Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Nguyệt Minh

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Nguyệt Minh

Chuyên ngành : Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình


của Thầy hướng dẫn và những người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Tuấn cùng các thầy
cô khoa Địa Lý Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ
dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn.
Nguyễn Nguyệt Minh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI .......8
1.1. Cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái ....................................................................8
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái ........................................................................8
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái ..........................................................16
1.1.3. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái .......................................................18
1.1.4. Những yêu cầu của du lịch sinh thái ........................................................18
1.1.5. Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia ...............................................24
1.2. Cơ sở thực tiễn về Du lịch sinh thái ...............................................................31
1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia

trên thế giới ........................................................................................................31
1.2.2. Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia của Việt Nam ........................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................40
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST VƯỜN
QUỐC GIA U MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG ......................................41
2.1. Giới thiệu về VQG U Minh Thượng ..............................................................41
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển VQG U Minh Thượng .........................41
2.1.2. Mục tiêu thành lập VQG U Minh Thượng ..............................................42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VQG U Minh Thượng .....................42
2.1.4. Các khu chức năng ...................................................................................43
2.2. Tiềm năng phát triển DLST............................................................................44
2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ..............................................................44
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .....................................................................44
2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................57
2.2.4. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................63


2.3. Hiện trạng phát triển DLST ............................................................................64
2.3.1. Khách du lịch ...........................................................................................64
2.3.2. Doanh thu du lịch.....................................................................................69
2.3.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .................................72
2.3.4. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ban du lịch ..........................................73
2.3.5. Hiện trạng các tuyến du lịch đã được khai thác .......................................73
2.3.6. Hiện trạng các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ............................74
2.3.7. Hiện trạng hoạt động du lịch với công tác bảo tồn ..................................76
2.3.8. Hiện trạng những lợi ích du lịch mang lại cho cộng đồng ......................78
2.4. Những điểm mạnh - yếu - cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST ở VQG
U Minh Thượng.........................................................................................................79
2.4.1. Những điểm mạnh và yếu ........................................................................79
2.4.2. Những cơ hội và thách thức .....................................................................83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................86
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST VQG U
MINH THƯỢNG ....................................................................................................87
3.1. Định hướng phát triển DLST..........................................................................87
3.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................87
3.1.2. Các định hướng cụ thể .............................................................................88
3.2. Kiến nghị và giải pháp phát triển DLST ........................................................94
3.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch
sinh thái.....................................................................................................94
3.2.2. Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái ........................94
3.2.3. Giải pháp về quản lý ................................................................................94
3.2.4. Giải pháp về khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch .....................................................................................95
3.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách ...............................................................95
3.2.6. Giải pháp về đào tạo ................................................................................97
3.2.7. Giải pháp tiếp thị .....................................................................................98
3.2.8. Giải pháp về hợp tác đầu tư .....................................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Phí tham quan đối với du khách ở VQG Galápagos ........................... 32
Bảng 2.1 : Các phân khu chức năng tại VQG U Minh Thượng ........................... 43
Bảng 2.2 : Diện tích các kiểu lớp phủ thực vật VQG U Minh Thượng ................ 45
Bảng 2.3 : Danh sách các loài thú ăn thịt ở VQG U Minh Thượng ..................... 49
Bảng 2.4 : Tài nguyên thú rừng ở một số VQG trong cả nước ........................... 50
Bảng 2.5 : Những loài chim quan trọng trong bảo tồn tại VQG UMT................. 51
Bảng 2.6 : So sánh bò sát giữa VQG U Minh Thượng với các VQG, khu bảo

tồn thiên nhiên khác. ........................................................................... 52
Bảng 2.7 : Cấu trúc thành phần loài động vật nổi ở VQG U Minh Thượng ........ 53
Bảng 2.8 : Các Bộ Côn Trùng ở VQG UMT cùng với số loài và họ tương ứng .. 54
Bảng 2.9 : Dân số các xã vùng đệm và vùng lõi VQG U Minh Thượng.............. 58
Bảng 2.10: Lượng

khách

đến

tham

quan

VQG

U

Minh

Thượng

giai đoạn 2008-2011 ............................................................................ 65
Bảng 2.11 : Doanh thu du lịch của VQG U Minh Thượng giai đoạn
2008 – 2011 ......................................................................................... 69
Bảng 2.12 : Doanh thu của các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên trong nước
năm 2011 ............................................................................................. 71
Bảng 2.13 : Những hoạt động du lịch mà người dân địa phương muốn tham gia
ở VQG UMT ....................................................................................... 78
Bảng 2.14 : Nguyện vọng của người dân địa phương khi được tham gia vào

hoạt động du lịch ................................................................................. 79


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Số lượt khách đến tham quan VQG UMT (2008-2011) ...................65
Biểu đồ 2.2 : Thể hiện cơ cấu khách tham quan VQG UMT (2008-2011) ............67
Biểu đồ 2.3 : Doanh thu du lịch của VQG UMT giai đoạn 2008 – 2011 ...............70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc DLST ..........................................................................................15
Hình 1.2: Mô hình phân vùng hoạt động du lịch trong VQG ...................................20
Hình 1.3: Các dạng quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên ..................25
Hình 2.1: Sơ đồ nhân sự trung tâm DLST VQG U Minh Thượng ...........................43


DANH MỤC VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

VQG

Vườn quốc gia

UMT

U Minh Thượng

ĐHQGHN


Đại học quốc gia Hà Nội

KH & CN

Khoa học và công nghệ

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống của người dân đang ngày càng được nâng cao thì du
lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về mặt kinh tế, du lịch
đã trở thành một ngành quan trọng, một ngành kinh tế tổng hợp năng động và được
coi là phương sách hiệu quả để mỗi vùng, mỗi quốc gia phát triển nền kinh tế của
mình.
Tuy nhiên, những nước có du lịch phát triển đều đã nhận ra cái giá phải trả
cho các hoạt động du lịch là không nhỏ, bởi những tác động tiêu cực của nó đến
kinh tế - xã hội và môi trường. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động du lịch là phải hạn chế
được những tác động tiêu cực mà nó gây nên, nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững.

Du lịch sinh thái (DLST) là mô hình du lịch có trách nhiệm cao với môi
trường và cộng đồng. Nó đang là xu thế phát triển nhanh chóng và thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Năm 2002, Tổ chức Du lịch Thế giới xác
định là “năm DLST” với chủ đề: “DLST: Bí quyết phát triển bền vững”. Điều này,
phản ánh sự quan tâm và công nhận ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với
DLST trong việc góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nhân loại.
Ở Việt Nam, du lịch mới chỉ phát triển rộng rãi trong vài thập niên gần đây,
nên những tác động tiêu cực của nó đến Kinh tế - Xã hội và môi trường còn chưa
bộc lộ hết. Vì thế, DLST cũng ít được quan tâm và chưa phát triển đúng với bản
chất của nó, mặc dù ở Việt Nam có tiềm năng to lớn cho loại hình du lịch này.
Vườn quốc gia (VQG) U Minh Thượng là một Vườn Quốc Gia của Việt
Nam, được nâng cấp từ khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên thành vườn
quốc gia theo Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Thủ
tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vườn quốc gia U Minh
Thượng là một khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao nhất khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long với 387 loài thực vật, 172 loại côn trùng, 66 loại cá, 7 loại ếch nhái,


2

31 loại bò sát và 172 loài chim, 32 loài thú. Đến U Minh Thượng, du khách sẽ được
tận hưởng không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng, tha hồ nhìn
ngắm chim muông, thú rừng, và các loài động thực vật. Nhiều địa chỉ để tham quan
như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà,
và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai... Chính vì vậy mà du khách đến với U
Minh Thượng ngày càng đông hơn, tuy nhiên VQG U Minh Thượng chưa có một
quy hoach thật sự hợp lý để phát triển ngành du lịch nơi đây đặc biệt là du lịch sinh
thái nhằm phát triển bền vững quần thể sinh vật nơi đây.
Vấn đề đặt ra cho VQG U Minh Thượng hiện nay là sớm xây dựng một mô
hình DLST phù hợp để vừa phát triển được du lịch lại vừa bảo tồn được các giá trị

tự nhiên, giá trị văn hóa - nhân văn bản địa, đồng thời góp phần cải thiện đời sống
nhân dân địa phương.
Chính vì vậy mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tiềm năng và hiện trạng phát triển
Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng – Tỉnh Kiên Giang ” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Trong vài thập niên gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi, bộc lộ
ngày càng rõ các tác động của nó đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của các
lãnh thổ du lịch. Vì thế, các nhà nghiên cứu du lịch đã rất quan tâm nghiên cứu đến
những tác động này và cố gắng tìm ra những mô hình phát triển du lịch hiệu quả
nhất (hạn chế được ít nhất những tác hại và gia tăng tối đa những lợi ích mà du lịch
mang lại) nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Một trong những mô hình
được quan tâm nhiều nhất là mô hình DLST.
DLST mới chỉ bắt đầu được bàn đến trên thế giới từ những năm đầu của thập
kỷ 80. Những nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos –
Lascurain, Buckley…cùng rất nhiều các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DLST
của các nhà khoa học, các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này như: Cater, Chalker,
Dowling,... Hiệp hội DLST, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bảo


3

tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), … đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố
những quan điểm, khái niệm về DLST, các bài học thực tiễn cũng như những hướng
dẫn cho các nhà quản lý, tham gia hoạt động DLST như: Hiệp hội DLST đã xuất
bản cuốn “DLST: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch – Chẩn đoán DLST và
hướng dẫn quy hoạch”, George N.Walace (1998): Quản lý khách tham quan, bài
học từ VQG Galapagos; Karrtrina Brandon (1998): Những bước cơ bản nhằm
khuyến khích sự tham gia của dân địa phương vào dự án DLST.

2.2. Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam DLST là loại hình du lịch tương đối mới mẻ, nhiều vấn đề đang
tiếp tục được nghiên cứu quy hoạch và quản lý, điều hành du lịch. DLST nổi lên ở
Việt Nam từ khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự quan
tâm đặc biệt của các nhà khoa học du lịch và môi trường. Có nhiều các hội nghị, hội
thảo về DLST được tổ chức ở Việt Nam, như: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền
vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel
(CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nôi, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây
dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào
tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục du lịch phối hợp với IUCN và ESCAP.
Trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày và đã đóng góp nhiều giá trị quý báu
về cơ sở lý luận và cả những kinh nghiệm thực tiễn phát triển DLST của các nhà
nghiên cứu du lịch và môi trường đến từ nhiều nước trên trế giới và Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu, luận án Tiến sĩ, giáo trình… đã đề cập vấn đề
DLST, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn
Lanh, Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn…
Ngoài ra, những vấn đề DLST cũng có thể tìm thấy trên các trang Web của
các báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, trong các ấn phẩm chuyên
ngành.
Tại VQG U Minh Thượng đã có một số công trình nghiên cứu tổng thể sinh
thái tự nhiên đề cập các giá trị tài nguyên du lịch của vườn như về thú ăn thịt


4

(Carnivora) ở vườn quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang được đăng ở tạp chí
khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và công nghệ 25(2009). Nguyễn Kiêm
Sơn, Đỗ Thanh Hải, Đa dạng về thành phần loài cá Vườn Quốc Gia U Minh
Thượng, những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học & Kinh tế,

Hà Nội, 2005. Ngày 20.4, Sở KH&CN Kiên Giang đã tổ chức Hội đồng KH&CN
đánh giá, nghiệm thu đề tài “Biên hội, đánh giá tổng quan sinh thái Vườn Quốc gia
U Minh Thượng và đề xuất giải pháp bảo tồn” do Viện Kỹ thuật Biển chủ trì thực
hiện, PGS.TS Lương Văn Thanh làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện từ năm 2008
đến nay. Với mục tiêu đặt ra ban đầu, đề tài đã tổng hợp, biên hội lại được những
kết quả đã nghiên cứu về VQG U Minh Thượng, kết hợp với khảo sát thực tế để đưa
ra những đánh giá tổng quan về hiện trạng sinh thái rừng.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều bài viết mang tính khảo cứu và giới thiệu về tài
nguyên DLST trong VQG U Minh Thượng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể về
DLST ở đây vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Đề tài này hy vọng sẽ là tiền đề quan trọng
cho việc nghiên cứu, quy hoạch DLST sau này ở VQG U Minh Thượng.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn phát triển DLST trên thế giới và
Việt Nam, đề tài phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở VQG U Minh
Thượng để từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển DLST ở địa bàn
nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ
Dưới góc độ địa lí học (địa lí du lịch), khoá luận tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lí luận, thực tiễn phát triển DLST trên thế giới và
ở Việt Nam.
- Kiểm kê, đánh giá các tiềm năng DLST chủ yếu, hiện trạng phát triển
DLST ở VQG U Minh Thượng.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp cho phát triển DLST ở VQG


5

U Minh Thượng, đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo tồn, nhằm khai thác

bền vững nguồn tài nguyên du lịch.
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ VQG U Minh Thượng, bao gồm
cả vùng đệm và những mối liên hệ du lịch với các lãnh thổ du lịch Kiên Giang.
Các phân tích, đánh giá về tiềm năng, thực trạng chủ yếu là định tính do khả
năng và thời gian làm khoá luận còn hạn chế
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm chủ yếu
5.1.1.Quan điểm hệ thống
Quan điểm này đã được vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đề tài
đã nghiên cứu các mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội của VQG U Minh Thượng trong
một hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính khoa học và thực
tiễn.
5.1.2.Quan điểm lãnh thổ
Bất kì đối tượng nghiên cứu nào của địa lí đều phải gắn liền với một lãnh thổ
nhất định, du lịch cũng vậy. Lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian
của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và các dịch vụ cho du
lịch. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích, đánh giá
các tiềm năng cho phát triển DLST trong mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố ở
VQG U Minh Thượng.
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Vận dụng quan điểm này, các giải pháp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của môi
trường cần phải được coi trọng, các tác động của DLST trong VQG U Minh
Thượng đến khả năng chịu đựng của môi trường cần phải được tính đến sao cho
không để phá vỡ cân bằng sinh thái, tạo ra môi trường phát triển du lịch bền vững.
5.1.4. Quan điểm hỗ trợ cộng đồng địa phương
Đối với DLST, mục tiêu cơ bản là ủng hộ bảo tồn và đóng góp cho lợi ích
cộng đồng địa phương, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Do đó, những lợi ích



6

kinh tế có được từ hoạt động du lịch phải được quay trở lại phục vụ công tác bảo
tồn và hỗ trợ kinh tế cộng đồng dân cư khu vực VQG U Minh Thượng.
Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương là hết sức quan trọng vì cộng đồng
đồng bào dân tộc mới là người chủ đích thực của những giá trị nhân văn, là người
bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và tham gia các hoạt động du lịch tại VQG.
5.1.5. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo quá
trình của nó. Quan điểm này được vận dụng khi nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển của VQG U Minh Thượng và đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể để có được
những đánh giá đúng hiện tại, từ đó có cơ cở để đưa ra các dự báo, định hướng về
xu hướng phát triển của VQG U Minh Thượng trong tương lai.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài,
bắt đầu từ việc thu thập các số liệu, tranh ảnh, bài viết, báo cáo…có liên quan đến
VQG U Minh Thượng, sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh và lựa chọn ra những tài
liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tác giả đã tham khảo các nguồn như
Hồ sơ đăng kí di sản thiên nhiên thế giới, báo cáo thường niên của Ban quản lí
VQG và Sở Du lịch Thương mại tỉnh Kiên Giang.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phương pháp này, tác giả đã thực hiện
nhiều chuyến thực địa với các hoạt động chủ yếu là:
- Quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh.
- Gặp gỡ và trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài
nguyên (Trạm kiểm lâm), các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương (Ban
quản lý VQG U Minh Thượng và Sở Du lịch Thương mại Kiên Giang) và cộng
đồng địa phương.
5.2.3. Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu Địa lý. Bản đồ vừa được coi là


7

tư liệu, phương tiện nghiên cứu, vừa là phương tiện minh họa kết quả nghiên cứu
trong địa lý học nói chung và địa lý du lịch nói riêng.
Quá trình thực hiện khoá luận được bắt đầu bằng việc tìm hiểu địa bàn
nghiên cứu thông qua các bản đồ: Bản đồ địa hình VQG U Minh Thượng, bản đồ
dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đệm và VQG U Minh Thượng, bản đồ phân bố động,
thực vật quý hiếm VQG U Minh Thượng, bản đồ quy hoạch VQG U Minh Thượng,
bản đồ thảm thực vật VQG U Minh Thượng, bản đồ phân khu chức năng VQG U
Minh Thượng, bản đồ tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch Kiên Giang. Kết
quả nghiên cứu luận văn lại được thể hiện thông qua các bản đồ mới là bản đồ hành
chính VQG U Minh Thượng, bản đồ hiện trạng sử dụng rừng VQG U Minh Thượng
và bản đồ du lịch VQG U Minh Thượng.
5.2.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả phải sử dụng đến các phần mềm ứng
dụng MapInfo, khai thác các thông tin từ Internet.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: So sánh lãnh thổ
(so sánh với các VQG khác để thấy được những được điểm khác biệt, giá trị đặc
trưng riêng của VQG U Minh Thượng)
6. Những đóng góp chính của đề tài
- Xây dựng được cơ sở lí luận, thực tiễn liên quan đến đề tài và vận dụng vào
nghiên cứu ở VQG U Minh Thượng.
- Phân tích được những thế mạnh cũng như hạn chế và hiện trạng phát triển
DLST ở VQG U Minh Thượng.
- Đề xuất được định hướng và 6 nhóm giải pháp cụ thể.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Nội

dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST.
Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST VQG U Minh Thượng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển DLST VQG U Minh Thượng.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Theo một số học giả, thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp “tornos” có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa
thành “tornus” và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) có ý
nghĩa là đi chơi, du ngoạn, (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa,2004; Trần Đức
Thanh, 2003). Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch có nguồn gốc từ tiếng Hán. Theo
tiếng Hán, Từ du lịch theo tiếng Trung Quốc:
Du: tức là Hành là sự ra đi
Lịch: là sự trái đời người 4 yếu tố:
-

Thực: ăn tốt

-

Trú: ở tốt

-


Lạc: vui chơi, giải trí tốt

-

Y: mặc đẹp, mua sắm nhiều hàng hóa
Trên cơ sở giải thích về mặt từ ngữ, “du lịch” chỉ đơn giản là việc con người

rời khỏi nhà và lưu trú tạm thời ở một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình
trong một khoảng thời gian nhất định để nhằm nâng cao hiểu biết, tăng cường sức
khỏe, tìm kiếm thị trường kinh doanh, tạo các mối quan hệ với người thân và bạn
bè, v.v.
Tuy nhiên, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội rất phức tạp. Cùng với
quá trình phát triển, nội hàm khái niệm ngày càng được mở rộng. Cho nên hiện nay
ở nhiều quốc gia cách hiểu về du lịch vẫn còn có nhiều điểm khác nhau do góc độ
và thời gian tiếp cận không giống nhau.
Dưới đây xin nêu ra các cách tiếp cận cơ bản nhất, phổ biến nhất về du lịch
(Vũ Đức Minh, 1999):


9

 Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người:
Con người có rất nhiều nhu cầu một khi họ có thời gian rỗi và tiền bạc. Các
nhu cầu đó có thể là: nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm, v.v. Nhờ có
nhu cầu đa dạng của con người mà du lịch ra đời. Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu
của con người, I.I. Pirogionic đã định nghĩa : “Du lịch là một dạng hoạt động của
dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những

giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (Nguyễn Minh Tuệ,1996).
 Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế:
Từ khi hoạt động du lịch đã diễn ra khá phổ biến thì các hoạt động đi lại, ăn
ở, mua sắm, vui chơi giải trí trở thành các nhu cầu thiết yếu của chuyến đi và nó trở
thành cơ hội kinh doanh cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Từ đó du lịch được
quan niệm là một hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Theo
hai học giả người Mỹ McIntosh và Goeldner, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển, kể cả xúc tiến quảng bá, v.v. Như
vậy, với cách tiếp cận dưới góc độ du lịch là một ngành kinh tế thì du lịch được hiểu
là “một ngành kinh tế cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị
các tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du
khách” (Vũ Đức Minh, 1999).
 Tiếp cận du lịch dưới góc độ tổng hợp:
Hai tác giả McIntosh và Goeldner cho rằng muốn thật sự hiểu được khái
niệm và bản chất của du lịch một cách đầy đủ cần phải xem xét đến tất cả các chủ
thể (thành phần) tham gia vào hoạt động du lịch. Các chủ thể bao gồm: khách du
lịch, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, chính quyền sở tại,
dân cư địa phương. Tiếp cận du lịch dưới góc độ tổng hợp, các học giả người Mỹ
McIntosh, Goeldner, Ritchie khái quát: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các
mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh


10

doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp
đón khách du lịch” (Trần Đức Thanh, 2003).
Với sự đa dạng cách tiếp cận về du lịch như trên, việc đưa ra một khái niệm
có thể bao hàm tất cả nội dung là điều vô cùng khó khăn. Theo Luật Du lịch Việt
Nam năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Trần Văn
Thông, 2006).
Như vậy, qua định nghĩa về du lịch của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, du
lịch có ba tuyến nghĩa quan trọng. Tuyến nghĩa thứ nhất bao hàm việc di chuyển,
lưu trú, ăn uống, tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi, giải trí của con người và ở đó có
sự tương tác với các nhà cung ứng các dịch vụ; tuyến nghĩa thứ hai đó là nhằm thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của con người; tuyến nghĩa thứ ba có sự khống chế về mặt
thời gian, tức quá trình du khách thực hiện chuyến đi của mình chỉ diễn ra trong một
khoảng thời gian nào đó.
Mỗi tác giả viết lách đều có cách định nghĩa riêng của mình về du lịch, vì thế
có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về du lịch ( hàng trăm cách của hàng trăm
tác giả). Chung quy lại có 1 số cách định nghĩa như nhau:
-

Các cách định nghĩa ngắn gọn, bao quát:

Ví dụ: trong từ điển Tiếng Việt: hai chữ du lịch được định nghĩa như sau:
“Du lịch là đi chơi cho biết xứ người.”
Một nhà du lịch học người Pháp là Husher cũng có cách định nghĩa tương tự:
“ du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Như vậy phải khẳng định: Du lịch
là đi chơi chứ không phải đi làm, hay đi kiếm việc làm… Thi hào Nguyễn Du trong
Truyện Kiều có viết: “ Nghề chơi cũng lắm công phu…” . Bởi vậy mới có nhiều
điều mà chúng ta cần phải học.
Viện sĩ Nguyễn Khắc Kiệm, một nhà xã hội học nổi tiếng của Việt Nam cũng
đưa ra 1 cách định nghĩa ngăn gọn về du lịch: “ Du lịch là sự mở rộng về không
gian văn hóa của con người..”


11


Như vậy ở đây du lịch lại liên quan mật thiết tới văn hóa.
-

Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các quốc gia có
du lịch phát triển mạnh trên thế giới.
+Azak ( Ai Cập )
“ Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời, từ một vùng này

sang một vùng khác, từ mặt nước này sang mặt nước khác, vốn không gắn với sự
thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.”
+Kaspar ( Ý)
“ Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di
chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi
làm việc của họ.”
+Kpaff ( Thụy Sĩ)
“ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành
trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm
việc thường xuyên của họ.”
+Nhà kinh tế du lịch Người Đức Kalfiotis cho rằng:
“ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến
một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức. Do đó có thể tạo nên các
hoạt động kinh tế.
+Quan niệm của các nhà thống kê du lịch người Việt Nam: Nguyễn Cao
Thắng và Tô Đăng Hải (1990).
“ Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiều vụ phục vụ nhu cầu
tham quan, giải trí, nghĩ ngơi hoặc kết hợp hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên
cứu khoa học và các nhu cầu khác.”
Trên thế giới, Mỹ là nơi có hoạt động du lịch mạnh nhất và lớn nhất. Các học
giả du lịch người Mỹ cũng đóng góp rất nhiều các ly luận về du lịch.
Hai học giả Mỹ: Mathieson và Mall



12

Định nghĩa: “ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân tới nơi ở và làm việc
của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật
chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”
Theo các nhà Địa lý du lịch của Hoa Kỳ Michaud:
“ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi
lại và ngủ lại ít nhất 1 đêm ở ngoài nơi ở thường ngày với lí do: giải trí, kinh doanh,
chữa bệnh, thể thao hoặc tôn giáo”
Trong hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận với môi trường
thiên nhiên, phải có mối quan hệ với cộng đồng nơi đến mới đảm bảo cho một sự
phát triển du lịch lâu dài và bền vững.
Một nhà kinh tế du lịch người Mỹ là ColtMan ( Michael.M.Coltman) đã định
nghĩa: “ Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao
gồm:
1 – Du khách: Người bỏ tiền ra để đi du lịch
2 – Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng phục vụ du lịch ( khách sạn, nhà
hàng…)
3 – Chính quyền nơi diễn ra du lịch
4 – Dân địa phương tại nơi du lịch
Từ đó đưa ra định nghĩa:
“ Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua
lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình
thu hút và phục vụ nhu cầu của du khách”
1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, du lịch đại chúng vẫn chủ yếu chú trọng
đến việc săn bắn các loài thú lớn. Chính sự việc này đã gây phiền nhiễu tới đời sống
của các loài động vật hoang dã, phá hủy thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, dần

dần du khách cũng bắt đầu nhận thức được những tác hại sinh thái do họ gây ra và
hơn thế nữa người dân địa phương cũng đã có sự quan tâm đến giá trị của tự nhiên
và môi trường nên các tour du lịch chuyên về săn bắn chim, thú, cưỡi lạc đà, bộ


13

hành thiên nhiên đã bắt đầu có sự hướng dẫn và quản lý nghiêm ngặt. DLST dần
dần được định hình từ đây (Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006).
DLST (ecotourism) là loại hình du lịch khá mới mẻ (mới thật sự được quan
tâm từ thập kỷ 80) nhưng từng bước đã khẳng định được lý do tồn tại của nó ( thập
kỷ 90 của thế kỷ XX được coi như là “ thập kỷ của DLST ”).
Có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có
những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các
hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng: DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý,
du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền
vững (Lê Huy Bá (Chủ biên), Thái Lê Nguyên, 2006).
Ở góc nhìn hẹp, xét về mặt chữ nghĩa DLST đơn thuần chỉ là sự kết hợp ý
nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này
phức tạp hơn nhiều và cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm:
Năm 1987, nhà nghiên cứu tiên phong về DLST: Hector Ceballos Lascurain đã đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về DLST như sau: “ DLST là
du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt:
nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn
hóa được khám phá” (Phạm Trung Lương, 2002).
Năm 1991, Wood định nghĩa DLST như sau: “DLST là du lịch đến các khu
vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và
văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo
những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài
chính cho người dân địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002).
Năm 1993, Lindberg và Hawkins đưa ra khái niệm rất ngắn gọn nhưng phản

ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó: “DLST là du lịch có
trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện
phúc lợi cho nhân dân địa phương” ( Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006).
Năm 1994, nhấn mạnh đến yếu tố bảo vệ tài nguyên du lịch và giáo dục môi
trường, Buckley đã tổng quát khái niệm DLST như sau: “ Chỉ có du lịch dựa vào


14

thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới
được xem là DLST” (Phạm Trung Lương, 2002).
Như vậy, từ định nghĩa DLST được đưa ra đầu tiên vào năm 1987, sau nhiều
năm và qua nhiều định nghĩa khác nhau đã cho thấy có sự thay đổi về quan niệm.
Từ chổ cho rằng DLST đơn thuần chỉ là loại hình du lịch mà địa bàn của nó là các
khu vực tự nhiên còn tương đối hoang sơ và du khách đến đó ít có những hoạt động
làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, đó là DLST
còn có vai trò đóng góp cho bảo tồn, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, có
trách nhiệm và giáo dục cao về môi trường.
Mặc dù DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những
tên gọi khác nhau. Nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều
cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động
bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái, du
khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để
nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra
những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
DLST nói theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần:
1). Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường ; 2). Trách nhiệm với xã hội và cộng
đồng (Lê Huy Bá (Chủ biên), Thái Lê Nguyên, 2006).
Trong lần Hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam” (từ ngày 7 - 9/9/1999) do Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức trên

cơ sở phối hợp với nhiều Tổ chức Quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN, v.v, với sự
tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST. Định
nghĩa DLST lần đầu tiên được đưa ra ở Việt Nam như sau: “DLST là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002).


15

Có thể nói, định nghĩa do Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” đưa ra đã bao hàm đầy đủ nội dung của DLST.
Nó bao quát được các quan niệm về DLST của các nhà khoa học trên thế giới.
Trên cơ sở định nghĩa có thể khái quát thành sơ đồ cấu trúc của DLST như sau:
Du lịch thiên nhiên, văn
hóa bản địa

Du lịch Hỗ Trợ bảo tồn và giúp
đỡ cộng đồng
Du lịch

định nghĩa Du
lịch sinh thái

Du lịch có giáo dục môi
trường

Du lịch
Được quản lý bền vững
Hình 1.1: Cấu trúc DLST

Nguồn: (Lê Văn Lanh, 1998; Nguyễn Thị Sơn, 2000)


16

1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái
DLST là loại hình du lịch đặc thù so với các loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên khác vì tính ưu việt của nó đối với thiên nhiên, môi trường và xã hội. Nhìn
chung DLST có những đặc trưng cơ bản như sau (Nguyễn Thị Sơn, 2000):
 Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa bản địa:
DLST lấy tự nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở cho sự phát triển. Đó là các
khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học
cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm; các giá trị văn hóa bản địa có sự hình
thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như:
các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc, v.v. Bên cạnh
đó, DLST chỉ có thể phát triển trong điều kiện môi trường thuận lợi, đó là những
khu tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác động lớn bởi các hoạt động của con
người.
 Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái:
DLST là một loại hình du lịch có quy mô và đang tăng trưởng ở nhiều nước.
Một trong những lợi thế của DLST là việc nó tạo ra một sự thúc đẩy đối với việc
bảo tồn. Nguồn lợi tài chính thu được từ lệ phí vào cổng và các lệ phí khác liên
quan có thể bổ sung cho nguồn kinh phí bảo tồn (Kreg Lindberg, Donald E.
Hawkins, 1999). Việc hổ trợ bảo tồn trong DLST được thể hiện ở hai khía cạnh.
Một là, thông qua thu nhập từ du lịch có thể trích ra một phần để trả lương cho nhân
viên bảo vệ, cải tạo tự nhiên, nghiên cứu và bảo vệ môi trường sống cho động, thực
vật. Hai là, tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch và
được hưởng lợi, có như vậy họ sẽ ủng hộ phát triển DLST, thậm chí bảo vệ địa
điểm khỏi bị săn bắn trộm hoặc các xâm phạm khác.
 Có hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường:

Giáo dục và diễn giải về môi trường là một trong số các đặc điểm quan trọng
để phân biệt sự khác nhau giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên
khác. Thông qua các hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường nơi du khách
đến tham quan bởi các nhà hướng dẫn, các biển báo, các tờ rơi, v.v, sẽ giúp du


×