Tải bản đầy đủ (.pdf) (321 trang)

thế giới thần linh trong sử thi tây nguyên (sử thi ba na, ê đê, mơ nông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 321 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hương Thơm

THẾ GIỚI THẦN LINH
TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN
(Sử thi Ba-na, Ê-đê, Mơ-nông)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hương Thơm

THẾ GIỚI THẦN LINH
TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN
(Sử thi Ba-na, Ê-đê, Mơ-nông)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cơ trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc
Điệp đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp
tôi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến q thầy cơ trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cơ đã tận tình dạy bảo cho
tơi suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân đây, tơi xin chân thành cảm ơn Phịng sau Đại học, Thư viện
trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, các thầy
cô và bạn bè đã hết lịng nhiệt tình đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ tơi
hồn thành tốt khóa học và luận văn.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp q báu của q thầy cơ và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thị Hương Thơm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: VÙNG ĐẤT VÀ SỬ THI TÂY NGUYÊN .........................................19
1.1. Vùng đất Tây nguyên .........................................................................................19
1.1.1. Đặc điểm các tộc người Ba-na, Ê-đê , Mơ-nông ở Tây nguyên ..............19
1.1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của tộc người Ba-na, ê-đê, Mơ-nông ở Tây

nguyên......................................................................................................20
1.1.3. Tâm thức thần linh, “Vạn vật hữu linh” trong đời sống tinh thần người
Tây nguyên ..............................................................................................27
1.2. Sử thi Tây nguyên ..............................................................................................36
1.2.1. Thuật ngữ “Sử thi”....................................................................................36
1.2.2. Đôi nét về sử thi Tây nguyên....................................................................37
1.2.3. Tổng quan về Sử thi của ba dân tộc Ê-đê, Ba-na, Mơ-nông ....................41
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT THẦN LINH VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI
CON NGƯỜI TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN ...........................47
2.1. Một số khái niệm ................................................................................................47
2.1.1. Khái niệm thần linh .................................................................................47
2.1.2. Khái niệm nhân vật thần linh – một kiểu nhân vật đặc biệt trong tác
phẩm nghệ thuật .......................................................................................48
2.1.3. Khái niệm nhân vật bán thần ...................................................................49
2.1.4. Khái niệm thế giới thần linh ....................................................................49
2.2. Thế giới nhân vật thần linh trong Sử thi Tây nguyên ........................................49
2.2.1. Nhân vật thần linh trong Sử thi Tây nguyên ...........................................49
2.2.2. Nhân vật bán thần linh trong Sử thi Tây nguyên .....................................70
2.2.3. Mối quan hệ giữa nhân vật thần linh với nhau và giữa thần linh với bán
thần ..........................................................................................................75
2.3. Mối quan hệ giữa thế giới nhân vật thần linh và con người trong sử thi Tây
nguyên .......................................................................................................................79
2.3.1. Thế giới nhân vật thần linh tác động đến cuộc sống của con người .......79
2.3.2. Sự tác động trở lại của con người đến thế giới thần linh .........................86


2.3.3. Sự hòa hợp giữa người và thần ................................................................89
Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT THẦN LINH TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI THI PHÁP SỬ THI TÂY NGUYÊN ............................................................95
3.1. Thế giới nhân vật thần linh - phương thức nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc

sống tinh thần các tộc người Tây nguyên .................................................................95
3.1.1. Quan niệm về con người...........................................................................95
3.1.2. Quan niệm về thế giới ..............................................................................99
3.2. Thế giới nhân vật thần linh - phương thức nghệ thuật tham gia vào cấu trúc tác
phẩm Sử thi Tây nguyên .........................................................................................108
3.2.1. Mở rộng hệ thống nhân vật .....................................................................110
3.2.2. Mở rộng không gian nghệ thuật .............................................................118
3.2.3. Thúc đẩy cốt truyện, giải quyết tình huống sử thi ..................................125
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................135


MỞ ĐẦU
1. LÍ do chọn đề tài
1.1. Sử thi là tài sản vô cùng quý báu không chỉ của riêng kho tàng văn học
dân gian mà cịn của văn hóa nhân loại nói chung. Được tìm thấy muộn hơn so với
những sử thi trên thế giới như Mahabharata, Ramayana (Ấn Độ), Iliat, Ôđixê (Hy
Lạp), … nhưng sử thi Tây Nguyên nói chung cũng đã góp cho kho tàng sử thi nhân
loại thêm phong phú, đa dạng. Mặc dù được phát hiện và sưu tầm cách đây không
lâu nhưng những sử thi các dân tộc trên “vùng đất thiêng” này lại được xác định là
sử thi cổ sơ, ra đời trong giai đoạn tiền giai cấp, chưa hình thành nhà nước. Nghiên
cứu về sử thi của các dân tộc này, chúng tôi được tiếp cận với cái đẹp theo cách
nguyên sơ, thuần phác nhất.
1.2. Một lí do mang tính cá nhân là người viết sinh ra và lớn lên trên mảnh
đất Tây Nguyên huyền thoại này. Nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên là cách giúp
người viết có cơ hội hiểu sâu hơn về quê hương, xứ sở; về nền văn hóa “đặc sản”
“có một khơng hai” này.
1.3. Sử thi là thể loại được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, đồng thời là
đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu với mục đích gặt hái những
thành tựu về văn hóa cũng như văn học dân gian. Nghiên cứu về thế giới thần linh

trong các sử thi Tây Nguyên một cách có hệ thống để khám phá cái đẹp hấp dẫn
đầy lôi cuốn của tư duy thần thoại và tâm thức thần linh “tươi mát và sinh động”
của con người nơi đây. Những kết quả của nghiên cứu có thể sử dụng trong việc
giảng dạy thể loại sử thi. Đi vào một số sử thi, đặc biệt là sử thi anh hùng, người
viết thấy rằng: nhân vật thần linh xuất hiện với một tần số dày đặc trong các tác
phẩm. Đây là một đặc điểm quan trọng góp phần thể hiện tư duy nguyên thủy thô
sơ, hồn nhiên của nhân dân trong một thời kỳ lịch sử “một đi không trở lại”.
Nghiên cứu về thế giới thần linh trong các sử thi tiêu biểu của Ê-đê, Ba-na, Mơnông để thấy được những nét đặc sắc riêng về văn học dân gian cũng như văn hóa
các dân tộc thiểu số sống trên vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió này. Với
những hứa hẹn và hấp dẫn mà vấn đề đem lại, người viết mạnh dạn thực hiện đề


tài: “THẾ GIỚI THẦN LINH TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN” (Sử thi Ba-na,
Ê-đê, Mơ-nông).
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về thế giới thần linh trong sử thi
Quan niệm về thế giới thần linh của một số nhà nghiên cứu nước ngồi:
trong cơng trình Sử thi thần thoại M’Nơng, NXB KHXH, 1996, Đỗ Hồng Kỳ đã
nhắc đến yếu tố phi lí trong sử thi mà Arixtơt bàn đến. Tuy khơng đề cập yếu tố
thần linh nhưng Arixtôt đã chỉ ra cái khác thường trong sử thi. Theo ông, sử thi có
thể biểu hiện cái phi lí, nguồn gốc của sự khác thường. Thiết nghĩ, đây cũng là xuất
phát điểm của yếu tố thần linh trong tác phẩm sử thi. Qua cơng trình này, Đỗ Hồng
Kỳ cũng nêu lên nhận định của Hêghen “con người trong sử thi chứa trong lồng
ngực nó tất cả các thần”. Như vậy, yếu tố thần linh và kho tàng thần thoại là cơ sở,
là chất liệu trong việc nhào nặn nên con người trong sử thi. Tuy không đề cập trực
tiếp về thế giới thần linh nhưng Hêghen đã nêu lên vai trò của các yếu tố thần linh
trong sử thi anh hùng. V.Prôp khi bàn về đặc tính chủ yếu của sử thi anh hùng đã
cho rằng mức độ con người chinh phục và làm chủ tự nhiên tỉ lệ thuận với mức độ
suy sụp lịng tín ngưỡng của con người với các thần chủ: “các vị thần này từ chỗ là
những người phân phát những của cải và hạnh phúc đã biến thành những quái vật

hung tợn mà nhân vật anh hùng trong sử thi phải giao tranh” [117; tr.122]. Theo
Mê-lê-tin-xki, đề cập đến nhân vật thần linh nhưng nhận xét của Prôp ở một số
trường hợp còn chưa phù hợp. Bởi lẽ không phải tất cả những quái vật đánh nhau
với người anh hùng đều là những thần linh bị “thất sủng”. Những cuộc chiến tranh
này không phải bao giờ cũng thể hiện sự tan vỡ về niềm tin tâm linh mà ngược lại
nó là biểu hiện của tư duy nguyên thủy của con người trong việc lí tưởng hóa cái
q khứ dân chủ, tuyệt đối. Xét từ thực tế tác phẩm sử thi, nhận xét trên của Mê-lêtin-xki là hoàn toàn có cơ sở.
Nghiên cứu về thế giới thần linh trong sử thi của một số nhà nghiên cứu
trong nước: Phan Đăng Nhật với bài viết Mo lễ tang – một pho thần thoại và sử thi
Mường – Việt đồ sộ cho rằng thần thoại Mường và thần thoại Hy Lạp sở dĩ có giá
trị tinh thần vơ cùng q báu, là niềm tự hào của từng dân tộc là vì nó có “một thế


giới thần đi lại, bay lượn hoạt động rất nhộn nhịp” [61; tr.187]. Bài viết dừng lại ở
mức độ trích kể tóm lược q trình đồn người đưa hồn người chết lên Mường
Trời, đi qua các mường thần linh có các vị thần ngự trị. Cuối cùng, tác giả kết luận
“thế giới thần là tấm gương phản chiếu xã hội lồi người” [61; tr.196]. Mục đích
của bài viết là mượn yếu tố thần linh để giải thích q trình hình thành và phát
triển con người và lịch sử xã hội lồi người chứ khơng đi vào phân tích vai trị của
yếu tố thần linh. Bên cạnh đó, Phan Ngọc trong bài “Đẻ đất đẻ nước”- bản sử thi
đầu tiên của nền văn học Việt – Mường đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số
4/1986 cũng nhắc đến mối quan hệ giữa thế giới trần gian và thế giới thần linh.
Ơng cho rằng thần linh trong sử thi Mường khơng hề chịu ảnh hưởng của văn hóa
Hán hay Ấn Độ mà là do tư tưởng vạn vật hữu linh của Đông Nam Á. Giống như
những nhà nghiên cứu trên, Phan Ngọc mới nêu lên nhận định chứ chưa giải quyết
luận điểm. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong giáo trình
Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005, có đề cập về thế giới thần linh
nói chung dưới góc độ vai trị của thần thánh và yếu tố thần linh trong các sử thi.
Tuy nhiên, phần viết này chỉ là một điểm nhỏ trong những đặc điểm về nội dung
của sử thi anh hùng nói chung mà tác giả trình bày. Các nhà nghiên cứu chủ yếu

nêu ra vấn đề mà chưa giải quyết một cách hệ thống vấn đề. Khía cạnh này người
viết sẽ thể hiện chi tiết, cụ thể trong luận văn của mình.
2.1. Nghiên cứu về thế giới thần linh trong sử thi Tây Nguyên
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, bảo quản, biên soạn
và xuất bản về sử thi diễn ra cũng hết sức khẩn trương và đạt được nhiều thành tựu
đáng kể. Trên tinh thần đó, thế giới thần linh cũng được các nhà nghiên cứu quan
tâm, đề cập đến. Có thể kể đến Phan Đăng Nhật với một loạt những bài nghiên
cứu. Trong bài viết Sử thi Tây Nguyên với hiện thực lịch sử Tây Nguyên (Nghiên
cứu sử thi Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001), tác giả trình bày quan
niệm về thế giới siêu nhiên của con người Tây Nguyên bao gồm ba cấp độ: thần
(thần ông Trời, thần sấm, thần mưa, thần chiến tranh, thần diều hâu, …), giàng
(các thần cây cối và thần săn bắn, …) và hồn (Pơ Ngol). Ơng cho rằng thế giới siêu
nhiên này có mối quan hệ mật thiết, hòa hợp với đời sống con người bởi dù miêu tả


thần hay người, sử thi đều xuất phát từ hiện thực lịch sử, xã hội và con người.
Cùng chung ý kiến với Phan Đăng Nhật là Tô Ngọc Thanh. Trong cơng trình Giữ
gìn phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc do Ty Văn hóa và thơng tin
Gia-lai - Kon-tum, xuất bản năm 1981, tác giả Tô Ngọc Thanh cho thấy yếu tố
thần linh ảnh hưởng rất sâu đậm đến đời sống tâm linh con người Tây Nguyên. Họ
quan niệm mn vật, bất kỳ cái gì cũng có hồn ngự trị: hòn sỏi, hòn đá, lá cây, giọt
sương, …. Tìm hiểu cụ thể một số sử thi thì ý kiến của Phan Đăng Nhật và Tô
Ngọc Thanh đưa ra là rất chính xác.
Trong cơng trình nghiên cứu của Viện Dân tộc học Các dân tộc ít người ở
Việt Nam (1984), các tác giả khi viết về một số tộc người ở Tây Nguyên đã cho
rằng thần K’du hay Gơhônh là những vị thần tối cao? Theo người viết gọi như thế
là chưa chính xác vì sử thi Tây Nguyên ra đời trong giai đoạn tiền nhà nước, chưa
phân chia giai cấp và cũng chưa có mâu thuẫn xã hội gay gắt. Và như vậy, chưa thể
tập hợp một hệ thống thần linh có đẳng cấp hay một điện thần như đỉnh Olympia
trong sử thi Hy lạp, thì cũng khơng thể có thần linh tối cao. Hơn nữa, vũ trụ quan

của người Tây Nguyên là tín ngưỡng ba tầng (trời, mặt đất, dưới đất), mỗi tầng đều
có bn thần linh trị vì, khơng ai là nhân vật thần linh cai quản của cả ba tầng này
cả.
2.1.1. Nghiên cứu thế giới thần linh trong sử thi Ba-na
Phan Thị Hồng trong cơng trình Nhóm sử thi dân tộc Bahnar đã nêu lên vai
trò của yếu tố thần linh “người Bahnar KonTum như các cư dân Tây Nguyên khác,
có niềm tin về sự tồn tại của thế lực siêu nhiên với đông đảo các vị thần (Yàng)”
[65; tr.26]. Theo tác giả, thần thánh vừa là nỗi kinh sợ vừa là chỗ dựa, niềm tin của
con người nơi đây. Hướng tiếp cận mà Phan Thị Hồng đặt ra thiên về phong tục,
tín ngưỡng. Yếu tố siêu nhiên, thần thánh góp phần làm phong phú thêm văn hóa,
đời sống tinh thần của người Tây Nguyên.
Cũng trong tác phẩm này, khi trình bày về nhân vật anh hùng – nhân vật
trung tâm của sử thi, tác giả khẳng định thế giới thần thánh, tâm thức thần linh
chính là nền tảng để người dân khắc họa hình ảnh người anh hùng: “từ thế giới của
thần linh đến thế giới của người trần nơi các buôn làng, đó là sự hình dung về


nguồn cội của nhân vật người anh hùng sử thi Bahnar”[65; tr.64]. Có thể nói,
Phan Thị Hồng khi đề cập đến yếu tố thần linh là nhằm nhấn mạnh nguồn gốc xuất
thân thần thánh của nhân vật anh hùng trong sử thi Ba- na. Như vậy, nữ tác giả của
công trình nghiên cứu về Nhóm sử thi dân tộc Bahnar đã có nhắc đến thế giới thần
linh nhưng dưới hình thức lướt qua nhằm phục vụ cho việc làm rõ luận điểm của
mình. Tác giả khơng có ý định trình bày vấn đề thần linh một cách hệ thống,
chuyên sâu.
Mới đây, trên tạp chí Văn hóa dân gian số 5/2010, trong bài viết “Giấc mơ
và việc giải mã những giấc mơ của người Ba na”, tác giả Trung Thị Thu Thủy cho
rằng giấc mơ là cầu nối tâm linh giữa con người và thần linh: “giấc mơ chính là
khoảnh khắc được biệt đãi, trong đó con người, thơng qua linh hồn mình, có thể
tiếp xúc với thần linh hay linh hồn của tổ tiên” [144; tr.43]. Mục đích của bài viết
là bàn về giấc mơ và ý nghĩa của những giấc mơ đó trong đời sống tinh thần của

người dân Ba-na. Qua đó thấy được trong tâm thức của người Ba-na, thế giới thần
linh ln có mối quan hệ gần gũi với con người. Tuy nhiên, vấn đề mà tác giả bài
viết đặt ra chủ yếu xét trên bình diện dân tộc học, văn hóa học.
2.1.2. Nghiên cứu thế giới thần linh trong sử thi Ê-đê
Đỗ Hồng Kỳ với phần nghiên cứu về Văn học dân gian Ê-đê, Mơ Nông khi
trình bày những nét chung về tộc người Ê-đê, trong phần đời sống tinh thần, có nêu
lên tín ngưỡng ba tầng của dân tộc này (tầng trời, tầng mặt đất, tầng dưới đất và
mỗi tầng đều có thần linh ngự trị). Ở phần khác, nhà nghiên cứu có phân loại và
mô tả về một số nhân vật thần linh trong quan niệm tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”
của tộc người Ê-đê. Tuy nhiên, Đỗ Hồng Kỳ cũng chỉ trình bày về các nhân vật
thần linh dựa trên những kiến thức tổng hợp điền dã thực tế tại buôn làng, tức là
những kiến thức về dân tộc học. Đến phần nói về nhân vật thần linh trong sử thi Êđê, tác giả chỉ đề cập đến hai nhân vật phụ là ông Trời và bà Duôn Sun.
Phan Đăng Nhật trong bài Tín ngưỡng dân gian Ê-đê và nghệ thuật sử thi Êđê cho biết tín ngưỡng của người Ê-đê rất nặng về nghi lễ thờ cúng. Thậm chí, nghi
lễ diễn ra suốt năm suốt tháng, việc gì cũng cúng lễ. Và nguyên nhân sâu xa của
tình hình này là do “quan niệm về hồn, thần linh và cả giới thần linh của người Ê-


đê” [61; tr.166]. Quan niệm vạn vật đều có hồn vía, thần linh đem lại nhiều hệ quả
trong đời sống của họ.
Cũng tác giả này, trong bài viết Chi Lơ Kôk – một trong những sử thi tiêu
biểu – 1999, khi bàn về đề tài mối quan hệ xã hội trong sử thi trên, ơng có nêu lên
mối quan hệ giữa thần linh và con người “Xét về mặt quan hệ đối với thần linh, tức
là các vật trong tự nhiên được siêu nhiên hóa, họ cũng có những quan niệm dân
chủ và bình đẳng hơn con người của xã hội có áp bức giai cấp” [61; tr.346-347].
Năm 2006, trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2, Phan Đăng Nhật có thêm bài
viết “Phương pháp nghệ thuật hữu sinh của sử thi Xing Nhã 3”. Ở bài viết này, sau
khi chỉ ra những biểu hiện của phương pháp hữu sinh trong sử thi Xing Nhã 3
thông qua một số biện pháp nghệ thuật (vật thể hóa, thao tác hóa và tương đồng
hóa), Phan Đăng Nhật đã lí giải cội nguồn của phương pháp này là những quan
niệm tâm linh “vạn vật hữu linh” của người Tây Nguyên: giàng, thần, hồn, …

Tạp chí Văn hóa dân gian số 5/2003 có đăng bài viết “Ý nghĩa không gian –
thời gian của con số bảy trong đời sống dân tộc Ê đê” của Phạm Đặng Xuân
Hương. Theo tác giả bài viết, con số bảy có một vai trị quan trọng trong đời sống
tinh thần của người Ê-đê, nó khơng chỉ là cách thức để con người liên lạc nhanh
nhất khi cần sự hỗ trợ của thần linh mà còn là cầu nối giữa con người và thần linh,
góp phần cải thiện mối quan hệ này thêm tốt đẹp, gần gũi. Cũng theo tác giả, con
số bảy thường xuyên xuất hiện trong văn học dân gian Tây Nguyên, nhất là sử thi
(Đăm Săn, Xing Nhã, Đăm Di, …).
2.1.3. Nghiên cứu thế giới thần linh trong sử thi Mơ-nơng
Trong cơng trình nghiên cứu Văn học dân gian Ê-đê, Mơ Nông, Phan Đăng
Nhật khi viết phần đại cương về tộc người Mơ-nơng có nêu lên quan niệm tín
ngưỡng ba tầng của người Mơ-nơng (tầng trời, tầng mặt đất, tầng dưới mặt đất) và
ở mỗi tầng như thế tác giả đã liệt kê những tên nhân vật thần linh ngự trị ở đấy.
Đến phần viết về sử thi Mơ-nơng, ơng đã trình bày về các nhân vật thần linh. Chỉ
với độ dài hai trang giấy nhưng những nhận xét mang tính khái quát của tác giả về
nhân vật thần linh cũng đã cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về kiểu nhân vật này trong
sử thi. Bài viết của Phan Đăng Nhật phần lớn mang tính chất giới thiệu tổng hợp về


những tài liệu đã thu thập được khi điền dã và mới chỉ liệt kê tên các nhân vật thần
linh, chưa đi vào miêu tả chi tiết các đặc điểm về nhân vật, đời sống của thần linh.
Trong phần nói về các nhân vật thần linh, tác giả có viết: “tính cách của một
số nhân vật thần linh cũng được xây dựng theo những khuôn mẫu nhất định” [64;
tr.227]. Tuy nhiên, về điều này người viết cho rằng tùy trường hợp cụ thể mà cần
phải thận trọng. Vì đặc trưng của sử thi Mơ-nơng nói riêng và sử thi Tây Nguyên
nói chung là sử thi cổ sơ. Các nhân vật thần linh trong trí tưởng tượng của con
người trong quá khứ hết sức hồn nhiên, ngây thơ. Thần linh trong giai đoạn này
được miêu tả tương đối đơn giản, chủ yếu là đặc điểm về ngoại hình, thần thái,
quyền năng, sức vóc, … Hay nói cách khác là mỗi nhân vật thần linh đều có đặc
điểm riêng nhưng chưa phải là tính cách phức tạp, điển hình. Và như thế, tính cách

các nhân vật này khơng phải bao giờ cũng được xây dựng theo những khn mẫu
định hình.
Cũng bàn về sử thi Mơ-nông, Tô Đông Hải trong bài viết “Những phát hiện
mới xung quanh sử thi nrong” cho rằng: “nội dung chính xuyên suốt bộ sử thi
nrong chính là sự phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa các thế giới thần linh với
bon Tiăng” [142; tr.36]. Trong bài viết, tác giả đưa ra luận điểm “hệ thống thần
linh trong sử thi nrong”: thế giới thần linh trong sử thi nrong “được chia thành hai
tầng (dưới mặt đất, trên trời), mỗi tầng gồm nhiều bon làng” [142; tr.37] và giữa
hai tầng đó “là một khoảng ranh giới, tại đó diễn ra cuộc tranh chấp liên miên
giữa Nước và Lửa” [142; tr.38]. Theo các tài liệu dân tộc học và văn học dân gian
Mơ-nơng mà chúng tơi được biết thì đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng tín
ngưỡng thần linh của người Mơ-nông chia thành ba tầng: dưới đất, mặt đất, trên
trời. Qua quá trình đọc các tác phẩm sử thi Mơ-nông, chúng tôi cũng nhận thấy
quan niệm tâm linh của họ về thế giới ba tầng chứ không phải là thế giới hai tầng
như Tô Đông Hải đã trình bày. Có thể thấy ý kiến người Mơ-nơng có hai tầng thế
giới tâm linh mà Tô Đông Hải đã nêu là chưa thống nhất với ý kiến của phần lớn
các nhà nghiên cứu về sử thi Mơ-nông như Phan Đăng Nhật, Đỗ Hồng Kỳ, Ngô
Đức Thịnh, Trương Bi, …


Giới thiệu về sử thi “Mùa rẫy bon Tiăng”, Ngô Đức thịnh (Những mảng
màu văn hóa Tây Nguyên, NXB Trẻ, 2007) khi tóm lược nội dung của sử thi đã đề
cập đến sự tác động của thần linh đối với đời sống con người: một mặt, thần xấu
hãm hại con người: gây thiên tai, phá hoại sản xuất còn thần tốt phù hộ con người:
hỗ trợ cứu đói dân làng và đánh thắng kẻ thù. Đúng như mục đích giới thiệu của
tác giả, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ tóm tắt nội dung mà chưa giải quyết hệ
thống, cụ thể những vấn đề đặt ra.
Tóm lại, những bài viết của các nhà nghiên cứu trên về thế giới thần linh
trong sử thi Tây Nguyên hầu như chưa có một cơng trình nào chun biệt, chưa
phải là một hệ thống nghiên cứu hoàn chỉnh về đối tượng thần linh. Đó mới chỉ là

những giới thiệu một cách khái quát nhất hoặc là những hình thức lướt qua, điểm
qua vài ý rất ít ỏi trong khi đang trình bày vấn đề chính mà thơi. Chính vì thế, việc
nghiên cứu thế giới thần linh trong một số sử thi Tây Nguyên tiêu biểu một cách có
hệ thống là cơng việc rất cần thiết và ý nghĩa.
3. Phương pháp nghiên cứu
(1)

Phương pháp loại hình: dùng phương pháp này để xác định thể

loại và đặc trưng thể loại những tác phẩm tiến hành khảo sát. Từ đó thấy được: sử
thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng vừa có những đặc điểm
chung mang tính phổ quát của nhân loại lại vừa có những điểm riêng đặc sắc, độc
đáo.
(2)

Phương pháp so sánh: Khi tiến hành tìm hiểu về thế giới thần

linh biểu hiện trong sử thi Tây Nguyên người viết thấy rằng đề tài đang thực hiện
có nhiều điểm tương đồng và dị biệt với các sử thi trong nước như sử thi Mường,
Thái, với các sử thi thế giới như sử thi Ấn Độ (Mahabharata, Ramayana); Hy Lạp
(Iliat, Ôđixê); … Chính vì vậy, dùng phương pháp so sánh, người viết mong muốn
đối chiếu để thấy được điểm chung với nhân loại và đặc biệt là mô tả điểm độc
đáo, “đặc sản” của thế giới thần linh trong sử thi Tây Nguyên.
(3)

Phương pháp cấu trúc: Người viết xác định đề tài là tìm hiểu về

thế giới thần linh ở các khía cạnh: nhân vật, đời sống và biểu hiện cụ thể của nó
qua tín ngưỡng, phong tục tập qn…Phần quan trọng trong luận văn là mô tả thế



giới nhân vật thần linh – yếu tố thi pháp quan trọng trong thi pháp tác phẩm. Coi
nhân vật thần linh cũng là một kiểu nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật. Vì thế
chúng tơi dùng phương pháp cấu trúc để tiếp cận vấn đề một cách đầy đủ các
phương diện của nhân vật: xuất thân, ngoại hình, hành động, lời nói, …. Ngồi ra,
chúng tơi cũng chú ý tới tác động của thế giới nhân vật thần linh đến thi pháp sử
thi Tây Nguyên.
(4)

Phương pháp thống kê: dùng phương pháp để thống kê tần số

xuất hiện của nhân vật thần linh, thống kê những điểm giống và khác nhau về nhân
vật thần linh trong sử thi Tây Nguyên với sử thi trong cùng khu vực, vai trò của
thần linh đối với cấu trúc tác phẩm sử thi…. Từ đó có thể kết luận số lượng các
nhân vật thần linh xuất hiện trong tác phẩm và những đặc điểm độc đáo của thế
giới thần linh trong sử thi Tây Nguyên.
(5)

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: để lí giải những nguyên

nhân tương đồng và khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với một số sử thi trong nước
và ngoài nước, chúng tôi dựa trên những yếu tố chi phối về mặt văn hóa, xã hội,
tơn giáo, tín ngưỡng, …. Từ đó thấy được đặc điểm đặc sắc của thế giới thần linh
sử thi Tây Nguyên. Như vậy, muốn nghiên cứu chi tiết về thế giới thần linh trong
sử thi Tây Nguyên, tác giả luận văn phải đi từ tác phẩm sử thi cụ thể cho đến việc
tìm hiểu những kiến thức dân tộc học, văn hóa học về nhân vật thần linh cũng như
quan niệm về thần linh của người Tây Nguyên trong thực tế xã hội.
(6)

Phương pháp thực tế điền dã: trong quá trình tìm hiểu các áng


sử thi được sưu tầm, ghi chép, biên tập, … , chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải
tiến hành điền dã thực tế. Tháng 5/2011, chúng tơi đã tiến hành đi tìm hiểu thực địa
tại một số xã: Dun, Ia Blang, Ia Pa tại huyện Chư Sê – tỉnh Gia lai. Đây là địa bàn
sinh sống chủ yếu của các dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai. Qua q trình tìm hiểu,
chúng tơi nhận thấy một thực tế đáng tiếc là hầu hết người nơi đây khi được phỏng
vấn đều trả lời là không biết và chưa được nghe hát kể khan, hơmon hay ot ndrong.
Trong trí nhớ mang máng, họ cho biết thời xa xưa, ông bà của họ từng được nghe
hát kể sử thi. Nhưng khi được hỏi là có tin vào thần linh, giàng khơng thì đa số đều
trả lời là có. Một niềm vui lớn mà chúng tơi thu được khi đi thực tế là: tất cả người


dân bản địa dù chưa được nghe kể sử thi nhưng khi nói đến thể loại này, họ đều
dùng những lời lẽ hay với tình cảm trân trọng. Đời sống của các cư dân nơi đây
cũng có nhiều đổi khác: phần lớn họ đã chuyển sang sống trong các ngôi nhà xây
kiên cố thay vì nhà sàn, ti vi, máy tính đã xâm nhập đến từng làng bn, … Chúng
tơi cho rằng trong tình hình xã hội hiện tại mà người dân vẫn giữ được tình cảm
yêu mến đối với sử thi là một tín hiệu đáng mừng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng nghiên cứu: Thế giới thần linh trong sử thi Tây Nguyên
(sử thi Ba-na, Ê-đê, Mơ-nông). Thế giới thần linh là thế giới mà các nhân vật thần
linh, bán thần linh sinh sống, hoạt động, tác động đến nhau, đến cuộc sống con
người và vai trò của thế giới nhân vật này trong hệ thống thi pháp sử thi Tây
Nguyên.
(2) Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tiến hành lựa chọn khảo sát trong
một số sử thi tiêu biểu của ba dân tộc: Ba-na, Ê-đê, Mơ-nơng. Lí do mà chúng tơi
chọn các sử thi này trước hết vì đây là ba dân tộc có trữ lượng sử thi được tìm thấy
là rất lớn. Hơn nữa, những sử thi của ba dân tộc này có tần số xuất hiện các nhân
vật thần linh tương đối nhiều, tiêu biểu cho thế giới thần linh các dân tộc Tây
Nguyên. Trong các sử thi khảo sát đó có 9 sử thi Ba-na, 7 sử thi Ê-đê, 6 sử thi Mơnông. Đa số các sử thi thuộc bộ Kho tàng sử thi Tây Nguyên được NXB Khoa học

xã hội công bố từ năm 2004 – 2007. Bộ sách đồ sộ, giá trị này có tổng số 75 sử thi
đã xuất bản của 6 dân tộc: Ba-na, Ê-đê, Mơ-nông, Xơ-đăng, Ra-glai, Chăm. Đây là
kết quả của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử
thi Tây Nguyên do Viện Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây
Nguyên và vùng phụ cận tiến hành. Ngồi ra, chúng tơi cũng sử dụng hai sử thi
trong Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam là sử thi Bia Brâu
và Đăm Kteh Mlan.
Bảng 1.1. Danh sách một số sử thi thuộc đối tượng khảo sát
Tên sử thi

STT

Dân tộc

Nghệ nhân hát kể

1

Đăm Noi

Ba-na

Bok Angẽp

2

Giơng đi tìm vợ

Ba-na


A Đen


3

Giông cứu nàng Rang Hu

Ba-na

A Hon

4

Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có

Ba-na

A Lưu

5

Giơng đánh hạ nguồn cứu dân làng

Ba-na

A Lưu

6

Giông bọc trứng gà


Ba-na

A Lưu

7

Giông, Giỡ mồ côi từ nhỏ

Ba-na

A Lưu

8

Bia Brâu

Ba-na

Đinh Gang

9

Anh em Glang Mam

Ba-na

Y HNhẽo

10


Đam Kle Mlan

Ê-đê

Y Yung Adrỡng

11

Đăm Tiông

Ê-đê

Y ber

12

Xing Nhã

Ê-đê

Oi Chun (Ama Hoa)

13

Anh em Đăm Trao, Đăm Rao

Ê-đê

Y Djao Niê


14

Khing Dũ

Ê-đê

Y Nuh Niê

15

Mrông Đăm

Ê-đê

Y Nuh Niê

16

Ama H’wứ

Ê-đê

Y Top

17

Bing con Măch xin làm vợ Yang

Mơ-nông


Me Luynh

18

Mùa rẫy bon Tiăng

Mơ-nông

Điểu Glơi - Điểu Mpiơih

19

Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông

Mơ-nông

Điểu Klưt

20

Cướp chăn Lêng của Jrêng, Lông con Ốt

Mơ-nông

Điểu Glơi

21

Lêng, Kong, Mbong lấy ché voi trắng


Mơ-nông

Điểu Klung

22

Lấy hoa bạc, hoa đồng

Mơ-nơng

Điểu Klung

5. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống về thế
giới thần linh trong sử thi Tây Ngun. Luận văn cung cấp cái nhìn hệ thống, tồn
diện về thế giới thần linh trong sử thi Tây Nguyên. Nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi giải quyết được những vấn đề sau: xác định được một số vấn đề lí thuyết về thế
giới thần linh; tiến hành khảo sát, mô tả, nhận xét quan niệm về các nhân vật thần
linh, bán thần linh, mối quan hệ giữa hai kiểu nhân vật này qua quan niệm của các
tộc người; chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới thần linh với con người và nhất là chỉ ra
mối liên hệ giữa thế giới thần linh như là một yếu tố thi pháp với hệ thống thi pháp
sử thi Tây Nguyên. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần cung cấp cái nhìn tương


đồng mang tính phổ quát và những khác biệt đặc sắc của sử thi Tây Nguyên trong
tương quan so sánh với một số sử thi thế giới.
Qua tìm hiểu về thế giới thần linh trong sử thi, sẽ thấy được thế giới quan,
vũ trụ quan cũng như niềm tin, tín ngưỡng của con người Tây Nguyên hết sức hồn
nhiên, ngây thơ. Đó cũng chính là cách tìm hiểu về văn hóa – con người nơi đây,

khẳng định giá trị tinh thần, vai trò của sử thi trong đời sống cộng đồng. Từ đó,
thấy được nhiệm vụ quan trọng của các nhà nghiên cứu, trí thức dân gian trong
việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Văn học dân gian là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn học Việt
Nam. Tìm hiểu về văn học dân gian nói chung và sử thi nói riêng góp phần cung
cấp thêm những kiến thức về văn học dân tộc nước nhà. Những thành tựu, kết quả
của việc nghiên cứu có thể ứng dụng trong cơng tác giảng dạy sử thi trong nhà
trường, giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong những tác phẩm sử thi trích
dạy.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận. Phần Nội
dung chính có 3 chương:
Chương 1: Vùng đất và sử thi Tây Nguyên
Ở chương này, chúng tôi giới thiệu một cách khái quát về vùng đất cũng như
về sử thi Tây Nguyên. Khi giới thiệu về vùng đất Tây Nguyên, chúng tơi sẽ trình
bày những đặc điểm các tộc người Ê-đê, Ba-na, Mơ-nông; đời sống vật chất, đời
sống tinh thần và tâm thức thần linh trong đời sống tinh thần của người Tây
Nguyên. Giới thiệu về sử thi, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về thuật ngữ, đặc
điểm sử thi nói chung và đi sâu vào giới thiệu sử thi của ba dân tộc khảo sát (Bana, Ê-đê, Mơ-nông).
Chương 2: Thế giới nhân vật thần linh và mối quan hệ với con người
trong sử thi Tây Nguyên
Ở chương 2, chúng tơi trình bày những nghiên cứu, tìm hiểu của mình về thế
giới nhân vật thần linh và mối quan hệ của thế giới này với cuộc sống con người
được thể hiện trong các tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Đầu tiên, trình bày về thế


giới nhân vật thần linh, người viết sẽ làm rõ một số khái niệm liên quan đến thế
giới thần linh; mơ tả, nhận xét và giải thích thế giới các nhân vật thần linh, bán
thần linh. Trong phần mối quan hệ giữa thần linh với con người, chúng tơi trình
bày mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại giữa thần linh và con người. Để thấy

được điểm đặc sắc của nhân vật thần linh Tây Nguyên, chúng tôi tiến hành so sánh
với một số sử thi khác trên thế giới (chủ yếu là sử thi Ấn Độ - Ramayana).
Chương 3: Thế giới nhân vật thần linh trong mối quan hệ với thi
pháp sử thi Tây Nguyên
Trong chương 3, chúng tơi trình bày mối liên hệ giữa thế giới nhân vật thần
linh và hệ thống thi pháp tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Để làm rõ vấn đề, chúng
tôi tiến hành khảo sát các sử thi và nhận thấy thế giới nhân vật thần linh đóng vai
trị quan trọng trong việc phản ánh đời sống tinh thần của con người Tây Nguyên
và là phương thức nghệ thuật độc đáo tham gia vào cấu trúc tác phẩm sử thi như:
mở rộng không gian; mở rộng hệ thống nhân vật sử thi Tây Nguyên, thúc đẩy cốt
truyện và góp phần giải quyết tình huống sử thi. Về vai trị của thế giới nhân vật
thần linh trong việc phản ánh đời sống tinh thần con người Tây Nguyên, chúng tôi
chú ý đến quan niệm về con người và thế giới. Phần thế giới thần linh tham gia
cấu trúc tác phẩm, chúng tôi quan tâm chủ yếu đến việc xây dựng nhân vật thần
linh qua một số cơng thức khn mẫu. Ngồi ra, thế giới thần linh cịn góp phần
mở rộng khơng gian và thúc đẩy cốt truyện, giải quyết tình huống sử thi, …


Chương 1: VÙNG ĐẤT VÀ SỬ THI TÂY NGUYÊN
1.1. Vùng đất Tây Nguyên
1.1.1. Đặc điểm các tộc người Ba-na, Ê-đê , Mơ-nơng ở Tây Ngun
Có diện tích hơn 20.000 km2, với địa hình chủ yếu bao gồm các bình nguyên
rộng lớn, hùng vĩ, khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc
Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Đây là vùng đất lí tưởng để nhiều tộc người sinh sống.
Theo thống kê gần đây, khu vực này có đủ 54 dân tộc anh em cư ngụ. Tuy nhiên,
số dân tộc bản địa, sinh sống lâu đời, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Tây
Ngun thì chỉ có vài dân tộc: Ba-na, Ê-đê, Mơ-nơng, Gia-rai, Xơ-đăng. Trong đó,
chúng tơi quan tâm đến văn hóa, văn học của ba dân tộc là Ê-đê, Ba-na và Mơnơng. Có thể nói, văn hóa mà ba tộc người trên thể hiện là văn hóa tiêu biểu cho
vùng đất Tây Ngun. Tìm hiểu về ba tộc người này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng
quát về truyền thống văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên.

1.1.1.1. Tộc người Ba-na
Tộc người Ba-na phân bố chủ yếu ở một số tỉnh Tây Nguyên như: Gia Lai,
Kon Tum. Ngồi ra, tộc người này cịn phân bố ở Qng ngãi, Bình Định, Phú
n, Khánh Hịa, … Ngơn ngữ Ba-na thuộc ngữ hệ Nam Đảo, nhóm ngơn ngữ
Mơn-Khơme [17; tr.19]. Ba-na là dân tộc có số dân đơng nhất trong các tộc người
nói ngơn ngữ Mơn-Khơme ở Tây Ngun. Ba-na cũng là tộc người có số dân đơng
thứ ba (sau Ê-đê và Gia-rai) trong số các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Theo số
liệu thống kê, dân số tộc người Ba-na là 180.000 người (4/1999) [63; tr.28]. Người
Ê-đê phân chia thành nhiều nhóm địa phương nhỏ như: Tơ Lô, Krem, Vân Canh,
Thồ Lồ, Gơ lar, Kon KơĐeh, Kon Tum, Jơ Lơng, Rơ Ngao, …
1.1.1.2. Tộc người Ê-đê
Không gian sinh sống của người Ê-đê chủ yếu tập trung ở tỉnh Đắc Lắc.
Ngồi ra, tộc người này cịn phân bố ở một số tỉnh khác như: Gia Lai, Kon Tum,
Phú Yên, Khánh Hòa, … Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc Đắc Lắc, dân số
người Ê-đê là 271.111 người (12/2003). Ngôn ngữ Ê-đê thuộc ngữ hệ Nam Đảo,


dịng Malayo – Pơlinêđi [17; tr.19]. Tộc người Ê-đê cư trú ở Tây Nguyên phân
chia thành khoảng gần 20 nhóm địa phương nhỏ như: Kpă, Atham, Krung, Mthur,
Ktul, Dlie, Kue, Kdung, Bih, Kah, Blơ, … Tuy nhiên, dù có sự phân chia nhưng
khác biệt giữa các nhóm địa phương là không đáng kể, không ảnh hưởng đến sự
giao lưu, liên hệ giữa các nhóm với nhau. Nhìn chung, tộc người Ê-đê ở Tây
Nguyên là tộc người có đời sống cộng đồng, có truyền thống văn hóa chung, thống
nhất.
1.1.1.3. Tộc người Mơ-nông
Không gian sinh sống của người Mơ-nông chủ yếu tập trung ở tỉnh Đắc
Nơng, ngồi ra tộc người này phân bố ở một số tỉnh khác như: Bình Định, Đắc
Lắc, Lâm Đồng và tỉnh Môndulkari (Campuchia). Người Mơ-nông ở Tây Nguyên
còn giữ được rất nhiều bản sắc truyền thống riêng của tộc người mình. Ngơn ngữ
Mơ-nơng thuộc ngữ hệ Nam Á [17; tr.40]. Người Mơ-nơng phân chia thành các

nhóm địa phương nhỏ như: Nong, Nơr, Biat, Đĩp, R’ong, Preh, Rlâm, Kuănh
…Các nhóm Preh, Rlâm, Kuănh sinh sống ở Đắc Lắc, Đắc Nơng sống gần người
Ê-đê nên ngơn ngữ có sự vay mượn một số từ vựng của người Ê-đê [63; tr.120]
1.1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của tộc người Ba-na, Ê-đê, Mơ-nông ở
Tây Nguyên
1.1.2.1. Đời sống vật chất
Đời sống vật chất của các tộc người Tây Nguyên được thể hiện qua các mặt:
cách thức sinh tồn, hình thức cư trú và thói quen ăn, uống, mặc, …
Về cách thức sinh tồn, người Tây Nguyên chủ yếu là dựa vào nền nông
nghiệp thô sơ: săn bắn, hái lượm và sản xuất nương rẫy. Tuy nhiên, trình độ canh
tác thấp kém, mọi hoạt động sản xuất nương rẫy phần lớn phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết nên năng xuất chưa cao. Theo quan niệm đa thần, vào vụ mùa, lần thu
hoạch đầu tiên, người Tây Nguyên dùng tay tuốt lúa (để tránh làm đau thần lúa),
những lần thu hoạch sau, họ mới dùng liềm gặt. Không gian sinh sống chủ yếu của
người Tây Nguyên là những bình nguyên rộng lớn, có núi, có sơng và đặc biệt là
có rừng. Với người Tây Ngun nói chung, rừng khơng chỉ là khơng gian sống,
sinh hoạt mà cịn là khơng gian thiêng, mang tâm thức tín ngưỡng độc đáo.


Thức ăn của người Tây Nguyên chủ yếu được rừng cung cấp: rau, củ, quả,
nấm, măng, thịt thú rừng, cá, chim, mật ong, gạc nai, trầm hương, … Đàn ông rất
giỏi săn bắn, đặt bẫy. Việc chăn nuôi gia cầm, gia súc cũng được phụ nữ coi trọng.
Họ thường nuôi trâu, bị, ngựa, heo, dê, gà, chó, … để làm vật trao đổi hoặc dùng
làm vật hiến sinh trong những lễ, hội. Với người Tây Nguyên thì trâu là con vật
quý và thiêng, đặc biệt là không thể thay thế trong những lễ hội đâm trâu. Đây
cũng là một nét văn hóa tâm linh đặc trưng của Tây Nguyên.
Về thói quen ăn uống, cách chế biến thức ăn của phụ nữ Tây Nguyên rất đa
dạng: nấu, nướng, chiên, xào, luộc, sấy khô, phơi khô, muối chua, …. Độc đáo
nhất trong ẩm thực các tộc người này là hương vị món lam nấu trong các ống le,
ống nứa. Thói quen trong ăn uống của họ là thường ăn bốc bằng tay. Người Tây

Nguyên không nấu nước sôi để uống mà lấy nước từ các máng nước ngầm (tại bến
nước) đựng trong những trái bầu khô uống dần. Các tộc người này có thói quen
uống rượu cần vào những lúc rảnh rỗi, mệt mỏi, có khách và các dịp lễ, hội, cúng
thần. Rượu cần được làm bằng các loại gạo, ngũ cốc như ngô, sắn, kê và được ủ
theo một kĩ thuật nhất định cho lên men trong ché. Cùng với rượu cần thì thói quen
hút thuốc cũng là một nét văn hóa của con người Tây Nguyên.
Phụ nữ Tây Nguyên rất giỏi dệt vải, quay sợi. Trang phục hằng ngày của họ
thường đơn giản. Chỉ có trang phục lễ, hội mới có hoa văn rực rỡ và được trang trí
bằng hình học, con vật thiêng, hoa lá, .… Phụ nữ ở đây mặc váy dài quấn quanh
hông, áo chui đầu. Nam giới thường đóng khố, mặc áo phủ mơng.
Về hình thức cư trú, người Tây Nguyên chủ yếu sống trong các ngôi nhà
sàn. Trừ dân tộc Ba-na (không ép buộc theo chế độ mẫu hệ), ngôi nhà sàn bao gồm
nhiều thế hệ theo chế độ mẫu hệ sống cùng nhau. Nhà dài được làm theo hướng
bắc – nam, Người Tây Nguyên rất kị hướng tây, họ cho rằng đó là hướng của
người chết. Nhà của người Tây Nguyên được bố trí rất nhiều bếp lửa. Nó khơng
chỉ là nơi nấu nướng, sưởi ấm, sinh hoạt văn hóa chung của gia đình lớn mà nó cịn
là nơi linh thiêng, có thần lửa đến ở, là nơi tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ con
người. Cơng trình kiến trúc độc đáo nhất của cộng đồng này là nhà rông - không
gian sinh hoạt văn hóa và những cơng việc trọng đại của cả làng. Điểm nổi bật ở


cơng trình này là phần mái cao lớn gấp nhiều lần vách tường, thiết kế theo hình
lưỡi rìu, hơi lồi. Người ta cho rằng nhà rơng chính là nơi thần linh cư ngụ, nhận lễ
cúng chứng kiến mọi việc xảy ra trong buôn và phù hộ cho con người.
1.1.2.2. Đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần của các tộc người Tây Nguyên được thể hiện qua các
mặt: tổ chức buôn làng, chế độ gia đình, sở hữu đất đai, luật tục tập quán, tín
ngưỡng nghi lễ và văn học dân gian.
Về tổ chức buôn làng, người Tây Nguyên lấy buôn làng làm đơn vị cơ bản
trong tổ chức xã hội, đứng đầu các bn làng là chủ bn có trách nhiệm điều hành

mọi công việc trong buôn làng (Phan Đăng Nhật, sđd). Mối quan hệ giữa các thành
viên trong buôn làng tương đối bình đẳng. Già làng và những người chủ buôn làng
sẽ đứng ra thành lập hội đồng già làng có trách nhiệm chăm lo, quản lí và giải
quyết mọi vấn đề trong làng buôn. Họ là những người mẫu mực, có uy tín, là con
chim đầu đàn, là ngọn lửa sống lưu giữ và truyền lại cho con cháu tất cả những gì
thuộc về tinh hoa khoa học, kiến trúc, văn học, văn hóa, … của các thế hệ đi trước.
Họ là những người được kính trọng, yêu mến, ngưỡng mộ, là tấm gương sáng cho
các thế hệ con cháu Tây Nguyên.
Về tổ chức gia đình, người Ê-đê và Mơ-nơng sống theo chế độ gia đình mẫu
hệ, nhiều thế hệ theo dịng mẹ sống chung trong ngơi nhà dài. Đứng đầu ngôi nhà
này là một người đàn bà cao tuổi, có uy tín trong nhà có trách nhiệm quản lí tài
sản, chăm lo đời sống sản xuất và tinh thần cho cả nhà. Trong cùng một dịng họ,
tính từ đời thứ hai, nếu con gái của cậu lấy con trai của bác gái và con trai của em
gái lấy con gái của bác trai thì khơng được cho là loạn luân. Cuộc sống ngày càng
hiện đại thì tổ chức gia đình mẫu hệ trong ngơi nhà dài có nguy cơ bị phá vỡ.
Riêng người Ba-na có sự điều hòa giữa chế độ mẫu hệ và phụ hệ. Đây chính là
điều khác lạ, tương đối tự do trong tổ chức gia đình và dịng họ của tộc người này.
Người đứng đầu cai quản, chăm lo cuộc sống của đại gia đình Ba-na khơng phải là
người phụ nữ mà là một người đàn ơng cao tuổi, uy tín trong dịng họ.
Về sở hữu đất đai, với tâm lí sợ thần linh trừng phạt, ràng buộc về luật tục
và không gian sinh hoạt rộng rãi nên người Tây Nguyên ít khi xâm phạm, lấn


chiếm đất đai của nhau, nhất là trong cùng buôn làng. Ngồi đất đai sở hữu riêng
của dịng họ như đất ở, đất vườn, đất rẫy do được thừa kế hay tự khai hoang thì cịn
có đất đai sở hữu chung của cả buôn làng như rừng, khu nghĩa địa, bãi chăn thả,
khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng. Mọi thành viên trong bn đều có quyền sử
dụng, có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ phần đất đai chung của cả buôn. Ranh giới để
phân biệt sở hữu đất đai giữa các bn với nhau hoặc giữa các dịng họ trong buôn
đều được quy ước rõ ràng và nghiêm ngặt trong luật tục. Đất đai không chỉ là nơi

sinh sống, sinh hoạt mà còn là sự khẳng định chủ quyền, vị trí làm chủ của từng cá
nhân, từng bn làng ở Tây Nguyên.
Về luật tục, người Tây Nguyên nói chung có lối sống cộng đồng, tất cả các
thành viên trong bn làng đều có ý thức thực hiện theo những nguyên tắc chung
do buôn, làng đã đề ra. Luật tục chính là luật pháp, là hình thức quản lí, điều hịa
các mối quan hệ trong xã hội Tây Ngun. Nó khơng chỉ thể hiện tính pháp chế mà
cịn bao hàm cả tính nhân văn sâu sắc. Trong trường hợp xảy ra mây thuẫn, tranh
chấp thì người chun lo việc hịa giải là thầy xử kiện sẽ dựa vào những điều đã
được quy định trong luật tục để xét xử, luận tội. Sau khi hịa giải, xét xử xong xi,
để lập lại hịa bình, chấm dứt xích mích, họ thường cử hành nghi thức cúng khấn
nhằm hi vọng thần linh chứng giám, phù hộ cho cuộc sống của họ ấm no, hạnh
phúc. Sau đó, cả hai bên đều ăn uống vui vẻ, bỏ qua mọi hiềm khích. Trong trường
hợp mâu thuẫn khơng thể giải quyết (rất hiếm) thì hai bên sẽ xảy ra chiến tranh.
Các buôn làng tộc người luôn tổ chức kết cấu hàng rào theo lối phòng ngự, sẵn
sàng cho chiến đấu. Nhìn chung, họ thường tìm cách hịa giải, khơng chuộng chiến
tranh, cướp bóc.
Về tín ngưỡng, phong tục tập quán, quan niệm của các tộc người trên mảnh
đất Tây Nguyên nói chung cho rằng thế giới gồm có ba tầng: mặt đất, dưới đất và
trên trời. Cả ba tầng thế giới này đều có thần linh cư ngụ. Mọi vật đều có phần xác
và phần hồn. Phần hồn rất quan trọng, quyết định đến sự sống, chết của con người.
Thần (giàng) có mặt ở khắp nơi, trong mọi vật. Quan niệm “vạn vật hữu linh” đã
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Tây Nguyên. Họ tin vào chuyện bùa
ngải, ma lai, thuốc tiên có thể hại hay chữa bệnh, cứu sống con người. Cuộc sống


của người Tây Nguyên quanh năm diễn ra nhiều nghi lễ. Với họ, thầy cúng và thầy
bói là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng, là người duy nhất có thể làm cầu nối
giữa họ với thần linh, có khả năng xua tan những ám ảnh, sợ hãi về bệnh tật, đau
ốm, mất mùa, thiên tai, … Có khách đến nhà chơi, họ tiếp rất ân cần, chu đáo: mời
cơm, tiếp rượu (nếu ở lại qua đêm). Trong buôn làng, có việc cưới xin hay ma chay

thì cả làng sẽ đến chung tay chia sẻ và lo lắng. Phụ nữ nơi đây thường là người chủ
động đi hỏi, cưới chồng. Đàn ơng sau khi đã “được” cưới thì được gia đình mình
chia của cải và chuyển về ở hẳn bên vợ, làm nương rẫy nuôi bố mẹ vợ và vợ con
(trừ người Ba-na ở cả bên nội và bên ngoại).
Văn hóa tinh thần của các tộc người này cịn thể hiện qua các tác phẩm văn
học dân gian: truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ, ca dao dân ca, lời nói vần và đặc
biệt nhất phải kể đến những tác phẩm sử thi. Phan Đăng Nhật phân biệt sử thi của
một số dân tộc dựa trên ngôn ngữ bản địa của từng tộc người như sau: người Ê-đê
gọi sử thi của mình là khan nên sử thi Ê-đê gọi là sử thi – khan, người Mơ-nông
gọi sử thi của họ là ot ndrong nên sử thi Mơ-nông gọi là sử thi – ot ndrong; tương
tự ta có sử thi - hơmon của người Ba-na. Nhìn chung, cách phân loại như trên cũng
khá hợp lí vì các định ngữ theo sau sẽ giúp phân biệt đặc trưng về sử thi của từng
dân tộc và hơn nữa, giữ được tên gọi bản địa mà người dân dùng để gọi sử thi của
chính tộc người mình. Như vậy, khi nói khan là chúng ta hiểu sử thi của người Êđê, ot ndrong là sử thi của dân tộc Mơ-nông, hơ mon là sử thi của người Ba-na.
Phần sử thi này, chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở mục 1.2.2.
Đồng bào Ê-đê có tục lạ trong hôn nhân gọi là chuê nuê (nối dây, nối dòng,
nối nòi, …). Trường hợp người vợ mất, người chồng có thể kết hơn nối nịi với em
vợ hoặc em họ vợ; còn nếu chồng chết, người vợ có thể lấy em chồng, em họ
chồng hoặc cháu chồng. Đây là một tập tục thể hiện tính nhân văn sâu sắc của tộc
người này. Bởi lẽ, trong trường hợp người chồng mất trước thì người vợ cịn có gia
đình, con cái để nương nhờ. Nhưng nếu trường hợp người vợ mất thì người chồng
trở nên bất lợi, anh ta không được ở lại nhà vợ cũng không được mang theo con cái
hay tài sản. Khi trở về nhà mẹ đẻ, người đàn ơng góa vợ chỉ được chia một phần
nhỏ tài sản. Đó là chưa kể, có thể cha mẹ đẻ anh ta khơng cịn nữa, anh ta sẽ phải


sống cùng với gia đình em gái, cháu gái. Chuê n chính là cách duy nhất giúp
người đàn ơng góa vợ có nơi nương tựa, được chăm sóc, sẻ chia khi ốm đau, về già
đồng thời duy trì mối quan hệ thông gia tốt đẹp giữa hai nhà. Xưa kia, tục chuê nuê
được tuân thủ chặt chẽ như luật tục. Xã hội ngày càng phát triển, tục nối dây này

không còn cứng nhắc nữa mà linh hoạt hơn. Tùy những hồn cảnh khác nhau
nhưng nói chung người Ê-đê ln cố gắng thực hiện tục chuê nuê. Tuy nhiên, do
có những chênh lệch về tuổi tác, lối sống nên tục này cũng có khi khơng được thực
hiện. Trên thực tế, để tránh những thiệt thòi đáng tiếc cho người nuê, người Ê-đê
rất thận trọng, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện nối dây chứ không hề ép buộc
vội vàng, tùy tiện. Trong thờ cúng, người Ê-đê đặc biệt tơn kính vị thần Aê Diê, Aê
Du. Họ cho rằng đây là vị thần sáng tạo ra mn lồi, giành cho con người rất
nhiều đặc ân, từ những gì to lớn như trời đất: “chim mng trên trời, con người
dưới đất, lồi cá dưới sông, dưới biển, con thú trong rừng, trên núi” [92; tr.663]
đến những thứ nhỏ như cây kim sợi chỉ: “Cái khố sọc đỏ hoa knung / Cái khố sọc
trắng hoa me / Cái khố của ông Trời, trên trời thả xuống cho” [92; tr.712]. Và vị
thần làm cho đồng bào người Ê-đê nói chung sợ hãi, kinh hồng nhất đó là Aê
Mghi, Aê Mghan; Mtao Tlua, Kbua Lan. Đây là những vị thần sẽ trừng trị con
người khi con người phạm vào tội loạn luân. Hình phạt rất ghê ghớm: trời đất rung
chuyển, hạn hán, dịch bệnh, … Khơng chỉ có đơi trai gái loạn ln mới bị phạt mà
cả cộng đồng sẽ chịu chung một hình phạt. Bởi vậy, với người Tây Nguyên, tội
loạn luân là vô cùng nghiêm trọng và không được phép phạm vào.
Trong tâm thức người Mơ-nơng, họ ln có những mẹo nhỏ để giảm thiểu
những tai họa mà ác thần gây ra cho họ. Chẳng hạn, họ đeo lơng cơng ở cổ để
phịng ngừa thần Briêng chuyên bắt hồn người hay buộc củ bu ở trước cổng bon
làng và trên rẫy để ngăn ngừa thần Ndu gây gió bão cho bn làng. Người Mơnông trước đây rất tin vào bùa ngải, ma lai. Họ cho rằng, con người có thể chế tạo
bùa ngải hay biến thành ma lai để làm hại những người khơng ưa. Chính tín
ngưỡng ngun thủy này đã để lại hiều hậu quả đau thương trong buôn làng. Tộc
người này có tục lạ là căng tai đeo ngà voi – một nét văn hóa đặc sắc, hiếm có.
Trong bon làng có đồn người vừa đi đánh trận hay săn bắn trở về, phụ nữ phải


×