Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện hóc môn từ 1930 đến 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

CAO THỌ PHÚ

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA
NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN TỪ 1930 ĐẾN 1954

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2007



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm, Phòng Khoa học
Công Nghệ - Sau đại học, quý thầy cô Khoa Sử, cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn PGS. TS Võ Xuân Đàn, thầy đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thầy
đã khuyến khích, động viên và góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình tôi viết luận
văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, Ban quản
lý Bảo tàng huyện và các khu di tích lịch sử của huyện nhà, đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi khai thác, nghiên cứu tất cả những tư liệu có liên quan đến đề tài luận văn này.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy, cô và sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được những kiến thức và
phương pháp vô cùng quý báu.

Tác giả


3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................8
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................11

CHƯƠNG 1: HUYỆN HÓC MÔN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT .............. 13
1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên ...............................................................................13
1.2. Lược sử hình thành huyện Hóc Môn .......................................................................14
1.3. Đặc điểm Dân cư - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội .......................................................16
1.3.1. Dân cư ...................................................................................................................16
1.3.2. Kinh tế ...................................................................................................................17
1.3.3. Văn hóa - Xã hội ...................................................................................................18
1.4. Phong trào yêu nước trước năm 1930 .....................................................................19
1.4.1. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Ảnh Thủ (1871).....................................................20
1.4.2. Cuộc khởi nghĩa Mười Tám Thôn Vườn Trầu của Phan Văn Hớn (1885) ..........21
1.4.3. Hội kín Phan Xích Long .......................................................................................23
1.4.4. Phong trào Hội kín Nguyễn An Ninh (1922 -1928) .............................................24

CHƯƠNG 2: HÓC MÔN TRONG THỜI KỲ 1930 -1945 .................................... 27
2.1. Hóc Môn từ sau ngày Đảng ta ra đời đến trước cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1930
-1939) ..................................................................................................................................27
2.1.1. Những tổ chức yêu nước chuyển thành những cơ sở Đảng đầu tiên ở Hóc Môn.27

2.1.2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Hóc Môn trong những năm Đảng mới thành lập
(1930-1931).....................................................................................................................29
2.1.3. Đấu tranh chống thuế, chống khủng bố của nhân dân Hóc Môn (1932-1935).....33
2.1.4. Mười Tám Thôn Vườn Trầu - căn cứ cách mạng và phong trào của nhân dán Hóc
Môn (1936-1939) ............................................................................................................35
2.2. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 tại Hóc Môn ..................................................41
2.2.1 Tiếp nhận chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ ..........................................41
2.2.2. Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa ..............................................................................43
2.2.3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa tại quận Hóc Môn ......................................................44
4


2.2.4. Thực dân Pháp khủng bố sau cuộc khởi nghĩa .....................................................51
2.2.5. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa tại quận Hóc Môn.......................................55
2.3. Hóc Môn trong khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám (1941-1945) ..............56
2.3.1. Phục hồi cơ sở, tổ chức lực lượng mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
.........................................................................................................................................56
2.3.2. Đảng bộ Hóc Môn lãnh đạo nhân dân tham gia biểu tình ở Sài Gòn mừng cách
mạng tháng Tám thắng lợi ..............................................................................................61
2.3.3. Giành chính quyền ở Hóc Môn .............................................................................64

CHƯƠNG 3: HÓC MÔN TRONG CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945 -1954).............................................................................. 67
3.1. Hóc Môn những năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945 -1946) .....................67
3.1.1. Củng cố chính quyền và tổ chức lực lượng vũ trang ............................................67
3.1.2. Cuộc chiến đấu ngăn chặn địch mở rộng chiếm đóng và càn quét.......................70
3.2. Tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, đánh phá chính sách bình định
của giặc Pháp, phát triển chiến tranh du kích ở nông thôn (1947 -1948) ...................81
3.2.1. Xây dựng mọi mặt cho cuộc kháng chiến.............................................................81
3.2.2. Phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh hoạt động tác chiến tiêu diệt địch .......86

3.3. Giữ vững phong trào chiến tranh du kích, chống lấn chiếm, phá kế hoạch bình
định của địch (1949 -1950) ...............................................................................................90
3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động chống địch càn quét lấn chiếm ...........................................90
3.3.2. Tạo thế và lực cho lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục kháng chiến .............94
3.4. Hóc Môn kiên cường giữ vững phong trào kháng chiến, phối hợp với chiến
trường Sài Gòn-Gia Định góp phần đánh bại thực dân Pháp xâm lược (1951 - 1954)
............................................................................................................................................99
3.4.1. Phát triển căn cứ, tiếp tục đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch ..........................99
3.4.2. Phối hợp với chiến trường Sài Gòn - Gia Định giành thắng lợi quyết định .......106

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 125

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sử sách đã ghi, hơn ba trăm năm trước mảnh đất Hóc Môn - Bà Điểm, Mười Tám Thôn
Vườn Trầu bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, đón nhận vào lòng mình những người dân Nam
tiến với tay cầm chắc đốc gươm, tay cầm túi hàm ếch đựng hạt giống. Vượt qua sự khắc nghiệt
của thiên nhiên với ý chí và lòng quả cảm của những lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này để
lập nghiệp. Bằng sự cần mẫn cày sâu, cuốc bẫm, chẳng mấy chốc Hóc Môn từ một vùng đất
rừng rú đầy thú dữ đã trở thành mảnh đất trù phú. Trong đó có nhiều nhà trồng trầu, nên dần
dần hình thành “Mười Tám Thôn Vườn Trầu”.
Thời Trương Định khởi binh chống Pháp, nghĩa quân đặt trạm liên lạc tại nhà một bà lão
tên Điểm, nên sau đó nơi đây có địa danh “Bà Điểm”. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc
Môn vẫn còn nhiều rừng rậm, mãnh hổ thường bắt người nên tục ngữ có câu “Dữ như cọp
vườn trầu” [53, tr.51] và có nhiều đầm môn nước um tùm, nên địa danh “Hóc Môn” bắt đầu

được gọi tên từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn) [ 1 , tr.3].
Cùng với sự hình thành về mặt hành chính của đất phương Nam, Hóc Môn với tên đầu
tiên gọi là Bình Long nằm trong địa hạt của Tỉnh Gia Định chính thức định hình. Hóc Môn
nguyên là thủ phủ của Bình Long huyện, từ sau cuộc khởi nghĩa “Mười Tám Thôn Vườn
Trầu” năm 1885, thực dân Pháp đổi tên là quận Hóc Môn (bao gồm cả huyện Củ Chi) thuộc
tỉnh Gia Định. Nay là huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Hơn một thế kỷ chống quân xâm lược, nhân dân Hóc Môn đã tham gia vào các phong
trào yêu nước như: cuộc đánh chiếm đồn Thuận Kiều (1871), cuộc khởi nghĩa Mười Tám
Thôn Vườn Trầu (1885), các cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước trong Hội kín Thiên
Địa Hội (1913, 1916), phong trào Hội kín của Nguyễn An Ninh (1922-1928), cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ (1940).
Tiếp nối thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân và dân Hóc Môn góp
phần cùng cả nước làm nên thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và đại thắng mùa xuân
năm 1975.
Mỗi làng, mỗi xóm đều có chiến công, như chiến khu An Phú Đông, căn cứ Vườn Cau
Đỏ (Thạnh Lộc), vườn trầu Bà Điểm, địa đạo Xuân Thới Thượng... đã lưu truyền mãi. Mỗi
thôn, mỗi ấp đều có nợ máu của quân thù, Ngã Ba Giồng (Xuân Thới Thượng), Cầu Xáng
6


(Tân Hiệp), Cầu Sa (Bà Điểm), Giếng Nước (quận lỵ) là những nơi kẻ thù dựng lên những
“trường bắn” để giết hại hàng loạt đồng bào, đồng chí yêu nước của chúng ta. Đồng chí Tổng
Bí thư Nguyễn Văn Cừ, nhiều đồng chí trong Trung ương, Xứ ủy Nam Kỳ như Phan Đăng
Lưu, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí lãnh đạo trong Tỉnh ủy Gia
Định, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Huyện ủy Hóc Môn và cán bộ, đảng viên, nhân dân các
xã trong huyện, đã hy sinh trên mảnh đất này.
Một vùng đất nằm về phía Tây Bắc thành phố Sài Gòn chưa tới 20 km, nhưng Hóc Môn
lại có một vị trí khá độc đáo cả về địa thế lẫn con người. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm dù bị địch khủng bố, càn quét, chà đi, xát lại nhưng Hóc Môn - Bà Điểm vẫn xứng đáng
là hậu phương vững chắc, là bàn đạp để quân và dân ta khống chế địch tại cửa ngõ phía Tây

Bắc thủ phủ Sài Gòn. Đồng thời đây còn là địa bàn vững chắc, được Ban Chấp hành Trung
ương Đảng chọn làm căn cứ để lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước. Hóc Môn cũng là nơi
có nhiều xã thành lập chi bộ Đảng sớm. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng như đồng chí Lê Duẩn,
Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần... đã hoạt động ở đây. Chính tại Hóc Môn - Bà Điểm,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập năm cuộc họp để quyết định những chủ trương
quan trọng cho phong trào cách mạng của cả nước trong những năm 1936-1939. Đặc biệt tại
Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (tháng 11 năm 1939), Trung ương Đảng đã họp ra Nghị
quyết để chuyển hướng cách mạng trong tình hình mới và một lần Xứ ủy Nam Kỳ họp để ra
Nghị quyết khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940.
Trân trọng và ghi lại những hành động yêu nước, thương dân của đồng bào, đồng chí đã
sống và chiến đấu trong nhiều thời kỳ trên mảnh đất Hóc Môn, chính là việc làm tri ân của các
thế hệ hôm nay với những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây. Ghi ơn những quá khứ
hào hùng đồng thời nhắc nhở với nhau trân trọng và giữ gìn truyền thống để vun đắp cho hiện
tại và tương lai.
Truyền thống dân tộc luôn là những viên ngọc quý giá, cần được trân trọng, gìn giữ để
mãi mãi sáng trong. Truyền thống cách mạng của quê hương Mười Tám Thôn Vườn Trầu,
Hóc Môn - Bà Điểm cũng chính là một trong những viên ngọc vô giá trong lịch sử chung của
thành phố Sài Gòn và của dân tộc Việt Nam.
Hơn 300 trăm năm hình thành và phát triển, mảnh đất Mười Tám Thôn Vưòn Trầu với
ưu thế về địa hình chiến lược đã góp phần làm phong phú độc đáo hơn lịch sử dựng nước và
giữ nước của thành phố Sài Gòn - Gia Định nói riêng, Nam Bộ nói chung. Xuyên suốt tiến
7


trình đó, nhiều vấn đề lịch sử của vùng đất Hóc Môn - Bà Điểm luôn có sức thu hút và hấp dẫn
đối với những người làm công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. Đặc biệt là lịch sử đấu tranh
yêu nước và cách mạng trên trận tuyến chống ngoại xâm. Xuất phát từ những lý do trên, tác
giả chọn đề tài “Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Huyện Hóc Môn từ năm
1930 đến năm 1954” để xây dựng thành luận văn thạc sĩ cho mình.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Huyện Hóc Môn từ
năm 1930 đến năm 1954” nhằm mục đích ôn lại những mốc lịch sử cách mạng quan trọng của
Đảng bộ và nhân dân huyện Hóc Môn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1954.
Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình lãnh
đạo cách mạng của Đảng bộ huyện, để vận dụng nó tiếp tục lãnh đạo nhân dân huyện Hóc
Môn thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở địa phương, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Sử dụng luận văn này làm tài liệu giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương,
trước mắt là giáo dục cho học sinh ở các trường phổ thông trên địa bàn huyện Hóc Môn về
truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương Mười Tám Thôn Vườn Trầu, Bà Điểm Hóc Môn.
Tôi được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất Hóc Môn giàu truyền thống này,
vì thế tôi chọn đề tài này nghiên cứu coi như là một việc làm tri ân của tôi với những đồng bào,
chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây, nhắc nhở với nhau trân trọng và gìn giữ truyền thống để vun
đắp cho hôm nay và ngày mai. Luận văn này cũng góp phần phục vụ công tác biên soạn Lịch
sử huyện nhà và giúp tôi giảng dạy tốt hơn môn Lịch sử địa phương tại trường phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức,
bóc lột của nhân dân huyện Hóc Môn, góp phần làm phong phú lịch sử dân tộc và thấy được
vai trò của huyện Hóc Môn trong tiến trình dựng nước và giữ nước.

8


Qua các phong trào cách mạng do Đảng bộ Hóc Môn lãnh đạo ở tại địa phương nhằm
khẳng định vai trò của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trước và trong cách mạng tháng
Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Nghiên cứu lịch sử địa phương Hóc Môn nhằm giáo dục lòng yêu quê hương trong thế
hệ trẻ, trong cộng đồng dân cư để động viên và cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân lao động, sáng tạo

trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Qua công tác nghiên cứu nhằm sưu tầm, lưu giữ tốt nguồn sử liệu, góp phần xây dựng
nhà bảo tàng huyện, các nhà truyền thống xã, bảo vệ các di tích lịch sử tại địa phương Hóc
Môn.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu Lịch sử phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân
huyện Hóc Môn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hóc Môn trong thời kỳ chống thực dân
Pháp 1930-1954 là một vấn đề còn khá mới mẻ, chỉ bắt đầu cách đây hơn mười lăm năm. Bởi
vậy, vẫn còn nhiều chỗ chưa được đề cập, khám phá, cũng như còn nhiều ý kiến khác nhau
chưa có sự thống nhất về một số vấn đề đã được quan tâm giữa các nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong hơn mười lăm năm qua huyện Hóc Môn đã đạt được một số thành tựu
quan trọng trong việc sưu tầm và biên soạn Lịch sử truyền thống của địa phương. Trước tiên
phải kể đến công trình nghiên cứu Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và
nhân dân huyện Hóc Môn 1859-1975 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hóc Môn (1991)
như một cuộc khai mở về công tác nghiên cứu Lịch sử địa phương Hóc Môn, tiếp đó là
cuốn Tư liệu lịch sử Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Hóc Môn (23-11-1940) của Huyện ủy Hóc
Môn (2001), các cuốn Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân
các xã Tân Xuân, Tân Hiệp, Xuân Thới Sơn. Ngoài những cuốn sách trên, những tư liệu lịch
sử của vấn đề nghiên cứu còn rất nhiều trong các tài liệu, tác phẩm, các chuyên đề, các công
trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc của rất nhiều các nhà nghiên lịch sử.
Kế thừa những thành tựu khoa học của những người đi trước và giới hạn trong phạm vi,
mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu thêm phân tích các sự kiện, vạch được nguồn gốc, mối
liên hệ giữa các sự kiện ấy với các sự kiện khác, đồng thời tập hợp, hệ thống hóa các sự kiện
lịch sử tại địa phương để từ đó tìm ra những đặc điểm chung của quá trình đấu tranh cách
mạng thời kỳ 1930-1954 tại Hóc Môn và xem xét nó trong tiến trình lịch sử dân tộc, cuối cùng
9


đề cập đến việc kế thừa, phát huy những giá tri truyền thống của quê hương, dân tộc trong đời

sống xã hội hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của một địa phương là một phần trong sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Do đó Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Huyện Hóc Môn
trong những năm 1930-1954 chính là một bộ phận của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu
vấn đề này trong bối cảnh chung của đất nước dân tộc, những truyền thống chung và riêng,
những thành tựu, ưu điểm, những hạn chế của phong trào cách mạng ở huyện Hóc Môn so với
cái chung của toàn quốc. Trên cơ sở đó rút ra những cống hiến của huyện Hóc Môn vào sự
nghiệp cách mạng của cả nước, những điều cần giáo dục cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai
sau. Đồng thời sẽ góp phần làm phong phú thêm những trang hào hùng bất khuất của dân tộc
Việt Nam.
Mỗi một địa phương đều có quá trình hình thành, phát triển, có những biến động và
những đặc điểm riêng của mình. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của đất nước, nhiệm vụ cách
mạng của từng địa phương đều gắn chặt và nằm trong yêu cầu phát triển của đất nước, huyện
Hóc Môn không thể nằm ngoài quy luật ấy. Chính vì thế mà mỗi một sự kiện lịch sử riêng rẽ
như: một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh lớn, diễn ra tại địa phương Hóc Môn đều có quan hệ
chặt chẽ đến những biến cố lịch sử chung của dân tộc. Đó là quy luật phát triển của đời sống
xã hội mà trong đó quy luật của công cuộc dựng nước và giữ nước đứng ở vị trí hàng đầu. Do
đó phải nêu được sự thể hiện của quy luật phổ biến của lịch sử trong quá trình lịch sử địa
phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế nên phạm vi nghiên cứu đề tài này là Lịch sử phong trào đấu tranh
cách mạng của nhân dân huyện Hóc Môn trong giai đoạn 1930-1954. Luận văn chỉ dừng lại
và tập trung nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể sau :
- Nghiên cứu phong trào yêu nước và chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Hóc
Môn trước khi thành lập Đảng và ảnh hưởng của nó đối với công cuộc kháng chiến chống
Pháp ở những giai đoạn sau.
10



- Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Hóc Môn từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời đến Cách mạng tháng Tám thành công (1930-1945) và trong cuộc kháng
chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1945-1954). Đặc biệt tìm hiểu
truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Hóc Môn, phát huy được
ý thức dân tộc và quyền tự chủ tạo nên một nội lực dân tộc đánh bại kẻ thù xâm lược.
- Vị trí, ảnh hưởng của phong trào cách mạng tại Hóc Môn đối với sự phát triển chung
của phong trào cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử này. Đồng thời xem xét mối
quan hệ tương tác giữa lịch sử địa phương Hóc Môn với lịch sử dân tộc, thực chất đó là mối
quan hệ giữa cái chung với cái riêng, cái phổ biến với cái đặc thù, cá biệt.
Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lịch sử thuộc phạm vi không gian, địa giới huyện
Hóc Môn ngày nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong qua trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử đấu tranh cách mạng
tại một địa phương - Huyện Hóc Môn. Bởi vì muốn dựng lại được bức tranh chân thật của lịch
sử phải trình bày hiện tượng, sự kiện lịch sử trong hoàn cảnh cụ thể của nó, phải phân tích cụ
thể mỗi hiện tượng, sự kiện lịch sử trong hoàn cảnh và sự phát triển của nó.
Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu và trình bày những nội dung của
đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Phương pháp lịch sử dùng để xem xét bối cảnh lịch sử trong từng giai đoạn, thời kỳ
lịch sử và thấy được nhu cầu bức thiết và tất yếu của giai đoạn, thời kỳ đó. Trình bày phong
trào cách mạng của quần chúng diễn ra theo nhu cầu tất yếu của lịch sử, rồi rút ra những kinh
nghiệm của từng thời kỳ xuất phát từ thực tiễn phong trào cách mạng của thời ấy.
- Phương pháp logic được sử dụng để giải quyết tốt mối quan hệ lịch sử địa phương Hóc
Môn là một bộ phận của lịch sử dân tộc, Đảng bộ Hóc Môn là một tế bào của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Không thể tách rời lịch sử địa phương ra khỏi lịch sử dân tộc, vì như chúng ta đã
biết không một địa phương nào có thể tồn tại, phát triển nếu không hòa chung vào cách mạng

của cả nước, nếu không có phong trào và lực lượng cách mạng của cả nước hỗ trợ. Lịch sử của
địa phương Hóc Môn dù có độc đáo, phong phú đến đâu cũng đều nằm trong tính thống nhất
11


của lịch sử toàn quốc. Sự vận động phát triển của phong trào cách mạng tại địa phương Hóc
Môn tất yếu chịu sự chi phối của phong trào cách mạng cả nước.
Ngoài phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp logic và phương pháp
lịch sử, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống hóa: đặt lịch sử Huyện Hóc Môn trong bối cảnh chung của lịch
sử dân tộc, từ đó hệ thống hóa những vấn đề còn tản mạn, rời rạc từ nhiều nguồn sử liệu khác
nhau. Phương pháp hệ thống hóa là cơ sở trình bày những nội dung cơ bản của luận văn.
- Phương pháp liên ngành: đặc biệt chú trọng kết hơp chủ yếu các tài liệu, kế thừa những
thành tựu nghiên cứu của các ngành lịch sử, địa lý học, khảo cổ học, dân tộc học, văn học...
- Phương pháp điền dã: để có được cái nhìn thực tế trong qua trình nghiên cứu, tác giả đã
có được may mắn tham gia cùng Tổ sưu tầm, biên soạn Lịch sử địa phương Hóc Môn của
Huyện ủy, đến một số nơi cụ thể, tiếp xúc với những con người cụ thể để sưu tầm, khai thác
các tư liệu sống và các hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành có hiểu biết hoặc có tham
gia kháng chiến qua các thời kỳ lịch sử; đến các nhà bảo tàng, nhà truyền thống tiếp cận những
di vật, di tích lịch sử hiện còn lưu lại trên địa bàn huyện Hóc Môn.
- Phương pháp phân tích, so sánh cũng được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện
lịch sử nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật, cố gắng trình bày lịch sử như nó đã
từng diễn ra. Đồng thời qua đó xác định được những giá trị truyền thống, tính đặc thù của địa
phương Hóc Môn và xác định vị trí, vai trò của Hóc Môn trong lịch sử dân tộc.

12


CHƯƠNG 1: HUYỆN HÓC MÔN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

Hóc Môn là một huyện ngoại thành, nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố khoảng 20km. Từ năm 1954 trở về trước, Hóc Môn là một trong bốn
quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè). Sau ngày 30 tháng 4 năm
1975, Hóc Môn là một trong sáu huyện ngoại thành (Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi, Nhà Bè,
Bình Chánh và Duyên Hải). Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh,
phía Đông giáp Quận 12 và huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), phía Tây giáp huyện Đức
Hòa (tỉnh Long An). Tổng diện tích tự nhiên 109,261km2 [2, tr.10], huyện Hóc Môn có địa
hình tương đối bằng phẵng, không bị chia cắt.
Giao thông ở huyện Hóc Môn có cả đường bộ, đường thủy, rất thuận tiện cho việc đi lại
và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa giữa huyện Hóc Môn với các quận, huyện trong thành
phố và các tỉnh lân cận. Đường bộ có Quốc lộ 22 (Quốc lộ 1 cũ) xuất phát từ thành phố đi Tây
Ninh sang Campuchia, đoạn chạy qua huyện dài 5 km. Tỉnh lộ có Tỉnh lộ 9, 14, 15, 16 và các
Hương lộ 12, 60, 65, 70, 80; đường Liên xã cũng khá phát triển. Đường thủy có sông Sài Gòn
đoạn chạy qua địa bàn huyện dài 17 km, cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp huyện như:
rạch Bến Cát, rạch Bà Hồng, rạch Tra, rạch Hóc Môn, kênh Cầu Xáng, kênh Thầy Cai, kênh
An Hạ. Sông ngòi trong huyện chiếm một phần ba đất đai, đưa phù sa bồi đắp cho những
ruộng vườn dọc ven sông bốn mùa đều có hoa quả xanh tươi màu mỡ. Trong quá trình cách
mạng của huyện, việc qua lại bằng giao thông thủy đã đóng góp lớn lao cho các cuộc kháng
chiến chống xâm lược của địa phương.
Đất đai ở huyện Hóc Môn được cấu tạo thành ba vùng: vùng đất gò, vùng đất triền và
vùng đất trũng. Vùng đất gò là kết quả của phù sa bồi đắp cổ xưa, qua thời gian chịu tác động
của quá trình rửa trôi mạnh, cả trên bề mặt lẫn theo chiều thẳng đứng nên đất ở nhóm này chủ
yếu là đất cát bạc màu, khả năng giữ ẩm kém, độ mùn thấp, năng suất cây trồng phụ thuộc vào
thời tiết. Vùng đất triền gồm các xã xung quanh quận lỵ, có độ màu khá lớn, chủ yếu là đất cát
pha, khả năng giữ ẩm khá, việc canh tác trên vùng đất này có thuận lợi hơn bởi có những công
trình thủy lợi. Vùng đất trũng có thành phần đất sét, hạt mịn, đất đai màu mỡ nhưng bị hạn chế
do nhiễm phèn.

13



Hóc Môn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 1 , mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình
quân hàng năm là 27°c, thuận lợi cho các loại cây trồng và gia súc phát triển bình thường.
Lượng mưa hàng năm phân bố không đều, thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm
64% lượng mưa cả năm. Khô hạn thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 4 gây ảnh hưởng đến
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Chế độ thủy văn ở Hóc Môn chịu ảnh hưởng của hệ thống sông rạch, kênh chính điều
tiết cho các vùng bưng, trũng cấy lúa hai vụ. Do thủy lợi nội đồng và công trình bờ bao chưa
tốt nên vào mùa mưa hàng năm thường xảy ra ngập lụt ở một số vùng trũng. “Chế độ thủy
triều của các sông ngòi ở Hóc Môn là bán nhật triều: nước ròng từ 9 đến 12 giờ và từ 20 giờ
đến 2 giờ hôm sau; nước lớn từ 1 giờ đến 8 giờ và 17 giờ đến 20 giờ, những ngày toàn nhật vào
mùng 4, 5, 6 và l0 âm lịch hàng tháng, ngày triều cao nhất là 15 và 30 âm lịch. Chân triều mùa
lũ là 2,2m và mùa kiệt là l,32m” [2, tr.11,12].
Nhìn chung là thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho trồng trọt
và chăn nuôi, Hóc Môn từ lâu đã là vành đai xanh, vành đai thực phẩm của thành phố.

1.2. Lược sử hình thành huyện Hóc Môn
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần 1698
chúa Nguyễn ra lệnh cho Lễ Thành Hầu chức Chưởng binh Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý
phía Nam và quyết định thành lập phủ Gia Định. Phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và
Tân Bình, huyện Tân Bình đặt ra dinh Phiên Trấn. Lúc bấy giờ dân cư vùng này vẫn còn thưa
thớt và đất đai thì hoang vu.
Trong khoảng hơn ba mươi năm (1698-1731), có những lưu dân từ miền Trung, miền
Bắc do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến Trịnh, Nguyễn nên đã đến vùng
đất này để sinh cơ lập nghiệp. Người dân đã lập ra sáu thôn ấp đầu tiên trên mảnh đất này là
“Tân Thới Nhứt, Thuận Kiều, Tân Thới Nhì, Tân Thới Trung, Xuân Thới Tây, Tân Phú” [ 1 ,
tr.15].
Với sáu thôn này là chìa khóa, từ đó phát triển thêm các thôn khác, tổng cộng mười tám
thôn là: “Thuận Kiều, Thuận An, Trung Hòa, Tứ Chánh Giáo Đức, Tân Thới Bình, Tân Thới

Đông, Tân Thới Tây, Tân Thới Trung, Tân Thới Nhứt, Tân Thới Nhì, Tân Thới Tam, Tân
Thới Tứ, Mỹ Toàn, Tân Thới Nhứt Tây, Tân Thới Nhì Tây, Xuân Thới, Xuân Thới Tây, Tân
14


Phú” [ 1 , tr.16]. Trước kia “thôn dân cư nào cũng có trồng trầu, nên cũng gọi là Mười Tám
Thôn Vườn Trầu (Thập bát phù viên), dân chúng làm ăn phồn thịnh, nhà nhà đều có vườn
trầu, thường gánh trầu đi từng tốp 30 - 40 người xuống bán ở Bến Nghé” [53,tr.50,51].
Lịch sử Mười Tám Thôn Vườn Trầu gắn liền với sự phát triển vùng Sài Gòn (tức Bến
Nghé) của người Việt. Địa giới Mười Tám Thôn Vườn Trầu bao gồm hầu hết các xã trong
huyện Hóc Môn ngày nay và một phần đất của huyện Củ Chi là thôn Tân Phú (nay là Tân Phú
Trung). Trung tâm Mười Tám Thôn Vườn Trầu là các thôn Tân Thới Nhứt, Tân Thới Nhì,
Tân Thới Trung (nay là Thới Tam Thôn). Các nơi đây ngày nay còn giữ vững truyền thống
đấu tranh kiên cường bất khuất chống thiên nhiên ác nghiệt, chống áp bức bóc lột của phong
kiến và chống quân xâm lược. Đến nay ở huyện Hóc Môn tên một số thôn chính vẫn còn tồn
tại, còn các thôn khác có sự thay đổi tên.
Năm 1802 sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chính, đổi
tên phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Năm 1808 vua Gia Long đổi tên Gia Định là Gia Định
Thành, đổi dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, đồng thời thăng huyện Tân Bình lên thành
phủ Tân Bình (gồm có bốn huyện, trong đó có huyện Bình Dương). Đến năm 1832 nhà
Nguyễn lại đổi trấn thành tỉnh, đổi Thành Gia Định thành tỉnh Phiên An (không còn tên Gia
Định). Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) lại cải tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định.
Năm 1841, phủ Tân Bình tăng thêm huyện Bình Long. Sau cuộc khởi nghĩa Mười Tám
Thôn Vườn Trầu năm 1885, Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn
cho đến sau này. Thời Pháp thuộc, Hóc Môn là một trong bốn quận của tỉnh Gia Định (Hóc
Môn, Gò Vấp, Thủ Đức và Nhà Bè). Địa giới hành chính của quận Hóc Môn nằm về phía Tây
Bắc tỉnh Gia Định, là một vùng đất đai rộng lớn bao gồm bốn Tổng: tổng Long Tuy Thượng,
tổng Long Tuy Hạ, tổng Long Tuy Trung, tổng Bình Thạnh Trung. Hiện nay, bốn tổng trên
nằm trên địa bàn của ba quận, huyện Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12. “Quận Hóc Môn lúc bấy
giờ phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương), phía Nam giáp

quận Gò Vấp và tỉnh Chợ Lớn, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh chợ Lớn, phía Tây
Nam giáp tỉnh Long An” [36, tr.7]. Từ năm 1957, tỉnh Gia Định gồm sáu quận, trong đó có
bốn quận cũ Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè và thêm hai quận mới là Tân Bình, Bình
Chánh.
Sau ngày giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, Hóc Môn là huyện thuộc thành phố Sài Gòn
- Gia Định. Tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên
15


thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đến nay Hóc Môn là một
huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trên địa bàn huyện trong mấy chục
năm qua tiếp tục có nhiều thay đổi về địa giới hành chính. Hiện nay, huyện Hóc Môn gồm có
mười một xã (Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, Xuân Thới
Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Nhị Bình, Trung Chánh, Xuân Thới Đông) và một Thị
trấn (Thị trấn Hóc Môn).

1.3. Đặc điểm Dân cư - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
1.3.1. Dân cư
Những cư dân đầu tiên đến lập nghiệp và sinh sống trên mảnh đất Mười Tám Thôn
Vườn Trầu này là những người nông dân do không chịu nổi sự áp bức bóc lột nặng nề của chế
độ phong kiến Trịnh, Nguyễn nên họ phải rời bỏ quê hương xứ sở, di chuyển vào phương
Nam tìm vùng đất mới sinh sống tự do. Họ đã đến vùng đất Bến Nghé (Gia Định) này. Vừa
thoát khỏi sự áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến, họ lại phải đương đầu với thời tiết
khắc nghiệt của thiên nhiên, chống các thú dữ cọp, beo, voi, rắn, heo rừng, cá sấu. Họ ra sức
khai hoang, dựng nhà lập ấp, tổ chức trồng trọt chăn nuôi, lập nên những vườn cây trái và hoa
màu, những ruộng lúa, ruộng mía, đặc biệt là những vườn trầu cau vàng tươi rợp lá.
Vì phải liên tiếp chống thiên nhiên, thú dữ buổi ban đầu và chống bọn ngoại xâm sau
này, nên người nông dân vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu đã nung nấu trong lòng mình tinh
thần yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc và lòng khát khao tự do, công bằng, tôn trọng lẽ phải,
không chịu khuất phục trước mọi áp bức bất công nào bất cứ từ đâu đến. Họ có tinh thần đoàn

kết, yêu thương, đùm bọc gắn bó với nhau, có tấm lòng mến khách, thủy chung, trọng nghĩa
khinh tài, thẳng thắn cương trực, nói thẳng nói thật rồi sẵn sàng bỏ qua, tha thứ cho nhau để
cùng tiến bộ. Đó là đặc trưng của người nông dân Mười Tám Thôn Vườn Trầu.
Từ nhiều vùng đất khác nhau của Tổ quốc đến nơi này sinh sống, người nông dân Hóc
Môn luôn giữ truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần chống ngoại xâm của ông cha từ ngàn
năm để lại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người nông dân vùng Hóc Môn - Bà Điểm tin tưởng
vào đường lối chính sách của Đảng, một lòng một dạ đi theo Đảng đồng thời truyền thống đó,
bản chất đó ngày càng được nhân lên trở thành sức mạnh vô địch chiến thắng mọi kẻ thù.

16


1.3.2. Kinh tế
Nền kinh tế ngày trước của Hóc Môn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tất cả các xã
trong huyện đều có ruộng, vườn. Nguồn sống chủ yếu của người dân dựa vào sản xuất nông
nghiệp, nhưng đa số người nông dân Hóc Môn lại không có ruộng đất vì phần lớn ruộng đất
nằm trong tay một số phú nông, trung nông. Sản lượng lúa trong huyện có nhiều, ngoài trồng
lúa nông dân Hóc Môn còn trồng mía, trồng trầu cau và hoa màu. Các đồn điền trồng cây cao
su đều do tư bản Pháp và tư sản Việt Nam độc chiếm, nông dân ở vùng này chỉ làm thuê trong
các đồn điền vì ruộng thì ít và nghề phụ cũng không nhiều.
Hóc Môn còn có các loại cây công nghiệp ngắn ngày ở các xã vùng cao như thuốc lá,
đậu phông, mè, gừng. Các xã ven sông thì có nhiều ruộng mía, vườn cây ăn quả như sầu riêng,
măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ... quanh năm đều có thu hoạch. Vùng đất giồng trồng những
vườn trầu cau, vườn cây trái (chuối, bưởi, xoài, điều, mãng cầu, vú sữa...), đặc biệt là nghề
trồng rau xanh và hoa màu, cung cấp thực phẩm tươi hàng ngày cho thành phố, “cau và trầu
góp phần không ít vào nền kinh tế của Hóc Môn nên đất này được liệt gọi là đất trầu cau cũng
không lấy làm qua đáng. Và cũng là nơi sản xuất đồ hàng bông: rau, cà, cải, mướp, bầu, bí,
tiêu thụ khắp Sài Gòn, Chợ Lớn” [53,tr.252]. Ở nông thôn, xung quanh nhà nào cũng có trồng
tre, trúc, tầm vông... nên có thêm nghề phụ đan giỏ, trạc là những sản phẩm rất cần thiết cho
nhu cầu sinh hoạt và đời sống của nông dân.

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Hóc Môn có một số nhà máy, xí nghiệp quy mô
vừa và nhỏ tập trung ở xung quanh huyện lỵ và trung tâm một số xã như: ba nhà máy xay sát
lớn của tư sản Hoa Kiều và Việt Nam (có từ 40 đến 60 công nhân), rải rác ở các xã cũng có
máy xay nhỏ phục vụ tại chỗ, ngoài ra còn có các trại cưa xẻ gỗ, xưởng dệt nhuộm, trại đóng
xe bò, xe ngựa, đóng thuyền, lò rèn, lò gạch, đồ gốm và một số nghề đan giỏ trạc, gầu, đệm,
chằm nón lá ...
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhiều xã ấp của Hóc
Môn đã được đô thị hóa như: Chợ Cầu, Bàu Nai (Đông Hưng Thuận, nay thuộc quận 12),
Trung Chánh (Trung Mỹ Tây), Bùi Môn (Tân Xuân), khu vực Thành Quan Năm (Tân Thới
Nhì)... Từ sau năm 1954, nhiều khu phố mới mọc lên san sát, các ngành nghề buôn bán, sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Do vị trí tiếp cận thành phố và
theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng đất nước, số lượng công nhân viên chức của
Hóc Môn ngày càng tăng.
17


Từ sau ngày giải phóng 30 tháng 4 năm 1975 huyện Hóc Môn có những biến đổi sâu sắc
theo hướng xây dựng huyện Công - Nông nghiệp. Hàng loạt công trình mới mọc lên phục vụ
cho sản xuất và đời sống như các công trình thủy lợi, điện nước, giao thông, công nghiệp địa
phương; phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu (như sản xuất cơ khí, sửa chữa, cưa xẻ gỗ, xay sát,
chế biến lương thực, thực phẩm...). Các cửa hàng, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo,
chợ, rạp hát được xây dựng đều ở các xã.
Tóm lại, tình hình kinh tế của huyện Hóc Môn rất dồi dào, phong phú, ruộng đất tương
đối màu mỡ, sản xuất được lúa và hoa màu, trồng được nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả
quý, đặc biệt là những vườn trầu đặc sản của quê hương Mười tám thôn Hóc Môn - Bà Điểm,
chăn nuôi gia súc cũng có chiều hướng phát triển mạnh. Hóc Môn là vùng có điều kiện để phát
triển nông nghiệp tương đối toàn diện nhưng dưới chế độ áp bức bóc lột của thực dân Pháp và
bọn quan lại phong kiến trước kia, sau đó là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, nhân dân Hóc Môn
vẫn bị nghèo khó, túng thiếu, cơ cực, vì những thủ đoạn vơ vét bóc lột tàn tệ. Cuộc sống của
người nông dân rất bấp bênh vì không có ruộng đất nên phải phụ thuộc vào bọn địa chủ, vào

các đồn điền cao su, làm các nghề phụ khác để sinh sống, một số tầng lớp lao động khác thì bỏ
quê xâm nhập thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định làm công nhân, viên chức hoặc làm
những việc lao động nặng khác.
1.3.3. Văn hóa - Xã hội
Dân số huyện Hóc Môn năm 1975 là 194.000 người; năm 1989 là 243.963 người; năm
1997 sau khi tách huyện là 182.335 người; năm 2000 là 209.090 người, hiện nay là 246.683
người (số liệu 2005) [2, tr.14]. Sự phân bố dân cư trên địa bàn huyện không đồng đều, phần
lớn tập trung ở các quận lỵ, thị tứ. Trong khi đó ở các xã do điều kiện sản xuất nông nghiệp
không thuận lợi nên mật độ dân cư thấp. Tiềm năng lao động của huyện Hóc Môn khá lớn, vì
số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 59%.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi dễ sinh sống và là địa bàn ngoại vi thành phố từ hàng
trăm năm nay, nên Hóc Môn là nơi tụ cư của nhiều bộ phận người dân lao động từ tứ xứ đến
đây. Thời Pháp thuộc có một số người thất thế cũng tìm thấy ở địa bàn này những điều kiện tốt
để ẩn ngụ chờ thời. Trong những năm chiến tranh, dân số Hóc Môn tăng nhanh, gồm có người
từ trong thành phố chạy ra và người từ các tỉnh lân cận chạy vào, phần lớn họ là người lao
động.

18


Thành phần dân tộc của huyện Hóc Môn khá thuần nhất, trên 90% là người kinh. Ngoài
ra còn có một số ít người Hoa, người Việt gốc Hoa, người Khơme. Các dân tộc sinh sống trên
địa bàn huyện từ lâu đời đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
Vế tín ngưỡng thì hầu hết nhân dân Hóc Môn có phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, ngoài
ra “còn một số ít theo đạo Phật (khoảng 100.000 phật tử), đạo Thiên Chúa (26.839 tín đồ), Tin
Lành (1.900 tín đồ), Cao Đài (1.305 tín đồ). Toàn huyện có hàng chục Chùa, Tịnh xá, Tịnh
thất, 1 1 nhà thờ, 2 Hội thánh Tin Lành, 1 Thánh thất Cao Đài” [2, tr.15]. Các cơ sở tôn giáo
này thường xuyên được trùng tu, sửa chữa cho ngày càng khang trang, vừa là nơi hành đạo
vừa là nơi hành hương của nhiều bộ phận nhân dân khác trong những lễ hội (Nô-en, Phật Đản,
Tết Nguyên Đán). Cư dân sinh sống trên địa bàn Hóc Môn từ bao đời nay dù có theo tín

ngưỡng, tôn giáo khác nhau nhưng họ vẫn thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tình
làng nghĩa xóm.
Vùng đất Hóc Môn - Bà Điểm trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhất là những thời kỳ
chiến tranh, nhưng trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa và di tích lịch sử
ghi dấu quá trình góp công, góp sức của cha ông xưa xây dựng mảnh đất Mười Tám Thôn
Vườn Trầu này. Rất nhiều địa danh của huyện mang tên những người có công với dân làng
hay anh hùng dân tộc. Một số phong tục tập quán tốt đẹp còn duy trì như thờ Thần Hoàng, thờ
những người có công, anh hùng dân tộc, liệt sĩ vô danh, tưởng nhớ người hy sinh vì nghĩa lớn.

1.4. Phong trào yêu nước trước năm 1930
Tháng 9 năm 1858 sau khi nổ súng tấn công đánh chiếm Đà Nẵng không thành, thực dân
Pháp đành để lại một lực lượng nhỏ chiếm đóng bán đảo Sơn Trà. Đầu năm 1859, Pháp nổ
súng tấn công đánh chiếm thành Gia Định, hòng mở rộng xâm chiếm các tỉnh miền Đông
Nam Kỳ. Được hưởng truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của ông cha,
nhân dân vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu dưới ngọn cờ nghĩa của các sĩ phu yêu nước lãnh
đạo, đã nhất tề đứng lên cùng nhân dân Bến Nghé (Sài Gòn), Gia Định quyết tâm chiến đấu
chống quân xâm lược cướp nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp bắt đầu.
Trong hai năm (1859-1860) chiến đấu quyết liệt chống thực dân Pháp xâm lược, nhân
dân vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu đã gia nhập hàng ngũ nghĩa quân của những người yêu
nước tiêu biểu chiêu mộ, nhất là nghĩa quân do Trương Định, sau đó là Trương Quyền lãnh

19


đạo. Nghĩa quân chiến đấu ngày đêm, đánh địch ngay tại trung tâm Gia Định và các trại lính,
gây nhiều tổn thất cho giặc Pháp.
Năm 1861, sau khi giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, rồi đồn Thuận Kiều, chúng đã “lần
lượt chiếm các đồn Tân Thới, Rạch Tra và cả vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu” [5, tr.12].
Nghĩa quân Trương Định chiến đấu quyết liệt nhưng không cầm cự nổi phải rút về vùng Gò
Công, rồi tiến hành các cuộc hành quân lên Cái Bè vùng Đồng Tháp Mười. Sau đó “nghĩa

quân lại quay về vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu, đánh địch ở các đồn bót lẻ tẻ như diệt đồn
Tây Thới (ngã ba ấp đồn Hóc Môn) giết chết tên quan ba Pháp” [5, tr.13].
Năm 1862, triều đình Huế phải cắt nhượng ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho
Pháp. Thực dân Pháp chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định, từ đó Sài Gòn trở thành thủ
phủ của chế độ thực dân Pháp tại Nam Kỳ. Chúng từng bước dựng lên bộ máy chính quyền
tay sai từ thôn, xã đến tỉnh để thực hiện chính sách xâm lược và cai trị.
Tháng 9 năm 1864, thực dân Pháp đưa tên Boresse về cai trị hai huyện Bình Dương và
Bình Long (Hóc Môn), chúng sử dụng chính sách khủng bố tàn khốc để trị dân, làm cho cả
vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu ruộng vườn bị bỏ hoang, nhân dân phải đi sơ tán, cảnh sống
vô cùng cơ cực. Trên đất Hóc Môn - Bà Điểm lòng dân sục sôi căm thù giặc, những người yêu
nước tại địa phương bí mật chuẩn bị lại các tổ chức nghĩa quân để chờ cơ hội vùng dậy phất cờ
khởi nghĩa tiêu diệt bọn xâm lược.
1.4.1. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Ảnh Thủ (1871)
Nguyễn Ảnh Thủ sinh năm 1821 tại làng Tân Sơn Nhì (Bà Quẹo). Là một nông dân giàu
lòng yêu nước, ông sớm gia nhập nghĩa quân Trương Định để chống Pháp.
Sau khi quân Pháp chiếm đồn Thuận Kiều, Nguyễn Ảnh Thủ lập kế trá hàng ra làm thôn
trưởng Tân Sơn Nhì. Ông thu thuế ở làng nhưng không đem nộp cho Pháp mà dùng tiền này
giúp nghĩa quân, sắm sửa vũ khí. Bị lộ nên ông rút về Bình Lý, Mây Tàu, rồi xuống Gò Công,
Mỹ Tho tiếp tục hoạt động.
Năm 1863, Nguyễn Ảnh Thủ trở về quê, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp thì
bị bắt và bị kết án 5 năm tù.
Đến năm 1868 ra tù, ông cùng các con về vùng Mây Tàu để tổ chức nghĩa quân chuẩn bị
khởi nghĩa. Được ông Lâm Văn Bình người làng Tân Đông Thượng cùng hợp tác, Nguyễn
Anh Thủ nhanh chóng tập hợp được lực lượng nghĩa quân.
20


Sau ba năm chuẩn bị, cuộc khởi nghĩa nổ ra ngày 14 tháng 5 năm 1871, “ông lãnh đạo
nghĩa quân đánh chiếm làng Bà Điểm, tiêu diệt đồn Thuận Kiều, giết chết tên quan hai Pháp
trưởng đồn cùng nhiều binh lính Pháp “ [38, tr.l 19]. Ông bị hy sinh trong lúc chiến đấu.

Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Anh Thủ đã gây được tiếng vang và khơi dậy thêm tinh
thần yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
1.4.2. Cuộc khởi nghĩa Mười Tám Thôn Vườn Trầu của Phan Văn Hớn (1885)
Năm 1868, thực dân Pháp đưa tên Đốc phủ sứ Trần Tử Ca về giữ chức quan đầu huyện
Bình Long (Mười Tám Thôn Vườn Trầu), hắn là tên Việt gian tay sai đắc lực của bọn thực
dân. Trần Tử Ca đã gây nhiều tội ác với nhân dân vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu: áp bức
bóc lột tàn tệ, độc quyền thu thuế, mua bán và vận chuyển, cướp ruộng đất của nông dân, bắt
bớ tù đày những người yêu nước, “giết người cắt cổ, bỏ trẻ em vào cối rồi cho lấy chày giã”
[38. tr.120]. Bàn tay của vợ chồng tên Ca luôn luôn đẫm máu. Nhân dân Mười Tám Thôn
Vườn Trầu vô cùng căm phẫn, chỉ chờ có dịp là vùng lên diệt tên tay sai ác ôn này.
Ông Phan Văn Hớn (Quản Hớn) sinh năm 1829, người làng Tân Thới Nhứt, là một nông
dân có nhiều mưu trí, có tình yêu thương đồng bào, thường đứng ra bênh vực nhân dân, chống
lại bọn cường hào ác bá; lòng đầy nhiệt huyết và sẵn sàng hy sinh cho cuộc chiến chống thực
dân Pháp xâm lược nên được nhân dân cảm mến. Bị bọn Trần Tử Ca vu khống là có âm mưu
làm loạn, nên chúng bắt ông giao cho Pháp đày ra Côn Đảo 5 năm tù. Sau khi mãn hạn tù, ông
về sống tại quê nhà là làng Tân Thới Nhứt nhưng phải đến trình diện tên Ca, hắn giả bộ
thương xót, khuyên ông về chí thú làm ăn, nghĩa là vui lòng làm nô lệ cho Pháp và chịu sự cai
tri tàn bạo của hắn. Hắn cho ông một cái áo, ông nhận và khẳng khái nói rằng: “Tôi xin nhận
áo để đến ngày khởi nghĩa tôi sẽ mặc!” [l,tr.26].
Ông tổ chức hai trường đá gà ở ngã tư An Sương và trên đường Bà Điểm - Trung Chánh
để che mắt địch và liên lạc với những người yêu nước. Sau một thời gian chuẩn bị, đến năm
1885 hai ông “Quản Hổn và Nguyễn Văn Bương (Đề Bương) lập căn cứ ở Bà Điểm - Hóc
Môn” [72, tr.503], tập hợp lực lượng quần chúng nông dân nghèo, rèn sắm vũ khí, tích trữ
lương thực. Ông quyết định khởi nghĩa và thành lập Ban chỉ huy khởi nghĩa gồm có: Phan
Văn Hớn (Tổng lãnh binh), Nguyễn Văn Hóa (Chánh lãnh binh), Phạm Văn Hồ (Phó lãnh
binh), và nội ứng Phan Văn Võ.

21



Dưới sự chỉ huy của Tổng lãnh binh Phan Văn Hớn, cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 8
tháng 2 năm 1885. Nhân dân Mười Tám Thôn Vườn Trầu phối hợp với nhân dân Đức Hoa nổi
dậy đánh chiếm huyện lỵ Bình Long (Hóc Môn). Nghĩa quân chia ra ba cánh tiến thẳng vào
quận lỵ. Trần Tử Ca rút lên lầu chống cự. Nghĩa quân dùng rơm và cây đậu phông khô có sẵn
trong dinh quận đem chất xung quanh rồi đốt lửa, vợ tên Trần Tử Ca bị chết cháy, tên Ca chạy
thoát ra ngoài bị một nông dân bắt được đem nộp cho nghĩa quân. “Y bị giết, cắt đầu bỏ vào
lồng đèn treo trước dinh quận để trả thù cho đồng bào và cảnh cáo những kẻ bán nước” [38, tr.
120].
Năm ấy, nhân dân vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu đón xuân vui mừng, làm những câu
ca dao lưu truyền:
“Mừng xuân có pháo có nêu,
Có đầu đốc phủ đem bêu cột đèn”.
[36, tr.10].
Bước đầu giành thắng lợi, nghĩa quân chia làm hai cánh kéo thẳng về Sài Gòn. Một cánh
đi vào nội thành, một cánh tiếp cận thành phố nhưng ở ngoài chờ hiệu lệnh tiếp ứng. Cánh thứ
nhất kéo đến Bình Hoà đụng quân Pháp, hai bên giao chiến, nghĩa quân bị thua, tan chay.
Cánh thứ hai được tin cũng tự giải tán.
Giặc Pháp tiến hành khủng bố, đàn áp nhưng không bắt được những người chỉ huy cuộc
khởi nghĩa là Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Hóa, nên chúng dùng thủ đoạn bắt gia đình hai
ông và nhiều dân thường để tra khảo. Vì thương dân nên hai ông tự ra nộp mình và bị giặc
Pháp hành hình ngày 30 tháng 3 năm 1885 tại chợ Hóc Môn (Bình Long). Trước cái chết anh
hùng của hai ông, đồng bào vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu không khiếp sợ mà càng căm
thù quân cướp nước và bọn bán nước.
Cuộc khởi nghĩa Mười Tám Thôn Vườn Trầu (8-2-1885) còn gọi là “Trận thập bát phù
viên” do ông Phan Văn Hớn đứng đầu đã trở thành cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang thời bấy
giờ. Ông mất đi, đồng bào vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu vô cùng kính trọng, biết ơn. Để
ghi nhớ công đức của ông đồng bào gọi tên ông là Phan Công Hớn và lập đền thờ ông ngay tại
làng Tân Thới Nhứt (Bà Điểm). Hàng cột mặt tiền đền thờ ông Phan Công Hớn, bốn cột gạch
mỗi cột chạm khắc một câu liễn, song song ghép thành hai đôi câu đối bằng Việt ngữ:
“Nhớ công đức tổ tiên gây dựng nước

22


Rạng cơ đồ con cháu đắp bồi sau”. “Vì nước hy sinh gan liệt sĩ
Thương nòi chiến tử nghĩa anh hùng”.
[53, tr. 86]
1.4.3. Hội kín Phan Xích Long
Từ sau cuộc khởi nghĩa của ông Phan Công Hớn, phong trào đấu tranh yêu nước của
nhân dân vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu tạm lắng. Đến đầu thế kỷ 20 có nhiều tổ chức hội
kín được thành lập, những hội này tập hợp nhân dân chống Pháp và hoạt động rất sôi nổi. Năm
1913, Nguyễn Hữu Trí và Phan Xích Long (Phan Phát Sanh, tương truyền là con của vua Hàm
Nghi) [32, tr.120] cùng đứng ra dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.
Hội kín Phan Xích Long lấy tên là “Thiên Địa Hội”, đây là một phong trào yêu nước của
nông dân Nam Bộ. Những người tham gia hội kín phần đông là nông dân ở nông thôn và một
số thợ thủ công, người buôn bán nhỏ ở thành phố.
Cuộc khởi nghĩa năm 1913:
Đêm 23 tháng 3 năm 1913, theo kế hoạch khởi nghĩa của Hội kín, nghĩa quân bí mật đặt
tám trái bom tự tạo tại một số nơi quan trọng trong thành phố Sài Gòn như Dinh Thống đốc,
Tòa án, Sở Thanh tra, Khám lớn Sài Gòn... nhưng trước giờ hành động bị địch phát hiện và
chúng cho tháo ngòi nổ đồng thời cho quân tăng cường tuần tra trong thành phố.
Nghĩa quân vùng ngoại thành Gò Vấp - Hóc Môn cùng các tỉnh lân cận đột nhập vào nội
thành mai phục và chờ nghe tiếng bom nổ thì tiến công đánh chiếm các cơ quan đầu não của
địch, nhưng chờ mãi không nghe tiếng bom nổ nên tự động rút lui. Kế hoạch khởi nghĩa
không thành, bị quân Pháp đàn áp, nghĩa quân tan rã. Trước đó hai ngày Phan Xích Long bị
Pháp bắt ở Phan Thiết và giải về giam ở Khám lớn Sài Gòn, những người lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa như Nguyễn Hiệp, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Màng, Nguyễn Ngọ và Trương Phước
chạy thoát.
Cuộc khởi nghĩa năm 1916:
Sau khi chạy thoát được, Nguyễn Hữu Trí tiếp tục hoạt động, bí mật tuyên truyền tổ
chức lại lực lượng. Đến đêm ngày 14 tháng 2 năm 1916 thì cuộc khởi nghĩa thứ hai lại bùng

nổ, nhiều nghĩa quân từ đồng bằng kéo lên thành phố đi bằng ghe, đậu dọc sông Cầu Ông
Lãnh cùng “đông đảo nghĩa quân từ các vùng Hóc Môn, Bà Điểm, Gò Vấp, Nhà Bè, Thủ Đức,
23


Rừng Sác, Cần Giuộc, Cần Đước ... kéo vào Sài Gòn có nhiệm vụ đánh dinh Thống đốc Nam
Kỳ, phá Khám lớn Sài Gòn để giải thoát cho Phan Xích Long và các tù nhânkhác”[l,tr.29].
Lực lượng nghĩa quân vùng Hóc Môn - Bà Điểm - Gò Vấp do ông Lê Văn Trung, Lê
Văn Ngọc và thầy Tám Hạp chỉ huy, tham gia đánh dinh Thống đốc, phá Khám lớn và kho
đạn Thành Ô Ma. Trên đường vào thành đã đụng độ với quân Pháp, nghĩa quân vì vũ khí thô
sơ nên không chống cự nổi với giặc, tan chạy, sáu người bị bắn chết, một số bị thương và
nhiều người bị bắt sống. Nhóm của Nguyễn Hữu Trí cũng không địch nổi quân địch, bị thua
nặng. Trong lúc giao chiến Nguyễn Hữu Trí cùng nhiều chiến sĩ khác đã hy sinh, “172 người
bị bắt đưa ra tòa. Ngày 22 tháng 2 năm 1917, Tòa án binh Pháp xử tử 38 người, đến ngày 16
tháng 3 năm 1917 chúng xử tử thêm 17 người nữa” [38,tr.l21].
Khởi nghĩa của Hội kín Phan Xích Long thất bại do có những hạn chế, về tổ chức thì
chưa vững mạnh, hành động thì thiếu sự phối hợp đồng bộ. Nhưng với mục tiêu là chống thực
dân Pháp xâm lược nên những cuộc khởi nghĩa đã thu hút được đông đảo nhân dân yêu nước
vùng Hóc Môn - Bà Điểm - Gò Vấp tham gia. Thất bại này cũng chấm dứt vai trò lãnh đạo
khởi nghĩa của giới văn thân nhân sĩ.
1.4.4. Phong trào Hội kín Nguyễn An Ninh (1922 -1928)
Nguyễn An Ninh sinh năm 1900, quê ở huyện Cần Giuộc, con cụ Nguyễn An Khương,
một nhà nho yêu nước có tiếng tăm vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu. Ong theo cha cùng gia
đình về ở làng Mỹ Hòa (nay là Trung Chánh - huyện Hóc Môn).
Năm 1918 ông sang Pháp du học, đỗ cử nhân luật và là người chịu ảnh hưởng tư tưởng
duy tân của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh. Năm 1922, Nguyễn An Ninh về nước, hoạt động chủ
yếu trên lĩnh vực báo chí và chính trị. Trên “trận tuyến công khai giữa Sài Gòn lúc bấy giờ,
ông chính là người đã “khơi dòng” báo chí đối lập tiến bộ dưới thời Pháp thuộc” [24,
tr.62,63], ông ra tờ báo “Chuông rè” (La Cloche Fêlée), viết sách và diễn thuyết với nội dung
tố cáo chế độ thực dân Pháp, vạch trần sự áp bức bóc lột của chúng; truyền bá tư tưởng yêu

nước và kích động tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trong nhân dân, nhất là
giới trí thức và thanh niên, đấu tranh đòi tự do dân chủ và độc lập dân tộc. Như vậy là “những
tư tưởng cách mạng của ông đã biểu lộ rõ ra” [53, tr. 212], Nguyễn An Ninh không những viết
báo rất hay mà còn có tài diễn thuyết hùng biện, mỗi lần ông đứng ra diễn thuyết là có đến
hàng ngàn người tham dự và nhiệt liệt ủng hộ. Người Việt thì rất khâm phục, còn thực dân
Pháp thì kiêng sợ, thù ghét.
24


Vùng Hóc Môn - Bà Điểm là một trong những địa bàn hoạt động chính của Hội kín
Nguyễn An Ninh lúc này. Khi về vùng đất Bà Điểm, “Nguyễn An Ninh tìm gặp các ông Lê
Văn Hậu (Tư Hậu), Phan Văn Đối (Mười Đối), Sáu Nhanh, Hà Văn Ngang, Hà Văn Phố,
Nguyễn Thị Giả. Tại Hóc Môn gặp các ông Cao Đức Luốt, Trần Văn Chiêu, Nguyễn Thị
Mừng, Phan Văn Cơ, Đỗ Văn Tửng, Lê Văn Phèn. Vùng chợ Cầu - Thuận Kiều (nay là quận
12) gặp các ông Lưu Minh Châu (Giáo Châu), Võ Thành Mong, Nguyễn Văn Trò” [ 1 , tr. 33].
Đây là những người yêu nước và các hội viên của tổ chức Thiên Địa hội, để từ đó gây dựng và
phát triển tổ chức Hội kín.
Hội kín Nguyễn An Ninh phát triển rất mạnh ở các quận, huyện xung quanh thành phố
như Hóc Môn, Bà Điểm, Củ Chi, Đức Hòa, Bình Chánh, Gò Vấp và một số tỉnh Nam Kỳ,
khắp nơi đều biết tiếng và đều có tổ chức cơ sở của Hội kín hoạt động. Tại các vùng nông
thôn, thanh niên xem Nguyễn An Ninh như thần tượng của mình.
Năm 1929, Nguyễn An Ninh bị bắt, đưa ra tòa và bị kết án 18 tháng tù. Trong lúc bị
giam ở Khám lớn Sài Gòn, được ông Nguyễn Đình Kiên tuyên truyền nên Nguyễn An Ninh
đã giác ngộ và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, sau đó qua vai trò trung gian của người vợ, ông
đã giới thiệu và đồng ý bàn giao các cơ sở hội kín của ông cho Tân Việt cách mạng đảng (tiền
thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn). Trong suốt quá trình hoạt động chính trị, Nguyễn
An Ninh đã bị thực dân Pháp theo dõi bắt bớ, giam cầm tất cả năm lần. Ông mất ở trong tù vào
năm 1943.
Phong trào Hội kín Nguyễn An Ninh đã có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước
của vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu, Hóc Môn - Bà Điểm trong những năm trước khi Đảng

Cộng sản được thành lập. Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng qua các phong trào yêu nước
này, nó đã động viên giáo dục quần chúng nhất là nông dân về tinh thẩn yêu nước cách mạng,
lòng căm thù bọn đế quốc xâm lược, rèn luyện ý chí quyết tâm giành độc lập tự do.
Những hội viên tích cực của Hội kín Nguyễn An Ninh dần dần được biết đến và sau này
phần lớn trở thành những người lãnh đạo đầu tiên của các tổ chức cộng sản tại địa phương như
Lưu Minh Châu (tức Giáo Châu) ở Thuận Kiều; Lê Văn Phận ở Quán Tre; Hồ Văn Long
(Giáo Long) ở Bà Hom; Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân ở Đức Hòa; Phan Văn Đối ở Bà Điểm;
Võ Văn Thặng, Phan Văn Cơ ở Hóc Môn; Vùng Mười Tám Thôn Vườn Trầu là mảnh đất tốt
để chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào và gieo những hạt giống đầu tiên của các tổ chức cộng
sản.
25


×