Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

phát triển khu du lịch núi sam thành phố châu đốc (tỉnh an giang), thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Tơ Minh Châu

PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH NÚI SAM
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC (TỈNH AN GIANG):
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Tơ Minh Châu

PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH NÚI SAM
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC (TỈNH AN GIANG):
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS PHẠM XUÂN HẬU



Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Tác giả luận văn
Tơ Minh Châu


LỜI CẢM ƠN
Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới đến Phòng Sau đại học, Khoa Địa lí trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã trực
tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá
trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Địa lí học cho bản
thân tác giả trong hai năm qua.
Xin gởi tới Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, Ban quản lí
Khu du lịch Núi Sam, trường Đại học An Giang và các cơ quan liên quan trong
tỉnh An Giang lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả
thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài.
Xin ghi nhận cơng sức và những đóng góp q báu và nhiệt tình của các
bạn học viên lớp Cao học Địa lí học K23 đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tác giả
trong lúc hồn thành luận văn. Có thể khẳng định một phần sự thành công của
luận văn này là nhờ sự quan tâm, động viên khuyến khích cũng như sự thơng

cảm sâu sắc của gia đình. Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
đậm.
Do giới hạn về thời gian, tài liệu, trình độ, những khó khăn khách quan và
chủ quan khác nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của q thầy cô, các nhà khoa học và
các bạn đồng nghiệp.
An Giang, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Tô Minh Châu


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lờı cam đoan
Lờı cảm ơn
Danh mục các ký hıệu, các chữ vıết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các bıểu đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ... 11
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch .............................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm về du lịch ......................................................................... 11
1.1.2. Khái niệm khu du lịch ....................................................................... 12
1.1.3. Một số loại hình du lịch .................................................................... 13
1.1.4. Sản phẩm du lịch ............................................................................... 17
1.1.5. Tổ chức lãnh thổ du lịch ................................................................... 22
1.1.6. Tài nguyên du lịch ............................................................................ 25
1.1.7. Phát triển bền vững ........................................................................... 29
1.1.8. Phát triển du lịch bền vững ............................................................... 30

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch .......................................................... 31
1.2.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch .................................. 31

1.2.2.

Hoạt động du lịch và khu du lịch ở một số địa phương của Việt Nam...... 36

1.2.3.

Tiểu kết chương 1 ............................................................................. 39

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH NÚI SAM
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC (TỈNH AN GIANG) ...................... 41
2.1. Khái quát về khu Núi Sam – Châu Đốc ..................................................... 41
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ........................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 41
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................. 43


2.2. Tiềm năng phát triển du lịch ...................................................................... 44
2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên ............................................................... 44
2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn .............................................................. 45
2.2.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 51
2.2.4. Cơ cở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................... 53
2.2.5. Các nhân tố khác ............................................................................... 57
2.3. Thực trạng phát triển khu du lịch Núi Sam ................................................ 60
2.3.1. Tổ chức các cơ sở và hoạt động du lịch............................................ 60
2.3.2. Lao động và sử dụng lao động trong du lịch .................................... 67

2.3.3. Khách du lịch .................................................................................... 70
2.3.4. Doanh thu du lịch .............................................................................. 77
2.3.5. Đánh giá chung về tiềm năng và thực trạng phát triển khu du
lịch Núi Sam ..................................................................................... 80
2.4. Tiểu kết chương 2....................................................................................... 82
Chương 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KHU DU LỊCH NÚI SAM THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
(TỈNH AN GIANG) ...................................................................... 83
3.1. Những căn cứ định hướng và giải pháp ..................................................... 83
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc .............. 83
3.1.2. Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Châu Đốc ........................... 84
3.1.3. Thực trạng phát triển tại khu du lịch Núi Sam ............................... 85
3.1.4. Nhu cầu của du khách ..................................................................... 85
3.2. Những định hướng phát triển ..................................................................... 86
3.2.1. Định hướng thị trường ...................................................................... 86
3.2.2. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản
phẩm du lịch đặc thù ....................................................................... 86
3.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành du lịch ...................................... 88
3.2.4. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch .................................................. 88


3.2.5. Chiến lược duy trì năng lực cạnh tranh và khắc phục tính thời
vụ trong du lịch ............................................................................... 89
3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch ............................. 91
3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ..................................................... 92
3.2.8. Hồn thiện cơng tác quản lí nhà nước về du lịch.............................. 93
3.2.9. Hồn thiện mơi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững......... 93
3.3. Các giải pháp phát triển khu du lịch Núi Sam ........................................... 96
3.3.1. Về thị trường khách du lịch .............................................................. 96
3.3.2. Đa dạng hóa và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù ........................ 96

3.3.3. Về nguồn vốn đầu tư phát triển ngành du lịch.................................. 99
3.3.4. Quảng bá, xúc tiến du lịch .............................................................. 100
3.3.5. Phối hợp liên ngành, liên địa phương ............................................. 102
3.3.6. Khắc phục tính thời vụ và duy trì năng lực cạnh tranh du lịch ...... 103
3.3.7. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ...................................................... 104
3.3.8. Về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch ........................ 106
3.3.9. Bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững ............. 108
3.4. Những kiến nghị ....................................................................................... 110
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 116
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DL

:

Du lịch

DLBV

:

Du lịch bền vững

ĐBSCL

:


Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

:

Tổng thu nhập quốc dân

PGS. TS

:

Phó giáo sư tiến sĩ

IUCN

:

Quỹ bảo tồn thiên nhiên

KDL

:

Khu du lịch

UBND

:


Ủy ban nhân dân

UNWTO

:

Tổ chức du lịch thế giới

SPDL

:

Sản phẩm du lịch

TCLTDL

:

Tổ chức lãnh thổ du lịch

TP

:

Thành phố

WCED

:


Ủy ban môi trường và phát triển thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Nhiệt độ, lượng mưa trung bình của Tp. Châu Đốc năm 2012 ...... 42

Bảng 2.2.

Mực nước trung bình trên sơng Hậu tại trạm thủy văn Tp.
Châu Đốc năm 2012........................................................................ 43

Bảng 2.3.

Một số khách sạn ở Thành phố Châu Đốc năm 2012 ..................... 54

Bảng 2.4.

Một số đặc sản của KDL Núi Sam – Châu Đốc ............................. 56

Bảng 2.5.

Số lao động trực tiếp và tỷ lệ lao động trong ngành DL của
KDL Núi Sam so với Tp. Châu Đốc giai đoạn 2007-2012 ............ 67

Bảng 2.6.

Chất lượng lao động trong ngành DL tại KDL Núi Sam giai
đoạn 2007-2012 .............................................................................. 69


Bảng 2.7.

Số lượt khách đến KDL Núi Sam giai đoạn 2002-2012 ................. 70

Bảng 2.8.

Số lượt khách tại một số điểm DL tâm linh tiêu biểu giai đoạn
2007-2012 ....................................................................................... 71

Bảng 2.9.

Cơ cấu thị trường khách DL quốc tế đến KDL Núi Sam giai
đoạn 2005-2012 .............................................................................. 73

Bảng 2.10. Lượt khách lưu trú tại KDL Núi Sam giai đoạn 2002-2012........... 74
Bảng 2.11. Cơ cấu khách lưu trú tại KDL Núi Sam giai đoạn 2002-2012 ....... 75
Bảng 2.12. Số ngày khách lưu trú và ngày khách lưu trú trung bình tại
KDL Núi Sam giai đoạn 2002-2012 ............................................... 76
Bảng 2.13. Doanh thu DL của KDL Núi Sam giai đoạn 2002-2012 ................ 77
Bảng 2.14. Tổng GDP du lịch và tỷ trọng GDP du lịch của KDL Núi Sam
so với GDP Thành phố Châu Đốc giai đoạn 2008 – 2012 ............. 79


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lao động trực tiếp trong ngành DL
của KDL Núi Sam so với Tp. Châu Đốc giai đoạn 2007-2012 .... 68
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu chất lượng lao động trong ngành DL
tại KDL Núi Sam giai đoạn 2007-2012 ........................................ 69
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện số lượt khách đến KDL Núi Sam giai đoạn

2002-2012 ..................................................................................... 71
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện số lượt khách tại một số điểm DL tâm linh
tiêu biểu giai đoạn 2007-2012 ...................................................... 72
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ doanh thu DL của KDL Núi Sam phân theo cơ cấu
khách giai đoạn 2002-2012 ........................................................... 78
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện doanh thu DL của KDL Núi Sam phân theo
loại hình dịch vụ giai đoạn 2002-2012 ......................................... 78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), miền đất
được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với nhiều phong cảnh, chùa
chiền đậm đà dấu ấn văn hóa và lịch sử cách mạng như: Núi Sam – Miếu Bà
Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động, Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn
viên Cô Tô, Đồi Tức Dụp, Dốc Bà Đắt anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ
và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác. Với những tiềm năng phong
phú về lợi thế phát triển du lịch (DL), tỉnh An Giang xác định từng bước đưa
ngành DL thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực trong
việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận dụng tiềm
năng sẵn có kết hợp sự đầu tư đúng mức và sự hỗ trợ, quan tâm của nhà nước để
tạo điều kiện tốt nhất cho ngành DL phát triển. Hằng năm, An Giang thu hút
đông đảo lượng khách DL đến tham quan đặc biệt là KDL Núi Sam thành phố
Châu Đốc gắn với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ.
Trong thời gian qua, khu du lịch (KDL) Núi Sam đã có những bước phát
triển, đã trở thành một trong số ít nơi có sức hút du khách nhiều nhất của thành
phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Tuy nhiên, so với lợi thế
về tiềm năng, thì mức độ khai thác, phát triển vẫn chưa tương xứng. Cơng tác

quản lý cịn nhiều bất cập, nội dung chương trình DL chưa phong phú, sản phẩm
DL còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ DL còn
thấp và khả năng cạnh tranh cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải có những
nghiên cứu, đánh giá cụ thể và có những định hướng và giải pháp hợp lý, nhằm
phát triển bền vững KDL Núi Sam, nhằm đem lại hiệu quả cao, tương xứng với
tiềm năng.
Với mong muốn được đóng góp cơng sức của mình vào phát triển q
hương, tơi đã chọn đề tài: “Phát triển khu du lịch Núi Sam thành phố Châu
Đốc (tỉnh An Giang): Thực trạng và giải pháp” cho đề tài luận văn của mình


2

hiệu quả nhất. Hy vọng kết quả từ đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc phát
triển DL của địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DL ở các địa phương
trong nước vào nghiên cứu phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển
DL tại KDL Núi Sam (Tp. Châu Đốc - An Giang) trong những năm vừa qua.
Qua đó, đề xuất những định hướng và giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng
phát triển KDL Núi Sam theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu thời kì hội
nhập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DL, KDL và DL bền
vững và kinh nghiệm phát triển KDL của các địa phương ở Việt Nam và tỉnh An
Giang để vận dụng vào đề tài.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến phát triển DL và KDL.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển KDL Núi Sam
trong những năm qua để tìm ra hướng phát triển, từ đó có cơ sở đề ra các giải

pháp phát triển DL có hiệu quả cao.
- Xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm
đảm bảo cho phát triển KDL Núi Sam thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang)
trong tương lai.
3. Những nghiên cứu liên quan
Từ những năm 2000 trở lại đây, ở nước ta, cùng với sự phát triển của các
hoạt động DL, các cơng trình nghiên cứu về KDL cũng được quan tâm. Số
lượng các cơng trình này tuy chưa nhiều nhưng cũng làm sáng tỏ được nhiều
vấn đề về cơ sở lý luận đến thực tiễn trong nghiên cứu phát triển KDL.


3

Tại Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang với KDL Núi Sam đầy tiềm năng
phát triển, trong những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa
phương và nhiều doanh nghiệp để đầu tư phát triển DL được thể hiện:
- Vào năm 2004, được sự chấp thuận của UBND tỉnh An Giang, công ty
TNHH tư vấn & thiết kế TAD Architectura đã thiết lập quy hoạch chi tiết KDL
Văn hóa – Lịch sử Núi Sam làm điểm nhấn cho cả vùng DL Nam Bộ và hạ lưu
sông Mê Công. Với ý tưởng quy hoạch phải đem lại lợi ích lâu dài, ổn định cho
cư dân tại địa phương nên trong quy hoạch chi tiết TAD Architectura thể hiện:
“Dựa vào núi, cậy vào dân, tin tưởng tương lai” để hồn tất đồ án của mình. Quy
hoạch định hướng phát triển bền vững trên cơ sở tôn tạo, sắp xếp các cơng trình
có giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh thành tổng thể Khu di tích Văn hóa - Lịch sử
và DL Núi Sam. Đây là một dự án chiến lược dài cho việc phát triển vùng, với
việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, trồng cây gây rừng, phủ hoang đồi trọc.
Người dân địa phương không phải ly hương và chính họ được bố trí vào những
khu dân cư tại chỗ đủ tiện nghi với công ăn việc làm ổn định trong KDL.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Châu Đốc đến năm
2020 có đề cập đến phát triển DL của Núi Sam:

+ Thành phố Châu Đốc là vùng sông nước, núi non, với nhiều di tích văn
hóa được xếp hạng nên mục tiêu của DL Châu Đốc là “văn hóa DL”. Phát triển
DL theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại có trọng tâm. Tập trung phát
triển KDL Núi Sam, nhằm tạo nền tảng đột phá, thúc đẩy các khu, điểm DL
khác phát triển.
+ Hình thành các khu phố ẩm thực, phố đi bộ... trong đó chú ý đến việc bảo
vệ môi trường, xử lý rác thải, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực
phẩm. Đặc biệt khu trước cổng chính Miếu Bà Chúa Xứ cần có phương án quy
hoạch địa điểm buôn bán chỗ khác để đảm bảo các hộ dân có thể bn bán tốt
hơn mà khơng ảnh hưởng đến tính nghiêm trang của nơi DL tâm linh.


4

+ Điểm tập trung phát triển DL chính trên địa bàn thành phố Châu Đốc là
KDL Núi Sam và Miếu Bà Chúa Xứ. Trong đó tập trung phát triển 2 điểm DL
này như sau:
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ hàng năm là cơ hội tốt cho Châu Đốc quảng bá và
phát triển DL do vậy hàng năm vào dịp lễ hội cần đảm bảo tốt công tác tổ chức
tạo sự trang trọng, trật tự an toàn để thu hút ngày càng đông du khách.
Phát triển trục Châu Đốc - Núi Sam với quy mô 900 ha. Theo quy hoạch
chi tiết KDL Núi Sam được chia thành 6 khu vực chính với 47 hạng mục:
+ Khu trung tâm các cơng trình di tích, lịch sử, văn hóa.
+ Trục trung tâm dịch vụ.
+ Khu vui chơi, giải trí.
+ Khu khách sạn, nhà nghỉ.
+ Khu thể dục, thể thao.
+ Khu dân cư và các cơng trình cơng cộng.
- Các bài viết cho Hội thảo khoa học của bà Nguyễn Phi Phượng (Trưởng
phòng Nghiệp vụ DL thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và DL An Giang) về DL của

Núi Sam – Châu Đốc:
+ Núi Sam - điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2012.
+ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc – một lễ hội lớn cấp quốc
gia.
- Tài liệu nghiên cứu về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam của tác giả Trịnh
Bửu Hoài (Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật tỉnh An
Giang).
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Báo cáo tổng kết DL Núi Sam năm
2012” do bà Nguyễn Thị Bích Thủy (Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm
tỉnh An Giang) làm chủ nhiệm đề tài.
Tuy nhiên cho tới nay, chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu cụ
thể về thực trạng và định hướng phát triển cho KDL Núi Sam. Nhưng thông qua


5

những tiền đề đã nêu trên đã giúp cho tác giả nghiên cứu đề tài về KDL Núi
Sam một cách thuận lợi và đạt hiệu quả nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống, phân tích các điều kiện và các nhân tố tác động đến hoạt động
trong ngành DL bao gồm các yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân văn, hoặc có liên quan
đến việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho DL như cơ sở lưu trú, dịch vụ vận
chuyển, mua sắm, ẩm thực, dịch vụ vui chơi giải trí, ... trên địa bàn KDL Núi
Sam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: phạm vi không gian được giới hạn trên địa bàn KDL Núi
Sam thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang). Tuy nhiên đề tài cũng đề cập đến các
tuyến, điểm DL liên quan trực tiếp đến phát triển DL của KDL Núi Sam.
- Về thời gian: thời gian nghiên cứu về thực trạng phát triển DL trên địa

bàn KDL Núi Sam thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) từ 2005 đến 2012 và đề
xuất giải pháp phát triển đến 2020.
- Về nội dung: tập trung chủ yếu vào phân tích, đánh giá tiềm năng và thực
trạng phát triển DL tại khu Núi Sam trong thời gian vừa qua và đề xuất những
định hướng và giải pháp hợp lý nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển có
hiệu quả KDL.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
KDL là một tài sản môi trường nên tổng giá trị kinh tế của KDL về ngun
tắc có thể xem xét thơng qua các thành phần giá trị. Trong đó giá trị giải trí là bộ
phận cấu thành nên giá trị kinh tế của KDL. Đồng thời các hoạt động DL sử
dụng tổng hợp các yếu tố tự nhiên, tài nguyên DL, đặc điểm kinh tế - xã hội tuỳ
theo từng loại hình DL và từng địa phương. Vì vậy, khi đánh giá giá trị giải trí


6

KDL Núi Sam là phải nghiên cứu hệ thống các vấn đề liên quan đến sự phát
triển của KDL và đặt nó trong vị trí tương quan với các vấn đề, các yếu tố trong
hệ thống cao hơn và cấp phân vị thấp hơn.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ DL là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố tự
nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với
nhau một cách hồn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực DL
thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất
định để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì
KDL Núi Sam là một bộ phận trong cơ cấu lãnh thổ của thành phố Châu Đốc
tỉnh An Giang nên nghiên cứu giá trị giải trí của KDL Núi Sam phải đặt trong
phạm vi lãnh thổ của thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang và trong mối quan hệ

giữa các tỉnh trong vùng lãnh thổ khác và với cả nước. Với quan điểm này,
chúng ta có cái nhìn tồn diện về KDL Núi Sam để từ đó đề ra các giải pháp
phát triển phù hợp.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn
tại và phát triển. Các biến động đều xảy ra trong những điều kiện địa lí và xu
hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng là đi từ quá khứ đến hiện tại và
hướng tới tương lai. Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ nhìn thấy được đối
tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát họa toàn cảnh bức tranh
cho sự phát triển trong tương lai. Nghiên cứu KDL Núi Sam với tài nguyên là
Núi Sam, đồng bằng và hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa... từ quá khứ đến
hiện tại được khai thác như thế nào để phục vụ cho phát triển DL. Từ đó, chúng
ta sẽ có những định hướng như thế nào cho khai thác và bảo vệ tài nguyên DL,
hướng tới sự phát triển DL bền vững.


7

5.1.4. Quan điểm môi trường - sinh thái
DL hiện nay đã thật sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế
rõ ràng phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động DL
khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hố mà cịn phải tính đến lợi ích về mơi
trường. Do đó, phát triển KDL Núi Sam phải tính đến những thiệt hại về môi
trường, các hệ sinh thái do tác động của hoạt động DL gây ra. Điều này có ý
nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững DL bởi sự tồn tại của KDL này phụ
thuộc phần lớn vào tình trạng của các thành phần tự nhiên, các hệ sinh thái và
môi trường.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Khai thác một KDL phải gắn liền với chiến lược phát triển bền vững của
ngành và địa phương. Sử dụng các tài nguyên DL sao cho hợp lí nhất, có hiệu

quả nhất nhưng vẫn đảm bảo phát triển hài hòa. Hiện nay, ở nhiều địa phương,
tài nguyên phục vụ DL bị khai thác quá mức và môi trường bị ô nhiễm đã ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển dâu dài của ngành DL. Vì vậy, phát triển
KDL Núi Sam cần phải có biện pháp tổ chức, quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa
những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động DL đến môi trường tự nhiên và các di
tích văn hóa – lịch sử. Khi xác định khai thác KDL Núi Sam là phải đưa ra và
thực hiện các giải pháp phát triển DL bền vững.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn kế thừa,
bổ sung, vận dụng, tổng hợp các kết quả để đưa ra nhận định chung có liên quan
đến việc phát triển DL.
5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các cơng
trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả
trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ DL. Phát triển KDL Núi


8

Sam có liên quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vì vậy,
trong nghiên cứu đề tài này, phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ
thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát và xử lý số liệu ngoài thực địa là phương pháp đặc trưng và quan
trọng của Địa lí học. Sử dụng phương pháp này giúp ta tránh được những kết
luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Phương pháp này giúp ta so sánh, đánh giá
và kiểm tra độ chính xác của những tư liệu đã có, khắc phục những hạn chế của
phương pháp thu thập, xử lý số liệu trong phòng. Từ đó, ta có thể tiếp nhận các
vấn đề nghiên cứu một cách chủ động, trực quan và có tầm nhìn tồn diện về

vấn đề nghiên cứu.
Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát,
điều tra, ghi chép, chụp ảnh, trao đổi với cơ quan quản lý tài nguyên và chính
quyền địa phương.
5.2.3. Phương pháp thống kê du lịch
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu mặt lượng
trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối
chiếu biến động, phát triển trong hoạt động DL. Phương pháp này áp dụng để
thống kê các tài nguyên DL quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ
tầng vật chất kĩ thuật phục vụ DL, thống kê đánh giá lượng khách, đánh giá tỷ lệ
doanh thu, tỷ trọng và mức tăng trưởng DL nói chung để đưa ra bức tranh chung
về hiện trạng phát triển DL.
5.2.4. Phương pháp bản đồ - GIS
Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện
phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ cịn là phương
tiện để cụ thể hố, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố
không gian của các đối tượng DL. Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình
nghiên cứu bất kỳ tổ chức không gian lãnh thổ DL nào, đặc biệt là khi nghiên


9

cứu cơ sở khoa học cho sự phát triển DL nói chung và tổ chức khơng gian hoạt
động DL nói riêng.
Trong đề tài, bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với
việc thể hiện rõ tài nguyên DL, các điểm DL, các tuyến giao thông nội bộ và các
tuyến giao thơng chính dẫn đến KDL Núi Sam. Đề tài sử dụng công nghệ GIS
(Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý) với phần mềm
Mapinfo 9.0 để vẽ và biên tập các bản đồ.
5.2.5. Phương pháp dự báo

Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để
tổ chức phát triển có hiệu quả cao DL của khu Núi Sam. Vì vậy, phương pháp
dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai
thác, sử dụng tài nguyên DL một cách hiệu quả. Cần dự báo các yếu tố tác động
trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển DL là nguồn khách, cơ cấu khách
và thị trường khai thác khách, khả năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm DL
bổ trợ, sự phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành DL.
6. Đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc được cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho đề tài
và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu sự phát triển của KDL Núi Sam.
- Tổng kết kinh nghiệm của một số KDL trong nước.
- Phân tích, đánh giá tồn diện, sâu sắc tiềm năng và thực trạng phát triển
KDL Núi Sam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2012. Từ đó rút ra những
tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2020.
- Đề xuất được các định hướng và một số giải pháp phát triển DL phù hợp
với những điều kiện tại KDL Núi Sam (Châu Đốc tỉnh An Giang).
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3
chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch


10

- Chương 2. Thực trạng phát triển khu du lịch Núi Sam thành phố Châu
Đốc (tỉnh An Giang)
- Chương 3. Những định hướng và giải pháp phát triển khu du lịch Núi
Sam thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang)



11

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
DL xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Mỗi thời đại, quan niệm về
DL khác nhau, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán
hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Việc cung ứng các dịch vụ cho du khách để
thu lợi nhuận với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thương mại hố các sản phẩm
DL. Từ đó xuất hiện hình thức DL đầu tiên và tồn tại cho đến ngày nay.
Thuật ngữ DL ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên có
rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của nó.
Năm 1811, định nghĩa DL xuất hiện lần đầu tiên ở Anh: “DL là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục
đích giải trí”.
Năm 1925, Hiệp hội quốc tế các tổ chức DL được thành lập tại Hà Lan,
đánh dấu bước ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về DL. Đầu
tiên, DL được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi
chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ
ngơi, giải trí hay chữa bệnh.
Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “DL là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ khơng có sự cư trú
thường xun”.
Năm 1985, I. I. Pirogionic đưa ra khái niệm: “DL là một dạng hoạt động
của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hoá hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá” [29].



12

Tháng 6-2005, Tổng cục DL Việt Nam ban hành luật DL (có hiệu lực từ 11-2006) và đưa ra khái niệm: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
UNWTO thì cho rằng: DL theo nghĩa hành động được định nghĩa là một
hoạt động di chuyển vì mục đích giải trí, tiêu khiển và tổ chức các dịch vụ xung
quanh hoạt động này. Người đi DL là người đi ra khỏi nơi mình cư trú một
quãng đường tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian 24 giờ với mục đích giải
trí tiêu khiển.
1.1.2. Khái niệm khu du lịch
* Khu DL: là nơi có tài nguyên DL hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên DL tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách DL, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường [29].
* Đặc điểm khu DL:
- Khu du lịch cấp địa phương:
+ Có tài nguyên DL hấp dẫn, có khả năng thu hút khách DL.
+ Có diện tích tối thiểu 200 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng
các cơng trình, cơ sở dịch vụ DL.
+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL, cơ sở lưu trú và dịch vụ
DL cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách DL một năm.
- Khu DL cấp quốc gia:
+ Có tài nguyên DL đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên,
có khả năng thu hút lượng khách DL cao.
+ Có diện tích tối thiểu một 1000 ha, trong đó có diện tích cần thiết để xây
dựng các cơng trình, cơ sở dịch vụ DL phù hợp với cảnh quan, môi trường của
KDL; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về
DL ở Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



13

+ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL đồng bộ, có khả năng bảo
đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách DL một năm, trong đó có cơ sở lưu trú
và dịch vụ DL cần thiết phù hợp với đặc điểm của KDL.
Bảng 1.1. Một số khu du lịch cấp quốc gia của Việt Nam năm 2012
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên khu du lịch
Tỉnh - Thành phố
Khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa
Lào cai
Khu du lịch văn hóa Hương Sơn
Hà Nội
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động
Ninh Bình
Khu di tích lịch sử Kim Liên
Nghệ An
Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng
Quảng Bình

Khu du lịch sinh thái - lịch sử Côn Đảo
Bà Rịa - Vũng Tàu
Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc
Kiên Giang
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
Cà Mau
“Nguồn: ”

1.1.3. Một số loại hình du lịch
* Du lịch tâm linh
Quan niệm về du lịch tâm linh: DL tâm linh trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một
khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, DL
tâm linh thực chất là loại hình DL văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm
cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong
đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, DL tâm linh khai thác những yếu tố
văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động DL, dựa vào những giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con
người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị
tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, DL tâm linh mang lại những cảm xúc và trải
nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi DL.
Đặc điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam:
- DL tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin, trong đó Phật giáo có số lượng
lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa


14

giáo, Cao đài, Hòa Hảo..
- DL tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân

tộc, những vị tiền bối có cơng với nước, dân tộc trở thành DL về cội nguồn dân
tộc với đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- DL tâm linh gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối
với bậc sinh thành.
- DL tâm linh gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, Yoga
hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng
và tiêu biểu ở Việt Nam mà khơng nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử.
- Ngoài ra, DL tâm linh ở Việt Nam cịn có những hoạt động gắn với yếu tố
linh thiêng và những điều huyền bí.
Bảng 1.2. Một số điểm du lịch tâm linh của Việt Nam năm 2012
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên điểm du lịch tâm linh
Tỉnh - Thành phố
Chùa Một Cột
Hà Nội
Chùa Hương
Hà Nội
n Tử
Quảng Ninh
Chùa Bái Đính

Ninh Bình
Chùa Thiên Mụ
Huế
Núi Bà Đen
Tây Ninh
Tòa Thánh Cao Đài
Tây Ninh
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
An Giang
“Nguồn: ”

* Du lịch sinh thái
- Định nghĩa về DL sinh thái ở Việt Nam: “DL sinh thái là loại hình DL
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng
góp cho nổ lực bảo tồn và phát triến bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương” [6].
- Bản chất của DL sinh thái:
+ Là một hình thức DL tự nhiên mang tính khai sáng, góp phần bảo tồn hệ


15

sinh thái mà vẫn tơn trọng sự hồ nhập của các cộng đồng địa phương.
+ Là một lĩnh vực đặc biệt của DL nói chung có đặc trưng là qua những
chuyến đi, du khách được tiếp xúc với thiên nhiên bằng phương tiện quan sát
đơn giản hay những nghiên cứu có tính hệ thống.
* Du lịch văn hóa
- Là loại hình DL mà du khách muốn được cảm nhận bề dày văn hóa của
một nước, một vùng thơng qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập
qn, lễ hội cịn hiện diện.

- DL văn hóa cịn được hiểu:
+ Là tổng của cải vật chất và của cải tinh thần có liên quan đến DL.
+ Là kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể DL (du khách), khách thể DL
(tài nguyên DL) với môi giới DL (ngành DL).
+ Một loại hình thái văn hóa của đời sống DL.
+ Một loại hình thái văn hóa đặc thù, lấy văn hóa giá trị nội tại của văn hóa
chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố DL làm công tác DL tích lũy và sáng tạo ra
trong hoạt động DL.
* Du lịch nghiên cứu – học tập
- Du lịch nghiên cứu - học tập là loại hình DL kết hợp với học tập, nghiên
cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế về địa lí, địa chất, lịch sử, khảo cổ,
môi trường, sinh học, khoa học, DL... cho khách DL.
- Đặc điểm cơ bản:
+ Khách DL: chủ yếu là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên có nhu cầu
tìm hiểu thực tế, phục vụ nghiên cứu khoa học.
+ Cơ sở hạ tầng: các nhà cung ứng dịch vụ thường xây dựng những phịng
học ngồi trời được thiết kế phù hợp với từng nội dung học tập. Các điểm đến
DL có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc tìm hiểu, quan sát,
phân tích, nghiên cứu....


×