuộc cách mạng
này đã được Lỗ Tấn phản ánh một cách rất trung thực trong nhiều tác phẩm). Kế đến là cuộc
vận động Ngũ tứ (1919), Lỗ Tấn cũng tham gia và trở thành lãnh tụ tư tưởng của phong trào
này. Có thể nói, tất cả các sự kiện lịch sử, những biến cố của thời đại, của cách mạng trước và
sau khi Lỗ Tấn sinh ra đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tư tưởng, đến việc
lựa chọn con đường đi và những sáng tác của văn học của ông, nhất là thể loai truyện ngắnmột thể loai có sức dung chứa hiện thực lớn.
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tự là Dự Tài, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881, tại thành
Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tuổi thơ của ông gắn liền với không gian làng quê hai họ nội
ngoại (họ nội: Thiệu Hưng, họ ngoại: A Kiều). Những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu tại hai làng quê
này đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong suốt cuộc đời của Lỗ Tấn. Ông sinh trưởng trong một
gia đình quan lại phong kiến đang trên đà sa sút. Trước kia, gia tộc của Lỗ Tấn từng có thời kỳ
rất thịnh vượng, ruộng đất mênh mông. Kinh doanh phát đạt. Sau khi quân Thái bình thiên
quốc tấn công vào Thiệu Hưng, dòng thác đổi mới đã cuốn phăng và nhấn chìm gia tộc phong
kiến này. Gia đình của Lỗ Tấn cũng chỉ còn lại bốn năm chục mẫu ruộng nước, duy trì cuộc

16


sống đủ ăn, đủ mặc và không có cách nào trở lại nề nếp cũ như trước - trong nhiều tác phẩm Lỗ
Tấn đã kể lại gia cảnh đó của mình.
Ông nội Lỗ Tấn là Chu Phúc Thanh, hiệu Giới Phù, đời nhà Thanh từng giữ chức Thư cát
ở Viện hàn lâm, sau đó làm tri huyện huyện Kim Khê, tỉnh Giang Tây. Cụ là một người cao
ngạo, trước thượng cấp thường tỏ thái độ hiên ngang, bất cần, thích nhận xét và bàn đến chuyện
cao xa. Cụ lại hay chỉ trích người khác nên mất lòng với nhiều người. Nhưng cụ cũng là một
người rất khoan hồng và nhân hậu, có những chủ trương mới trong việc dạy dỗ con cháu. Cụ

thường cho con trẻ đọc thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, xem tiểu thuyết thời Minh Thanh.
Nhờ thế ngay từ thưở nhỏ, Lỗ Tấn đã được tiếp xúc với những tác phẩm văn học mà "con nhà
thư hương" không hề biết đến. Tuy nhiên, trong những trang hồi ức không thấy Lỗ Tấn nói về
ông nội của mình, nhưng lại hay nhắc đến bà nội vì bà nội rất thương yêu Lỗ Tấn, hay kể
chuyện cổ tích cho ông nghe. Mỗi khi vào hè, Lỗ Tấn thường hay cùng bà nội ngồi hóng mát,
cậu nằm trên phản, bà ngồi cạnh, tay phe phẩy chiếc quạt lá, kể những câu chuyện thú vị như:
Mèo là thầy giáo của hổ,Thuỷ mạn kim sơn. Những câu chuyện này có sức lay động tâm hồn
cậu bé Lỗ Tấn. Trong suốt cuộc đời văn chương của mình, Lỗ Tấn đã giành khá nhiều thời gian
công sức cho việc dịch truyện thiếu nhi, viết những bài văn hô hào giải phóng phụ nữ, chính là
ảnh hưởng từ những câu chuyện mà ông được nghe kể từ thưổ nhỏ này. Khi hồi tưởng lại thời
thơ ấu, Lỗ Tấn hay nhắc đến cha mình, đặc biệt là tính nghiêm khắc của ồng. Ông tên Chu
Phượng Nghi, hiệu Bá Nghi là một tú tài nhiều lần tham gia thi Hương nhưng không đỗ cử
nhân, suốt đời thất bại trên con đường công danh. Có người đã bình phẩm về ông như sau:
"Tính cách cao như trời, mệnh bạc như giấy quyển". Cung cách giáo dục con cái của ông tuy
vẫn theo khuôn phép phong kiến nhưng chưa bao giờ ông đánh chửi con, tuy nhiên tính khí hơi
thất thường, hay nổi nóng lại thường uống rượu nên con cái không thích gần gũi ông. Tuy
nhiên, ông cũng là người có tư tưởng mới hay bàn chuyện quốc gia, đại sự. Ông từng nói với
mẹ Lỗ Tấn rằng: Có mấy đứa con, định sau này cho một đứa đi Tây, một đứa đi Nhật học cái
giỏi cái hay để sau này góp sức cho nước nhà. Trong lúc đa số những người có học đương thời
chỉ biết có khoa cử, ứng thí, theo đuổi công danh sự nghiệp, ông nghĩ đến con đường phát triển
khác thì thật là hiếm có. Có lẽ tư tưởng mới và những điều mong ước của cha đã có ảnh hưởng
ít nhiều đến việc lựa chọn con đường đi sau này của Lỗ Tấn. Tuy nhiên người thân có ảnh
17


hưởng sâu sắc nhất đến cuộc đời Lỗ Tấn lại là mẹ của ông. Bà tên là Lỗ Thụy, con thứ ba của
cử nhân Lỗ Hy Tăng, hiệu Tĩnh Hiến, từng giữ chức chủ sự bộ Hộ ở kinh đô. Bà là người hiền
lành, nhân hậu, giàu nghị lực "tự học lấy đến trình độ có thể xem được sách". Bà cũng là người
có chủ kiến riêng, biết tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ: cắt tóc ngắn, đi giày trắng, không bó
chân, không mê tín dị đoan, đã làm cái gì thì làm đến nơi đến chốn, hiểu thời thế, trọng chính

nghĩa. Bà sống đến năm 1943 mới mất. Lỗ Tấn tuy xuất thân trong một gia đình thượng lưu
nhưng ông không để cho những cái xấu xa của cái "xã hội thượng lưu" ấy tiêm nhiễm vào
mình; trái lại ông luôn luôn đứng về phía những người bất hạnh ở tầng lớp dưới mà đấu tranh,
ra sức vạch trần cái "thối nát", cái "giả dối" của giai cấp mình. Tất cả điều đó là do ảnh hưởng
một phần của mẹ ông. Bút danh Lỗ Tấn lấy từ họ mẹ là vì lẽ đó. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối
với Lỗ Tấn là vô cùng to lớn, ý chí nghị lựcvà sự hiểu biết sâu rộng của cha mẹ là một bài học
mà Lỗ Tấn ghi nhớ suốt đời.
Lúc nhỏ Lỗ Tấn sống trong cảnh gia đình túng quẫn, sa sút. Năm 13 tuổi, ông nội bị bắt
giam, cha lại mắc bệnh nặng nên cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn hơn. Lỗ Tấn phải
thường xuyên đến hiệu cầm đồ bán quần áo cũ, tư trang lấy tiền mua thuốc cho cha nhưng bệnh
không thuyên giảm, 3 năm sau thì cha mất... Từ năm lên 6 đến năm lên 17 tuổi, Lỗ Tấn học tại
trường tư thục Tam Vị ở quê nhà. Ông thông minh, ham học, thích đọc sách, thích nghe kể
chuyện cổ tích, xem kịch và vẽ tranh dân gian. Ông thường về quê ngoại và có điều kiện tiếp
xúc, gần gũi với con em nông dân nhờ thế mà ông hiểu biết nhiều về cảnh nông thôn và cuộc
sống bần cùng của người nông dân. Có lẽ chính vì thế mà trong nhữnng sáng tác của mình, ông
thường chọn nông thôn và cuộc sống của người dân lao động - những nhân vật bất hạnh làm đề
tài và dường như những con người này là nhân vật chính trong truyện ngắn của ông.

18


1.1.2.Tuổi trưởng thành
Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn từ giã quê hương đến Nam Kinh thi vào trường Thủy sư học đường.
Hai năm sau thi vào Khoáng Lộ học đường. Trong những năm tháng ngắn ngủi, ngồi trên ghế
nhà trường "Tây học" này, Lỗ Tấn có dịp học hỏi những kiến thức về khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội, học được những cái mà ở những trường Hán học lạc hậu bảo thủ không bao
giờ có được. Chính đều này đã mở rộng tầm nhìn và củng cố lòng tin vào khoa học của Lỗ Tấn.
19



Ở Lỗ Tấn ảnh hưởng của khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm rất lớn. Ông thường dùng
các khái niệm của khoa học tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội. Ông là nhà khoa học
đi từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn.
Năm 1902, sau khi tốt nghiệp Khoáng lộ học đường, Lỗ Tấn được cử sang du học ở Nhật.
Thời gian đầu ở đất Nhật, Lỗ Tấn vừa học tiếng Nhật vừa nghiên cứu tư tưởng của người
Trung Quốc. Ông suy nghĩ nhiều về vấn đề của đất nước, của dân tộc và cũng như nhiều thanh
niên yêu nước du học ở Nhật thời bấy giờ, Lỗ Tấn mong muốn tìm thấy được con đường cứu
nước cứu dân một cách thực tế nhất. Từ khoa học tự nhiên Lỗ Tấn nhận thức được tầm quan
trọng của khoa học xã hội.
Năm 1904, Lỗ Tấn chuyển sang học y với hy vọng khi về nước có thể cứu chữa bệnh cho
nhân dân và giúp đỡ những người nghèo khổ. Hơn nữa, nó xuất phát từ một luận điểm cho rằng
cuộc chấn hưng Nhật Bản phần lớn đều bắt đầu từ việc học tập nền y học của phương Tây.
Luận điểm này tuy không chính xác hoàn toàn nhưng việc Lỗ Tấn từ động cơ yêu nước mà cho
rằng cải cách xã hội phải gắn liền với khoa học là hợp lý. Ông muốn củng cố và thúc đẩy niềm
tin của nhân dân Trung Hoa vào sự cải cách xã hội bằng y học để lúc bình thường có thể chữa
trị cho những bệnh nhân như cha ông trước kia. Lúc chiến tranh thì có thể làm quân y, đóng
góp cho cuộc chiến tranh chống xâm lược, phục vụ cho mục tiêu cứu nước. Trong khoảng thời
gian này, ông vừa ra sức học y vừa tham gia các tổ chức cách mạng do người Trung Quốc tổ
chức tại Nhật. Nhưng không bao lâu, ông bỏ ngành y vì đã nhận thức được rằng: Chữa bệnh
cho người Trung Quốc về thể xác chưa quan trọng bằng chữa bệnh về tinh thần. Muốn cứu
nước trước hết phải cứa chữa nhân dân thoát khỏi căn bệnh mê muội. Thế là ông chuyển sang
con đường hoạt động văn nghệ, với một tâm nguyện sẽ dùng ngòi bút của mình thức tỉnh đồng
bào dân tộc. Từ đó, ông bắt tay vào việc nghiên cứu, phiên dịch, giới thiệu những tác phẩm văn
học tiến bộ của Tây Âu. Đầu năm 1929, Lỗ Tấn về nước, dạy Lý Hóa tại trường sư phạm Chiết
Giang. Sau đó ông chuyển sang làm hiệu trưởng ỏ trường sư phạm Thiệu hưng. Có thể nói từ
đây Lỗ Tấn gắn bó với ngành giáo dục. Ông mong ước rằng ngành Giáo dục sẽ có tác dụng rất
lớn trong việc chữa trị "căn bệnh tinh thần " cho con người. Theo ông việc chữa trị "thể xác"
con người không bằng việc chữa trị "căn bệnh tinh thần", giúp cho họ có ý chí mạnh mẽ hơn
trong cuộc sống.
20



Năm 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ, nước Trung Hoa dân quốc ra đời. Lúc đầu, Lỗ
Tấn phấn khởi tham gia cách mạng nhưng rồi dần dà về sau ông lại bi quan, thất vọng vì ông
nhận thấy rằng: thực chất cách mạng Tân hợi "chỉ thay thang chứ không thay thuốc", nó không
đem lại thay đổi nào đáng kể cho nhân dân. Giai cấp địa chủ vẫn nắm quyền hành, bản chất xã
hội vẫn như cũ, nhân dân vẫn đói khổ lầm than. Thời điểm này, Lỗ Tấn vẫn chưa phải là một
nhà cách mạng vô sản nên ông chưa nhận thức được một xã hội như thế nào là tiến bộ, thế
nhưng ông biết rằng xã hội đó quyết không phải là một xã hội như cách mạng Tân hợi đã dựng
lên lúc bấy giờ. Nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn phản ánh đầy đủ nhận thức đúng đắn ấy của
ông.
Năm 1918, Lỗ Tấn cho ra đời thiên truyện ngắn đầu tay "Nhật ký người điên" đăng trên
tạp chí Tân thanh niên. Tiếp sau đó là hàng loạt truyện ngẩn khác ra đời như “Khổng Ất Kỷ”,
"Cố Hương"," A.Q chính truyện"," Lễ cầu phúc". Những truyện ngắn này đánh dấu mọt giai
đoạn sáng tác quan trọng của Lỗ Tấn. Có thể nói nó là những "phát đại bác" bắn vào xã hội
Trung Quốc trước và sau cách mạng Tân Hợi.
Năm 1919, xảy ra cuộc vận động Ngũ tứ, Lỗ Tấn đã nhiệt thành tham gia và trở thành
người lãnh đạo của phong trào này. Từ năm 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm giảng sư tại các trường
đại học và cao đẳng ở Bắc Kinh. Cũng trong thời gian này, Lỗ Tấn đã lãnh đạo học sinh, sinh
viên, giới trí thức xuất bản báo chí, cổ động phong trào cách mạng. Ông trở thành lãnh tụ tư
tưởng của giới thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Từ phong trào của quần chúng, Lỗ Tấn có
nhiều chuyển biến về nhận thức và tư tưởng.
Năm 1926, vì bị chính phủ Đoàn Kỳ Thụy bức hại nên Lỗ Tấn rời Bắc Kinh trở về Phúc
Kiến dạy văn học tại trường đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn lại rời Quang Châu đến
Thượng Hải. Kể từ đó cho đến lúc từ trần, Lỗ Tấn thôi việc dạy văn chỉ viết sách báo, tham gia
các cuộc đấu tranh trên các mặt trận văn nghệ như thành lập Hội liến hiệp các nhà văn cánh tả
gọi tắt là Tả liên, tham gia tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ. Ong là
người có vị trí đặc biệt trong "Hội Tả liên" Ong chủ trương cải cách văn học, đổi mới văn
phong, hô hào cấp tiến trong văn học.
Ngày 19 tháng 10 năm 1936, sau một thời gian đấu tranh liên tục và làm việc quá sức, Lỗ

Tấn lâm bệnh nặng và từ trần tại Thượng Hải. Sự ra đi của ông đã để lại cho nhân dân Trung
21


Quốc và nhân dân thế giới biết bao nỗi nhớ thương và tiếc thương vô hạn. Năm này (1936)
nhân loai mất đi hai nhà văn vô sản vĩ đại: M. Gorky (Nga) và Lỗ Tấn (Trung Quốc). Hai đại
văn hào văn chương như hai vì sao đã lặn. Nền văn học vô sản từ đây mất đi hai " con chim báo
bão" của cách mạng.
Lỗ Tấn đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Với
một động cơ yêu nước, yêu dân chân thành, ông đã làm việc cật lực, đấu tranh không mệt mỏi,
gạt bỏ những chướng ngại trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc; cổ vũ tinh thần đấu
tranh của nhân dân, động viên họ đứng lên tự giải phóng mình, giải phóng dân tộc. Lỗ Tấn đã
dồn cả tài năng và tâm huyết vào ngòi bút sắc nhọn của mình để vạch mặt kẻ thù và đưa chúng
ra trước vành móng ngựa, đồng thời ông cũng mạnh dạn phanh phui mổ xẻ mọi thói hư tật xấu
của quảng đại quần chúng nhân dân đang mê muội và bị lợi dụng.
Lỗ Tấn là một nhà văn vĩ đại, là người thầy nhiệt tâm miệt mài theo đuổi ánh sáng chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, là lãnh tụ kiệt xuất hiến thân cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Ông xứng
đáng với danh hiệu "Linh hồn Trung Hoa" mà nhân dân Thượng Hải đã ghi lên lá cờ phủ trên
quan tài ông. Ông Mao Trạch Đông đã từng gọi Lỗ Tấn là" Chủ tướng của nền Văn nghệ dân
chủ mới" Cuộc đời cửa Lỗ Tấn có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị và tư tưởng văn nghệ
của ông. Trong cuộc đời của mình vấn đề mà Lỗ Tấn quan tâm nhất là con người, là số phận
của con người mà cụ thể ở đây là con người Trung Quốc đau thương và tủi nhục. Con người
trong tác phẩm của Lỗ Tấn không phải con người hư cấu, tưởng tượng mà nó là con người thực
trong cuộc đời tồn tại hàng ngày trong xã hội. Nỗi đau nhân loai ở mỗi con người trong tác
phẩm của Lỗ Tấn chính là nỗi đau day dứt trong con người ông, trong mỗi con người trong gia
đình ông và những con người trong quê hương thân yêu của ông. Cái "nguyên mẫu" con người
đó gắn bó với ông trong cả cuộc đời như máu thịt.

1.2. TƯ TƯỞNG VĂN NGHỆ
1.2.1.Các giai đoạn phát triển tư tưởng

Có thể nói, bất kỳ tư tưởng văn nghệ nào cũng đều có một cơ sở khoa học và triết học
nhất định. Trên cơ sở đó, chúng ta thấy một điều hiển nhiên là sự nghiệp văn họe của Lỗ Tấn
gắn liền với sự vận động, phát triển tư tưởng văn nghệ của ông đồng thời nó cũng gắn liền với
22


sự chuyển biến tư tưởng chung của ông và thực tiễn cách mạng của nước Trung Quốc tủi nhục
và đau thương trước và sau cuộc cách mạng Tân Hợi.
Để có được sự đánh giá khácìnquan, chính xác, tránh nhầm lẫn khi tìm hiểu về sự phát
triển tư tưởng văn nghệ của Lỗ Tân, trước tiên chúng ta cần phải nhìn lại quá trĩnh phát triển tư
tưởng chung của ông. Nói về con đường phát triển tư tưởng của Lỗ Tấn, Cù Thu Bạch trong lời
tựa tuyển tập tạp cảm có một nhận xét rất xác đáng như sau: "Từ tiến hóa luận đến giai cấp
luận, từ đứa con phản nghịch, kẻ tôi hai lòng của giai cấp thân sĩ trở thành người bạn rồi người
chiến sĩ chân chính của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động. Lỗ Tấn đã kinh qua
cuộc chiến đấu một phần tư thế kỷ từ trước cách mạng Tân Hợi cho tới nay, từ trong kinh
nghiệm đau khổ và sự quan tâm sâu sắc đã đem lại truyền thống cách mạng quý báu cho mặt
trận mới". Thật vậy, Lỗ Tấn trước hết là nhà tư tưởng, nhà cách mạng từ quan điểm tiến hoa
đến quan điểm giai cấp, từ chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng dân chủ đến chủ nghĩa cộng sản, Lỗ
Tấn đã đi theo con đường xáng lạn của ngươi tri thức cách mạng. Trọn đời, ông đã kiên quyết
chông đế quốc phản phong, đồng tình, cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ, bất hạnh, bị áp
bức của quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Do đó, có thể chia sự phát triển tư tưởng của
Lỗ Tấn làm ba giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ chính biến Mậu tuất đến phong trào Ngũ tứ (1898- 1919). Ở giai
đoạn này, thế giới quan Lỗ Tấn căn bản còn chịu quan điểm tiến hoa luận của Đacuyn và chủ
nghĩa cá tính siêu nhân Nietchez. Lập trường chính trị của ông là chủ nghĩa yêu nước kết hợp
với tư tưởng dân chủ cũ (tư sản cấp tiến).
- Giai đoạn thứ hai: Từ 1919 — 1927, là giai đoạn quá độ, tức là thời kỳ "nhận đường"
trong tư tưởng của Lỗ Tấn. Lập trường chính trị của ông là chủ nghĩa dân chủ mới. Thế giới
quan của ông dần dần tiến đến quan điểm giai cấp và chủ nghĩa tập thể.
- Giai đoạn thứ ba: Từ 1927 đến khi ông qua đời ( năm 1936), Lỗ Tấn đã trở thành người

cộng sản với thế giới quan Mác-xit sâu sắc.
1.2.2.Các giai đoan phát triển tư tưởng văn nghệ
Căn cứ vào thực tiễn hoạt động văn nghệ và con đường phát triển tư tưởng chung của Lỗ
Tấn chúng ta có thể chia sự hình thành và phát triển tư tưởng văn nghệ của ông ra làm ba giai
23


đoạn: Giai đoạn từ năm 1902 đến năm 1919, giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1927 và giai đoạn
từ năm 1927 đến năm 1936.
- Giai đoạn từ năm 1902 đến năm 1919: Lỗ Tấn làm văn nghệ với mục đích cải tạo xã
hội, cải tạo tinh thần quốc dân của con người. Ông yêu cầu văn nghệ phải "rắp tâm phản kháng,
luôn luôn hành động, làm cho thói đời không ưa thích, phát ra những tiếng hùng mạnh để mứu
cầu lấy cuộc sống mới cho toàn dân nước". Trong giai đoạn này, Lỗ Tấn sáng tác chưa nhiều,
lại viết theo lối cổ văn. Tiểu thuyết của ông gồm có "Hồn spactơ" và "Hoài cựu", ngoài ra còn
có các bài thơ trữ tình cổ và đặc biệt có hai chuyên luận về văn nghệ. Tuy số lượng sáng tác ít
nhưng nó cũng đã thể hiện khá đầy đủ tư tưởng văn nghệ trong thời kỳ đầu của Lỗ Tấn. Có thể
nói đó cũng là bản tuyên ngôn hiến thân cho dự nghiệp văn học cách mạng của ông. cố nhiên,
do hạn chế của thế giới quan và thời đại nên tư tưởng văn nghệ của Lỗ Tấn thời kỳ đầu còn
nhiều hạn chế. Ví dụ như khi bàn về tác dụng của văn học, ông còn chịu nhiều ảnh hưởng từ
quan điểm duy tâm của Lương Khải Siêu: "Muốn cải lương quần chúng thì phải bắt đầu bằng
việc cách mạng trong tiểu thuyết" [ 3 5,tr.21 ]. Cuộc "cách mạng trong tiểu thuyết "như ông nói
chính là thay đổi đối tượng nhân vật miêu tả. Đối tượng nhân vật ở đây không còn là tầng lớp
trên mà là con người bình thường con người đau khổ bất hạnh.
Ông đề cao và tuyệt đối hóa tác dụng của văn chương trong việc cải tạo xã hội. Ông viết
"Khi chúng tôi du học ở Nhật, chúng tôi có hy vọng to lớn cho rằng văn nghệ có thể thay đổi
được tinh thần và cải tạo được xã hội". (Tựa "Vực ngoại tiểu thuyết tập"). Sau này khi trở
thành một nhà Mác-xít, Lỗ Tấn có nói: "Các thứ văn học đều do hoàn cảnh sản sinh. Tuy người
ta tôn sùng văn nghệ, thích nói văn nghệ có thể làm nổi phong ba, nhưng trên thực tế thì chính
trị đi trước, văn nghệ biến đổi sau. Nếu nói văn nghệ có thể thay đổi hoàn cảnh thì đúng là nói
theo kiểu duy tâm, sự việc xuất hiện khổng đúng như các nhà văn dự đoán"[35,tr.45]. Qua thực

tiễn hoạt động văn nghệ của Lỗ Tấn, chúng ta thấy tư tưởng sáng tạo của ông thiên về chủ
nghĩa lãng mạn tích cực. Điều này cũng dễ hiểu bởi lúc này ông đang ở nước ngoài, lòng yêu
nước của ông chưa được kết hợp, chưa được thử thách với thực tế đấu tranh trong nước. Ông
lại được tiếp xúc nhiều với sách vd lãng mạn phương Tây nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng tư
tưởng tiến bộ đó. Sau khi trở về nước, tận mắt thấy xã hội ngày càng đen tối, giai cấp thống trị
ngày càng tàn bạo. Đặc biệt thất bại của cuộc cách mạng Tân Hợi khiến Lỗ Tấn không khỏi
24


hoài nghi và thất vọng. Hiện thực phũ phàng đã phá vỡ những ảo tưởng của Lỗ Tấn, song cũng
đã giáo dục cho ông rất nhiều. Tuy hoài nghi thất vọng nhưng ông quyết không bỏ cuộc, vẫn
kiên định đi tiếp con đường tìm kiếm lối thoát cho dân tộc, cho nhân dân. Ông không ngừng
suy xét, phân tích vấn đề con người, xã hội; không ngừng đúc kết kinh nghiệm đấu tranh thực
tế để điều chỉnh và làm phong phú thêm tư tưởng văn nghệ của mình. Nói như Cù Thu Bạch một nhà lý luận Mác xít nổi rtiếng, Lỗ Tấn thuộc vào "tầng lớp trí thức tiểu tư sản có liên hệ
với quần chúng nông dân là những người chịu đủ điều lừa gạt, chép ép, trói buộc dày vò trong
nong thôn Trung Quốc", cho nên ông có được cái "chủ nghĩa hiện thực buổi bình minh của các
bậc đàn anh cũng có thể gọi là tinh thần cầu thị của nong dân chất phác"[35, tr.36]. Thật vậy,
sáng tác của Lỗ Tấn đến sau cách mạng Tân Hợi vẫn còn ít nhưng nó đã thể hiện được tư tưởng
văn nghệ mới của ông- tư tưởng văn nghệ hiện thực chủ nghĩa. Có thể xem tiểu thuyết Hoài
Cựu là khởi điểm của tác giả trên con đường dùng vũ khí chủ nghĩa hiện thực xoáy sâu vào
cuộc đời đen tối. Đến năm 1918, Lỗ Tấn cho ra đời thiên truyện "Nhật ký người điên"- truyện
ngắn đầu tay viết bằng thể loại bạch thoại in trên Tân thanh niên. Tác phẩm này được xem như
một phát súng mở đầu cho cuộc tấn công vào lễ giáo phong kiến của phong trào cách mạng văn
hoa Ngũ Tứ, đồng thời đánh dấu cho sự phát triển mới trên bước đường tư tưởng của tác giả
sau năm 19 Ị9, đó là tư tưởng văn nghệ hiện thực cách mạng mà sau này là phương pháp sáng
tác chủ yếu của Lỗ Tấn và nhiều nhà văn hiện đại Trung Quốc.
- Giai đoạn 1919-1927: Tư tưởng văn nghệ của Lỗ Tấn cũng bước vào một giai đoạn phát
triển mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nếu như trong giai đoạn 1902-1919 tư
tưởng văn nghệ của Lỗ Tấn tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn không thể vượt ra khỏi phạm trù tư
sản, thì bây giờ ông đã nhận thức được hạn chế và bắt đầu chia tay với nó. Tư tưởng văn nghệ

giàu tính duy vật, giàu tính chiến đấu vì nhân sinh của Lỗ Tấn trong thời kỳ này không chỉ
được củng cố và phát huy ở mức độ của hiện thực chủ nghĩa thông thường mà đã vươn lên hiện
thực cách mạng có nhân tố là hiện thực xã hội chủ nghĩa như trường hợp của đại văn hào
M.Gorky. Trong bài cảm hứng 59 (Nhiệt phong) Lỗ Tấn đã ca ngợi cách mạng tháng Mười
Nga là " Bình minh của kỷ nguyên mới" của nhân loại. Ong kêu gọi nhân dân Trung Quốc hãy
"hướng về ánh sáng bình minh ấy". Tư tưởng này của Lỗ Tân rõ ràng đã chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ cách mạng tháng Mười Nga, hơn nữa nó còn chứng tỏ rằng, lúc bấy giờ ông đã có những
25


×