Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn QUI CHẾ làm VIỆC của cấp ủy CHI bộ ĐẢNG TRONG TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.14 KB, 18 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Phú Ngọc
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qui chế làm việc của cấp ủy chi bộ Đảng trong trường THPT.
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)

Người thực hiện: Dương Hữu Đường.
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục ……………………….
- Phương pháp dạy học bộ môn: .............. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Công tác xây dựng đảng x
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013.

1



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Dương Hữu Đường.
2. Ngày tháng năm sinh: 12/01/1962.
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Phú Quí II, Xã La Ngà, Định Quán, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613631846 (CQ)/; ĐTDĐ: 0946741999
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Ngọc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 1998.
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân toán
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy toán
Số năm có kinh nghiệm: 33
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Quản lí trường học
( Quản lí trường sở, Phối hợp giữa nhà trường với CMHS ).

2


BM03-TMSKKN

Tên SKKN: “ QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA CẤP ỦY CHI BỘ ĐẢNG TRONG
TRƯỜNG THPT”.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Thực trạng công tác xây dựng đảng trong các trường THPT hiện nay.
- Thực trạng các tổ chức đảng trong trường THPT toàn tỉnh hiện tai chưa có
Qui chế làm việc của cấp ủy hoặc của chi bộ mang tính thống nhất và tương đối
đầy đủ, đúng qui định chung. Hiện tại Qui chế làm việc của các TCCSĐ ở các
trường học còn mang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu,
chưa thể hiện rõ nét được vai trò lãnh đạo của chi bộ. Dẫn tới thực hiện chức năng
lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ còn mang tính chung chung, có lúc lẫn lộn, dẫm chân
với chức năng quản lí của Ban giám hiệu. Không ít người đứng đầu TCCSĐ và
Thủ trưởng đơn vị có khi gặp phải những tình huống bị lúng túng, không biết đứng
vị trí nào để giải quyết và xử lí như thế nào cho đúng.
- Ngành GD-ĐT trong toàn tỉnh chưa có bộ phận chuyên trách về công tác
đảng giúp Ban cán sự đảng của ngành, để theo dõi hoạt động của các TCCSĐ ở các
trường THPT. Các trường THPT thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo sự quản lí
trực tiếp của sở GD-ĐT. Trong khi công tác xây dựng đảng lại chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng bộ các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy trong tỉnh.
- Toàn bộ các hoạt động của nhà trường phải thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện của chi bộ đảng trong các trường THPT. Thực tế hiện tại đã có
những trường THPT, Hiệu trưởng không là đảng viên, hoặc không nằm trong cấp
ủy. Bí thư chi bộ không là hiệu trưởng hoặc không nằm trong BGH. Đây cũng là
khó khăn rất lớn đối với sự đoàn kết thống nhất giữa vai trò lãnh đạo của chi bộ với
vai trò quản lí của BGH trong một đơn vị trường học.
- Trong thực hiện các văn bản lãnh đạo của đảng bộ cấp trên là huyện ủy
( thành ủy) và chỉ đạo quản lí của sở GD-ĐT, vẫn còn có những vấn đề thiếu sự
liên thông và cập nhật kịp thời ở đơn vị cơ sở trường học; dẫn tới có trường hợp
bất cập, thiếu sự thống nhất giữa công tác quản lí chính quyền và sự lãnh đạo của
chi bộ đảng trong các trường hợp nêu trên.
2. Khách quan:
- Qui chế làm việc là cơ sở pháp lí, mang tính nguyên tắc của cấp ủy, chi bộ
và đảng viên, đối với quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo của chi bộ đảng trong

trường THPT. Hiện nay công tác xây dựng đảng trong trường THPT chưa có văn
bản qui định thống nhất về một hệ thống tổ chức đảng từ sở GD-ĐT đến các
trường học.
- Các chi bộ đảng trong trường THPT chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ
các Huyện ủy ( thành ủy) và chưa có Qui chế làm việc của cấp ủy mang tính pháp
lí thống nhất chung cho các trường THPT trong toàn tỉnh.
- Sở GD-ĐT chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi chỉ đạo công tác đảng từ
sở GD-ĐT đến tận các trường THPT.
3. Chủ quan:
- Bản thân tôi gần 30 tuổi đảng, hơn 20 năm tham gia công tác của chi bộ; có
những giai đoạn tôi đã gặp phải những khó khăn như các trường hợp nêu trên. Tôi
3


hiểu được và luôn trăn trở, cảm thông, muốn chia sẻ với những khó khăn, vướng
mắc của những đồng chí đứng đầu TCCSĐ trong hoàn cảnh nói trên khi thực hiện
vai trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ. Với tâm niệm là góp thêm một tiếng nói để
ngành GD-ĐT chúng ta sớm có một bộ phận chuyên trách hoặc có một cơ sở pháp
lí, một cơ chế hợp lí hơn để khắc phục được những hạn chế nêu trên. Với lí do đó
nên tôi chọn đề tài: “ Xây dựng Qui chế làm việc của cấp ủy, chi bộ đảng trong
trường THPT” là một phần trong công tác xây dựng đảng; nhằm góp một phần nhỏ
với ngành, các trường học và các đồng nghiệp làm tốt hơn công tác xây dựng đảng
trong các trường THPT hiện nay.
- Đây là một vấn đề liên quan đến điều chỉnh về cơ sở pháp lí của các cấp
lãnh đạo, có thể nhận thức của bản thân chưa đầy đủ, xuất phát từ thực tế. Kính
mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định đề tài để “ Qui chế làm
việc của chi ủy chi bộ” ngày càng được hoàn thiện; giúp các TCCSĐ làm tốt hơn
nữa vai trò lãnh đạo của đảng trong các trường THPT hiện nay.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận

- Căn cứ điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam
- Căn cứ quy định số 97/QĐ-TW ngày 22/03/2004 của Ban Bí thư về chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong các đơn vị sự nghiệp.
- Căn cứ quy chế làm việc của BCH Đảng bộ huyện Định Quán ( khóa XI ).
- Căn cứ Nghị quyết đại hội chi bộ trường THPT Phú Ngọc lần thứ I, nhiệm
kì: 2010-2015.
- Ban chấp hành Chi bộ trường THPT Phú Ngọc ban hành quy chế làm việc
của Chi uỷ như sau:
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỊNH QUÁN
CHI BỘ TRƯỜNG THPT PHÚ NGỌC

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Định Quán, ngày 09 tháng 09 năm 2013

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CẤP UỶ
TRƯỜNG THPT PHÚ NGỌC NĂM 2010 – 2015
( Đã có sửa đổi và bổ sung )
- Căn cứ điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam
- Căn cứ quy định số 97/QĐ-TW ngày 22/03/2004 của Ban Bí thư về chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong các đơn vị sự nghiệp.
- Căn cứ quy chế làm việc của BCH Đảng bộ huyện Định Quán ( khóa XI ).
- Căn cứ đặc điểm của chi bộ Nhiệm kì: 2010-2015.
- Ban chấp hành Chi bộ trường THPT Phú Ngọc ban hành quy chế làm việc
của Chi uỷ như sau:
CHƯƠNG I
Trách nhiệm quyền hạn của chi bộ
4



Điều 1: Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo CB,ĐV thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các
chủ trương nhiệm vụ:
1. Kịp thời phổ biến quán triệt các chỉ thị, NQ của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nhiệm vụ của đơn vị; Lãnh đạo CB,ĐV phát huy tính chủ động, sáng tạo
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến lề lối làm việc, tác phong
công tác, nâng cao hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo xây dựng thực hiện QCDC cơ sở Trường học, phát huy quyền
làm chủ của CB, ĐV trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí thực hành
tiết kiệm, phòng chống những quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm
trái đường lối, chủ trương chính sach của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hiện
tượng tiêu cực khác như: trong công tác tuyển sinh, thi cử, thiếu tinh thần trách
nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật. Phòng chống sự suy thoái về
phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nêu cao vai trò tiền phong
gương mẫu của đảng viên.
3. Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ QP-AN; đề cao tinh thần đoàn kết, cảnh
giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu “ DBHB” của các thế lực thù địch; giữ
gìn bí mật Quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước của đơn
vị.
4. Lãnh đạo và phát huy vai trò của các Đoàn thể trong đơn vị xây dựng tổ
chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng theo luật định và Điều lệ của mỗi đoàn
thể. Triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước;
tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ giảng dạy của Giáo viên , cán bộ quản lí
trường học.
5. Thường xuyên kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ, NQ, Chỉ thị của
Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, Qui định của BCHTW và những điều
đảng viên không được làm, làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng
viên. Định kì hàng năm làm tốt công tác đảng viên, công tác đánh giác TCCSĐvà
đảng viên theo hướng dẫn của BTCHU.

6. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch,
vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội
ngũ đảng viên. Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu
chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 2: Chi bộ thảo luận và ra Quyết định
1. Các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa việc thực hiện NQ chuyên đề, NQ
Đại hội Chi bộ, NQĐH Đảng bộ cấp trên theo định kì hàng tháng, 6 tháng, một
năm.
2. Nhiệm vụ giải pháp xây dựng Chi bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt Chi
bộ; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, đảng viên.
3. Nhiệm vụ, giải pháp củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ theo Qui
định, Qui chế công tác cán bộ của BTVHU và của Sở GD-ĐT Đồng Nai.

5


4. Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng ĐTNCSHCM, Công đoàn vững mạnh;
công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng nòng cốt của nhà trường và các
Đoàn thể.
5. Nhiệm vụ , giải pháp tạo nguồn phát triển đảng, xét đề nghị công nhận
đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức và đưa người không đủ tư cách
đảng viên ra khỏi đảng đúng nguyên tắc qui trình.
6. Quyết định Qui chế làm việc của Chi ủy, chương trình công tác 6 tháng, 1
năm; chương trình hành động thực hiện NQ của cấp trên, NQ chuyên đề của chi
bộ.
7. Xây dựng nội dung văn kiện và nhân sự Chi ủy khóa mới, nhân sự đại
biểu Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện.
CHƯƠNG II

Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân.
ĐIều 3: Trách nhiệm quyền hạn của tập thể chi ủy.
1. Ban chấp hành Chi bộ gọi tắt là Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của Chi bộ
giữa hai kỳ Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo,
phát huy vai trò cá nhân phụ trách; tham gia lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực nhiệm
vụ chính trị, ANQP, công tác vận động quần chúng và công tác XD Đảng.
- Chi ủy có chức năng lãnh đạo tư tưởng, chuyên môn, công tác tổ chức cán
bộ, công tác đoàn thể; thông qua tổ chức Đảng, đảng viên, các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện nghị quyết và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, nghị quyết và chỉ
thị của Đảng bộ cấp trên, nghị quyết của Đại hội Chi bộ trường và các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Chi ủy thảo luận quyết định và chịu trách nhiệm trước chi bộ:
- Phổ biến quán triệt kịp thời các chủ trương biện pháp thực hiện các chỉ thị,
NQ, Quyết định, qui định của cấp trên và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ CB, ĐV. Phổ biến, quán triệt cán bộ, đảng
viên, quần chúng nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị.
- Triển khai thực hiện công tác qui hoạch cán bộ; xây dựng thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt qui hoạch; xem xét giới thiệu cán bộ ứng cử BCH
ĐTNCSHCM và BCHCĐ có trao đổi với tập thể BGH; cho ý kiến nhận xét đánh
giá cán bộ, dự nguồn qui hoạch và bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển,
khen thưởng, kỷ luật… Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo yêu cầu của Sở GDĐT.
+ Đối với những vấn đề tổ chức và cán bộ do đơn vị quyết định, thì trên cơ
sở đề xuất của Hiệu trưởng, tập thể Chi uỷ thảo luận đề ra chủ trương, nghị quyết
và lãnh đạo thực hiện các quyết định đó, chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và
phát triển tài năng.

6



+ Đối với cán bộ, viên chức là Chi uỷ viên, Bí thư, Phó bí thư chi bộ, uỷ
viên Ban Chấp hành các Đoàn thể, khi có yêu cầu điều động thì Chi ủy trao đổi với
Ban Chấp hành đoàn thể trước khi ra quyết định.
- Chỉ đạo kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các mặt công tác Đảng, Chính
quyền, Đoàn thể thuộc phạm vi quản lí của Chi bộ. Thường xuyên kiểm tra tổ chức
đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp
luật Nhà nước; Quy định của Bộ chính trị về những điều đảng viên không được
làm.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và
tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kiểm tra kết quả thực
hiện qui định của Bộ chính trị về vai trò đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ
với cấp ủy và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
4. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Qui chế công tác dân vận của hệ thống chính
trị trong nhà trường. Kiểm tra giám sát việc thi hành các NQ, chỉ thị của Đảng,
Nhà nước theo Điều 30-ĐLĐ. Tổ chức sơ tổng kết, rút kinh nghiệm việc đổi mới
phương thức lãnh đạo của Chi ủy đối với hệ thống chính trị và việc triển khai thực
hiện các nhiệm vụ chi bộ.
5. Thực hiện việc xác nhận, nhận xét đánh giá CB,ĐV hàng năm hoặc theo
yêu cầu chỉ đạo của BTVHU và Sở GD-ĐT, tổ chức để quần chúng tham gia góp ý
về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Chuẩn bị nội dung chương
trình và triệu tập các cuộc họp của Chi bộ, báo cáo tình hình các mặt công tác của
chi ủy, chi bộ và cấp trên.
6. Quyết định những chủ trương, biện pháp giải quyết những vấn đề phức
tạp, đột xuất phát sinh, sau đó báo cáo cho chi bộ trong phiên họp gần nhất và chịu
trách nhiệm về các quyết định đó:
7. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng đạo
đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; kịp thời nắm
bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo

cáo lên cấp trên.
ĐIều 4: Trách nhiệm quyền hạn của chi ủy viên ( kể cả BT, PBT chi bộ ):
1. Tham gia lãnh đạo tập thể chi ủy, tham dự đầy đủ các kì họp và thảo luận,
biểu quyết các công việc thuộc thẩm quyền của chi ủy. Thường xuyên phản ánh
những thông tin cần thiết của đảng viên, quần chúng và tổ chức, bộ phận được phân
công theo dõi; chỉ đạo, hướng dẫn đảng viên, quần chúng nơi mình công tác thực hiện
tốt chủ trương nghị quyết của Ban chấp hành Chi bộ Trường và của cấp trên
2. Tham gia xây dựng các kế hoạch, đề án chuyên đề theo quyết định của chi
bộ, có trách nhiệm hoàn thành những nội dung nhiệm vụ được phân công; nắm
vững tình hình, chủ động đề xuất chủ trương, biên pháp ở lĩnh vực được phân công
phụ trách.
3. Có trách nhiệm cụ thể hóa chủ trương NQ của Chi bộ và cấp ủy cấp trên
thành kế hoạch chương trình công tác của Chính quyền, Đoàn thể và tổ chức thực
hiện tốt NQ nơi mình công tác, sinh hoạt và chỉ lấy danh nghĩa thay mặt chi ủy để
giải quyết khi được cChi ủy ủy nhiệm.
4. Gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, chăm lo
xây dựng Tổ chức đảng, Chính quyền, Đoàn thể nơi được phân công phụ trách
7


ngày càng TSVM. Thực hiện trách nhiệm theo dõi và kiểm tra các đảng viên được
chi ủy phân công, từng thời kỳ có kế hoạch làm việc với các đảng viên.
5. Được thông tin đầy đủ về tình hình của Chi bộ, đảng bộ cấp trên và các
vấn đề cần thiết khác; được chất vấn hoạt động của Chi ủy và các thành viên của
Chi ủy; được quyền báo cáo giải trình về nội dung nhận xét đánh giá của Chi ủy,
BT, PBT Chi bộ đối với cá nhân mình; được quyền bảo lưu ý kiến cá nhân nếu ý
kiến đó trái với ý kiến của Chi ủy, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng.
6. Khi đi vắng hoặc nghĩ làm việc riêng từ 02 ngày trở lên phải báo cáo đồng
chi Bí thư Chi bộ.

Điều 5: Trách nhiệm quyền hạn của Bí thư chi bộ ( Dương Hữu Đường ):
1. Là người giữ vai trò trung tâm đoàn kết và chịu trách nhiệm cao nhất
trong Chi ủy, Chi bộ; nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, NQ chỉ thị của
cấp ủy cấp trên và NQ Đại hội Chi bộ cấp mình để quán triệt và đề xuất Chi ủy,
Chi bộ lãnh đạo, quyết định tổ chức thực hiện. Chịu trách nhiệm chính trong việc
điều hành mọi hoạt động của Chi uỷ và Chi bộ. Trực tiếp phụ trách công tác chính
trị tư tưởng, công tác TCCB, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác QP-AN
của Chi bộ.
2. Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình hội nghị chi ủy, hội nghị chi bộ;
quyết định triệu tập và chủ trì và kết luận các hội nghị đó. Thay mặt chi ủy báo cáo
với Huyện ủy và thông báo cho chi bộ về tình hình, kết quả thực hiện NQ, CT của
chi bộ trường học; khi cần thiết được quyền trực tiếp báo cáo TTHU về tình hình
của trường học và chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.
3. Giữ mối liên hệ thông tin thường xuyên với Ban giám hiệu, Chủ tịch công
đoàn, Bí thư Đoàn trường để nắm tình hình; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện các NQ, CT của cấp trên, của chi bộ, ý kiến chỉ đạo của chi ủy về trách nhiệm
phối hợp giữa tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thực hiện NQ của chi bộ.
4. Trường hợp có những vấn đề đột xuất, liên quan CB, ĐV, Bí thư chi bộ
trực tiếp nắm tình hình, cho chủ trương, biện pháp giải quyết theo quy định, quy
chế; điều lệ Đảng và pháp luật của nhà nước, sau đó báo cáo chi ủy, chi bộ, TTHU.
5. Thay mặt chi ủy, chi bộ ký các NQ, quyết định của chi ủy, chi bộ.
Điều 6: Trách nhiệm, quyền hạn PBT chi bộ ( Nguyễn Văn Thành ):
1. Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và đồng chí Bí thư, điều hành công
việc theo quyết định của Chi ủy. Cùng BT chi bộ, chịu trách nhiệm về toàn bộ
công việc và hoạt động của chi ủy, chi bộ. Trực tiếp phụ trách công tác Đoàn thể,
công tác tuyên giáo, chỉ đạo điều hành công tác Đảng vụ, tài chính của Chi bộ và
công việc do BT chi bộ ủy nhiệm như công tác phát triển Đảng, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện QCDC cơ sở.
2. Trực tiếp tổ chức quán triệt, kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo sơ, tổng kết việc
thực hiện CT, NQ của cấp trên, của chi bộ, ý kiến chỉ đạo của chi ủy ở lĩnh vực

được phân công phụ trách.
3. Chủ động tham mưu chi ủy, chi bộ chủ trương giải pháp lãnh đạo công tác
vận động quần chúng, thường xuyên theo dõi phong trào quần chúng, phản ánh kịp
thời ý kiến, nguyện vọng của quần chúng và đề xuất chủ trương để chi ủy, chi bộ
thảo luận, quyết định.

8


4. Cùng BT chi bộ chuẩn bị nội dung, chương trình và triệu tập các kỳ họp
chi ủy, hội nghị chi bộ, xây dựng các quy chế của đơn vị; ký các văn bản theo sự
phân công của đồng chí Bí thư
5. Trực tiếp giải quyết những công việc do BT chi bộ ủy nhiệm và thay mặt
BT khi BT đi vắng. Định kỳ báo cáo tình hình giải quyết công việc với đồng chí
Bí thư và Chi ủy những công việc do bí thư ủy nhiệm.
Điều 7: Trách nhiệm, quyền hạn Chi ủy viên (Nguyễn Quốc Phong ) phụ trách
công tác kiểm tra:
- Phụ trách công tác kiểm tra đảng có trách nhiệm: kiểm tra đảng viên chấp
hành chủ trương, chính sách, NQ, chỉ thị, quyết định của Đảng cấp trên và của chi
bộ; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được phân công, những việc đảng viên được làm
và không được làm. Giám sát thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên
chức và người lao động.
- Phụ trách tổ trung kiên, công tác thi đua của chi bộ; ghi chép nội dung các
cuộc họp của chi ủy.
Điều 8: Một số nhiệm vụ cụ thể của từng đảng viên được phân công công tác:
- Đ/c Lương Tuyết Mai: Đảng viên, CTCĐ: có trách nhiệm theo dõi, kiểm
tra công tác Công đoàn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
- Đ/c Phạm Thanh Đông: Đảng viên, báo cáo viên: giúp Phó bí thư về công
tác Tuyên giáo; phụ trách phần nghi thức sinh hoạt và Hội nghị của Chi bộ.
- Đ/c Đinh Thị Thu Hằng: Đảng viên, Bí thư Đoàn trường: có trách nhiệm

theo dõi, kiểm tra công tác Đoàn TNCSHCM, giúp Phó bí thư về cuộc vận động “
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Có trách nhiệm theo dõi,
kiểm tra hoạt động của Chi đoàn giáo viên ( tổ chức sinh hoạt, nắm tư tưởng, hoạt
động của Chi đoàn giáo viên).
- Đ/c Hoàng Quảng: Đảng viên, Phó hiệu trưởng: phụ trách chỉ đạo và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của Ban nề nếp, Ban CSVC- lao động, ANTT,
Ngoại khóa, Y tế học đường, phối hợp các Đoàn thể. Chủ tịch Hội khuyến học và
phối hợp nắm tình hình hoạt động của Ban đại diện CMHS toàn trường.
- Đ/c Đinh Thị Thu Thuỷ: Đảng viên, phụ trách công tác Hội Chữ thập đỏ.
- Đ/c Dương Thị Vân : Đảng viên, trưởng Ban TTND, phụ trách công tác
Dân vận của chi bộ.
- Đ/c Phạm Quang Đức: Đảng viên phụ trách Đảng vụ có nhiệm vụ:
+ Quản lí hồ sơ, tài liệu của Chi bộ, tiếp nhận và chuyển công văn, tài
liệu.
+ Thu nộp Đảng phí, quản lí tài chính và tài sản của Chi bộ, quản lí
con dấu.
+ Làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng, kết nạp Đảng viên.
+ Ghi chép biên bản các cuộc họp của Chi bộ, tiếp nhận và tổng hợp
các báo cáo của Chi bộ, chuẩn bị điều kiện cho các cuộc họp Chi bộ.
* Quyền hạn cụ thể của Đảng viên được phân công phụ trách:
- Tham mưu đề xuất chủ trương, biện pháp thực hiện NQ, hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện và dự thảo các văn bản chuyên
ngành ở lĩnh vực được phân công phụ trách, giúp chi ủy quyết định các chủ trương
thực hiện NQ.

9


- Khi có chỉ đạo của cấp trên thực hiện nhiệm vụ, đảng viên ở lĩnh vực được
phân công phụ trách phải báo cáo BT, PBT về nội dung, kế hoạch, thời gian thi

hành.
- Những vấn đề được chi ủy giao chuẩn bị có liên quan đến các Đoàn thể, tổ
chuyên môn và chính quyền, thì tham khảo BCH các Đoàn thể, tổ chuyên môn và
chính quyền; trường hợp có những vấn đề chưa nhất trí hoặc có ý kiến khác nhau,
phải báo cáo để BT, PBT cho ý kiến thống nhất trước khi thực hiện.
CHƯƠNG III
Nguyên tắc và chế độ làm việc của chi ủy
Điều 9: Nguyên tắc làm việc của chi ủy
- Chi ủy làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện đúng trách
nhiệm, quyền hạn được giao; mọi việc thuộc phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được
ghi trong Quy chế này phải được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số, khi cần
có biểu quyết ( tuỳ theo quyết định của hội nghị)
- Nghị quyết của chi ủy phải được chấp hành nghiêm chỉnh, thiểu số phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức; ý kiến thiểu số
được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên.
- Các thành viên trong chi ủy, đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết,
không tuyên truyền, không giải thích theo ý kiến riêng của mình trái với nghị quyết
và kết luận chung, tuyệt đối giữ bí mật trong nội bộ.
- Chi ủy báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Chi bộ
và Đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên. Hàng năm đảng viên tiến hành tự phê
bình và phê bình về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nhiệm vụ được giao trước
Chi bộ.
- Chi ủyphải đảm bảo và tạo điều kiện cho cán bộ, Đảng viên, giáo viên và
quần chúng phát huy dân chủ và tính chủ động, sáng tạo trong việc đóng góp ý
kiến và tham gia các hoạt động của Chi bộ và của đơn vị.
- Chi ủy quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song
không được trái với nguyên tắc, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và Nghị quyết của cấp trên.
Điều 10: Chế độ hội họp của chi ủy
1. Chi ủy có chương trình công tác hàng tháng, mỗi tháng họp 01 lần, hàng

tuần có hội ý, khi cần họp bất thường hoặc họp mở rộng dưới sự chủ trì của đồng
chí Bí thư. Nếu Bí thư vắng thì đồng chí phó Bí thư chủ trì. Sau mỗi cuộc họp có
thông báo những nội dung cần triển khai đến Đảng viên được phân công phụ trách.
Khi cần thiết triệu tập họp bất thường hoặc họp mở rộng đến tới đảng viên trong
BGH, các tổ trưởng, tổ phó, trưởng các tổ chức đoàn thể; giao ban 01 quý 01 lần
vào tháng đầu mỗi quý.
2. Chi bộ định kỳ họp mỗi tháng 01 lần vào ngày 3 hàng tháng ( ngày chủ
nhật hoặc ngày lễ có thể họp trước hoặc sau ngày 3 hàng tháng), 06 tháng và 01
năm kiểm điểm toàn bộ các mặt công tác của chi bộ. Khi cần thiết triệu tập họp bất
thường hoặc họp mở rộng đến chủ chốt là lãnh đạo các tổ chức quần chúng để tạo
thống nhất trong lãnh đạo, kiểm tra, xử lý thông tin 2 chiều.

10


3. Tại hội nghị chi ủy, chi bộ; Đảng viên và đại biểu được triệu tập phải đề
cao tinh thần trách nhiệm thảo luận dân chủ tập thể, tự phê bình, phê bình chân
thành, đúng mực được chất vấn những vấn đề mình quan tâm; đối với những vấn
đề còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục thảo luận kỹ và lấy biểu quyết, đồng chí
chủ trì kết luận hội nghị. Mỗi thành viên dự hội nghị phải nói và làm theo nghị
quyết của tập thể.
Điều 11: Chế độ ban hành văn bản.
1. Dự thảo văn bản liên quan lĩnh vực chuyên đề công tác nào thì chi ủy
viên, Đảng viên được phân công lĩnh vực chuyên đề công tác đó chuẩn bị. Đồng
thời cán bộ đứng đầu lĩnh vực đó phải chịu trách nhiệm về nội dung liên quan đến
văn bản đó.
2. Những vấn đề chung vấn đề đột xuất thì đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư
Chi bộ chuẩn bị; đảng viên được phân công phụ trách văn phòng và Đảng vụ có
trách nhiệm thẩm định thể thức văn bản trước khi trình ký ban hành.
Điều 12: Chế độ kiểm tra sơ, tổng két Nghị quyết.

1. Nghị quyết, Quyết định, kết luận của Chi bộ, Chi ủy khi ban hành phải rõ
ràng, thiết thực, sát thực tiễn, có tính khả thi cao để triển khai thực hiện được ngay.
Quá trình thực hiện có phân công phân nhiệm cụ thể cho bộ phận hoặc cá nhân chủ
trì, theo dõi, đôn đốc, nắm tình hình báo cáo Chi ủy, Chi bộ và không ngừng đổi
mới, nâng cáo chất lượng sơ kết, tổng kết.
2. Chi ủy viên, đảng viên được phân công phụ trách ở từng lĩnh vực công tác
có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo lĩnh vực công tác phụ trách triển khai
thực hiện; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện và tiến hành dự thảo văn bản sơ,
tổng kết và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu chỉ đạo của Chi ủy.
Điều 13: Chế độ thông tin, học tập, tự phê bình, phê bình.
1. Chi ủy có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời đến đảng viên về tình
hình chung và các nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ, tình hình trong nước và Quốc tế
theo qui định cảu BTVHU, BTGHU. Định kì hàng tháng Chi ủy báo cáo tình hình
các mặt công tác của Chi bộ với Cấp ủy cấp trên. Khi có tình hình đột xuất, quan
trọng, Chi ủy báo cáo đến cấp ủy cấp trên và thông báo đến đảng viên chi bộ.
2. Mỗi Chi ủy viên, đảng viên căn cứa yêu cầu nhiệm vụ đảng viên, nhiệm
vụ được phân công; qui định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lí
Đảng, Chính quyền, Đoàn thể trong đơn vị để xây dựng kế hoạch tự nghiên cứu
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và chấp hành Quyết
định cử đi học của Chi ủy, Chi bộ và cấp có thẩm quyền.
3. Định kỳ hàng năm gắn với kiểm điểm đánh giá chất lượng TCCSĐ và
ĐV, Chi ủy, Chi bộ tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo chỉ đạo của
cấp trên. Từng đảng viên phải thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt Chi bộ và gương
mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Những ý kiến cá nhân thuộc về thiểu
số được bảo lưu nhưng không được phổ biến ra ngoài hội nghị. Mọi đảng viên phải
tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, phục tùng sự phân công điều động của tổ
chức đảng, bảo quản tài sản của đảng và của cơ quan.
4. Hàng tháng vào các ngày từ 27-30 các đ/c Hiệu trưởng, Chủ Tịch CĐ, Bí
thư ĐTN, đ/c phụ trách tổ trung kiên, gởi báo cáo tóm tắt (những công việc đã làm
được, chưa làm được, nêu nguyên nhân tồn tại, kiến nghị) về đ/c phụ trách Đảng

vụ để tổng hợp, giúp Chi ủy chuẩn bị nội dung đầy đủ trước khi họp Chi bộ. Từng
11


cá nhân đảng viên viên chủ động thường xuyên liên hệ thực tế, tiếp xúc quần
chúng nắm tình hình và đề xuất kiến nghi với chi ủy ( nếu có).
Điều 14: Chế độ phát ngôn giữ bí mật.
1. Đảng viên phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, gương
mẫu, thể hiện tính đảng, ý thức tổ chức kỉ luật, chế độ phát ngôn, giữ bí mật của
đảng, nói, viết và làm theo đúng NQ của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không
được nói và làm theo ý riêng, không được lấy danh nghĩa Chi ủy, Chi bộ để chỉ đạo
khi chưa được chi ủy, Chi bộ ủy nhiệm.
2. Chi ủy viên, đảng viên phải thường xuyên bám sát lĩnh vực phân công
phụ trách, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CB, ĐV, quần chúng, tuyên truyền giải
thích việc thực hiện đường lối, chủ trương NQ của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
phối hợp giải quyết kịp thời, đúng qui định pháp luật về đơn thư khiếu nại, tố cáo
của quần chúng.
3. Đảng viên, cán bộ phải chấp hành đúng chế độ quản lí tài liệu, tài sản của
Đảng, của Nhà trường; không dược mang những tài liệu mật, tài liệu chưa được
phép công bố công khai ra ngoài đơn vị khi chưa được Chi ủy đồng ý. Tuyệt đối
giữ bí mật trong Chi bộ những điều chưa được phép công khai; kiên quyết xử lí
nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm NQ, qui định và điều lệ Đảng. Thường
xuyên nắm bắt tình hình, những biểu hiện về tư tưởng, quan điểm lệch lạc trái NQ
Chi bộ báo cáo chi ủy để xin ý kiến chỉ đạo cấp trên.
CHƯƠNG IV
Quan hệ công tác giữa chi ủy với tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể có liên
quan
Điều 15: Đối với cán bộ quản lý trường học:
1. Quan hệ giữa chi ủy với cán bộ quản lý trường học là mối quan hệ lãnh
đạo và chịu sự lãnh đạo bằng các chủ trương, NQ, công tác kiểm tra giám sát việc

thực hiện quan điểm nguyên tắc, điều lệ trường học về kiện toàn tổ chức bộ máy
bổ trí cán bộ và thông qua phương thức làm việc trực tiếp với Đảng viên là cán bộ
quản lý trường học.
2. Chi ủy bảo đảm và tạo điều kiện để cán bộ quản lý thực hiện trách nhiệm,
quyền hạn được giao. Định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cán bộ quản lý báo
cáo với chi ủy, chi bộ tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương,
nhiệm vụ ở lĩnh vực quản lý để chi ủy, chi bộ thảo luận, ra NQ về những vấn đề
lớn và quan trọng để lãnh đạo Đảng viên, quần chúng trường học thực hiện.
3. Bí thư chi bộ và cán bộ quản lý phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
điều lệ Đảng khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong
trường học. Khi chi ủy cơ sở và thủ trưởng đơn vị nếu có ý kiến khác nhau thì tiếp
tục bàn bạc để thống nhất, sau khi bàn bạc nếu chưa thống nhất được thì thủ trưởng
đơn vị quyết định theo quyền hạn và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời
cấp ủy và thủ trưởng đơn vị báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết
định
Điều 16: Đối với Công đoàn, Đoàn TNCSHCM và hội quần chúng
1. Quan hệ giữa chi ủy với BCH công đoàn, Đoàn thanh niên là mối quan hệ
lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo bằng NQ, chương trình hành động, công tác kiểm tra
12


giám sát và công tác tổ chức cán bộ, thông qua phương thức làm việc trực tiếp với
Đảng viên công tác trong công đoàn, ĐTNCSHCM. bằng hội ý, giao ban tuần, sinh
hoạt hàng tháng của Chi bộ; BCH các đoàn thể và cán bộ đứng đầu đoàn thể có
nhiệm vụ cụ thể hóa NQ của Chi bộ thành chủ trương, biện pháp và tổ chức thực
hiện báo cáo kết quả với đồng chí BT, Phó BT; có trách nhiệm đề xuất mục tiêu,
nhiệm vụ, tổ chức cán bộ và các vấn đề công tác vận động quần chúng thuộc đoàn
thể mình cho Bí thư, Phó bí thư, Chi ủy xem xét và quyết định để Đoàn thể thực
hiện.
2. Hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, chi ủy trực tiếp nghe lãnh đạo công đoàn,

ĐTN báo cáo tình hình công tác vận động quần chúng, công tác phát triển đoàn
viên, hội viên kết quả xây dựng lực lượng nòng cốt để cho ý kiến chỉ đạo kịp thời
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác vận động quần chúng. Hàng
tháng các Đoàn thể báo cáo với cấp ủy về tình hình hoạt động, thực hiện Nghị
quyết của Chi Bộ vào ngày 27-30; báo cáo trước và sau Đại hội, Hội nghị của các
Đoàn thể.
3. Chi ủy có trách nhiệm giới thiệu nhân sự tham gia BCH các tổ chức đoàn
thể, các đồng chí chi ủy viên, Đảng viên được phân công phụ trách và đang công
tác ở các tổ chức đoàn thể phải có trách nhiệm quán triệt NQ, chủ trương của
Đảng, pháp luật của nhà nước, chi bộ, kết luận của chi ủy để vận dụng, cụ thể hoàn
thành chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện.
4. Bí thư chi bộ, Chi uỷ viên phụ trách công tác đoàn thể được mời dự các
cuộc họp có tính chất quan trọng của Ban Chấp hành Công đoàn, BCH Đoàn TN.
Chi ủy được yêu cầu tổ chức họp Công đoàn, Đoàn TN hay BCH các Đoàn thể và
cử đại diện dự họp khi thấy cần thiết.
5. Bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cộng sản cho Đoàn viên thanh niên, Công
đoàn viên. Xem xét việc giới thiệu các đoàn viên, công đoàn ưu tú do các Đoàn thể
giới thiệu để bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng.
Điều 17: Đối với Đảng viên được phân công phụ trách công tác Đảng, đoàn
thể.
1. Theo phạm vi được phân công, chủ động tham mưu đề xuất chủ trương,
kế hoạch biện pháp triển khai thực hiện NQ, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên,
và của chi bộ để trình chi ủy, chi bộ thảo luận, quyết định. Kịp thời báo cáo và xin
ý kiến chỉ đạo của Chi uỷ khi đảng viên vi phạm kỷ luật hay khi xảy ra các sự việc
ảnh hưởng tới đời sống, việc làm và kỷ luật chung của đơn vị;
2. Khi có dự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan chuyên môn cấp trên, phải kịp
thời báo cáo chi ủy nội dung, thời gian thực hiện; đồng thời chủ động phối hợp xây
dựng, nội dung, văn bản ở lĩnh vực được phân công, giúp chi ủy kiểm tra, đôn đốc,
thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.
3. Đồng chí được phân công công tác kiểm tra, ngoài việc thực hiện nội

dung nêu trên, còn phải tham mưu xây dựng, thực hiện chương trình kiểm tra giám
sát theo quy định ĐLĐ và hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên giúp chi ủy có báo cáo
định kỳ về TTHU, UBTTHU.
4. Đồng chí phụ trách công tác tuyên giáo, vận động quần chúng có nhiệm
vụ tổng hợp báo cáo công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng, đề xuất
chủ trương kế hoạch đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, đánh giá kết quả học tập báo cáo chi ủy, chi bộ và cấp trên theo quy định.
13


5. Đồng chí phụ trách công tác văn phòng và Đảng vụ, ngoài việc thực hiện
các nội dung nêu trên, còn phải giúp chi ủy, bí thư, phó bí thư đôn đốc, xử lý các
công việc hàng ngày của chi bộ.
Điều 18: Đối với BTVHU, các Ban đảng, VPHU, TTBD CT huyện
1. Chi ủy thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, thực hiện
nghiêm chế độ thỉnh thị, xin ý kiến đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền,
báo cáo đầy đủ, kịp thời những vấn đề quan trọng và nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên chi bộ.
2. Chi ủy chỉ đạo chi ủy viên, Đảng viên được phân công công tác Đảng, xây
dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ với các ban Đảng, VPHU, TTBDCT huyện,
thường xuyên tranh thủ sự hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 19 : Đối với cảm tình Đảng và tổ trung kiên.
Tổ trung kiên sinh hoạt và báo cáo 02 tháng một lần. Nội dung, thời gian
sinh hoạt theo nghị quyết của Chi bộ và Đảng viên phụ trách trung kiên. Định kỳ 6
tháng một lần Bí thư hoặc Phó bí thư báo cáo hoạt động và quyết định một số chủ
trương nâng cao chất lượng sinh hoạt của lực lượng trung kiên. Đảng viên được
phân công theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ các cảm tình đảng có trách nhiệm hoàn
thành hồ sơ lí lịch và cho ý kiến nhận xét đánh giá quyết định cho việc kết nạp
đảng của đối tượng đó.

Điều 20 : Đối với cấp ủy và Chính quyền Địa phương.
- Đối với Đảng bộ huyện thì Chi bộ trường THPT Phú Ngọc chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Định Quán, Chi uỷ cần liên hệ thường xuyên,
nhằm:
1. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và phản ánh kịp thời tình hình của Chi
bộ với Huyện uỷ.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để Huyện ủy tiếp xúc trực tiếp với cơ sở khi có
yêu cầu
3. Bí thư và Phó bí thư được Ban Chấp hành uỷ nhiệm thực hiện mối quan
hệ này.
4. Cấp ủy xác lập, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền
địa phương nơi đơn vị đóng và nơi có cán bộ, đảng viên của đơn vị cư trú, để phối
hợp công tác quản lý cán bộ, đảng viên theo Quy định 76/QĐ-TW.
CHƯƠNG V
Điều khoản thi hành
Điều 21 : Quy chế này được phổ biến đến Đảng viên, cán bộ quản lý trường học,
các Đoàn thể trường học để quán triệt, thực hiện.
Điều 22: Các đồng chí chi ủy viên, đảng viên chi bộ, lãnh đạo ĐTNCSHCM, Công
đoàn trường học có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh QCLV của chi ủy và
thường xuyên phản ánh kết quả thực hiện, chỉ hội nghị chi bộ mới có quyền điều
chỉnh, bổ sung quy chế này.
Điều 23: QCLV của chi ủy trường THPT Phú Ngọc nhiệm kỳ 2010- 2015 gồm 5
chương 23 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2013.
Chi bộ trường THPT Phú Ngọc
14


TM CHI ỦY.
II.


HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Đối với cấp ủy: Cơ sở pháp lí để ban hành các văn bản, nghị quyết, lãnh
đạo, chỉ đạo, giải quyết các mối quan hệ trong hệ thống chính trị tại cơ sở. Làm tốt
chức năng hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trung tâm đoàn kết trong đơn vị. Nhằm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Đối với đảng viên: nâng cao được nhận thức về vai trò hạt nhân lãnh đạo
của chi bộ trong hệ thống chính trị ở đơn vị trường học. Từ đó xác định rõ trách
nhiệm và tính gương mẫu, tiên phong của mỗi đảng viên, nhằm thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao; góp phần xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong toàn đơn vị.
- Đối với BGH và các tổ chức đoàn thể: Xác định rõ được vị trí, vai trò,
nhiệm vụ của tổ chức, bộ phận của mình; giải quyết tốt các mỗi quan hệ đó trong
hệ thống chính trị của đơn vị trường học. Từ đó làm tốt chức năng nhiệm vụ của cá
nhân, bộ phận và tổ chức, tạo động lực cho toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và
xây dưng khối đoàn kết nội bộ.
- Đối với chi bộ: Thực hiện đúng chức năng, vai trò hạt nhân lãnh đạo của
chi bộ toàn bộ hệ thống chính trị ở đơn vị trường học.
III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Đề tài này có phạm vi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại đơn vị, có khả
năng áp dụng phạm vi trong các trường THPT trong tỉnh. Giúp cho các TCCSĐ ở
các trường THPT có cơ chế vận hành thống nhất chung trong toàn tỉnh.
Trên cơ sở đó, đề xuất:
- Ban cán sự đảng của sở GD-ĐT cần có bộ phận chuyên trách để theo dõi,
tổng hợp báo cáo nắm bắt kịp thời tình hình công tác đảng tại các trường THPT;
tham mưu cho lãnh đạo sở GD-ĐT chỉ đạo sâu sát, giải quyết kịp thời các khó
khăn vướng mắc tại cở sở, giúp cho các TCCSĐ thực hiện tốt chức năng lãnh đạo
tại đơn vị trường học.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quy định số 97/QĐ-TW ngày 22/03/2004 của Ban Bí thư về chức năng,
nhiệm vụ loại hình TCCSĐ đơn vị sự nghiệp.

- Qui chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ( khóa XI).
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Dương Hữu Đường

15


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Phú Ngọc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Định Quán, ngày

tháng

năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013.
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA
CẤP ỦY CHI BỘ TRƯỜNG THPT.
Họ và tên tác giả: Dương Hữu Đường; Chức vụ: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng.
Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực

khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: .... 
- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: Xây dựng đảng. x
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  x,
Trong
Ngành .
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
x
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao x
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá x
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
x

Khá 
Đạt

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt x
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng
kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

16


• Lưu ý: SKKN
- Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4;
quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt
Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt.
- Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý
lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN).
- Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận
đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu
(BM 01-Bia SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng
thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN).

17


18



×