Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

phát triển du lịch nha trang (khánh hòa) theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đào Thị Bích Nguyệt

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG
(KHÁNH HÒA) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đào Thị Bích Nguyệt

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG
(KHÁNH HÒA) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục đồ thị
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ........ 8
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. ......................................... 8
1.1.1. Phát triển bền vững................................................................................... 8
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững..................................................................... 11
1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức
du lịch thế giới UNWTO .................................................................................. 27
1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay ...... 30
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát
triển bền vững du lịch Nha Trang..................................................................... 31
1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững ......................... 31
1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ................................... 33
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch Thành phố Nha Trang .......................... 35
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NHA TRANG ....................................................................................... 38
2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang ....................... 38
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 38
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................... 39
2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái............ 39

2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Nha Trang ...................................... 43
2.2.1. Tiềm năng du lịch Nha Trang................................................................. 43
2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch Nha Trang .............................................. 60


2.2.3. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Nha Trang ............................. 62
2.2.4. Thực trạng phát triển du lịch Nha Trang ................................................ 64
2.3. Cơ hội thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang ................................. 81
2.3.1. Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch Nha Trang dựa vào hệ thống
chỉ tiêu ................................................................................................... 81
2.3.2. Đánh giá chung về du lịch Nha Trang ................................................... 86
2.3.3. Cơ hội và thách thức phát triển bền vững du lịch Nha Trang ............... 92
Chương 3: ĐỊNH

HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

DU LỊCH NHA TRANG. ................................................................. 95
3.1. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang ......................................................... 98
3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững .......................... 98
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang .............................................. 100
3.2. Giải pháp phát triển bền vững du lịch Nha Trang............................................ 105
3.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch.................................................... 105
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch ..................... 108
3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ........................................ 109
3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch.............................................. 111
3.2.5. Giải pháp về môi trường du lịch ............................................................ 113
3.2.6. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch .................................................. 116
3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................. 119
3.2.8. Giải pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, phát triển các lễ hội truyền
thống và nâng cáp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch ...... 120

3.2.9. Tăng cường, nâng cao tính trách nghiệm và khả năng tham gia của cộng
đồng trong quá trình phát triển du lịch..................................................... 120
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 124


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

: Ủy ban nhân dân

TP

: Thành phố

UNWTO

: Tổ chức du lịch thế giới

GDP

: Tổng thu nhập quốc nội

DL

: Du lịch

TTPT

: Trung tâm phát triển


VH-TT-DL : Văn hóa – Thể thao – Du lịch
HĐND

: Hội đồng nhân dân

CSLTDL

: Cơ sở lưu trú du lịch


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với ................... 24
Bảng 1.2 : Du lịch bền vững và du lịch không bền vững ....................................... 26
Bảng 1.3 : Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. ............................................. 27
Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch .................................................... 28
Bảng 1.5 : Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững
của điểm du lịch..................................................................................... 29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Số lượng khách du lịch giai đoạn 2009 - 2011.................................... 67
Biểu đồ 2.2 :Số lượng ngày khách do các CSLT phục vụ giai đoạn 2009 – 2011 .. 68
Biểu đồ 2.3 : Số lượng lao động di lịch tại Nha Trang ............................................. 74


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói” là “ con gà đẻ trứng

vàng”.. bởi vì hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền
khổng lồ. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới.
Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn
nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của
ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình
trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch
ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách,
của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng
đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững.
TP. Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung
tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa,
nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã
nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi,
sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa
dạng. Thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá như Tháp Bà Ponagar,
Viện Pasteur, Viện Hải dương học… Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các
cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo
nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên - văn hóa, nhân
văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả. Nhờ thế, số
lượt khách du lịch đến Nha Trang ngày càng tăng. Năm 2008, Nha Trang đón 1,6
triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 330.000
lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ ước
đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4%. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh doanh lưu trú
với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp.
Chính những điều kiện đó mà du lịch Nha Trang trong thời gian vừa qua là
địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng


2


doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch
của Nha Trang cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không
được kiểm soát với mục tiêu bền vững.Vì những lý do trên em đã chon đề tài:
“PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHA TRANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ” được
nghiên cứu thực hiện với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Nha Trang
để từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy
mạnh phát triển du lịch Nha Trang, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Nha Trang – Khánh Hòa.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tự nhiên và du lịch nhân
văn vào địa bàn Nha Trang. Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch và đề xuất các
giải pháp phát triển du lịch Thành phố Nha Trang, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa
dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng
địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập và hệ thống các thông tin về du lịch Nha Trang
Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật của Nha Trang. Trên cơ sở đó đánh giá những lợi thế và hạn chế
của chúng đối với việc phát triển du lịch. trên quan điểm phát triển bền vững
Đề ra giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nha Trang theo hướng bền vững.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
2.3.1. Giới hạn về nội dung
Giới hạn trong phạm vi ngành du lịch nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu,
đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển ngành… của Nha
Trang. Trên cơ sở đó sẽ phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh
doanh du lịch của Nha Trang. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch
cho Nha Trang trong tương lai để đảm báo phát triển bền vững.



3

2.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian
Về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thành phố Nha
Trang
Về thời gian : Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân
tích trong giai đọan 2005-2010.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1. Trên thế giới
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về
việc nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu sức chứa và ổn
định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia,1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu các
vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các
nhà du lịch cảnh quan Đại Học Tổng Hợp Maxcova (E.B.Xmirnova,
V.B.Nhefedova) hay công trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic
(Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các tụ điểm du lịch và vùng du lịch.
Từ khi cụm từ “phát triển bền vững” ra đời ở Đức vào năm 1980, nhiều
nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhằm phân tích những tác động của du
lịch đến sự phát triển bền vững, sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của môi
trường sinh thái trong khi khai thác du lịch. Chuyên gia du lịch người Thuỵ Sĩ Jos
Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới
cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về
du lịch rắn (hard tourism) - loại hình du lịch ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng
nhiều nhất đối với môi trường và du lịch mềm (soft toursim/gentle tourism) - loại
hình du lịch ít gây ảnh hưởng nhất đến môi trường và có chia sẻ lợi ích kinh tế
với cộng đồng địa phương [13].
Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua
chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại
bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan

đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang


4

tính bền vững hơn.
Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển
du lịch bền vững đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch mới ra đời, nhấn
mạnh khía cạnh môi trường như du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du
lịch thay thế hay du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng
đồng về hoạt động du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1996, “chương trình Nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới phát triển bền
vững về môi trường” đã được Hội đồng Lữ hành du lịch thế giới, Tổ chức du
lịch thế giới và Hội đồng Trái đất xây dựng, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phối
hợp hành động giữa các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch
trong việc xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc
phát triển du lịch bền vững.
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm
30 (Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế
giới thứ II. Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên
cứu về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock
(1977). Về sau, khi du lịch ngày càng phát triển và cụm từ du lịch bền vững
được nhắc đến nhiều hơn thì những nghiên cứu của các nhà địa lý học về du
lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch
mà không dính dáng đến địa lý và rất ít các ngành của địa lý mà không có ít
nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng du lịch.
3.2. Ở Việt Nam
Du lịch bắt đầu được thực hiện nghiên cứu và mới quan tâm từ thập
niên 90 trở lại đây. Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho du lịch
như: Dự án VIE/ 89/ 003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ

chức Du Lịch Thế Giới (OMT) thực hiện, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch tiến
hành (1994)…và các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch
Việt Nam, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch


5

du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kinh tế du lịch và du lịch học…đã tập
trung nghiên cứu lý luận và thực tế trên phạm vi khác nhau.
Du lịch Nha Trang vốn đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hiện nay
cũng đang được nghiên cứu từ các hãng thông tấn báo chí hay đài truyền hình Tỉnh
và đài Quốc Gia, hoặc của sinh viên của các trường: Đại Học Sư Phạm TP.HCM,
Đại Học Văn Lang, Đại Học Cần Thơ hay Trường Nghiệp Vụ Du Lịch….Tuy
nhiên, những công trình đó chưa đi sâu khai thác và nghiên cứu kỹ trên cơ sở khoa
học mà chỉ bước đầu cho việc nghiên cứu các góc cạnh khác nhau của vấn đề du
lịch - một vấn đề có rất nhiều phức tạp và liên quan với các đối tượng khác.Ngày
nay, với sự phát triển du lịch sôi động của cả nước nói chung, du lịch khu vực
biển miền trung noi riêng thì du lịch Nha Trang đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với
các nhà nghiên cứu.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống tổng hợp
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự
nhiên, kinh tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối
của nhiều quy luật cơ bản. Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh
tế - xã hội của địa phương và cả nước. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái
nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được
hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó. Du lịch Nha Trang cần được nghiên
cứu trong mối quan hệ tương hỗ: kinh tế - xã hội - môi trường không chỉ riêng

Nha Trang mà của cả nước. Quan điểm này được áp dụng trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
4.1.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi.
Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài
đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh
giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát


6

triển trong thời gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích
các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu
hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian
của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du
lịch. Việc nghiên cứu du lịch bền vững của Thành phố Nha Trang không thể tách
rời với hiện trạng và xu hướng du lịch của Việt Nam. Quá trình phát triển du
lịch bền vững của tỉnh Nha Trang là một phần trong quá trình phát triển du lịch
bền vững của khu vực Dyên hải miền trung và của cả nước.
4.1.4. Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm
sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh
giá tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường
trước sự phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.
4.1.5. Quan điểm du lịch bền vững
Mục tiêu của du lịch bền vững là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng
cường bảo tồn và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một
cách bền vững. Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc

độ sản xuất và tiêu dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh
tế, xã hội và môi trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình
đánh giá tiềm năng, phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương
pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và
biến động trong không gian và thời gian như ngành du lịch.
4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho quá


7

trình phân tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Trên thực tế, các số liệu
thống kê của ngành du lịch nói chung còn nhiều bất cập và chưa thống nhất.
4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản
đồ và biểu đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số
liệu cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ
của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức
năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ tổ chức lãnh thổ
du lịch trên địa bàn. Trên bản đồ cũng giúp thể hiện quy luật của toàn bộ hệ
thống trong không gian.
4.2.4. Phương pháp toán và thống kê du lịch
Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển
trong hoạt động du lịch. Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động
du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và
đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra.
4.2.5. Phương pháp dự báo

Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa vào các
nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du
lịch, từ đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh.
4.2.6. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin
Các chương trình phần mềm xử lí các thông tin thu được thông qua điều tra
như Exel, Word, Windows, Mapinfo…để xử lí, phân tích kết quả điều tra và thể
hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ…
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc chính
của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Nha Trang theo
hướng bền vững.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Nha Trang theo
hướng bền vững.


8

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý.... riêng để hoạch định
chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều
nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta đã bắt đầu có những lo nghĩ

đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn
đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền
vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân
hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là "...Sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng
các nhu cầu của thế hệ tương lai". Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của
WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con
người chưa thấy được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan điểm về phát
triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tài
nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý nghĩa cũng
vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh thế giới
về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác
định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường sống. Cùng với đó tiêu chí để đánh giá sự phát triển
bền vững là sự bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về
mặt môi trường. Mối quan hệ đó được thể hiên qua hình vẽ sau:


9

Môi
trường

Phát triển
bền vững

Xã hội


Kinh tế

Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững
Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời
gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh
tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu
dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Bền vững về mặt môi trường : Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều
kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường
là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững.
Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một
cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi
cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình,
mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao
sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển.


10

Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển "bình đẳng và cân
đối". Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã
hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội – môi
1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững
Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc
trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác
định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường.
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong

nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người,
GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới
được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp
của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông
nghiệp trong cơ cấu.
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người
(HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh
giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu
cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số
bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng
trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên
nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.
Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí,
nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá
tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trường luôn thay đổi
nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn
tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi
chứa đựng, xử lý chất thải.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo
dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các


11

chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững.
1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách
a) Các quan niệm về du lịch.
Khái niệm về du lịch
Du lịch là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử của nhân

loại. Hàng vạn năm trước đây, khi bầy người nguyên thủy còn sống du cư lang
thang khắp các châu lục, lúc đó du lịch chưa xuất hiện, hay là chưa có du lịch như
cách hiểu của chúng ta ngày nay.
Cách đây khoảng 6000 năm, có sự ra đời của nông nghiệp ở châu thổ của một
số con sông lớn trên thế giới: sông Hồng Hà ( Trung quốc), sông Nin( Châu Phi),
Lưỡng hà( Trung Á)… Trồng trọt và chăn nuôi dần thay thế cho hái lượm và săn
bắn. Dân nông nghiệp bắt đầu định cư, tạo ra các làng bản, thôn xóm trên các vùng
đất cao của các vùng châu thổ. Nông nghiệp với trồng trọt và chăn nuôi đã làm cho
đời sống của xã hội loài người có sự thay đổi về căn bản. Từ đời sống nguyên thủy
lang thang, nay đây mai đó không nhà, không cửa, chuyển sang đời sống định cư
trong các làng bản, thôn xóm. Mỗi người, mỗi gia đình đều có ngôi nhà của mình.
Để một lúc nào đó một số thành viên của gia đình rồi sẽ quản lí nhà của mình.
Ra đi (có hẹn ngày sẽ trở lại), hiện tượng ra đi đó của các cư dân chính là hiện
tượng du lịch. Tóm lại: du lịch đã xuất hiện vào thời đại nông nghiệp cách đây
khoảng 6000 năm khi loài người sống định cư trong các làng bản, thôn xóm để
trồng trọt và chăn nuôi – nghề chính của thời nông nghiệp.
Hiện tượng du lịch có thể coi là xuất hiện sớm như vậy, nhưng nghề kinh
doanh lữ hành ra đời ở Nước Anh năm 1842, người sáng lập ra nó là Người Anh :
ông Thomas Cook – ông trở thành ông tổ của nghề kinh doanh du lịch trên thế giới.
Du lịch hiện đại mới xuất hiện vào năm 1945 (sau thế chiến thứ 2). Khi con
người sử dụng máy bay để đi du lịch. Máy bay giúp con người bay nữa vòng trái đất
hết có 1 ngày(248) trong khi đó tàu hỏa hết 15 ngày, tàu thủy 3 tháng mới đi được
nữa vòng trái đất.


12

Ngành du lịch hiện đại và ngành hàng không liên quan với nhau như hình với
bóng.
Về thuật ngữ: từ du lịch tiếng Pháp : Tourisme có nguồn gốc từ từ La tour ( đi

một vòng). Nhu vậy người đi đã xuất phát từ ngôi nhà của mình, đi 1 vòng sau đó
lại trở về nhà. Tourisme(Anh), Myfyfu( Nga) cũng phiên âm từ tiếng Pháp. Theo
tác giả Robert Lanquar tác giả quân kinh tế du lịch (1993), từ Tourist lần đầu tiên
xuất hiện trong tiếng anh năm 1800.
Từ du lịch theo tiếng Trung Quốc:
Du: tức là Hành là sự ra đi
Lịch: là sự trái đời người 4 yếu tố:
-

Thực: ăn tốt

-

Trú: ở tốt

-

Lạc: vui chơi, giải trí tốt

-

Y: mặc đẹp, mua sắm nhiều hàng hóa

Định nghĩa du lịch:Mỗi tác giả viết lách đều có cách định nghĩa riêng của
mình về du lịch, vì thế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về du lịch( hàng trăm
cách của hàng trăm tác giả). Chung quy lại có 1 số cách định nghĩa như nhau:
Các cách định nghĩa ngắn gọn, bao quát:
Ví dụ: trong từ điển Tiếng Việt: hai chữ du lịch được định nghĩa như sau:
“Du lịch là đi chơi cho biết xứ người.”
Một nhà du lịch học người Pháp là Husher cũng có cách định nghĩa tương tự: “

du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Như vậy phải khẳng định: Du lịch là
đi chơi chứ không phải đi làm, hay đi kiếm việc làm… Thi hào Nguyễn Du trong
Truyện Kiều có viết: “Nghề chơi cũng lắm công phu…” . Bởi vậy mới có nhiều
điều mà chúng ta cần phải học.
Viện sĩ Nguyễn Khắc Kiệm, một nhà xã hội học nổi tiếng của Việt Nam cũng
đưa ra 1 cách định nghĩa ngắn gọn về du lịch: “ Du lịch là sự mở rộng về không
gian văn hóa của con người..”Như vậy ở đây du lịch lại liên quan mặt thiết tới văn
hóa.


13

Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các quốc gia có
du lịch phát triển mạnh trên thế giới.
Azak ( Ai Cập )
“ Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời, từ một vùng này
sang một vùng khác, từ mặt nước này sang mặt nước khác, vốn không gắn với sự
thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.”
Kaspar ( Ý)
“ Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xãy ra trong quá trình di
chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi
làm việc của họ.”
Kpaff ( Thụy Sĩ)
“ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành
trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm
việc thường xuyên của họ.”
Nhà kinh tế du lịch Người Đức Kalfiotis cho rằng:
“ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một
nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức. Do đó có thể tạo nên các hoạt
động kinh tế.

Quan niệm của các nhà thống kê du lịch người Việt Nam: Nguyễn Cao
Thắng và Tô Đăng Hải (1990).
“ Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiều vụ phục vụ nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc kết hợp hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên
cứu khoa học và các nhu cầu khác.”
Trên thế giới, Mỹ là nơi có hoạt động du lịch mạnh nhất và lớn nhất. Các học
giả du lịch người Mỹ cũng đóng góp rất nhiều các ly luận về du lịch.
Hai học giả Mỹ: Mathieson và Mall
Định nghĩa:
“ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân tới nơi ở và làm việc của
họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất


14

tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”
Theo các nhà Địa lý du lịch của Hoa Kỳ:
Michaud:
“ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi
lại và ngủ lại ít nhất 1 đêm ở ngoài nơi ở thường ngày với ly do: giải trí, kinh doanh,
chữa bệnh, thể thao hoặc tôn giáo”
Trong hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận với môi trường
thiên nhiên, phải có mối quan hệ với cộng đồng nơi đến mới đảm bảo cho một sự
phát triển du lịch lâu dài và bền vững.
Một nhà kinh tế du lịch người Mỹ là ColtMan ( Michael.M.Coltman) đã định
nghĩa:“ Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao
gồm:
Du khách: Người bỏ tiền ra để đi du lịch
Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng phục vụ du lịch ( khách sạn,
nhà hàng…)

Chính quyền nơi diễn ra du lịch
Dân địa phương tại nơi du lịch
Từ đó đưa ra định nghĩa:
“ Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua
lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình
thu hút và phục vụ nhu cầu của du khách”
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội của các nước. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp- công nghiệp
du lịch- và hiện nay ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và
ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền
kinh tế ốm yếu của quốc gia.


15

Để có nhận thức khoa học về du lịch, nhận thức đó phải trải qua quá trình từ
thấp tới cao, từ việc chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Quan niệm trước đây về du lịch.
Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt độn mang tính chất
văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người,
du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít
được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu hết là những
người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ... Đến đầu thế kỷ 20, du
lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải trí. Còn du
lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, và một hoạt
động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người thường lầm tưởng rằng : du lịch

chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay, bãi biển đầy người, hoặc hình
ảnh những xe du lịch chở du khách tham quan các phố... Do đó, muốn cho du lịch
phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của đời
sống con người, trước hết cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch.
Quan niệm khoa học về du lịch.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ . Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã
được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du
lịch thế giới thông qua.
Trong định nghĩa này, các tác giả đã gộp hai phạm trù hoạt động du khách và
hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả.
Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các


16

chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham gia tích
cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, v.v... Theo nghĩa thứ hai,
du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt :
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp
phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị
với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả
rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và

nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như
vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau
vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa
theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó.
Du lịch có thể được hiểu là :
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Ở mỗi thời đại, quan niệm về du lịch có sự thay đổi bắt đầu ngay từ thời kì
đồ đá, khi mà con người phải “đi” vì lí do sinh tồn trước cái đói và sự sợ hãi.
Đến thời kì cường thịnh của đế quốc La Mã, các chuyến du ngoạn bằng
ngựa đã mang mục đích tiêu khiển của tầng lớp thống trị. Khi tàu hoả ra đời vào
thế kỉ XIX, nó tạo động lực cho du lịch phát triển hơn. Rồi lần lượt đến tàu
thuỷ, ô tô, máy bay, chúng ngày càng làm cho du lịch gắn bó mật thiết với con
người.


17

Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch được thành lập tại Hà Lan,
đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về du lịch. Đầu
tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời
khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ
ngơi, giải trí hay chữa bệnh.
Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động

của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.
Ở Việt Nam, theo luật du lịch ban hành từ tháng 6 thăm 2005 và có hiệu lực
từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
WTO định nghĩa: “ Du lịch theo nghĩa hành động được định nghĩa là một hoạt
động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung
quanh hoạt động này. Người đi du lịch là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một
quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian hơn 24 giờ với mục đích
giải trí tiêu khiển”.
Còn nhiều quan niệm khác về du lịch. Trong luận văn này, tôi sử dụng định
nghĩa về du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam ban hành trong luật Du lịch năm
2005.
b) Quan niệm về du khách.
Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích
thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây dựng hay
tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn, giải
trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các
dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay của Việt
Nam, có thể cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một cơ sở


18

lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi khác đến
với hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu
hình hoặc vô hình của thiên nhiên và hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện

kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch như lữ hành,
lưu trú, ăn uống.... Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà
chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều
kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần tuý. Ngược
lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm
kiếm cơ hội làm ăn, hội họp... Trên đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp
xếp được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ mới được coi là du
khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du
lịch thể thao du lịch tôn giáo...
Do du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế
với đối tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhất khái niệm du khách là
một nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông qua số lượng du khách có
thể nắm được doanh thu. Sự chuẩn hoá khái niệm du khách sẽ giúp các nhà thống
kê thống nhất được tiêu chí phân định giữa khách tham quan và du khách, giúp cho
các cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ, đối với nhà nước của các doanh nghiệp
du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hoá định nghĩa du khách còn có ý nghĩa làm cho
du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt động thống kê du lịch khu vực và
quốc tế.
1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và
hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan
tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho
rằng : Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được


19

xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì

hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch
bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các
nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự
toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các
hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người". Trong định nghĩa mới này thì du lịch
đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã
hội- môi trường.
Năm 1996, WTTC đưa ra khái niệm: “Du lịch bền vững là sự đáp ứng nhu
cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu
cầu cho các thế hệ du lịch mai sau”.
Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương
tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: " ..các hình
thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa
phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai
sau,du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du
lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng
đồng địa phương.
Du lịch bền vững đòi hỏi các cấp và đơn vị kinh doanh du lịch quản lí tất cả
các dạng tài nguyên du lịch theo một cách nào đó để một mặt đáp ứng được các
nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, mặt khác vẫn duy trì được bản sắc văn hoá,
các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đảm bảo sự
sống (theo Hens L. 1998).
Đối với Việt Nam, “phát triển bền vững” được thể hiện trong chỉ thị



×