Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA


Khóa luận tốt nghiệp
Chuyên ngành Phương pháp dạy học
Đề tài:

THIẾT KẾ E-BOOK TỰ HỌC
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH –
PHẦN HÓA HỮU CƠ DÀNH CHO
GIÁO VIÊN HÓA HỌC PHỔ THÔNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Thị Hoàng Hoa
Sinh viên thực hiện: Mai Thủy Tiên

TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất đến ThS. Đào Thị Hoàng Hoa đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Sự tâm
huyết của cô chính là nguồn động lực to lớn để tôi hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Khang Bùi, một Việt Kiều
hiện đang sinh sống và học tập tại Úc đã giúp đỡ tôi thực hiện những bản thu âm
tốt nhất để hoàn thiện khóa luận của mình.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn Trần Thị Công
Danh – sinh viên lớp Hóa 4A khóa 35. Bạn là người cùng tôi chọn đề tài và vượt
qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành gửi những lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Phi Trung – giảng
viên bộ môn tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Sư Phạm kĩ thuật, bạn Huỳnh


Ngô Minh Tâm – sinh viên khoa Tiếng Anh, khóa 35 đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp 2A-khóa 37, lớp 3A, 3B-khóa 36
trường ĐHSP TP.HCM, giáo viên và các bạn học sinh trường Lê Hồng Phong,
Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thượng Hiền đã giúp tôi có những kết quả thực
nghiệm khách quan nhất.
Và cuối cùng, tôi gửi lời tri ân đến gia đình, thầy cô, bạn bè đã quan tâm,
giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Mai Thủy Tiên
Sinh viên khoa Hóa, khóa 35, trường Đại học
Sư Phạm TP.HCM


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................................4

1.1.1. Website ..................................................................................................................................5
1.1.2. E-book .....................................................................................................................................5

1.2. Tự học ...........................................................................................................................................6

1.2.1. Khái niệm tự học ................................................................................................................6
1.2.2. Các hình thức tự học.........................................................................................................7
1.2.3. Năng lực tự học ...................................................................................................................7

1.2.4. Vai trò của tự học ............................................................................................................ 10

1.2.5. Các yêu cầu cần thiết đối với hoạt động tự học ................................................. 11

1.3. Phương pháp giảng dạy phần Hóa học hữu cơ ................................................. 11
1.3.1. Hệ thống kiến thức Hóa học hữu cơ ở trường trung học phổ thông ....... 11

1.3.2. Nguyên tắc sư phạm trong giảng dạy các chất hữu cơ .................................. 12
1.3.3. Phương pháp giảng dạy phần Hóa học hữu cơ.................................................. 13

1.4. Dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and language

integrated learning - CLIL) ..................................................................................................... 14
1.4.1. Khái niệm ...........................................................................................................................14

1.4.2. Nội dung môn chuyên ngành ..................................................................................... 15
1.4.3. Bốn chữ “C” của CLIL..................................................................................................... 16
1.4.4. Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành và tích hợp trong tiết học CLIL. .......... 17


1.4.5. Thách thức khi áp dụng CLIL vào dạy học chuyên ngành bằng ngoại ngữ

.............................................................................................................................................................18

1.4.6. Cách khắc phục khó khăn trong khóa học CLIL ................................................ 20


1.5. E-book ........................................................................................................................................22

1.5.1. Khái niệm e-book ............................................................................................................ 22

1.5.2. Ưu điểm, nhược điểm của e-book ........................................................................... 22
1.5.3. Mục đích thiết kế e-book ............................................................................................. 22

1.5.4. Các yêu cầu thiết kế e-book ........................................................................................ 22
1.5.5. Các phần mềm thiết kế e-book ................................................................................. 24

1.6. Dạy môn Hóa học bằng tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông

.................................................................................................................................................................27

1.6.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Anh trong dạy học Hóa học. ..... 27

1.6.2. Thực trạng việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông . 28

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN

NGÀNH– PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ DÀNH CHO GIÁO VIÊN HÓA HỌC PHỔ THÔNG.

.....................................................................................................................................................................41
2.1. Nội dung kiến thức cơ bản của e-book ................................................................... 41

2.2. Nguyên tắc thiết kế e-book ............................................................................................ 48

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế về hình thức ............................................................................. 48
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế về nội dung ............................................................................... 48
2.2.3. Nguyên tắc thiết kế về tính ứng dụng .................................................................... 48

2.2.4. Nguyên tắc thiết kế về tính hiệu quả ..................................................................... 48

2.3. Qui trình thiết kế e-book ................................................................................................ 49
2.4. Thiết kế e-book ....................................................................................................................50
2.4.1. Cách thức tạo một khóa học mới ............................................................................. 50

2.4.2. Cấu trúc của một trang tài liệu (slide) trong Courselab 2.4 ........................ 55
2.4.3. Cách thức chèn các đối tượng vào slide................................................................ 58

2.4.4. Thiết kế bài tập dựa trên phần mềm Hot Potatoes 6...................................... 65

2.5. Cấu trúc và nội dung e-book ......................................................................................... 68


2.6. Hướng dẫn sử dụng e-book .......................................................................................... 72

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................... 76
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................................... 76
3.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................................... 76
3.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................................... 76

3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................. 77

3.5. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................................... 77
3.5.1. Đánh giá về hình thức ................................................................................................... 77

3.5.2. Đánh giá về nội dung ..................................................................................................... 78
3.5.3. Đánh giá về tính khả thi ............................................................................................... 82

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................................................... 83


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 88

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVCN

:

Anh văn chuyên ngành

CD-ROM

:

Compact disk-Read only memory-Đĩa dùng để ghi thông tin

E-book

:

Electronic book – Sách điện tử

GV

:

Giáo viên


HTML

:

Hypertext Markup Language-Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản

HS

:

Học sinh

HOTS

:

Higher order thinking skills – kĩ năng tư duy bậc cao

KHTN

:

Khoa học tự nhiên

LOTS

:

Lower order thinking skills – kĩ năng tư duy bậc thấp


SCROM

:

The Sharable Content Object Reference Model – tập hợp các

tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình e-learning dựa vào web
SV

:

Sinh viên

THPT

:

Trung học phổ thông

TNSP

:

Thực nghiệm sư phạm

TP.HCM

:


Thành phố Hồ Chí Minh

XML

:

Extensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống kiến thức Hóa học hữu cơ ở trường THPT ........................ 11

Bảng1.2: Một số chức năng của phần mềm Hot Potatoes 6 ................................ 27

Bảng 2.1: Nội dung 9 bài học hỗ trợ tự học Hóa học bằng tiếng Anh. ............ 44
Bảng 2.2: Chức năng của các đối tượng (Object) trong Courselab 2.4 .......... 56

Bảng 2.3: Nội dung unit 1 “Hydrocarbons” ............................................................... 69
Bảng 2.4: Nội dung unit 2 “Unsaturated hydrocarbons” .................................... 69

Bảng 2.5: Nội dung unit 3 “Isomers” ............................................................................ 70
Bảng 2.6: Nội dung unit 4 “Hydrocarbon rings” ..................................................... 70

Bảng 2.7: Nội dung unit 5 “Hydrocarbons from the Earth’s crust” ................ 70
Bảng 2.8: Nội dung unit 6 “Introduction to functional groups” ....................... 71

Bảng 2.9: Nội dung unit 7 “Alcohols, phenol and ethers” ................................... 71

Bảng 2.10: Nội dung unit 8 “Carbonyl compounds” ............................................. 72


Bảng 2.11: Nội dung unit 9 “The chemistry of life” ............................................... 72

Bảng 3.1. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò ................................. 77
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của SV và GV về hình thức của e-book .................... 77

Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá của SV và GV về nội dung của e-book ...................... 78
Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá của SV và GV về hiệu quả và tính khả thi của e-

book ............................................................................................................................................. 82


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 : Mối quan hệ qua lại giữa 4 chữ C của Coyle (1999)......................... 16
Hình 1.2: Logo của CourseLabs 2.4 ................................................................................ 24
Hình 1.3: Giao diện slide thiết kế của CourseLabs 2.4 .......................................... 26

Hình 1.4: Giao diện chính của Hot Potatoes 6........................................................... 27
Hình 1.5. Biểu đồ về mức độ tương thích của nội dung giáo trình các trường

phổ thông đang sử dụng dạy Hóa học bằng tiếng Anh so với nội dung

chương trình Hóa học phổ thông hiện hành tại Việt Nam................................... 30
Hình 1.6: Biểu đồ về các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa

học bằng tiếng Anh và mức độ sử dụng của GV ....................................................... 31
Hình 1.7: Biểu đồ về việc HS có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn

ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong lớp học ................................ 322
Hình 1.8: Biểu đồ về mức độ nắm được các kiến thức trọng tâm của môn


chuyên của HS ......................................................................................................................... 33

Hình 1.9: Biểu đồ về việc mức độ cải thiện vốn từ vựng tiếng Anh chuyên

ngành của HS ........................................................................................................................ 333
Hình 1.10: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng nghe-hiểu tiếng Anh trong

tiết học Hóa học bằng tiếng Anh của HS ................................................................... 344

Hình 1.11: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng nói (trong thuyết trình,

thảo luận, giao tiếp,...) tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh của

HS ..................................................................................................................................................35
Hình 1.12: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng đọc ( giáo trình, tài liệu

tham khảo chuyên ngành,…) tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng

Anh của HS ................................................................................................................................ 36
Hình 1.13: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng viết (ghi nội dung bài học,

viết báo cáo, tường trình, trình bày văn bản,…) tiếng Anh trong tiết học Hóa

học bằng tiếng Anh của HS ................................................................................................ 37
Hình 1.14 Biểu đồ về ý kiến đánh giá tỉ lệ sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt và

tiếng Anh) trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh ................................................. 38


Hình 2.1: Cửa sổ “New Course”- để tạo một khóa học mới ................................. 51



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đào Thị Hoàng Hoa

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa và sự giao lưu quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Nhu cầu chinh
phục tri thức mới của loài người ngày càng cao trong khi bể tri thức thì vô cùng rộng
lớn đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình một số công cụ hỗ trợ thiết yếu để
không bị tụt hậu về kiến thức. Trong số đó, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vốn kiến thức cho bản thân- dù cá
nhân đang hoạt động ở bất kì lĩnh vực nào. Đối với ngành sư phạm, mỗi giáo viên cần
trang bị cho mình vốn ngoại ngữ chuyên ngành để có thể tham khảo tài liệu nước
ngoài một cách thuận tiện, nâng cao hơn nữa chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Bên
cạnh đó, tại hội nghị các trường THPT chuyên năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đưa ra chủ trương “Nghiên cứu, thí điểm áp dụng một số chương trình dạy học tiên
tiến của thế giới tại một số trường THPT chuyên trọng điểm; thí điểm áp dụng việc
giảng dạy môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh tại một số
trường THPT chuyên” cùng với quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” đã tạo ra nguồn động lực to lớn
trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cả giáo viên và học sinh Việt Nam. Mặt
khác, thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở các trường đại học thật sự đáng
báo động. Cả giảng viên lẫn sinh viên đều không chú trọng việc này, thậm chí có
trường còn bỏ hẳn môn tiếng Anh chuyên ngành. Đa số giảng viên tiếng Anh đều là
giảng viên chuyên ngữ, đơn thuần dạy tiếng Anh. Chính vì thế khả năng am hiểu nội
dung, thuật ngữ, từ ngữ thuộc về nghề nghiệp nhiều khi chưa đến ngọn ngành. Nội
dung giáo trình tiếng Anh đôi khi chưa thật sự sát với môn học, chỉ dừng lại ở mức độ

cho SV làm quen với những thuật ngữ chuyên ngành, do đó hiệu quả áp dụng vào thực
tế chưa cao. Việc học tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi khả năng tự học cao nhưng tài
liệu tham khảo còn rất hạn chế. Từ những lí do trên đã làm động lực thôi thúc tác giả
thực hiện đề tài “Thiết kế e-book tự học tiếng Anh chuyên ngành – Phần Hóa hữu cơ
dành cho giáo viên Hóa học”.

SVTH: Mai Thủy Tiên

1


2. Mục đích nghiên cứu
-

Thiết kế e-book AVCN hỗ trợ việc tự học tiếng Anh chuyên ngành – Phần Hóa
học hữu cơ.

-

Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của ebook tự học AVCN.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở lý luận.
− Nghiên cứu về giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến môn AVCN.
− Sưu tầm chọn lọc các thông tin, hình ảnh, âm thanh liên quan đến AVCN.
− Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường
THPT.
− Nghiên cứu phần mềm thiết kế e-book.
− Thiết kế e-book tự học tiếng Anh chuyên ngành.
− TNSP để đánh giá hiệu quả và khả năng ứng dụng của e-book đối với việc tự

học của SV và GV Hóa học.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Trình độ anh văn của HS, GV phổ thông chuyên ngành Hóa học và việc thiết kế
e-book hỗ trợ hoạt động tự học tiếng Anh chuyên ngành.

5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế e-book có nội dung đầy đủ, hấp dẫn, bám sát nội dung Hóa học
phổ thông, giao diện đẹp, dễ sử dụng sẽ kích thích hứng thú học tập bộ môn, hỗ trợ tốt
quá trình tự học, góp phần nâng cao khả năng AVCN cho GV Hóa học phổ thông cũng
như SV ngành Hóa học.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá tài liệu.


6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-

Phương pháp quan sát: quan sát lớp học, sinh viên, GV trong việc học tập và
giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh.

-

Phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi với giáo viên phổ thông giảng dạy Hóa học
bằng tiếng Anh, giáo viên giảng dạy AVCN, sinh viên chuyên ngành Hóa học,
học sinh tại các trường THPT có dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh.


-

Phương pháp điều tra: khảo sát thực trạng dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh
ở một số trường THPT, điều tra để đánh giá hiệu quả và khả năng ứng dụng của
e-book.

6.3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu: Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu,
sau đó phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.

7. Phạm vi của đề tài
Thiết kế giáo trình hỗ trợ tự học tiếng Anh chuyên ngành- Phần Hóa hữu cơ
dành cho SV và GV Hóa học phổ thông.

8. Đóng góp mới của đề tài
Thiết kế e-book nhằm cung cấp thêm cho SV khoa Hóa ĐHSP TP.HCM và
những GV đã, đang, và sẽ dạy Hóa học bằng tiếng Anh nguồn tư liệu tham khảo để có
thể đọc hiểu và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh, hơn nữa có thể sử dụng tiếng Anh trong
việc giao tiếp và trình bày các vấn đề Hóa học bằng tiếng Anh, hoặc nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ trong việc dạy Hóa học bằng tiếng Anh.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Hiện
nay, tài liệu và công cụ tự học tiếng Anh giao tiếp vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, nguồn tư liệu để học và tự học tiếng Anh chuyên ngành Hóa thì có phần hạn
chế. Mặt khác, xu hướng dạy một số môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông đang
ngày càng mở rộng. Với mục tiêu có 30% học sinh trường chuyên đạt bậc 3 về ngoại
ngữ, theo tiêu chí do Hiệp hội Các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành, vào

năm 2015 và 50% vào năm 2020, ngoài các giải pháp tăng cường dạy ngoại ngữ trong
trường chuyên, một giải pháp mạnh đã được đưa ra trong đề án phát triển trường
chuyên của Bộ Giáo dục và đào tạo vừa được phê duyệt là tổ chức dạy học các môn
khoa học tự nhiên, khởi đầu là các môn toán, tin, sau đó sẽ triển khai ở các môn khác
như lý, sinh, hóa và các môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai dự án dạy các
môn học khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh gặp phải khó khăn đó là chưa có đội ngũ
GV thực sự có kiến thức tốt đồng thời ở môn chuyên và tiếng Anh. Hơn nữa, thực tế
cho thấy, với khả năng tiếng Anh còn yếu, nhiều HS dự thi Olympic quốc tế đã gặp
khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Anh và khó khăn hơn trong việc tiếp cận nội dung
đề thi, cách ra đề bằng tiếng Anh. Vì vậy việc triển khai dạy một số môn chuyên bằng
tiếng Anh vừa nhằm nâng cao vốn hiểu biết ngoại ngữ của HS vừa tạo điều kiện tốt
cho HS khi tham dự các kỳ thi quốc tế và khu vực". Do đó, tạo nguồn tư liệu tham
khảo và tự học Hóa học bằng tiếng Anh cho đội ngũ đang và sẽ là GV Hóa học là vô
cùng quan trọng.
Ngoài việc thiết kế nội dung học Hóa học bằng tiếng Anh phù hợp thì việc thiết
kế hình thức trình bày nội dung ấy sao cho sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú
của người học cũng không kém phần quan trọng. Ngày nay, sử dụng đa phương tiện
trong dạy học phát triển ngày càng sâu rộng. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự
xuất hiện và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra
nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy và học, tự học góp phần quan trọng trong việc
làm tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo, trong đó có e-learning – là một thuật ngữ mô


tả việc học và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay, sản
phẩm e-learning có 2 hình thức chủ yếu:
1.1.1. Website
Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ
nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một
trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP.
Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng

các CMS chạy trên máy chủ (website động). Website có thể được xây dựng bằng
nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails...).
Website là hình thức e-learning mang lại hiệu quả to lớn cho người học nên đã
phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Tất cả tiện ích cho người học đều có thể
tích hợp vào các website. Tuy nhiên, loại hình website học trực tuyến cũng có điểm
hạn chế. Cách học trực tuyến yêu cầu người học cần có máy tính kết nối internet và
đường truyền internet phải ổn định.
1.1.2. E-book
Thường có 2 định dạng:
 E-book định dạng PDF
Loại e-book này được xuất bản bằng cách dùng máy scanner để sao chụp lại
bản in của các sách in thông thường. Đây chỉ là bản số hóa của các sách in. Ngoài ra,
e-book dạng PDF còn có thể thực hiện bằng cách chuyển tập tin word với phần mở
rộng .doc thành .pdf. Loại e-book này phổ biến nhưng tính năng thấp, không có ưu
điểm gì vượt trội so với sách in bình thường.
 E-book định dạng HTML
• Có nhiều tính năng ưu việt và có giá trị sử dụng cao.
• Về hình thức, loại e-book này có giao diện đẹp, tính tương tác cao và
hấp dẫn như một website nhờ thiết kế dựa trên kĩ thuật đồ họa.
• Về nội dung, người thiết kế có thể tích hợp thêm các đoạn hình ảnh,
âm thanh, phim và các phần mềm khác. E-book thường ghi lên đĩa CD-


ROM và người học có thể sử dụng bất cứ lúc nào với máy tính không
cần nối mạng. E-book này góp phần hỗ trợ đáng kể cho tự học.
Trong thời gian gần đây, e-learning nhanh chóng trở thành đề tài nghiên cứu
khoa học của nhiều SV và học viên cao học. Các sản phẩm này đều tập trung vào các
chương trình Hóa học lớp 10,11,12 nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và tự học của HS phổ
thông, trong khi đó, nhu cầu tự học của SV cũng rất lớn, đồng thời tiếng Anh chuyên
ngành Hóa khá được chú trọng và được quan tâm. Giáo trình Anh văn chuyên ngành

Hóa mà khoa Hóa đang sử dụng do giảng viên khoa Anh – trường Đại học Sư phạm
TP.HCM biên soạn nên chưa thật sự sâu sát với kiến thức Hóa học. Những nghiên cứu
để tạo nguồn tài liệu tham khảo về tiếng Anh chuyên ngành cho SV chuyên ngành Hóa
học cũng như GV giảng dạy Hóa học chưa nhiều và chưa phong phú, trong đó chỉ có
hai đề tài “ Thiết kế e-book hỗ trợ việc tự học Anh văn chuyên ngành học phần 2 cho
sinh viên khoa Hóa – ĐHSP TP.HCM” của SV Lê Minh Xuân Nhị và Nguyễn Minh
Tài do PGS. TS. Trịnh Văn Biều hướng dẫn. Các khóa luận tốt nghiệp và luận văn
thạc sĩ ở trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh chưa có đề cập đến một tư liệu tự học nào về
chuyên ngành Hóa phần Hữu cơ phổ thông bằng tiếng Anh.

1.2. Tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [5], tự học là “quá
trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành
không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục,
đào tạo”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe
radio, giao tiếp với người có học, với các chuyên gia,…
Người tự học phải biết cách chọn lựa tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm
quan trọng của tài liệu đã học, đã nghe, biết viết tóm tắt, làm đề cương.
Cốt lõi của học là tự học. Người tự học phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài
mới tìm ra phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp với mình. Do đó, tự học đòi hỏi
người học tự học phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.


1.2.2. Các hình thức tự học
Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều [3], có nhiều hình thức tự học nhưng có thể chia
làm ba hình thức chính:
-


Tự học không có hướng dẫn: người học tự tìm tài liệu để đọc, hiểu và vận dụng
các kiến thức trong đó. Cách học này gây nhiều khó khăn cho người học vì mất
nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì và khả năng tự học cao.

-

Tự học có hướng dẫn: Người học có GV hướng dẫn từ xa bằng các phương tiện
nghe nhìn và các phương tiện thông tin khác.

-

Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Người học có tài liệu và trao đổi trực tiếp với
giáo viên một số tiết trong ngày, trong tuần để GV hướng dẫn, giảng giải sau
đó về nhà tự học.

1.2.3. Năng lực tự học
Theo Từ điển Tiếng Việt [11]: “Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho
con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.”
Theo Trinh Q. L & Rijiaarsdam, G [29]: “Năng lực tự học được thể hiện qua việc
chủ thể xác định đúng động cơ học tập của mình, có khả năng tự quản lí việc học của
mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt
động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và
hợp tác với người khác.”
Để phát triển năng lực tự học của người học, giáo viên cần hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi để người học hoạt động nhằm phát triển năng lực tự học.
Theo các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [13], [14] và Thái Duy Tuyên [17], [18],
năng lực tự học bao gồm:
1.2.3.1. Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi
người. Nhờ năng lực này mà con người tự làm giàu kiến thức của mình, vừa tự rèn

luyện tư duy và thói quen phát hiện, tìm tòi, …
Năng lực này đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự
vật, hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí


luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện khó khăn, mâu thuẫn, xung đột, các điểm
chưa hoàn chỉnh cần phải giải quyết, bổ sung; các bế tắc, nghịch lí phải khai thông,
khám phá, làm sáng tỏ, …
Để phát hiện đúng vấn đề, người học phải thâm nhập, hiểu biết khá sâu sắc đối
tượng, đồng thời liên tưởng, vận dụng những hiểu biết và tri thức khoa học tương ứng
mà mình đã có. Trên cơ sở đó, xuất hiện “linh cảm” và mạch suy luận được hình
thành. Sau nhiều lần xem xét thêm, vấn đề sẽ nói lên thành lời, hiện lên rõ ràng, từ đó
thúc bách việc tìm kiếm con đường và hướng đi để giải quyết.
1.2.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết, xác định
cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề, khảo sát các khía cạnh, thu
thập và xử lí thông tin, đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kinh nghiệm thực
tế cho thấy rất nhiều người học thu thập được một khối lượng thông tin phong phú
nhưng không biết hệ thống và xử lí như thế nào để tìm ra con đường đến với giả
thuyết.
Để dạy cho người học cách học thì điều quan trọng nhất là dạy cho họ cách thức
giải quyết vấn đề. Với kĩ thuật này, người học có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp
trong học tập cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, nên xem kĩ thuật giải quyết vấn đề
vừa là công cụ nhận thức, nhưng đồng thời cũng là mục tiêu của việc dạy cho người
học phương pháp tự học.
1.2.3.3. Năng lực xác định những kết luận đúng từ quá trình giải quyết
vấn đề
Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình
thành kết quả và đề xuất hoặc áp dụng vấn đề mới. Trên thực tế, có rất nhiều trường
hợp được đề cập đến trong lúc giải quyết vấn đề, vì thế người học có thể đi chệch vấn

đề chính đang giải quyết. Vì vậy, hướng dẫn cho người học kĩ thuật để xác định kết
luận đúng có vai trò không kém phần quan trọng so với kĩ thuật phát hiện và giải quyết
vấn đề.


1.2.3.4. Năng lực tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày, bảo vệ
kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình; tự thể hiện qua sự đối thoại, giao
tiếp với bạn bè, thầy cô để tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Khi người học tự bảo vệ kiến thức hay chính kiến ban đầu của mình sẽ nảy sinh
nhu cầu nghiên cứu tài liệu, trao đổi, hợp tác với bạn bè, đồng nghiệp. Các kĩ năng về
giao tiếp cộng tác, huy động nguồn lực sẽ được rèn luyện. Kết quả đó vừa làm giàu
thêm tri thức, vừa làm sáng tỏ các tri thức học được từ tài liệu. Từ đó, người học sẽ
thấy tự tin, chủ động hơn, đồng thời sẽ có thái độ dám chịu trách nhiệm về các quyết
định mình đã lực chọn và có kĩ năng lập luận, bảo vệ các quyết định của chính mình.
1.2.3.5. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc nhận thức kiến
thức mới)
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ngay trong thực tiễn
cuộc sống: hoặc là người học vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực
tiễn; hoặc trên cơ sở lí thuyết và phương pháp đã có để nghiên cứu, khám phá, thu
nhận thêm kiến thức mới. Cả hai điều này đều đòi hỏi người học phải có năng lực vận
cụng kiến thức
Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt trong các trường hợp mới, lại
làm xuất hiện các vấn đề đòi hỏi phải giả quyết. Từ đó, hứng thú học tập, niềm say mê
và khao khát được tìm tòi, khám phá, áp dụng kiến thức và kinh nghiệm tăng lên, các
động cơ học tập đúng đắn được bồi dưỡng vững chắc.
1.2.3.5. Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Hoạt động nào cũng cần được kiểm tra và đánh giá. Hoạt động tự học cũng
không phải ngoại lệ. Kiểm tra và đánh giá giúp người học thấy được việc tự học của
bản thân có đạt được kết quả như mong đợi hay không. Chỉ có như vậy người học mới

dám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn tìm tòi, sáng tạo tìm ra cái mới, cái hợp lí
và hiệu quả.
Mặt khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các kĩ năng phát hiện và giải quyết
vấn đề, kết luận và áp dụng kết quả của quy trình giải quyết vấn đề đòi hỏi học sinh


phải luôn đánh giá và tự đánh giá. Không có khả năng tự đánh giá, học sinh khó có thể
có tự tin trong việc phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học.
Người học có thể đánh giá và tự đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
- Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những yêu cầu, nội dung trong sách giáo
khoa, sách bài tập.
- So sánh việc làm của mình với chỉ dẫn của sách, chỉ dẫn của giáo viên.
Tóm lại, sáu năng lực trên vừa đan xen, vừa tiếp nối nhau để tạo nên năng lực
tự học của người học. Các năng lực trên cũng là năng lực của người nghiên cứu khoa
học. Vì vậy, nếu rèn luyện được các năng lực đó, người học đã đặt mình vào vị trì của
người nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác là sự rèn luyện năng lực tự học, tự
nghiên cứu. Cũng chính việc học như vậy, đòi hỏi việc dạy không chỉ truyền thụ kiến
thức, mà giáo viên phải đặt mình vào vai trò của người hướng dẫn người học nghiên
cứu, tìm tòi.
1.2.4. Vai trò của tự học
Theo xu thế của giáo dục hiện đại, người học đứng ở vị trí trung tâm của quá
trình dạy học, người dạy chỉ đóng vai trò định hướng, cố vấn cho quá trình ấy. Vì thế,
người học cần phải chủ động, tích cực trong việc học của mình. Muốn chủ động,
người học bắt buộc phải có công đoạn chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung bài mới ở nhà để
khi đến lớp, người học có đủ khả năng làm chủ quá trình chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh
đó, việc nắm vững nội dung bài cũ cũng là một tiền đề quan trọng giúp người học tự
tin hơn trong việc nghiên cứu bài mới. Muốn làm tốt cả hai yêu cầu trên, người học
bắt buộc phải có năng lực tự học vì những kiến thức do tự học đem lại mới là những
kiến thức bền vững nhất.

Thời gian tự học không những giúp người học ôn tập lại những gì đã nghe
giảng trên lớp mà còn là thời gian để người học vận dụng, tìm tòi, suy ngẫm những
bài tập, những kiến thức khó theo cách của riêng mình. Thông qua đó, tự học bồi
dưỡng năng lực phân tích, bản lĩnh vững vàng trước khó khăn, thử thách.


Tự học còn là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối
lượng kiến thức đồ sộ với quĩ thời gian ít ỏi ở nhà trường .
1.2.5. Các yêu cầu cần thiết đối với hoạt động tự học
Theo các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [13], [14] và Thái Duy Tuyên [17], [18]
việc tự học chỉ thực sự đạt kết quả tốt khi người học vạch định cho mình một kế hoạch
và phương pháp tự học khoa học. Công việc này không phải tiến hành dễ dàng ở tất cả
mọi người, vì nội dung tự học phụ thuộc vào từng đối tượng nội dung cụ thể. Tuy
nhiên, các tác giả trên cũng nêu lên một số yêu cầu cần thiết nhất cho hoạt động tự học
như sau:
Yêu cầu 1: Xác định nhu cầu, động cơ để kích thích hứng thú học tập
Các động cơ học tập chia làm hai nhóm:
• Nhóm 1: Các động cơ hứng thú nhận thức
• Nhóm 2: Các động cơ trách nhiệm, nhiệm vụ học tập.
Yêu cầu 2: Xác định mục đích và nhiệm vụ tự học.
Yêu cầu 3: Xây dựng kế hoạch tự học.
Yêu cầu 4: Lập thời gian biểu cho tự học.

1.3. Phương pháp giảng dạy phần Hóa học hữu cơ
1.3.1. Hệ thống kiến thức Hóa học hữu cơ ở trường trung học phổ thông
Các kiến thức hóa học hữu cơ ở trường THPT mang tính chất kế thừa, phát
triển và hoàn thiện các nội dung được nghiên cứu ở trường THCS.
Bảng 1.1: Hệ thống kiến thức Hóa học hữu cơ ở trường THPT
Vấn đề cơ bản


Nội dung
-

Cung cấp kiến thức cơ bản về thuyết cấu tạo
hợp chất hữu cơ cùng với thuyết electron, liên

Các khái niệm mở đầu – đại

kết hóa học tạo nên cơ sở lí thuyết chủ đạo cho

cương về hóa hữu cơ

phần hóa học hữu cơ.
-

Khái niệm mở đầu, phân loại chất trong hóa học
hữu cơ


-

Cách xác định thành phần định tính, định lượng,
lập công thức.

-

Thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ.

-


Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, liên kết hóa
học, sự lai hóa.

-

Nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ:
hidrocacbon, hợp chất có nhóm chức, hợp chất
cao phân tử, tính chất hóa học đặc trưng của dãy

Nghiên cứu các loại hợp chất
hữu cơ cơ bản

đồng đẳng.
-

Hệ thống ngôn ngữ hóa học trong hóa hữu cơ.

-

Qui luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu
cơ, loại phản ứng, cơ chế, đặc điểm của phản
ứng, qui luật ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên
tử trong phân tử.

-

Kiến thức về kĩ năng hóa học, phương pháp giải
các bài tập hóa học hữu cơ.

Ứng


dụng

thực

tiễn



-

Nghiên cứu kĩ một chất điển hình trong dãy
đồng đẳng có ứng dụng nhiều trên thực tế, trên

phương pháp điều chế các loại

cơ sở đó hiểu được cấu tạo, tính chất đặc trưng

hợp chất hữu cơ cơ bản.

của các chất trong dãy.
-

Phương pháp điều chế các hợp chất hữu cơ có
nhiều ứng dụng trên thực tế.

1.3.2. Nguyên tắc sư phạm trong giảng dạy các chất hữu cơ
-

Đảm bảo tính liên tục trong nghiên cứu các chất vô cơ, hữu cơ, tránh sự tách biệt

giữa hai ngành học. Trong giảng dạy, cần cho học sinh thấy rõ các chất vô cơ,
hữu cơ có mối liên quan với nhau: các chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp đều
được hình thành từ các chất vô cơ, chúng đều có chung cơ sở lí thuyết là học
thuyết cấu tạo chất. Tất nhiên các chất hữu cơ và quá trình biến đổi của chúng có


những nét đặc trưng khác biệt với các chất vô cơ. Vì vậy, trong quá trình giảng
dạy cần có sự so sánh khái niệm, tính chất để mở rộng kiến thức cho học sinh.
-

Chú trọng kiến thức lí thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ để làm tăng khả năng giải
thích, dự đoán lí thuyết trong quá trình nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ
thể.

-

Khi giảng dạy các chất cụ thể cần thường xuyên sử dụng kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ hóa học trong hóa hữu cơ: kĩ năng viết, sử dụng công thức cấu tạo, công
thức tổng quát, danh pháp hóa học khi biểu diễn các loại hợp chất hữu cơ, phản
ứng hữu cơ. Từ đó hình thành khả năng tư duy, khái quát hóa trong nghiên cứu
các loại hợp chất hữu cơ.

-

Khi hình thành các khái niệm cơ bản cần chú ý liên hệ, củng cố và phát triển các
khái niệm cũ có liên quan.

-

Trong giảng dạy cần chú ý kết hợp thực hiện các nhiệm vụ dạy học: truyền thụ

kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy
cho HS.

Những nguyên tắc giảng dạy này sẽ được chúng tôi lưu ý khi thiết kế e-book.
1.3.3. Phương pháp giảng dạy phần Hóa học hữu cơ
1.3.3.1. Phương pháp giảng dạy về hiđrocacbon
Phần hiđrocacbon được nghiên cứu ở học kì II lớp 11 trong chương trình hóa
học phổ thông. Nội dung phần hidrocacbon có ý nghĩa nhận thức, giáo dục to lớn, các
hidrocacbon là những tài liệu phong phú để hình thành các khái niệm hóa học quan
trọng nhất, bởi chúng đơn giản về thành phần phân tử và như là những nguyên liệu
xuất phát để điều chế nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp hơn.
Khi nghiên cứu hiđrocacbon, trên cơ sở khái niệm đại cương về hóa hữu cơ cần
chú ý đến cấu tạo nguyên tử cacbon để phát triển khái niệm bản chất các liên kết hóa
học, các dạng lai hóa, cơ chế phản ứng, tính chất các loại hiđrocacbon và sự phụ thuộc
của chúng vào cấu tạo phân tử.
Về phương pháp:


-

Sử dụng phương pháp logic hợp lý so sánh, khái quát hóa, phân tích tổng hợp để
giúp học sinh tìm hiểu bản chất của hiện tượng, sự giống nhau và khác nhau giữa
các loại hidrocacbon, các quá trình biến đổi qua lại.

-

Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại kết hợp phương pháp trực quan
(thí nghiệm, mô hình, máy chiếu,…) và đặc biệt chú ý đến các hoạt động độc lập
của học sinh khi làm việc với sách giáo khoa, sách tham khảo, hoàn thành các
dạng bài tập hóa học.

1.3.3.2. Phương pháp giảng dạy về các hợp chất hữu cơ có nhóm chức

-

Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học để làm sinh động các nội dung:
cấu tạo chất, đồng đẳng, đồng phân.

-

Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử, nhóm chức trong phân tử, nhấn mạnh đặc
điểm cấu tạo của nhóm chức ở các hợp chất hữu cơ khác nhau nên tính chất hóa
học khác nhau, chính nhóm chức gây ra phản ứng đặc trưng cho hợp chất.

-

Sử dụng phương pháp logic hợp lý so sánh, khái quát hóa, phân tích tổng hợp để
giúp học sinh tìm hiểu bản chất của hiện tượng, sự giống nhau và khác nhau về
cấu tạo, tính chất,… giữa các hợp chất.

-

Sử dụng phương pháp trực quan: thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh,…
Giống như các nguyên tắc, các phương pháp dạy học này cũng sẽ được lưu ý

sử dụng khi thiết kế e-book.

1.4. Dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and language
integrated learning - CLIL)
1.4.1. Khái niệm
CLIL là tên viết tắt của Content and language integrated learning - một cách

tiếp cận dạy học tích hợp chuyên ngành và ngôn ngữ. Khái niệm này được đưa ra lần
đầu vào năm 1994 bởi David Marsh tại trường Đại học Jyväskylä , Phần Lan và Anne
Maljers tại trường Đại học Utrecht, Hà Lan. Đây là một hướng tiếp cận để giảng dạy
các môn học chuyên ngành thông qua việc sử dụng ngoại ngữ. Thông qua khóa học
CLIL, người học tiếp thu kiến thức và những hiểu biết về môn chuyên ngành đồng
thời học và sử dụng ngoại ngữ. CLIL không phải là điều gì quá mới mẻ và xa lạ, đó là


một tên khác đơn giản và dễ hiểu hơn của các cách tiếp cận truyền thống hơn của việc
giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ như “Content-based Learning” nghĩa là học
ngôn ngữ dựa vào nội dung hoặc “Cross Curricular Content” nghĩa là thông qua nội
dung chương trình học được ngôn ngữ.
1.4.2. Nội dung môn chuyên ngành
Từ “content” có nghĩa là nội dung, là từ đầu tiên trong “CLIL”, bao gồm
những kiến thức, kĩ năng, những hiểu biết liên quan đến những yếu tố cụ thể trong
chương trình giảng dạy. Thông qua nội dung chương trình giảng dạy môn chuyên
ngành sẽ giúp định hướng cho việc học ngoại ngữ. Việc tìm hiểu môn khoa học bao
gồm các kiến thức và hiểu biết cao hơn về thế giới vật chất và cơ học; các tác động mà
khoa học gây nên cho cuộc sống và môi trường; các khái niệm mang tính khoa học;
nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, người học cũng cần phát triển các kĩ năng sử dụng
chính xác ngôn ngữ chuyên ngành. Do đó, GV môn chuyên ngành trong khóa học
CLIL cần phải biết rõ ngôn ngữ học thuật chuyên ngành để hỗ trợ người học trao đổi,
thảo luận trong tiết học, cách đưa ra câu hỏi khoa học, phân tích ý tưởng khoa học,
đánh giá thực nghiệm và đưa ra những chứng minh và rút ra kết luận. Để đạt được
những kĩ năng này, GV cần hỗ trợ thêm về các điểm ngữ pháp và từ vựng chuyên
ngành cần thiết.


1.4.3. Bốn chữ “C” của CLIL:


Hình 1.1 : Mối quan hệ qua lại giữa 4 chữ C của Coyle (1999)
Một tiết học theo hướng tiếp cận CLIL không phải là một tiết học ngoại ngữ,
cũng không phải là một tiết học môn chuyên ngành được truyền đạt bằng ngoại ngữ.
Theo giáo sư Do Coyle, làm việc tại trường Đại học Aberdeen, một tiết học CLIL
thành công khi có sử dụng kết hợp 4 chữ C trong CLIL (Coyle, 1999):
1. Nội dung môn chuyên ngành (content): trả lời cho câu hỏi ‘Chủ đề khoa học là
gì?’ Ví dụ : Hydrocacbon.
2. Giao tiếp (communication): sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong lớp học đồng
thời học để thu nhận và sử dụng được ngôn ngữ nhằm trả lời cho câu hỏi ‘Loại ngôn
ngữ khoa học nào được người học sử dụng để trao đổi trong tiết học?’ Ví dụ: Sử dụng
ngoại ngữ để so sánh và đối chiếu, phân tích những điểm giống và khác nhau giữa
hidrocacbon no và hidrocacbon không no.
3. Nhận thức (cognition): Phát triển những kĩ năng tư duy mà liên quan đến sự
hình thành các khái niệm (cụ thể hoặc trừu tượng), một số kĩ năng như : ghi nhớ (liệt
kê, gọi tên, liên hệ, đánh vần, nhắc lại, nhận diện,…), định nghĩa, phân tích, so sánh –
đối chiếu, phân loại, dự đoán, đưa ra lí do, tư duy sáng tạo, tổng hợp, đánh giá. Câu
hỏi đặt ra cho chữ C này là ‘Những kĩ năng tư duy nào là cần thiết cho người học
trong giờ học môn chuyên ngành khoa học?’ Ví dụ : Tại sao ancol và acid cacboxylic
tan tốt trong nước nhưng hydrocacbon lại không tan được? Phân tích các mặt mạnh


×