Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

tìm hiểu ca từ của nhạc sĩ trẻ (qua các ca khúc tiếng việt được yêu thích trên trang mạng mp3 zing vn trong năm 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 341 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Hồng Quyên

TÌM HIỂU CA TỪ CỦA NHẠC SĨ TRẺ
(QUA CÁC CA KHÚC TIẾNG VIỆT ĐƯỢC YÊU THÍCH
TRÊN TRANG MẠNG MP3.ZING.VN TRONG NĂM 2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Hồng Quyên

TÌM HIỂU CA TỪ CỦA NHẠC SĨ TRẺ
(QUA CÁC CA KHÚC TIẾNG VIỆT ĐƯỢC YÊU THÍCH
TRÊN TRANG MẠNG MP3.ZING.VN TRONG NĂM 2012)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HOÀNG



Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Hoàng đã tận tình hướng dẫn để tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy chúng tôi trong bốn năm đại
học và hai năm cao học vừa qua. Đặc biệt, xin gửi lời tri ân đến PGS TS. Dư Ngọc
Ngân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (Vietnam Center
for Protection of Music Copyright) đã cung cấp cho chúng tôi thông tin về ca khúc
và tác giả. Chân thành cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Huy Long đã góp một số ý kiến về
chuyên môn cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi nhất để tôi hoàn thành các môn học trong chương trình cao học và hoàn thành
luận văn thạc sĩ này.


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Quy ước trình bày chú nguồn

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................ 10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN


VỀ CÁC CA KHÚC CỦA

NHẠC SĨ TRẺ ĐƯỢC KHẢO SÁT ............................................................ 10
1.1. Khái quát về ca từ trong ca khúc ...............................................................10
1.1.1. Khái niệm “ca từ”, “ca khúc” .............................................................10
1.1.2. Vai trò của ca từ ...................................................................................10
1.1.3. Tính chất của ca từ ..............................................................................12
1.2. Quan hệ giữa ca từ với âm nhạc và với thơ ca .........................................15
1.2.1. Quan hệ giữa ca từ với âm nhạc .........................................................16
1.2.2. Quan hệ giữa ca từ với thơ ca .............................................................17
1.3. Hình tượng ca từ và các phương thức xây dựng hình tượng ca từ .........19
1.3.1. Hình tượng ca từ..................................................................................19
1.3.2. Các phương thức xây dựng hình tượng ca từ ....................................20
1.4. Tổng quan về các ca khúc của nhạc sĩ trẻ được khảo sát ........................23
1.5. Tiểu kết ........................................................................................................29

Chương 2 ........................................................................................................ 31
CA TỪ CỦA NHẠC SĨ TRẺ XÉT Ở CÁC BÌNH DIỆN NGỮ ÂM, TỪ


VỰNG – NGỮ NGHĨA, CÚ PHÁP ............................................................. 31
2.1. Đặc điểm ngữ âm trong ca từ của nhạc sĩ trẻ .............................................31
2.1.1. Sự chi phối của âm nhạc đối với ngữ âm của ca từ ...............................31
2.1.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm ...................................................................36
2.2. Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa trong ca từ của nhạc sĩ trẻ ........................39
2.2.1. Một số vấn đề về dùng từ ........................................................................39
2.2.2. Đặc điểm tu từ từ vựng – ngữ nghĩa.......................................................48
2.3. Đặc điểm cú pháp trong ca từ của nhạc sĩ trẻ .............................................69
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo cú pháp ......................................................................69
2.3.2. Đặc điểm tu từ cú pháp ..........................................................................75

2.4. Tiểu kết ..........................................................................................................84

Chương 3 ........................................................................................................ 86
CA TỪ CỦA NHẠC SĨ TRẺ XÉT Ở CẤP ĐỘ VĂN BẢN ....................... 86
3.1. Về tên ca khúc ...............................................................................................86
3.1.1. Mối quan hệ giữa tên ca khúc và nội dung ca khúc ...............................86
3.1.2. Đặc điểm của tên ca khúc.......................................................................89
3.2. Cấu trúc văn bản ca khúc.............................................................................93
3.3. Tiểu kết ........................................................................................................103

KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY CHÚ NGUỒN
- Nguồn tài liệu tham khảo được ghi trong ngoặc vuông [ ] theo thứ tự lần lượt là:
số thứ tự của tài liệu trong danh mục Tài liệu tham khảo, số trang (nếu có).
Ví dụ: [22, 126]
- Nguồn ngữ liệu được ghi trong ngoặc tròn ( ), theo thứ tự lần lượt là: số thứ tự của
ngữ liệu trong Phụ lục 4, số trang.
Ví dụ: (201, 124)


1

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người. Các ca


khúc nhạc trẻ cũng vậy, nó là sản phẩm của những con người “trẻ”, đối tượng phục
vụ của nó cũng là những con người “trẻ” và nó chắc chắn có những điểm riêng. Với
vị trí, tầm quan trọng như vậy, cộng với những nét riêng biệt mà nó có, các ca khúc
nhạc trẻ hiện nay xứng đáng trở thành một đối tượng để nghiên cứu, tìm hiểu.
Một ca khúc bao giờ cũng có hai phần: phần lời (ca từ) và phần nhạc. Mỗi
phần đều có vị trí, vai trò riêng và chúng làm nên sức hấp dẫn cũng như giá trị của
một ca khúc. Nói đến vị trí của ca từ trong ca khúc thì ta có thể nói: Thông qua ca
từ, người nghe bình thường mới hiểu một cách cụ thể, tường tận những gì mà nhạc
sĩ muốn gửi gắm, chuyển tải. Tuy nhiên, thực tế hoạt động âm nhạc hiện nay cho
thấy, các nhà sản xuất, ca sĩ, nhạc sĩ trẻ đang có xu hướng ít chú trọng vào phần lời
của ca khúc mà dường như tập trung vào phần nhạc và những phần phụ họa (như
nhảy múa, trang phục, bối cảnh trên sân khấu hay MV (music video – phim ảnh cho
một bản nhạc).
Ca từ trong ca khúc của các nhạc sĩ trẻ có thể coi là một vấn đề thời sự, bởi
cùng một hiện tượng là lời bài hát nhưng lại tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, phê
phán có, bảo vệ có, trung hòa có. Chúng ta dễ dàng quan sát được điều này trên các
trang báo in, các trang mạng, các cuộc thảo luận trên đài phát thanh, đài truyền
hình, v.v…
Trước thực tế này, chúng tôi chọn “Tìm hiểu ca từ của nhạc sĩ trẻ (Qua các
ca khúc tiếng Việt được yêu thích trên trang mạng mp3.zing.vn trong năm 2012)”
làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi mong muốn sẽ chỉ ra được những đặc điểm nổi bật
về ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ trẻ, thấy được cái gì làm nên bản thân nó và
phân biệt nó với những cái khác. Chúng tôi cũng hi vọng đây sẽ là một cơ sở để có
cái nhìn chính xác về ca từ trong các ca khúc hiện nay.
2.

Lịch sử vấn đề



2

Vấn đề ca từ trong ca khúc không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, giới chuyên môn mà còn của đông đảo xã hội bởi vì âm nhạc là một
món ăn tinh thần không thể thiếu và rất gần gũi, thiết thân với mỗi người. Kết quả
của sự quan tâm này là một số sách - chuyên luận, một số lượng lớn bài viết và các
cuộc trao đổi, thảo luận trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đã có nhiều bài viết với những ý kiến khác nhau về ca từ trong các ca khúc
hiện nay, tuy nhiên đó là những cái nhìn văn hóa - xã hội, có khi mang tính chủ
quan của người viết. Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện những công trình, bài viết
nghiên cứu ca từ theo hướng ngôn ngữ học nhưng không thuộc phạm vi nghiên cứu
của đề tài (nghiên cứu về ca từ Trịnh Công Sơn chẳng hạn).
Về sách, theo chúng tôi biết, sớm nhất trong nước là cuốn Ca từ trong âm
nhạc Việt Nam của Dương Viết Á, Nxb Âm nhạc, 2005. Cuốn sách gồm ba phần.
Trong phần một và hai, tác giả trình bày các vấn đề: ca từ trong âm nhạc Việt Nam,
mối quan hệ giữa ca từ với thơ ca và âm nhạc; vai trò, chức năng và đặc trưng của
ca từ; hình tượng ca từ và các phương thức xây dựng hình tượng ca từ; tính khuynh
hướng trong ca từ; tính dân tộc trong ca từ; chủ thể cảm xúc trong ca từ; tên gọi tác
phẩm; hệ thống từ ngữ đóng vai trò phụ trong ca khúc (mà tác giả gọi là “lời dẫn
giải”); từ ngữ trong ca từ; và soạn lời mới theo các làn điệu dân ca. Phần ba là ca từ
tuyển chọn. Đây là cuốn sách trình bày những vấn đề chung mang tính lí thuyết về
ca từ.
Tiếp đó là cuốn Trịnh Công Sơn – ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật
của Bùi Vĩnh Phúc, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008. Cuốn sách đã nghiên cứu ca từ
của một tác giả cụ thể - Trịnh Công Sơn. Bên cạnh việc đi sâu nghiên cứu thế giới
nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, tác giả còn dành hẳn một chương để nói về nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ. Ca từ Trịnh Công Sơn trước hết là
những bài thơ. Những bài thơ này được làm mới bằng nhiều biện pháp ngôn ngữ:
dùng từ mới lạ, sử dụng những biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,
câu hỏi tu từ), tỉnh lược, bỏ lửng, cấu trúc đối xứng.

Gần đây nhất là Nguyễn Thị Bích Hạnh với cuốn Biểu tượng ngôn ngữ trong


3

ca từ của Trịnh Công Sơn, Nxb Khoa học xã hội, 2009. Ở công trình này, tác giả
nghiên cứu hệ thống biểu tượng bằng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới
góc độ văn hóa học và ngữ nghĩa học để tìm ra những lớp ý nghĩa biểu trưng của
biểu tượng.
Về luận văn, năm 2007 có luận văn thạc sĩ Đặc điểm phong cách ngôn ngữ
trong ca từ của Trịnh Công Sơn của Bùi Thị Minh Thuỳ, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ vào trong lời ca, cụ
thể là cách sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng, cú pháp trong ca từ của Trịnh
Công Sơn. Qua đó, tác giả luận văn xác định đặc điểm phong cách ngôn ngữ của
nhạc sĩ này.
Năm 2010 có luận văn thạc sĩ cũng về ca từ nhưng là ca từ cải lương: Đặc
điểm ngôn ngữ của ca từ cải lương của tác giả Đỗ Quốc Dũng, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ca từ cải
lương ở các mặt: ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và cú pháp. Ngoài ra, luận văn còn
hệ thống hóa một số khái niệm của cải lương và đề ra hai phương pháp cơ bản trong
việc tổ chức, xây dựng ca từ, đó là phương pháp sáng tác dựa theo quy tắc của luật
bằng - trắc và phương pháp thay đổi trật tự âm tiết của ca từ.
Cũng trong năm 2010, có luận văn thạc sĩ của Trần Thị Mỹ Liên, Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ
học tri nhận và luận văn thạc sĩ của Hàn Thị Thu Hường, Đại học Thái Nguyên:
Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Ở luận văn thứ nhất, tác giả
vận dụng những lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để tìm hiểu những ý niệm về tình yêu và
cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó đưa ra những nhận định về đặc điểm
ngôn ngữ, về thế giới quan và nhân sinh quan của ông. Ở luận văn thứ hai, tác giả
tập trung xem xét phương thức so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn ở sự thể hiện và

vai trò của nó, cụ thể là tác giả đã làm rõ các kiểu cấu trúc so sánh, đặc điểm của
các yếu tố trong cấu trúc so sánh và vai trò của phương thức so sánh trong việc xây
dựng hình tượng nghệ thuật trong ca từ của Trịnh Công Sơn.


4

Như vậy, luận văn nghiên cứu về ngôn ngữ của ca từ chưa thật sự nhiều, chỉ
có một công trình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ca từ cải lương, một công
trình tìm hiểu đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ của một tác giả cụ thể và
hai công trình tìm hiểu ca từ của một tác giả cụ thể nhưng chỉ tập trung vào ẩn dụ
theo lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận hay tập trung vào phương thức so sánh.
Ngoài ra còn có một bài đăng trên tạp chí chuyên ngành và những bài viết,
bài phát biểu của một số cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà nhiều
nhất là trên các trang mạng. Bài đăng trên tạp chí chuyên ngành là: “Ca từ trong ca
khúc hiện nay đôi điều suy nghĩ” của Phạm Văn Tình (2003), Ngôn ngữ và đời
sống, số 1 và 2. Trong bài viết này, tác giả nhìn nhận ca từ trong ca khúc hiện nay
(theo thư mục tham khảo của bài viết thì các ca khúc mà tác giả nói đến được lấy từ
các ấn phẩm xuất bản năm 2002) ở ba phương diện: chủ đề, cấu tứ, lời ca cụ thể và
phân tích theo kiểu một chiều – chỉ có khuyết điểm mà không có ưu điểm, chỉ có
phủ nhận mà không có khẳng định. Tuy nhiên, chúng tôi cũng học hỏi, kế thừa một
số ý kiến và sự phân tích những khuyết điểm của ca từ trong các ca khúc đương
thời. Những bài viết, bài phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
“Báo động nhạc… “thời trang””, “Ca từ” không phải là “từ bỏ lời ca”, “Ca từ trong
bài hát Việt”, “Ca từ trong ca khúc: Có phải lớp trẻ muốn nghe một thứ hiểu
ngay?”, “Ca từ trong ca khúc hôm nay: Hãy tự chọn, hãy tự đi tìm...”, “Ca từ VPop: Xuống cấp”, “Có nên quá khắt khe với nhạc Việt trẻ?”, “Cùng V6 tìm hiểu về
ca từ trong ca khúc nhạc trẻ”, “Đôi lời gửi các nhạc sĩ trẻ của một nhà văn yêu
nhạc”, “Nhạc sĩ Trần Tiến: Viết để cho người ta bay…”, “Thơ và ca từ”, v.v… nhìn
chung chỉ là những nhận xét có tính chất nêu hiện tượng chứ chưa khái quát được
đặc điểm ngôn ngữ của ca từ trong các ca khúc hiện nay.

Tóm lại, cho đến nay, công trình nghiên cứu về ca từ dưới góc độ ngôn ngữ
học còn thưa thớt và chưa có một công trình nào nghiên cứu ca từ của nhạc sĩ trẻ
theo hướng ngôn ngữ học. Xuất phát từ quan niệm tiếp cận đối tượng một cách khoa
học sẽ đem lại một kết quả đáng tin cậy, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích ngữ


5

liệu, từ đó tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ nổi bật trong ca từ của nhạc sĩ trẻ Việt
Nam hiện nay.
3.

Đối tượng và mục đích nghiên cứu

3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ca từ của nhạc sĩ trẻ. Đó là 377 ca từ

trong 377 ca khúc của các nhạc sĩ trẻ được yêu thích trên trang mạng mp3.zing.vn
trong năm 2012 được chọn lọc theo các tiêu chí mà chúng tôi sẽ trình bày rõ ở mục
tiếp theo (4. Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu).
3.2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là: khảo sát, phân tích nguồn ngữ liệu để

làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ trẻ hiện nay, cụ thể là đặc
điểm về ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp và văn bản ở những nét cơ bản và
nổi bật nhất, qua đó đưa ra những nhận xét bước đầu về việc sử dụng ngôn ngữ

trong ca từ của nhạc sĩ trẻ ở Việt Nam hiện nay.
4.

Nguồn ngữ liệu và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Nguồn ngữ liệu
Ở trang mạng có mục “Nhạc Hot Việt”. Trong năm 2012

có các ca khúc được xếp hạng “hot” theo từng tháng của năm. Cụ thể là ở các mục:
“Nhạc Hot Việt Tháng …/2012 – Various Artists” ( />Một ca khúc được xếp hạng “hot” trong tháng là ca khúc nhận được nhiều
“like” - được nhiều người yêu thích, có số lượt nghe và tải về nhiều trong tháng. Ở
luận văn này, chúng tôi xin được sử dụng cụm từ “được yêu thích” thay cho từ
“hot” – từ tiếng nước ngoài.
Trong năm 2012 có tổng cộng 592 ca khúc được yêu thích, số lượng ca
khúc được yêu thích cụ thể của từng tháng như sau:
+ Tháng 1: 44

+ Tháng 7: 49

+ Tháng 2: 57

+ Tháng 8: 46

+ Tháng 3: 43

+ Tháng 9: 43



6

+ Tháng 4: 43

+ Tháng 10: 63

+ Tháng 5: 44

+ Tháng 11: 59

+ Tháng 6: 44

+ Tháng 12: 57

Tuy nhiên, có hiện tượng lặp lại một số ca khúc ở danh sách của các tháng do
một ca khúc có thể được yêu thích trong nhiều tháng. Số lượng các ca khúc lặp lại
là 71. Bởi vậy, tổng số ca khúc sẽ là: tổng các ca khúc của các tháng trừ đi số lượng
các ca khúc lặp lại: 592 – 71 = 521.
Cá biệt, có trường hợp hai ca khúc có tên hoàn toàn khác nhau mặc dù nội
dung hoàn toàn giống nhau và cùng tác giả! Đó là trường hợp của ca khúc “Không
ai tuyệt vời như em” (trong danh sách Nhạc Hot Việt Tháng 4/2012, Bằng Cường
thể hiện) và “Hãy để anh được yêu” (trong danh sách Nhạc Hot Việt Tháng 5/2012,
Minh Tuấn thể hiện) đều là của tác giả Lương Ngọc Quý. Bởi vậy, chúng tôi chỉ
tính đến ca khúc xuất hiện trước – “Không ai tuyệt vời như em”.
Trong tổng số ca khúc được yêu thích đó, chúng tôi chỉ khảo sát các ca
khúc của các nhạc sĩ trẻ. Cụm từ “nhạc sĩ trẻ” ở đây được chúng tôi hiểu theo
cách thông thường và đơn giản là “nhạc sĩ trẻ về tuổi đời”. Chúng tôi căn cứ vào
Điều 1, Luật Thanh niên 2005 để giới hạn cái gọi là “trẻ về tuổi đời”: “là công dân
từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”; tức là chúng tôi chỉ khảo sát các ca khúc của
các nhạc sĩ thuộc lứa tuổi thanh niên. Thời điểm khảo sát là năm 2012, như vậy,

những người có độ tuổi từ 16 đến 30 tính theo mốc 2012 có năm sinh tương ứng là
từ 1982 đến 1996 (xem Phụ lục 5: Danh sách nhạc sĩ và số lượng ca khúc của từng
nhạc sĩ được khảo sát). Nói cách khác, chúng tôi không khảo sát ca khúc của tác giả
có năm sinh dưới 1982 và trên 1996.
Ngoài ra, chúng tôi không khảo sát các ca khúc có phần lời hoàn toàn
bằng tiếng nước ngoài, ca khúc nhạc ngoại lời Việt, ca khúc có tác giả khuyết
danh.
Số lượng ca khúc nằm ngoài phạm vi khảo sát theo hai tiêu chí vừa nêu là
144.


7

Lấy tổng số ca khúc trừ đi số lượng ca khúc nằm ngoài phạm vi khảo sát, số
ca khúc được khảo sát là: 521 – 144 = 377.
Như vậy, nguồn ngữ liệu của chúng tôi gồm 377 ca khúc của các nhạc sĩ trẻ.
Các ca từ được lấy từ các ca khúc theo nguồn trên, được chúng tôi ghi lại và trình
bày ở Phụ lục 4: Văn bản các ca khúc được khảo sát.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:
Ở đề tài “Tìm hiểu ca từ của nhạc sĩ trẻ (Qua các ca khúc tiếng Việt được

yêu thích trên trang mạng mp3.zing.vn trong năm 2012)” này, chúng tôi tìm hiểu
đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ trẻ ở cả bốn phương diện: ngữ
âm, từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp và văn bản.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng các thủ pháp, thao tác và phương


pháp nghiên cứu sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại:
Dựa trên nguồn ngữ liệu đã nêu, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo
các đặc điểm ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp và văn bản. Việc thống kê sẽ
cho ra những số liệu cụ thể, từ đó có thể rút ra được những kết luận về đặc điểm
ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp và văn bản trong ca từ của nhạc sĩ trẻ.
- Thao tác phân tích - tổng hợp:
Sau khi thống kê, phân loại theo vấn đề, chúng tôi sử dụng thao tác phân tích
để thấy được cách sử dụng các yếu tố, đơn vị ngữ âm, từ vựng, cú pháp, văn bản,
các biện pháp tu từ ở các cấp độ. Sau khi phân tích, chúng tôi tổng hợp các đặc
điểm tìm được thành các luận điểm chính của luận văn.
- Phương pháp miêu tả:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để giải thích, làm rõ các luận điểm, các
ví dụ minh họa trong luận văn. Việc miêu tả sẽ làm rõ các đặc điểm trong cách sử
dụng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ trẻ.
- Thủ pháp so sánh đối chiếu:


8

Chúng tôi so sánh, đối chiếu cách sử dụng ngôn ngữ ở các cấp độ trong ca từ
của nhạc sĩ trẻ với cách sử dụng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ lớn tuổi, tập trung
ở những điểm nổi bật. Qua đó, chúng tôi tìm ra những điểm chung và riêng trong
cách sử dụng ngôn ngữ của các nhạc sĩ trẻ và các nhạc sĩ lớn tuổi.
6.

Ý nghĩa của luận văn

- Về phương diện lý thuyết

Lý thuyết về ca từ đã được Dương Viết Á trình bày trong cuốn “Ca từ trong
âm nhạc Việt Nam” [1] tuy nhiên do dung lượng lớn và lượng kiến thức phong phú
nên người đọc khó nắm bắt và lĩnh hội những ý cơ bản. Qua quá trình đọc, nghiền
ngẫm, chúng tôi đã đúc rút được những ý cơ bản nhất về ca từ, có liên quan đến đề
tài và trình bày ở chương 1.
Luận văn cũng bước đầu rút ra những đặc điểm cơ bản trong các ca khúc của
nhạc sĩ trẻ được khảo sát trên các phương diện ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, cú
pháp và văn bản.
- Về phương diện thực tiễn
Qua những ưu điểm và hạn chế về mặt ngôn ngữ trong ca từ mà chúng tôi
khảo sát, luận văn hy vọng sẽ là một tài liệu tham khảo chung về ngôn ngữ của một
lĩnh vực hoạt động có nhiều tác động đến tầng lớp thanh niên và tài liệu tham khảo
cho các nhạc sĩ trẻ, các nhạc sĩ mới vào nghề.
7.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có ba

chương.
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan về các ca khúc của nhạc sĩ trẻ
được khảo sát
Trong chương này, chúng tôi nêu lên những vấn đề lý thuyết làm cơ sở và
định hướng cho việc khảo sát, nghiên cứu, đồng thời chúng tôi cũng trình bày sơ
lược một số đặc điểm chung của các ca khúc của nhạc sĩ trẻ mà chúng tôi khảo sát.
Về cơ sở lý thuyết, chúng tôi tập trung làm rõ các nội dung: khái quát về ca từ trong
ca khúc, quan hệ giữa ca từ với âm nhạc và thơ ca, hình tượng ca từ và các phương


9


thức xây dựng hình tượng ca từ. Cuối cùng, ở mục tổng quan về các ca khúc của
nhạc sĩ trẻ được khảo sát, chúng tôi trình bày một số đặc điểm chung của các ca
khúc khảo sát có liên quan đến những phần nghiên cứu về ngôn ngữ của ca từ ở hai
chương tiếp theo.
Chương 2. Ca từ của nhạc sĩ trẻ xét ở các bình diện ngữ âm, từ vựng –
ngữ nghĩa, cú pháp
Trong chương này, chúng tôi lần lượt tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của ca từ
trong ca khúc của nhạc sĩ trẻ ở ba cấp độ: ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và cú pháp.
Chúng tôi khảo sát cách sử dụng các yếu tố, các đơn vị ngữ âm, từ vựng, cú pháp,
và các biện pháp tu từ ở các cấp độ, qua đó rút ra những ưu điểm cũng như hạn chế
trong việc sử dụng ngôn ngữ ở ba cấp độ trên trong ca từ của nhạc sĩ trẻ.
Chương 3. Ca từ của nhạc sĩ trẻ xét ở cấp độ văn bản
Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong ca từ của
nhạc sĩ trẻ ở cấp độ cao hơn – cấp độ văn bản. Trong đó, chúng tôi tập trung khảo
sát về tên ca khúc và cấu trúc văn bản ca khúc.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
VỀ CÁC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ TRẺ ĐƯỢC KHẢO SÁT
1.1. Khái quát về ca từ trong ca khúc
1.1.1. Khái niệm “ca từ”, “ca khúc”
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “ca từ” là “lời của bài hát” [22,
127].
Theo Dương Viết Á, ca từ “bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong
âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề…, cho đến cái lớn nhất:
kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch…, và dừng lại ở thể thơ được phổ nhạc”. [1, 13]
Thuật ngữ “ca từ” chúng tôi sử dụng ở luận văn này có nghĩa là “toàn bộ

phần lời được tác giả viết ra trong ca khúc, kể cả tên ca khúc”.
Trong các ca khúc mà chúng tôi khảo sát có một số bài có phần gọi là “Rap”
và phần “lời nói”. Phần “Rap” được nhạc sĩ viết ra hẳn hoi nên chúng tôi coi đó là
đối tượng khảo sát như những phần lời khác của ca khúc. Còn phần “lời nói” là
phần thêm vào, là những xúc cảm nhất thời của người thể hiện – ca sĩ và nó tùy
thuộc vào người thể hiện. Phần “lời nói” ở đây có thể là một vài tiếng, có thể là một
hay một vài phát ngôn, cũng có thể là đoạn đối thoại. Chúng tôi trình bày phần “lời
nói” ở trong ngoặc đơn – “( )” và không xem chúng là ca từ để khảo sát.
Còn “ca khúc”, theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê là “bài hát ngắn có bố
cục và giai điệu hoàn chỉnh” [22, 126]. Đã gọi là “ca khúc” thì phải có hai phần:
phần lời và phần nhạc. Hai phần này có mối quan hệ gắn bó với nhau, tuy nhiên,
chúng tôi chỉ khảo sát phần lời mà không khảo sát phần nhạc. Và phần lời được
khảo sát ở đề tài này chính là “ca từ” mà chúng tôi đã giới hạn ở trên.
1.1.2. Vai trò của ca từ
Dương Viết Á trong cuốn Ca từ trong âm nhạc Việt Nam [1, 37] đã đúc kết:
“Ngôn ngữ âm nhạc vốn mang tính biểu hiện, mà nhẹ về miêu tả, tạo hình. Nói cách
khác, ngôn ngữ âm nhạc mang tính ước lệ cao”. Muốn hiểu được âm nhạc, chúng ta


11

phải có một quá trình học hỏi, làm quen. Trong khi đó, ca từ lại dễ dàng được tiếp
thu, lĩnh hội hơn bởi chất liệu của nó là ngôn ngữ - một loại phương tiện giao tiếp
phổ biến và có nhiều ưu thế. Ngôn ngữ “có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác
tất cả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện” [8, 11]. Quả
vậy, nghe một bản nhạc không lời, người nghe bình thường khó lòng lĩnh hội nội
dung của nó một cách rõ ràng, cụ thể; còn với một bản nhạc có lời - một ca khúc thì
vì nội dung được thể hiện cụ thể, đầy đủ trên câu chữ nên người nghe dễ dàng nắm
được nội dung mà nhạc sĩ muốn chuyển tải qua ca khúc. Như vậy, nhờ ca từ, nội
dung ca khúc như được cộng thêm tính cụ thể, tính trực tiếp và cả sức truyền cảm.

“Ca từ làm nhiệm vụ như người hướng dẫn, mở đường, “phiên dịch”, kể cả dẫn giải
cho người thưởng thức”; “ca từ như đôi cánh nâng hình tượng âm nhạc bay cao hơn,
xa hơn” [1, 37 - 38]. Chính vì vậy mà nhạc hát dễ tìm được sự chia sẻ hơn nhạc
không lời.
Ví dụ: Những tác phẩm nhạc không lời như bản Giao hưởng số 1, Giao
hưởng số 2; bản Xônát số 1, Xônát số 2 thường có sự tranh cãi về nội dung cụ thể
của chúng. Còn những tác phẩm nhạc có lời thì nội dung của chúng không có gì
phải bàn cãi, chẳng hạn như ca khúc Năm anh em trên một chiếc xe tăng, nói về
năm con người khác nhau nhưng đều dũng cảm, có tinh thần đoàn kết và cùng
chung chí hướng.
Tuy nhiên, ca từ “ngoài phần đem lại cũng có phần lấy bớt […], ca từ sẽ hạn
chế sức gợi mở của âm nhạc” [1, 39]. Như đã nói ở trên, âm nhạc vốn mang tính
biểu hiện. Một bản nhạc không lời sẽ gợi lên trong lòng người nghe sự tưởng tượng
và rung cảm; nó khác nhau ở mỗi người. Trong khi đó, nhạc có lời, với tính cụ thể,
rõ ràng đã xác định và xây dựng sẵn trong đầu óc người nghe những gì cần thấy và
cần cảm nhận; trí tưởng tượng của họ đã bị giới hạn, bị thu hẹp. Đó là chưa kể
trường hợp ca từ thiếu chất thơ, thiếu tính nghệ thuật hay thậm chí là yếu kém, mắc
lỗi về ngôn ngữ, thì không những gây khó khăn cho việc tiếp nhận nội dung ca khúc
mà còn không tác động được đến tình cảm của người nghe.
“Trong mối quan hệ hữu cơ với âm nhạc, muốn làm tròn chức năng đôi cánh


12

và người bạn đường trung thành, ca từ phải nâng mình lên cho đạt tới mức trở thành
một bộ phận không thể tách rời của hình tượng âm nhạc; nói cách khác, ca từ cũng
phải xây dựng được hình tượng bằng ngôn ngữ. Tất nhiên đó không thể là ngôn ngữ
thông thường, mà phải là ngôn ngữ có tính nghệ thuật, ngôn ngữ thơ ca” [1, 42].
Như vậy, ở mức độ lí tưởng, ngôn ngữ ca từ cũng chính là ngôn ngữ thơ ca.
Trên đây là vai trò “hướng nội” của ca từ. Ra ngoài khuôn khổ một ca khúc

thì ca từ có vai trò gì?
Nếu ca từ đạt đến trình độ “là ngôn ngữ có tính nghệ thuật, ngôn ngữ thơ ca”
như đã nói thì nó đã thực hiện được vai trò xã hội của mình. Nghệ thuật là cái đẹp.
Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đem cái đẹp đến cho cuộc sống, đem lại
những rung động thẩm mĩ, khoái cảm thẩm mĩ, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con
người.
Ca từ cũng như thơ ca được xây dựng trên cái nền của hiện thực cuộc sống
nhưng đến lượt mình, nó lại làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Ở đó là cả một
thế giới với tất cả sự phong phú, sâu sắc mà cũng nhiều mới mẻ, sáng tạo. Ở đó, con
người có thể tìm thấy nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, có thể cảm nhận
được vô vàn cung bậc cảm xúc. Ca từ Trịnh Công Sơn là một minh chứng. Những
hình tượng nghệ thuật trong ca từ Trịnh Công Sơn thật đa dạng, mới lạ và sinh
động: quán đợi, bóng xuân, phiến môi, nụ đời, hoa muối, cơn lửa đỏ, v.v… Đến với
ca từ Trịnh Công Sơn là đến với những niềm vui và cả nỗi đau, đến với rất nhiều
trạng thái, cảm giác, xúc cảm: bơ vơ, hoạn nạn, mong manh, tiều tụy, mộng mị, đam
mê, đau thương, sầu, xót xa, tuyệt vọng, ngọt ngào, nồng nàn, v.v…
1.1.3. Tính chất của ca từ
1.1.3.1. Tính khuynh hướng
Theo Dương Viết Á, ca từ “luôn hàm chứa một nội dung tư tưởng nhất định;
nói cách khác, nó mang tính khuynh hướng” [1, 68].
Tuy nhiên, cũng theo Dương Viết Á, có những ý kiến phủ nhận luận điểm
trên. “Có nhạc sĩ cho rằng, ca từ chỉ là “cái cớ” của âm nhạc. Theo họ, việc chọn
thơ để phổ nhạc, chẳng hạn, thì bất luận thơ hay hoặc dở, thậm chí là những bài thơ


13

không quá tồi […] là có thể phổ nhạc được; có như vậy, nhạc sĩ mới phô bày được
hết tài nghệ và bản lĩnh nghệ thuật của mình”. Hay “người nghe ca khúc, hợp xướng
[…] chủ yếu là nghe nhạc, chứ không ai chú ý đến lời ca, vì đây là âm nhạc chứ

không phải là văn chương!” [1, 68].
Một tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất của các yếu tố. Giá trị
và nội dung của nó được tạo nên bởi giá trị và nội dung của từng bộ phận. Nếu ca từ
“dở” thì sẽ làm giảm giá trị của ca khúc. Nội dung tư tưởng của một ca khúc là nội
dung tư tưởng của phần nhạc và phần lời gộp lại. Bên cạnh đó, việc thưởng thức,
tiếp nhận một tác phẩm là một quá trình cảm thụ toàn bộ tác phẩm. Với một ca
khúc, người nghe bình thường khi lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm sẽ đón nhận
toàn bộ tác phẩm, cả nhạc lẫn lời. Bởi vậy, không thể phủ nhận nội dung tư tưởng –
tính khuynh hướng của ca từ.
Như vậy, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Dương Viết Á, đó là ca từ
có tính khuynh hướng và tính khuynh hướng của ca từ chính là nội dung tư tưởng
của ca từ.
Ca từ phản ánh hiện thực cuộc sống một cách tích cực, năng động và sáng
tạo; nó luôn bao hàm một thái độ, một cách đánh giá chủ quan của người soạn ca từ.
Bởi vì người soạn ca từ là một con người cụ thể, sống trong một xã hội cụ thể, với
những nỗi niềm riêng, sở thích, quan điểm, tâm lí riêng, v.v…; trong quá trình sáng
tạo nghệ thuật, tác giả thể hiện cái chủ quan của mình vào tác phẩm, vào ca từ. Tác
phẩm bao giờ cũng in đậm dấu ấn của con người tác giả [1, 73]. Như vậy, tính
khuynh hướng - nội dung tư tưởng của ca từ là sự phản ánh hiện thực cuộc sống, là
cách đánh giá, thái độ, tình cảm đối với hiện thực của người soạn ca từ; tính khuynh
hướng của ca từ có được là nhờ tư tưởng chủ quan của chủ thể sáng tạo, do chủ thể
sáng tạo quyết định.
Nắm được tính khuynh hướng – nội dung tư tưởng của ca từ, của một tác
phẩm là một việc không hề dễ dàng, bởi vì bản thân nội dung tư tưởng “bao gồm
nhiều yếu tố phức tạp, đa dạng và chịu sự chi phối của nhiều hiện tượng xã hội,
nhưng lại tập trung và hòa hợp với nhau, không thể chia tách trong một chỉnh thể


14


nghệ thuật” [1, 74]. Chẳng hạn, trong một ca khúc, không thể chỉ dừng lại ở tên gọi
tác phẩm hoặc một câu trong lời ca được tách khỏi giai điệu để xác định nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
Theo Dương Viết Á, có ba phương thức, thủ pháp thể hiện nội dung tư tưởng
trong tác phẩm, đó là: phương thức trực tiếp, phương thức gián tiếp, phương thức
dưới hình thức phủ định để khẳng định. Phương thức trực tiếp tức là tác giả trình
bày trực tiếp, bộc lộ rõ ràng quan điểm, tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống thông
qua hình tượng nghệ thuật. Phương thức gián tiếp tức là tác giả để cho bản thân câu
chuyện, sự kiện nói hộ tư tưởng, quan điểm của mình. Phương thức dưới hình thức
phủ định để khẳng định tức là tác giả biểu hiện quan điểm tư tưởng của mình bằng
hình thức phủ định nhưng lại nhằm khẳng định điều tưởng như bị phủ định đó. Việc
sử dụng một phương thức nào đó chịu sự chi phối và quyết định của lịch sử xã hội
[1, 75 - 84]. Trong những năm tháng đất nước có chiến tranh thì phương thức biểu
hiện trực tiếp nội dung tư tưởng là phương thức chủ đạo, để các ca khúc dễ dàng
tuyên truyền, cổ động cho cách mạng. Trong thời bình, phương thức gián tiếp được
sử dụng nhiều hơn, nội dung tư tưởng trong tác phẩm được biểu hiện kín đáo, tinh
tế hơn. Trong thời kì xã hội có áp bức, bóc lột, bất công (chẳng hạn như thời kì
phong kiến) hay thời kì chuyển giao chế độ, có sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới,
nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng thường tìm đến phương thức biểu hiện
nội dung tư tưởng bằng hình thức phủ định, mượn cái hợp pháp để nói những cái
không hợp pháp.
1.1.3.2. Tính dân tộc
Các nhà mỹ học tư sản, các nghệ sĩ lãng mạn chủ nghĩa đã đấu tranh cho một
nền nghệ thuật dân tộc, nhưng họ vẫn chưa nhận thức được vấn đề tính dân tộc một
cách toàn diện và khoa học nên có khi họ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay có
thái độ phục cổ. Với quan điểm mỹ học Mác – Lênin, vấn đề tính dân tộc mới được
lí giải một cách thỏa đáng.
“Tính dân tộc là một phạm trù mở bao gồm cả nội dung và hình thức, là sự
thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức mà trong đó nội dung đóng vai



15

trò quyết định. Xác định một tác phẩm nghệ thuật, một tác phẩm ca từ có mang tính
dân tộc hay không, trước hết là xét xem về nội dung dân tộc của nó mà trong đó nổi
bật lên cuộc sống của con người, với tư tưởng tình cảm mang bản sắc dân tộc. Nói
cách khác, nội dung dân tộc trước hết là con người của một dân tộc nhất định trong
mối quan hệ với cuộc sống của chính dân tộc đó được phản ánh vào trong tác
phẩm.” [1, 87-88]
“Con người của một dân tộc” xuất hiện trong tác phẩm không phải là con
người chung chung mà phải là con người được cá thể hóa, có tâm lý, cách cảm cách
nghĩ, có lối sống, cách hành động, ứng xử. Thông qua đó nó cũng đã thể hiện đậm
nét đặc trưng của một dân tộc.
“Để cho tác phẩm mang nội dung dân tộc – dân tộc Việt Nam, nghệ sĩ chú ý
phản ánh trước tiên con người Việt Nam, với những giá trị bền vững được vun đắp
nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh và lao động tạo thành những nét đặc sắc
của cộng đồng các dân tộc, của bản sắc Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình
đạo lý, đầu óc thực tế; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử,
giản dị trong lối sống… như nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã
khẳng định.” [1, 88-89]
Nhưng những đặc điểm trên của con người Việt Nam không phải là sẵn có,
bất biến mà là do điều kiện lịch sử quy định, tác động, ảnh hưởng; nó phát triển và
vận động cùng với quá trình lịch sử. Một nội dung dân tộc ở một thời điểm nhất
định sẽ có một hình thức tương ứng. Tính dân tộc phải là sự sáng tạo trên cái nền
của truyền thống, là hình thức mới của một nội dung mới nảy sinh trên cái nền của
truyền thống. Như vậy, tính dân tộc tự trong bản thân nó đã bao hàm tính hiện đại.
Khi ta chấp nhận khái niệm tính dân tộc – hiện đại tức cũng là chấp nhận sự nhắc
nhở để tránh coi tính dân tộc như là một cái gì bất biến, ngưng đọng, biến tính dân
tộc thành một phạm trù thuần túy về hình thức. [1, 90-97]

1.2. Quan hệ giữa ca từ với âm nhạc và với thơ ca


16

Trong phần này, chúng tôi đặt ca từ trong mối quan hệ với âm nhạc và với
thơ ca để có một cái nhìn cụ thể về đối tượng, qua đó có thể làm rõ những đặc điểm
của nó.
1.2.1. Quan hệ giữa ca từ với âm nhạc
Ngôn ngữ và âm thanh là hai loại phương tiện diễn tả của nhạc hát (nhạc có
lời). Chúng kết hợp với nhau, tác động lẫn nhau và thống nhất trong một chỉnh thể
tác phẩm.
Trong một ca khúc, phần lời và phần nhạc phải thống nhất với nhau. Sự
thống nhất này thể hiện ở hai mặt: âm và nghĩa. Thống nhất về âm tức là âm trong
phần lời phải tương đồng với âm của nhạc. Thống nhất về nghĩa tức là nghĩa của lời
phải tương đồng với tính chất của nhạc (hỉ, nộ, ái, ố, bi, hài, v.v…).
Nhạc hát là một loại thể nghệ thuật nằm ở vùng giao nhau giữa thơ ca và âm
nhạc. Trong ca từ - lời ca, ta có thể thấy rõ được mối quan hệ giữa quy luật ngôn
ngữ và quy luật âm nhạc. Lời ca được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ, nhưng lời
không phải để nói mà để ca, để hát. Như vậy, lời ca chịu sự chi phối, tác động của
cả quy luật ngôn ngữ và quy luật âm nhạc, trong đó quy luật ngôn ngữ tác động ở
một chừng mực nhất định, quy luật âm nhạc đóng vai trò chủ đạo [1, 26-27].
Nói quy luật ngôn ngữ tác động đến lời ca ở một chừng mực nhất định bởi vì
lời ca trước hết phải được viết đúng chính tả, được cấu tạo đúng ngữ pháp, phải tuân
thủ những quy tắc ngôn ngữ cơ bản. Tuy nhiên, ngôn ngữ được vận dụng và thể
hiện vào lời ca theo một cách riêng, không giống như ngôn ngữ giao tiếp bình
thường. Ngôn từ trong lời ca phải được gọt giũa, chọn lọc cho phù hợp với tính chất
của bản nhạc; phải được sắp xếp cho tương ứng với nốt nhạc, phù hợp với giai điệu.
Bởi vì tự bản nhạc (âm thanh được sắp xếp theo một cấu trúc nào đó) đã biểu hiện
một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định. Bản thân âm thanh cũng là một thứ ngôn

ngữ - một loại công cụ để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc của nhạc sĩ. Nói quy luật âm
nhạc đóng vai trò chủ đạo là vậy.
Chúng ta cũng có thể thấy rõ sự chế ngự của quy luật âm nhạc đối với quy
luật ngôn ngữ trong lời ca về mặt ngữ âm. Khi soạn lời ca, nhạc sĩ phải có kiến thức


17

về ngữ âm để dùng những âm tiết mở, âm tiết khép cho phù hợp với nốt ngân dài
hay nốt lướt nhanh. Thanh điệu của các âm tiết (tiếng) trong lời ca cũng phải phù
hợp với từng nốt nhạc.
Mỗi ngôn ngữ đều có một cách phát âm chuẩn mực và tiêu biểu cho cả cộng
đồng nói ngôn ngữ đó (thường là cách phát âm của thủ đô). Trong lời ca, ngữ âm
chuẩn mực có thể phải “nhân nhượng” cho cách phát âm của từng địa phương. Một
nét riêng về mặt phát âm có thể tạo dựng một không khí nhất định, nhất là đối với
những làn điệu dân ca địa phương.
Tóm lại, ca từ và âm nhạc là hai yếu tố cấu thành một ca khúc, chúng gắn bó
mật thiết với nhau, nhưng cái chính vẫn là âm nhạc.
1.2.2. Quan hệ giữa ca từ với thơ ca
Ca từ - lời ca cùng với âm nhạc làm nên một lĩnh vực tinh thần riêng biệt của
con người, đó là nhạc hát. Ca từ gần giống với thơ ca nhưng vẫn có những nét riêng
biệt. Nó không chỉ đúng và hay mà còn phải phù hợp với nhạc. Bởi ca từ đi kèm với
âm nhạc nên chịu sự chi phối của âm nhạc và chúng thống nhất với nhau trong một
chỉnh thể.
Như đã nói ở trên, ngôn ngữ xây dựng nên lời ca, nhưng lời ca không phải để
nói mà là để hát, để ca. Điều này có nghĩa là mặt ngữ điệu của ngôn ngữ được nhấn
mạnh, cũng có nghĩa là nhấn mạnh nội dung tình cảm của lời ca. Như vậy, phương
thức trữ tình là phương thức phản ánh cuộc sống chủ yếu của ca từ (như trong
thơ), chứ không phải là phương thức tự sự (như trong truyện, kí). Cuộc sống hiện
lên trong ca từ thông qua cảm xúc, sự rung động của người viết lời ca. Cho nên nếu

xem xét ca từ như một chỉnh thể độc lập, tách rời khỏi âm nhạc thì đó có thể là
những bài thơ.
Bởi vậy, ca từ không phải là lời kể lể, miêu tả, tường thuật lại cuộc sống. Ca
từ phải thể hiện những xúc cảm, những rung động của trái tim, của tâm hồn với tất
cả những cung bậc khác nhau. Những ca khúc có phần nhạc hay nhưng ca từ sa vào
kể lể sự việc, câu chuyện, miêu tả nhân vật thì nó chỉ cung cấp thông tin cho người
nghe mà không thể tạo được rung động thẩm mĩ cho người nghe, người thể hiện.


18

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong lời ca chỉ có tâm trạng, tình
cảm. Tâm trạng, tình cảm cũng xuất phát và tồn tại trong một hoàn cảnh nhất định.
“Trong lời ca, vẫn có thể miêu tả, tường thuật, vẫn có thể nói về cảnh vật, sự
việc…, nhưng cảnh phải gắn với tình, việc phải được gắn với người […]” [1, 31].
Bên cạnh sự giống nhau về phương thức phản ánh cuộc sống, ca từ và thơ ca
còn có sự gần gũi nhau bởi tính nhạc. Thơ có tính nhạc, bởi vậy người ta thường
dùng thơ để phổ nhạc. Ca từ càng phải có tính nhạc hơn thơ bởi nó viết ra để ca để
hát. Các yếu tố làm nên tính nhạc cho ca từ đó là: âm vực, giai điệu, nhịp, trường
độ, vần, điệp âm, từ láy, điệp ngữ, v.v…
Ngoài ra, ca từ và thơ ca còn giống nhau ở tính hàm súc – lời ít, ý nhiều. Ca
từ và thơ ca không thể giống như ngôn ngữ thường ngày mà phải được chắt lọc, kết
tinh (nhưng không có nghĩa là khó hiểu). Và để có được tất cả những phẩm chất
trên, ca từ và thơ ca cần rất nhiều sự dụng công, trau chuốt, khéo léo và tinh tế của
người làm ra nó.
Ca từ, xét về phương thức phản ánh cuộc sống, về tính nhạc, tính hàm súc và
cả về hình thức (lời ca như là những câu thơ), là một bài thơ. Nhưng không dừng lại
ở đó, âm nhạc đã nâng ca từ lên một bậc, từ ngôn ngữ thơ ca đến ngôn ngữ ca hát.
Dương Viết Á đã phân biệt thơ ca với lời ca như sau: “[…] Bài thơ chủ yếu
để đọc, trong khi đó lời ca, chủ yếu là để hát và để nghe theo giai điệu âm nhạc. Ở

đây, thơ ca và lời ca có hai cách tác động không giống nhau: một bên chủ yếu tác
động vào thị giác (thơ ca), và một bên chủ yếu tác động vào thính giác (lời ca)”.
Ông cũng đưa ra dẫn chứng cho sự khác biệt này: “Trong thơ ca, không nhà thơ nào
lại viết liền một đoạn gồm toàn từ ngữ tượng thanh, vì bài thơ viết ra để đọc (hoặc
để nghe qua người khác đọc); nhưng với lời ca, vì để hát lên và để nghe theo giai
điệu và tiết tấu của âm nhạc, một đoạn lời ca chỉ gồm những từ ngữ tượng thanh
bỗng nhiên lại có hồn, có sức sống.” [1, 33]
Tóm lại, ca từ vừa có những điểm giống với thơ ca, vừa có những đặc trưng
khẳng định sự tồn tại của chính nó. Theo như lời của Dương Viết Á thì “thơ là điểm
tựa, là ‘bệ phóng’ của ca” và “ca từ nằm ở vị trí ‘bản lề’, ‘giáp ranh’ giữa văn học


19

và âm nhạc” [1, 17 – 18].
1.3. Hình tượng ca từ và các phương thức xây dựng hình tượng ca từ
1.3.1. Hình tượng ca từ
Hình tượng ca từ là hình tượng được xây dựng bằng ca từ trong tác phẩm âm
nhạc có cả lời và nhạc (chẳng hạn như ca khúc). Trong ca khúc, hình tượng ca từ đi
đôi với hình tượng âm nhạc và chúng thống nhất với nhau trong một chỉnh thể.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc thông qua hình tượng để
phản ánh cuộc sống. Là một bộ phận trong chỉnh thể tác phẩm âm nhạc, ca từ cũng
phải nhằm đạt tới việc tạo dựng nên hình tượng nghệ thuật chung. Hình tượng trong
tác phẩm nhạc không lời được xây dựng bằng ngôn ngữ âm nhạc “thuần túy”,
nhưng hình tượng trong tác phẩm nhạc có lời lại được xây dựng bằng cả ngôn ngữ
âm nhạc và ngôn ngữ thơ ca. Như vậy, hình tượng ca từ không mang tính độc lập
mà chỉ là một bộ phận trong cái toàn thể. Hình tượng ca từ phải biết “mất” để
“được” hình tượng của toàn bộ tác phẩm âm nhạc. [1, 49]
“Đường tôi đi dài theo đất nước” (Vũ Trọng Hối) là một bài hát viết về
người giao liên. Trong giới hạn của một ca khúc, hình tượng người giao liên, người

anh hùng bình thường vượt qua muôn vàn gian nguy, với lòng yêu quê hương tha
thiết, với niềm tin son sắt… đã được khắc họa khá đậm nét trong hình tượng ca từ.
Còn có thể nói nhiều hơn về tâm tình của người giao liên, những khó khăn gian khổ,
hoặc về những cảnh đẹp của đất nước […] nhưng tác giả đã biết dừng lại cho cô
đọng, súc tích hơn. Hình tượng ca từ đã biết “hy sinh” để làm nổi bật lên hình tượng
người giao liên trong toàn bộ tác phẩm […]” [1, 49 – 50].
Ca từ cần thể hiện cho được tâm trạng mà không đòi hỏi phải giải thích về
hoàn cảnh cũng như câu chuyện. Người nghe sẽ cảm thụ nó như một hiện tượng
trong cuộc sống và hiểu được những điều kiện nhất định đã tạo nên tâm trạng đó.
Hình tượng nghệ thuật là một bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống, về
con người, được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật. Trong ca từ, bức tranh
đó cần được hiểu là bức tranh về tâm trạng của con người và qua bức tranh đó, hoàn
cảnh cũng sẽ được phản ánh. [1, 51-53]


×