Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

phong trào đấu tranh của công nhân sài gòn (1954 – 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Huyền

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA
CÔNG NHÂN SÀI GÒN
(1954 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Huyền

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA
CÔNG NHÂN SÀI GÒN
(1954 – 1975)

Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số

: 66 22 02 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
trích dẫn trong đề tài là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá
nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lịch
sử.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, TS. Nguyễn Đức Hòa đã dành
nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, sửa chữa, động viên… giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ của Trung tâm lưu trữ Quốc
gia II, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện
trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh… đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ vật chất cũng như
tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 9
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 10
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN –
CHỢ LỚN TRƯỚC 1954 ......................................................................................... 12
1.1. Tình hình kinh tế xã hội ............................................................................................ 12
1.1.1. Tình hình kinh tế ...................................................................................................12
1.1.2. Tình hình xã hội ....................................................................................................13
1.2. Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn và một số phong trào đấu tranh ............ 14
1.2.1. Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn ...............................................................14
1.2.2. Một số phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1954
.........................................................................................................................................17

1.3. Một số đặc điểm của phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước 1954 ...... 28

CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN
TRONG NHỮNG NĂM 1954-1968 ......................................................................... 30
2.1. Tình hình Sài Gòn trong những năm 1954-1968 .................................................... 30
2.1.1. Tình hình chính trị ................................................................................................30
2.1.2. Tình hình kinh tế và xã hội ...................................................................................31
2.2. Tình hình công nhân Sài Gòn trong những năm 1954-1968 ................................. 34
2.2.1. Sự phát triển của đội ngũ công nhân.....................................................................34
2.2.2. Đời sống của công nhân ........................................................................................36
2.2.3. Âm mưu và biện pháp của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với phong
trào công nhân Sài Gòn ...................................................................................................38
2.3. Các phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Gia Định (1954-1968)........ 43
2.3.1. Đấu tranh vì hòa bình, chống chiến tranh xâm lược .............................................44
2.3.2. Đấu tranh vì quyền lợi kinh tế ..............................................................................48
2.3.3. Đấu tranh vì quyền lợi dân chủ, tự do nghiệp đoàn ..............................................75
3


2.4. Một số đặc điểm của phong trào công nhân Sài Gòn ............................................. 77

CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI GÒN
TRONG NHỮNG NĂM 1968-1975 ......................................................................... 81
3.1. Tình hình Sài Gòn trong những năm 1968-1975 .................................................... 81
3.1.1. Tình hình chính trị ................................................................................................81
3.1.2. Tình hình kinh tế và xã hội ...................................................................................81
3.2. Tình hình công nhân Sài Gòn trong những năm 1968-1975 ................................. 84
3.2.1. Sự biến đổi và phát triển của đội ngũ công nhân ..................................................84
3.2.2. Đời sống của công nhân ........................................................................................86
3.2.3. Biện pháp của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với phong trào công

nhân Sài Gòn ...................................................................................................................87
3.3. Các phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn 1968-1975 .............................. 89
3.3.1. Đấu tranh vì dân sinh dân chủ ..............................................................................89
3.3.2. Đấu tranh chống Mỹ và chiến tranh xâm lược ...................................................108
3.3.3. Đóng góp của phong trào công nhân trong Tổng tấn công nổi dậy 1975...........113
3.4. Một vài đặc điểm phong trào công nhân Sài Gòn 1968-1975 .............................. 115

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 122
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 133

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân (GCCN) đã thể hiện được vai trò tiên
phong trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công
nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam phải xây dựng đội ngũ
giai cấp công nhân vững mạnh, có lập trường cách mạng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập với các nền kinh tế thế giới. Cùng với các giai cấp, giai
tầng xã hội khác trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, GCCN đã có đóng góp to lớn vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,
phát triển lý luận về GCCN là vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng
cao bồi dưỡng trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tính dân tộc cho công nhân, đồng thời tăng
cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội
khác trong xây dựng GCCN. Trong đó, việc xem xét, tham khảo những thành tựu, hạn chế

trong chủ trương chính sách của Đảng đối với công nhân lao động là thực sự cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, để làm sao chúng ta phát huy được mọi tiềm năng thế mạnh
của giai cấp công nhân, hướng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sài Gòn là đô thị lớn nhất miền Nam, là trung tâm chính trị của chế độ Việt Nam
Cộng hòa, có các cơ quan đầu não, đồng thời là hậu cứ an toàn của Mỹ và chính quyền Sài
Gòn. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã sử dụng mọi âm mưu và thủ đoạn, từ dụ dỗ lừa mị,
phân hóa, cô lập, đến đàn áp tàn bạo hòng dập tắt các cuộc đấu tranh của công nhân Sài
Gòn, nhưng những phong trào đấu tranh đó vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến tận
toàn thắng năm 1975. Đứng trước tuyến đầu của phong trào đô thị, công nhân Sài Gòn dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã nối tiếp truyền thống của dân tộc, thể hiện vai trò tiên phong cách
mạng cùng các giới đồng bào góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ công
nhân miền Nam nói chung và công nhân Sài Gòn nói riêng luôn đi theo Đảng và là lực
lượng tiên phong trong các phong trào yêu nước. Xem xét một cách tổng quát phong trào
5


đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong giai đoạn 1954-1975 là rất quan trọng và cần thiết để
tìm hiểu mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau giữa các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân
dân trong các phong trào đấu tranh yêu nước.
Tìm hiểu lịch sử đấu tranh của công nhân Sài Gòn từ 1954 đến 1975 để rút ra những
đặc điểm cũng như vị trí vai trò trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất
cho thế hệ trẻ. Đó là những lý do khiến tôi chọn đề tài “Phong trào đấu tranh của công
nhân Sài Gòn (1954-1975)” làm đề tài luận văn cao học của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan tác động chi phối đến
phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong giai đoạn từ 1954 đến 1975.
Luận văn bước đầu rút ra đặc điểm, vị trí, vai trò cũng như tác động ảnh hưởng của

phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Sài Gòn.
Nghiên cứu về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn sẽ góp phần cung cấp
thêm những tư liệu mới bổ sung vào việc nghiên cứu phong trào công nhân Sài Gòn, tìm
hiểu thêm về nội dung, đặc điểm tính chất đường lối, qua đó nhận thức đầy đủ hơn về lịch
sử cận – hiện đại Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và tác phẩm tổng kết về lịch sử
đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung cũng như công nhân Sài Gòn nói
riêng. Trong đó có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu đã công bố liên quan
đến đề tài:
Viết về phong trào công nhân có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu như: Một vài vấn đề
về Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam của GS Hoàng Quốc Việt, NXB Lao động, 1960;
Các tác công trình nghiên cứu của GS. Trần Văn Giàu như: Giai cấp công nhân Việt Nam:
sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp tự mình đến giai đoạn cho mình, NXB Sự
thật, Hà Nội 1961; Giai cấp công nhân Việt Nam: từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách
mạng thành công tập 1: 1930-1935 và tập 2: 1936-1939, NXB Sử học, 1962; Giai cấp công
nhân Việt Nam: từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công tập 3: 1939-1945,
NXB Sử học, 1963…
Ngoài ra còn có một số công trình viết về mảng đề tài giai cấp công nhân Việt Nam,
có liên quan tới cuộc các mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam như: Ngô Văn Hòa,
6


Dương Kinh Quốc (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập
Đảng, NXB Khoa học xã hội; Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
1939-1936, NXB Khoa học xã hội; Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ 1936-1939, NXB Khoa học xã hội; Nguyễn Hữu Hợp, Phạm Quang Toàn (1987),
Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954, NXB Khoa học xã hội; Nguyễn Công
Bình (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, NXB Lao động; Vũ

Nguyên Ngọc (1959), Công nhân Nam Bộ trong khói lửa, NXB Lao động; Đinh Xuân Thu
(2009), Giai cấp công nhân Việt Nam trong chiến tranh giải phóng đất nước (1945-1975,
NXB Lao động; ….
Viết về phong trào công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước có các tác phẩm như:
Tác phẩm đồ sộ gồm 5 tập viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền
Nam Việt Nam của Giáo sư Trần Văn Giàu có tên Miền Nam giữ vững thành đồng (19641978). Đây là một công trình nghiên cứu công phu phác họa và phản ánh trung thực về tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội ở miền Nam trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
Các tác phẩm của Lê Duẩn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ
nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”(1970), “Thư vào Nam” 1985 đề cập
đường lối, chủ trương của Đảng đối với các phong trào đấu tranh yêu nước, trong đó có
phong trào công nhân.
Tác phẩm Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 - 1975) của Cao Văn Lượng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977 đã cung cấp
cho người đọc các tư liệu về sự phát triển đội ngũ công nhân cũng như phong trào đấu tranh
của công nhân miền Nam Việt Nam từ 1954 – 1975.
Phong trào công nhân miền Nam: giới thiệu cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm của
giai cấp công nhân miền Nam từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1961, NXB Sự thật, 1961 của
Võ Nguyên giúp người đọc hiểu được sự trưởng thành của giai cấp công nhân miền Nam và
vị trí của phong trào công nhân trong các phong trào yêu nước. Cuốn sách đã giới thiệu
những nét sơ lược về phong trào công nhân miền Nam trong 7 năm (7-1954 – 7-1961).
Phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn miền Nam Việt Nam (19541975) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nêu lên truyền thống anh dũng của giai
cấp công nhân miền Nam vì dân sinh dân chủ và chống chiến tranh xâm lược.
7


Cuốn sách Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân (1988) của tác giả Lê Thị
Quý NXB TP Hồ Chí Minh trình bày về âm mưu và thủ đoạn của Mỹ ngụy trong việc tổ
chức và sử dụng nghiệp đoàn, và nhận thức rõ về tính thống nhất giai cấp của công nhân Sài

Gòn qua phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn chống lại âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ngụy. Đây là một trong những công trình nghiên cứu về phong trào công nhân Sài Gòn và
miền Nam dưới thời Mỹ - ngụy mà tác giả đã sưu tầm được nhiều tư liệu có giá trị.
Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Ban chấp
hành Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Lao động, 1993 đã dựng lại bức
tranh của giai cấp công nhân thành phố trước kia trong kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và quá trình phát triển của đội ngũ công nhân ở Sài Gòn.
Các luận văn tốt nghiệp của Học viện Quốc gia Hành chính trước 1975: Nguyễn
Khắc Duyên (1969), Hậu quả của đình công; Vũ Công Hùng (1969), Chính sách lao động
của chính quyền; Thái Bình Dân (1972), Vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam Cộng hòa (từ thập
niên 60); Nguyễn Mạnh Hùng (1969), Hiện tình nghiệp đoàn công nhân tại Việt Nam; Phạm
Thị Vân (1973), Kỹ nghệ dệt trong nền kinh tế Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Nhung (1972),
Thỏa ước xí nghiệp điện lực Việt Nam,… đã cung cấp thêm những tư liệu quý về tình hình
kinh tế, chính sách của chính quyền Việt Nam cộng hòa đối với phong trào công nhân Sài
Gòn.
Ngoài ra còn có thể kể tới nhiều tác phẩm sử học khác viết về Sài Gòn – Thành phố
Hồ Chí Minh có đề cập đến phong trào công nhân như: Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh tập 1: lịch sử, NXB TP Hồ Chí Minh 1987; Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam TP HCM tập 1: 1930-1954 và tập 2: 1954-1975, NXB TP Hồ Chí Minh 1994, Lịch sử
Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kháng chiến, NXB TP Hồ Chí Minh 1994… Đây là những
công trình có quy mô lớn phản ánh bao quát các hoạt động đấu tranh chính trị, vũ trang…
của mọi tầng lớp nhân dân thành phố dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, trong các công
trình này, phong trào đấu tranh của công nhân chỉ được đề cập sơ lược qua việc điểm một số
sự kiện tiêu biểu.
Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển 1698-1998 của Đoàn
Thanh Hương, Hồ Hữu Nhựt khái quát về lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh cũng
như phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Tất cả những công trình và những bài viết của các tác giả đi trước đã phản ánh nhiều
mặt gián tiếp hay trực tiếp đề cập tới phong trào công nhân Sài Gòn từ 1954 đến 1975. Dù
8



vậy cho đến nay vẫn còn thiếu những công trình dưới góc độ sử học nghiên cứu một cách
chuyên sâu, toàn diện về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn thời kỳ chống Mỹ. Do
vậy, việc đi sâu tìm hiểu về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn (1954-1975) sẽ có
những ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Việc nghiên cứu các công trình của các tác giả đi
trước là quan trọng và cần thiết khi giải quyết các vấn đề khoa học. Trong quá trình thực
hiện đề tài, chúng tôi đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc thành tựu của các công trình nghiên
cứu trước đây có liên quan đến đề tài phong trào công nhân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào đấu tranh của công nhân ở Sài Gòn
thời kỳ chống Mỹ. Luận văn nghiên cứu, làm rõ một số nội dung cơ bản của phong trào đấu
tranh của công nhân Sài Gòn như quá trình hình thành đội ngũ công nhân, phong trào đấu
tranh của công nhân Sài Gòn qua từng thời kỳ tương ứng với các chiến lược chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ. Các nội dung này sẽ được nghiên cứu trình bày theo trình tự lịch
sử, trong từng mặt của nội dung luận văn sẽ cố gắng rút ra được những vấn đề cốt yếu, liên
quan đến bối cảnh lịch sử đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi thời gian nghiên cứu trong đề tài được giới hạn là từ năm 1954 đến 1975, từ
sau Hiệp định Genève cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền
Nam.
Không gian nghiên cứu của đề tài là nội đô (Đô thành Sài Gòn) và tỉnh Gia Định theo
cơ cấu hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1955-1975, tương
ứng với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đây là một đô thị lớn nhất miền Nam lúc
bấy giờ và là trung tâm quyền lực của chính quyền Sài Gòn, là địa bàn ghi dấu thắng lợi có
ý nghĩa quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để có thể thấy rõ bối cảnh
truyền thống đấu tranh của công nhân Sài Gòn, luận văn giành một chương ngắn trình bày
về đội ngũ và phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước 1954.


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ và nguồn
tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và sử học.
9


Nguồn tài liệu gốc của luận văn được khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II,
gồm các tài liệu của chính quyền Sài Gòn có liên quan đến các phong trào đấu tranh của
công nhân, nghiệp đoàn đấu tranh chống lại chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn từ 1954
đến 1975.
Nguồn tài liệu là kết quả của các công trình nghiên cứu bao gồm: sách, báo, tạp chí,
các luận văn tốt nghiệp của Học viện Quốc gia hành chính hiện có tại Thư viện Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến các phong trào đấu tranh cách mạng ở Sài Gòn
giai đoạn 1954-1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, và các phương pháp nghiên cứu liên ngành như thống kê, tổng hợp.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh trong việc trình bày những nguyên nhân, diễn biến cũng như vị
trí vai trò của phong trào đấu tranh của công nhân thành phố Sài Gòn từ 1954 đến 1975.

5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hệ thống tư liệu, tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu, luận
văn trình bày một cách có hệ thống phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Luận văn có những đóng góp khiêm tốn như sau:
Thứ nhất, luận văn góp phần phục dựng lại một cách chân thực và khách quan phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân Sài Gòn trong giai đoạn 1954-1975.
Thứ hai, luận văn bước đầu đã rút ra những đặc điểm, vị trí, vai trò phong trào đấu
tranh của công nhân Sài Gòn trong các phong trào yêu nước ở miền Nam Việt Nam trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thứ ba, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu về
phong trào công nhân đấu tranh yêu nước ở Sài Gòn trong giai đoạn 1954-1975.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương nội dung chính
gồm:
Chương 1. Phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1954
Chương 2. Phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong những năm 1954-1968
Chương 3. Phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn trong những năm 1968-1975
10


11


CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN SÀI
GÒN – CHỢ LỚN TRƯỚC 1954
1.1. Tình hình kinh tế xã hội
1.1.1. Tình hình kinh tế
Vùng đất Sài Gòn, trung tâm quần cư sầm uất là kết quả của công cuộc mở rộng bờ
cõi 300 năm lịch sử của cha ông ta. Vùng đất mới này đã từng mang nhiều tên gọi khác
nhau qua các thời kỳ lịch sử: Bến Nghé, Phiên Trấn Dinh, Tân Bình huyện, Gia Định thành,
Gia Định kinh, Phiên An Thành, Sài Gòn… và ngày nay là thành phố Hồ Chí Minh.
Từ những năm đầu thế kỷ XVII, từ miền đất hoang vu, Sài Gòn dần có bến sông, phố
chợ, sở thu thuế, trung tâm giao dịch quốc tế, một đồn lũy chiến lược rồi trở thành một trung
tâm hành chính cho cả vùng đất mới. Năm 1698 một bộ máy hành chính được thiết lập tại
đất Gia Định, lưu dân đã đến đây khai hoang lập ấp ngày một đông, Sài Gòn trở thành nơi
đô hội và là trung tâm chính trị, văn hóa của cả vùng đất phía Nam. Dưới triều Nguyễn, Sài
Gòn vẫn tiếp tục phát triển, thương mại và giao thông tiếp tục được mở rộng, dân cư ngày

một đông đúc. Các ngành nghề thủ công tuy có những bước phát triển nhất định, do chính
sách lạc hậu của triều Nguyễn chưa có điều kiện chuyển thành những ngành công nghiệp tư
bản chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam một nước nông nghiệp lạc hậu, tự túc, tự cấp.
Tháng 2-1861, quân viễn chinh Pháp đặt ách thống trị của chúng ở Gia Định. Năm
1897, Pôn Du-me chính thức nhậm chức toàn quyền Đông Dương, thực hiện chương trình
khai thác thuộc địa trên quy mô lớn cũng từ đó giai cấp công nhân nước ta nhanh chóng
hình thành và phát triển. Riêng tại Nam Kỳ, bên cạnh công cuộc khai thác đồn điền cao su
miền Đông, các ngành công nghiệp thương mại và giao thông vận tải cũng phát triển mạnh,
chủ yếu là Sài Gòn – Chợ Lớn. Để phục vụ công cuộc cai trị trước mắt và sinh hoạt của giới
viên chức thực dân Pháp đã cho xây dựng những nhà máy công nghiệp như xưởng Ba Son,
cảng, nhà máy đèn, nhà máy bia, bưu điện Sài Gòn, nhà máy kéo sợi… Rồi người Pháp,
người Hoa kiều mở nhà máy xay lúa, lò đường công nghiệp, lò gạch… Về giao thông Pháp
huy động đào kinh chợ Gạo và thành lập công ty đường sông Nam Kỳ (1881). Pháp cho mở
đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho dài 71 km, làm đường xe điện từ Sài Gòn – Chợ Lớn, Sài Gòn
– Gò Vấp, thành lập công ty điện Đông Dương (1890)... Về xuất cảng, hướng chính khai
thác của Pháp vẫn là xuất cảng gạo và nông sản ở Nam Kỳ…

12


Các cơ sở công nghiệp các nhà máy mới được thành lập trong các ngành công nghiệp
như: đường, đồ uống, thuốc lá, xay xát, xà bông, công ty nước và điện Đông Dương. Năm
1951 tại Sài Gòn – Chợ Lớn có 21.909 cơ sở kinh doanh có thẻ môn bài. Từ năm 1954 đến
1955 ở Chợ Lớn có 70% cơ sở kinh doanh của người Hoa. Năm 1954 có 32057 xí nghiệp
của người Việt và 11.084 xí nghiệp của người Hoa (xí nghiệp người Việt có vốn của người
Hoa đến 70%).
Đến năm 1954, thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn ở mức cá nhân gia
đình. Thường tiểu chủ sử dụng vài ba chục công nhân sản xuất theo sự phân phối hoặc đem
hàng về nhà làm. Nghề thủ công phát triển khá mạnh ở thành phố: sơn mài, khảm xà cừ,
kim hoàn, điêu khắc, sản xuất đường đen, đường phèn, đường phổi, đan, thêu, dệt, da, may

mặc. Trong giai đoạn này nhiều thợ thủ công tham gia kháng chiến nhiều cơ sở phải đóng
cửa. Mặt khác, do tình hình chiến tranh cho nên hàng thủ công khó tiêu thụ.
Thương mại – xuất khẩu ở Sài Gòn dừng lại ở mức buôn bán nhỏ, làm kinh tế gia
đình, thành phố bán cho các địa phương, chủ yếu là các sản phẩm công nghệ, thuộc trị bệnh.
Hàng hóa từ các nơi về thường là rau, quả, gà, vịt, các loại nông sản thực phẩm.
Người Pháp chiếm độc quyền về công kỹ nghệ và xuất nhập khẩu hàng hóa. Năm
1954, có 1754 tàu thủy công cộng Sài Gòn chuyên chở 203.600 tấn hàng hóa.
Dù Pháp vẫn duy trì nền kinh tế mất cân đối, không có công nghiệp nặng nhưng qua
các cuộc khai thác thuộc địa đã làm tạo nên những biến đổi xã hội, tạo điều kiện hình thành
và phát triển các giai cấp mới trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
1.1.2. Tình hình xã hội
Sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định vào năm 1698 có ý nghĩa quan trọng
như là sự mở đầu cho một quá trình hình thành cơ cấu kinh tế xã hội của người Việt trên
vùng đất mới.
Trong quá trình mở mang bờ cõi và phát triển kinh tế xã hội, Sài Gòn đã trở thành
trung tâm kinh tế chính trị văn hóa ở vùng đất mới phía nam của các chúa Nguyễn, cơ cấu
giai tầng xã hội ở Sài Gòn có hai giai cấp cơ bản là phong kiến và nông dân, đồng thời có
nhiều tầng lớp xã hội khác. Tuy nhiên trong thời kỳ lịch sử khác nhau mỗi giai cấp, mỗi
tầng lớp đều có những biến đổi mang tính chất đột biến, trong đó có những bộ phận mà sự
biến đổi mang tính chất đột biến của nó đã ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất
đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, giai cấp phong kiến tạo ra vai trò trung
tâm chính trị của Sài Gòn, tầng lớp nho sĩ – trí thức đã tạo ra vai trò trung tâm văn hóa, tầng
13


lớp thương nhân (mà chủ yếu là người Hoa) đã tạo ra vai trò trung tâm thương mại, kinh tế
của Sài Gòn ở phía Nam đất nước.
Vào giữa thế kỷ XIX, ở Sài Gòn đã hình thành gần như đầy đủ các tầng lớp xã hội
của một đô thị lớn. Sự xâm nhập của nền kinh tế hàng hóa Pháp cũng tạo điều kiện phát
triển thêm nhiều ngành thủ công và nhiều tầng lớp thương mại như thợ thủ công, tiểu

thương, tiểu chủ… Văn hóa tư sản Pháp thâm nhập vào xã hội Sài Gòn đã bước đầu phá vỡ
những lối sống, những phong tục tập quán cổ truyền của nhân dân ta. Mức độ đô thị hóa
nhanh chưa từng có ở Việt Nam, đó là một hiện tượng độc đáo của thành phố Sài Gòn –
Chợ Lớn. Sự gia tăng dân số thành phố Sài Gòn được ghi nhận: khoảng 248.000 người (năm
1913) lên 347.000 người (1926), lên 540.000 người (1938) vượt quá dự kiến đồ án phát
triển thành phố Sài Gòn của Pháp (đồ án COFFYN). Chỉ trong 10 năm, dân số Sài Gòn –
Chợ Lớn đã tăng gấp 3 lần. Năm 1943: 498.100 người chiếm 9% dân số Nam Kỳ, 1953:
1.614.200 người chiếm 27% dân số Nam Kỳ trong 10 năm đó dân số của cả Nam Kỳ cũng
chỉ tăng lên 426.700 người (1943: 5.577.800 người, 1953: 6.004.500 người) [146, 21].
Về thành phần dân cư, thời điểm năm 1953, ngoài người Việt chiếm 73% dân số, tại khu
vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định còn có 443.114 người Hoa, chiếm gần nửa người gốc
Hoa tại miền Nam, cư ngụ chủ yếu tại thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn [146, 22], người di cư
từ châu Âu đến (18.339 người) phần lớn cư ngụ tại thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn và tỉnh lỵ
Gia Định [146, 22]. Ngoài ra còn có khoảng 10.000 người thuộc các dân tộc Khmer Nam
Bộ, Lào, Chăm, Stiêng và một số dân tộc thiểu số khác. Nhìn chung các cộng đồng dân cư
này cư ngụ đan xen, sống hòa đồng, cởi mở không phân biệt nguồn gốc.

1.2. Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn và một số phong trào đấu tranh
1.2.1. Đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn
Từ đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô
lớn, giai cấp tư sản Pháp đầu tư mạnh vào các ngành công thương nghiệp, tạo ra sự nhảy vọt
cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân Sài Gòn.
Năm 1900, ở Sài Gòn có 2.000 công nhân làm việc khá tập trung của xưởng Ba Son
và 2.000 công nhân làm việc ở các cơ sở khai thác thuộc địa của Pháp.
Theo tài liệu cũ của Pháp về dân số, năm 1928 Sài Gòn có 125.000 người, Chợ Lớn
có 192.000 người, tổng cộng là 317.000 người thì số lượng công nhân chiếm tỷ lệ khoảng
7%, tức là trên 25.000 người. Đó là một tỷ lệ khá cao lúc bấy giờ so với các thành thị khác
14



[5, 23]. Sự phát triển và trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ công nhân Sài Gòn – Chợ
Lớn đã làm cho thực dân Pháp lo sợ. Báo cáo của Thống đốc La-mốt (Lamothe) gởi cho
Toàn quyền Đu-me (Paul Doumer) năm 1902 đã ghi: “Sự phát triển của những đô thị như
Sài Gòn, Chợ Lớn làm nảy sinh ra một thứ vô sản thành thị và ngoại ô, thái độ và hành động
của đám vô sản này làm cho số người Âu và những giai cấp giàu có người bản xứ đều lo sợ
một cách nghiêm trọng và có lý” [5, 23].
Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn phần đông xuất thân từ nông dân và dân nghèo thành
thị đi làm lao dịch. Từ lớp này đến lớp khác bị bóc lột nặng nề. Từ những năm 90 của thế kỷ
XIX trở đi, nhu cầu công nhân ngày càng lớn, chúng buộc dân nội đinh (trai tráng từ 18 đến
50) phải đi lao dịch một số ngày, còn lại thì phải chuộc bằng tiền mà chúng nói là để thuê
mướn nhân công. Ngoài lao dịch không công, dân nội đinh còn phải đóng thuế thân hàng
năm bắt đầu từ năm 1902. Công nhân bị bóc lột bằng phương thức tư bản chủ nghĩa và bóc
lột phong kiến với đồng lương rẻ mạt, không có bảo hiểm xã hội, cuộc sống rất cơ cực.
Công nhân trong hai thập kỷ của nửa đầu thế kỷ 20 đã từng bước hình thành và ngày càng
trở thành một lực lượng xã hội quan trọng, một lực lượng chính trị độc lập trong khi giai cấp
tư sản Việt Nam chỉ là những phần tử đơn lẻ, chưa hình thành giai cấp rõ ràng. Phong trào
công nhân giai đoạn này đã có thêm những điều kiện mới. Về số lượng, đội ngũ công nhân
được bổ sung thêm hơn 12 vạn người. Về chất lượng, sau chiến tranh nhiều thủy thủ, lính
thợ được hồi hương; trong hành trang nghèo khó của mình mang về nước có cả những hiểu
biết mới, tư tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai cấp công
nhân châu Âu. Trong khi đó, cuộc sống của họ càng trở nên cùng quẫn. Những điều kiện đó
đã thôi thúc họ đứng dậy đấu tranh.
“Phong trào công nhân là một hiện tượng lịch sử, chủ yếu là một thái độ lịch sử của
giai cấp công nhân công nghiệp, mà công nhân công nghiệp chỉ tồn tại và phát triển dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa, khi công nghiệp đã phát triển tới chừng mực tối thiểu nào và tập
trung được một số công nhân tối thiểu nào, và trong phong trào đó, giai cấp công nhân biểu
lộ ra một sự hoạt động, một sức đấu tranh để cải thiện điều kiện sinh hoạt của mình, do cuộc
đấu tranh kinh tế này mà công nhân tuần tự biểu lộ ra được khả năng tự tổ chức thành đoàn
thể giai cấp của mình để rồi tham gia hay chủ động những cuộc đấu tranh chính trị, đóng
một vai trò tích cực trong việc cải biến chế độ xã hội và chính trị” [42, 39].

Cùng với phong trào đấu tranh yêu nước của nông dân, trí thức, phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân thành phố Sài Gòn đã diễn ra sôi động. Từ những hình thức lãn
15


công, bỏ việc, làm đơn tố cáo, phá hoại máy móc, vật tư tiến lên những hình thức đình công,
bãi công tập thể. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ba Son, cuộc đấu tranh
của học sinh trường Bá Nghệ năm 1912, cuộc đình công của 40.000 lao động đào kinh Đô
(Chợ Lớn). Ngày 8-3-1920, công nhân và thủy thủ 5 chiếc tàu đậu ở bến Sài Gòn bãi công
đòi phụ cấp đắt đỏ nêu cao khẩu hiệu: “Vạn tuế tổng công hội”, “Vạn tuế sự giải phóng
người lao động bởi tay người lao động”. Tháng 11-1922, cũng tại Chợ Lớn đã diễn ra cuộc
bãi công của 600 thợ nhuộm. Nét mới ở cuộc đấu tranh này là sự tập hợp đông đảo thợ
nhuộm của nhiều cơ sở nhuộm trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn –
Chợ Lớn và kêu gọi giai cấp cần lao hãy ghi nhớ lấy dấu hiệu đấu tranh của thời đại. Những
cuộc đấu tranh yêu nước của giai cấp công nhân và nhân dân Sài Gòn tuy còn mang yếu tố
tự phát và chưa đi đến thắng lợi sau cùng, nhưng đó là mảnh đất thuận lợi để chủ nghĩa
Mác-Lênin nảy nở sau này.
Năm 1920, Tôn Đức Thắng bí mật thành lập Công hội với mục đích đấu tranh bảo vệ
quyền lợi của công nhân, tổ chức tương trợ cứu giúp anh em công nhân, tổ chức tương trợ
cứu giúp anh em công nhân khi gặp khó khăn. Tổ chức công hội đã có cơ sở ở Nhà đèn Sài
Gòn, Chợ Quán, xí nghiệp Ba Son, F.A.C.I… Từ 1920 đến 1925, Công hội đã có 300 hội
viên và tổ chức thắng lợi cuộc đấu tranh của 1.000 công nhân Ba Son vào tháng 8-1925.
Mục đích cuộc bãi công của công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê
(Michelet) mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.
Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công nổ ra với yêu sách "tăng 20% lương, đưa số thợ bị đuổi trở
lại làm việc và giữ lệ nghỉ 30 phút vào ngày lãnh lương". Để đảm bảo thắng lợi, ban lãnh
đạo Công hội đã vận động công nhân, viên chức trong thành phố ủng hộ vật chất và tinh
thần cho công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công đã giành được thắng lợi.
Ngày 12-8 công nhân trở lại làm việc, nhưng tiếp lục lãn công làm chậm việc sửa chữa tàu

Misơlê đến tháng 11-1925 mới xong. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo.
Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể
hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Cuộc bãi công Ba Son vạch một
mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi
vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Tháng giêng 1926, công nhân Sở bưu điện Sài Gòn bãi công; ngày 2-4, công nhân xe
lửa Sài Gòn bãi công làm tê liệt ngành hỏa xa; ngày 5-5, công nhân Ba Son bãi công; ngày
16


28-9, toàn thể công nhân nhà máy đèn Vĩnh Long bãi công chống tăng giờ làm… Năm
1927, phong trào công nhân tiếp tục dâng cao, nhất là tại các đồn điền. Năm 1928, ngày 192, công nhân hãng La-ruy ở Sài Gòn bãi công; ngày 23-2, công nhân các nhà máy xay gạo ở
Chợ Lớn bãi công; … Năm 1929, từ tháng 4 đến cuối năm, ở Nam Bộ có 12 cuộc bãi công
lớn, ngày 4-6, công nhân hãng Sác-ne bãi công…
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Tháng 3-1930, Đảng bộ
Đảng Cộng sản tại Sài Gòn và hai tỉnh Gia Định, Chợ Lớn được thành lập. Từ đây nhân dân
thành phố có được một đảng bộ vững mạnh, được Trung ương và xứ ủy trực tiếp chỉ đạo,
mở ra một trang sử mới trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do.
Thực tiễn cách mạng thời kỳ 1919-1929 chứng minh rằng đội ngũ công nhân Sài Gòn
– Chợ Lớn là một bộ phận năng động tích cực, sớm có những nét tiêu biểu của giai cấp công
nhân Việt Nam. Công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn đã đi từ tình cảm yêu nước đến ý thức giai
cấp, giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
1.2.2. Một số phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm
1954
Ngay sau khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động cao trào cách mạng
1930-1931, các tổ chức công hội cũng được thành lập ở các ngành xây dựng, rượu, nhà đèn
Chợ Rẫy, trạm vô tuyến điện Phú Lâm, hãng Faci… Tháng 4-1930, đại biểu công hội của
các ngành đã họp và thành lập Tổng công hội Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Tổng công
hội, công nhân Sài Gòn tích cực tham gia kỷ niệm ngày lễ Quốc tế lao động 1-5-1930.
Trong năm 1930, có đến 98 cuộc bãi công. Bằng làn sóng mít tinh, biểu tình lớn ở khắp nơi,

phong trào đấu tranh của công nhân vẫn duy trì ở mức độ cao. Các cuộc đấu tranh rầm rộ
dưới các khẩu hiệu: Phản đối đánh đập, cúp lương – ngày làm 8 giờ - công nông binh liên
hợp lại – vô sản giai cấp toàn thế giới liên hợp lại – nổ ra… Nổi bật nhất là các cuộc bãi
công của công nhân hãng dầu Xô-cô-ny Nhà Bè (1-2-1930), của công nhân làm đường ở
đường Cantinat và Espagne 14-4-1930, của 300 công nhân xe lửa Dĩ An và của 600 công
nhân hãng dầu Nhà Bè 16-3, công nhân Ba Son 21-4-1930; nhà máy đèn Chợ Lớn… Cuộc
bãi công 27-4-1930 của công nhân Đề pô xe lửa Dĩ An bãi công có rải truyền đơn, treo cờ
đỏ búa liềm và lần đầu tiên hô những khẩu hiệu: “công nông binh liên hiệp lại”, “thi hành
luật làm 8 giờ”, tăng lương, không được đánh đập, không được cúp lương… Cuộc bãi công
này kéo dài đến ngày 1-5 và cùng với những cuộc bãi công khác đã biến ngày 1-5 thành
ngày biểu dương lực lượng của quần chúng công nông ở thành phố chính thức kỷ niệm ngày
17


Quốc tế lao động lần đầu tiên ở Sài Gòn – Chợ Lớn - Gia Định [44, 9]. Cuộc đấu tranh ngày
1-5-1930 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 30-31, từ thành thị đến nông thôn khắp
3 miền Bắc, Trung, Nam đều có cờ đỏ búa liềm, truyền đơn, mít tinh xuất hiện, biểu tình,
tuần hành thị uy nổ ra khắp nơi. Tại Sài Gòn và Nam Kỳ các cuộc đấu tranh đều có sự lãnh
đạo của chi bộ Đảng như cuộc biểu tình của hàng vạn nông dân Gia Định, Chợ Lớn, cuộc
bãi công của công nhân hãng rượu Bình Tây, hãng cưa Gia Ty…
Tháng 1-1931, Thường vụ Trung ương Đảng đã họp cùng Xứ ủy Nam Kỳ, trực tiếp
lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân thành phố. Các cuộc bãi công, biểu tình, rải
truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm đã nổ ra. Nổi bật nhất là cuộc mít tinh kỷ niệm một năm
khởi nghĩa Yên Bái của công nhân hãng dầu Nhà Bè ngày 8-2-1931 do Tổng Công hội đỏ
Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức, đấu tranh đòi tăng lương, trả lương đúng hạn và không được vô
cớ đuổi thợ. Cuộc bãi công được nông dân ngoại thành tổ chức mít tinh quyên tiền ủng hộ
[74, 9-10].
Được ban Công vận trực tiếp chỉ đạo, Tổng Công hội đỏ Nam Kỳ liên tiếp tổ chức 5
cuộc bãi công lớn ở 3 hãng dầu Standard Oil, Texaco và Pháp Á. Nông dân ngoại thành Hóc
Môn, Bà Điểm và các nơi khác mit tinh, hội họp tỏ tình đoàn kết với công nhân tranh đấu.

Tính chất cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt và hình thức tổ chức của các cuộc đấu tranh
khá cao như công nhân đã tổ chức các đội tự vệ công nhân đấu tranh, vừa ngăn không cho
địch đưa người đến phá các cuộc đấu tranh.
Nhìn chung, cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân đã diễn ra sôi nổi dưới sự
lãnh đạo của đảng bộ thành phố Sài Gòn, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến, đòi quyền dân sinh, dân chủ, ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, ủng hộ Liên
bang Xô Viết, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Trước
phong trào đấu tranh ấy, thực dân Pháp đã ra sức đàn áp và khủng bố dã man.
Tháng 5-1931, địch khủng bố trắng bắt trên 200 người để điều tra. Cơ sở Đảng bị tổn
thất nghiêm trọng. Đó là giai đoạn thoái trào của cách mạng. Phong trào đấu tranh tạm lắng
xuống nhưng tư tưởng cộng sản đã được truyền bá vẫn bám rễ sâu chắc trong lòng nhân dân.
Tháng 8-1931, Công hội Sài Gòn công khai kêu gọi công nhân lạc quyên giúp nông
dân Bến Tre bị đàn áp. Trong khi đó, bà con nông dân ngoại thành quyên góp 200 đồng ủng
hộ công nhân hãng dầu Nhà Bè và hãng rượu Bình Tây đang bãi công. Sự kiện này nói lên
một nhân tố cơ bản làm cho phong trào Sài Gòn liên tục mạnh mẽ: Sự liên minh chặt chẽ và
bền vững giữa công nhân và nông dân các vùng quanh Sài Gòn xây dựng trên quan hệ giai
18


cấp và những quan hệ gia đình, bè bạn, làm ăn, có sự lãnh đạo của các tổ chức bí mật của
Đảng.
Đến năm 1932, Xứ ủy mới được tổ chức lại và khôi phục lại Thành ủy Sài Gòn –
Chợ Lớn có tác dụng hết sức tích cực đối với tổ chức công hội đỏ và phong trào công nhân
Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngày 20-2-1932, cuộc đấu tranh của 184 công nhân làm đường ở Tòa
Tân Đáo Sài Gòn, thực dân Pháp đã đàn áp làm 18 người chết và bị thương. Cuộc bãi công
của 500 nữ công nhân 13 xưởng dệt khăn tay ở Chợ Lớn 21-4-1932 phản đối bọn chủ hãng
lấy lý do “khủng bố kinh tế” hạ tiền công dệt một chiếc khăn từ 5 xu xuống 4 xu, 3 xu rồi
cuối cùng còn 2 xu. Chị em nữ công nhân kéo thành đội ngũ biểu tình, hô khẩu hiệu phản
đối chủ bóc lột, đòi tăng tiền công, làm cho các hãng phải ngừng hoạt động. Cuộc đấu tranh
này nói lên trình độ tổ chức và tính thống nhất của chị em thợ dệt. Đây không phải là một xí

nghiệp công nghiệp hiện đại mà là 13 xưởng thủ công (mỗi xưởng mướn vài chục thợ), vì
vậy cuộc bãi công có ý nghĩa như một cuộc tổng bãi công của toàn ngành dệt khăn, nói lên
sự trưởng thành về ý thức giác ngộ quyền lợi giai cấp và trình độ tổ chức, kỷ luật của công
nhân Sài Gòn nói chung.
Liên tiếp sau đó là những cuộc đấu tranh ở nhiều nhà in Ardin, nhà in Công Luận ở
Sài Gòn và công nhân xe kéo Sài Gòn và Gia Định. Năm 1932, 500 công nhân hãng dầu
Texaco đấu tranh khá quyết liệt, chống cúp phạt, đuổi người vô cớ… làm giới chủ phải
nhượng bộ. Cuộc đấu tranh này được tạp chí Búa Liềm của Đảng đưa tin và biểu dương.
Tiểu thương thành phố cũng tham gia đấu tranh dưới hình thức bãi thị ở các chợ Đa Kao, Bà
Chiểu, Chợ Lớn chống tăng tiền chỗ…
Trong hai năm 1934-1935, mặc dù Thực dân Pháp đang ra sức đàn áp khủng bố
phong trào cách mạng, ở Đông Dương có 60 cuộc đấu tranh công nhân thì có đến 40 cuộc
đấu tranh nổ ra ở Sài Gòn – Chợ Lớn [27,10]. Nhiều cuộc bãi công và tổng bãi công liên
tiếp nổ ra ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngành giao thông vận tải, các hãng buôn, các xưởng
đường, xưởng nhuộm ở Gia Định, các lò gạch, công nhân bốc vác, hãng dầu Nhà Bè…
Phong trào công nhân thành phố Sài Gòn thực sự trở thành một trong những trung tâm đấu
tranh tiêu biểu của Nam Bộ và cả nước. Đặc điểm của phong trào công nhân lúc này là vừa
có bãi công lớn vừa có tổng bãi công, mở đầu bằng cuộc tổng bãi công của 12 nhà máy xay
của Hoa kiều ở Chợ Lớn (5-1934). Những cuộc đấu tranh này đã kết thúc một thời kỳ làm
quen và tập sự với phương pháp đấu tranh mới và mở ra cao trào mới cho Sài Gòn.

19


Cũng trong thời kỳ này, Sài Gòn là nơi duy nhất tiến hành đấu tranh hợp pháp trên
báo chí và nghị trường, gây ảnh hưởng cách mạng sâu rộng trong quần chúng. Đại biểu giai
cấp công nhân ra tranh cử “Hội đồng quản hạt Nam Kỳ” 2-1935 và “Hội đồng thành phố” 51935 đã giành được số phiếu rất cao [74, 10]. Hai đại biểu cộng sản (Nguyễn Văn Tạo và
Dương Bạch Mai) được đắc cử trong các Hội đồng thành phố được hàng vạn công nhân ủng
hộ bằng các cuộc bãi công đồng loạt: Xưởng xà phòng Trương Văn Bền, nhà in Ác-đanh,
Đê-cua Ca-bô, công xưởng thành phố, và nhất là cuộc tổng bãi công xe thổ mộ Sài Gòn Chợ Lớn - Gia Định. Các cuộc diễn thuyết về biện chứng pháp ở trụ sở Hội S.A.M.I.P.C,

các buổi mít tinh tranh cử Hội đồng thành phố ở rạp hát Thành - Xương, đòi tự do dân chủ,
đòi phổ thông đấu phiếu, cuộc đón tiếp phái đoàn Cứu tế Đỏ.... đã làm rung chuyển các
đường phố Sài Gòn, làm thức tỉnh các tầng lớp trung gian, huy động và tập dượt nhiều lực
lượng cách mạng mới trong ngũ công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên...
Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh ở Sài Gòn đã tác động tích cực
đến các tầng lớp lao động nghèo thành thị và gây ảnh hưởng sâu rộng đến các tỉnh Nam Kỳ.
Đúng như Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất 3-1935 nhận xét: “phong trào
công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã biết chuẩn bị khi tranh đấu (có Ủy ban bãi công, có đội tự
vệ như ở Sở Canh nông Chợ Lớn), đã biết đem kinh nghiệm thất bại trước để sửa lỗi, định
kế hoạch tổ chức cuộc đấu tranh mới (như nhà in Ardin Sài Gòn), biết gây mối liên hệ công
nông binh (hãng rượu Bình Tây). Qua nhiều cuộc đấu tranh, trình độ tổ chức và lãnh đạo có
tiến bộ rõ rệt, tính chất đấu tranh càng quyết liệt, quy mô đấu tranh rộng lớn và liên tục, biết
tranh thủ tận dụng khả năng công khai hợp pháp để đưa phong trào tiến lên mạnh mẽ. Phong
trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thời kỳ 1932-1935 đã trở thành một trung tâm đấu tranh
của Nam Kỳ và của cả nước.
Tháng 7-1936, Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã xác định
nhiệm vụ cần kíp của Đảng lúc này là ra sức tập hợp lực lượng dân chủ và tiến bộ, chống kẻ
thù trước mắt là phát xít và thực dân Pháp, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, chống
nguy cơ chiến tranh thế giới, tạm thời không nêu khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp” và “tịch
thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản
đế Đông Dương (Về sau đổi là Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương). Đây là cuộc vận
động dân chủ trên cả nước mà Sài Gòn đã giữ một vai trò quan trọng. Các tầng lớp nhân dân
Sài Gòn từ quần chúng cơ bản công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, cho đến trí thức,

20


viên chức, nhân sĩ dân chủ đều được phát động rộng rãi. Cao trào bãi công trên cả nước với
297 cuộc trong 6 tháng bằng 30 năm về trước.
Ở Sài Gòn, báo chí tiến bộ đều nêu lên tình cảnh cực nhọc của nhân dân ta và kêu gọi

tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do nghiệp
đoàn, nam nữ bình đẳng, tăng lương, bớt giờ làm… công nhân Sài Gòn vừa đấu tranh đòi
dân sinh dân chủ, vừa hưởng ứng lời kêu gọi tổ chức vận động tiến tới Đông Dương đại hội.
Khắp nơi thành lập các ủy ban hành động, tổ chức mít tinh diễn thuyết, tập hợp nguyện
vọng, yêu cầu của nhân dân để chuẩn bị cho Ủy ban điều tra nghị viện Pháp sắp sang Đông
Dương. Chỉ một thời gian ngắn, ở Nam Bộ đã tổ chức được 600 ủy ban hành động mạnh
nhất ở Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập được 31 ủy ban được tổ chức trong các nhà máy, cơ sở
công nghiệp như: thuốc lá Cofat, rượu Bình Tây, xăng dầu Nhà Bè, cảng; trong các ngành
đường sắt, xe điện, các nhà in, trong thợ thủ công, học sinh, tiểu thương… Hội họp mít tinh
mở ra liên tiếp không chỉ ở trung tâm thành phố mà còn ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường
học vùng nông thôn ngoại thành. Phong trào công nhân lên mạnh với những khẩu hiệu đấu
tranh như ngày làm 8 giờ, tuần lễ làm 40 giờ, định tiền lương tối thiểu, nữ công nhân nghỉ
đẻ có lương và không bị sa thải sau khi sanh đẻ.. Phong trào công nhân thúc đẩy nông dân
hội họp mít tinh đưa yêu sách đòi giảm thuế, cấm cho vay nặng lãi; tiểu thương đòi giảm
thuế chợ, bỏ phạt vạ, tiểu chủ đòi giảm thuế môn bài; học sinh đòi mở thêm trường học…
Năm 1936, phong trào tổng bãi công với quy mô lớn dồn dập nổ ra ở hầu hết các xí
nghiệp, công nhân Sài Gòn đã đóng vai trò tích cực, nòng cốt với lực lượng đông đảo tại
những cuộc đấu tranh sau: cuộc tổng bãi công của công nhân 8 xưởng đường và 8 xưởng
nhuộm ở Gia Định, 5 lò gạch ở Chợ Lớn, của 4000 công nhân làm trên 350 ghe chài chở lúa
gạo, của công nhân Ba Son, công nhân nước mắm, thương khẩu, xà bông và Sở vệ sinh [74;
11], ngày 20-5 công nhân hãng dầu Texaco Nhà Bè bãi công đòi tăng lương; Ngày 27-9
công nhân xà bông Trương Văn Bền bãi công lần thứ nhất; Ngày 5-10 công nhân nhà máy
xay Nguyễn Thành Liên đòi tăng lương; Ngày 5-11 tất cả công nhân lò nhuộm, trại cưa, anh
em đánh xe thổ mộ Bà Điểm, Bà Quẹo, Quán Tre, Chợ Cầu, Trung Chánh đình nghiệp đòi
thả Dương Bạch Mai và Nguyễn Văn Tạo; Ngày 10-11, 100 công nhân lò gạch ở Chợ Lớn
bãi công đòi tăng lương; Ngày 9-12, 100 công nhân thương khẩu Sài Gòn đình công đòi
tăng lương; Ngày 12-12, 600 thợ nhuộm Gia Định và thợ giặt Sài Gòn đình công đòi tăng
lương, giảm giờ làm, nghỉ chủ nhật và không vô cớ đuổi thợ; Ngày 16-12 công nhân xà

21



bông Trương Văn Bền bãi công lần thứ hai; Ngày 31-12, 150 công nhân Sở vệ sinh Chợ
Lớn đòi nghỉ chủ nhất có lương.
Phong trào bãi công của công nhân Sài Gòn trong thời gian sau Đông Dương đại hội
đã phát triển lên một bước mới, cao hơn, kể cả về số lượng cuộc đấu tranh cũng như quy mô
bãi công, tổng bãi công – rộng hơn thời kỳ trước và bên cạnh bãi công đòi quyền dân sinh
còn có cả bãi công chính trị, phong trào cũng cho thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ
trong năm 1937 phong trào đấu tranh tăng lên gấp đôi (48 cuộc so với năm 1936).
Ngày 1-1-1937, một cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất lúc bấy giờ đã diễn ra ở Bến
Nhà Rồng với 2 vạn người đón phái đoàn điều tra của chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp,
do J. Gô-đa (Godart) dẫn đầu với những yêu sách “tự do dân chủ, tự do thành lập nghiệp
đoàn, thi hành luật lao động, đại xá chính trị phạm”. Ngay sau đó, một cuộc biểu tình lớn
của công nhân lao động và nhân dân đã diễn ra giữa thành phố phản đối Toàn quyền Đông
Dương Brê-vi-ê (Brévié) không chịu thỏa mãn những yêu sách trên. Địch đã đàn áp dã man,
quần chúng công nhân lao động đã chống trả quyết liệt với địch bằng bạo lực kéo dài suốt
ngày [74, 11]. Hàng chục vạn lao động, nhân cơ hội này biểu dương sức mạnh đoàn kết đấu
tranh của mình, bất chất hành động đàn áp tàn bạo của cảnh sát.
Cuộc đấu tranh của toàn thể công nhân xưởng Ba Son nổ ra ngày 5-4-1937 được sự
ủng hộ nhiệt tình và mạnh mẽ của công nhân cùng các giới lao động Sài Gòn – Gia Định –
Chợ Lớn, ngày 13-7-1937, Bộ trưởng Hải quân Pháp đã phải chấp thuận tăng lương cho
công nhân ở các xưởng đóng tàu của chúng nói chung và cải thiện nơi ăn chốn ở buổi trưa
cho anh em công nhân.
Cũng từ năm 1937, phong trào đòi tự do nghiệp đoàn nổi lên sớm nhất ở Sài Gòn.
Tháng 6-1937, “Ủy ban Sáng xuất nghiệp đoàn” Sài Gòn – Chợ Lớn ra đời và hoạt động
công khai, ra lời kêu gọi công nhân đấu tranh cho quyền lợi của mình “Lập ủy bản sáng xuất
của thợ thuyền để được trọn hưởng tự do nghiệp đoàn theo luật 1884. Kể từ nay chúng tôi
mở cơ quan 36 đường Alasce Lorraine, Sài Gòn để trực tiếp với anh chị em” [44, 296].
Tháng 3-1938, Ủy ban chuyển thành “Ủy ban đại biểu công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn” bằng
những việc làm thiết thực, bền bỉ, đã thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó giữa đội ngũ công

nhân và quần chúng lao động với những người cộng sản, với Đảng Cộng sản. Phong trào ái
hữu ở Sài Gòn phát triển mau lẹ trong công nhân công nghiệp, trong xí nghiệp nhà máy Ba
Son, Faci, Simac… Thực chất là phong trào đòi tự do nghiệp đoàn cho thấy trình độ chính
trị của công nhân làm thất bại âm mưu của bọn thực dân.
22


Để góp phần đấu tranh công khai trên báo chí, ngày 22-7-1938, tờ Dân chúng với
danh nghĩa là cơ quan của lao động và quần chúng ở Đông Dương, nhưng thực chất là cơ
quan Trung ương của Đảng. Tiếp theo các tờ Mới của Thanh niên, Lao động của công nhân
và một số tờ báo khác. Với nội dung tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, vạch trần
chế độ thực dân phong kiến thối nát, phản động, kêu gọi công nông đấu tranh bảo vệ quyền
lợi chính đáng của mình và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin. Hàng loạt cuốn sách công
khai giới thiệu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giới thiệu về Liên Xô được phát hành
rộng rãi.
Bước sang những năm 1938-1939, phong trào công nhân Sài Gòn có phần lắng
xuống các cuộc đấu tranh tiêu biểu như cuộc tổng bãi công ngày 29-2-1938 của 5.500 công
nhân chuyên chở trên 450 thuyền và xà lan chở hàng từ Chợ Lớn ra Cảng Sài Gòn, 200 nữ
công nhân làm tại 5 công ty xuất nhập khẩu Sài Gòn đình công, công nhân hãng Cotab
(MIC) bãi công đòi giảm giờ làm (1939)…
Trong 4 năm 1936-1939, Sài Gòn – Chợ Lớn có tất cả 111 cuộc bãi công, đây là con
số kỷ lục so với những thời kỳ trước. Phong trào công nhân đã biết lợi dụng thế hợp pháp,
tận dụng những hình thức công khai hợp pháp, nửa hợp pháp như ủy ban hành động, tập
hợp thảo luận dân nguyện đòi tự do nghiệp đoàn, đòi ái hữu, tiếng nói trên báo chí, mit tinh
biểu tình… Hòa cùng phong trào quần chúng công khai phát triển rầm rộ ở Sài Gòn, đội ngũ
công nhân lao động đã trưởng thành thêm một bước.
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Cuối năm 1939 chính quyền Thực
dân Pháp ở Đông Dương ra mặt phát xít hóa trắng trợn, cấm đoán hoàn toàn các hoạt động
nghiệp đoàn và ái hữu. Kế đó, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940) thất bại, bị dìm trong
máu, phong trào công nhân càng gặp nhiều khó khăn. Năm 1941, phát xít Nhật đổ bộ vào

Sài Gòn. Cuộc sống của công nhân lao động cũng như mọi tầng lớp nhân dân nói chung
càng thêm nghẹt thở. Chính vì vậy, mặc dù bị cấm đoán, các tổ chức nghiệp đoàn và ái hữu
vẫn tìm mọi cách hoạt động bí mật, hướng dẫn công nhân lao động đấu tranh với chủ tư bản
Pháp và đấu tranh cả với Nhật. Trong năm 1941, ngay lúc Nhật vừa đổ bộ vào Sài Gòn, đã
nỗ ra cuộc bãi công của 500 công nhân bến tàu Nhà Rồng và Xóm Chiếu. Trong hai năm
1942-1943 vẫn lẻ tẻ nổ ra những cuộc đấu tranh của công nhân với qui mô nhỏ bởi ách kiểm
soát chặt chẽ của hai tầng áp bức Pháp – Nhật. Đến năm 1944, khi hệ thống tổ chức Đảng ở
Sài Gòn được khôi phục, phong trào công nhân cũng có bước phát triển mạnh mẽ hơn. Tiêu
biểu là sự kiện hàng trăm công nhân làm việc trong các trại lính Nhật (ở Chí Hòa) xí nghiệp
23


×